Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu THÔNG TIN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Ngày 10-11-2008 Mức tăng dư nợ tín dụng ... pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.24 KB, 4 trang )



THÔNG TIN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Ngày 10-11-2008

Mức tăng dư nợ tín dụng 30% là khó
Đã đến thời điểm các NHTM muốn đẩy mạnh tín dụng. Các lĩnh vực và đối
tượng khách hàng (trừ lĩnh vực CK) đều đang được chú ý (không chủ yếu
giới hạn ở DN xuất khẩu như trước đây). Tuy nhiên, sự hấp thụ vốn của nền
kinh tế lại đang có vấn đề.
Chỉ 30% khách hàng vay được vốn
Mặc dù việc chấp thuận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng trong tháng 10.2008 là
gần 90%, nhưng đây là 90% của số hồ sơ khách hàng mà NH qua thẩm định ban
đầu thấy đã tương đối đủ điều kiện nên đồng ý cho khách hàng làm hồ sơ vay. Số
lượng khách hàng được hướng dẫn làm hồ sơ, theo nhận xét của một số cán bộ tín
dụng thì chỉ chiếm từ 20%-30% tổng khách hàng có nhu cầu vay, chủ yếu là những
khách hàng cũ, đang có quan hệ tín dụng với NH xin cấp lại hạn mức tín dụng.
Khách hàng mới được chấp thuận cho vay vốn rất ít và phải có năng lực tài chính,
sử dụng các dịch vụ khác của NH.
Nguyên nhân NH từ chối cho vay vốn chủ yếu là do khách hàng không đủ điều kiện
vay: Dự án/phương án không khả thi và hiệu quả, khách hàng không có khả năng
tài chính trả nợ đúng hạn, báo cáo tài chính không minh bạch, thiếu tài sản thế
chấp...
NH "lực bất tòng tâm"
Đã đến thời điểm các NH đang rất muốn mở rộng tín dụng. Nhưng bản thân họ
cũng đang có những khó khăn vướng mắc của mình: Chi phí đầu vào vẫn ở mức cao
do vốn được huy động với LS cao trong thời gian trước nên chưa thể hạ thấp LS cho
vay; nguồn vốn huy động chủ yếu là các kỳ hạn ngắn (tuần, 3,6,9 tháng), tỉ lệ vốn
huy động trung, dài hạn ở mức thấp, do vậy ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng
trong lĩnh vực tài trợ các dự án cho vay trung và dài hạn; những khách hàng tốt,
NH tiếp cận thì lại có xu hướng chờ đợi mức LS cho vay thấp hơn và kinh tế vĩ mô


ổn định hơn mới vay vốn...
Bên cạnh đó, tình hình diễn biến của nền kinh tế thế giới còn chưa lường trước được
sẽ ảnh hưởng đến kinh tế VN thế nào, nên rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn ở mức cao.
Các quy trình, thủ tục thẩm định khách hàng phải chặt chẽ, tốn thời gian và công
sức hơn.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá,
thẩm định dự án vay vốn, nhất là các dự án vay vốn lớn, phức tạp như dự án liên
quan đến máy móc, thiết bị, kỹ thuật cao. Tình trạng thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
để phục vụ việc theo dõi, phân tích đánh giá theo đối tượng khách hàng một cách
có hệ thống cũng hạn chế quyết định cho vay của NH. Vì những nguyên nhân khách
quan và chủ quan trên, nên hiện các NHTM vẫn lựa chọn khách hàng thận trọng để
cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của NH.
Cầu về vốn khó tăng
Việc Chính phủ và các địa phương tạm dừng triển khai các dự án lớn, không chỉ hạn
chế đầu ra của vốn thương mại của NH, mà còn làm ảnh hưởng nhất định đến các
đơn đặt hàng đối với DN, hộ sản xuất, do vậy làm hạn chế phát sinh nhu cầu tín
dụng của DN, hộ sản xuất. Một số khách hàng lớn là tập đoàn và TCty trong các
lĩnh vực độc quyền lại đang được vay từ NH Phát triển VN nên ít vay từ NHTM.
Với bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của VN
như Mỹ, EU, Nhật đều giảm nhu cầu nhập khẩu khiến các DN trong nước nhận được
rất ít hợp đồng xuất khẩu, bên cạnh đó còn chứa đựng các yếu tố rủi ro về thanh
toán do sự phá sản của nhiều NH lớn trên thế giới trong thời gian qua. DN nhập
khẩu thì lo rủi ro biến động tỉ giá...
Giá cả các hàng hoá thiết yếu như sắt, thép, dầu thô, kim loại màu, phân bón hiện
đang diễn biến phức tạp và rất khó dự đoán nên DN vẫn trong tâm lý nghe ngóng,
sản xuất cầm chừng chờ đợi mức giá phù hợp và được chấp nhận hơn nên thu hẹp
nhu cầu vay vốn. Đa số các hộ gia đình vẫn phải tiết kiệm chi tiêu, các NĐT cũng
chưa dám vay vốn để kinh doanh CK...
Giám đốc một chi nhánh NHTMNN nói: "NH sẽ mạnh tay cho vay trong thời gian tới,

nhưng sự hấp thu vốn tín dụng lại không hề lớn như mong muốn; giới hạn tăng
trưởng tín dụng 30% so với cuối năm 2007 để chống lạm phát đã ngầm được dỡ bỏ
rồi, nhưng các NH nhận định dù "tháo khoán" đến mức tối đa (cho các DN SXKD
hiệu quả, cho vay tiêu dùng...) thì đến cuối năm 2008 này, tăng trưởng tín dụng cả
hệ thống cũng khó mà đạt mức +30% so với năm 2007. Hiện tổng dư nợ tín dụng
toàn ngành NH trong 10 tháng đầu năm 2008 có mức tăng là 16% so với cuối năm
trước".
LS cho vay sẽ tiếp tục hạ
Nhiều NH nhận thức rằng trần LS cho vay là 18%/năm vẫn là mức khá cao so khả
năng chịu đựng của phần lớn khách hàng (kể cả khách hàng vay đầu tư CK). Vì
vậy, thời gian tới muốn tăng dư nợ, NH phải tiếp tục nỗ lực giảm tiếp LS cho vay,
song song với việc kiến nghị NHNN áp dụng các chính sách phí một cách linh hoạt
để đảm bảo trang trải cho các chi phí hoạt động.
Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm được các NH coi là cơ
hội để sàng lọc lại hệ thống khách hàng, lựa chọn các khách hàng mục tiêu có năng
lực tài chính tốt để cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, số khách hàng này không nhiều và
chủ yếu đã "rơi" vào tay NHTMNN và Vietcombank (vì các NH này có nhiều lợi thế
về vốn, lãi suất). Khi rủi ro về thanh khoản bước đầu cải thiện, LS cơ bản và LS
kinh doanh đã giảm, về vĩ mô đã có những tín hiệu tăng thanh khoản cho nền kinh
tế thì các NH cũng bắt đầu quá trình cạnh tranh quyết liệt để tìm kiếm khách hàng.
DNNVV, cá nhân và hộ gia đình, lĩnh vực BĐS, các hộ sản xuất đang được NH "để
mắt... đến.
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
Dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng nếu chậm chân thì thị phần khách hàng
này sẽ về tay các NH khác khi nền kinh tế hồi phục, nên chắc chắn thời gian tới
điều kiện vay của NH sẽ phải linh hoạt hơn. Một chuyên gia tài chính đưa ra lời
khuyên: "LS sẽ còn giảm nhiều nữa. Lúc này là lúc mà người vay (mua vốn) có
quyền lực lớn hơn người bán hàng (NH), vì thế, nếu là một khách hàng tốt thì nên
tranh thủ đáo hạn hay trả nợ trước hạn để vay lại với LS thấp hơn, nhằm hạ thấp
chi phí tài chính".

(Theo Laodong)

Người tiêu dùng chưa "mê" trả góp!
Gần đây, hình thức bán hàng trả góp đã giúp cho người tiêu dùng có túi
tiền khiêm tốn được sở hữu những tài sản có giá trị. Thế nhưng, dường như
khách hàng chưa thật sự hứng thú với loại hình này
Thủ tục rườm rà, lãi suất đáng kể
Trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng khốc liệt hiện nay, hình thức mua trả góp
nhằm thúc đẩy lượng sản phẩm bán ra cho đơn vị cung cấp và giảm sức ép tài
chính cho khách hàng được coi là chiêu kinh doanh hiệu quả, đôi bên cùng có lợi.
Nhiều công ty, đơn vị đã đồng loạt đưa ra các chương trình trả góp dành cho các
mặt hàng như máy tính, điện thoại di động, xe máy… với giá trị từ 5 triệu đồng trở
lên. Theo đó, tùy từng sản phẩm mà khách hàng có thể phải trả trước từ 25% giá
trị của mặt hàng trở lên và trả số còn lại kèm theo lãi suất trong vòng từ 3 tới 12
tháng (thời gian trả góp có thể lên tới vài năm đối với các mặt hàng giá trị lớn).
Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cũng đã mạnh dạn tham gia vào thị trường này. SG VietFinance trở thành
công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam,
chủ yếu cho vay trả góp xe gắn máy, laptop và đồ nội thất. Ngoài ra, Công ty tài
chính Prudential (PruFC), Tập đoàn GE Money (Mỹ), PPF (Cộng hòa Czech) cũng đã
được phép kinh doanh loại hình cho vay tín chấp tiêu dùng.
Mặc dù được nhận định là một hình thức bán hàng mới với nhiều ưu điểm vượt trội,
giúp cả người bán và người mua cùng có lợi, nhưng đến nay, bán hàng trả góp vẫn
chưa có được sức hút lớn đối với người tiêu dùng. Tại một số siêu thị, cửa hàng lớn
như Big C, Thegioididong, Media Mart… số lượng khách hàng tới tham quan và tìm
hiểu về các sản phẩm bán trả góp là có, nhưng không nhiều. Bàn tư vấn về mua
hàng trả góp tại siêu thị Big C cả ngày chỉ có vài người qua lại. Một nhân viên bán
hàng tại gian hàng trả góp tại Big C thật thà cho biết, đa số khách hàng chỉ hỏi để
tham khảo chứ ít người mua.
Chị Vân (Thái Thịnh, Đống Đa) cho biết, chị định vay tiền của SG VietFinance để

mua chiếc máy tính xách tay của Dell trị giá khoảng 16 triệu đồng. Tuy nhiên, sau
khi được tư vấn về thủ tục, lãi suất cũng như số tiền phải trả hàng tháng 1,67%,
chị quyết định... không mua nữa. Trong khi đó một số khách hàng khác tỏ ra bất
bình về thủ tục và thái độ phục vụ của một số doanh nghiệp khi họ tới mua hàng
trả góp. Anh Phương có ý định mua chiếc máy tính Acer với giá hơn 12 triệu đồng
theo chương trình trả góp của một siêu thị khá lớn phàn nàn: “Thông tin trên
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
website ghi là 5 địa điểm có bán hàng trả góp nhưng trên thực tế lại chỉ có 1. Thủ
tục làm hồ sơ khá lằng nhằng và giới hạn thành phần tham gia. Thêm vào đó gian
hàng bán máy ở một nơi, trong khi lại làm thủ tục ở một nơi khác, khiến cho người
mua phải chạy vòng quanh để lựa chọn và làm thủ tục”.
Về phần mình, các công ty cho vay tiêu dùng cũng xác nhận, lượng khách hàng vay
vốn thời gian gần đây sụt giảm mạnh…
Muốn chiêu được khách phải thay đổi!
Nhận thấy những lý do khiến khách hàng thờ ơ với hàng trả góp (như lãi suất, thủ
tục…) nhiều doanh nghiệp đã bước đầu có những sự thay đổi cho phù hợp hơn. Để
giải quyết bài toán lãi suất, nhiều ngân hàng, doanh nghiệp đã có những hình thức
hỗ trợ cho khách hàng với lãi suất thấp, thậm chí 0%. Chương trình “Mua hàng trả
góp” của Best Carings cho phép khách hàng tham gia được hưởng mức lãi suất ưu
đãi hơn so với thị trường. Đặc biệt, từ ngày 22/8/2008 đến 31/10/2008, Best
Carings sẽ tài trợ toàn bộ lãi suất cho khách hàng vay vốn từ Ngân hàng Đông Á khi
mua hàng tại đây. Đăng Khoa IT hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần lãi suất (tuỳ từng
trường hợp cụ thể) và đặc biệt là khách hàng không cần có giấy bảo lãnh của công
ty, không phải chịu phí khi làm thủ tục và thời hạn giải ngân trong vòng 48 tiếng
đồng hồ sau khi hoàn thành hồ sơ. Thegioididong với chương trình “Búng tay có
ngay laptop” cho phép người vay vốn mua laptop với lãi suất 0%…
Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm thủ tục không cần thiết nhằm hỗ trợ khách hàng
có điều kiện hơn khi mua hàng trả góp. Theo đó khách hàng chỉ cần kê khai theo
mẫu kèm sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và có thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng
trở lên là đã có thể mua sản phẩm mình cần theo hình thức trả góp. Tuy nhiên, số

doanh nghiệp này chưa nhiều. Ngoài ra, sau khi đơn giản hoá thủ tục và cắt giảm
lãi suất, có doanh nghiệp lại… đề ra nhiều khoản phụ phí khác. Ví dụ như SG
VietFinance hạ lãi suất cho vay nhưng khách hàng phải chịu thêm phí 7% trên tổng
giá trị món hàng, tính ra khoản phải trả lên đến 2,2-2,75%/tháng. Khách hàng của
Công ty Easy mặc dù không phải chịu các khoản phí như ở SG VietFinance nhưng lại
phải chịu lãi suất 2,5%/tháng. Prudential Finance cho vay với mức lãi suất ưu đãi
(1-1,15%/tháng) nhưng đối tượng khách hàng rất chọn lọc, và chỉ có khoảng 15%
hồ sơ được duyệt (trong tổng số hơn 300 hồ sơ mỗi ngày).
“Chỉ những người có thu nhập trung bình mới có nhu cầu mua hàng trả góp. Do đó
để kéo khách hàng đến với các sản phẩm trả góp thì ngoài việc cắt giảm lãi suất,
hạn chế các thủ tục rườm rà, cần tổ chức những chiến dịch bán hàng hiệu quả.
Ngoài ra, khách hàng cũng nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin về nội dung của
các chương trình trả góp, bởi các nhà cung cấp, các công ty có thể áp dụng những
hình thức rất khác nhau”. Chị Phùng Minh Huyền (chủ cửa hàng Huyền Mobile) chân
thành khuyên.
Để kéo khách hàng đến với các sản phẩn trả góp cần tổ chức những chiến dịch bán
hàng hiệu quả.
(Theo Doanhnhan)

Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.

×