Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng tại huyện tiên du tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 165 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HƯỜNG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KỸ THUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG
TẠI HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI, 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Hường

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành đề tài, tơi đã nhận ñược sự giúp ñỡ, ủng hộ nhiệt tình của
các thầy cơ, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Lan,
người đã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
cũng như trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện ðào tạo Sau đại học; Bộ
mơn Hệ thống Nơng nghiệp - Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Bắc Ninh,
Phịng Thống kê, Phịng Tài ngun Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và PTNT
huyện Tiên Du; Trung tâm Khí tượng - Thuỷ văn Bắc Ninh, UBND và bà con
nông dân các xã Lạc Vệ, Hiên Vân, Liên Bão - huyện Tiên Du, gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Hường

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

ii



MỤC LỤC
1.

MỞ ðẦU........................................................................................................1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
1.2 Mục đích và u cầu của đề tài ......................................................................3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài ..........................................3
2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4

2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................4
2.1.1 ðặc điểm của sản xuất nơng nghiệp hàng hóa..............................................4
2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất lúa chất lượng ...............6
2.1.3 Hệ thống và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu .................................10
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................13
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam.......................................13
2.2.2 Các nghiên cứu về cải tiến giống lúa và lúa chất lượng .............................19
2.2.3 Những nghiên cứu về phân hữu cơ cho lúa ................................................26
2.2.4 Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại tỉnh Bắc Ninh .......................33
3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................38

3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ...............................................................38
3.2 Nội dung nghiên cứu...................................................................................38
3.2.1 ðánh giá ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du ..........38

3.2.2 ðánh giá thực trạng sản xuất lúa.................................................................39
3.2.3 Thực hiện thí nghiệm đồng ruộng...............................................................39
3.2.4 ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng
của huyện ....................................................................................................40
3.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................40
3.3.1 Phương pháp ñiều tra thu thập, thừa kế số liệu...........................................40
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật..........................41

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

iii


3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm .......................................44
3.5 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và phân tích kết quả thí nghiệm...........47
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................48
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất lúa chất lượng của huyện
Tiên Du .......................................................................................................48
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên .......................................................................................48
4.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội............................................................................62
4.2 Hiện trạng sản xuất lúa chất lượng của huyện Tiên Du..............................72
4.2.1 Hiện trạng sản xuất trồng trọt .....................................................................72
4.2.2 Hiện trạng sản xuất lúa chất lượng của huyện Tiên Du..............................82
4.2.3 Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt có lúa chất lượng ở huyện
Tiên Du .......................................................................................................98
4.2.4 Thị trường tiêu thụ cho lúa chất lượng trên ñịa bàn huyện.......................100
4.2.5 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ñối với sản xuất lúa chất
lượng tại huyện Tiên Du. ..........................................................................101
4.3 Kết quả thí nghiệm ....................................................................................104
4.3.1 Thí nghiệm 1: So sánh một số giống lúa chất lượng vụ xn 2011..........104

4.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định lượng phân chuồng bón cho lúa chất lượng giống
TL6 vụ xuân năm 2011.............................................................................115
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của công thức trồng trọt theo phương thức mới............125
4.4 ðề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng ở huyện
Tiên Du .....................................................................................................126
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................................128
5.1 Kết luận ........................................................................................................128
5.2 ðề nghị .........................................................................................................129

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

CT:

Công thức

DT:

Diện tích

ðBSCL:

ðồng bằng sơng Cửu long


ðC:

ðối chứng

ðVT:

ðơn vị tính

FAO:

Tổ chức Nơng lương Thế giới

HTCT:

Hệ thống cây trồng

HTX:

Hợp tác xã

IRRI:

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

LAI:

Leaf Area Index (Chỉ số diện tích lá)

NS:


Năng suất

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

NXB:

Nhà xuất bản

P:

Khối lượng

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SL:

Sản lượng

TGST:

Thời gian sinh trưởng


UBND:

Uỷ ban Nhân dân

WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản xuất lúa gạo của thế giới giai ñoạn 2005 - 2008 .........................13
Bảng 2.2: Sản xuất lúa gạo của 10 nước ñứng ñầu thế giới.................................14
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gạo của
Việt Nam giai ñoạn từ 1961 - 2010 ....................................................16
Bảng 2.4: Sự biến động diện tích đất lúa ở Việt Nam giai ñoạn 2000 - 2009.....18
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân chuồng........................29
Bảng 2.6: Diện tích lúa chất lượng của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc
Ninh (từ 2007 - 2009) .........................................................................35
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm......................................41
Bảng 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Du ..........................49
Bảng 4.2: Phân loại các loại ñất của huyện Tiên Du ...........................................56
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng ñất huyện Tiên Du năm 2007, 2009 ....................60
Bảng 4.4: Cơ cấu giữa các ngành kinh tế.............................................................62
Bảng 4.5: Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp ..............................................64
Bảng 4.6: Cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp................................................64

Bảng 4.7: Diễn biến sản xuất trồng trọt của huyện Tiên Du ..............................72
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2009 - 2010 của huyện...............75
Bảng 4.9: Các cơng thức trồng trọt có lúa của huyện Tiên Du...........................77
Bảng 4.10: Cơ cấu giống lúa vụ xuân, vụ mùa năm 2010 ...................................79
Bảng 4.11: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Tiên Du................83
Bảng 4.12: Lượng phân bón các hộ nơng dân bón cho lúa năm 2010.................86
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng phân chuồng bón cho lúa ở các hộ nông dân......90
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế một số giống lúa sản xuất tại huyện Tiên Du ........96
Bảng 4.15: Các cơng thức trồng trọt chính có lúa chất lượng ở Tiên Du............98

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

vi


Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt có lúa chất lượng......99
Bảng 4.17: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa chất lượng .......................104
Bảng 4.18: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống lúa chất lượng ..............106
Bảng 4.19: Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khơ qua các thời kỳ ..108
Bảng 4.20: Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh chính ...........................110
Bảng 4.21: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa............111
Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của các giống lúa thí nghiệm ...............................114
Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các công thức ..............115
Bảng 4.24: Chỉ số diện tích lá và hàm lượng chất khô qua các thời kỳ.............118
Bảng 4.25: Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu, bệnh .................119
Bảng 4.26: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất.........................................120
Bảng 4.27: Hiệu suất sử dụng phân chuồng của giống TL6..............................123
Bảng 4.28: Hiệu quả kinh tế các mức phân chuồng bón cho lúa TL6...............124
Bảng 4.29: Công thức trồng trọt sử dụng giống mới và mức bón phân mới .....126


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: ðồ thị thể hiện diễn biến nhiệt độ và thời gian chiếu sáng..................50
Hình 4.2: ðồ thị thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và ñộ ẩm khơng khí..........50
Hình 4.3: Biểu đồ diện tích lúa và lúa chất lượng huyện Tiên Du ......................84
Hình 4.4: Biểu đồ năng suất thực thu các giống lúa thí nghiệm........................111
Hình 4.5: Biểu đồ năng suất thực thu của các cơng thức thí nghiệm ................121

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

viii


1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các cây trồng ở nước ta hiện nay, lúa là cây lương thực quan
trọng số một của ngành trồng trọt, là loại lương thực chính trong bữa ăn hàng
ngày của hàng tỉ người và trong tương lai nó vẫn là loại cây lương thực hàng
ñầu.
ðời sống của con người khơng ngừng được nâng cao từ chỗ u cầu được ăn
no, mặc ấm tiến tới ăn ngon mặc ñẹp. Trước ñây gạo ñặc sản chỉ ñược sử dụng
trong ngày lễ tết và trong các gia đình trung lưu… Nhưng ngày nay, xã hội ngày
càng phát triển khơng chỉ có người dân ở các thành phố, thị xã mà những người
dân nơng thơn cũng có nhu cầu sử dụng những loại gạo ngon.
Trong những năm gần ñây, sản lượng lúa gạo của Việt Nam ln đạt trên
30 triệu tấn/năm, đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan). Tuy

nhiên, giá trị xuất khẩu ñạt thấp là do cịn thiếu những giống lúa có chất lượng
cao.
Ở Bắc Ninh, lúa vẫn là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
Hiện nay, diện tích những giống lúa có năng suất khá, nhưng chất lượng thấp vẫn
chiếm chủ yếu nên giá trị sản xuất lúa gạo chưa cao. Diện tích các giống lúa chất
lượng mới chỉ chiếm khoảng 10 - 15%. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế tăng
thu nhập cho nơng dân địi hỏi Bắc Ninh phải lựa chọn được những giống lúa
ngắn ngày, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, chất lượng cao, năng suất khá
ñể mở rộng ra sản xuất.
Tiên Du là huyện ñồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh Bắc Ninh là một
huyện thuần nơng. ðể thốt khỏi đói nghèo, những năm qua huyện Tiên Du đã

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

1


thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng nâng cao năng suất
cây trồng và vật nuôi. Theo đó, sự chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt
thể hiện ở sự thay ñổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng. Trong đó, cơ
cấu mùa vụ được bố trí hợp lý hơn như: giảm diện tích lúa xuân sớm, xuân
trung; tăng trà lúa xuân muộn… ðồng thời, thực hiện chương trình đưa giống lúa
mới có năng suất, chất lượng cao vào thâm canh [39]. ðại hội ñại biểu ðảng bộ
huyện Tiên Du lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010 - 2015 ñặt nhiệm vụ trọng tâm là tập
trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, về sản xuất nơng
nghiệp sẽ thực hiện ñẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng
bước phân vùng sản xuất hợp lý, nhằm tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh,
sản xuất hàng hố. Trong đó, hình thành vùng sản xuất lúa có giá trị kinh tế cao
ở các điểm chính như Lạc Vệ, Phú Lâm, Hiên Vân, thị trấn Lim, Liên Bão [16].
Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại trong sản xuất lúa của huyện là trình độ

canh tác của nơng dân cịn hạn chế, chủ yếu quan tâm đến số lượng, chưa quan
tâm nhiều tới chất lượng. Trong cơ cấu sản xuất lúa nông dân vẫn sử dụng chủ
yếu là Khang Dân 18 và Q5. Hai giống lúa này tuy có năng suất ổn định nhưng
cơm cứng, ăn khơng ngon, ñã thể hiện sự suy giảm về năng suất và khả năng
chống chịu. Do vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao giống lúa mới ngắn ngày, sạch
bệnh, có năng suất, chất lượng và khắc phục những hạn chế của các giống Khang
Dân 18, Q5 ñể nâng cao hiệu quả sản xuất là cần thiết khơng chỉ đối với huyện
Tiên Du, mà là vấn ñề tất yếu trong sản xuất lúa của Bắc Ninh [42].
Nhằm góp phần khắc phục những tồn tại trên ñể ñạt ñược phương hướng
nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện Tiên Du, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “ðánh giá hiện trạng và ñề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm
phát triển sản xuất lúa chất lượng tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

2


1.2 Mục đích và u cầu của đề tài
1.2.1 Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của sản xuất lúa chất lượng, đánh giá
những thuận lợi và khó khăn tác ñộng ñến và sản xuất lúa chất lượng của huyện.
Từ đó, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng góp
phần phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố nhằm tăng
thu nhập và nâng cao ñời sống cho người dân.
1.2.2 Yêu cầu
- ðánh giá ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội chi phối sản xuất nông
nghiệp tại ñịa phương.
- ðánh giá thực trạng sản xuất ngành trồng trọt, sản xuất lúa và sản xuất
lúa chất lượng của huyện Tiên Du: thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện một số thí nghiệm về lúa chất lượng và ñề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng trên ñịa bàn huyện.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học ñể bổ sung hoàn thiện hệ
thống cây trồng và phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
cho huyện Tiên Du.
- Việc thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trên một số giống lúa chất
lượng là một trong những cơ sở quan trọng góp phần xác định biện pháp kỹ thuật
thâm canh phù hợp ñể nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng tại huyện Tiên
Du và các vùng khác có điều kiện tương tự trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- ðề tài là cơ sở góp phần đẩy mạnh sản xuất lúa, ñặc biệt là lúa chất
lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng trọt, nâng cao thu
nhập cho người dân.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 ðặc điểm của sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sản xuất các sản phẩm để bán, trao ñổi phục vụ yêu
cầu sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, là thuộc
tính cơ bản và mang tính phổ biến của nền nơng nghiệp phát triển.
Sản xuất hàng hố nơng nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thị trường
nơng sản lưu thơng sẽ làm tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, từng bước
cải thiện đời sống cho người nơng dân. Nếu nơng nghiệp vẫn giữ lối sản xuất cũ
thì khả năng tích luỹ của nơng dân rất ít, thu nhập của họ sẽ không vượt qua

nghèo khổ. ðối với quy mơ sản xuất của hộ gia đình nếu khơng chun mơn hố,
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thì kết quả cao nhất cũng chỉ thoả mãn ñược nhu cầu
của gia đình mà khơng có sản phẩm đem trao đổi. Sản xuất nơng nghiệp theo
hướng hàng hố là hướng đi đúng đắn giúp người nơng dân có thu nhập cao. ðể
phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố cần phải nắm ñược một số
ñặc ñiểm cơ bản sau:
Sản xuất nơng nghiệp rất phong phú và đa dạng. Do vậy, nông hộ phải lựa
chọn giống sao cho phù hợp với khả năng đầu tư của mình, phù hợp với nhu cầu
thị trường. Khi thị trường được thơng suốt, lương thực ñược ñiều tiết theo quy
luật cung cầu trên thị trường cả nước, vận chuyển từ vùng dư thừa sang vùng
thiếu ñược tự do. Nhờ các chính sách của Nhà nước từ khi ñổi mới ñến nay mà
sản xuất lương thực ñược thúc ñẩy, năng suất và sản lượng tăng lên ñáng kể.
Hàng nông sản ñược tự do lưu thông theo cơ chế thị trường, mở rộng và tăng
cường xuất khẩu kích thích sản xuất lương thực phát triển ngày càng hiệu quả
(Dẫn theo Phạm Văn Tiêm, 2005) [24].
Những năm gần ñây, Việt Nam tham gia hội nhập ñã tác ñộng rất lớn đến

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

4


mở rộng thương mại hàng hóa nói chung và thương mại nơng sản nói riêng với
xu hướng “Càng chủ động hội nhập, Việt Nam càng mở rộng thương mại và ñưa
lợi ích kinh tế ngày càng cao” (Dẫn theo Dương Ngọc Trí, 2007)[28].
Trong hơn thập kỷ qua, nơng nghiệp nước ta đã phát triển với tốc độ cao,
sản xuất khơng những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà cịn tham gia xuất
khẩu, đứng vị trí cao trên thế giới. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu nơng lâm sản
đạt 5.977 triệu USD, chiếm 18,44% kim ngạch xuất khẩu cả nước. ðây là tỷ lệ
rất cao so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, hiện nay nơng sản hàng hố chất

lượng cao của ta chưa nhiều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thơ, giá trị
thấp, tính cạnh tranh trên thị trường thế giới cịn yếu, thị trường nơng sản tổ chức
chưa chặt chẽ, tính ổn định khơng cao. Cơ sở thương mại phục vụ tiêu thụ còn
hạn chế, các hệ thống kênh thị trường hoạt động cịn chưa thơng suốt, hiệu quả
thương mại cịn khiêm tốn. ðó là những thách thức lớn ñối với quản lý nhà nước
trong tiêu thụ nơng sản hàng hóa trong thời gian tới.
Giá các mặt hàng nơng sản xuất khẩu của ta đang tiếp cận dần với giá bình
qn thế giới. Song để bán sản phẩm với giá bằng hoặc cao hơn giá thế giới cần
nghĩ tới cải tiến chất lượng thích ứng với thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần hạ chi phí sản phẩm xuống mức thấp nhất, có như vậy lợi
nhuận từ xuất khẩu mới là nguồn thu ngoại tệ lớn.
Trong ñiều kiện của nước ta hiện nay, nhiệm vụ của nơng nghiệp trong
những năm tới phải đảm bảo tiếp tục ñẩy nhanh tốc ñộ tăng trưởng của sản xuất
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm ñảm bảo nhu cầu ñời sống
nhân dân, có ñủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu
ngày càng lớn và góp phần giải quyết yêu cầu về công bằng xã hội trong nông
thôn [40].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

5


2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất lúa chất lượng
2.1.2.1 Nhu cầu thị trường
ðể sản xuất lúa chất lượng có hiệu quả cần phải gắn quá trình sản xuất với
nhu cầu thị trường. Khi mà nhu cầu của thị trường tăng, thị trường mở rộng sẽ
kích thích sản xuất phát triển, khi nhu cầu giảm dẫn tới sản xuất giảm. Người sản
xuất ln quan tâm đến việc nắm bắt, mở rộng và ổn ñịnh thị trường ñể ñảm bảo
cho sản xuất của mình. Thị trường ở ñây không chỉ là thị trường tiêu thụ sản

phẩm, mà người sản xuất cịn quan tâm đến thị trường tài chính, thị trường lao
động, dịch vụ vì các yếu tố này có liên quan đến q trình sản xuất. Sản xuất lúa
chất lượng cần có thị trường, hệ thống tổ chức tiêu thụ và quảng bá sản phẩm
ñảm bảo cho q trình sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ được thông suốt.
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chủng loại và chất lượng sản
phẩm ở các thành phố như: Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh... Sự
xuất hiện một thị trường mới về gạo cao cấp ở thị trường trong nước và yêu cầu
tăng khả năng cạnh tranh quốc tế với gạo chất lượng cao vừa tạo ra cơ hội lại
vừa ñặt ra những thách thức mới cho sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
2.1.2.2 ðiều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với ñiều kiện tự nhiên. Do vậy, ñiều kiện
tự nhiên của vùng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản
phẩm. ðất, nước, khí hậu và cây trồng có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng
những quy luật chặt chẽ, phức tạp. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc
các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất. ðiều kiện tự nhiên ảnh
hưởng đến việc sản xuất loại sản phẩm gì? Chất lượng ra sao? Và cũng là cơ sở
hình thành vùng sản xuất, vùng chun mơn hóa. Vị trí địa lý cũng là yếu tố
quan trọng cho việc phát triển sản xuất lúa chất lượng hàng hóa. Vị trí gần thị

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

6


trường tiêu thụ, giao thông thuận lợi… là yếu tố lợi thế cho tiêu thụ và giảm chi
phí sản xuất, kích thích sản xuất phát triển.
2.1.2.3 ðiều kiện kinh tế - xã hội
- Kinh tế vùng: ðiều kiện kinh tế vùng sẽ quyết định các chính sách hỗ trợ
phát triển nông nghiệp như: Hỗ trợ giá giống, vật tư trong sản xuất, tổ chức các
lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật thâm canh lúa chất lượng... nhằm nâng

cao năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và ñời sống cho nơng dân.
- Lao động: Số lượng, chất lượng lao ñộng, cơ cấu lao ñộng ảnh hưởng
không nhỏ ñến phát triển sản xuất lúa chất lượng, ñặc biệt là chất lượng lao động
như: trình độ hiểu biết, tay nghề, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ
quản lý kinh tế… Do vậy, ñể phát triển sản xuất lúa chất lượng cần nâng cao dân
trí, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ công nhân lành nghề cả về kỹ thuật lẫn quản lý
kinh tế, ñưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm phát triển một nền nơng
nghiệp hiện đại, bền vững.
- Phong tục tập qn sản xuất: Mỗi khu vực địa phương, mỗi dân tộc có
phong tục tập quán sản xuất khác nhau sẽ ảnh hưởng nhất ñịnh ñến phát triển
ngành sản xuất lúa tại ñịa phương đó. Vì thế, việc đầu tư phát triển sản xuất lúa
chất lượng tại ñịa phương nào cần quan tâm ñến phong tục tập quán và văn hoá
của ñịa phương đó.
- Cơ sở hạ tầng giao thơng: Cơ sở hạ tầng tác ñộng nhiều mặt ñến phát
triển kinh tế xã hội trong đó có sản xuất nơng nghiệp. Ở những địa phương có hệ
thống giao thơng, cơ sở hạ tầng tốt là cơ sở vững chắc thúc ñẩy sản xuất phát
triển. ðặc biệt, lúa chất lượng là loại nông sản mang tính hàng hóa cao nên cơ sở
hạ tầng giao thơng càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình phát triển sản xuất
lúa chất lượng.
- ðiều kiện kinh tế nơng hộ: Tất cả những hoạt động nơng nghiệp và phi
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

7


nơng nghiệp ở nơng thơn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy,
phát triển sản xuất lúa chất lượng thực chất là q trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, thực hiện cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nhằm đem lại thu nhập
cho nơng dân.
2.1.2.4 Giống

Giống cây trồng là khâu quan trọng nhất trong sản xuất trồng trọt. ðặc
tính của giống (kiểu gen), yếu tố mơi trường và kỹ thuật canh tác quyết định
năng suất của giống. Sự thay đổi về khí hậu, đất, nước ảnh hưởng rất lớn ñến
năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với
mơi trường thường là chỉ tiêu được sử dụng để ñánh giá giống.
Giống lúa mới ñược coi là giống lúa tốt thì phải có độ thuần cao, khả năng
chống chịu tốt với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi của từng vùng khí hậu, đồng thời
chịu thâm canh, kháng sâu bệnh hại, năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn ñịnh qua
nhiều thế hệ.
2.1.2.5 Phân bón
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo ra sản
phẩm của mình nhờ quá trình quang hợp. Vì vậy, sản phẩm thu hoạch phản ánh
tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây. Phân bón là thức ăn của cây
trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao.
Khi nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây trồng, Vũ Hữu Yêm (1998)
cho rằng: bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng chất
lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân khơng cân đối hoặc quá nhu
cầu của cây ñều làm giảm chất lượng sản phẩm [31].
ðối với cây lúa, phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt. Phân
đạm có ảnh hưởng tương đối mạnh đến q trình tổng hợp và tích lũy gluxit (mà
chủ yếu là tinh bột) của cây lúa. Hàm lượng tinh bột dưới tác động của đạm có
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

8


thể giảm chút ít ở các giống lúa chín sớm, chín trung bình và có thể tăng cao ở
một số giống lúa chín muộn [35].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón N, P, K đến tỷ lệ
bạc bụng và hàm lượng amylose trong hạt gạo trên ñất phèn Trần Thanh Sơn

(2007) rút ra kết luận: Phân lân và kali ảnh hưởng ñến cả tỷ lệ bạc bụng và hàm
lượng amylose của hạt gạo trong khi đó phân đạm có ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc
bụng của hạt gạo nhưng hàm lượng amylose khác biệt khơng có ý nghĩa giữa các
cơng thức bón phân [21].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân N, P, K ñến năng suất và chất lượng
lúa gạo các tác giả có nhận xét: Lân ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đường và bột
tích lũy về hạt và các bộ phận thu hoạch. Kali có vai trị làm tăng phẩm chất
nơng sản, tăng kích thước hạt [5]. Chế độ bón phân cân đối đầy đủ NPK khơng
những làm tăng năng suất lúa mà cịn cải thiện chất lượng gạo rõ rệt như làm
tăng tỷ lệ gạo nguyên, giảm ñộ bạc bụng, giảm ñộ ñục của nội nhũ so với chế độ
bón phân đơn độc những yếu tố N, P, K riêng rẽ [14].
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân N, P, K ñến phẩm
chất gạo Trần Trọng Thắng (1999) ñưa ra kết luận [22]:
- Khơng bón đạm hoặc bón ít đạm trên nền (90 P2O5 + 60 K2O) kg/ha hàm
lượng prôtêin trong hạt gạo thấp và tỉ lệ bạc bụng cao. Tuy nhiên, nếu bón đạm
q cao thì tỉ lệ gạo ngun giảm và năng suất thấp.
- Nếu khơng bón lân hoặc bón ít lân trên nền (120 N + 60 K2O) kg/ha
cũng ảnh hưởng về các yếu tố phẩm chất gạo dù khơng rõ rệt.
- Bón kali trên nền (120 N + 90 P2O5) kg/ha cũng ảnh hưởng ñến các yếu
tố phẩm chất gạo.
Chất lượng dinh dưỡng của hạt gạo ngồi phụ thuộc vào đặc tính di truyền
của giống cịn chịu ảnh hưởng rõ rệt của các biện pháp trồng trọt, loại phân bón,
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

9


lượng phân bón và kỹ thuật bón. Bón phối hợp cân đối NPK có tác dụng làm
tăng chất lượng của hạt lên rất nhiều (Nguyễn Văn Hiển, 1992) [10].
2.1.2.6 Quy trình kỹ thuật

Trong quá trình sản xuất các biện pháp kỹ thuật có vai trị:
- Tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như tăng năng
suất và phẩm chất nơng sản. ðây là mục đích của các biện pháp kỹ thuật nơng
nghiệp, bởi có biện pháp kỹ thuật thích hợp khơng chỉ lợi dụng tốt nhất các yếu
tố tự nhiên và mơi trường mà cịn phát huy vai trị của giống, kỹ thuật canh tác
cũng như cơng tác phịng chống dịch hại tổng hợp.
- Bảo vệ mơi trường và các hệ sinh thái, hạn chế tối thiểu tác hại của sâu
bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ đó đảm bảo chất lượng và độ an tồn
của sản phẩm.
- ðiều hịa lao động và việc sử dụng các vật tư: Mỗi loại cây trồng cần
phải qua các khâu gieo trồng, chăm sóc… sử dụng các vật tư cơng cụ khác nhau
tùy từng giai đoạn. Vì thế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp với một
loại cây trồng nào đó sẽ tạo ra việc bố trí nguồn nhân lực, vật tư một cách hợp lý
hơn và giảm tính thời vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.1.3 Hệ thống và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
2.1.3.1 Khái niệm về hệ thống
Hệ thống (Systems): Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs (2008) [4], hệ thống là
một tập hợp các đối tượng, các thành phần có quan hệ với nhau, tương tác với
nhau theo những nguyên tắc, những cơ chế nào đó nhưng tồn tại trong một thể
thống nhất.
Hệ thống nông nghiệp (Agricultural systems): là hệ thống thứ bậc ñược
lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

10


kinh tế và con người từ phạm vi cánh ñồng ñến nông trại, vùng, quốc gia và thế
giới. ðiều quan trọng là thấy rõ các mối quan hệ ràng buộc giữa các mức phạm
vi không gian khác nhau của hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ

thống nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nơng nghiệp vi
mơ ở mức độ nơng trại với nghiên cứu chính sách phát triển nơng nghiệp vĩ mơ ở
mức ñộ vùng, quốc gia và thế giới. Sự phát triển nông trại sẽ là cơ sở, nền tảng
cho sự phát triển nông nghiệp vùng và quốc gia. Song sự phát triển đó lại phụ
thuộc và bị chi phối bởi các yếu tố ở các hệ thống cao hơn như: vùng, quốc gia
và thế giới. Nhất là trong sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hố cao như hiện
nay [4].
Hệ thống canh tác (Farming systems): là một hệ thống ñộc lập, ổn định của
những bố trí sản xuất giữa các hoạt ñộng sản xuất của nông hộ do người nông dân
quản lý, trong mối tương tác với các điều kiện mơi trường tự nhiên, kinh tế và xã
hội phù hợp với mục đích, nhu cầu và tiềm năng của nơng dân [4].
Hệ thống trồng trọt: là hệ thống con và là trung tâm của HTCT, cấu trúc
của nó quyết định sự hoạt động của các hệ phụ khác như chăn ni, chế biến,
ngành nghề. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp vì nó liên
quan đến các yếu tố mơi trường như đất đai, khí hậu, sâu bệnh, mức đầu tư phân
bón, trình độ khoa học nơng nghiệp và vấn ñề hiệu ứng hệ thống của hệ thống
cây trồng. Tuy nhiên, tất cả nghiên cứu trên ñều nhằm mục đích sử dụng có hiệu
quả đất đai và nâng cao năng suất cây trồng (Nguyễn Duy Tính, 1995) [25].
2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Tiếp cận hệ thống (System approach): ðây là phương pháp nghiên cứu
dùng ñể xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và giải
thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng. Trước đây thường

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

11


áp dụng theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Phương pháp này tỏ ra khơng
có hiệu quả và nhà nghiên cứu khơng thấy hết được các điều kiện của nơng dân,

do giải pháp đề xuất thường khơng phù hợp và được thay thế bằng phương pháp
đánh giá nơng thơn có sự tham gia của nơng dân (PRA).
* Phương pháp đánh giá có sự tham gia của nơng dân (PRA) gồm:
- Phương pháp khơng dùng phiếu điều tra:
Nội dung của phương pháp là các nhà nghiên cứu tìm hiểu đặc ñiểm của
ñiểm nghiên cứu thông qua các cư dân tại chỗ, những quan sát, những dự kiến
hiện có, những nguồn thông tin khác và từ những người am hiểu sự việc nhất
hoặc các nhà nghiên cứu với nhau.
Nguồn thông tin cần thu thập:
+ Tài liệu từ các nghiên cứu trước có liên quan đến vùng nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
+ Các dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu khí tượng, kinh tế, xã hội... qua
đây, các nhà trồng trọt có thể đánh giá tiềm năng về mặt sinh học hoặc kỹ thuật
trồng trọt thích hợp cho một cơ cấu cây trồng.
+ Quan sát tìm hiểu điểm: Là cuộc đi khảo sát nơng thơn để tìm hiểu về hệ
thống trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế - xã hội, qua đấy thẩm định địa điểm có phù
hợp với u cầu nghiên cứu hay khơng.
- Phương pháp dùng phiếu điều tra
Phiếu ñiều tra là một tập câu hỏi in sẵn dùng để thu thập những dữ liệu có
tính chất số lượng về tình trạng sản xuất của nơng dân.
+ Thảo câu hỏi: Ngôn ngữ dùng trong câu hỏi phải thật ñơn giản và dễ hiểu
ñể người ñược phỏng vấn có thể trả lời một cách tin cậy và chính xác. Những
câu hỏi về kỹ thuật canh tác phải liên quan ñến nơi nông dân nông vụ canh tác.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

12


+ Những thông tin cần thu thập: Hệ thống sản xuất và việc tiêu thụ sản

phẩm; lịch sản xuất và lịch cung cấp lương thực; nguyên nhân biến ñộng năng
suất, phương pháp sản xuất chủ yếu; ñất ñai, lao ñộng và khả năng tiền vốn; kỹ
thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi...
Như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu của hệ thống sẽ giúp đánh giá
chính xác hiện trạng của vùng nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
phát triển vùng nghiên cứu một cách thích hợp, hiệu quả.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là một loại cây lương thực giữ vai trị hết sức quan trọng trong đời
sống và sự phát triển của hàng trăm triệu người trên trái ñất. Do vậy, lúa ñược
trồng khắp nơi trên thế giới. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,
2008) cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới ñã gia tăng rõ rệt từ năm 1961
ñến 1980. Trong vịng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân
1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào
năm 1999 (156,8 triệu ha). Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có xu
hướng giảm dần, đến năm 2005 cịn ở mức 155,1 triệu ha và được duy trì ổn định
cho tới những năm gần đây.
Bảng 2.1: Sản xuất lúa gạo của thế giới giai ñoạn 2005 - 2008
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Diện tích (triệu ha)


154,83

155,79

155,81

155,71

Năng suất (tấn/ha)

4,08

4,12

4,23

4,25

Sản lượng (triệu tấn)

632,27

641,64

659,59

661,81

Nguồn: FAOSTAT.FAO


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

13


Qua bảng 2.1 có thể nói, tình hình sản xuất lúa trên thế giới vẫn có xu
hướng tăng nhưng mức ñộ tăng chậm. Về năng suất, năm 2008 năng suất lúa thế
giới là 4,25 tấn/ha, chỉ tăng lên 0,17 tấn/ha. Sản lượng năm 2005 là 623,27 triệu
tấn và ñến năm 2008 là 661,81 triệu tấn, tăng 38,54 triệu tấn. Với tốc ñộ tăng dân
số như hiện nay cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất
lượng lúa gạo hơn nữa mới ñảm bảo ñược vấn ñề an ninh lương thực của tồn xã
hội. Theo đự đốn của FAO, trong vòng 30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên tồn
thế giới phải tăng được 56% mới đảm bảo ñược nhu cầu lương thực cho mọi
người dân [38].
Bảng 2.2: Sản xuất lúa gạo của 10 nước ñứng ñầu thế giới
Năm 2006
Quốc Gia

Năm 2007

Diện tích Năng suất Sản lượng
(triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn)

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất Sản lượng
(tấn/ha) (triệu tấn)


Trung Quốc

29,20

6,28

183,28

29,18

6,02

187,40

Ấn ðộ

43,81

3,20

139,96

43,77

3,30

144,57

Indonexia


11,79

4,62

54,46

12,48

4,71

57,16

Banglades

10,58

3,85

40,77

10,73

4,11

43,06

Thái Lan

10,17


2,92

29,64

10,67

3,01

32,10

Việt Nam

7,32

4,89

35,83

7,20

4,98

35,87

Myanmar

8,14

3,76


30,60

8,20

3,98

32,61

Philippines

4,16

3,69

15,33

4,27

3,98

16,24

Braxin

2,97

3,88

11,53


2,89

3,8

11,06

Nhật Bản

1,69

6,34

10,70

1,67

6,51

10,89

Nguồn: FAOSTAT.FAO
Cây lúa ñược phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo thống kê, trên thế giới có
khoảng trên 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

14


1.000.000 ha tập trung nhiều ở các nước châu Á, 85% sản lượng lúa trên thế giới

phụ thuộc vào 8 nước ở châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn ðộ,
Indonexia, Banglades, Myanmar và Nhật Bản; 31 nước có diện tích trồng lúa
trong khoảng 100.000 - 1.000.000 ha, trong ñó có 27 nước có năng suất trên 5
tấn/ha, ñứng ñầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), El Savador (7,9
tấn/ha)[6].
Trong những nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới, ñứng ñầu vẫn là
8 nước châu Á là Ấn ðộ, Trung Quốc, Indonexia, Banglades, Thái Lan,
Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên, về năng suất chỉ có 2 nước cao hơn
5 tấn/ha là Trung Quốc và Nhật Bản. Nước có năng suất cao nhất là Nhật Bản
với 6,51 tấn/ha, sau ñến Trung Quốc với 6,02 tấn/ha. Tuy nhiên xét về sản lượng
thì Trung Quốc lại là nước đứng ñầu ñạt 187,40 triệu tấn, tiếp ñó là Ấn ðộ với
sản lượng đạt 144,57 triệu tấn. Về diện tích, Ấn ðộ là nước có diện tích trồng lúa
cao nhất với 43,77 triệu ha, sau đó là Trung Quốc 29,18 triệu ha. Mặc dù năng
suất lúa ở các nước châu Á cịn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên châu Á
vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90%).
Như vậy, có thể nói châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới.
2.2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Với ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới rất thích hợp ñể sản xuất lúa nước nên từ
bao ñời nay cây lúa ñã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng
trong nền kinh tế và xã hội của nước ta.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

15


Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gạo
của Việt Nam giai ñoạn từ 1961 - 2010
Xuất - nhập
khẩu


Diện tích
(1.000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Tiêu thụ
(triệu tấn)

1961

4744

1,90

8,99

5,98

-18

1965

4826

1,94


9,37

6,50

-329

1970

4724

2,15

10,17

7,04

-1260

1974

5111

2,16

11,02

7,80

-910


1975

4856

2,12

10,29

7,65

-0,35

1980

5600

2,08

11,65

7,72

-0,20

1985

5718

2,78


15,87

10,73

-0,34

1986

5703

2,80

16,00

9,69

-0,13

1990

6042

3,18

19,23

11,35

1,62


1995

6765

3,69

24,96

14,39

1,99

1999

7653

4,11

31,39

17,55

4,51

2000

7666

4,24


32,53

16,93

3,48

2001

7493

4,29

32,11

17,97

3,72

2002

7504

4,59

34,45

17,45

3,24


2003

7452

4,64

34,57

18,23

3,81

2004

7445

4,86

36,15

17,60

4,06

2005

7329

4,89


35,83

18,39

5,25

2006

7325

4,89

35,85

18,78

4,64

2007

7207

4,99

35,94

19,40

5,26


2008

7400

5,23

38,73

19150

4,75

2009

7440

5,23

38,90

21370

5,96

2010*

7518

5,30


39,90

-

>6,00

Năm

(triệu tấn)

Nguồn: FAOSTAT Database; USDA 2009; Vietnam statistics Administration;
ước tính đến tháng 10 năm 2010
Từ trước những năm 1975, do ảnh hưởng của chiến tranh và trình độ kỹ
thuật lạc hậu nên năng suất lúa rất thấp (20 - 21 tạ/ha). Từ 1975 - 1986 ñất nước
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

16


×