Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận: Học thuyết nguyên tử trong triết học Hy Lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.34 KB, 18 trang )

Tiểu luận mơn Triết học

LỜI NĨI ĐẦU
Triết học Hy Lạp là một di sản quý không chỉ của dân tộc Hy Lạp, mà còn
của cả nhân loại. Với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh, triết học Hy Lạp ra
đời vào khoảng cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VI trước Công nguyên và tồn tại đến
II – III sau Công nguyên, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
Với nền văn minh rực rỡ của mình, Hy Lạp ln thu hút sự quan tâm quan
tâm của khơng ít những nhà nghiên cứu và cho đến nay, những thành tựu của
nền văn minh ấy vẫn luôn khiến người ta phải ngưỡng mộ, khâm phục. Mặc dù
triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của lịch sử tư
tưởng Phương tây, nhưng những tư tưởng triết học, những thành tựu mà nó đã
đạt được thì khơng ai có thể có phủ nhận.
Khơng chỉ thế, những thành tựu của triết học Hy Lạp cịn có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển hầu hết các trào lưu triết học sau này. Ph.Ăngghen đã
đánh giá: “Từ các hình thức mn hình mn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có
mầm mống và đang nảy nở hầu hết các loại thế giới quan sau này”. Có thể nói,
triết học Hy Lạp cổ đại đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử tư tưởng mà
đến tận ngày nay, những giá trị của nó vẫn ln cần được nghiên cứu. Một trong
những giá trị đó của tư tưởng triết học Hy Lạp là học thuyết về nguyên tử.
Trong phạm vi bài tiểu luận của chuyên đề, tôi xin chọn đề tài “Học
thuyết nguyên tử trong triết học Hy Lạp cổ đại” làm tên đề nghiên cứu của
mình. Mục đích là nêu lên những nội dung và giá trị trong các quan điểm về
nguyên tử của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại.

1

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1.

Hoàn cảnh ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại

1.1.1. Về tự nhiên
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc
gia rộng lớn có khí hậu ơn hịa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng
(Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy
Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có
thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng
bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đơng
của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành
hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc
đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển
Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với
điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc
gia chiếm hữu nơ lệ có một nền cơng thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa
tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất
hủ.
Vào thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên, những người Hy Lạp cổ đại
định cư trên vùng đất: người Đôrien định cư ở phía Nam bán đảo Pêlơpơne, đảo
Creti và một số đảo khác nhỏ ở phía nam Êgiê; người Iơnien định cư ở vùng
đồng bằng Áttích, đảo Ơbê và những vùng đất ven bờ phía Tây Tiểu Á; người
Akeen chủ yếu định cư ở miền trung Hy Lạp; người Êôlien ở phía Bắc Hy Lạp,
một số đảo trên biển Êgiê và vùng vên bờ biển Tiểu Á đã cùng nhau xây dựng

nên lịch sử các quốc gia ở thành thị Hy Lạp cổ đại. Những tộc người cư trú trên
bốn vùng đất này có cùng chung nguồn gốc, cùng chung ngơn ngữ, tín ngưỡng,
tơn giáo và phong tục, tập qn. Họ tự coi mình là con cháu của thần Hêlen và
2

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

gọi quốc gia của họ là Hêllas - tức là Hy Lạp.
Vùng đất Hy Lạp cổ đại trước kia rộng lớn hơn rất nhiều so với ngày nay
với cấu trúc địa hình phức tạp, phong phú gồm phần đất liền cùng vơ số hịn đảo
trên biển Êgiê, vùng duyên hải Ban Căng và Tiểu Á. Những cuộc di dân ồ ạt từ
thế kỷ thứ VIII đến hết thế kỷ thứ VI trước công nguyên và những cuộc chinh
phạt thành công của Alếchxan đại đế vào cuối thế kỷ IV trước công nguyên càng
làm cho vùng đất này được mở rộng và cùng với nó là sự ra đời của các quốc gia
Hy Lạp hoá. Đây là điều kiện thuận lợi để Hy Lạp phát triển mạnh mẽ kinh tế và
thực hiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
Là một trong những cái nôi của nền văn hoá nhân loại, lịch sử Hy Lạp
được biết đến từ thời Kritơ - Miken với nền văn hố kỷ nguyên bạc do các bộ lạc
Akhây tạo ra. Nền văn minh Kritô - Miken xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ thứ
ba và kéo dài đến thế kỷ thứ hai trước cơng ngun. Tuy nhiên đây là thời kỳ ít
được nhắc đến bởi cứ liệu về nó rất mờ nhạt. Thời kỳ được sử sách nhắc đến
nhiều nhất là thời kỳ Hôme (thế kỷ XI - IX trước công nguyên). Được đánh dấu
bằng sự chuyển mình của xã hội Hy Lạp với sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thuỷ và sự hình thành chế độ chiếm hữu nơ lệ được thúc đẩy bởi cuộc
phân công lao động diễn ra trong nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi và
những cuộc chinh phạt của những người Đônien. Xã hội Hy Lạp thời kì này
được phản ánh qua hai tập trường ca nổi tiếng Iliát và Ôđixê với những nhân vật

thiện chiến khẳng định sức mạnh của mình bằng cách dấn thân vào những cuộc
phưu lưu bằng máu với cuộc chiến tranh của các vị thần ẩn chứa các sự kiện lịch
sử đầy bi kịch mà qua đó, bóng dáng của hai giai cấp cơ bản của xã hội chiếm
hữu nô lệ được khắc hoạ rõ nét.
1.1.2. Về kinh tế
Cùng với sự hình thành và phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ vào
khoảng thế kỷ thứ X đến thế kỷ VIII trước công nguyên là sự xuất hiện của các
công cụ bằng sắt. Về mặt kinh tế, ngay từ khi xuất hiện những cơng cụ bằng sắt
thích hợp với vùng đất Hy Lạp khô cằn và không thuận lợi cho việc tưới tiêu so
3

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

với người Ai Cập và người Sume người Babilon cổ đại. Cuộc sống hoàn toàn
phụ thuộc vào mức lên xuống của sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát
các công cụ bằng sắt đã đem lại cho con người Hy Lạp cổ đại một uy quyền đối
với tự nhiên to lớn hơn nhiều. Đó là một trong các nhân tố quan trọng giúp cho
người Hy Lạp thoát khỏi kinh tế tự nhiên để tham gia vào các quan hệ vật chất.
Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo ra một tầng lớp chủ nô mới. Tầng
lớp giàu có vốn khơng phải chủ nơ mới này ngày càng khẳng định được địa vị
của mình trong các nhà nước thành thị Hy Lạp. Việc của cải, nô lệ nắm trong tay
tầng lớp chủ nô mới này đã thúc đẩy chế độ tư hữu tài sản phát triển nhanh
chóng. Việc sử dụng các công cụ bằng sắt trong sản xuất thủ cơng nghiệp đã
khiến cho thủ cơng nghiệp thốt khỏi sản xuất nông nghiệp. Nghề thủ công phát
triển cao trên quy mô lớn ở các thành phố Hy Lạp cổ đại. Giữa thành phố và
nơng thơn có một sự đối lập gay gắt.
Sự phát triển của nhiều thành phố Hy Lạp cổ đại cịn do quan hệ bn bán

diễn ra ở những trung tâm lớn. Các thành phố Hy Lạp cổ đại trở thành các trung
tâm buôn bán và sản xuất hàng hố hết sức sơi động, điều đó được minh chứng
bởi sự xuất hiện đồng tiền vào thế kỷ VII trước cơng ngun. Điều đó dẫn đến
quan hệ trao đổi ngày càng gia tăng, như Mác nói - quan hệ vật chất giữa các cá
nhân mà địa vị xã hội của họ được xác định bằng các tài sản của họ. Kinh tế phát
triển, phân công lao động diễn ra sâu sắc là một trong những nhân tố quan trọng
dẫn đến sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên mà cùng với nó là những quan hệ
huyết thống trong cộng đồng thị tộc ngày càng được thay thế bởi chế độ tư hữu
với vai trò của cá nhân ngày càng lớn khi họ tham gia vào các quan hệ vật chất.
Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây
dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và
nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu khơng có chế
độ nơ lệ thì cũng khơng có quốc gia Hy Lạp, khơng có khoa học và cơng nghiệp
Hy Lạp”.
1.1.3. Về chính trị - xã hội
4

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội
phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân
hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành
nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte
và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ
đại.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có
điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của

Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển
kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Thành Sparte nằm ở vùng bình ngun, đất đai rất thích hợp với sự phát
triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính
vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức
rất tàn khốc đối với nô lệ.
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành
cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất
bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về
kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy
sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nơ lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ
nhiều bộ lạc khác nhau, khơng có ngơn ngữ chung, khơng có quyền hạn, khơng
được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp
ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ
II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La
Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa.
Engels đã nhận xét “khơng có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã
thì khơng có Châu Âu hiện đại được” . Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán,
trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đơng trở
nên thường xun. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những
thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên.
5

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón
nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu khơng hiểu biết gì về Ai

Cập”.
Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng
xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ
sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất
phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh
cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những
lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật, đã để lại các cơng trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá
trị.
Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá
nghiêm tại thành bang Athen.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được
các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và
đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu
sắc.
1.2. Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại
Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và
cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có
những đặc trưng sau:
- Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ
nô thống trị.
- Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái,
duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vơ thần - hữu thần.
- Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các
lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh
chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.
6

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH



Tiểu luận môn Triết học

Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ.
- Coi trọng vấn đề về con người.
Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai.
Tách ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học
cổ Hy Lạp là triết gia Socrate. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần
các triết gia có xu hướng hướng ngoại thì Socrate quay về hướng nội, ông đã đề
cập đến đạo đức con người.
Ưu điểm:
- Triết học cổ hy lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh
muôn đời của người dân Hy Lạp. Tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức
hệ của con người.
- Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan.
Nhằm đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu.
- Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
- Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
- Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành.
- Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới
khơng?
Hạn chế
- Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
- Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa.
- Tuy có đặt vai trị của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố
thần linh.
Triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững
chắc, nối những bến bờ triết học sau này. Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp
cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết học Hy Lạp cổ

đại chia làm ba thời kỳ. Thời ky tiền Socrate, thời kỳ Socrate là thời kỳ cực
thịnh, thời kỳ hậu Socrate. Trong giai đoạn này có rất nhiều triết gia nổi bậc như:
Thales, Anaximandre, Heraclite, Pythagore, Xenophane, Parmenide, Zenon,
7

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

Anaxagore, Empedocle, Democrite, Socrate, Platon, Aristote…Triết lý Hy Lạp
cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên tồn bộ ngơi nhà văn minh của Châu
Âu ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền
triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học
nhân loại và trở nên bất hủ. Marx nói: “Dại dột cho ai khơng thấy giá trị Hy Lạp
cổ đại”

8

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM VỀ NGUYÊN TỬ Ở MỘT SỐ NHÀ TRIẾT HỌC HY
LẬP CỔ ĐẠI TIÊU BIỂU
2.1. Leucippe (500 – 440 BC)
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể
hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V – III BC. Leucippe là người sáng

lập và Démocrite là người kế thừa và phát triển.
Thuyết nguyên tử (atomisme) là thành tựu rực rỡ của triết học Hy Lạp cổ
đại, của chủ nghĩa duy vật cổ đại., người sáng lập ra học thuyết này là Leucippe
(500 – 440 BC). Tư tưởng triết học của ơng được trình bày trong nhiều tác
phẩm, nhưng không lưu giữ được, người ta biết được về thuyết nguyên tử của
ông qua các tác phẩm của Démocrite (460 – 370 BC), hoặc qua trích dẫn của các
nhà triết học khác.
Leucippe (500 – 440 BC) cho rằng, khởi nguyên của vật chất không phải
là bốn yếu tố (đất, nước, khơng khí, lửa) mà là các ngun tử. Như vậy, ở đây
ông tiếp thu quan điểm của Em-pe-đuốc-lơ về đa khởi nguyên của vật chất
nhưng ông cho rằng khởi ngun khơng chỉ bó hẹp ở bốn yếu tố trên mà là từ vô
số các nguyên tử.
Leucippe (500 – 440 BC), ông cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ
những nguyên tử. Đó là những hạt vật chất tuyệt đối khơng thể phân chia được,
nó vơ hạn về số lượng và vơ hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể
thẩm thấu được. Các nguyên tử vơ cùng nhiều. Chúng có hình thức và kích
thước khác nhau. Mọi sự vật đều được cấu thành từ những nguyên tử. Nhưng sự
vật lại tồn tại với muôn hình ngàn vẻ khác nhau; theo ơng, sự khác nhau của sự
vật là vì hình thức sắp xếp khác nhau của các nguyên tử. Hay nói cách khác, sự
sắp xếp khác nhau về hình thức giữa các nguyên tử tạo nên những sự vật khác
nhau. Đây là một phỏng đoán thiên tài của Leucippe.
Leucippe tán thành quan niệm về tồn tại của Pác- mê-nít, nhưng nếu Pác9

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận mơn Triết học

mê-nít phủ nhận cái khơng – tồn tại thì Leucippe lại khẳng định cái khơng – tồn
tại. Leucippe cho rằng, thế giới bên cạnh tồn tại – tức ngun tử cịn có cái

khơng – tồn tại mà ông gọi là chân không – “không gian rỗng”. Nhờ có khơng
gian rỗng mà các ngun tử có thể vận động, kết hợp và phân tán. Quan niệm về
vận động của Leucippe chỉ dừng lại ở vận động dịch chuyển của các vật thể
trong không gian. Đây là một hạn chế của ông.
Vũ trụ theo Leucippe không phải đột nhiên mà có, nó được hình thành
trong một q trình, thơng qua những cơn lốc quay trịn của ngun tử. Leucippe
được coi là người có cơng lao hình thành quyết định luận duy vật – tức thừa
nhận mối liên hệ nhân quả của các sự vật, hiện tượng. Ông khẳng định: “Khơng
có sự vật nào phát sinh một cách vơ cớ mà tất cả đều phát sinh trên một căn cứ
nào đấy, và do tính tất nhiên”. Quan niệm trên đây của Leucippe có ý nghĩa rất
lớn, bảo vệ chủ nghĩa duy vật và đấu tranh chống lại mục đích luận của chủ
nghĩa duy tâm.
Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại
qua những trang viết của các học trị ơng tổng hợp. Démocrite (460 – 370 BC) là
học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một
phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên
là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện
tượng.
2.2. Démocrite (460 – 370 BC)
Đê-mô-crit (460-370 tcn) là học trò của Lơ-xip, người phát triển học
thuyết nguyên tử của Lơ-xíp lên trình độ mới. Ơng có bộ óc bách khoa đầu tiên
trong số những người Hy-Lạp, tri thức uyên bác của ông đã khiến nhiều nhà tư
tưởng về sau phải kinh ngạc. Ông là nhà văn, nhà toán học, nhà vật lý học, nhà
tâm lý học, nhà sinh vật học, mỹ học, ngôn ngữ học, âm nhạc và nhà kỹ thuật.
Về triết học, ông là nhà duy vật lớn nhất thời cổ đại, đã cầm đầu cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, xây dựng nên Đường lối Đê-mơ-crít.
Ơng coi ngun tử là bản nguyên của thế giới. Nguyên tử là vật chất nhỏ nhất,
10

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH



Tiểu luận mơn Triết học

khơng nhìn thấy được, khơng thể phân chia, không màu, không mùi, không vị,
không âm thanh, khơng nóng lên, khơng lạnh đi, khơng khơ, khơng ướt... chúng
đồng nhất về chất, nhưng khác nhau về hình thức, trật tự và tư thế. Tính mn
vẻ của vạn vật được quyết định bởi hình thức cấu tạo, trật tự sắp xếp và tư thế
của các nguyên tử khi chúng kết hợp với nhau. Nguyên tử tự mình vận động mãi
về mọi phía, chúng xơ đi đẩy lại lẫn nhau làm nên những cơn lốc nguyên tử và
cuốn theo những ngun tử ngày càng mới. Vận động vì thế khơng tách rời vật
chất, vận động là vận dộng tự thân của nguyên tử, vĩnh viễn, theo nhiều hướng
tạo thành những cơn lốc nguyên tử.
Theo Démocrite, cơ sở đầu tiên cấu tạo nên mọi sự vật là nguyên tử (tiếng
Hy Lạp là atom – nguyên tử, không phân chia nhỏ được nữa). Là một nhà duy
vật xuất sắc của triết học Hy Lạp cổ đại, kế thừa tư tưởng của Leucippe và đã
phát triển thuyết nguyên tử lên một trình độ cao hơn. Démocrite cho rằng,
nguyên tử là bản nguyên, là cơ sở cấu tạo nên vạn vật.
Nguyên tử đồng nhất về chất nhưng lại khác nhau về hình thức, mỗi
nguyên tử có một hình thức riêng; nghĩa là ngun tử tồn tại đa dạng về số
lượng và hình thức. Mọi sự vật đều được cấu tạo từ những nguyên tử, sự kết hợp
của các nguyên tử không phải là tuỳ tiện ngẫu nhiên mà là sự kết hợp theo trật tự
cũng giống như các chữ cái được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để hình
thành các tư như Ba, Bốn.
Nguyên tử khác nhau về tư thế cũng giống như các chữ cái, nếu N ở tư thế
dọc thì là N, nhưng nếu ở tư thế ngang là lại Z, M ở tư thế xi cịn ngược lại là
chữ W.
Sự tồn tại đa dạng của các sự vật là do sự kết hợp đa dạng của các nguyên
tử, do trật tự liên kết của các nguyên tử và tư thế xoay đặt của các nguyên tử.
Démocrite cho rằng, trình tự sắp xếp của các nguyên tử không chỉ quyết định sự

khác nhau của các sự vật mà còn là nguyên nhân của sự biến đổi do trình tự, trật
tự liên kết khác nhau của các nguyên tử; trong khi đó nguyên tử - hạt vật chất
nhỏ nhất, cơ sở của mọi tồn tại, lại là tồn tại bất biến. Như vậy, Démocrite vừa
11

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

kế thừa thuyết tồn tại bất biến của Pác-mê-nit vừa kế thừa tư tưởng biện chứng
của Heraclit.
Đê-mơ-crit thừa nhận tính nhân quả và quy luật của các hiện tượng tự
nhiên, chống lại mục đích luận duy tâm. Ơng thừa nhận vai trị của nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính, coi cảm giác là bước đầu của tri thức. Ông cũng
đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính “lý tính lấy những dẫn chứng cho nó trong cảm giác”. Ông là người đầu tiên
định nghĩa các khái niệm, là người sáng lập mơn Lơgíc học quy nạp.
Ông quan niệm linh hồn được tạo bởi từ nguyên tử, thần thánh là do con
người tạo ra. Ơng tích cực tham gia cuộc đấu tranh chính trị chống bọn quân chủ
chủ nô, bảo vệ cho chế độ dân chủ chủ nô. Công lao lịch sử của ông là ở chỗ,
ơng và các mơn đệ của ơng đã kiên trì quan điểm duy vật về tự nhiên, đấu tranh
chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Quan điểm của Démocrite về vận động gắn liền với vật chất là một phỏng
đoán thiên tài, là tư tưởng có giá trị cho lịch sử triết học và khoa học. Démocrite
cho rằng, sự vận động của nguyên tử là vĩnh viễn; ông đã cố gắng giải thích
nguyên nhân của vận động ở bản thân nguyên tử, ở động lực tự nhiên, tự nó.
Nguyên tử vận động trong chân không (khoảng trống). Chân không chỉ là điều
kiện chứ không phải là nguyên nhân của vận động. Nguyên tử vận động theo
nhiều chiều hướng khác nhau, va chạm nhau tạo thành cơn lốc và hình thành vũ

trụ.
Nếu A-na-xa-go giải thích về động lực của vận động từ các nu-xơ; Em-pêđuốc-lơ lại giải thích động lực của sự vận động là từ động lực của tình yêu và
căm thù, Démocrite cho rằng động lực vận động của nguyên tử là tự thân, tự nó.
Như vậy, Démocrite đã tiến rất xa so với các bậc tiền bối của mình trong quan
niệm về sự vận động của vật chất. Mặc dù, ơng chưa giải thích được nguồn gốc
của sự vận động tự thân của vật chất, nhưng lịch sử triết học vẫn ghi nhận đóng
góp to lớn của ơng về phương diện này.
Démocrite đã xây dựng lý thuyết vũ trụ trên lập trường của chủ nghĩa duy
12

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

vật. Nét đặc sắc trong lý thuyết vũ trụ của ông là dựa trên cơ sở lý luận coi
nguyên tử là cơ sở cấu tạo nên vật chất; và thấm nhuần tinh thần biện chứng tự
phát cổ đại. Vì vậy, lý thuyết vũ trụ của Démocrite có giá trị to lớn đối với lịch
sử triết học phương tây.
Démocrite cho rằng, vũ trụ được hình thành trong một q trình và thơng
qua những cơn lốc ngun tử, chính các cơn lốc ngun tử đã hình thành nên vũ
trụ. Nguyên tử tồn tại đa dạng về hình thức và vô tận về mặt số lượng; và chúng
chuyển động không ngừng. Nguyên tử chuyển động theo nhiều chiều hướng
khác nhau trong không gian vô tận của vũ trụ, chúng xô đẩy va chạm nhau và
tạo ra các cơn lốc nguyên tử. Lớp lớp các cơn lốc nguyên tử đẩy các nguyên tử
nặng và to quy tụ vào tâm, các nguyên tử nhẹ và nhỏ đi xa dần tâm và ra vùng
biên nhờ đó mà trái đất và các hành tinh được hình thành. Démocrite hình dung
quá trình các cơn lốc nguyên tử hình thành nên vũ trụ cũng giống như lớp lớp
các đợt sóng biển đạp vào bờ làm cho những viên đá cùng loại, hình thù, kích
thước, nặng nhẹ làm thành từng lớp trên bãi biễn.

2.3. Êpiquya (341 – 270 TCN)
Êpiquya sinh ra ở Samốt, sau đó ơng đến Aten học tập và sinh sống. Ông
là một giáo sư giảng dạy triết học. Êpiquya là nhà triết học duy vật, triết học của
ơng gồm có ba bộ phận: vật lý học nghiên cứu về tự nhiên, lôgic học trình bày
các phương pháp về nhận thức và đạo đức học nêu lên quan niệm về hạnh phúc
của con người.
Ông tiếp tục bổ sung vào học thuyết nguyên tử của Démocrite những tư
tưởng mới; ông cho rằng, các nguyên tử khơng chỉ khác nhau về hình thức mà
cịn khác nhau về trọng lượng., do đó chúng vận động theo chiều thẳng đứng từ
trên xuống, giống như sự rơi của các vật thể hay như các hạt mưa từ trên trời rơi
xuống đất. Trong quá trình rơi các hạt va chạm vào nhau, quyện vào nhau, hoặc
tách ra xa nhau. Từ đó, ơng kết luận các ngun tử vận động theo quy luật nội
tại của chúng. Démocrite cũng đã thừa nhận sự vận động nội tại của nguyên tử,
khẳng định tính tất nhiên và phủ định tính ngẫu nhiên. Êpiquya đã tiến xa hơn
13

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận mơn Triết học

khi ơng khẳng định cả tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên. Êpiquya khẳng định,
mỗi sự vật, không phải đơn thuần là tổng số các nguyên tử, mà là một chỉnh thể
có những đặc tính nhất định.
Êpiquya là nhà duy vật và là nhà vô thần luận, ông phê phán và kiên
quyết bác bỏ học thuyết vơ thần của Démocrite.
Ơng cho rằng đạo đức và tơn giáo khơng đồng nhất với nhau. Mục đích
của cuộc sống là khối lạc. Đó là bình thản trong tâm hồn, khơng đau khổ. Ơng
có quan điểm vơ thần, nhưng vẫn thừa nhận có thần khơng can dự đến đời sống
con người. Ông là người đầu tiên, theo Mác, nêu lên tư tưởng về “khế ước xã

hội” mà sau này Hốpxơ và Rútxơ phát triển.
Êpiquya quan niệm: mục đích của triết học là hạnh phúc của con người, là
tìm lạc thú, nhưng lạc thú theo Êpiquya khơng phải là những khối lạc tầm
thường mà là sự ban thưởng cho đạo lí, cho sự tu dưỡng tinh thần và sự thực
hành đạo đức. Êpiquya cho rằng con người phải biết sử dụng đúng đắn những
lạc thú. Êpiquya chia các lạc thú ra làm ba loại mà người ta có những thái độ đối
xử khác nhau với chúng: loại thứ nhất là loại chúng ta phải đề cao, loại thứ hai là
loại chúng ta phải thừa nhận và loại thứ ba là loại chúng ta phải lảng tránh.
Êpiquya đề nghị chúng ta phải đề cao các lạc thú "tự nhiên" và "cần thiết", thừa
nhận những lạc thú không phải là tự nhiên, nhưng vẫn cần thiết và lảng tránh
những lạc thú vừa không tự nhiên vừa không cần thiết.

14

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

KẾT LUẬN
Hy Lạp là một trong những chiếc nơi của nền văn minh nhân loại.Ở đó
xuất hiện rất sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó cịn
in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học sau này.Thời kì nàynổi bật lên
với tên tuổi của các nhà duy vật như Đêmôcrit,Hêraclit,Arixtôt,Êpiquya…
Trong điều kiện xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển cao độ,ở người Hy Lạp
đã nảy sinh những tư tưởng triết học đủ các màu sắc,các hình thái,các xu
hướng.Cuộc đấu tranh giữa quý tộc bình dân và nô lệ,cuộc xung đột giữa tầng
lớp qúy tộc công thương và lớp quý tộc ruộng đất trong nội bộ giai cấp chủ nô
đều được phản ánh một cách khá trung thực trong lĩnh vực triết học.Vì thế,ngay
từ đầu các tư tưởng triết học đã mang nặng tính giai cấp sâu sắc.Dưới con mắt

của các nhà triết hoc Hy Lạp cổ đại,triết học ra đời từ nhu cầu hiểu biết của con
người.Quan niệm này mặc dù thể hiện dưới hình thức ngây thơ,phù hợp với
nhận thức của con người thời cổ,nhưng nó đề cập tới mơt khía cạnh rất sâu sắc
về cơ sở nhận thức luận của việc hình thành triết học Hy Lạp cổ đại.Chính sự
xuất hiện các tri thức sơ khai như việc phát minh một năm có mười hai tháng,ba
trăm sáu mươi lăm ngày của Talet…,hình học của Ơclit…,đã tạo điều kiện lớn
thúc đẩy sự hình thành triết học.Những khám phá khoa học đầu tiên của các nhà
triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan
và nhân sinh quan của các tơn giáo và thần thoại,địi hỏi con người phải có cách
lý giải mới về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình.
Nền triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã đạt những thành tựu rực rỡ về mọi
mặt và đã có những cống hiến lớn lao vào kho tàng văn học của loài người.Hơn
hai mươi năm thế kỉ đã qua,thời đại nô lệ Hy Lạp đã lùi xa trong quá khứ của
lịch sử loài người,nhưng cho đến ngày nay,triết học Hy Lạp cổ đại khơng thể
mất giá trị của nó.Nền văn minh hiện đại Châu Âu bắt nguồn từ nền văn minh
Hy Lạp và chúng ta đã khơng thể hiểu đầy đủ văn hóa Châu Âu ngày nay nếu
không đi ngược thời gian để tìm hiểu những thành tựu huy hồng của văn hóa
Hy Lạp cổ đại,Ăngghen viết”chúng ta luôn luôn phải quay về với những thành
15

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

tựu trong triết học cũng như trong mọi lĩnh vực khác của dân tộc nhỏ bé này,một
dân tộc mà tài năng và hoạt động có tính chất tồn diện của nó đã đảm bảo cho
nó có một địa vị mà khơng có một dân tộc nào khác có tham vọng đạt tới trong
lịch sử tiến hóa của nhân loại”.
Điểm xuất phát cho sự phát triển triết học cổ đại là chủ nghĩa duy vật triết

học.Sự phát triển của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã trải qua một sự tiến hóa
phức tạp,đã phản ánh được những vấn đề thế giới,con người một cách trung thực
hơn achx hội mà các nhà triết học trước đây chưa làm được.Chủ nghĩa duy vật
Hy Lạp cổ đại tuy mộc mạc chât phác nhưng những giá trị của nó có ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển triết học nói riêng và khoa học nói chung.Triết học Hy
Lạp là một hoạt động trí tuệ,nó khơng chỉ là vấn đề thấy hay tin,mà còn là vấn
đề suy nghĩ,và triết học cịn có nghĩa là suy nghĩ những vấn đề cơ bản theo một
phong cách tìm tịi chân chính và tự do.

16

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Nguyễn Hữu Trọng, Các Vấn Đề Triết Học, Viện ĐH Huế, 1962.
2 - Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, nxb, Tổng Hợp
TP.HCM, 2006.
3 - Hà Thúc Minh-Minh Chi. Đại Cương Triết Học Phương Đông. Trường
ĐHTHTPHCM. 1994.
4 - Nguyễn Ngọc Thu – Bùi Văn Mưa, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết
Học,nxb, Tổng Hợp TP.HCM, 2002.
5 - Bộ GD – ĐT, Triết Học, nxb, CTQG, 1999.
6 - Phạm Minh Lăng, Mấy Trào Lưu Triết Học Phương Tây, nxb, ĐH và TH
Công Nghệ, 1984.
7 - Hà Thiên Sơn, Lịch Sử Triết Học, nxb, Trẻ, 2004.
8 - Trần Thái Định, Triết Học Descartes, nxb VH, 2005.
9 - SC. TN Hương Nhũ, Tài Liệu Tham Khảo tai HV TP. HCM, 2008.

10 - Platon. Biện minh cho Socrate, Tuyển tập, t.1. M.1982
11 - William S.Sahakan, MabelL, Sahakan, Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy
Châu biên dịch, Triết Gia Vĩ Đại, nxb Tp. HCM
13 - Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật Pháp, nxb. Tôn Giáo, 1998.
14 - Will Durant, Câu chuyện Triết Học, nxb. QNĐN, 1994.
15 - Kinh Tương Ưng I, HT. Thích Minh Châu, nxb.Viện nghin cứu Phật
học Việt Nam, 1996.
16 - Nguyễn Hòa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb. Thanh Niên, 2002.

17

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH


Tiểu luận môn Triết học

MỤC LỤC

18

Sinh viên thực hiện: A Lăng Duy. Lớp: K30-CTXH



×