Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành luyện tập dạy học toán lớp 4 5 thông qua khai thác các bài toán thực tiễn luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.64 KB, 63 trang )

Lời cảm ơn
Luận văn thạc sĩ với đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hành luyện tập trong dạy học Toán lớp 4-5 thông qua
khai thác các bài toán thực tiễn đợc hoàn thành là kết quả của
quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và tâm huyết của ngời thực
hiện.
Hoàn thành bản luận văn này, với tình cảm chân thành, bản thân
xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS-TS-NGUT Đào
Tam, ngời hớng dẫn khoa học đà tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi từ những
bớc đi chập chững đầu tiên cho đến khi hoàn thành luận văn.
Tôi xin đợc chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Giáo dục
học, khoa Sau đại học, trờng Đại học Vinh, các nhà khoa học đà giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi đợc hoàn thành các chuyên đề của bậc đào tạo Sau
đại học.
Ngời viết xin trân trọng cảm ơn đến tập thể đồng nghiệp trờng
Tiểu học Đông Xuân và các trờng Tiểu học của huyện Đông Sơn, tập
thể học viên lớp Cao học K17 - GDTH đà tạo mọi điều kiện động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Có đợc thành quả này, tôi vô cùng biết ơn đến gia đình, bạn bè, ngời thân, đà cho tôi những thuận lợi nhất để học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả


Đặng Thị Thu Nga
MC LC
Trang
M U..........................................................................................................1
1. Lí DO CHN TÀI................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................3


3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.........................................................................3
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................4
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..................................................................4
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:..................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.....................................................................6
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................6
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.....................................................................7
1.2.1. Thực hành luyện tập trong dạy học Tốn nói chung và trong dạy học
Tốn ở TH.........................................................................................................7
1.2.2. Bài toán thực tiễn trong dạy học Toán ở TH...........................................9
1.2.3. Một số đặc điểm nhận thức của HS cuối cấp TH..................................12
1.3. MỤC TIÊU SỬ DỤNG BÀI TOÁN THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
THỰC HÀNH LUYỆN TẬP TOÁN LỚP 4-5...............................................14
1.3.1. Mục tiêu chương trình Tốn lớp 4 – 5...................................................14
1.3.2. Sử dụng bài tốn trong hoạt động TH-LT để hình thành và củng cố tri
thức toán học...................................................................................................18
1.3.3. Sử dụng bài toán thực tiễn trong TH-LT nhằm góp phần nâng cao
năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn.....................................................24


1.3.4. Sử dụng bài toán thực tiễn trong TH-LT với việc đổi mới PP dạy học
Toán ở tiểu học................................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY
HỌC TH-LT TOÁN LỚP 4-5 VÀ VIỆC KHAI THÁC SỬ DỤNG CÁC
BÀI TOÁN THỰC TIỄN TRONG HOẠT ĐỘNG TH-LT 29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. 29

2.1.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát. 29
2.1.2. Địa bàn - đối tượng - thời gian khảo sát.
30
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TH-LT TOÁN LỚP 4-5 VÀ VIỆC KHAI
THÁC SỬ DỤNG BÀI TOÁN THỰC TIỄN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC NÀY HIỆN NAY. 30
2.2.1. Phân phối chương trình và mức độ khai thác bài tốn thực tiễn trong
chương trình SGK Tốn lớp 4-5.
30
2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về việc sử dụng các hoạt
động TH-LT Toán và khai thác các bài toán thực tiễn trong hoạt động dạy
học này.
32
2.2.3. Thực trạng của dạy học TH-LT Toán lớp 4-5, của việc thực hiện dạy
học đi đôi với hành.
39
2.2.4. Làm rõ thực trạng về khả năng nắm bắt và vận dụng KT-KN Toán học
của HS.
43
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG.
44
2.3.1. Nguyên nhân khách quan.
44
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
47
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THLT TRONG DẠY HỌC TỐN LỚP 4-5 THƠNG QUA KHAI THÁC
CÁC BÀI TỐN THỰC TIỄN
48
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP

48
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 48
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 48
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi.
49
3.1.4. Đảm bảo tính tồn diện. 493.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TH-LT TRONG DẠY HỌC
TỐN LỚP 4-5 THƠNG QUA KHAI THÁC CÁC BÀI TOÁN THỰC
TIỄN.50
3.2.1. Biện pháp 1: Định hướng nhận thức cho CBQL và GV về quan niệm
và phạm vi sử dụng HĐ TH-LT, sử dụng bài toán thực tiễn trong HĐ TH-LT
Toán lớp 4-5.
50


3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường khai thác bài toán thực tiễn cho HĐ TH-LT
trong khâu hình thành tri thức mới đối với DH Toán lớp 4-5. 60
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường khai thác bài toán thực tiễn cho HĐ TH-LT
trong khâu củng cố KT-KN đối với DH Toán lớp 4-5.
65
3.3. KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA MỘT
SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT.
71
3.3.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm.
71
3.3.2. Tổ chức thử nghiệm.
71
3.3.3. Kết quả thử nghiệm.
74
3.3.4. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm.

81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
82
KẾT LUẬN
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

GD

Giáo dục

TH

Tiểu học

HS

Học sinh

HSTH

Học sinh Tiểu học

GV


Giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

GVTH

Giáo viên Tiểu học

PP

Phương pháp


Hoạt động

TH-LT

Thực hành luyện tập

KT

Kiến thức

KN

Kĩ năng

GQVĐ


Giải quyết vấn đề

TN

Thử nghiệm


ĐC
Đối chứng
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
1. Các bảng
Bảng 1.1: Tỉ lệ giữa thời lượng học lí thuyết hoặc thực hành - luyện tập – ôn
tập so với tổng thời lượng chương trình..........................................................30
Bảng 1.2: Mức độ sử dụng bài toán thực tiễn trong các tiết Toán lớp 4-5.....31
Bảng 3.1 : Bài kiểm tra đối với lớp 4..............................................................75
Bảng 3.2: Phân loại kết quả kiểm tra sau TN của học sinh.............................77
Bảng 3.3 : Bài kiểm tra đối với lớp 5..............................................................78
Bảng 3.4: Phân loại kết quả kiểm tra sau TN của HS.....................................80
Bảng A1: Quan niệm thế nào là dạy học TH-LT..............................................32
Bảng A2: Quan niệm về chức năng của BTTT trong dạy học Toán lớp 4-5.. .34
Bảng A3: Nhận định về mức độ, phạm vi sử dụng bài toán thực tiễn ở lớp 4-5
.........................................................................................................................35
Bảng A4: Mức độ sử dụng bài toán thực tiễn trong các tiết dạy......................36
Bảng A5: Nhận định những thận lợi khi sử dụng BTTT.................................37
Bảng A6: Nhận định những khó khăn khi đề xuất BTTT................................38
2. Các biểu đồ
Biểu đồ 1: Biểu diễn tần xuất bài kiểm tra chất lượng đầu vào lớp 4.............75
Biểu đồ 2: Biểu diễn tần xuất bài kiểm tra chất lượng đầu ra lớp 4................76

Biểu đồ 3: Biểu diễn tần xuất bài kiểm tra chất lượng đầu vào lớp 5.............78
Biểu đồ 4: Biểu diễn tần xuất bài kiểm tra chất lượng đầu ra lớp 5................79


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Trong hiến pháp nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi
rõ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đại hội toàn quốc lần thứ XI
của Đảng khẳng định một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển
KT-XH nước ta giai đoạn 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân
lực với phát triền và ứng dụng khoa các chú ý được đưa ra là: Đảm bảo cho
HS nắm vững tri thức Toán học để có thể vận dụng đúng vào thực tiễn; chú
trọng đến các kiến thức Tốn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, chú
trọng rèn luyện cho HS có những KN Tốn học vững chắc; chú trọng cơng
tác thực hành Tốn học trong nội khoá cũng như ở ngoại khoá. Việc thực
hiện nâng cao hiệu quả HĐ TH-LT Tốn TH thơng qua khai thác các bài
toán thực tiễn đồng thời cũng là thực hiện các chú ý này.
1.4. TH-LT trong dạy học tốn ở TH thơng qua khai thác các bài tốn
thực tiễn góp phần thực hiện ngun lý GD “Hoạt động giáo dục phải được
tiến hành theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn...” [20]. GS Nguyễn Bá Kim đưa ra 3
phương hướng thực hiện ngun lý GD trong mơn Tốn: 1- Làm rõ mối liên
hệ giữa toán học và thực tiễn; 2- Dạy cho HS kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ
năng theo tinh thần sẵn sàng ứng dụng; 3- Tăng cường vận dụng và thực
hành toán học. Thực hiện nâng cao hiệu quả TH-LT Tốn TH thơng qua
khai thác các bài tốn thực tiễn đồng thời cũng là thực hiện DH Toán theo 3
phương hướng trên, mặt khác rất phù hợp với đặc điểm nhận thức HSTH,

nhất là HS lớp 4-5.


1.5. Nội dung chương trình mơn tốn ở TH được xác định là xây dựng
trên cơ sở của việc chọn lọc các nội dung đảm bảo tính cơ bản, thiết thực,
gắn với trẻ thơ. Tuy nhiên việc coi trọng công tác thực hành Toán học, đặc
biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống cịn mang
tính hình thức. Nhiều nội dung TH-LT trong chương trình nặng tính lí
thuyết. Thực tế dạy học cũng cho thấy nhiều GV còn chưa xác định rõ mục
tiêu và phương pháp của TH-LT trong dạy học Toán ở TH. Nhiều GV cho
rằng TH-LT chỉ nhằm củng cố KT-KN đã có chứ chưa chú trọng đến việc
hình thành tri thức mới thơng qua HĐ TH-LT. Trong TH-LT, tình trạng GV
làm thay cho HS còn phổ biến. Những vấn đề này sẽ được trình bày kĩ hơn
trong chương 2.
Từ những sự phân tích về tầm quan trọng của việc khai thác các bài
toán thực tiễn đối với hoạt động dạy học tốn, từ tình hình DH TH-LT và
những vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động dạy học TH-LT, đến vận
dụng Tốn học vào thực tiễn; có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu
“Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành luyện tập trong dạy học Tốn lớp
4-5 thơng qua khai thác các bài toán thực tiễn” là cần thiết, vừa có ý nghĩa
lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ đổi mới dạy học toán học ở TH.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Xây dựng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực
hành luyện tập Toán cho HS lớp 4-5.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy học mơn Toán ở lớp 4-5.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành luyện tập của HS
lớp 4-5 thông qua phát hiện và sử dụng các bài toán thực tiễn.


4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Giả thuyết khoa học của đề tài là: Nếu đề xuất được một số biện pháp
thích hợp từ việc khai thác các bài toán thực tiễn vào hoạt động TH-LT thì
sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động nhận thức trong dạy học tốn lớp 4-5,
góp phần thực hiện mục tiêu toán học ở TH trong giai đoạn hiện nay.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm giải đáp những yêu cầu sau:
1. Dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn nào có thể xem các bài tốn
thực tiễn là những phương tiện có thể sử dụng để tổ chức hoạt động TH-LT
trong dạy học toán lớp 4-5?
2. Có những biện pháp tổ chức dạy học nào nhằm tăng cường chất lượng hoạt động TH-LT của HS lớp 4-5 thơng qua sử dụng các bài tốn thực
tiễn?
3. Xác định tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Chúng tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi hoạt động dạy học Toán
cho HS các lớp 4-5 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn –
tỉnh Thanh Hố.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhằm thu thập các thơng tin để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp khái qt hố các nhận định độc lập.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:


- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp thăm dò ý kiến
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
8. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

8.1. Đóng góp vào lý luận làm rõ vai trò của HĐ TH-LT trong DH
Tốn TH nói chung và trong DH Tốn lớp 4-5 nói riêng, vai trị của bài tốn
thực tiễn trong tổ chức DH các HĐ TH-LT Toán lớp 4-5.
8.2. Làm sáng tỏ thực trạng DH Toán và vấn đề khai thác sử dụng bài
toán thực tiễn trong HĐ TH-LT Toán ở lớp 4-5 hiện nay.
8.3. Xây dựng được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐ THLT trong DH Toán lớp 4-5 thơng qua khai thác các bài tốn thực tiễn.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn cịn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng DH thực hành luyện tập trong dạy học Toán lớp
4-5
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả HĐ thực hành luyện tập trong
dạy học Toán lớp 4-5 thơng qua khai thác các bài tốn thực tiễn.




CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hoạt động TH-LT của học sinh trong dạy học môn tốn ở Tiểu học được đề cập đến nhưng khơng nhiều trong các giáo trình về phương pháp dạy
học tốn như Phương pháp dạy học Toán của các tác giả Vũ Quốc Chung
(chủ biên) - Đào Thái Lai - Đỗ Tiến Đạt - Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng
Quang - Lê Ngọc Sơn hay Phương pháp dạy học Toán của các tác giả Đỗ
Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan – Vũ Dương Thuỵ - Vũ Quốc Chung... Các
giáo trình này đã chỉ dẫn quan niệm, cách thức tiến hành PP dạy học TH-LT
và phạm vi sử dụng PP TH-LT trong dạy học Toán TH nhưng chưa chỉ ra
biện pháp thực hiện có hiệu quả các PPDH Tốn nói chung và PPDH TH-LT
Tốn nói riêng.
Các nghiên cứu về tăng cường mối liên hệ giữa thực tiễn và các kiến
thức toán học cũng được đề cập đến nhưng chủ yếu tập trung ở các cấp học
trên. GS Nguyễn Cảnh Toàn trong cuốn Phương pháp luận duy vật biện
chứng với việc dạy, học, nghiên cứu toán học - Tập 1 đã nêu mối liên hệ giữa
Toán học và thực tiễn ở tầm lý luận. Đó là mâu thuẫn giữa lý luận Tốn học
và thực tiễn cuộc sống. Mâu thuẫn này chính là động lực thúc đẩy lý luận
Toán học phát triển cũng như đến lượt lý luận Toán học quay trở lại để áp
dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu cuộc sống. Tác giả Bùi Huy Ngọc đã
nghiên cứu vấn đề khai thác các bài tốn có nội dung thực tế nhằm nâng cao
năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS trung học cơ sở [23]. Tuy
nhiên, mục đích nghiên cứu của luận án chỉ nhằm rèn luyện năng lực vận
dụng Toán học vào thực tiễn trong khi chưa đề cập đến vai trị của bài tốn
thực tiễn như là tình huống gợi động cơ cho các HĐ TH-LT. Bên cạnh đó,


đối tượng nghiên cứu của luận án không phải là HSTH và nội dung chương

trình TH.
Chương trình mơn tốn ở TH, cụ thể là các lớp 4-5 đã có những đổi
mới hiệu quả như không quá nhấn mạnh lý thuyết và tính hàn lâm như trước,
tăng hoạt động thực hành vận dụng, tăng chất liệu thực tiễn trong nội dung.
Tuy nhiên việc coi trọng cơng tác thực hành tốn học, đặc biệt là thực hành
giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống mang tính hình thức,
Nhiều nội dung kiến thức mới cịn xây dựng thiếu tính gợi mở, thể hiện theo
cách bắt HS phải thừa nhận do đó khơng kích thích được HĐ học tập tích
cực của HS.
Như vậy, những đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hành luyện tập mơn tốn cho HS chưa nhiều, đặc biệt nâng cao hiệu
quả hoạt động thực hành luyện tập cho HSTH thông qua khai thác các bài
tốn thực tiễn chưa có đề tài nào đề cập đến.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Thực hành luyện tập trong dạy học tốn nói chung và trong
dạy học toán ở TH
1.2.1.1. Thực hành luyện tập trong dạy học Tốn
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học (Hồng Phê chủ biên)
thì thực hành là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế và luyện tập là làm đi
làm lại nhiều lần theo nội dung đã học để cho thành thạo.
Quan điểm lý luận trong dạy học Toán cho rằng dạy học Toán là dạy
học các HĐ Toán học. 2 tác giả Nguyễn Bá Kim - Vũ Dương Thuỵ khẳng
định: “Học Toán thực chất là học làm Tốn, luyện tập là học tập” [18, tr72].
Mơn Tốn là môn học công cụ được sử dụng rộng rãi trong việc học tập các
môn học khác và trong đời sống thực tiễn. Vì vậy học Tốn khơng phải chỉ
để lĩnh hội được một số tri thức mà điều quan trọng hơn là phải biết vận


dụng những tri thức đó vào các lĩnh vực HĐ. TH-LT trong học Toán giúp

HS thực hiện được các yêu cầu đó.
Các tác giả Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành cho
rằng dạy học Toán là: “GV dạy HS học cách thực hiện các công việc của
người làm toán. HĐ cơ bản nhất của người làm toán là giải tốn.” [8, Tr8].
Ở đây các tác giả giải thích các cơng việc của người làm tốn là các HĐ
Tốn học. Đây là một quan điểm cho thấy rõ vai trị quan trọng của TH-LT
trong dạy học Tốn.
Theo quan điểm của J.Piagie thì trí tuệ có bản chất thao tác và được trẻ
em xây dựng lên bằng chính hành động của mình (dẫn theo [21]). Trong DH
Tốn việc tổ chức dạy học thơng qua TH-LT và bằng TH-LT chính là xây
dựng hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho HS bằng chính HĐ của HS. Điều
này có ý nghĩa quan trọng bởi vì kinh nghiệm dạy học Tốn cho thấy nếu
thầy khơng kích thích được trị suy nghĩ, HĐ thì dù thầy có nói thao thao bất
tuyệt hay dùng bất kì PP truyền thụ nào thì những việc làm đó cũng chỉ là
hình thức.
Từ sự phân tích trên. chúng tơi cho rằng trong dạy Tốn, chúng ta
khơng thể phủ nhận vai trị quyết định của học làm tốn và của luyện tập, tức
LT - TH, là hoạt động học tập của chính bản thân người học. Nó hồn tồn
phù hợp với luận điểm mang ý nghĩa bao trùm trong triết học duy vật lịch
sử: “Con người sản xuất ra chính bản thân mình bằng lao động” [2, tr155].
1.2.1.2. Thực hành luyện tập trong dạy học tốn ở TH
Chúng tơi thống nhất với quan điểm của nhóm các tác giả Vũ Quốc
Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan cho rằng PP thực hành
luyện tập trong dạy học Tốn ở TH là PPdạy học trong đó “GV tổ chức,
hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động thực hành, thơng qua đó để giải
quyết những tình huống cụ thể có liên quan tới kiến thức và kĩ năng về môn


Tốn. Từ đó hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết cho HSTH” [4, tr4243]. Nhóm các tác giả này cũng khẳng định phạm vi sử dụng PP TH-LT là
phổ biến trong các tiết dạy học Toán ở TH và tổng kết rằng hoạt động THLT trong mơn tốn ở TH chiếm tới 50% tổng thời gian dạy học Tốn. Vì vậy

PP thực hành luyện tập được sử dụng thường xuyên trong dạy học Toán ở
TH.
Về phạm vi sử dụng PP TH-LT trong dạy học Toán ở TH, chúng tơi
thống nhất với nhóm tác giả Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Quốc
Chung cho rằng khi dạy học kiến thức mới, bằng cách hướng dẫn HS sử
dụng các đồ dùng học tập hoặc giải bài tốn có mục đích dẫn tới việc nhận
biết, phát hiện ra kiến thức mới, GV “có thể sử dụng PP TH-LT để giúp HS
học bài mới một cách tích cực” [7, tr61]. Tiếp đó GV có thể tổ chức cho HS
TH-LT để vận dụng kiến thức mới học trong các trường hợp từ đơn giản đến
phức tạp. Qua TH-LT, HS càng hiểu và nắm vững kiến thức mới.
Về yêu cầu khi sử dụng PP TH-LT trong dạy học Tốn ở TH chúng tơi
thấy có hai yêu cầu cơ bản người GVTH cần đặc biệt chú ý khi sử dụng PP
này, đó là:
1. Phải chuẩn bị chu đáo nội dung TH-LT.
2. Cần tạo điều kiện để HS được TH-LT nhiều, tổ chức hướng dẫn HS
chủ động, tích cực, sáng tạo trong TH-LT, tránh làm thay hoặc áp đặt cho
HS.
Do đặc điểm nhận thức của HSTH (vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể
ở mục 1.2.3) và các kiến thức, kĩ năng Tốn học có tính trừu tượng cao nên
hoạt động TH-LT có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành kiến thức và
kĩ năng Toán học đối với HSTH. Từ thực tiễn dạy học cho thấy việc học tập
mơn Tốn của HSTH sẽ khơng có kết quả nếu thiếu các hoạt động TH-LT.
1.2.2. Bài toán thực tiễn trong dạy học Toán ở TH


1.2.2.1. Về khái niệm: thực tiễn, tình huống thực tiễn
* Khái niệm: thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thực tiễn là: “Những hoạt động

×