Bản công bố thông tin: "Trái phiếu 3000
tỷ đồng lãi suất 8,15% đáo hạn năm
2012" của ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam
BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
TRÁI PHIẾU 3.000 TỶ ĐỒNG LÃI SUẤT 8,15% ĐÁO HẠN NĂM 2012
Giá Phát Hành: 100% bằng mệnh giá
Trái phiếu bằng Đồng Việt Nam lãi suất 8,15% đáo hạn vào năm 2012 (“Trái phiếu”) xác
nhận nghĩa vụ trả nợ đầu tiên, trực tiếp và không có bảo đảm của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam (“BIDV”, hoặc “Tổ chức Phát hành”) và có quyền ưu tiên thanh toán ngang
nhau và ít nhất là ngang bằng với tất cả các nghĩa vụ trả nợ không có bảo đảm bằng tài sản
khác của BIDV.
Lãi suất Trái Phiếu sẽ được trả sau hàng năm, vào ngày 23 tháng 7 hàng năm và lần trả lãi
đầu tiên là ngày 23 tháng 7 năm 2008.
Trừ khi được mua lại trước hoặc mua hay hủy bỏ, Trái phiếu sẽ được mua lại bằng mệnh giá
vào ngày 23 tháng 7 năm 2012.
BIDV được tổ chức Moody’s Investors Service, Inc. xác nhận Xếp hạng Tín nhiệm Tiền gửi
Nội tệ là “Ba1”, Xếp hạng Tín nhiệm Tổ chức Phát hành Nội tệ “Ba1”, Xếp hạng Tín nhiệm
Tổ chức Phát hành Ngoại tệ là “Ba2” (tất cả các Xếp hạng Tín nhiệm này đều có triển vọng
ổn định), Xếp hạng Tín nhiệm Tiền gửi Ngoại tệ là “B1” (có triển vọng tích cực) và Xếp
hạng BFSR là “E+” (có triển vọng ổn định). Các xếp hạng tín nhiệm nói trên không phải là
một khuyến cáo mua, bán hoặc sở hữu chứng khoán và tổ chức Moody’s Investors Service,
Inc. có quyền thay đổi, ngừng hoặc rút lại kết quả xếp hạng bất cứ lúc nào. Các thông tin chi
tiết về xếp hạng có thể xem tại địa chỉ trang tin điện tử của BIDV và Moody’s.
Xin xem phần “Các Yếu tố Rủi ro” để biết về một số yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư vào Trái
phiếu.
BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ CÁC NỘI DUNG TRONG ĐÓ, HOẶC BẤT
KỲ THÔNG TIN NÀO ĐƯỢC CUNG CẤP THEO YÊU CẦU PHẢI ĐƯỢC LƯU GIỮ
BÍ MẬT. BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY CHƯA ĐƯỢC VÀ SẼ KHÔNG ĐƯỢC
BẤT KỲ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN NÀO CỦA VIỆT NAM HAY BẤT KỲ BỘ
NGÀNH NÀO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM PHÊ DUYỆT.
TRÁI PHIẾU CHƯA VÀ SẼ KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ THEO ĐẠO LUẬT CHỨNG
KHOÁN HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ NĂM 1933 (“ĐẠO LUẬT CHỨNG
KHOÁN”) VÀ PHẢI TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU CỦA LUẬT THUẾ CỦA HỢP
CHÚNG QUỐC HOA KỲ. TRÁI PHIẾU ĐANG ĐƯỢC CHÀO BÁN Ở NGOÀI LÃNH
THỔ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ THEO QUY CHẾ S CỦA ĐẠO LUẬT CHỨNG
KHOÁN (“QUY CHẾ S”), VÀ SẼ KHÔNG ĐƯỢC CHÀO BÁN, BÁN HAY PHÂN
PHỐI TRONG PHẠM VI LÃNH THỔ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ HOẶC CHO,
HOẶC VÌ LỢI ÍCH CỦA CÔNG DÂN HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ, TRỪ KHI
ĐƯỢC MIỄN ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỐI VỚI MỘT GIAO DỊCH CỤ THỂ MÀ ĐẠO
LUẬT CHỨNG KHOÁN KHÔNG YÊU CẦU PHẢI ĐĂNG KÝ.
i
Bản Công Bố Thông Tin này được ban hành ngày 9 tháng 7 năm 2007
CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG
BIDV chịu toàn bộ trách nhiệm về các thông tin cung cấp trong Bản Công bố Thông tin này
và khẳng định, sau khi đã thực hiện các yêu cầu hợp lý, rằng trong phạm vi hiểu biết tốt nhất
của mình tất cả các thông tin trong tài liệu này phản ánh các sự kiện thực tế và không có các
sự kiện khác mà nếu thiếu sót chúng sẽ dẫn đến bất kỳ khẳng định nào trong Bản Công bố
Thông tin này bị sai lệch. Bản Công bố Thông tin này không nhằm mục đích cung cấp cơ sở
để đánh giá hạn mức tín nhiệm hay định giá nào khác và cũng không được coi là khuyến nghị
của BIDV rằng người nào nhận được Bản Công bố Thông tin này nên mua Trái Phiếu.
Việc lưu hành Bản Công bố Thông tin này và việc chào bán Trái Phiếu tại một số lãnh thổ có
thể bị pháp luật hạn chế. BIDV và các tổ chức tư vấn của BIDV yêu cầu và khuyến cáo
những người sở hữu Bản Công bố Thông tin này phải tuân thủ những hạn chế nói trên.
Không được tiến hành bất kỳ hành động nào cho phép phát hành Trái phiếu ra công chúng
hay phân phối Bản Công bố Thông tin này tại bất kỳ lãnh thổ nào có yêu cầu phải tuân thủ
hạn chế theo quy định của pháp luật. Có những hạn chế đối với việc chào bán và bán Trái
phiếu cũng như đối với việc lưu hành các tài liệu liên quan đến việc chào bán và bán Trái
phiếu ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh,
Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản, xin xem phần “Bán và Đặt Mua Trái Phiếu”.
Không người nào đã hoặc sẽ được ủy quyền cung cấp thông tin hoặc đưa ra khẳng định liên
quan đến BIDV hoặc Trái phiếu ngoài những thông tin được cung cấp trong Bản Công bố
Thông tin này và nếu được cung cấp hay khẳng định thì các thông tin hoặc khẳng định này
không thể được sử dụng như là những thông hoặc khẳng định đã được BIDV hoặc các tổ
chức tư vấn của BIDV ủy quyền cung cấp. Việc lưu hành Bản Công bố Thông tin hay bất kỳ
việc chào bán, bán hay phân phối Trái phiếu sẽ, trong bất kỳ tình huống nào, không khẳng
định rằng sẽ không có bất kỳ thay đổi hoặc phát triển nào liên quan đến các vấn đề về hoạt
động của BIDV kể từ ngày phát hành Bản Công bố Thông tin này hay có ý nói rằng các
thông tin trong Bản Công bố Thông tin này sẽ vẫn chính xác vào bất kỳ thời điểm nào sau
ngày phát hành Bản Công bố Thông tin này. Bản Công bố Thông tin này không phải là bản
chào, lời mời của hay thay mặt cho BIDV hay bất kỳ tổ chức tư vấn nào của BIDV để bán
hay mời đặt mua bất kỳ Trái phiếu nào và sẽ không được sử dụng vì mục đích chào bán, hoặc
lôi kéo bất kỳ người nào tại bất kỳ vùng lãnh thổ nào hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà tại
quốc gia và trong trường hợp đó, việc chào bán hoặc lôi kéo như vậy là không được phép hoặc
được coi là bất hợp pháp.
Mỗi người mua Trái phiếu phải tự đánh giá các thông tin liên quan trong Bản Công bố Thông
tin này, và họ cần phải tham khảo ý kiến cố vấn thuế, pháp lý hoặc kinh doanh của mình để
quyết định mua trái phiếu khi họ thấy cần thiết.
Khi đưa ra một quyết định đầu tư, các nhà đầu tư phải dựa vào kết quả kiểm tra và đánh giá của
chính mình về BIDV và các điều khoản chào bán Trái phiếu, kể cả lợi ích và rủi ro liên quan.
Xin xem phần “Yếu tố Rủi ro”.
Mỗi người nhận Bản Công bố Thông tin này thừa nhận rằng họ không dựa vào bất kỳ tổ chức
tư vấn của BIDV hoặc bất kỳ người nào liên kết với tổ chức tư vấn hoặc các tổ chức tư vấn, cá
nhân khác khi xác minh tính chính xác hoặc trung thực của thông tin trong Bản Công bố Thông
tin hoặc ra quyết định đầu tư.
Trừ khi được quy định khác hoặc ngữ cảnh yêu cầu khác đi, trong Bản Công bố Thông tin này,
các dẫn chiếu đến “Đồng” hoặc “VNĐ” là bản tệ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam (“Việt Nam”), các dẫn chiếu đến “Đô la Mỹ” hoặc “USD” là bản tệ của Hợp Chúng Quốc
Hoa Kỳ, và các dẫn chiếu đến “Chính phủ” thì đó là Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Bất kỳ sự khác biệt nào trong các bảng trình bày trong Bản Công bố Thông
ii
tin này về số tiền mỗi hạng mục và các mục tổng cộng số tiền là do đã được làm tròn số. Vì thế,
các con số về tổng cộng số tiền các hạng mục trong một số bảng có thể không là tổng số tương
ứng của những con số đứng trước nó.
iii
NỘI DUNG
Trang
CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG......................................................................................... ii
NỘI DUNG ......................................................................................................................iv
NGUỒN THAM CHIẾU ......................................................................................................iv
U
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU.................................................................................................. 1
U
SỬ DỤNG TIỀN THU ĐƯỢC ............................................................................................... 3
YẾU TỐ RỦI RO ............................................................................................................... 4
TÓM TẮT THÔNG TIN TÀI CHÍNH...................................................................................... 9
CƠ CẤU VỐN VÀ NỢ PHẢI TRẢ........................................................................................ 13
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH .................................... 14
MÔ HÌNH TỔ CHỨC......................................................................................................... 18
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI SỞ CHÍNH..................................................................................... 19
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ GIÁM SÁT....................................................... 23
MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH VÀ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐANG THỰC
HIỆN ............................................................................................................................. 27
QUẢN LÝ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN...................................................... 28
BAN QUẢN LÝ VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG............................................................................... 33
CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TRÁI PHIẾU ........................................................... 41
U
THUẾ ............................................................................................................................ 50
ĐẶT MUA VÀ BÁN TRÁI PHIẾU........................................................................................ 51
U
THÔNG TIN CHUNG ........................................................................................................ 54
NGUỒN THAM CHIẾU
Các thông tin tài chính trình bày trong Bản Công bố Thông tin này được trích từ các báo cáo
tài chính hợp nhất của BIDV cho năm tài chính kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2006 và các
thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập theo Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Sửa
đổi và Bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức Tín dụng và theo các Hệ thống và Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam áp dụng đối với ngân hàng (“VAS”) và các Chuẩn mực Báo cáo Tài
chính Quốc tế (“IFRS”) tương ứng, cùng với các báo cáo kiểm toán về các báo cáo tài chính
hợp nhất này, cũng được Bản Công bố Thông tin này tham chiếu đến (nhưng không được
trình bày trong Bản Công bố Thông tin này). Bản sao các báo cáo tài chính hợp nhất sẽ được
cung cấp theo yêu cầu của các nhà đầu tư phù hợp với pháp luật Việt Nam.
iv
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Sau đây là các thông tin cơ bản về các điều khoản của việc phát hành Trái phiếu.
Để biết thêm chi tiết về các thông tin liên quan đến các điều khoản Trái phiếu, xem phần
“Các Điều khoản và Điều kiện của Trái phiếu”. Các thuật ngữ viết hoa được sử dụng trong
phần này mà không được định nghĩa sẽ có nghĩa như được quy định tại những phần khác
trong Bản Công bố Thông tin này.
Tổ chức phát hành: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước.
Trái phiếu phát hành: Trái phiếu 3.000 tỷ VND lãi suất 8,15% đáo hạn năm 2012
(Trái phiếu 5 năm).
Ngày Phát hành: 23 tháng 7 năm 2007.
Giá Phát hành: 100% bằng mệnh giá.
Ngày Thanh toán Lãi: 23 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ ngày 23 tháng 7 năm
2008.
Lãi suất: 8,15 phần trăm/năm, trả hàng năm.
Ngày Đáo hạn: 23 tháng 7 năm 2012.
Ngày Mua lại Cuối cùng: Trừ khi được mua lại trước hạn hoặc mua và huỷ bỏ phù
hợp với các Điều khoản và Điều kiện của Trái phiếu, Trái
phiếu sẽ đáo hạn và phải thanh toán bằng mệnh giá vào
Ngày Đáo hạn.
Hình thức và Mệnh giá: Trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ, có mệnh
giá là 1 tỷ Đồng Việt Nam một Trái Phiếu (và mệnh giá
khác phù hợp khi cần thiết để Trái Phiếu đủ điều kiện
được niêm yết trên bất kỳ thị trường chứng khoán nào).
Sử dụng Tiền thu được: Tiền thu từ việc phát hành Trái phiếu sẽ được sử dụng cho
hoạt động kinh doanh ngân hàng của BIDV, bao gồm
nhưng không giới hạn bởi việc tái cơ cấu tài sản, nợ và kỳ
hạn vay của Tổ chức Phát hành, đáp ứng nhu cầu vốn
trong hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư vào tài sản
trung và dài hạn của BIDV.
Quyền ưu tiên thanh toán: Trái phiếu xác nhận nghĩa vụ trả nợ đầu tiên, trực tiếp,
không có bảo đảm của BIDV. Quyền yêu cầu thanh toán
đối với các Trái phiếu phát hành cùng đợt là ngang nhau.
Biện Pháp Bảo Đảm: Không
Vi phạm Nghĩa vụ đối với Bên
thứ 3:
Bất kỳ khoản nợ nào của BIDV có tổng nợ gốc từ 150 tỷ
VNĐ trở lên hoặc bằng đồng tiền khác tương đương mà
đến hạn phải trả trước thời hạn sẽ được coi là một sự kiện
vi phạm.
1
Thanh toán: Tất cả các khoản thanh toán liên quan tới Trái phiếu được
BIDV thực hiện và thông qua trung tâm lưu ký nếu và khi
Trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Cam kết: BIDV cam kết và đảm bảo rằng giấy tờ có giá bằng Đồng
Việt Nam do BIDV phát hành do các nhà đầu tư là người
nước ngoài nắm giữ không quá 50% theo Công Văn số
5647/NHNN-CSTT tại thời điểm phát hành Trái phiếu.
Thông tin cụ thể về công văn này và ảnh hưởng của công
văn này tới Trái phiếu xin xem tại “Những Yếu Tố Rủi Ro
- Việc hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể
ảnh hưởng tới việc chuyển nhượng Trái Phiếu từ nhà đầu
tư trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài”.
Thuế: Các khoản thanh toán liên quan đến Trái phiếu sẽ phải nộp
hay khấu trừ thuế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Tình trạng niêm yết: Hồ sơ niêm yết Trái phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ
được soạn thảo khi đủ điều kiện.
Luật Điều chỉnh: Luật Việt Nam.
2
SỬ DỤNG TIỀN THU ĐƯỢC
BIDV dự kiến sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành Trái Phiếu vào các hoạt động kinh
doanh ngân hàng của mình bao gồm, nhưng không giới hạn, việc tái cơ cấu tài sản, công nợ
và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư vào các
tài sản trung và dài hạn của BIDV.
3
YẾU TỐ RỦI RO
Nhà đầu tư tiềm năng nên xem xét kỹ lưỡng các vấn đề cần quan tâm nêu dưới đây, ngoài
những thông tin được cung cấp trong Bản Công bố Thông tin này trước khi mua Trái phiếu.
Việc một hoặc nhiều sự kiện nêu dưới đây xảy ra có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình
kinh doanh, tài chính hoặc kết quả hoạt động của BIDV, và có thể ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán tiền gốc và tiền lãi của Trái phiếu. Những vấn đề cần quan tâm và những khả
năng không chắc chắn khác mà BIDV hiện không biết đến hoặc cho là không quan trọng
cũng có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến khoản đầu tư vào Trái phiếu.
NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI BIDV
BIDV hoạt động trong ngành ngân hàng nhiều rủi ro
Ngân hàng chịu nhiều rủi ro khác nhau. Rủi ro ngân hàng bao gồm 3 loại rủi ro cơ bản gồm
rủi ro tín dụng phát sinh từ phía khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ đến hạn của mình
với BIDV, rủi ro thị trường phát sinh do những thay đổi bất thường về giá như lãi suất, tỷ giá
hối đoái, giá chứng khoán do Ngân hàng nắm giữ và giá các tài sản khác do Ngân hàng nắm
giữ trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc theo các giao dịch bảo đảm hoặc các giao dịch
tương tự khác và rủi ro tác nghiệp. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV
nói riêng, coi rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất bởi các hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động
chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
BIDV là ngân hàng thương mại Nhà nước trong thị trường có tính cạnh tranh ngày
càng cao
BIDV là một ngân hàng thương mại Nhà nước. Trước năm 2004, bên cạnh hoạt động cho vay
thương mại, BIDV còn cho vay theo chính sách và theo chỉ định của Chính phủ. Mặc dù
BIDV đã tiến hành trích lập dự phòng đáng kể đối với các khoản nợ xấu, nhà đầu tư cần biết
rằng BIDV có thể phải trích lập dự phòng bổ sung và xử lý các khoản cho vay theo chỉ định
và các khoản nợ khác phụ thuộc vào việc Chính phủ có chịu trách nhiệm về các khoản nợ này
hay không.
Trước đây, BIDV phụ thuộc vào Chính phủ về vốn để thực hiện chiến lược kinh doanh của
mình và đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. BIDV đang thực hiện những công việc
cần thiết cho việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dự kiến vào cuối năm 2007. Việc
chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng này của BIDV nhằm đa dạng hóa đối tượng chủ sở
hữu BIDV và giảm sự phụ thuộc của BIDV vào vốn do Chính phủ cấp.
BIDV hiện đang chịu áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng thương mại Việt
Nam và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Do Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới và theo các hiệp định thương mại hoặc vì bất kỳ lý do nào khác, nếu
Chính phủ mở cửa thị thường đối với các ngân hàng nước ngoài thì sự cạnh tranh từ các ngân
hàng nước ngoài sẽ tăng mạnh.
BIDV đã cấp tín dụng với tỷ lệ khá lớn đối với ngành xây dựng: tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2006, tổng dư nợ cho vay cho ngành này chiếm 24,9% tổng các khoản cho vay đối với
khách hàng. Vì vậy bất kỳ sự giảm sút nào của ngành xây dựng tại Việt Nam cũng có thể gây
ảnh hưởng bất lợi tới tình hình kinh doanh, tài chính và kết quả hoạt động của BIDV.
4
Các Quy định Khác nhau về Công bố Thông tin, Kế toán và Quản lý
BIDV lập các báo cáo tài chính hợp nhất theo VAS và IFRS. Xin lưu ý rằng giữa các Chuẩn
mực này có những khác biệt cơ bản. Trừ trường hợp được quy định khác đi, các thông tin tài
chính trình bày trong Bản Công bố Thông tin này sử dụng các số liệu từ các báo cáo tài chính
hợp nhất theo VAS. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng có sự khác biệt đáng kể giữa VAS và IFRS.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, BIDV chưa trích lập đủ các
khoản dự phòng rủi ro tín dụng (dự phòng chung và dự phòng cụ thể) và các khoản cam kết,
bảo lãnh ngoại bảng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Quyết định
493 cho phép BIDV thực hiện trích lập đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể trong thời hạn
5 năm (tức là đến năm 2010) kể từ ngày Quyết định 493 có hiệu lực. BIDV đã trình Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính kế hoạch trích lập đầy đủ dự phòng chung và dự
phòng cụ thể vào cuối năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng ý kiến kiểm toán liên quan đến các báo cáo tài chính hợp nhất
năm 2006 của BIDV theo IFRS đưa ra ý kiến ngoại trừ về hai điểm. Thứ nhất, công ty kiểm
toán không thể xác định được rằng liệu có cần phải trích dự phòng đối với các khoản cho vay
theo chỉ định và theo kế hoạch Nhà nước và các khoản nợ khoanh hay không vì vẫn chưa rõ
là liệu Chính phủ có chịu hoàn toàn rủi ro đối với các khoản nợ này hay không. Thứ hai, công
ty kiểm toán cho rằng theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 39 (IAS39), giá trị ghi sổ của Trái
phiếu Chính phủ Đặc biệt trong báo cáo tài chính hợp nhất ghi cao hơn 354.036 triệu Đồng
và rằng lỗ lũy kế ghi thấp hơn một khoản như vậy tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Nhà nước và có khả năng tác động đến thị trường tài chính và ngân hàng nói chung. Các nhà
đầu tư tiềm năng cần lưu ý rằng các quy định về quản lý tại Việt Nam có thể khác so với quy
định tại các nước khác. Xem phần “Các Quy định Bảo đảm An toàn và Giám sát của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam”. Do BIDV hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán,
chịu sự quản lý chặt chẽ tại Việt Nam, nên các nhà đầu tư tiềm năng cần lưu ý rằng các cơ quan
quản lý nhà nước đã ban hành các chuẩn mực cao hơn và đưa ra những hướng dẫn mới và các
quy định cụ thể hơn.
Tái bùng phát nạn dịch SARS hoặc việc lan rộng của bệnh cúm gia cầm hoặc các bệnh có
nguy cơ truyền nhiễm cao tại Châu Á và các nước khác trên thế giới.
Trong sáu tháng đầu năm 2003, Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác tại Châu Á phải đối
mặt với sự bùng phát Hội chứng Viêm Đường Hô hấp Cấp (“SARS”), một căn bệnh có khả
năng truyền nhiễm và gây tử vong cao nhưng đã được ngăn chặn. Tuy nhiên, không ai chắc
chắn rằng dịch bệnh SARS hoặc bất kỳ đại dịch tương tự khác không bùng phát trở lại. Đại
dịch SARS đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của các quốc gia có bệnh dịch hoành hành, kể cả
Việt Nam. Hoạt động của BIDV cũng đã bị ảnh hưởng từ một số yếu tố liên quan đến SARS,
bao gồm và không giới hạn bởi sự giảm sút của nhu cầu vay tiền và các dịch vụ ngân hàng
khác, sự giảm sút tiền gửi trong thời gian có bệnh dịch, sự suy giảm lượng khách đến giao dịch
tại các chi nhánh của BIDV, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp thị và có tác động xấu đến
chất lượng tài sản do nền kinh tế bị suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nếu đại dịch SARS
quay trở lại hoặc dịch cúm gia cầm hoặc một bệnh dịch có khả năng truyền nhiễm cao khác
bùng phát thì tác động liên đới của các yếu tố này đến hoạt động kinh doanh của BIDV có thể
lớn gấp bội và tình hình tài chính của BIDV có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bất lợi.
5
Các báo cáo về triển vọng của BIDV
Một số đoạn trong Bản Công bố Thông tin này được coi là “báo cáo về triển vọng của
BIDV”. Tất cả báo cáo, ngoại trừ báo cáo về lịch sử hình thành và hoạt động, bao gồm báo
cáo liên quan đến vị thế của BIDV trong tương lai, chiến lược kinh doanh, kế hoạch và mục
tiêu của Chính phủ và công tác quản lý, bao gồm cả kế hoạch phát triển, và báo cáo về sự
tăng trưởng của BIDV và lĩnh vực tài chính ngân hàng và mục tiêu của Chính phủ đều là báo
cáo dự đoán về triển vọng của BIDV. Những báo cáo dự đoán về triển vọng của BIDV này
bao gồm cả rủi ro đã nhận biết được hoặc chưa nhận biết được, những yếu tố không chắc
chắn và các yếu tố khác (bao gồm cả những thay đổi về chính sách) có thể làm cho kết quả
thực tế, hoạt động hoặc thành tích của BIDV cũng như kết quả của cả ngành kinh tế khác biệt
lớn với các kết quả trong tương lai. Các báo cáo về triển vọng này dựa trên những dự tính về
chiến lược hiện tại và tương lai của Chính phủ và BIDV, cũng như là môi trường mà BIDV
sẽ hoạt động trong tương lai. Do những báo cáo này phản ánh mục tiêu và tầm nhìn hiện tại
về những sự kiện tương lai, nên những báo cáo này tiềm ẩn rủi ro, sự không chắc chắn và
mang tính giả định. Hoạt động thực tế có thể khác biệt lớn so với những báo cáo về triển
vọng tương lai này.
RỦI RO ĐỐI VỚI TRÁI PHIẾU
Tính thanh khoản của Trái phiếu trên thị trường thứ cấp
Không có gì đảm bảo về tính thanh khoản của Trái phiếu trên thị trường và không có gì bảo
đảm rằng một thị trường giao dịch cho Trái phiếu sẽ phát triển. Nếu đã có một thị trường giao
dịch Trái phiếu thì Trái phiếu có thể được giao dịch với giá cao hoặc thấp hơn giá phát hành
tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm lãi suất áp dụng tại thời điểm đó, tình hình hoạt động của
Tổ chức Phát hành và thị trường của những chứng khoán tương tự.
Việc hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng tới việc chuyển
nhượng Trái Phiếu từ nhà đầu tư trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài
Theo Công Văn số 5647/NHNN-CSTT ngày 29 tháng 5 năm 2007 (“Quy định Mới”) của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ phát hành giấy tờ có giá bằng VND cuả ngân hàng phát
hành cho các nhà đầu tư là người không cư trú và không hoạt động tại Việt Nam nắm giữ tối
đa bằng 50% số dư giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng phát hành.
Trên cơ sở nhận thức của BIDV về quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi ban
hành Quy định Mới này, BIDV tin rằng Quy định Mới không ảnh hưởng tới việc phát hành
Trái Phiếu vì khi hoàn tất việc phân phối Trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí
nếu 100% Trái phiếu của đợt phát hành này được phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài
trên thị trường sơ cấp, BIDV vẫn tuân thủ quy định của Quy định Mới này.
BIDV cũng cho rằng khi việc giải thích Quy định Mới chưa rõ ràng, không thể đảm bảo rằng
trong tương lai quyền chuyển nhượng Trái phiếu của các Chủ Sở hữu Trái phiếu không bị ảnh
hưởng bởi sự điều chỉnh của Quy định Mới, đặc biệt nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp
dụng Quy định Mới có quy định về tỉ lệ phần trăm số dư giấy tờ có giá bằng Đồng Việt Nam
chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng phát hành do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên
thị trường thứ cấp tại thời điểm cụ thể.
Trong trường hợp đó, quyền chuyển nhượng Trái phiếu của Chủ sở hữu Trái phiếu cho nhà
đầu tư nước ngoài có thể bị hạn chế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trừ khi
6
BIDV có thể chứng minh tại rằng tại mọi thời điểm bất cứ việc chuyển giao nào cũng không
vi phạm Quy định Mới.
Phát hành thêm chứng khoán
Để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu về vốn hiện hành phù hợp với pháp luật Việt Nam, quy
chế và quy định của Việt Nam (kể cả các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam), BIDV tùy từng thời điểm có quyền huy động thêm vốn thông qua các hình thức và
cách thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn việc phát hành thêm Trái phiếu tăng vốn
(dù theo kỳ hạn tương tự với Trái phiếu hoặc kỳ hạn khác) hoặc các công cụ tài chính chuyển
đổi, tùy thuộc vào việc xin được phê chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Không có
điều gì bảo đảm rằng các hoạt động tăng thêm vốn này sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến giá
Trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Bảo hiểm Tiền gửi
Nhà đầu tư là tổ chức (trừ công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân) nên biết rằng Trái
phiếu này có thể không được hưởng Chế độ Bảo hiểm Tiền gửi theo hướng dẫn của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Các nhà đầu tư khác cũng nên biết rằng Chế độ Bảo hiểm Tiền gửi
có thể sẽ không được áp dụng đối với Trái phiếu nếu BIDV xin được chấp thuận cần thiết của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc miễn áp dụng Chế độ Bảo hiểm Tiền gửi.
Lãi suất Trái phiếu có thể là đối tượng chịu thuế nếu pháp luật Việt Nam có quy định
Nhà đầu tư cần biết rằng BIDV không phải tính gộp các nghĩa vụ thanh toán liên quan đến
Trái phiếu và rằng pháp luật có thể yêu cầu khấu trừ hoặc khấu lưu thuế đối với các khoản
thanh toán đó.
RỦI RO CỤ THỂ KHÁC TẠI VIỆT NAM
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây và môi trường
pháp lý và kinh doanh đã phát triển nhưng vẫn chứa đựng những rủi ro vốn có gắn với
nền kinh tế mới nổi
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, khuôn khổ
pháp luật và chính sách của Việt Nam vẫn chưa phát triển như ở một số nền kinh tế phát triển
khác. Thêm vào đó, sự thay đổi chính sách hay diễn giải pháp luật có thể tạo ra những kết quả
không mong đợi có thể gây ảnh hưởng lớn đến BIDV.
Khuôn khổ pháp luật và chính sách tác động đến nền kinh tế và điều chỉnh các hoạt động
kinh doanh và thương mại đã được phát triển kể từ khi chính sách “đổi mới” bắt đầu năm
1986 và vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Trong những năm gần đây, mặc dù hệ
thống pháp luật của Việt Nam đã được soạn thảo công phu, minh bạch hơn để các nhà đầu tư
dễ tiếp cận, nhưng sự không chắc chắn và những vấn đề pháp luật nảy sinh trong các văn bản
luật như Luật Dân sự, Luật Thương mại hoặc Luật Doanh nghiệp vẫn ảnh hưởng đến các văn
bản hướng dẫn thi hành và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Gần đây, Việt Nam đã nỗ lực phát triển thị trường chứng khoán thông qua việc ban hành Luật
Chứng khoán. Dù Luật Chứng khoán có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 và nghị định
hướng dẫn thi hành được ban hành vào ngày 19 tháng 1 năm 2007, tuy nhiên phạm vi và hiệu
quả của việc hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán vẫn cần phải được chi tiết thêm. Chỉ khi
7
hệ thống luật pháp của Việt Nam phát triển thì sự không ổn định hay mâu thuẫn trong các văn
bản luật hay quy định sẽ được khắc phục, luật mới sẽ hướng dẫn, giải thích thêm và luật cũ sẽ
được sửa đổi hay thay thế. Quá trình này đang diễn ra và lúc này khó mà dự đoán được khi
nào hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ đạt được mức ổn định và có tính dự đoán được như
hệ thống pháp luật của các nền kinh tế phát triển khác. Mặt khác, việc công nhận và thực thi
quyền luật định bởi tòa án, trung tâm trọng tài và các cơ quan hành chính Việt Nam trong
trường hợp có tranh chấp xảy ra vẫn còn chưa được chắc chắn.
Thuế tại Việt Nam
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định của Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi lớn
kể từ 1 tháng 1 năm 2004 và tiếp tục được bổ sung và hướng dẫn do có những vấn đề nảy
sinh trong quá trình giải thích và thực hiện luật này. Bất kỳ thay đổi nào về tình trạng thuế
của BIDV hay luật pháp về thuế của Việt Nam có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh cũng như nghĩa vụ thuế của BIDV.
Hạn chế Chuyển tài sản về nước
Quyền chuyển tài sản về nước chịu sự hạn chế về chuyển đổi ngoại tệ, thuế và xuất khẩu.
Không có bảo đảm nào rằng tiền thu được từ việc thanh lý tài sản đầu tư hay thu nhập từ đầu
tư có đủ điều kiện để chuyển về nước.
DANH MỤC CÁC YẾU TỐ RỦI RO NÊU TRÊN KHÔNG PHẢI LÀ BẢNG LIỆT KÊ
HAY GIẢI THÍCH ĐẦY ĐỦ VỀ CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ VÀO
TRÁI PHIẾU.
8
TÓM TẮT THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Các thông tin trình bày trong bảng dưới đây là những thông tin tài chính hợp nhất tóm tắt về
tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong hai năm tài chính kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2005 và vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 theo VAS và theo
IFRS. Các thông tin này được trích từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã công bố của BIDV
(do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam kiểm toán) và nên đọc cùng với Ý kiến Kiểm
toán, các báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của BIDV và các thông tin liên quan
được trình bày trong Bản Công bố Thông tin này.
Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Hợp Nhất
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12
Triệu Đồng
Theo VAS Theo IFRS
2006 2005 2006 2005
THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Thu lãi và các khoản tương đương
10.003.466 7.608.382 10.997.312 8.223.786
Chi phí lãi và các khoản tương
đương
(7.571.032) (4.679.014) (7.571.032) (4.679.014)
THU NHẬP LÃI VÀ CÁC
KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG
THUẦN
2.432.434 2.929.368 3.426.280 3.544.772
Thu phí dịch vụ
477.568 300.927 477.568 300.927
Chi phí dịch vụ (63.188) (54.329) (63.188) (54.329)
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối và vàng
104.777 44.224 104.777 44.224
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
chứng khoán
221.513 499 233.374 6.415
Lãi thuần từ đầu tư vào chứng
khoán
993.846 599.579 - -
Thu nhập từ hoạt động liên doanh,
liên kết
12.406 7.591 12.406 7.591
Cổ tức 20.789 16.935 - -
Thu nhập hoạt động khác 662.277 253.549 109.113 51.268
TỔNG THU NHẬP TỪ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
4.862.422 4.098.343 4.300.330 3.900.868
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
9
Chi phí tiền lương và chi phí nhân
viên khác
(756.874) (530.649) (873.394) (636.872)
Chi phí khấu hao và khấu trừ
(220.533) (161.196) (220.533) (161.196)
Chi phí hoạt động khác
(685.608) (633.932) (685.608) (633.932)
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
(1.663.015) (1.325.777) (1.779.535) (1.432.000)
THU NHẬP HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUẦN
3.199.407 2.772.566 2.520.795 2.468.868
Dự phòng rủi ro tín dụng
(1.993.491) (2.080.537) (2.383.323) (2.391.702)
Hoàn nhập dự phòng
- 48.850 - -
Thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn
dự phòng
- - 605.727 218.712
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
1.205.916 740.879 743.199 295.878
Thuế thu nhập doanh nghiệp (130.038) (180.886) (130.038) (180.886)
LỢI NHUẬN THUẦN TRONG
NĂM
1.075.878 559.993 613.161 114.992
10
Bảng cân đối hợp nhất
Tại ngày 31 tháng 12
Triệu Đồng
VAS IFRS
2006 2005 2006 2005
TÀI SẢN
Tiền mặt và các khoản
tương đương tại quỹ
1.383.221 1.184.082 1.383.221 1.184.082
Tiền gửi tại Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam
17.685.229 4.576.418 17.685.229 4.576.418
Tiền gửi thanh toán tại các
tổ chức tín dụng khác
5.334.355 806.528 5.334.355 806.528
Tiền gửi có kỳ hạn và cho
vay các tổ chức tín dụng
khác
17.403.951 16.841.762 17.429.351 16.841.762
Đầu tư chứng khoán 15.348.958 12.285.694 16.013.938 12.191.997
Cho vay và ứng trước cho
khách hàng
98.638.838 85.434.376 98.638.838 85.434.376
Dự phòng rủi ro tín dụng (1.437.060) (2.717.828) (5.185.717) (6.051.254)
Đầu tư góp vốn, liên kết
liên doanh mua cổ phần
551.945 438.152 551.945 438.152
Tài sản cố định hữu hình 1.268.523 638.750 1.268.523 638.750
Tài sản vô hình và quyền
sử dụng đất
286.602 189.353 286.602 189.353
Xây dựng cơ bản dở dang 183.450 213.012 183.450 213.012
Lãi dự thu 822.050 1.121.852 822.050 1.127.066
Tạm ứng thuế thu nhập
doanh nghiệp
45.432 - 45.432 -
Tài sản khác 3.761.797 391.176 3.761.797 385.541
TỔNG TÀI SẢN
161.277.291 121.403.327 158.219.014 117.975.783
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU
NỢ PHẢI TRẢ
Tiền gửi thanh toán của
Kho bạc Nhà nước và các
tổ chức tín dụng khác
10.437.177 6.225.054 10.437.177 6.225.054
11
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền
vay từ Bộ tài Chính và
Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
7.854.514 10.031.241 7.854.514 10.031.241
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền
vay từ tổ chức tín dụng
khác
1.164.211 1.759.969 1.164.211 1.759.969
Các nguồn vốn vay khác 16.172.559 8.142.448 16.172.559 8.142.448
Tiền gửi khách hàng và
các khoản phải trả khách
hàng
113.724.282 85.746.724 113.724.282 85.746.724
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
13.074 18.661 13.074 18.661
Lãi dự chi 2.540.173 1.751.282 2.540.173 1.751.282
Các công nợ khác 1.745.103 1.197.087 1.811.035 1.150.684
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
153.651.093 114.872.466 153.717.025 114.826.063
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn điều lệ 4.077.401 3.970.997 4.077.401 3.970.997
Vốn khác 1.415.220 741.985 1.415.220 741.985
Quỹ chênh lệch tỷ giá do
chuyển đổi báo cáo tài
chính
54.897 50.859 54.897 50.859
Các quỹ dự trữ 1.412.157 1.652.057 1.346.225 1.583.108
Quỹ đánh giá lại tài sản
chính sẵn sàng để bán
621.345 -
Lợi nhuận để lại/(lỗ lũy
kế)
666.523 114.963 (3.013.099) (3.197.229)
TỔNG NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU
7.626.198 6.530.861 4.501.989 3.149.720
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU
161.277.291 121.403.327 158.219.014 117.975.783
CÁC KHOẢN MỤC
GHI NHỚ(1)
40.370.038 22.441.836 40.370.038 22.441.836
Lưu ý:
(1) Các Khoản mục Ghi nhớ liên quan tới các nghĩa vụ phát sinh của BIDV đối với các bảo lãnh
tài chính, thư tín dụng trả ngay và thư tín dụng trả chậm.
12
CƠ CẤU VỐN VÀ NỢ PHẢI TRẢ
Những thông tin dưới đây mô tả cơ cấu vốn và nợ phải trả được trích từ báo cáo tài chính hợp
nhất theo chuẩn mực VAS đã được kiểm toán của Tổ chức Phát hành vào ngày 31 tháng 12
năm 2006 và cơ cấu vốn và nợ phải trả được điều chỉnh giả thiết rằng Trái phiếu được phát
hành hết và được thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt vào ngày 31 tháng 12 năm 2006.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2006
Theo số liệu đã
kiểm toán (Triệu
Đồng)
Theo số liệu giả
định sau phát hành
trái phiếu (Triệu
Đồng)
VỐN VAY
Tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước và
các tổ chức tín dụng khác 10.437.177 10.437.177
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay từ Bộ Tài
chính và NHNN Việt Nam 7.854.514 7.854.514
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay từ các tổ chức
tín dụng khác 1.164.211 1.164.211
Các nguồn vốn vay khác 16.172.559 16.172.559
Tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả
khách hàng 113.724.282 113.724.282
Trái phiếu đang được chào bán - 3.000.000
Tổng vốn vay
149.352.743 152.352.743
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn điều lệ
(2)
4.077.401 4.077.401
Vốn khác 1.415.220 1.415.220
Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo
tài chính 54.897 54.897
Các quỹ dự trữ 1.412.157 1.412.157
Lợi nhuận để lại 666.523 666.523
Tổng vốn chủ sở hữu
7.626.198 7.626.198
Tổng vốn vay và vốn chủ sở hữu
156.978.941 159.978.941
Ghi chú:
(1) Tỷ giá quy đổi 1USD = 16.101VNĐ, là tỷ giá theo thị trường liên ngân hàng vào ngày 31
tháng 12 năm 2006 đã được sử dụng để quy đổi từ tiền Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam.
(2) Vào tháng 3 năm 2007, vốn điều lệ của BIDV đã được Chính phủ cấp bổ sung tăng từ
4.077.401 triệu VNĐ lên 7.477.401 triệu VNĐ, tăng 3.400.000 triệu hay 83,39 phần
trăm.
13
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
Tóm tắt Quá trình Hình thành và Phát triển
BIDV được thành lập vào năm 1957 và lúc đầu là một đơn vị được nhà nước giao nhiệm vụ nhận
vốn từ ngân sách Nhà nước để cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản vay và sau đó trở thành
ngân hàng cho vay với chức năng là trực tiếp cho các cơ quan, tổ chức khác nhau vay tiền để
phục vụ đầu tư phát triển.
BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam, cung cấp nhiều
dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thành phần kinh tế tại
Việt Nam.
BIDV đã mở rộng mạng lưới kinh doanh với 103 chi nhánh và sở giao dịch, 328 phòng giao dịch
và quỹ tiết kiệm (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006) hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam
như là một phần trong chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV nhằm tăng khả năng huy động
vốn, khuyến khích các sản phẩm ngân hàng có công nghệ cao và thu hút được những khách hàng
mới.
Các mốc thời gian dưới đây cho thấy các sự kiện thay đổi chính trong quá trình phát triển của
BIDV kể từ khi được thành lập năm 1957:
1957: Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài
Chính).
1981: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam).
1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1992: Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài.
1996: Thành lập lại dưới hình thức tổng công ty Nhà nước.
2001: Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận Chứng chỉ ISO 9001:2000.
2001-2006: Thực hiện dự án tái cơ cấu nội bộ BIDV.
2006: BIDV là ngân hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm chính thức tiếp theo trái phiếu
Chính phủ được xếp hạng tín nhiệm.
Quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam được khởi xướng vào
năm 2001. Quá trình này bắt đầu bằng Dự án Hiện Đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán
và Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật (TA) do Quỹ Tín Thác ASEM (Á-Âu) tài trợ thông qua Ngân hàng
Thế giới nhằm nâng cao hệ thống tổ chức và dịch vụ của BIDV. Giai đoạn 2 của dự án này bắt
đầu vào năm 2005. Mục đích của các dự án này nhằm tăng cường năng lực tài chính và củng cố
năng lực quản trị doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Trong quá trình tái cơ cấu, BIDV xây dựng mô hình kinh doanh, phát triển ngân hàng từ một
ngân hàng chuyên cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thành ngân hàng thương mại
kinh doanh đa lĩnh vực, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Theo đó, BIDV đã và
đang tăng tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay có đảm bảo bằng tài sản
14
và giảm tỷ lệ khoản vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ.
BIDV đã thực hiện tách bạch giữa cho vay theo chính sách và chỉ định của nhà nước và cho vay
thương mại. Chính sách của BIDV là chỉ cho vay chính sách trong trường hợp Nhà nước cam
kết tài trợ vốn cần thiết và chỉ sau khi áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro.
BIDV cũng đang chuyển đổi cơ cấu hoạt động và đa dạng hóa hình thức đầu tư của mình, ví dụ
thông qua đầu tư vào các liên doanh, góp vốn, mua cổ phần trong các công ty và tham gia thị
trường tiền tệ liên ngân hàng.
BIDV đã áp dụng các biện pháp cụ thể để giải quyết các khoản nợ xấu hiện tại và giảm thiểu các
khoản nợ xấu mới. Các biện pháp bao gồm:
- Thành lập một pháp nhân độc lập là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản BIDV
(BAMC) để giám sát và giải quyết các khoản nợ xấu để tăng khả năng thu hồi nợ và giảm
thiểu lỗ;
- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin về các khoản nợ xấu, phát hiện và thực hiện các
biện pháp để xử lý các khoản nợ đó;
- Áp dụng các biện pháp thu nợ xấu một cách hiệu quả;
- Thực hiện các văn bản hướng dẫn tín dụng nghiêm ngặt hơn đối với các khoản nợ mới; và
- Thực thi hệ thống xếp hạng nội bộ tuân thủ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
BIDV đã tập trung đầu tư vào các chương trình đào tạo nhân viên như là một phần trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực của BIDV, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao năng lực quản
trị điều hành cho các cấp lãnh đạo. BIDV đã ban hành và liên tục hoàn chỉnh bổ sung sổ tay tín
dụng, sổ tay kiểm toán nội bộ và các tài liệu hướng dẫn quy trình hoạt động để hỗ trợ đáp ứng
các yêu cầu kinh doanh và hoàn thiện các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro.
Cổ phần hóa
BIDV và các đơn vị thành viên của mình đều là những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, tuy
nhiên BIDV đang thực hiện những thủ tục cần thiết cho việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công
chúng, dự tính sẽ được thực hiện trong Quý 4 năm 2007.
BIDV đã mời thầu và thông qua quá trình đấu thầu, BIDV sẽ lựa chọn một bên tư vấn tài chính
để hỗ trợ BIDV trong quá trình cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp và thực hiện các vấn đề
khác, bao gồm cả việc lựa chọn các đối tác chiến lược. Dự kiến phương án cụ thể của quá trình
cổ phần hóa sẽ được BIDV đệ trình để xin sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ trong khoảng
tháng 9 năm 2007. BIDV dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
vào đầu năm 2008.
Chiến lược
Định hướng của BIDV là sẽ xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành một ngân
hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực vào năm 2010 với sản phẩm và dịch vụ chất lượng
ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời đóng góp vào việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà Việt Nam đang ngày
càng tham gia sâu rộng hơn vào thị trường toàn cầu.
BIDV có kế hoạch phát triển một hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng yêu
15
cầu phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của dịch
vụ ngân hàng truyền thống, bắt kịp hệ thống ngân hàng hiện đại và cung cấp các dịch vụ tài
chính có sử dụng công nghệ cao, có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng.
BIDV có kế hoạch tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng và phi tín dụng trong việc nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm ngân hàng mới, chuyển giao công nghệ, và cung cấp dịch vụ
ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. BIDV có kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng
dịch vụ đa dạng có sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, và giữa
dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc tế với giá cả cạnh tranh.
Để đương đầu với cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, BIDV có
kế hoạch tăng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ để phần thu nhập này chiếm khoảng từ 40
tới 50 phần trăm tổng thu nhập từ dịch vụ. BIDV có kế hoạch phát triển thành một tổ chức cung
cấp dịch vụ tài chính tổng hợp trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với một số thị trường mục tiêu,
danh mục đầu tư sản phẩm và các kênh phân phối. BIDV có kế hoạch mở rộng lĩnh vực dịch vụ
tài chính, trong đó ưu tiên phát triển dịch vụ cho các nhóm đối tượng trung lưu và đối tượng có
thu nhập cao hoặc đối tượng khách hàng trẻ tuổi (vì đó là những khách hàng tiềm năng của
BIDV trong tương lai).
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, BIDV sẽ tiếp tục quảng bá hình ảnh của mình tại Châu
Á và trên thế giới, mở rộng sự hiện diện trên các thị trường quốc tế, và phấn đấu đạt được các
chuẩn mực quốc tế bao gồm cả chuẩn mực Basel 2.
BIDV đang đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả
hoạt động và lợi nhuận, đồng thời chuẩn hóa mình theo các chuẩn mực quốc tế. BIDV đang
chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dự kiến vào
Quý 4 năm 2007. BIDV đề ra các mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như
sau:
Nguồn vốn
- Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và đầu tư của BIDV;
- Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận;
- Đảm bảo an toàn vốn (tính thanh khoản và chênh lệch kỳ hạn thực tế).
Tín dụng
- Xây dựng mạng lưới khách hàng vững chắc;
- Duy trì và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn và các tổng công ty lớn;
- Khai phá thị trường mới, bao gồm khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung và dài hạn;
- Phát triển cho vay tiêu dùng và cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần tỷ lệ nợ xấu, phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Thực hiện phân loại nợ xấu và phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro.
Đầu tư
16
- Phát triển đầu tư tài chính trong các lĩnh vực: bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư;
- Phát triển kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, trái
phiếu chính phủ Việt Nam và nước ngoài);
- Đầu tư bất động sản với hình thức và quy mô hợp lý, an toàn;
- Tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập và đầu tư vốn.
Dịch vụ
- Phát triển dịch vụ để tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu;
- Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại;
- Phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ ngân hàng điện tử (internet/phone/sms banking); quản
lý vốn, dịch vụ cho các khách hàng VIP.
Năng lực Cạnh tranh
BIDV phải cạnh tranh với ba loại ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại Nhà nước:
- Mỗi ngân hàng thương mại Nhà nước đều có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh riêng: BIDV có
thế mạnh trong hoạt động tài trợ dự án, hoạt động đầu tư; Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (VCB) là ngân hàng thương mại đi đầu trong các dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ tín
dụng và kinh doanh ngoại hối; Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) có mối quan
hệ mật thiết với các công ty sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các
khách hàng thành thị; và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một
ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính ở nông thôn.
Ngân hàng thương mại cổ phần:
- Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam đều có năng lực tài chính khá phù
hợp với phạm vi hoạt động của mình. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại cổ phần đều có
mục tiêu là duy trì tỷ lệ an toàn vốn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Một số ngân hàng thu
hút đầu tư từ các ngân hàng nước ngoài, điều này giúp cải thiện bộ máy quản lý và đa dạng
hóa các sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng này, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh:
- Các ngân hàng này có khả năng tăng số dư tiền gửi và cho vay sau khi Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam bãi bỏ các hạn chế về tiền gửi bằng VNĐ. Các ngân hàng nước ngoài và
ngân hàng liên doanh đang mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn cầu nhằm phục vụ nhu
cầu của các khách hàng, trong đó có các khách hàng đang hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam. Các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng đang mở rộng thị trường
mục tiêu để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngân hàng nước ngoài
và ngân hàng liên doanh có thị phần tuy nhỏ nhưng đang trên đà tăng trưởng và ngày
càng được quảng bá rộng rãi. Giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng cổ phần có sự
hợp tác khá chặt chẽ.
17
Cơ cấu Tổ chức và Quản lý
Biểu đồ mô hình tổ chức và quản lý dưới đây minh họa cơ cấu hiện tại của BIDV và các hoạt
động kinh doanh cũng như các chức năng giám sát nhất định của BIDV.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC
(Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2006)
18
KHỐI ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
KHỐI CÔNG
TY
Công ty Liên doanh tháp BIDV
Trụ sở chính tại Hà Nội
Công ty Liên doanh Quản lý đầu tư BIDV –
Vietnam Parner (BVIM)
Trụ sở chính tại Hà Nội
KHỐI LIÊN
DOANH
Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
Trụ sở chính tại Hà Nội
CHI NHÁNH VÀ
CÁC SỞ GIAO
DỊCH
Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)
Công ty cho thuê tài chính II (BLC II)
Công ty chứng khoán (BSC)
Công ty cho thuê tài chính I (BLCI)
Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
Trung tâm Đào tạo (BTC)
3 Sở giao dịch
100 Chi nhánh
NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt
Trụ sở chính tại Vientiane, CHDC ND Lào
VID-Public Bank
Trụ sở chính tại Hà Nội
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI SỞ CHÍNH
(Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006)
- Ban Tổ
chức cán bộ
- Ban kế
hoạch phát
triển
- Ban Quản lý
Chi nhánh
- Ban Tín
dụng
- Ban Quản lý
Rủi ro
- Ban
Kế toán
- Ban Quản lý
Tài sản nội
ngành
- Ban nguồn
vốn và kinh
doanh tiền tệ
- Ban Dịch vụ
- Ban Quản
lý Tín dụng
- Ban Kiểm tra
Nội bộ
- Trung tâm
thanh toán
- Văn phòng
- Ban Tài
chính
- Trung tâm thẻ
- Ban Thẩm
định
Ban Thương
hiệu và Quan
hệ công
chúng
- Ban Đầu tư
- Ban Kinh
doanh Đối
ngoại
- Ban Pháp
chế
- Ban Quản lý
Các công
trình trên địa
bàn Hà Nội
- Ban Công
nghệ
- Ban Quản lý
Dự án Cổ
phần hóa
Ban Kiểm
soát
Hội đồng
Quản trị
Hội đồng
Xử lý Rủi ro
Ban Tổng
Giám đốc
KHỐI HÀNH
CHÍNH
KHỐI TÀI
CHÍNH
KHỐI DỊCH
VỤ
KHỐI TÍN
DỤNG
KHỐI QUẢN
LÝ RỦI RO
KHỐI KẾ TOÁN
Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ-Tài sản có
Hội đồng Tín dụng
H
ội đồng Khoa học
Ban
Chuyên viên
Hội đồng Thi
đua và Khen
thưởng
19
Đơn vị Thành viên và Liên doanh
BIDV có 5 công ty thành viên và tham gia vào 5 liên doanh bao gồm:
Các đơn vị thành viên thuộc 100% sở hữu của BIDV
Tên Ngành nghề kinh doanh chính Phần trăm vốn
sở hữu
(%)
Công ty Quản lý Nợ và Khai
thác Tài sản BIDV (BAMC)
(1)
Xử lý tài sản đảm bảo của các
khoản nợ xấu
100
Công ty Chứng Khoán BIDV
(BSC)
Môi giới, tự doanh, quản lý danh
mục đầu tư, bảo lãnh phát hành,
tư vấn đầu tư chứng khoán
100
Công ty Cho thuê Tài chính I
BIDV (BLC 1)
Cho thuê tài chính 100
Công ty Cho thuê Tài chính II
BIDV (BLC 2)
Cho thuê tài chính 100
Công ty Bảo hiểm BIDV Bảo hiểm 100
Ghi chú:
(1) Dự kiến tất cả công ty thành viên của BIDV, ngoại trừ BAMC sẽ được cổ phần hóa
theo kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết, xin xem phần “Tình hình và Hoạt động Kinh
doanh của Tổ chức Phát hành – Cổ phần hóa”.
Các liên doanh
Tên Ngành nghề kinh
doanh chính
Phần trăm
vốn sở hữu
(%)
Công ty Liên doanh quản lý đầu tư BIDV -
Vietnam Partners
Quản lý tài sản
50
Công ty Liên doanh tháp BIDV
Phát triển dự án Bất động
sản Tháp BIDV
55
Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt (LVB) Ngân hàng liên doanh
50
VID Public Bank (VPB) Ngân hàng liên doanh
50
Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga Ngân hàng liên doanh
51
20