Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Rừng tâm linh của người cơ tu ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.1 KB, 10 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC

MÃ SỐ: 60.22.70




ĐỀ TÀI:

RỪNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở
HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ





TÁC GIẢ: HỒ VIẾT HOÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN XUÂN HỒNG

HỘI ĐỒNG BẢO VỆ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ



NĂM BẢO VỆ: 2010






HỒ VIẾT HOÀNG
©
Copyright 2010
2

Lý do chọn ñề tài
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, diện tích và ñộ che phủ rừng ở Việt Nam có
nhiều biến ñộng không ngừng. Năm 1943, Việt Nam có khoảng 14.350.000 ha
rừng với ñộ che phủ 43,7% thì ñến năm 1990 chỉ còn lại 9.175.000 ha với ñộ che
phủ 28% diện tích ñất rừng trong cả nước. Năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn
trong công tác phục hồi rừng và trồng rừng, diện tích rừng ñã tăng lên 10.905.292
ha với ñộ che phủ 33,2%. Đến nay, diện tích rừng vào khoảng 12.307.000 ha với
ñộ che phủ là 36,7%. Những biến ñộng về diện tích và ñộ che phủ rừng như trên
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong ñó, nguyên nhân quan trọng
nhất là sự chưa thống nhất giữa cá nhân, cộng ñồng làng (dòng họ, làng), tập thể
(chính quyền ñịa phương; lâm trường), và Nhà nước trong sở hữu và quản lý rừng,
ñất rừng nói chung, tài nguyên ñất công nói riêng.
Ở vùng núi Trung bộ - nơi cư trú chủ yếu của các nhóm dân tộc thiểu số - tài
nguyên ñất công là loại tài nguyên gắn liền với quyền sở hữu và quản lý của làng.
Trong xã hội Cơ tu cũng như các nhóm thuộc ngôn ngữ Mon – khmer, làng là một
tổ chức xã hội cơ bản và duy nhất, ở ñó không có tổ chức nào lớn hơn hay nhỏ
hơn làng. Đặc tính này của xã hội ñược phản ánh thông qua vai trò chủ sở hữu và

quyền quản lý tối cao, duy nhất của làng ñối với mọi tài nguyên ñất và rừng.
Trong ñó, rừng cộng ñồng là một dạng ñất công thuộc quyền sở hữu của làng,
ñược quản lý thông qua luật tục – một công cụ hữu hiệu nhằm ñảm bảo tính chất
sở hữu cộng ñồng ñối với loại hình tài nguyên quan trọng này. Tất cả mọi thành
viên của cộng ñồng phải chấp hành mọi quy ñịnh/chế tài trong luật tục. Bên cạnh
ñó, cùng với luật tục và cao hơn luật tục, người Cơ tu còn ñược “quản lý” bằng sự
“thiêng hóa” bởi hệ thống thần linh (Yàng), là thế lực nắm quyền sở hữu và quản
lý tối cao ñối với các tài nguyên ñất và rừng. Gắn liền với hình thức sở hữu và
quản lý này là loại hình rừng tâm linh – một nguồn tài nguyên mang nhiều giá trị
vật chất lẫn tinh thần.
Rừng tâm linh là “không gian xã hội” ñặc biệt, là những ñám rừng
nguyên sinh tự nhiên cuối cùng còn sót lại của làng miền núi. Đó là dạng tài
nguyên ñất công ñặc thù của cộng ñồng làng; là nơi con người không ñược vào
khai thác tài nguyên, thậm chí không ñược/không dám bước chân vào khi chưa
có sự ñồng ý của các thần linh.
3

Rừng tâm linh là một dạng thức ñặc biệt của tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá
tâm linh. Ở ñó, tính chất tâm linh ñược phán ảnh qua sự ngưỡng vọng, sùng kính
của con người vào các thế lực siêu nhiên, các vị Yàng (rừng thiêng), hay sự sợ hãi
vào ma quỷ, ác thần (rừng ma). Mặt khác, tính chất tâm linh cũng ñược bắt nguồn
từ chính sự bất lực của người Cơ tu trước các sự vật kỳ lạ, hiện tượng kỳ bí, tự
nhiên hùng vỹ,... dẫn ñến sự “thiêng hoá” vạn vật (vạn vật hữu linh). Vì vậy, trong
ý thức và hành ñộng của người Cơ tu ñối với rừng tâm linh luôn thể hiện lối ứng
xử có “văn hóa”, có “ñạo ñức”, có “tình”.
Người Cơ tu ở NĐ nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn – Tây
Nguyên nói chung sống dựa chủ yếu vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng không
chỉ về mặt vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần, tâm linh. Đối với ñồng bào,
rừng là “một phần bản nguyên của con người”, ñó không chỉ là không gian mà
còn là thời gian; là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng. “Sống rừng nuôi, chết rừng

chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc ñời họ có, và bằng sự biết ơn,
ñoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa ñủ
ñể sinh tồn.
Sự tồn tại của rừng tâm linh rất quan trọng ñối với người Cơ tu trên nhiều
khía cạnh tín ngưỡng và nhân sinh. Đối với người Cơ tu, rừng tâm linh là kho dự
trữ nguồn lương thực dồi dào (rừng ñầu nguồn), là nơi họ thể hiện sự thành kính
của mình với các ñấng thần linh, các Yàng (nơi thờ cúng và diễn ra nhiều nghi lễ
tâm linh), là nơi cấm mọi người nếu không có phận sự thì không ñược ñến (rừng
cấm) và còn là nơi họ chôn người chết, trả linh hồn người chết về với rừng (rừng
ma)...
Chính niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người Cơ tu ñối với rừng tâm linh
ñã giúp họ bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh trong quá trình lịch sử
tộc người. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển những cánh rừng tự nhiên nguyên
sinh cuối cùng còn sót lại. Tuy nhiên, việc duy trì, bảo tồn và phát huy rừng tâm
linh như thế nào, ñể tránh những mê tín, dị ñoan, tránh các hủ tục lạc hậu và ñặc
biệt là tránh những xung ñột giữa quan niệm về sở hữu ñất ñai truyền thống với
luật pháp hiện hành. Đây là một trong những vấn ñề ñang ñặt ra cấp thiết ở vùng
miền núi.
4

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân tác ñộng (chuyển biến về kinh tế - xã hội và
môi trường sống, sự thay ñổi về nhận thức...) ñã dẫn ñến nhiều biến ñổi, thách
thức về sở hữu, quản lý, qui mô, diện tích và nhất là niềm tin của người Cơ tu
trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển rừng cộng ñồng nói chung và rừng tâm
linh nói riêng.
Từ những lý do nên trên, chúng tôi chọn ñề tài “Rừng tâm linh của người
Cơ tu ở huyện NĐ, tỉnh TTH” làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên
ngành Dân tộc học.
Lịch sử nghiên cứu vấn ñề
Đã có hàng loạt các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về rừng cộng ñồng trên

thế giới, ñưa ra các khái niệm, cách tiếp cận khác nhau ñối với loại tài nguyên
này. Theo FAO (1991) rừng cộng ñồng là khái niệm“diễn tả hàng loạt các hoạt
ñộng gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi
ích các sản phẩm này”. Định nghĩa của FAO phản ánh tính chất cộng ñồng trong
quản lý rừng trên hai khía cạnh: [i]. Quản lý rừng cộng ñồng (tức là cộng ñồng
quản lý rừng của cộng ñồng) và [ii]. Quản lý rừng dựa vào cộng ñồng (cộng ñồng
quản lý rừng cho chủ thể khác).
Trong khi ñó, các nội dung trình bày của ñại ña số các nhà nghiên cứu về
các loại hình rừng cộng ñồng ở Việt Nam ñã gợi lên một cách hiểu về rừng cộng
ñồng: là những diện tích rừng do cộng ñồng làng truyền thống, cộng ñồng dân cư
thôn, hoặc liên thôn, nhóm hộ gia ñình hoặc nhóm sở thích cùng quản lý, bảo vệ
và sử dụng. Ở TTH, theo Nguyễn Quang Hòa Anh (2009), có 5 loại hình rừng
cộng ñồng khác nhau: [i]. Rừng do cộng ñồng quản lý theo luật tục/ hương ước,
[ii]. Rừng do cộng ñồng dân cư thôn quản lý, [iii]. Rừng do cộng ñồng liên thôn
quản lý, [iv]. Rừng do nhóm hộ quản lý, [v]. Rừng do nhóm sở thích (câu lạc bộ)
quản lý. Trong ñó, trừ loại hình [i], các loại hình còn lại ñều ñược Nhà nước công
nhận chính thức nhưng ñã mặc nhiên ñược thừa nhận. Rừng thiêng, rừng ma, rừng
thổ công, rừng mó nước (cung cấp nước), rừng phòng hộ xóm làng, rừng cung cấp
lâm sản truyền thống cho cộng ñồng... ñều thuộc loại hình này. Không chỉ ñề cập
ñến khái niệm và cách hiểu, các nghiên cứu liên quan ñến vấn ñề này còn cho thấy
vai trò to lớn của rừng cộng ñồng trong quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên này.
5

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức, dự án trong nước và
quốc tế ñã tham gia tìm hiểu và ñánh giá vai trò của rừng cộng ñồng trong quản lý
tài nguyên, thông qua các nghiên cứu ñiểm, nghiên cứu trường hợp trên ñịa bàn
các tỉnh có diện tích rừng.
Đi sâu vào một dạng thức ñặc biệt của rừng cộng ñồng - rừng thiêng, rừng
ma, hay còn gọi là rừng tâm linh - do cộng ñồng tự công nhận và quản lý theo
truyền thống dựa trên cơ sở luật tục các cấm kỵ, chúng tôi nhận thấy có nhiều

nghiên cứu lý thú và ñược quan tâm ñặc biệt. Bên cạnh ñó, các công trình nghiên
cứu của các tác giả trong nước về rừng, cùng các nghiên cứu văn hóa - kinh tế - xã
hội truyền thống của các tộc người cư trú vùng Trường Sơn - Tây Nguyên ñã cung
cấp cho người ñọc một cái nhìn bao quát về rừng, rừng tâm linh cũng như vị trí
của nó trong ñời sống.
Những công trình nghiên cứu ñiển hình của các học giả, các nhà Dân tộc học
Pháp về văn hóa của cộng ñồng các dân tộc ở Tây Nguyên, cho thấy: rừng - cộng
ñồng là hai thực thể gắn kết không tách rời và rừng ñối với con người ở ñây mang
ñậm ý nghĩa tâm linh.
Các nghiên cứu ñã khẳng ñịnh: rừng không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là
môi trường theo nghĩa hẹp; Rừng là tâm linh, là những khu rừng ñược bọc bên
ngoài là một lớp vỏ tín ngưỡng.
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hồng và các cộng sự
(2010) về “Sở hữu của làng ñối với rừng cộng ñồng truyền thống trong các dân
tộc thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh TTH: Rừng tâm linh” ñã trình bày một cách bao
quát về rừng tâm linh của các tộc người thiểu số ở huyện A Lưới, từ quan niệm,
các dấu hiệu nhận biết, cũng như khẳng ñịnh những giá trị của rừng tâm linh xưa
trong việc bảo tồn và phát triển rừng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu những ñặc trưng và vai trò của rừng tâm linh
trong ñời sống người Cơ tu ở huyện NĐ, tỉnh TTH, trên cơ sở ñó ñề xuất các giải
pháp nhằm duy trì, bảo tồn rừng tâm linh, góp phần quản lý ñất cộng ñồng có hiệu
quả.
Mục tiêu cụ thể:
[i]. Chỉ ra những ñặc ñiểm của rừng tâm linh truyền thống

×