Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Marketing căn bản: Khảo sát dánh giá của khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 23 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Mơn: Marketing căn bản
Đề tài: Mơ tả chính sách sản phẩm của một doanh nghiệp do
nhóm lựa chọn? Khảo sát dánh giá của khách hàng và đưa ra
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách sản phẩm đó


MỤC LỤC
� Lời mở đầu
� Phần A: Cơ sở lí thuyết
� Phần B:
1. Sự xuất hiện của trà chanh và giới thiệu chung về thương hiệu trà chanh
Tmore.
2. Khảo sát đánh giá của khách hàng về thương hiệu trà chanh hiện nay:
3. Chính sách sản phẩm của hãng.
4. Kết quả mà hãng đã nhận được
5. Các vấn đề còn tồn tại ở hãng và giải pháp do nhóm đề xuất
� Kết luận


Lời mở đầu
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hang hiệu trà chanh nổi lên một cách nhanh
chóng sau khi thứ nước uống trà chanh được giới trẻ hiện nay vơ cùng u thích.
Trà chanh khơng đắt như trà sữa, không nhiều chất béo như trà sữa nên đó là lí do
mà rất nhiều bạn trẻ và kể cả những người lớn tuổi vô cùng ưa chuộng. Một trong
số những nhãn hiệu trà chanh nổi tiếng đang nổi lên hiện giờ với hàng trăm chi
nhánh trên khắp cả nước đó là trà chanh Tmore. Tmore có thể nói là một trong
những nhãn hiệu đầu tiên khởi xướng trào lưu trà chanh trên cả nước và nó vẫn và
đang làm rất tốt việc marketing, quản lý thương hiệu của mình khi khơng hề bị thụt
lùi trong khi vơ vàn những thương hiệu khác bắt đầu nổi lên.
- Tmore là một quán trà chanh thế hệ mới điển hình cho sự nâng cấp của trà đá vỉa


hè với đầy đủ tiện nghi, đầy đủ vệ sinh sạch sẽ cũng với nhưng khung cảnh thu hút
giới trẻ đem lại cảm giác mới lạ cho những cuộc tán gẫu. Vì thế mà hiện nay rất
nhiều người không kể đến lứa tuổi đều vơ cùng thích và uống trà chanh tán gẫu ở
những quán trà chanh và gần như nổi bật nhất đó chính là trà chanh Tmore.


A: Cơ sở lý thuyết
I: Tổng quan về sản phẩm
1.Khái niệm, phân loại
a. Khái niệm
- Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước
muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua
sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
b. Phân loại
Với các loại hàng hóa khác nhau thì hoạt động và chiến lược marketing là khác
nhau. Vì thế nên muốn có chiến lược marketing phù hợp thì cũng cần biết được
hàng hóa mà doanh nghiệp đó kinh doanh là loại hàng hóa gì. Trong hoạt động
marketing các cách phân loại đáng chú ý là:
- Theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại có:
+Hàng hóa lâu bền
+Hàng hóa sử dụng ngắn hạn
+Dịch vụ
-Theo thói quen mua hàng
+Hàng hóa sử dụng thường ngày
+Hàng hóa mua ngẫu hứng
+Hàng hóa mua khẩn cấp
+Hàng hóa mua có lựa chọn
+Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù
+ Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động
-Theo tư liệu sản xuất

+Vật tư và chi tiết
+Tài sản cố định
+Vật tư phụ và phục vụ
2. Chu kì sống của sản phẩm


Chu kỳ sống của sản phẩm là việc mô tả động thái của việc tiêu thụ một sản phẩm
từ thời điểm nó xuất hiện trên thị trường cho tới khi nó khơng bán được nữa. Hay
nói cách khác thì chu kỳ sống của sản phẩm được tính từ khi sản phẩm được đưa ra
thị trường cho đến khi thị trường khơng chấp nhận nữa, khi đó nó sẽ rút lui khỏi thị
trường.
Các pha thuộc chu kỳ sống của sản phẩm:

II: Chính sách sản phẩm
1. Vị trí của chinh sách sản phẩm trong chiến lược marketing
Chính sách sản phẩm là trung tâm của Marketing cả ở mức độ chiến lược và mức
độ thực hành. Nó có liên quan mật thiết với cơng tác kế hoạch hố chiến lược,
chiến lược cạnh tranh và định vị thị trường. Đối với Marketing xây dựng thì chính
sách sản phẩm ln giữ vai trị quan trọng nhất, được coi là xương sống của chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng vì:
- Chính sách sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó được coi là nền tảng của
các doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm đúng đắn là điểm khởi đầu thành công cho
doanh nghiệp và chỉ khi nào hình thành được chính sách sản phẩm thì doanh
nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm.
- Một chính sách sản phẩm đúng sẽ tạo điều kiện cho các chính sách khác của
chiến lược Marketing triển khai có hiệu quả.


- Một chính sách sản phẩm tốt sẽ là điều kiện cần cho việc thực hiện các mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp. Và nó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì thị

phần hiện có mà có thể mở rộng thị trường.
Còn trong xây dựng, do vai trò quan trọng của cơng trình xây dựng mà các chủ đầu
tư khi lựa chọn nhà thầu chỉ xem xét đến vấn đề giá cả sau khi các yêu cầu về kỹ
thuật và chất lượng đã được thoả mãn, mà các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật
này là do giải pháp công nghệ và tổ chức thi công quyết định. Đồng thời danh tiếng
của, uy tín, kinh nghiệm của nhà thầu là nhân tố quan trọng để giành hợp đồng.
Doanh nghiệp chỉ có thể có được danh tiếng, uy tín, kinh nghiệm tốt khi xây dựng
được chính sách sản phẩm đúng đắn.
- Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, do đó
một số sản phẩm mới ra đời, cơng nghệ sản xuất mới trong xây dựng được ra đời.
Từ cạnh tranh về giá dần dần xu hướng cạnh tranh về chất lượng. Từ đó cơ cấu về
nhu cầu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo. Điều này sẽ dẫn đến việc chất lượng và
kiểu dáng sản phẩm có nhu cầu thay đổi theo để phù hợp. Vì thế doanh nghiệp
càng thấy rõ vai trị của chính sách sản phẩm, nó trở thành một vũ khí sắc bén
trong cuộc cạnh tranh trên thương trường.
Sơ đồ chính sách sản phẩm tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến lược
Marketing của doanh nghiệp:

2. Nội dung của chính sách sản phẩm.
A

QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM.

* Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành


- Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng,
được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và
để phân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là:

+ Tên nhãn hiệu
+ Dấu hiệu của nhãn hiệu
-. Ngoài các khái niệm cơ bản trên ta cần quan tâm đến hai khái niệm có liên quan
đến phương diện quản lý nhãn hiệu. Đó là dấu hiệu hàng hóa và quyền tác giả:
+ Dấu hiệu hàng hóa: là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng kí
tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý.
+ Quyền tác giả: là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chép, xuất bản và bán nội
dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật.
- Cuối cùng việc đặt tên nhãn hiệu cho một sản phẩm bằng cách kết hợp giữa tên
công ty với tên nhãn hiệu riêng của sản phẩm vừa đem lại sức mạnh hợp pháp cho
sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của sản phẩm. Vừa đảm
bảo khơng q ràng buộc với uy tín của cơng ty lại giảm được chi phí quảng cáo.
b. Quyết định về bao gói và dịch vụ khách hàng
* Quyết định về bao gói
Bao gói thường có 4 yếu tố cấu thành điển hình: lớp tiếp xúc trực tiếp với sản
phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả
sản phẩm trên bao gói.
Ngày nay bao gói trở thành cơng cụ đắc lực của hoạt động Marketing bởi vì: một
là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng. Hai là,
mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng. Ba là, bao bì
góp phần tạo ra hình ảnh về cơng ty và nhãn hiệu. Bốn là, tạo ra khả năng và ý
niệm về sự cải tiến sản phẩm.
Trong kinh doanh hiện đại thì bao gói có 2 chức năng là:
- Chức năng kỹ thuật: bảo vệ sản phẩm tránh những tác động của môi trường làm
giảm chất lượng sản phẩm...
- Chức năng bán hàng hay là chức năng thông tin quảng cáo sản phẩm.
*. Chính sách về dịch vụ khách hàng


- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng địi hỏi và khả năng cơng ty có

thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối từng yếu tố dịch vụ đó.
-Chất lượng dịch vụ và cơng ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng
đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.
-Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay theo mức
giá cả nào?
- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ
- Khi quyết định về dịch vụ thì cơng ty phải căn cứ vào 3 yếu tố: nhu cầu của
khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năng của cơng ty
c. Chính sách về chủng loại sản phẩm và danh mục sản phẩm
- Định nghĩa chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do
giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay
thơng qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một
dãy giá.
- Bề rộng của chủng loại sản phẩm:
Bề rộng chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần
heo một tiêu thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ, theo cơng suất…
- Danh mục sản phẩm là những tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn
vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục sản
phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu.
- Với một loại sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi rủi ro, vì vậy doanh
nghiệp phải quan tâm đến việc soạn thảo một chính sách chủng loại sản phẩm thích
hợp, chính sách chủng loại sản phẩm hay cịn gọi là chính sách thang sản phẩm.
Xác định đúng chủng loại sản phẩm thì đơi khi doanh nghiệp khơng cần đầu tư
thêm mà chỉ cần thay đổi cơ cấu sản phẩm cũng có thể làm cho lợi nhuận của
doanh nghiệp tăng lên.


Thang sản phẩm là nhóm sản phẩm cùng thoả mãn nhu cầu nào đó. Và doanh
nghiệp có thể áp dụng chính sách một hay nhiều thang sản phẩm, thang rộng hay

thang hẹp. Các thang sản phẩm của doanh nghiệp không nhất thiết có liên quan đến
nhau về mặt cơng nghệ sản xuất.
- Chính sách thang hẹp và ít thang cho phép doanh nghiệp tập trung vào một số sản
phẩm hay một số thị trường có lợi nhất song khả năng đảm bảo an tồn trong kinh
doanh khơng lớn, địi hỏi có sự chun mơn hố cao. Và khi sản phẩm ở pha suy
thối mà khơng có sản phẩm mới thay thế kịp thời thì dễ phá sản.
- Chính sách nhiều thang và thang rộng cho phép doanh nghiệp đồng thời triển khai
việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường song khả năng của doanh nghiệp bị phân tán,
doanh nghiệp phải có chính sách đa dạng hố sản phẩm có nghĩa là phải có chính
sách Marketing trên phạm vi rộng. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì có thể có
các lĩnh vực: hoạt động xây lắp, sản xuất công nghệ, hoạt động dịch vụ. Tuỳ theo
tình hình của doanh nghiệp (kỹ thuật, tài chính, quản lý...) để lựa chọn chính sách
sản phẩm 1 thang, 2 thang hay 3 thang. Thông thường chính sách nhiều thang và
thang rộng phù hợp với Tổng cơng ty lớn, chính sách thang hẹp và ít thang phù hợp
với các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ.
d. Thiết kế và marketing sản phẩm mới.
Đây là chính sách đổi mới chủng loại sản phẩm, hướng vào việc phát triển một số
loại sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hoặc cho thị trường mới. Việc phát triển
sản phẩm mới có thể được triển khai theo các hướng sau:
- Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hay là mua
phát minh, bản quyền sản phẩm mới.


- Làm thay đổi hình dáng, màu sắc sản phẩm trên cơ sở những sản phẩm hiện tại
nhằm làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
- Bổ khuyết và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để có những chính sách phát triển sản phẩm mới thì các doanh nghiệp phải thường
xuyên bám sát, nghiên cứu thị trường và phải có một ngân sách đủ lớn để nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới. Từ đó doanh nghiệp phải có quyết định kịp thời,
đúng đắn để tung sản phẩm mới ra thị trường.

Đối với doanh nghiệp xây dựng thì việc đưa sản phẩm mới ra thị trường có thể tiếp
cận theo 3 hướng:
- Phát triển theo phương ngang: tìm ra những sản phẩm lân cận với sản phẩm cũ có
cùng điều kiện sản xuất như nhau(như trong ngành cầu thì có thể xây dựng cầu
thép, cầu bê tơng từ đó phát triển việc làm cầu vượt, cầu dây văng, cầu treo).
- Phát triển theo phương dọc: phát triển về phía trước và phía sau sản phẩm cũ (như
công nghệ sản xuất, xử lý kỹ thuật...).
- Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới: là những sản phẩm từ trước đến nay doanh
nghiệp chưa từng sản xuất.
* Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới
- Hình thành ý tưởng
- Lựa chọn ý tưởng
- Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
- Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới
- Thiết kế sản phẩm mới
- Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
- Triển khai sản xuất và quyết định tung ra thị trường
B: Khảo sát đánh giá của khách hàng, chính sách sản phẩm của hãng và đề xuất
của nhóm đưa ra
1. Sự xuất hiện của trà chanh và giới thiệu chung về thương hiệu trà chanh
Tmore.
Không biết từ bao giờ, việc tụ tập bạn bè, ngồi "chém gió" bên ly trà chanh
đã trở thành nét "văn hóa đặc biệt" của giới trẻ. Khác với nhiều trào lưu thức uống
sớm nở chóng tàn, trào lưu thưởng thức trà chanh cùng hàn huyên vẫn khiến giới


trẻ Việt "mê tít" suốt nhiều năm. Với nhiều bạn trẻ, trà chanh không chỉ là thứ đồ
uống đơn thuần mà cịn có chất riêng và có khả năng gắn kết nối lạ kỳ. Uống một
ly trà chanh, check in tại một quán nào đó là một cách để bắt kịp trend của giới trẻ
ngày nay. Thật vậy, ở Việt Nam giới trẻ vẫn "điên đảo" vì những ly trà chanh mỗi

ngày qua và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Nếu như ai đã một lần ngồi thưởng thức đồ uống tại Tmore chắc chắn sẽ
không thể nào quên được vị trà chanh thơm thơm, mát lạnh, hòa quyện vị trà
truyền thống, chua chua của chanh, ngọt lành của đường. Vậy nếu như bạn chưa
từng trải nghiệm thì tại sao khơng ghé thăm và thưởng thức 1 ly trà mát lạnh ở một
khơng gian mới lạ nhỉ?

Đánh đúng tâm lý thích ngồi trà chanh, lại vừa muốn tiết kiệm chi phí
của giới trẻ Tmore lúc nào cũng đông đúc khách hàng.
Khác với mơ hình kinh doanh nhỏ trà chanh vỉa hè trước kia thì những năm gần
đây, xu hướng trà chanh với “màn lột xác” bất ngờ, được tạo dựng thành những
thương hiệu chuyên nghiệp với hệ thống pha chế bài bản hơn, không gian thưởng
thức mới- trong những quán rộng rãi, sạch sẽ, nhiều góc trang trí đẹp mắt. Điều
này đã khiến cho trà chanh trở thành một hình thức kinh doanh hiệu quả và phát
triển mạnh trên thị trường ẩm thực đường phố ngày nay. Và trà chanh Tmore cũng


là một thương hiệu như vậy và được nhiều “tín đồ ăn uống “ yêu thích và biết đến.
Nhắc đến thương hiệu trà chanh Tmore thì khơng thể khơng nhắc đến hình thức
kinh doanh nhượng quyền đồ sộ trên khắp cả nước. Chị Nguyễn Hạnh Hoa- người
sáng lập và điều hành Tmore cho biết: “ Bắt đầu với Tmore từ tháng 10/2018, đến
tháng 3/2019 hãng bắt đầu nhượng quyền để nhân rộng mơ hình ra. Tmore mất
khoảng 5-6 tháng để hồn thiện bộ máy và quy trình của hệ thống. Đến nay,
Tmore đã có khoảng 170 cơ sở nhượng quyền trên khắp cả nước.”
1.

Khảo sát đánh giá của khách hàng về thương hiệu trà chanh hiện nay:





1.
Chính sách sản phẩm của hãng.
Trong thời kì “trà chanh lên ngôi” , nhiều doanh nhân trẻ đã chuyển hướng sang
kinh doanh loại hình trà chanh điển hình như khu vực trung tâm các thành phố rồi
cho đến các vùng quê, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những quán trà chanh với
những ánh đèn sáng lung linh vào chập tối. Những quán nước nổi lên rầm rộ, vì thế
để thu hút khách hàng thì mỗi doanh nghiệp lại phải tạo cho hãng của mình sự
khác biệt. Vì thế Tmore với những chính sách vừa mới lạ vừa lơi cuốn đã giữ chân
được nhiều “tín đồ ăn vặt” và phát triển trên thị trường .
a. Yếu tố mặt bằng:
Mục tiêu đầu tiên để thu hút và quảng bá của hãng là mặt bằng quán.
Mặt bằng quán cũng ảnh hưởng đến việc quyết định hãng nhượng quyền hay
không. Nếu địa điểm đáp ứng được các yêu cầu của Tmore thì sẽ được tiếp
quản quản lý cửa hàng. Bởi lẽ, một cửa hàng trà chanh rộng rãi thoáng mát ,
nằm ngay trục chính các góc phố hay các con đường đi lại sẽ là một điểm
đến lý tưởng thu hút sự chú ý của mọi người. Mặc dù hãng nổi tiếng về việc
nhượng quyền trên nhiều cơ sở , Tmore vẫn luôn đảm bảo khoảng cách giữa
các cửa hàng nhượng quyền để không bị ảnh hưởng đến việc kinh doanh,
không xảy ra cạnh tranh lẫn nhau.
Theo như chị Hạnh Hoa cho biết: “ Một lần nhượng quyền sẽ đi theo
một số bước cơ bản như đầu tiên là mình sẽ khảo sát mặt bằng. Bên mình
ln ưu tiên mặt bằng căn góc, hai mặt tiền hoặc một mặt tiền nhưng phải


rộng, có chỗ để xe, chỗ ngồi rộng rãi.” Có lẽ nhờ vậy mà chính sách kinh
doanh của Tmore đã đạt được nhiều thành công, bởi yếu tố quan trọng làm
cơ sở ban đầu cho sự phát triển của kinh doanh qn nước chính là mặt bằng
qn. Do đó, yếu tố mặt bằng chính là nền tảng, “nền móng” để phát triển
thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp.


Một trong những qn nhượng quyền của Tmore
b. Hình thức trang trí:
Nhắc đến một quán nước thì người ta lại hay nhắc đến “cái view”, đúng vậy với
lượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ thì Tmore đã thành cơng trong việc tạo sự thu
hút, lơi cuốn đến khách hàng về hình thức trang trí quán . Nếu như trước kia đến
với trà chanh tức là tới những quán trà đá vỉa hè uống” trà+đường=trà chanh” –
hình thức kinh doanh cịn sơ sài nhưng ngày nay,nhắc đến trà chanh thì mọi người
lại nghĩ tới một không gian “sang chảnh” để check in chụp hình. Và Tmore đã
đánh trúng tâm lý khách hàng, tạo cho quán nhiều sự mới lạ với những hình thức
bày trí cực kì bắt mắt vừa tạo sự sang trọng vừa tạo sự ấm cúng bởi những ánh đèn
lung linh. Mỗi cửa hàng nhượng quyền sẽ có một cách bày trí khác nhau nhưng
đều đem đến cho khách hàng sự thích thú, lơi cuốn. Rồi vào những ngày lễ khác
nhau thì các cơ sở cũng có các kế hoạch trang trí lại cửa hàng, thường xuyên thay
đổi cách bày trí cửa hàng khiến cho qn ln có sự mới mẻ . Vì thế nhắc đến trà
chanh Tmore thì ta lại nhớ về sự ấm cúng của ánh đèn cùng với view sống ảo cực
kì ấn tượng
c. Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm


Nhãn hiệu là một thành tố cơ bản để ta có thể phân biệt các mặt hàng của những
người bán khác nhau, vì vậy việc quyết định tên nhãn hệu của hãng là vơ cùng
quan trọng. Sau q trình nghiên cứu chị Nguyễn Hạnh Hoa đã chọn tên là”
Tmore- tiệm trà chanh” với slogan là Try more-more than tea. Với thơng điệp
lan tỏa đó là muốn nhiều bạn có thể thử nhiều hơn các loại trà khác nhau. Đưa
đến cho người uống nhiều hương vị khác nhau, đa dạng hóa menu của hãng
nhằm thu hút người tiêu dùng.
d. Quyết định về bao bì sản phẩm. Chất lượng sản phẩm
Sự khác biệt lớn mà Tmore đã áp dụng đó là hình thức bao bì sản phẩm. Bao bì
sản phẩm với hình ảnh chủ đạo là logo của hãng, điều này giúp cho khách hàng

dễ dàng nhận dạng được sản phẩm của hãng. Và một điều đặc biệt mà có lẽ chỉ
khi đến với Tmore khách hàng mới có thể cảm nhận được. Mọi người sẽ cảm
thấy cực kỳ hài lòng về chất lượng với hình thức đóng gói bao bì với mục đích
bảo vệ mơi trường. Thay vì sử dụng ống hút và cốc đựng mang về bằng nhựa
thì Tmore sử dụng cốc và ống hút bằng giấy. Điều này cũng khiến cho rất nhiều
khách hàng hài lòng và quyết định sử dụng sản phẩm của hãng.

Cùng Tmore bảo vệ môi trường nào!
Hơn thế để làm nên thương hiệu, mấu chốt chính là chất lượng sản phẩm. Đến
với Tmore, mọi người sẽ được thưởng thức những hương vị mới lạ của rất nhiều
loại trà, với hương vị đậm đà của trà thoảng chút hương nhài thơm, đậm đà đến lạ
kì. Ngồi trong khung cảnh lung linh để thưởng thức vị trà Tmore rồi nhấp nháp hạt
hướng dương tám chuyện thì thật thú vị.


Thực đơn đa dạng thêm những món đồ ăn vặt .

Thực đơn đa dạng, giá cả hợp lí.


Để chiều lịng thực khách, Tmore cũng ln thực hiện chính sách đổi mới thực đơn,
có nghĩa là khi ta đến với Tmore thì khơng phải chỉ dừng lại ở món trà truyền
thống mà cịn được khám phá rất nhiều loại đồ uống khác nhau nổi lên từng thời kì
nhưng với nét pha chế riêng biệt tạo sự mới lạ trong thức uống tại đây. Bản chất,
Tmore là các cửa hàng nhượng quyền nhưng nó lại có sự thống nhất về cách thức
pha chế chứ không bị phai nhạt. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp được hương vị quen
thuộc của trà chanh Tmore. Bởi khi nhượng quyền bên mua phải cam kết chọn
nguồn nguyên liệu được kiểm soát từ hệ thống Tmore và cách thức pha chế để đảm
bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay khách hàng. Cùng với chất lượng sản phẩm
tốt như vậy mà giá cả sản phẩm lại phải chăng phù hợp với mọi lứa tuổi (học sinh,

sinh viên, người đi làm,…), chính vì thế mà qn lúc nào cũng đón nhận được rất
đơng khách hàng và được nhiều người biết đến.
e. Các quyết định khác liên quan đến chính sách sản phẩm của hãng
Đóng góp cho sự phát triển của hãng, khơng thể khơng kể đến hình thức
marketing:
Thứ nhất, sau khi phát triển ổn định nền tảng của hãng, Tmore đã thực
hiện chính sách nhượng quyền quán trên 170 cơ sở trải khắp cả nước. Bằng
hình thức nhân rộng cơ sở cửa hàng, Tmore đã được nhiều người biết đến.Và
cho đến giờ, hãng vẫn tiếp tục thu hút nhượng quyền để mở rộng thị trường.
Thứ hai, trên các trang mạng, Tmore cũng tạo cho mình những trang
mạng và được rất đơng đảo lượt theo dõi. Ở đây, các thơng tin về cửa hàng,
hình ảnh quảng cáo, thông tin giảm giá sản phẩm thường niên, các dịch vụ
khách hàng… đều được cập nhật hàng ngày ( ví dụ như trang facebook
“Tmore- tiệm trà chanh” ).
Để tạo hiệu quả cho việc kinh doanh, không thể không kể đến các dịch vụ
chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên đều được đào
tạo, năng động, nhiệt tình với khách; các dịch vụ giảm giá trong các ngày
trong tuần hay ngày lễ cúng đều được áp dụng thường niên thu hút rất đông
đảo khách hàng. Hơn thế phải kể đến dịch vụ bán hàng qua mạng, bạn có thể
order mọi lúc mọi nơi tại cơ sở Tmore gần nhất, Tmore sẽ ship tận nơi cho
mọi người. Điển hình trong đợt dịch covid hiện nay, hãng vẫn áp dụng bán
hàng online để phục vụ khách hàng, và còn chung tay ủng hộ đất nước ngăn
chặn dịch bệnh bằng cách chiết khấu trên mỗi sản phẩm trà chanh sẽ ủng hộ
vào bộ y tế 1.000đ , điều này đã nhận được thêm rất nhiều sự ủng hộ của
khách hàng.

Ngồi ra hãng cịn thường xun nghiên cứu để làm mới menu của mình cũng như
đưa đến cho khách hàng nhưng sản phẩm chất lượng nhất tốt nhất. Hãng luôn



làmmới sản phẩm để mang lại cảm giác mới mẻ cho khách hàng của mình.

4. Kết quả mà hãng đã nhận được
TMore là tiệm trà chanh xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội nâng cấp từ mơ
hình trà đá vỉa hè. Một năm trở lại đây TMore đã trở lại với màn lột xác bất ngờ.
Trà chanh giờ đây không chỉ là tiệm trà chanh vỉa hè đơn giản mà được nâng cấp
lên phiên bản cao cấp hơn thành một trong số những thương hiệu nổi tiếng. Với
không gian mới lạ, thiết kế ấn tượng, nhiều đồ uống độc đáo được biến tấu đi kèm,
cùng với việc phát triển hệ thống cửa hàng lên hàng trăm cơ sở.
Một năm trở lại đây TMore đã trở thành một trong những chuỗi trà chanh
lớn có hình thức nhượng quyền phát triển một cách chóng mặt. Khơng chỉ có cơ sở
tại nội thành, mà ngoại thành cũng nhiều không đếm xuể. Thương hiệu đã được
đông đảo các bạn trẻ biết đến với độ phủ sóng rộng khắp cả nước với khoảng 170
cơ sở nhượng quyền. Một cốc trà chanh có giá thành rẻ chỉ từ 10.000-30.000
đồng/cốc, hương vị đa dạng, dễ uống…nên nhanh chóng được giới trẻ đón nhận.
Ngồi ra với mức chi phí đầu tư thấp, tỉ lệ hồn vốn nhanh, mức lợi nhuận cao,
nhiều người đã lựa chọn trà chanh TMore để thử sức khởi nghiệp kinh doanh bằng
hình thức nhượng quyền. Theo chị Nguyễn Hạnh Hoa – người sáng lập và điều
hành TMore , mơ hình kinh doanh nhượng quyền trà chanh mới này được thị


trường đón nhận và nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhân rộng ra. Hiện tại, số đơn vị
nhượng quyền đã lên tới con số 170 và sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai, xuất
hiện khắp 3 tỉnh thành Bắc, Trung, Nam và luôn lọt top các thương hiệu trà chanh
được yêu thích nhất bên cạnh các hãng trà chanh nổi tiếng khác như : trà chanh Bụi
phố, trà chanh Chill, trà chanh 1975…
Về doanh thu, việc kinh doanh trà chanh được xem là “một vốn bốn lời”. Ở
thời điểm khi mà trà chanh bùng nổ nhất, doanh thu tại các cửa hàng của các
thương hiệu trung bình khoảng 10 – 15 triệu đồng mỗi ngày, cao nhất lên đến 30
triệu đồng. Thời điểm hiện tại, khi mà độ hot của trà chanh đã lắng xuống thì tốc

độ tăng trưởng trung bình của các hệ thống vẫn ln đạt mức 30% tương đối so với
kì vọng . Như vậy số lợi nhuận mà 1 quán thu về trong 1 ngày khoảng 2-3 triệu
đồng và cao hơn trong dịp lễ tết.Trung bình một qn trà chanh có thể thu về lợi
nhuận từ 50 - 60 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ hết chi phí vận hành. Cịn riêng
đối với TMore , bản thân mơ hình của TMore bán các sản phẩm tốt, tự nhiên với
giá thành rất rẻ lại luôn hướng đến bảo vệ môi trường nên thực tế sẽ không thể
nhanh chóng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên,chị Nguyễn Hạnh Hoa cũng có chia sẻ:
phần lợi nhuận sẽ là cái lâu dài, sẽ tự đến khi khách hàng cảm thấy những giá trị tốt
đẹp mà nó mang lại, đó mới là phần bền vững hơn. Song mức doanh thu trung bình
khởi điểm tại các cơ sở nhượng quyền vẫn đạt chỉ tiêu mà thương hiệu đề ra. Phải
chăng điều này khiến nhiều người cảm thấy hấp dẫn và có hứng thú và đặt niềm
tin kinh doanh vào thương hiệu TMore. Bởi lẽ những giá trị cốt lõi mới có thể
mang lại thành công và giữ chân khách hàng ở lại với TMore trong tương lai.
5. Các vấn đề còn tồn tại ở hãng và giải pháp do nhóm đề xuất
TMore là một thương hiệu khá là mới và nổi tiếng một cách nhanh chóng bắt
đầu nhượng quyền từ tháng 10/2018, đến tháng 3/2019 đã đạt được nhiều thành
công và duy trì cho đến tận bây giờ vì vậy chính sách kinh doanh của thương hiệu
không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. So sánh với trà chanh Bụi phố - một
thương hiệu trà chanh nổi tiếng khởi nghiệp từ 14/11/2018 đến nay với gần 400 cơ
sở nhượng quyền, thì thấy TMore đang gặp phải một số khúc mắc. Như là tai nạn
khi bị sao chép công thức pha chế , tai nạn về việc nhượng quyền khi đối tác vừa
muốn sản phẩm an toàn chất lượng, giá rẻ thân thiện với môi trường nhưng lại
muốn thu về lợi nhuận cao; hay là việc số lượng khách khá giảm vào mùa
đông,..Đây thực sự là những vấn đề khơng riêng gì TMore phải đối mặt mà là vấn
đề chung của hầu hết các thương hiệu trà chanh. Vậy nên, nhóm 9 chúng em tổng
hợp được từ ý kiến của các bạn trong nhóm và từ bản khảo sát của giới trẻ hiện nay
về việc lựa chọn trà chanh, xin phép đưa ra một số giải pháp để cải thiện như sau:
thứ nhất, để tránh việc công thức bị sao chép hay bị lỗng khi về đến cơ sở nhượng
quyền thì đội ngũ pha chế luôn phải được đào tạo bài bản tại cửa hàng mẫu để đảm
bảo pha chế đúng công thức, thống nhất hương vị trước khi về làm việc tại cửa



hàng. Thứ hai, để giải quyết vấn đề đối tác có suy nghĩ trái chiều khơng cùng chí
hướng với thương hiệu về lợi nhuận ban đầu, hệ thống TMore có trách nhiệm giải
thích và giữ vững triết lí kinh doanh và giá trị cốt lõi ở chất lượng sản phẩm, đảm
bảo nhu cầu vệ sinh. Chính điều này cũng giúp TMore duy trì lượng khách vào
mùa đơng bởi giá trị cốt lõi mới kiến bạn trẻ lựa chọn thương hiệu. Ngồi ra,
TMore đã có nhiều cơ sở ở các vị trí đắc địa như: Hội An, Nha trang …cần ngày
một nâng cấp mở rộng ra nhiều khu vực khác, tích cực quảng bá trên nhiều phương
tiện truyền thông để ngày càng nhiều bạn trẻ biết đến TMore. Bên cạnh đó, việc tạo
ra nhiều ưu đãi dành cho khách hàng: mua 1 tặng 1 vào những dịp cuối tuần, phát
hành thẻ tích điểm, tặng móc khóa in logo thương hiệu,…hay mở rộng thêm việc
ship bằng cách liên kết với nhiều trang online cũng góp phần quảng bá cho thương
hiệu, tạo dựng được tình cảm và hứng thú của khách hàng. Mong trong một tương
lai khơng xa, TMore có thể mang văn hóa trà đến các nước trên thế giới.


Kết luận
� Tmore đã và đang trên đà không ngừng phát triển, không ngừng mở rộng vùng
kinh tế trên cả nước và rất có thể trong tương lai Tmore sẽ tạo thành một thương
hiệu lớn và mang nhãn hiệu trà chanh của Việt Nam ra cho cộng đồng bạn bè quốc
tế có thể biết đến và thưởng thức. Một phiên bản nâng cấp của những quán trà
chanh vỉa hè, một phiên bản được đầu tư gọn gàng, sạch sẽ, tử tế đó là lí do vì sao
mà rất nhiều người hiện nay đã và đang chọn những quán trà chanh như Tmore để
làm nơi tán gẫu và nói chuyện và cũng có thể là một món nước giải khát vơ cùng
ngon với giá cả hợp lí vừa túi tiền của tất cả mọi người. Tất cả dường như chỉ là
bước đầu của Tmore để tạo nên một nền công nghiệp trà chanh trên cả nước.




×