Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Luận văn thạc sĩ các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu rau quả của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 179 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------

NINH ĐỨC HÙNG

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU
RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TUẤN SƠN
HÀ NỘI - 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này


đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Ninh Đức Hùng

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: Tập thể các thầy, cô
giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa Sau đại học Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả, Tổng Công ty rau quả, nông
sản đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Tuấn Sơn, người đã nhiệt tình
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban giám đốc, các Phòng ban, các
xưởng sản xuất, các đội sản xuất của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, tinh thần, vật
chất để cho tôi được học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các tập thể, cơ quan, ban ngành đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn
đến tập thể lớp Cao học kinh tế nông nghiệp K15B đã cùng chia sẻ với tôi
trong suốt quá trình học tập. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn đến bà con công nhân Nông trường Đồng Giao và
Phịng Nơng nghiệp, Phịng kinh tế UBND Thị xã Tam Điệp, đã giúp đỡ và

tạo điều kiện cho tôi trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả sự giúp đỡ quý báu
của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Tác giả

Ninh Đức Hùng

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi


Danh mục hình

vii

1.

Mở đầu

i

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

10

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

12

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

13

1.4


Câu hỏi nghiên cứu

15

2.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển vùng nguyên liệu
rau quả cho nhà máy chế biến

16

2.1

Cơ sở lý luận

16

2.2

Cơ sở thực tiễn

40

3.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

63


3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

63

3.2

Phương pháp nghiên cứu

82

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

91

4.1

Tình hình nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến rau quả của
Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao

91

4.1.1

Phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến

91


4.1.2

Quy trình tiếp nhận nguyên liệu tại nhà máy

100

4.1.3

Phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến

101

4.1.4

Kết quả chế biến của Công ty

107

4.1.5

Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy theo thời gian

112

4


4.1.6


Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm

116

4.1.7

Kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất của Công ty qua các năm 117

4.1.8

Các hoạt động xây dựng và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả
của Công ty

118

4.2

Các phương thức thu mua nguyên liệu của Công ty

119

4.3

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu và hình
thành vùng ngun liệu của Cơng ty trong thời gian qua

4.4

Một số định hướng, giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu rau,
quả của Công ty Cổ phần TPXK Đồng giao


4.5

122

129

Một số giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển vùng nguyên
liệu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Công ty CPXK Đồng Giao 136

4.5.1

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 80/2002 QĐ-TTg về
chính sách tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng

136

4.5.2

Khai thác các nguồn nguyên liệu khác

146

4.5.3

Công ty cần liên kết với các vùng nguyên liệu khác trong khu
vực.

4.5.4


146

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác khuyến
nông đáp ứng yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu

147

5.

Kết luận và ý kiến đề xuất

149

5.1

Kết luận

149

5.2

Kiến nghị đề xuất

152

Tài liệu tham khảo

158

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA

Hiệp định Khung, các nước ASEAN và Trung Quốc

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AOA

Hiệp định nông nghiệp

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng - Nam á

ATTP

An tồn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật


CN

Cơng nghiệp

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá

EU

Liên minh châu âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

GNP

Tổng sản phẩm quốc nội

GO

Giá trị sản xuất

HAPRO

Tổng công ty thương mại Hà Nội

HTX


Hợp tác xã

HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

IC

Chi phí trung gian

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KHCN

Khoa học cơng nghệ

MFN

Tối huệ quốc

MI

Thu nhập hỗn hợp

MRA

Hiệp định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật




Lao động

NS

Năng suất

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TBT

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với TM

ODA

Dự án hỗ trợ phát triển chính thức

6


PTNT

Phát triển nơng thơn

SATRA


Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn

SL

Sản lượng

SPS

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ

SP

Sản phẩm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Total AMS

Cam kết về tổng mức hỗ trợ gộp

TPXK

Thực phẩm xuất khẩu

UPOV

Tổ chức bảo vệ giống cây trồng


USD

Đồng đô la

VA

Giá trị gia tăng

VEGETEXCO

Tổng công ty rau quả, nơng sản

VND

Việt Nam đồng

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

XNK

Xuất nhập khẩu

XTTM

Xúc tiến thương mại

7



DANH MC BNG
STT

Tờn bng

Trang

1.

Cơ cấu đất đai của Công ty CP TPXK Đồng Giao

68

2.

Tình hình lao động của Công ty Công ty giai đoạn 2003- 2007

69

3.

Nguồn hình thành vốn của Công ty giai đoạn 2003- 2007

70

4.

Diện tích năng suất sản lợng một số rau quả chính của Công ty
giai đoạn 2003 2007


93

5.

Diện tích, năng suất nguyên liệu Công ty thuê đất

95

6.

Diện tích, năng suất nguyên liệu phát triển ở các tỉnh

96

7.

Thu mua nguyên liệu trên thị trờng tự do.

100

8.

Tổng hợp các nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến

105

9.

Tình hình sản xuất sản phẩm rau quả chế biến của Công ty


107

10.

Kết quả thực hiện phát triển vùng nguyên liệu năm 2007

110

11 .

Chi tiết nhập nguyên liệu theo từng tháng năm 2007

114

12.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm

116

13.

Kim ngạch và thị trờng xuất khẩu sản phẩm của Công ty

118

14.

Vận dụng phân tích ma trận SWOT


128

15.

Kế hoạch sản xuất sản phẩm rau quả xuất khẩu và doanh thu của
Công ty (giai đoạn 2008 2012)

16.

131

Nhu cầu một số loại nguyên liệu chính cho nhà máy chế biến của
Công ty (giai đoạn 2008 - 2012)

132

17.

Dự kiến thu hoạch nguyên liệu theo từng tháng năm 2009

134

18.

Dự kiến thu hoạch nguyên liệu theo từng tháng năm 2012

135

8



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

1 . Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến rau quả
2.

105

Cơ cấu loại nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến rau quả năm
2003

106

3 . Cơ cấu loại nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến rau quả năm
2007
4.

106

Cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất rau quả qua các năm so với
cơng suất thiết kế

109


5.

Tình hình sử dụng ngun liệu qua các tháng trong năm 2007

115

6.

Nhu cầu một số loại nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Công ty
từ năm 2008 đến 2012

133

7.

Dự kiến nguyên liệu theo từng tháng năm 2009

134

8.

Dự kiến nguyên liệu theo từng tháng năm 2012

136

9


1. MỞ ĐẦU


1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản là một định hướng chiến lược

được ưu tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp. Trong đó
cơng nghiệp chế biến rau quả là một trong những bộ phận cấu thành quan
trọng trong công nghiệp chế biến.
Trong những năm qua, ở nước ta cơng nghiệp chế biến nói chung và chế
biến rau quả nói riêng đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên trên
thực tế cho thấy vẫn còn những điểm yếu kém và bất cập như chất lượng sản
phẩm qua chế biến chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, giá thành chưa hạ nên sức
cạnh tranh trên thị trường còn kém. Đặc biệt là vùng nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến rau quả còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa được quy hoạch tổng thể,
năng suất chất lượng còn thấp đã và đang là yếu tố cản trở cho quá trình CNH
- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
nông thôn, việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đóng vai trị hết sức
quan trọng phục vụ cơng nghiệp chế biến nơng sản xuất khẩu, góp phần
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp – nông thôn phát triển theo hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện quá trình CNH-HĐH nơng nghiệp
nơng thơn. Đồng thời góp phần thực hiện phân công lao động xã hội, nâng
cao đời sống vật chất tinh thần, đưa cuộc sống của người nông dân ngày càng
ấm no hạnh phúc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số
52/2007/QĐ-BNN ngày 05 tháng 06 năm 2007 về việc “phê duyệt quy hoạch
phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020”. Với
phương hướng là:

10



- Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở
khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới,
ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có
với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến,
thân thiện với môi trường; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó
có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như chuối, dứa, nhãn, thanh
long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế
giới. Trong thời gian tới, đối với rau quả và hoa cây cảnh cần chú trọng đến thị
trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Quốc và Nhật; còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu.
- Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết
phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nơng nghiệp tốt
(GAP), bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập
khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ
2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả
Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
Thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến rau quả đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Năm 2005-2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã lọt
vào “tốp” 10 nhóm mặt hàng đứng đầu cả nước, trong đó tới 85-90% là sản
phẩm chế biến. Trong sự phát triển của ngành phải kể đến việc đảm bảo
nguyên liệu rau quả chế biến với nhiều nội dung như quy hoạch vùng nguyên
liệu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống, quản lý định mức tiêu dùng...
Tuy nhiên, công tác này hiện còn nhiều hạn chế, một trong những biểu
hiện đó đã được tổng kết tại hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình


11


phát triển rau quả là tình trạng “đa số các nhà máy chế biến đều thiếu nguyên
liệu”. Thực tế này địi hỏi cần phải có sự phân tích đánh giá một cách tồn
diện, nhằm tìm ra các ngun nhân trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tháo
gỡ một cách phù hợp và có hiệu quả.
Cơng ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, là một doanh nghiệp
chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả, nơng sản khép
kín, cơng suất 25.000 tấn SP/năm. Nhưng trên thực tế vùng nguyên liệu cung
cấp cho các dây chuyền hoạt động mới chỉ đạt được hơn 60% cơng suất thiết
kế.
Chính vì thế việc phát triển vùng sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho
nhà máy hoạt động là hết sức cấp bách. Những đòi hỏi đang đặt ra cho lãnh
đạo Công ty cũng như các nhà khoa học hiện nay là:
- Làm thế nào để có đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động
trong suốt cả năm ?
- Những giải pháp để ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm lâu dài và có
thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và người trồng cây
nguyên liệu ?
Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Ban giám
đốc Công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Các giải pháp phát triển
vùng nguyên liệu rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao”.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng vùng nguyên liệu của Công ty thời gian
qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển vùng
nguyên liệu, đáp ứng đủ yêu cầu về nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng
cây nguyên liệu trong thời gian tới.

12


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vùng nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến rau quả;
2. Đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu và khả năng đáp ứng nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến của Công ty thời gian qua;
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành vùng nguyên
liệu và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Công ty trong thời gian qua;
4. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và đáp ứng đủ nguyên
liệu cho Công ty phát triển sản xuất trong những năm tới.
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các tổ chức, cá nhân có sản xuất rau quả cung cấp nguyên liệu chế
biến cho Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, và Công ty.
- Các vấn đề liên quan đến phát triển vùng nguyên liệu (như công tác
quy hoạch, chính sách phát triển, cơ sở hạ tầng …).
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
- Làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn về vùng nguyên liệu rau quả

chế biến và xuất khẩu.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển vùng
nguyên liệu trong giai đoạn hiện nay.
- Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất vùng nguyên liệu rau quả để
phục vụ cho Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
- Các vấn đề đặt ra đối với việc phát triển vùng nguyên liệu của
Công ty.
* Về địa bàn: Vùng sản xuất nguyên liệu rau quả của Công ty trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình và các vùng lân cận.

13


* Về thời gian nghiên cứu
- Các số liệu phân tích lấy trong giai đoạn 2003- 2007
- Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 11/2007 đến tháng 10/2008

14


1.4

Câu hỏi nghiên cứu
1. Làm thế nào để đáp ứng đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến

của Công ty hoạt động liên tục trong năm ?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng nguyên liệu rau quả
cung cấp cho Công ty ?
3. Những giải pháp cần đề xuất để ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm lâu
dài và ổn định cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và nông dân vùng

nguyên liệu ?

15


2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU RAU QUẢ CHO NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
+ Phát triển
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa
chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, cịn phát triển khơng những
nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù
hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải. [8]
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản xuất quốc dân hoặc
thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với
từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia.
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh tăng thu nhập
bình qn đầu người cịn bao hàm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng cộng
thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản
phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đơ thị hố, sự tham gia của
các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là
những nội dung của sự phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của
nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, y tế cũng như
quyền của công dân. [8]
+ Vùng sản xuất

Là vùng kinh tế tự nhiên bao gồm tập hợp các ngành sản xuất tương đối
hồn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó vùng sản xuất chuyên môn

16


hố giữ vai trị chủ đạo, các ngành khác phát triển nhằm hỗ trợ cho ngành
chun mơn hố và lợi dụng triệt để điều kiện của vùng. Phân vùng sản xuất là
căn cứ vào yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và của nền kinh tế quốc dân, căn
cứ vào điều kiện tự nhiên – kinh tế để phân vùng với phương hướng sản xuất
phù hợp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên trong vùng để sản xuất
nhiều sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao. [8]
+ Vùng nguyên liệu
Đó là vùng chun mơn sản xuất một loại sản phẩm hàng hoá chủ yếu
trên cơ sở cầu thị trường và lợi dụng triệt để lợi thế so sánh của mình để sản
xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hố đáp ứng cầu thị trường. [8]
Việc phát triển vùng nguyên liệu là hướng đi đúng đắn để thúc đẩy sản
xuất công nghiệp chế biến và tham gia xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy, cần
tạo mối liên kết bền vững giữa sản xuất công nghiệp chế biến và vùng nguyên
liệu, để nền công nghiệp chế biến thực sự trở thành người bạn đồng hành của
người dân vùng nguyên liệu. Các doanh nghiệp chế biến nên làm tốt việc ứng
trước vật tư, phân bón, giống đồng thời tiến hành việc bao tiêu và chế biến sản
phẩm cho người trồng cây nguyên liệu.
+ Quy hoạch vùng nguyên liệu
Là việc bố trí sản xuất vùng nguyên liệu theo không gian, thời gian nhất
định trên cơ sở cơ cấu nông nghiệp của thị trường và những điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội để sản xuất ra khối lượng sản phẩm đáp ứng được cầu
thị trường với chi phí thấp nhất.
Bố trí vùng nguyên liệu phải căn cứ vào tính thích nghi của các loại cây
trồng, khả năng cạnh tranh của các loại cây trồng này với các loại cây trồng

khác trên cùng một loại đất, để đem lại năng suất, chất lượng cao nhất. Đồng
thời phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và coi đây là nền tảng cho sự phát
triển của vùng nguyên liệu bền vững, cung cấp cho nhà máy chế biến xuất
khẩu nông sản. [32]

17


+ Lợi thế so sánh
Khi nghiên cứu về cấn đề này David Ricacdo (1817) đã đề xướng học
thuyết về lợi thế so sánh và giải thích các vùng, các nước tham gia trao đổi
thương mại sẽ được lợi thế như thế nào. Theo ông để đạt được hiệu quả kinh
tế từ trao đổi thương mại, mỗi quốc gia, mỗi vùng phải chun mơn hố sản
xuất và xuất khẩu một hay một số loại sản phẩm, mà những sản phẩn đó được
sản xuất với chi phí rẻ hơn các nước, các vùng khác và có thể nhập khẩu
những sản phẩm khác mà sản xuất trong nước với chi phí đắt hơn so với nước
khác.
+ Lý thuyết tổ chức sản xuất
Là quá trình sắp xếp, bố trí cơng việc để tiến hành sản xuất. Nói một
cách cụ thể hơn đó là quá trình xác định số lượng, cơ cấu các yếu tố cần cho
một quá trình sản xuất ra sản phẩm. Tổ chức sản xuất nhằm thực hiện đầy đủ
yêu cầu của các quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu cho đến khâu tạo ra
sản phẩm.
Để tổ chức sản xuất tốt cần tập trung những nội dung chính sau đây:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất nguyên liệu có thể tiến hành như kế
hoạch diện tích, năng suất, sản lượng, kế hoạch khối lượng sản phẩm và doanh
thu dựa trên cơ sở các yếu tố sản xuất cho phép và nhu cầu của thị trường.
- Xây dựng kế hoạch thu hoạch, thu gom, vận chuyển quản lý việc điều
hành thực hiện từng khâu công việc đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đúng
định mức kinh tế và quy trình kỹ thuật.

- Tiến hành hạch toán sản xuất sau khi kết thúc vụ sản xuất bằng việc
thu hoạch sản phẩm, từ đó xác định được kết quả thu nhập với tình hình đầu tư
- Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kết quả sản
xuất kinh doanh. Từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm tới
có hiệu quả hơn.
2.1.2 Sự cần thiết phát triển sản xuất rau quả

18


Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc
trồng trọt các loại rau quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu (kể cả các loại thuộc vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới). Phát triển
sản xuất và xuất khẩu các loại rau quả để thay thế cho những cây trồng khác
có hiệu quả kinh tế thấp, qua đó mà chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo
việc làm thu nhập cao cho nơng dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng
hoá của cả nước là việc làm cần thiết. Hơn nữa, đây lại là một lĩnh vực kinh tế
có ý nghĩa xã hội và nhân văn to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một
bộ phận nơng dân, đời sống cịn rất khó khăn, diện tích đất canh tác đang bị
thu hẹp. Do vậy, việc tập trung sức để phát triển ngành này có ý nghĩa kinh tế,
chính trị xã hội cực kỳ quan trọng.
Hiện cả nước có trên 680 nghìn ha trồng cây ăn quả, trên 765 nghìn ha
trồng rau các loại cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Kim ngạch xuất
khẩu rau, quả của Việt Nam (bao gồm cả rau quả tươi và rau quả đóng hộp,
trong đó chủ yếu là rau quả đóng hộp) đã có chiều hướng tăng nhưng cịn
chậm và chưa ổn định. Năm 2000 đạt 213 triệu USD; năm 2001 đạt 344 triệu
USD; năm 2002 giảm xuống còn 201 triệu USD; năm 2003 chỉ còn 151 triệu
USD; năm 2004 tăng lên đạt 179 triệu USD; năm 2005 đạt 230 triệu USD,
năm 2006 là 280 triệu USD và năm 2007 tăng lên đạt 340 triệu USD. Đã xuất
hiện một số mơ hình phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả đạt hiệu quả kinh

tế cao, giá trị sản xuất từ 100 - 150 triệu VND/ha/năm, cũng đã có những
doanh nghiệp xuất khẩu được hàng chục triệu USD/năm. Rõ ràng sản xuất và
xuất khẩu rau, quả mang lại thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần so với trồng lúa và
các cây trồng khác. [12]
Quá trình đổi mới kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ
năm 1986 đến nay, nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, là quá trình chuyển đổi toàn diện từ quan hệ sản xuất đến lực
lượng sản xuất, từ cơ cấu thành phần kinh tế đến cơ chế quản lý kinh tế. Sự

19


biến đổi đó đã tạo ra sự phát triển đa dạng các quan hệ kinh tế, các hình thức
liên kết kinh tế trong đời sống kinh tế -xã hội phù hợp với cơ chế thị trường
định hướng XHCN. Trong đó, mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh
nghiệp chế biến nông phẩm với nông dân sau khi kinh tế hộ gia đình được
thừa nhận và quyền tự chủ của các doanh nghiệp được phát huy, đã phát triển
ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về định hướng phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn đã khẳng định giải pháp “gắn nông nghiệp với
công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên
kết nơng - cơng nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nơng thơn... Nhân rộng mơ
hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và
kinh tế hộ nông thôn”. Cụ thể hóa chủ trương và giải pháp nêu trên của Đảng,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24
tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa
thơng qua hợp đồng. [31]
2.1.3 Vai trị của vùng ngun liệu đối với cơng nghiệp chế biến rau quả
Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiến hành

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố trong cả nước nói chung và nơng nghiệp,
nơng thơn nói riêng, chúng ta cần phải xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhằm đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn đặt ra. Một trong những ngành góp phần vào sự nghiệp đó là cơng
nghiệp chế biến rau quả. Để ngành công nghiệp chế biến rau quả thực sự lớn
mạnh và có vị trí trong nền kinh tế quốc dân, thì cần phải tiến hành quy hoạch
vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
Nguyên liệu là vấn đề sống còn của nhà máy chế biến, khơng có ngun liệu
thì sẽ khơng cịn nhà máy. Mặt khác với sự phát triển của khoa học công nghệ
thì các dây chuyền thiết bị chế biến cũng ngày càng hiện đại, vì vậy nhu cầu

20


nguyên liệu là rất lớn. Do đó có thể nói vùng ngun liệu có vai trị vơ cùng
quan trọng mang tính sống cịn đối với các nhà máy chế biến.
Nguồn nguyên liệu phải được xây dựng tập trung, quy hoạch vùng đủ
lớn để áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào
ngành nông nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì dưới góc độ hiệu quả kinh tế, trồng và
khai thác nguyên liệu theo vùng mang lại nhiều lợi ích: đó là giảm cự ly vận
chuyển và thu gom nguyên liệu do các cây trồng thu hoạch theo mùa vụ nhất
định, nên độ đồng đều cao, tỷ lệ hao hụt thấp. Mặt khác, số cơ sở trồng nguyên
liệu rau quả càng nhiều thì mức độ phức tạp trong thu mua nguyên liệu càng
gia tăng, mối liên hệ giữa cơ sở chế biến rau quả và cơ sở trồng nguyên liệu
khó được thiết lập trên cơ sở hợp đồng mua bán, mà trở thành quan hệ mua
bán thoả thuận đứt đoạn ngay trên thị trường. Khi đó trên thị trường sẽ xuất
hiện những khuyết tật làm thiệt hại đến người sản xuất, ví dụ khi có nhiều
người cùng bán nguyên liệu rau quả cao hơn nhu cầu của các nhà máy chế biến
thì giá mua có thể giảm đi. Nếu các hộ có nguyên liệu bán ở xa nhà máy thì họ
khơng nhận được thơng tin về thị trường, ít có khả năng bán ngun liệu trực

tiếp cho các nhà máy chế biến rau quả, nên phải bán qua trung gian môi giới với
giá thấp. Hoặc khi giá nguyên liệu tăng lên nhưng nguồn nguyên liệu lại có hạn
thì dẫn đến tình trạng đưa cả ngun liệu không đủ chất lượng vào bán. Khi quy
mô của mỗi cơ sở trồng nguyên liệu quá nhỏ, thì mối quan hệ giữa các nhà máy
chế biến và người trồng ngun liệu khơng đem lại lợi ích lớn cho cả hai phía.
Khi lợi ích này khơng mang tính kinh tế tích cực thì nhà máy chế biến khó phát
triển và cơ sở trồng rau quả sẽ chú trọng hoạt động sản xuất khác. [32]
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất chung cho cả khâu chế biến và
khâu trồng nguyên liệu, đòi hỏi khi xây dựng vùng nguyên liệu rau quả cần
phải đến mức tối thiểu số cơ sở trồng nguyên liệu manh mún nhỏ lẻ, các cơ sở
trồng nguyên liệu cần đạt quy mô càng lớn càng tốt, tránh việc có quá nhiều
cơ sở trồng nguyên liệu có quy mơ nhỏ và phân tán. Chỉ có như vậy thì ngành

21


chế biến rau quả mới phát triển lên tầm cao, mới góp phần thúc đẩy cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển vùng nguyên liệu
2.1.4.1 Nhân tố tự nhiên
Sản xuất rau quả hiện nay chủ yếu vẫn được tiến hành ngoài trời lệ
thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên và mang tính khu vực rõ dệt. Mặt khác, rau
quả là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật
sinh học nhất định. Do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, đất đai, thời tiết khí hậu, địa
hình là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển vùng nguyên liệu
rau quả.
* Vị trí địa lý
Lãnh thổ nước ta kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam của bán đảo Đơng
Dương, chiếm phần lớn diện tích của bán đảo này và nằm ở vị trí gần trung tâm

của khu vực Đơng Nam Á, đồng thời có những nét riêng biệt độc đáo.
Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật từ Trung
Hoa xuống, Ấn Độ sang làm cho lớp động thực vật của nước ta ngày càng
phong phú, trong đó có những lồi rau quả mà khơng phải nước nào cũng có
như: Dứa, xồi, vải, nhãn, thanh long ….
* Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được đối với hoạt động sản
xuất nơng nghiệp nói chung trong đó có sản xuất rau quả. Số lượng, chất
lượng của đất đai có ảnh hưởng đến sự phát triển của rau quả. Mặc dù hiện
nay có một số loại rau quả sản xuất khơng dùng đất, song nhìn chung sản xuất
vẫn tiến hành trồng trên đất.
Đất đai là một yếu tố phản ánh quy mô của sản xuất, trong điều kiện sản
xuất hàng hoá theo hướng chun mơn hố cần phải quy hoạch vùng để sản
xuất. Mặt khác đất đai có đặc điểm là cố định về vị trí, giới hạn về diện tích,

22


chất lượng không đồng đều. Do vậy, chất lượng sản phẩm và năng suất của
các loại rau quả ở các địa điểm là khác nhau. Vì vậy, trong quá trình sử dụng
đất cần phải liên tục bảo vệ bồi dưỡng đất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng
cách khai hoang tăng vụ, đẩy mạnh đầu tư chiều sâu thâm canh sản xuất, coi
thâm canh là con đường phát triển chủ yếu. [12]
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, đất nước có chiều dài trên 15
vĩ độ với hàng ngàn kilômét giáp biển Đông. Đất đai nước ta phong phú, cả
nước có 13 nhóm đất chính. Tiềm năng đất nơng nghiệp là 10 – 11,257 triệu
ha trong đó khoảng gần 8 triệu ha trồng cây hàng năm. Hiện nay Việt Nam
mới chỉ sử dụng hết 65% quỹ đất nơng nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng
năm là 5,6 triệu ha nhưng đất sử dụng trồng rau quả chiếm tỷ lệ lớn. Với một
tỷ lệ đất nông nghiệp như vậy đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại

rau quả khác nhau ở mọi miền đất nước.
* Khí hậu
Khí hậu là mơi trường sống của các lồi cây trồng. Vì vậy nếu khí hậu
thời tiết thuận lợi cây trồng sẽ phát triển tốt. Nếu thời tiết không thuận lợi thì
cây trồng khơng phát triển hoặc kém phát triển.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, với sự kiện biến đổi
khí hậu từ Bắc xuống Nam, điều đó cho phép nước ta trồng được nhiều loại
rau quả nhiệt đới và á nhiệt đới, một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch
kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
là nắng lắm mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao là điều kiện rất thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển các loài thực vật, là điều kiện tốt để tiến hành xen
canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay của đất, thâm canh tăng năng suất. Lượng
nhiệt trung bình cao lại được kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận
lợi đáng kể cho sự phát triển các cây nhiệt đới vừa ưa nhiệt, vừa ưa ẩm như:
Cao su, cà phê, dừa, mía, dứa … lượng mưa trung bình hàng năm trên cả nước
đạt từ 1.500 đến 2.000 mm, độ ẩm trung bình cao trên 85%. Mưa nhiệt đới

23


khơng chỉ cung cấp nước cho đất mà cịn có tác dụng điều hồ khí hậu và cung
cấp cho đất một lượng đạm vơ cơ đáng kể. [12]
Việt Nam cịn là một trong những vùng bắt nguồn của một số loại rau
quả như : cam, quýt, chuối và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa
dạng về rau quả, gia vị và hoa các loại.
Bên cạnh những lợi thế sinh thái, rau quả nước ta cũng bị ảnh hưởng
của một số hạn chế và bất lợi của khí hậu đối với nông nghiệp như: Bão, lụt,
thời tiết kém ổn định do gió mùa đơng bắc dẫn tới rủi ro về chất lượng.
* Địa hình
Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng rau quả, dải đều khắp từ

Bắc tới Nam là địa hình núi cao đến đồng bằng sông suối và ven biển đã tạo
nên những lợi thế sinh thái so với nhiều nước khác. Các hệ thống giao thông
đường bộ, đường biển và hàng không thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá
quốc tế và khu vực.
Những đặc điểm tự nhiên vốn có của Việt Nam, đã tạo cho nền nông
nghiệp nước ta một lợi thế so sánh hơn hẳn nước khác. Vì nó đã tạo cho nước
ta những mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao, xuất khẩu tương đối thuận
lợi và được khách hàng thế giới ưa chuộng.[12]
2.1.4.2 Nhân tố kinh tế xã hội
* Lao động
Là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định tới sự phát triển của mọi ngành
sản xuất trong đó có ngành sản xuất rau quả. Nguồn lực lao động là tổng thể
sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất.
Nguồn lực lao động có vai trị hết sức quan trọng đối với sản xuất nói
chung. Trong nông nghiệp, nguồn lực lao động bao gồm người trong độ tuổi
từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ, những
người ngồi độ tuổi trên cũng có thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp.
Về chất lượng của nguồn lực lao động bao gồm thể lực và trí lực. Thể

24


lực được biểu hiện thông qua sức khoẻ, sự dẻo dai của người lao động. Cịn trí
lực thể hiện thơng qua trình độ chun mơn của người lao động.
Đặc biệt trong sản xuất rau quả yêu cầu của lao động phải đủ số lượng,
có sức khoẻ, có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ kỹ thuật, có thái
độ nghiêm túc trong sản xuất.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hiện tại gần 80% dân số cả nước
sống ở nông thôn và khoảng 70% lực lượng lao động xã hội làm trong lĩnh
vực này. Do vậy, có thể nói lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào và có

thể cung cấp đủ lao động cho sản xuất rau quả.[12]
Người nông dân nước ta cần cù, sáng tạo, qua các thế hệ đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trồng trọt các giống rau quả như: Bưởi, cam, quýt,
hồng, dứa, vải, nhãn, thanh long … Nông dân ở nhiều vùng rau quả truyền
thống đã thu được năng suất và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, chỉ với kinh nghiệm
thì nhiều vấn đề chưa giải quyết được nhất là các khâu như: giống, phòng trừ
sâu bệnh, sử lý sau khi thu hoạch. Nhìn chung, trình độ dân trí của nước ta còn
thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Lực lượng lao động rất quan trọng trong sản xuất nói chung và nơng
nghiệp nói riêng, nên lao động phải được sử dụng hợp lý bằng cách tái sản
xuất sức lao động (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí …) và được đào tạo trình độ
chun mơn, để lực lượng lao động ngày càng trở nên tốt hơn nhằm đáp ứng
yêu cầu hiện nay.
* Vốn
Vốn được hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm: tư
liệu sản xuất, lao động, trí thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên … trong
sản xuất kinh doanh vốn được hiểu là giá trị của các đầu vào. Đó là điều kiện
vật chất cần thiết để tiến hành phát triển các vùng nguyên liệu rau quả.
* Phong tục tập quán trong sản xuất rau quả
Sản xuất rau quả ở nước ta vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ,

25


×