Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Luận văn thạc sĩ các giải pháp phát triển sản xuất cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 156 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

NGUYỄN ðĂNG THỰC

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
CANH TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN ðAN PHƯỢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN

HÀ NỘI - 2009


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn ðăng Thực

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

i


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cơ giáo Viện Sau đại
học, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Bộ mơn Phân tích định lượng –
trường ðại học Nơng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi về mọi mặt trong
q trình học tập và làm đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS
Nguyễn Hữu Ngoan, người ñã định hướng và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
làm ñề tài.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân, Phịng Thống
kê, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Tài Ngun và Mơi
trường, Phịng Lao động TBXH huyện ðan Phượng.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã, các cán bộ, hộ
nơng dân đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia
đình và bạn bè trong suốt q trình học tập và hồn thiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc ñối với mọi sự giúp đỡ q báu đó.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 200...
Tác giả luận văn

Nguyễn ðăng Thực

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

ii


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ðẦU................................................................................

1

1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu ñề tài........................................

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................

3


1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................

3

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................

3

1.3.1. ðối tượng nghiên cứu.................................................................

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................

3

1.4. Thời gian nghiên cứu ñề tài..........................................................

3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................

4

2.1. Một số vấn ñề lý luận chủ yếu .....................................................


4

2.1.1. Lý thuyết về sự phát triển...........................................................

4

2.1.1.1. Một số quan ñiểm về phát triển.................................................

4

2.1.1.2. Một số lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế..................

4

2.1.1.3. Phát triển bền vững...................................................................

8

2.1.2. Phát triển sản xuất và sản xuất hàng hoá là sự tất yếu của

10

nền kinh tế thị trường...........................................................................
2.1.3. Phát triển sản xuất cam Canh và q trình chuyển dịch cơ

13

cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn....................................................
2.1.4. Chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà nước về khuyến


15

khích phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá..............
2.2 Cơ sở thực tiễn...............................................................................

19

2.2.1. Thực tế sản xuất cây ăn quả ở nước ta......................................

19

2.2.1.1. Xu hướng phát triển sản xuất....................................................

19

2.2.1.2. Tình hình thị trường trong nước....................................................

22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. iii


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

2.2.1.3. Tác ñộng của chi tiêu và giá ñối với cầu của quả.....................

24


2.2.1.4. Xuất khẩu...................................................................................

25

2.2.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam..............

27

2.2.2. Kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới về phát

38

triển cây cam quýt.................................................................................
2.2.2.1. Kinh nghiệm chung...................................................................

38

2.2.2.2. Kinh nghiệm một số nước..........................................................

39

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

43

CỨU.......................................................................................................
3.1. ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện ðan Phượng............

43


3.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên.......................................................................

43

3.1.1.1. ðặc ñiểm ñịa lý........................................................................

43

3.1.1.2. Thời tiết khí hậu........................................................................

43

3.1.1.3. ðịa hình, thổ nhưỡng................................................................

46

3.1.2. ðặc điểm kinh tế - xã hội............................................................

46

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.........................................................

46

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao ñộng.............................................

52

3.1.2.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng........................................................


54

3.1.2.4. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện...........

57

3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................

57

3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế...................................................

57

3.2.2. Phương pháp chuyên gia - chuyên khảo...................................

58

3.2.3. Phương pháp PRA......................................................................

59

3.2.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT...................................

59

3.2.5. Nguồn số liệu...............................................................................

60


3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................

61

3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất...................................

61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

iv


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả..........................................................

61

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................

65

4.1. Thực trạng phát triển cây cam Canh trên ñịa bàn huyện ðan

65


Phượng..................................................................................................
4.1.1. Cơ cấu cây cam Canh trong ngành trồng trọt của huyện..........

65

4.1.2. Thực trạng sản xuất cây Cam Canh...........................................

67

4.1.3. Thực trạng công tác bảo quản, chế biến sản phẩm...................

79

4.1.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm......................................................

80

4.1.5. Hiệu quả kinh tế của cây cam Canh..........................................

88

4.1.6. Ứng dụng phân tích SWOT trong phát triển sản xuất cam

96

Canh trên ñịa bàn huyện......................................................................
4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất cây cam Canh

98


của huyện ðan Phượng........................................................................
4.2.1. Căn cứ ñề ra phương hướng, mục tiêu phát triển.....................

98

4.2.2.ðịnh hướng và mục tiêu phát triển.............................................

101

4.2.2.1. ðịnh hướng phát triển...............................................................

101

4.2.2.2. Mục tiêu phát triển....................................................................

102

4.3. Những giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển

104

sản xuất cây cam Canh của huyện ðan Phượng...............................
4.3.1. Quy hoạch phát triển sản xuất...................................................

104

4.3.2. Tổ chức ñầu tư thâm canh..........................................................

116


4.3.3. Giải pháp về vốn..........................................................................

118

4.3.4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm..................................................

121

4.3.4.1. Duy trì và mở rộng thị trường..................................................

121

4.3.4.2. Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.....................

122

4.3.4.3. Giải pháp liên quan đến sản phẩm...........................................

122

4.3.4.4. ðầu tư cơng nghệ bảo quản chế biến và xây dựng thương

124

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

v


Luận văn thạc sĩ kinh tế


Nguyễn ðăng Thực

hiệu sản phẩm........................................................................................
4.3.4.5. Tăng cường các hoạt ñộng giao tiếp và khuyếch trương..........

125

4.3.4.6. ðối với người sản xuất..............................................................

125

4.3.4.7. Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước.........................................

126

4.3.5. Một số giải pháp khác.................................................................

127

4.4. Một số dự kiến về kết quả phát triển cây Cam Canh trên ñịa

130

bàn huyện ðan Phượng.......................................................................
4.4.1. Hiệu quả kinh tế..........................................................................

130

4.4.2. Hiệu quả xã hội...........................................................................


133

4.4.3. Hiệu quả môi trường – sinh thái................................................

134

PHẦN V: KẾT LUẬN.........................................................................

136

5.1. Kết luận .........................................................................................

136

5.2. ðề xuất - kiến nghị.........................................................................

137

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

vi


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1: Tỷ lệ tiêu thụ ñối với từng sản phẩm theo vùng (%)..............

22

Bảng 2.2: ðộ co giãn chi tiêu ñối với quả..............................................

25

Bảng 2.3: Hệ số co giãn của cầu ñối với giá..........................................

25

Bảng 2.4: Diện tích cam quýt cho sản phẩm phân theo vùng, miền......

35

Bảng 2.5: Năng suất cam quýt phân theo vùng, miền............................

36

Bảng 2.6: Sản lượng cam quýt phân theo vùng, miền...........................

37

Bảng 3.1: Tình hình nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và ñộ ẩm trên

45

ñịa bàn huyện 3 năm 2005 – 2007.........................................................

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất ñai của huyện ðan Phượng 3 năm

48

2006 – 2008............................................................................................
Bảng 3.3: Các loại đất của huyện ðan Phượng.....................................

49

Bảng 3.4: Tình hình nhân khẩu và lao ñộng của huyện 3 năm 2006 –

53

2008........................................................................................................
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện qua các năm...........

57

Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện ðan Phượng

66

3 năm 2006 – 2008................................................................................
Bảng 4.2: Diện tích, sản lượng các loại cây ăn quả chính ở ðan

69

Phượng....................................................................................................
Bảng 4.3 : Thơng tin chung về hộ ñiều tra năm 2008.............................


70

Bảng 4.4: Mức ñầu tư chi phí cho sản xuất cam Canh trên 1 ha..........

74

Bảng 4.5: Một số sâu, bệnh hại chính trên cây Cam Canh ..................

77

Bảng 4.6: Hình thức tiêu thụ sản phẩm Cam Canh của các hộ tại

81

huyện ðan Phượng năm 2008................................................................
Bảng 4.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh trên 1 ha năm

90

2008.........................................................................................................................

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. vii


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

Bảng 4.8: Giá trị hiện tại rịng (NPV) đối với cây cam Canh tính bình


92

qn cho 1 ha........................................................................................
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh và Bưởi Diễn

94

trên 1 ha.................................................................................................
Bảng 4.10: Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất cam

97

Canh trên ñịa bàn huyện ðan Phượng...................................................
Bảng 4.11: Dự báo dân số, lao ñộng huyện ðan Phượng ñến năm 2020.........

99

Bảng 4.12: Dự báo nhu cầu thực phẩm của thành phố Hà Nội..............

100

Bảng 4.13: Dự báo mức nhập khẩu cam qt........................................

100

Bảng 4.14: Quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp tồn huyện đến năm

106

2010........................................................................................................

Bảng 4.15: Dự kiến nguồn vốn và phân kỳ đầu tư................................

120

Bảng 4.16: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả trên ñịa

132

bàn huyện ðan Phượng đến năm 2015...................................................

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. viii


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam thời kỳ 1999 –

20

2005........................................................................................................
Hình 2.2: Biến động diện tích một số cây ăn quả (ha)...........................

20

Hình 2.3: Tỷ suất hàng hóa năm 2002 (%).............................................

22


Hình 2.4: Tiêu thụ quả theo vùng...........................................................

24

Hình 2.5: Mức tiêu thụ quả phân theo nhóm chỉ tiêu.............................

24

Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai ñoạn 1991 – 2004

26

(nghìn USD)...........................................................................................
Hình 2.7: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000

26

và 2004...................................................................................................
Hình 2.8: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang

27

Trung Quốc.............................................................................................

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

ix



Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu ñề tài
Cây ăn quả nói chung và cây cam Canh (cam đường Canh là một giống
quýt nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi là cam, quýt có tên khoa học là Citrus
reticulata) [14] nói riêng là loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao,
ñang ñược xem là ñối tượng quan trọng nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong nơng nghiệp.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta thì mục tiêu ăn
no khơng cịn là vấn ñề lớn; mà vấn ñề ăn ngon, ñảm bảo sức khoẻ ñang là
vấn ñề quan tâm của người tiêu dùng. Vì vậy, các sản phẩm về quả ngày càng
được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của các gia đình.
Với một nước có dân số lớn như nước ta thì nhu cầu về cả số lượng,
chủng loại quả là rất lớn. ðặc biệt là các loại quả có chất lượng cao như cam
Canh (trong các loại cây ăn quả có múi thì giá trị hàng hố của cam qt cao
hơn, do màu sắc trái cây và vị ngọt hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào [11]. Hàm
lượng Vitamin A trong cam tới 0,465mg/100 g thịt quả, hơn hẳn nhiều loại
khác như chuối 0,225mg, dứa 0,035mg, bơ 0,205 mg, ổi 0,075 mg, na 0,005
mg, sầu riêng 0,01 mg; Hàm lượng Vitamin B1 trong cam 0,09 mg, chuối
0,03 mg, xoài 0,06 mg, dứa 0,06 mg; Vitamin C trong cam 0,42 mg, chuối
0,14 mg, xoài 0,36 mg, dứa 0,22 mg, bơ 0,08 mg) phục vụ các vùng tập trung
dân cư đơng và có mức sống cao như Hà Nội, Hải Phòng, ðà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ... ðiều đó đã đặt ra cho ngành sản xuất hoa quả của
nước ta phải phát triển mạnh hơn, không những chỉ nhằm phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Quả cam quýt dùng ñể ăn tươi, làm mứt, chế biến đồ hộp giải khát. Sản

phẩm cam qt cịn ñược dùng nhiều trong y học cổ truyền, trong công
nghiệp thực phẩm, hố mỹ phẩm...

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

1


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều vùng
tiểu khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất nhiều loại cây ăn quả trong đó
có cây cam Canh cho năng suất cao, chất lượng tốt nếu có hướng đầu tư và kỹ
thuật tốt.
Huyện ðan Phượng - thành phố Hà Nội nằm trong vành ñai thực phẩm
phục vụ nhu cầu của thủ đơ Hà Nội là một huyện thuộc ðồng bằng châu thổ
Sơng Hồng, có nhiều tiềm năng ñể phát triển những cây ăn quả cao cấp, trong
đó có cây cam Canh thể hiện ở điều kiện về đất đai, khí hậu thích hợp (chất
đất, khí hậu tương tự như vùng Canh - huyện Từ Liêm là q hương của cây
canh Canh), có lực lượng lao động nơng nghiệp dồi dào, có trình độ tương đối
cao. ðan Phượng lại là huyện nằm ở cửa ngõ thủ đơ Hà Nội, nơi tập trung dân
cư là thị trường tiêu thụ rất tốt, Hà Nội là nơi tập trung các trung tâm nghiên
cứu khoa học, khu công nghiệp tập trung sẽ thuận tiện cho việc học tập, trao
ñổi về kỹ thuật ñể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; ñồng thời cũng
sẽ thuận lợi cho việc bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị của
sản phẩm.
Ngoài ra, trong những năm gần đây cây cam Canh cịn ñược sử dụng ñể
làm cảnh thay cho cây Quất ngày Tết cho giá trị kinh tế rất cao.

Thực tế, những năm gần ñây trên ñịa bàn huyện ðan Phượng ñã hình
thành một số loại cây ăn quả như Nhãn, Bưởi Diễn... Tuy nhiên, so với các
loại cây ăn quả trên thì cam Canh có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn
đang là hướng chuyển đổi sản xuất nơng nghiệp của huyện trong thời gian tới.
Nhưng ñể phát triển cây cam Canh đúng định hướng, có hiệu quả và bền vững
cần giải quyết một số vấn ñề ñặt ra về qui hoạch sản xuất, về biện pháp kinh
tế - kĩ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam Canh, về thị
trường...
Vì những lý do trên tơi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu ñề tài:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

2


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

“Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam Canh trên ñịa bàn huyện
ðan Phượng - thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cam Canh
hợp lý và bền vững trên ñịa bàn huyện ðan Phượng - thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá những vấn ñề lý luận chủ yếu về phát triển sản xuất cây
cam Canh.
ðánh giá thực trạng sản xuất cây cam Canh và xác ñịnh tiềm năng phát
triển sản xuất cây cam Canh trên ñịa bàn huyện ðan Phượng - thành phố Hà

Nội.
ðưa ra những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển sản
xuất cây cam Canh một cách hợp lý trên ñịa bàn huyện ðan Phượng - thành
phố Hà Nội.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Những vấn ñề kinh tế - kỹ thuật trong phát triển sản xuất cây cam Canh
trên ñịa bàn huyện ðan Phượng - thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài nghiên cứu tại một số xã ñại diện về trồng cây cam Canh trên ñịa
bàn huyện ðan Phượng - thành phố Hà Nội trong thời gian 3 năm (2006 2008), tập trung những giải pháp phát triển sản xuất cây cam Canh phù hợp
với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và ñịnh hướng của huyện.
1.4. Thời gian nghiên cứu ñề tài
Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

3


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số vấn ñề lý luận chủ yếu
2.1.1. Lý thuyết về sự phát triển
2.1.1.1. Một số quan ñiểm về phát triển
Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những

chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội
hơm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ.
Những năm gần ñây nhiều tác giả ñã ñưa ra những lý thuyết khác nhau
về sự phát triển.
Theo Gerard Crellet thì “Phát triển là q trình một xã hội đạt đến thoả
mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản” [7]. Tác giả Raaman Weitz cho
rằng “Phát triển là một q trình thay đổi liên tục làm tăng mức sống của con
người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Với Ngân hàng Thế giới, phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm những
thuộc tính có liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là: “Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do cơng dân...”.
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể
hiểu phát triển là việc tạo ñiều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều
thoả mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có mơi
trường sống lành mạnh, ñược hưởng các quyền cơ bản của con người và được
đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực, khơng có chiến tranh. Nói cách
khác phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao
các chuẩn mực sống, cải thiện các ñiều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng
về cơ hội; đảm bảo các quyền về chính trị và cơng dân là những mục tiêu rộng
hơn của phát triển.
2.1.1.2. Một số lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế
+ Trường phái cơ cấu:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

4


Luận văn thạc sĩ kinh tế


Nguyễn ðăng Thực

Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng lý
thuyết thương mại tự do ñể phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo
lý luận của David Ricacdo khơng cịn phù hợp nữa. Các nhà kinh tế Mỹ La
tinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nơng, lâm, ngư nghiệp
và khai thác khống sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực
dịch vụ. Trong q trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu và
phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước.
Trường phái cơ cấu kinh tế còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập
niên 1940 ñến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp ngun
liệu thơ, cịn các nước phát triển cung cấp hàng hố chế tạo. Vì vậy các nước
đang phát triển muốn phát triển nền cơng nghiệp trong nước phải dựa vào nhu
cầu trong nước. Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra
đời chiến lược cơng nghiệp hố thay thế nhập khẩu ñược áp dụng rộng rãi ở
các nước đang phát triển từ thập niên 1950.
+ Mơ hình tăng trưởng tuyến tính nhiều giai đoạn:
Từ thành cơng của kế hoạch Marshall sau chiến tranh thế giới thứ hai,
các nhà kinh tế học phát triển ở các nước ñang phát triển cho rằng các nước
đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận ñược nhiều
vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế
này là Walt W.Rostow.
Rostow cho rằng để trở thành một nước cơng nghiệp tiên tiến cần phải
trải qua các giai ñoạn:
(1) Xã hội truyền thống: Giai đoạn này sản xuất nơng nghiệp là chủ
yếu, năng suất lao ñộng thấp
(2) Chuẩn bị các tiền ñề ñể cất cánh: Ở giai ñoạn này hai khu vực kinh
tế nông nghiệp truyền thống và kinh tế tư bản chủ nghĩa tồn tại song song; lực
lượng lao ñộng ñược phân bố lại, thị trường phát triển và mở rộng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

5


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

(3) Cất cánh: Phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng, hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc phát triển. Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
(4) Trưởng thành: Nền kinh tế bước sang giai ñoạn phát triển, cơ cấu xã
hội thay ñổi. Mức ñầu tư trong sản phẩm quốc dân ròng chiếm từ 10 - 20%.
Ngành cơng nghiệp đã bước sang giai ñoạn “trưởng thành” hiện ñại. ðời sống
vật chất và tinh thần của người dân ñược nâng cao. Các chủ tư bản tham gia
vào công việc quản lý kinh tế Nhà nước, ñiều khiển sự phát triển kinh tế - xã
hội ñất nước.
(5) Chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mơ lớn: Giai đoạn này cơng
nghiệp đã phát triển cao, kinh tế xã hội ñã ñạt ñến mức phát triển, các nhu cầu
của con người ñã ñược ñáp ứng ñầy ñủ.
Các nước ñang phát triển ở vào giai ñoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất
cánh các nước ñang phát triển cịn phải thoả mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ
lệ đầu tư lên khơng dưới 10% thu nhập quốc dân thơng qua tăng tỷ lệ để dành
hoặc nhận viện trở của nước ngồi, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng
trưởng nhanh chóng và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép
ngành kinh tế hiện ñại phát triển.
Rostow nhấn mạnh tốc ñộ phát triển mà khơng đề cập đến cơ cấu
ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc ñẩy

tăng trưởng kinh tế.
+ Lý thuyết về sự phụ thuộc:
Trong thập niên 1960 và 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới ñã cho
rằng các nước ñang phát triển thường phụ thuộc vào các nước phát triển và bị
bóc lột. Ngay trong một nước đang phát triển có thể có tầng lớp thống trị (bao
gồm chính trị gia, qn nhân...) có quan hệ khăng khít với các nước phát triển
và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các nước
đang phát triển khơng nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

6


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ
trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng của và tự cấp tự túc.
+ Các lý luận kinh tế học tân cổ ñiển:
Vào thập niên 1980 kinh tế học tân cổ ñiển chủ trương rằng muốn phát
triển kinh tế, các nước ñang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải
sự cạn thiệp của nhà nước. Nói cách khác họ đề cao phát triển kinh tế thân
thiện với thị trường, tư nhân hố, tự do hố thương mại, giảm đầu tư cơng
cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do
hoá thương mại và tự do tài khoản vốn...Một chương trình tổng hợp những
biện pháp như vậy ñược gọi là ðồng thuận Washington. Lý luận tân cổ ñiển
về phát triển kinh tế này ñược các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế và
Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành [24].

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Tăng trưởng và phát triển đơi khi được coi là ñồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa
chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển khơng những
nhiều sản phẩm hơn mà cịn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù
hợp về cơ cấu và phân bố của cải [12].
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh (thường là một năm).
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh (thường là một năm)
Quy mơ của một nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP).
Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính
bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng ñược sản xuất, tạo ra trong
phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài
chính).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

7


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

Tổng sản phẩm quốc gia hay tổng sản phẩm quốc dân là giá trị tính
bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi cơng
dân của một nước trong một thời gian nhất ñịnh (thường là một năm) [17].
Tổng sản phẩm quốc dân = Tổng sản phẩm quốc nội + thu nhập ròng.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP trong một thời
gian nhất ñịnh. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay ñổi về lượng của nền
kinh tế. Tuy vậy, ở một số quốc gia mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối
cao nên mặc dù thu nhập bình qn ñầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn
sống trong tình trạng nghèo khổ.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao
gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay ñổi về chất của nền kinh tế (như
phúc lợi xã hội, tuổi thọ...) và những thay ñổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng
của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển
kinh tế là một q trình hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh
tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất ñịnh nhằm ñảm bảo
rằng GDP cao hơn ñồng nghĩa với mức ñộ hạnh phúc hơn [24].
2.1.1.3. Phát triển bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với nội dung rất ñơn
giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
mơi trường sinh thái học”.
Năm 1984, ðại hội ñồng Liên hợp quốc đã uỷ nhiệm cho bà Gro
Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy quyền thành lập và làm Chủ
tịch Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED), nay cịn được biết với
tên Uỷ ban Brundland.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

8


Luận văn thạc sĩ kinh tế


Nguyễn ðăng Thực

Năm 1987, hoạt ñộng của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới trở
nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề “Tương lai của chúng ta”,
ngồi ra cịn được gọi là báo cáo Brundland. Bản báo cáo này lần đầu tiên
cơng bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, sự định nghĩa cũng như
cách nhìn mới về cách hoạch ñịnh các chiến lược phát triển lâu dài.
Theo Brundland: “Phát triển bền vững là phát triển thoả mãn những
nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng ñáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai”. ðó là q trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài
ngun được tái tạo, tơn trọng những q trình sinh thái cơ bản, sự ña dạng
sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên ñối với cuộc sống của con
người, ñộng vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này
tiếp tục ñược mở rộng thêm và nội hàm của nó khơng chỉ dừng lại ở nhân tố
sinh thái mà cịn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình
đẳng giữa những nước giàu và nghèo, giữa các thế hệ. Thậm chí nó cịn bao
hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi ñây là ñiều kiện tiên quyết nhằm giải
phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững.
ðể ñạt ñược phát triển bền vững cần phải ñạt ñược ñồng thời 3 ñiều
kiện:
- Phát triển có hiệu quả kinh tế.
- Phát triển hài hồ các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp
dân cư.
- Cải thiện môi trường sinh thái bảo ñảm phát triển lâu dài, vững chắc
cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” ñược ñề cập trong báo cáo
Brundland với một nội hàm rộng, nó khơng chỉ là những nỗ lực nhằm hồ giải
kinh tế và mơi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi
trường. Nội dung khái niệm cịn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội,

đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này nó được xem là “Tiếng chuông”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

9


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

hay nói cách khác là “Tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của lồi người trong
thế giới đương đại [24].
2.1.2. Phát triển sản xuất và sản xuất hàng hoá là sự tất yếu của nền
kinh tế thị trường
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người và có thể dùng để trao đổi với hàng hoá khác. Hàng hoá là một
phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và
trao đổi hàng hố. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hố khi nó trở
thành đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hố có thể ở dạng hữu hình và
ở dạng phi vật thể [5].
Quá trình sản xuất nhỏ ñi lên sản xuất lớn là quá trình chuyển hố nền
kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc thành nền kinh tế hàng hố mà đỉnh cao
là kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hố khơng phải là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt
trong lịch sử, mà kinh tế hàng hoá là phương thức phát triển kinh tế chung của
loài người, của nhiều phương thức sản xuất là một bước tiến của lịch sử. Ngày
nay nhân loại chưa biết ñến phương thức kinh tế nào tiến bộ hơn kinh tế hàng
hoá.
Nội dung của phát triển sản xuất hàng hóa:

- Phát triển sản xuất hàng hóa tồn diện, chun mơn hóa là phát triển
một cách hợp lý nền hay vùng kinh tế hàng hóa tồn diện, đa dạng. Thực hiện
chun mơn hóa gắn với cơng nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm
phù hợp với ñặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Phát triển sản xuất hàng có giá trị kinh tế cao, an tồn về sử dụng và
sạch về mơi trường sinh thái.
- Phát triển vùng sản xuất hàng hóa mạnh ñủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học – cơng nghệ đã tạo ñiều
kiện ñể sản xuất hàng hóa từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. 10


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

chiều sâu là chủ yếu, tạo ra hàng hóa có chất lượng cao và giá thành ngày
càng hợp lý. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng làm cho thu nhập của dân cư tăng lên dẫn đến cơ cấu, chất lượng, số
lượng hàng hóa của người tiêu dùng ngày một tăng làm cho sự cạnh tranh của
hàng hóa trên thị trường ngày càng khó khăn, gay gắt. Trong hồn cảnh đó,
nội dung chủ yếu có ý nghĩa quyết ñịnh của sự phát triển kinh tế hàng hóa là
sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, giá thành ngày càng hợp lý tạo ñiều kiện
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
Tóm lại, nội dung cơ bản của phát triển sản xuất hàng hóa nói chung,
phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa nói riêng là phát triển tồn diện,
chun mơn hóa và tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, gắn nơng nghiệp với
cơng nghiệp chế biến, phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa có giá trị kinh
tế cao, an tồn và sạch về mơi trường sinh thái.

Kinh tế hàng hố có những ưu thế sau:
Xét theo nấc thang tiến hoá của lịch sử phát triển các phương thức sản
xuất, kinh tế hàng hoá là một hình thức phát triển của lực lượng sản xuất hơn
hẳn xã hội tự cấp tự túc. ðặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hố là sản xuất
để trao ñổi thông qua mua bán, sản xuất cho người khác cho xã hội.
Lao động sản xuất hàng hố mang tính xã hội cao: phân cơng lao động
xã hội phát triển thơng qua mối quan hệ bình đẳng giữa người mua và người
bán.
Ưu thế của kinh tế hàng hố cịn thể hiện ở chỗ đẩy mạnh sự phân cơng
lao động xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng người, từng ñơn vị
kinh tế, từng ñịa phương, từng quốc gia trong quan hệ phân cơng lao động
quốc tế.
Kinh tế hàng hố và các quy luật vận động của nó làm cho năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa sống cịn đối với mọi
người sản xuất kinh doanh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. 11


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

Kinh tế hàng hố thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa
các đơn vị kinh tế trong khn khổ pháp luật, buộc người sản xuất phải tuân
theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự ñiều chỉnh bằng mệnh lệnh
hành chính [28].
Sản xuất hàng hố là quy luật khách quan của đa số hình thái kinh tế,
phản ánh trình độ phát triển sản xuất và phân cơng lao động càng sâu sắc thì
sản xuất hàng hố càng phát triển, phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên kinh tế xã

hội phù hợp. Việc duy trì hay thay đổi về cơ cấu trong nông nghiệp không
phải là mục tiêu mà là phương thức cho sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế, mọi sự duy trì quá lâu hay thay đổi q nhanh cơ cấu kinh tế mà
khơng tính đến thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ñều gây ra
những thiệt hại về kinh tế.
Kinh tế học ñã khẳng ñịnh: khi tồn tại nền kinh tế thị trường thì cũng
tồn tại nền sản xuất hàng hố. Vậy sản xuất hàng hố đó là việc sản xuất ra
những sản phẩm với mục đích đem bán ñể thu về giá trị của nó và có giá trị
thặng dư ñể tái sản xuất mở rộng.
Nền kinh tế thị trường ra ñời làm nảy sinh quy luật cung - cầu trên thị
trường và tồn xã hội, đối với sản xuất nơng nghiệp thì khả năng cung ra các
sản phẩm như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến, cịn cầu của nơng
dân là sản phẩm cơng nghiệp như hàng hố tiêu dùng, vật tư nơng nghiệp.
Chính vì thế, nơng hộ muốn thoả mãn nhu cầu về hàng hố tiêu dùng như tái
sản xuất thì buộc họ phải có sản phẩm đem bán, hiệu quả của sản xuất hàng
hố ñược ñặt lên hàng ñầu và sản xuất hàng hoá là một tất yếu.
Sản xuất hàng hố nơng nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người
nơng dân càng được nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá
trị của các nơng sản phẩm, từng bước đưa ñời sống của người nông dân tốt
hơn. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hố là hướng đi đúng đắn giúp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. 12


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

người nông dân có thu nhập cao và đem lại sự ổn định cho nơng thơn, góp
phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

2.1.3. Phát triển sản xuất cam Canh và q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn
Phát triển sản xuất là một q trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao
gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá
trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, ñầu
tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường ñội ngũ
lao ñộng.
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng ñầu tư thâm canh, từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm ñồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng
hợp lý, ñáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai
hướng tới xuất khẩu, thu hút ñược nhiều việc làm cho người lao ñộng (chú ý
ñến ñội ngũ lao ñộng có trình độ), chống suy thối các nguồn tài ngun, ñảm
bảo phát triển bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn tạo ra sự tăng
trưởng và tích luỹ từ nơng nghiệp nơng thơn; góp phần ổn định chính trị - xã
hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nơng thơn nói chung và
trực tiếp giải quyết tại chỗ vấn đề đói nghèo, giảm nghèo nhanh, thiết thực và
hiệu quả.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần lưu ý
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, mùa vụ; đảm bảo tính cân đối hài hồ
giữa trồng trọt và chăn ni, hình thành các vùng sản xuất hàng hố tập trung.
Cam Canh là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng địi hỏi
người sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. 13



Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

một số cây ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Canh sẽ đưa giá
trị của ngành nơng nghiệp tăng lên, ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại
quả chất lượng cao của người tiêu dùng; dẫn ñến cơ cấu chuyển kinh tế trong
nông nghiệp là tỷ trọng các nơng sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hố lớn tăng
lên.
Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng
thấp sang trồng cây ăn quả như cam Canh sẽ tạo ra những vùng chuyên môn
sản xuất hàng hố, tạo thêm cơng ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng
thu nhập cho người nông dân. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hố (kinh tế thị
trường) phát triển ở khu vực nông thôn.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Canh nói riêng góp
phần làm cho ngành cơng nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc
làm cho một phần lao ñộng nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành
công nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao ñộng nông nghiệp sang làm
công nghiệp của ðảng và Nhà nước; ñồng thời cung cấp nguồn quả nhanh,
chất lượng, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất cam Canh còn góp phần tạo cảnh quan, mơi trường
sinh thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham
quan mơ hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
Việc phát triển sản xuất cam Canh cịn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam Canh nói riêng đã
góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nơng
thơn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các
cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu
vực sản xuất hàng hố như đường giao thơng, điện, thơng tin... Qua đó làm

thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. 14


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nguyễn ðăng Thực

Phát triển cây ăn quả nói chung, cam Canh nói riêng khơng những góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn mà nó cịn góp phần
vào việc bảo vệ mơi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái
bền vững.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những
thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả ñã tạo ra nhiều sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ñem lại lượng
ngoại tệ lớn cho ñất nước.
2.1.4. Chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà nước về khuyến
khích phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá
- Văn kiện ðại hội X của ðảng ñã quyết ñịnh về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 nhấn mạnh: Hiện nay và
trong nhiều năm tới vấn ñề nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn có tầm chiến
lược ñặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng ñẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn hướng tới xây dựng một nền nơng
nghiệp hàng hố lớn, ña dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất,
chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo ñiều kiện từng bước hình thành
nền nơng nghiệp sạch. Thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu nơng
nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có
thị trường và có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các vùng sản xuất nơng sản
hàng hố tập trung gắn với chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo
quản [3].

- Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc
miễn, giảm thuế sử dụng ñất nông nghiệp: miễn thuế sử dụng ñất nông nghiệp
trong hạn mức theo quy ñịnh của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nơng
dân..., miễn thuế sử dụng đất nơng nghiệp đối với tồn bộ diện tích đất của hộ
nghèo, hộ sản xuất nơng nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định của
Chính phủ; giảm 50% số thuế sử dụng đất nơng nghiệp ghi thu hàng năm ñối

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………….. 15


×