Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008
Hội Nghị Ngoại Khoa và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008
204
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CẮT DẠ DÀY, VÉT HẠCH D2
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN 108
Triệu Triều Dương*
TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu: Phẫu thụât cắt dạ dày, vét hạch D2 có sự hỗ trợ của nội soi trong điều trị ung thư dạ
dày tiến triển, cho đến nay vẫn còn nhiề
u tranh luận về khả năng thực hiện của kỹ thuật. Chúng tôi thực hiện
đề tài nhằm góp phần làm rõ thêm khả năng ứng dụng của kỹ thụât mổ nội
soi trong điều trị triệt căn ung thư
dạ dày giai đoạn tiến triển.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, dựa trên thiết kế nghiên cứu lâm sàng, ngẫu nhiên.
Với
mẫu n=75.
Kết quả nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007, tại bệnh viện TƯQĐ108, chúng tôi
đã thực hiện phẫu thụât cho 75 bệnh nhân (31
ca mổ nội soi, 44 ca mổ mở), cắt rộng dạ dày, vét hạch DII, trong
đó: nam/nữ: 38/37, tuổi trung bình: 57,3. Thời gian mổ trung bình của mổ nội soi và mổ mở lầ
n lượt là
264phút, 184 phút; số lượng hạch vét được là 37,2 trong mổ nội soi và 42,4 trong mổ mở; số lượng máu mất
là:188ml trong mổ nội soi và 392ml trong mổ mở; thời
gian nằm viện là:7,7 ngày trong mổ nội soi và 9,4 ngày
trong nhóm mổ mở. Thời gian trung tiện lần đầu tiên sau mổ: 3,3 ngày (nhóm mổ nội soi) và 4,4 ngày (nhóm
mổ mở); không
có trường hợp nào tử vong trong mổ.
Kết luận:
PTNS cắt dạ dày, vét hạch D2 là phương pháp an toàn và đảm bảo được tính nguyên tắc trong
điều trị triệt căn ung thư như kỹ thuật mổ mở. Mặc dù thời
gian mổ kéo dài hơn so với mổ mở nhưng mổ nội
soi giúp cho bệnh nhân phục hồi sau mổ nhanh hơn, rút ngắn thời gian nằm viện, giá trị tính thẩm mỹ
cao.
Hạn chế của đề tài là cỡ mầu nghiên cứu còn nhỏ và chưa đủ thời gian đánh giá kết quả xa, cần tiếp tục nghiên
cứu thêm, để khẳng định phạm vi
ứng dụng của phương pháp.
ABSTRACT
LAPAROSCOPY‐ASSISTED DISTAL GASTRECTOMY WITH D2 LYMPH NODE DISSECTION FOR
ADVANCED GASTRIC CANCER
Trieu Trieu Duong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 ‐ 2008: 204 – 208
Background Laparoscopy‐assisted distal gastrectomy (LADG) with lymph node dissection for advanced
gastric cancer is still
controversial. To evaluate the technical and oncologic feasibility and advantage of LADG
with D2 lymph node dissection, the authors compared the surgical outcomes of LADG with D2 dissection and
those of conventional open distal gastrectomy (ODG) for patients with early gastric cancer (EGC).
Methods Between September 2006 and November 2007,
the study enrolled 75 patients with a preoperative
diagnosis of EGC. Of these 75 patients, 31 underwent LADG, and remaining 44 underwent ODG. All the
patients received D2 lymph node dissection. Their clinicopathologic characteristics, postoperative outcomes, and
retrieved lymph nodes were compared at each station.
Results Although the operative time was
significantly longer for the LADG group than for the ODG group,
the perioperative recovery was shorter and, consequently, the postoperative hospital stay was significantly shorter
for the LADG group (7.7 vs 9.4 days, respectively; p = 0.003). No significant differences were found in the total
number of retrieved lymph nodes
(37.2 vs 42.4; p > 0.05) or node stations (p > 0.05) between the two groups.
Conclusions LADG with D2 lymph node dissection is a safe and feasible procedure, and it is oncologically
* BV 108
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008
Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Tổng Quát
205
compatible with open gastrectomy. A large‐scaled prospective randomized trial with advanced gastric cancer
patients should be conducted to confirm the benefit of LADG.
ĐẶT VẤN ĐỀ
PTNS cắt dạ dày được thực hiện đầu tiên tại
Nhật Bản, do Kitano và cộng sự năm 1994
(7)
. Gần
đây phương pháp này đă được ứng dụng trong
điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Tại Hàn
quốc năm 2004 có 1089 b/n đã được phẫu thụât
nội soi
cắt bán phần dạ dày và cắt dạ dày toàn bộ.
Mỗi năm, số lượng b/n cắt dạ dày bằng nội soi có
xu hướng tăng dần (năm 2001: 55 ca, năm 2002:
150 ca, năm 2003: 364 ca, 2004: 738)
(9)
.
Mặc dù PTNS đã được công nhận như một
phương pháp lựa chọn thích hợp để điều trị ung
thư dạ dày giai đoạn sớm, nhưng đối với ung thư
giai đoạ
n tiến triển thì vẫn còn nhiều tác giả nghi
ngại do sự hạn chế của phương pháp khi thực
hiện nạo vét hạch. Gần đây, một số tác giả, điển
hình
là các tác giả Nhật bản đã đề cập đến việc
ứng ụng PTNS trong điều trị triệt căn ung thư dạ
dày giai đoạn tiến triển nhưng chưa được thuyết
ph
ục vì số lượng còn ít, thời gian theo dõi ngắn.
Chúng tôi đặt mục tiêu nghiên cứu của đề tài
nhằm góp phần làm rõ thêm khả năng ứng dụng
của kỹ thụât mổ
nội soi trong điều trị triệt căn
ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007,
chúng tôi đã phẫu thuật cho 75 b/n được chẩn
đoán trước mổ là ung thư dạ dày bằng nội soi,
chụp CT Scan và sinh thiết
tế bào. Có 31 trường
hợp được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi
và 44 b/n mổ mở. Tất cả bệnh nhân đều được
phẫu thuật vét hạch mức D2, tuân thủ
theo quy
trình vét hạch nghiêm ngặt của tổ chức nhật bản
đề xướng năm 1995.
Mức độ vét hạch D2: Hạch được lấy bỏ cùng
với phần da dầy thành 1 khối
theo kiểu cuốn
chiếu tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương trên dạ dầy
(bảng 1). Kỹ thuật mổ tuân thủ theo phân loại của
Nhật Bản, tái bản lần hai bằ
ng tiếng Anh
(6)
.
Bảng 1
Vị trí u Nhóm hạch vét
Phần ba giữa
1, 3, 4d, 4sb, 5, 6, 7, 8a, 9, 11p, 12a
Phần ba dưới
1, 3, 4d, 5, 6, 7, 8a, 9, 11p, 12a, 14v
Kỹ thuật
Duy trì áp lực ổ bụng bằng bơm co2
12mmHg, mạc nối lớn được cắt phía trung tâm,
cách vành vị 4‐5cm hướng về phía cực dưới của
lách có sử dụng Harmonic Scalpel. Đố
i với ung
thư 1/3 giữa, gốc của bó mạch vị trái được bộc lộ
và cắt bằng 2 clip. Đối với ung thư 1/3 dưới, tĩnh
mạch mạc treo tràng trên được bộ
c lộ bằng
Harmonic Scalpel. Các tổ chức mỡ cùng với các
hạch nhóm 14v cũng được lấy bỏ. Tĩnh mạch vị
mạc nối phải được khống chế và cắt tại gố
c cùng
với hạch nhóm 4sb. Hạch nạo vét dựa trên mốc
giải phẫu và lấy bỏ thành 1 khối cùng với phần
dạ dầy tổn thương theo sơ đồ hạch đã quy
định
tuỳ thuộc vào vị trí của khối ung thư tương ứng
trên dạ dầy ( khác quan điểm nhặt hạch trước
đây)
Ảnh 1. Trường mổ sau khi vét hạch quanh TM mạc
treo tràng trên.
Sau khi bộc lộ và cắt động mạch vị phải tại
gốc và kẹp bằng 2 clíp, tá tràng được cắt ngang,
dưới cơ môn vị 2cm bằng Endocutter 45. Tổ chức
mỡ cùng với hạch dọc phía sau động mạch gan
chung (nhóm 8p) được lấy bỏ và dây chằng gan
tá tràng (nhóm hạch 12), hạch
phía trước trên của
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008
Hội Nghị Ngoại Khoa và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008
206
động mạch gan chung (8a), nhóm hạch dọc động
mạch thân tạng (nhóm 9), đầu gần của động mạch
lánh (nhóm 11p), động, tĩnh mạch vị trái cũng
được bộc lộ và cắt t
ận gốc vét nhóm hạch 7, nhóm
hạch dọc bờ cong nhỏ phía trên, đến tận vị trí nối
với thực quản cũng được vét.
Hình 2. Trường mổ sau vét hạch nhóm 12, mũi tên
chỉ tĩnh mạch cữa.
Hình 3. Trường mổ sau vét hạch nhóm 11, quanh
động mạch lách, mũi tên chỉ động mạch lách.
Đối với phương pháp nối dạ dày‐ tá tràng
kiểu Bilroth II, đường rạch da trên rốn,
kéo dài
4cm, từ mũi ức, và tiến hành khâu tay. Phương
pháp Billroth I cũng có thể được thực hiện bằng
thiết bị khâu nối CDH 25‐ 29. Đối với phẫu thụât
mở, vi
ệc cắt dạ dày và vét hạch cũng được thực
hiện theo các mốc như mổ nội soi.
Điều trị sau mổ
Tất cả bệnh nhân đều được dùng thuốc giảm
đau, theo dõi diễn biến sau mổ 6giờ 1 lần về tình
trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp, lượng dịch vị,
thời gian
xuất hiện trung tiện lần đầu. Các biến
chưng khác (xì dò, nhiễm trùng, chẩy máu, tắc
ruột...)
Xử lý số liệu
Giá trị được biểu diễn bằng độ lệch chuẩn
trung bình, Student t‐test để so sánh số lượng
hạch giữa 2 nhóm, và Khi bình phương để so
sánh sự khác biệt giữa hai nhóm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân
Yếu tố Mổ nội so (n = 31) Mổ mở (n = 31)
p
Giới (nam:nữ)
20:24 18:13 0,351
Tuổi(từ - đến)
56,0 (31–78) 58,7 (31–78) 0,335
Kết quả bảng 2 cho thấy: không có sự khác
biệt về tuổi, giới của bệnh nhân trong hai nhóm
(p>0,05).
Bảng 3. Kết quả của phẫu thuật nội soi
Đặc điểm
Mổ nội soi (n
= 31)
Mổ mở (n =
44)
p
Thời gian mổ:
phút(ngắn nhất, dài
nhất)
264,0 (160–
390)
184,2 (105–
260)
0,000
Lượng máu mất (ml,
±độ lệch)
158 ± 121 392 ± 297 0,000
Thời gian xuất hiện
trung tiện lần đầu sau
mổ, ngày (ngắn nhất,
dài nhất)
3,3 (2–5) 4,4 (3–8) 0,000
Thời gian phục hồi ăn
đường miệng, ngày
(ngắn nhất, dài nhất)
5,8 (4–9) 6,4 (5–10) 0,007
Thời gian nằm viện:
ngày (ngắn nhất, dài
nhất)
7,7 (6–13) 9,4 (7–24) 0,003
Nhu cầu dùng thuốc
giảm đau nhóm IV (ít
nhất, nhiều nhất),
1,0 (0–5) 2,3 (0–8) 0,001
Biến chứng sau mổ: tỷ
lệ (%)
3 (9,6) 8 (18,1) 0,509
Hạch vét được (ít nhất,
nhiều nhất)
37,2 (16–69) 42,4 (16–79) 0,103
Kết quả trong bảng 3 cho thấy: thời gian mổ
trung bình của mổ nội soi là: 264 phút, dài hơn
đáng kể, có ý nghĩa thống kê so với nhóm mổ mở
(184,2 phút) với
p<0,05. Lượng máu mất trung
bình trong mổ nội soi là 158ml, ít hơn mổ mở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008
Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Tổng Quát
207
(392ml), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Trong khi đó, thời gian xuất hiện trung
tiện lần đầu tiên, sau mổ nội soi là 3,3 ngày, ngắn
hơn đáng kể so v
ới nhóm mổ mở (4,4 ngày) với
p<0,05. Kết quả kéo theo là: bắt đầu được ăn
đường miệng sau mổ đối với nhóm nội soi ngắn
hơn, thời gian nằm viện được rút
ngắn đáng kể.
Biến chứng liên quan đến phẫu thuật trong
nhóm mổ nội soi bao gồm: nhiễm trùng vết mổ: 3
ca, trong khi đó, biến chứng trong mổ của nhóm
mổ m
ở bao gồm: bán tắc ruột sau mổ 2 ca, chảy
máu sau mổ: 1 ca, nhiễm trùng vết mổ 5 ca. Sự
khác biệt này không có y nghĩa thống kê (p >
0,05), và tất c
ả các trường hợp đều được điều trị
bảo tồn thành công.
Số lượng hạch vét được của hai nhóm không
có sự khác biệt (37,2 ± 13,3 trong nhóm mổ nội
soi, trong khi đó,
trong nhóm mổ mở là 42.4 ±
14.2; p = 0.103).
Với sự tiến bộ đáng kể của kỹ thuật và trang
thiết bị liên quan mổ nội soi trong hơn thập kỷ
qua, chỉ định ph
ẫu thụât soi cắt dạ dày đã được
nhiều người quan tâm
(17)
. Nhưng dù sao, nội soi
cắt dạ dày điều trị ung thư giai đoạn tiến triển vẫn
còn nhiều tranh cãi vì liên quan đến khả năng vét
hạch chặng 2 gặp khó
khăn, phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ của phẫu thuật viên. Tuy nhiên, qua
kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cũng như một
số tác giả khác
(13,14,17)
đều cho thấy, khả năng vét
hạch mức DII bằng nội soi không khác so với mở
mở. Nhưng kết quả sau mổ nội soi có nhiều ưu
điểm hơn mổ mở
như phục hồi sau mổ nhanh,
rút ngắn thời gian nằm viện.
Nghiên cứu về tính an toàn của phẫu thụât
nội soi tác giả Kitano và đồng sự
(8)
đã thực hiện kỹ
thuật mổ nhằm so sánh đánh giá giữa hai nhóm
mổ mở và nội soi. Nhưng dù sao, nghiên cứu của
tác giả này vẫn còn hạn chế và thiếu
thuyết phục
vì nhóm hạch được vét chỉ là cạnh dạ dày và
nhóm 7. Gần đây, tác giả Fujiwara và cộng sự
(4)
,
đã công bố triển vọng của phẫu thuật nội soi cắt
dạ dày và vét hạch hệ thống cho 43 trường hợp,
nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn so với mổ
mở nên
tác giả cho rằng cần xem xét lại chỉ định của phẫu
thụât nội soi điều trị ung thư dạ dày tiến triển.
Trong khi đó, các nghiên cứu khác
(12,16,18)
… cho
thấy phẫu thụât nội soi cắt dạ dày và vét hạch DII
là hoàn toàn khả thi, an toàn và có một số lợi ích
hơn hẳn phẫu thuật cổ điển tuy nhiên
kết quả này
phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và ky nghiệm của
phẫu thuật viên nội soi. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi thu nhận được trên 31 b/n cắt dạ dày,
vét hạch DII, không có trường hợp nào tử vong
và các biến chứng không có sự khác biệt với
nhóm mổ mở.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày nạo vét hạch D2
là an toàn hiệu quả, có thể thực hiện được ở
những cơ sở điều trị lớn có kỹ thuật và đượ
c trang
bị đầy đủ dụng cụ phương tiện.
Không có sự khác biệt nào về khả năng nạo
vét hạch giữa hai phương pháp mổ nội soi và
mổ mở.
Nên mở rộng
chỉ định phẫu thụât nội soi điều
trị ung thư dạ dày tiến triển. Cần có nhưng
nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn hơn và
đánh giá kết quả
xa để khẳng định vai trò của
phương pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonenkamp JJ, Songun J,(1995) Randomized comparison of
morbidity after D1 and D2 dissection for gastric cancer in 996
Dutch patients. Lancet 345:745–748
2. Cuschieri A, Fayers P, Fielding J,(1996) Postoperative
morbidity and mortality after D1 and D2 resections for gastric
cancer: preliminary results of the MRC randomized
controlled surgical trial.
The Surgical Cooperative Group.
Lancet 347:995–999
3. Etoh T, Shiraishi N, Kitano S (2002) Laparoscopic gastrectomy
for gastric cancer. Dig Dis 23:113–118
4. Fujiwara M, Kodera Y,(2003) Laparoscopy‐assisted distal
gastrectomy with systemic lymph node dissection for early
gastric carcinoma: a review of 43 cases. J Am Coll Surg 196:75–
81
5. Han HS, Kim YW, (2003) Laparoscopy‐assisted D2 subtotal
gastrectomy in early gastric cancer. Surg Laparosc Endosc
Percutan Tech 13:361–365
6. Japanese Gastric Cancer Association (1998) Japanese
classification of gastric carcinoma. 2nd English ed. Gastric
Cancer 1:10–24
7. Kitano S, Iso Y, Moriyama M, Sugimachi K (1994)
Laparoscopy‐assisted
Billroth I gastrectomy. Surg Laparosc
Endosc 4:146–148
8. Kitano S, Shiraishi N, Fujii K, Yasuda K, Inomata M, Adachi Y
(2002) A randomized controlled trial comparing open vs
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008
Hội Nghị Ngoại Khoa và Phẫu Thuật Nội Soi Toàn Quốc Năm 2008
208
laparoscopy‐assisted distal gastrectomy for the treatment of
early gastric cancer: an interim report. Surgery 131:306–311
9. Korean Laparoscopic Gastrointestinal Surgery Study Group
(2005) Nationwide Survey of Laparoscopic Gastric Surgery in
Korea, 2004. J Korean Gastric Cancer Assoc 5:295–303
10. Miura S, Kodera Y, Fujiwara M, (2004) Laparoscopy‐assisted
distal gastrectomy
with systemic lymph node dissection: a
critical reappraisal from the viewpoint of lymph node
retrieval. J Am Coll Surg 198:933–938
11. Nakajima T (2002) Gastric cancer treatment guideline in
Japan. Gastric Cancer 5:1–5
12. Noshiro H, Nagai E, Shimizu S, Uchiyama A, Tanaka M
(2005) Laparoscopically assisted gastrectomy with standard
radical lymph node dissection for gastric cancer Surg Endosc
19:1692–1596
13. Roukos DH, Loren M, Encke A (1998) Evidence of survival
benefit of extended (D2) lymphadenectomy in Western
patients with gastric cancer based on a new concept: a
prospective long‐term follow‐up study. Surgery 1253:573–578
14. Sasako M (1997) Risk
factors for surgical treatment in the
Dutch gastric cancer trial. Br J Surg 84:1567–1571
15. Sasako M, McCulloch P, Kinoshita T, Maruyama K (1995)
New method to evaluate the therapeutic value of lymph node
dissection for gastric cancer. Br J Surg 82:346–351
16. Tanimura S, Higashino M, Fukunaga Y, Osugi
H (2003)
Laparoscopic distal gastrectomy with regional lymph node
dissection for gastric cancer. Surg Endosc 17:758–762
17. Uyama I, Sugioka A, Matsui H, Fujita J, Komori Y, Hasumi A
(2000) Laparoscopic D2 lymph node dissection for advanced
gastric cancer located in the middle or lower third portion of
the stomach. Gastric
Cancer 3:50–55
18. Uyama I, Sugiola A, Fujita J, Komori Y, Matsui H, Soga R,
Wakayama A, Okamoto K, Ohyama A, Hasumi A (1999)
Completely laparoscopic extraperigastric lymph node
dissection for gastric malignancies located in the middle or
lower third of the stomach. Gastric Cancer 2:186–190.