Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KH BD TX TO KHXH THCS An Phu 1314doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.53 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS AN PHÚ TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Phú, ngày 10 tháng 9 năm 2013. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 - 2014 Căn cứ quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mần non, phổ thông và giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mầm non, phổ thông và GDTX năm học 2013 - 2014; Tổ khoa học Xã hội trường THCS An Phú xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 - 2014 như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I. Thuận lợi: Năm học 2013 - 2014 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm học thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ XX; tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Yên Bái về giáo dục và đào tạo; thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 20112015 và định hướng đến 2020. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với những hành động thiết thực, gắn với đặc điểm của ngành, địa phương, cơ sở. đẩy mạnh cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tích cực thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm qua, tổ khoa học tự nhiên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể của nhà trường tận tình giúp đỡ về mọi mặt. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự hỗ trợ đắc lực của công đoàn và các tổ chức đoàn thể xã hội, hoạt động của tổ CM đã đi vào ổn định..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đội ngũ giáo viên trong tổ 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có truyền thống dạy tốt từ nhiều năm. Đa số các em học sinh ngoan, có ý thức tự học. II. Khó khăn: Trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều, cơ cấu giáo viên chưa phù hợp, mất cân đối dẫn đến việc phải dạy trái chuyên môn đào tạo. Cơ sở vật chất còn thiếu nên hoạt động chuyên môn của tổ trong nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Lớp học, bàn ghế không đúng quy cách, sân chơi bãi tập không đảm bảo yêu cầu theo hướng xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. B. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của tổ CM. 2. Yêu cầu Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên luôn đạt chuẩn qui định. Việc BDTX phải đảm bảo thường xuyên, liên tục có tác dụng nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của tổ CM. Đảm bảo mọi giáo viên nhận thức đúng đắn về mục đích công tác BDTX , tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia có hiệu quả, có chất lượng công tác BDTX trong năm học. Xây dựng kế hoạch BDTX cụ thể chi tiết đảm bảo đúng, đủ thời lượng theo quy định. Xây dựng đầy đủ hệ thống đề kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng báo cáo viên làm nòng cốt chính trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng CM của tổ. Đảm bảo có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn lực để thực hiện BDTX tại tổ cũng như đơn vị trường. Việc bồi dưỡng thường xuyên phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đạt được hiệu quả thiết thực. C. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG I. Khối kiến thức bắt buộc: 02 nội dung cơ bản. 1. Nội dung 1: Bao gồm các nội dung bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học: 30 tiết/năm học/giáo viên (Thực hiện theo Kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT trong tháng 6,7,8 năm 2013).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Nội dung 2: Bao gồm các nội dung bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện): 30 tiết/năm học/giáo viên (Thực hiện theo Kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT trong tháng 6,7,8 năm 2013) II. Khối kiến thức tự chọn: 04 nội dung + Đối với Mô đun tự chọn học chung của trường (Modul 23): Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: 15 tiết ( Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường) + Đối với Mô đun tự chọn học chung của tổ chuyên môn (Modul 24): Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học /15 tiết. + Đối với 02 Mô đun tự chọn của giáo viên: - Mô đun THCS 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở: 15 tiết. - Mô đun THCS 2: Hoạt động học tập của học sinh THCS : 15 tiết. (Đối với 02 Mô đun tự chọn của giáo viên: giáo viên tự bồi dưỡng theo kế hoạch cá nhân và hoàn thành trước tháng 4 năm 2014) III. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG . 1. Thông qua hình thức giáo viên tự học kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn trong nhà trường. 2. Thông qua bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn. 3. Thông qua theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). IV. TÀI LIỆU, KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO BDTX - Tài liệu BDTX (cả 3 nội dung) của giáo viên được cung cấp đủ, kịp thời theo hình thức tủ sách dùng chung của nhà trường. - Kinh phí BDTX: Một phần do giáo viên tự bỏ ra, một phần do nhà trường cân đối trong nguồn kinh phí nhà nước cấp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu BDTX của đơn vị.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ.. Tháng. Tuần. Nội dung bồi dưỡng. Hình thức (tập trung, hoặc GV tự BD); Tài liệu BDTX. Người thực hiện (GV, TCM, BGH). Bồi dưỡng tập chung tại tổ chuyên môn Mô đun thứ hai (Mô đun THCS 3): Giáo dục học sinh THCS cá biệt ( 15 tiết) 1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra; xây BD tập trung tại tổ Hoàng Tiến Sâm 1,2 Hoàng Thị Thắm dựng ma trận đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, xây dựng hướng 11/2013 dẫn chấm 3,4. 1,2 4/2014 3,4. 5/2014. 2. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao BD tập trung tại tổ hiệu quả dạy học Tổ chức cho giáo viên: Làm bài tập kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch theo kế hoạch của tổ CM và nhà trường. Tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; Xây dựng KHBD thường xuyên của tổ năm học 2014-2015 nộp về BGH nhà trường theo QĐ. Viết báo cáo Tổng kết công tác BDTX năm học 2013-2014. Nộp báo cáo tổng kết về BGH nhà trường theo qui định.. Hoàng Tiến Sâm Hoàng Thị Thắm. BGH, TCM. Hoàng Tiến Sâm Hoàng Thị Thắm. Hoàng Tiến Sâm. Phụ trách kiểm tra đánh giá kết quả BBDTX. Tổ trưởng, tổ phó tổ KHTN. Tổ trưởng, tổ phó tổ KHTN. BGH, TCM. BGH. BGH.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn . - Cùng BGH hướng dẫn giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo hướng dẫn của nhà trường. - Theo dõi, kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng giáo viên, báo cáo kết quả về Ban giám hiệu theo lịch hoạt động hằng tháng của nhà trường. - Quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tự học, tự nghiên cứu và giảng dạy. - Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX của giáo viên trong tổ. 2. Trách nhiệm của giáo viên. - Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. - Xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đảm bảo chất lượng. - Tích cực tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên do các cấp quy định nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân. Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của tổ KHXH trường THCS An Phú năm học 2013 - 2014. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh yêu cầu, giáo viên báo cáo với tổ chuyên môn để được giải đáp và kịp thời điều chỉnh tổ chức thực hiện đạt kết quả theo đúng kế hoạch đề ra./. Nơi nhận: - BGH nhà trường (b/c); - Các giáo viên trong tổ (t/h) - Lưu tổ CM.. TỔ TRƯỞNG. Hoàng Tiến Sâm. PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×