Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tình trạng thương mại với Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.77 KB, 92 trang )





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tình trạng thương mại với
Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp
định thương mại có hiệu lực





1
MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ 5
VIỆT NAM- HOA KỲ
I. Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế 5
1.Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới 5
2.Tác dụng của mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế 7
3.Hội nhập là tất yế
u để phát triển
II. Lợi ích của việc phát triển thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 10
1.Giới thiệu chung về Hoa Kỳ 10
2.Lợi ích Việt Nam thu được trong quan hệ với Hoa Kỳ 16
3.Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam 19


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI 23
VIỆT NAM- HOA KỲ
I. Giai đoạn trước khi hiệp định thương mại được kí kết 23
1. Trướ
c khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận 23
2.Sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận 25
3. Sau khi bình thường hoá quan hệ hai nước 28
II.Khi hiệp định thương mại được kí kết và chính thức có hiệu lực 36
1.Khái quát hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 38
2.Đánh giá chung tình hình thực hiện 40
3.Những cơ hội cho cả hai nước 41
4.Những trở ngại phát sinh 46
5.Những nguyên nhân 61

2

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT 64
NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ
I. Nhà nước 64
1.Pháp lý 64
2.Vốn 65
3.Thông tin 65
4.Chính sách 65
5.Nhân lực 66
II. Doanh nghiệp 67
1.Sản xuất tốt 68
2.Tiếp cận thị trường 68
3.Chú trọng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh 68
4.Vệ sinh 69

5.Xúc tiến thương mại 69
6.Luật pháp 70
7.Làm quen với các vụ ki
ện 70
III.Tìm hiểu yếu tố môi trường kinh doanh của Mỹ 71
1.Con người 72
2.Nguyên tắc thương mại 72
3.Luật pháp chi phối 73
IV.Tăng cường đào tạo đội ngũ 76
V.Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước khác 76
trong khu vực và trên thế giới
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

3
LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ
thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện và xúc tiến theo
chiều hướng tích cực với tốc độ nhanh. Nhưng phải đến tháng 7/ 1995, khi Việt
Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, hoạt động kinh tế giữa hai nước mới
thực sự phát triển. Đối tác kinh t
ế quan trọng mà Việt Nam thực sự không thể
không tiếp cận là Mỹ và ngược lại, Mỹ không thể bỏ lỡ cơ hội để chiếm ưu thế
trong những hoạt động kinh tế tại Việt Nam.
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, được ký kết ngày 13/ 7/ 2000 sau gần 4
năm đàm phán, là một bước đột phá thể hiện nỗ lực của hai nước trong bình
thường hoá quan h
ệ kinh tế thương mại. Hiệp định có hiệu lực từ cuối 2001 hứa
hẹn nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng quan hệ với

thị trường Hoa Kỳ. Đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng song cũng nhiều
điểm đặc thù.
Hiệp định có hiệu lực đã được hơn 1 năm, một quãng thời gian m
ới không
lâu nhưng trong quan hệ thương mại Việt- Mỹ lại nảy sinh một số vấn đề gây
một số thiệt hại đáng tiếc cho doanh nghiệp của ta, thu hút sự chú ý của công
chúng. Khoá luận này xin đề cập đề tài" Tình trạng thương mại với Hoa Kỳ một
năm sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực".Bằng phương pháp phân tích,
thống kê, tổng hợp, khoá luận này muốn giúp cho độc gi
ả hiểu rõ hơn về những
nội dung của Hiệp định thương mại Việt -Mỹ.Qua đó sẽ xác định được quan
điểm đúng đắn hơn khi theo dõi qua phương tiện thông tin đại chúng diễn biến
của những vấn đề đang phát sinh trong bức tranh toàn cảnh quan hệ thương mại
hai nước.

Khoá luận được kết cấu theo 3 chương như sau:

4

Chương I: Lợi ích của việc mở rộng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
Chương II: Thực trạng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
Chương III: Những giải pháp để giải quyết những tồn tại trong quan hệ
thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

Để hoàn thành bản khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn PGS- NGUT Vũ
Hữu Tửu- giáo viên trường Đại học Ngoại Thương người đã tận tình h
ướng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm việc. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các
bác công tác tại Bộ thương mại, nơi đã cung cấp kịp thời cho tôi những tài liệu
cần thiết.


5
CHƯƠNG I

LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ
VIỆT NAM- HOA KỲ

I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ
QUỐC TẾ:

Nền kinh tế thế giới là tổng thể hữu cơ của các nền kinh tế quốc gia độc
lập trên cơ sở sự phát triển của phân công lao động quốc tế thông qua các mối
quan hệ kinh tế quốc tế ( các quan hệ vật chất và quan hệ tài chính). Quan hệ
kinh tế đối ngoại là toàn bộ các quan hệ kinh tế của một quốc gia trong quan hệ
với phần còn lại của thế gi
ới ( các quốc gia khác và các tổ chức kinh tế quốc tế).
Kinh tế đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác lợi thế so
sánh của mỗi quốc gia, thu hút nguồn vốn bên ngoài, chuyển giao công nghệ và
trình độ quản lý tiên tiến của thế giới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng
với tốc độ cao.

1- Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giớ
i:
Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác
nhau, cả nhân tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật, chính trị cũng như các nhân tố tự
nhiên. Bởi vậy sự vận động của nền kinh tế thế giới cũng đang diễn ra với nhiều
xu hướng khác nhau. Dưới đây là một số xu hướng chính:
1.1 Xu hướng thứ nhất:
Cuộc cách mạ
ng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ vũ bão

đưa đến sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế, gây ra biến đổi kinh tế sâu sắc
trong mỗi quốc gia.

6
1.2 Xu hướng thứ hai:
Quá trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với một
tốc độ ngày càng cao trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới như
buôn bán, sản xuất, nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hoá
và lối sống...Điều này làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chính thể thống
nh
ất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự tuỳ thuộc lẫn nhau.
Quá trình quốc tế hoá này diễn ra ở những cấp độ khác nhau với xu hướng khu
vực hoá. Các vấn đề toàn cầu hoá ngày càng trở nên gay gắt: không những vấn
đề chiến tranh hoà bình, vấn đề lương thực, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề
dân số mà các vấn đề nợ nước ngoài, vấn đề bệnh tật c
ủa xã hội hiện đại. Xu
hướng khu vực hoá thể hiện ở việc hình thành các liên kết kinh tế khu vực với
các hình thức đa dạng: liên minh châu Âu ( EU), Hiệp hội thương mại tự do Bắc
Mỹ ( NAFTA), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC)...Xu hướng
quốc tế hoá đặt ra một yêu cầu tất yếu: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường
thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động qu
ốc tế và khu vực để có
được khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển.
1.3 Xu hướng thú ba:
Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Các
quốc gia ngày càng ưu tiên cho sự phát triển kinh tế với sự gia tăng các hình thức
hợp tác kinh tế quốc tế như sự trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, chuyển giao
khoa học công nghệ...Sự dung hoà lợi ích, v
ận dụng các biện pháp kinh tế để giải
quyết tranh chấp hợp tác với nhau để có lợi nhiều hơn là phương châm phổ biến

trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên sự cạnh tranh kinh tế cũng
phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thành khái niệm chiến tranh kinh
tế. Chiến tranh kinh tế có nhiều mục đích khác nhau, nhiều phương thức khác
nhau với sự
đan xen về không gian và thời gian. Các quyền lợi ở lãnh hải, thềm
lục địa, quần đảo... trở thành đối tượng cạnh tranh chủ yếu. Mâu thuẫn giữa các

7
cường quốc, các trung tâm kinh tế, các tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng gay
gắt.
1.4 Xu hướng thứ tư:
Sự phát triển của vòng cung châu Á- Thái Bình Dương với các quốc gia có
nền kinh tế hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao qua nhiều năm, làm
trung tâm kinh tế thế giới dịch chuyển về khu vực này. Người ta dự báo rằng thế
kỉ 21 là thế kỉ của châu Á- Thái Bình Dương. Điề
u đó tạo cho việc hình thành
những quan hệ kinh tế quốc tế mới tạo nên những khả năng mới cho sự phát
triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các quốc gia.

2. Tác dụng của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

2.1 Đối với các nước công nghiệp phát triển
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giúp cho việc bành trướng nhanh
chóng sức mạnh kinh tế của mình như tìm kiếm thị trường mới để giải quyết
khủng hoảng thừa của hàng hoá, để tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi hơn, đem lại
lợi nhuận cao, giảm được chi phí sản xuất do sử dụng lao độ
ng và tài nguyên rẻ
ở các nước đang phát triển.
2.2 Đối với các nước đang phát triển
Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tiếp thu vốn và công nghệ tiên

tiến để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng năng động, tăng trưởng với tốc độ cao.
Hơn nữa, thị trường nộ
i địa của các nước này qua chật hẹp không đủ để đảm bảo
phát triển nền công nghiệp với quy mô sản xuất hàng loạt. Điều đó cho thấy chỉ
có mở rộng hoạt động kinh tế quốc tế mới khắc phục được hạn chế trên. Việc mở
rộng này cũng nhằm khai thác triệt để các thế mạnh của đất nước, nâng cao đời
sống, t
ạo điều kiện củng cố hoà bình.


8
3. Hội nhập là vấn đề tất yếu để phát triển thế giới trong thế kỷ 21

3.1 Khái quát tình hình hội nhập trong thương mại thế giới năm 2001
Năm 2001 là một năm có những biến động mạnh đối với nền kinh tế toàn
cầu. Sự kiện khủng bố vào nước Mỹ 11/ 09/ 2001 càng làm trầm trọng thêm quá
trình suy giảm của ba trung tâm kinh tế thế giới: Mỹ, Nhật Bản, EU.
Một đặc điểm bao trùm của thương mại 2001 là sự giảm sút rõ rệt của
dòng chu chuyển hàng hoá và d
ịch vụ quốc tế do những biến động đối với kinh
tế thế giới. Nếu so với mức tăng trưởng khá cao của hai năm trước đó là 5,3%
của 1999 và 12,4% của 2000, mức tăng trưởng của thương mại thế giới năm nay
là rất thấp. Trước sự kiện 11/ 09/2001, IMF dự tính tăng trưởng của thương mại
thế giới là 4%, nhưng sau sự kiện này đ
ã phải điều chỉnh lại chỉ còn 1%. Chính
vì thế, tính bất ổn định và tính không chắc chắn của thương mại toàn cầu ngày
càng tăng lên.
Do tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế và khu vực trên
thế giới hiện nay ngày càng cao nên những biến động không tốt và các cú sốc

của các trung tâm kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng xấu và nhanh đến phát triển
kinh tế và thương mại của các kh
ối nước và các khu vực kinh tế khác.
Trái ngược với bức tranh u ám của tăng trưởng thương mại thế giới do tình
hình kinh tế sa sút, tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu 2001 có vẻ sáng sủa
và lạc quan hơn. Biểu hiện nổi bật có thế nói đến là Hội nghị Bộ trưởng thương
mại các nước về việc khởi động vòng đàm phán mới của Tổ chức thương mại thế

giới ( WTO) ở Đô ha vào tháng 11/ 2001 đã thành công. Hội nghị lần này đã đi
đến thoả thuận về một chương trình làm việc mà theo đánh giá của ông Tổng
giám đốc Mike More của WTO là “ to lớn và cân đối”.
Một sự kiện nổi bật nữa mà không thể không đề cập là việc Trung Quốc trở
thành thành viên thứ 143 của WTO sau 15 năm nỗ lực và cố gắng phấn đấu.
Thêm Trung Quốc, trật tự thươ
ng mại tự do của thế giới sẽ có thêm một bạn

9
hàng khổng lồ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cạnh tranh các hàng xuất khẩu trên
thị trường thương mại toàn cầu.
Các khu vực và hiệp ước thương mại mới trên thế giới tiếp tục được thành
lập hay xúc tiến thành lập, khẳng định xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh
mẽ trên thế giới. Ngoài các hiệp ước thương mại tự do đã được khởi xướng và
xúc tiế
n trong các năm trước, nhiều hiệp ước thương mại tự do mới giữa các
nước tiếp tục được ra đời. Tiến trình tự do hoá thương mại một lần nữa được
khẳng định đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Khu vực thương mại tự
do Tây bán cầu ( FTAA) cũng có được sự ủng hộ tích cực và có dấu hiệu tốt để
trở thành hiện thực khi hiệp h
ội các nước Trung Mỹ và Caribê họp vào
12/12/2001 đã phê chuẩn đề án khu thương mại tự do này có kèm theo sự bảo hộ

cho các nền kinh tế đang phát triển.
Năm 2001 cũng là năm có nhiều tranh chấp thương mại giữa các khối và
các khu vực.
Dù sao xu hướng hội nhập và quốc tế hoá của kinh tế thế giới đã ngày
càng trở nên rõ ràng. Các đàm phán về khu vực kinh tế và thương mại tự do sẽ
tiếp t
ục được ủng hộ và đẩy mạnh trong tương lai.

3.2 Khái quát tình hình hội nhập trong thương mại thế giới 2002
Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng GDP toàn cầu là 2,8% so với mức
2,2% của năm 2001. Tăng trưởng giá trị thương mại thế giới (kể cả hàng hoá và
dịch vụ là 2,1% so với mức 0,1% của năm 2001. Thương mại quốc tế đã có
chiều hướng phụ
c hồi trong năm 2002.
Thế giới đã lại chứng kiến những bước thăng trầm của 3 nền kinh tế lớn
nhất: Mỹ, EU và Nhật Bản.
Kinh tế phát triển với những đặc điểm sau: chiến tranh xung đột vũ trang
khu vực, tranh chấp biên giới lãnh thổ vẫn tiếp tục là thách thức gay gắt nhất đối

10
với sự phát triển kinh tế của từng nước, từng khu vực và toàn thế giới, giá dầu
biến động mạnh do nguy cơ chiến tranh ở vùng Vịnh gây tác động mạnh và trực
tiếp tới kinh tế toàn thế giới.
Làn sóng toàn cầu hoá và liên kết khu vực vẫn diễn ra mạnh mẽ, hội nhập
và tự do hoá thương mại đang trở thành trào lưu lôi cuốn tất cả các nước trên thế
giới. Mỹ sẽ tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng với động lực kém
hơn nhiều.
Trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác APEC, Mê hi cô đưa ra chủ trương "
mở rộng lợi ích hợp tác vì tăng trưởng và phát triển" trong đó đề cập tới nhiều
nội dung hợp tác cụ thể và thiết thực. Mỹ đề xuất sáng kiến " Vì sự n

ăng động
của ASEAN", Pakistan bày tỏ mong muốn tham gia diễn đàn khu vực ARF, Xri
lanka mong muốn có quan hệ với ASEAN. Thái Lan và My an ma vừa thiết lập
quan hệ hợp tác với tổ chức hợp tác khu vực Nam Á ( SAARC). Tất cả những
yếu tố này là thực tiễn sinh động thể hiện xu hướng liên kết và hợp tác.
Như vậy so sánh diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới trong 2
năm qua, bên cạnh những chiế
n tranh, tranh chấp thương mại, xung đột... thì trào
lưu của tiến trình hội nhập vẫn diễn ra ngày càng mạnh mẽ chi phối hoạt động
kinh tế. Đây là điều tất yếu mà mỗi quốc gia phải làm để tồn tại và phát triển.
Chính vì thế, việc Việt Nam và Mỹ mở rộng quan hệ cũng là một điều dễ hiểu
mà đỉnh cao của mối quan hệ này là sự ra đời c
ủa Hiệp định thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ.

II/ LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ:


1/ Giới thiệu chung về Hoa Kỳ:

Mỹ là một thực thể khó đánh giá đối với chúng ta, khó cả về mặt chính trị,
xã hội lẫn kinh tế. Trước đây, chúng ta nghiên cứu Mỹ về khía cạnh để chiến

11
thắng Mỹ chứ không phải vì mục đích kinh tế. Ngày nay, chúng ta phải hiểu thấu
đáo mọi khía cạnh về Mỹ để thiết lập quan hệ kinh tế- thương mại với Mỹ. Dưới
đây là một vài nét lớn:
1.1- Vị trí địa lý:
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ( the United State of America- USA ) tên gọi đầy
đủ của nước Mỹ là một liên bang gồm 50 bang, trong đó có hai bang tách rời là

Alaska ( ở vùng Tây Bắc lục đị
a Mỹ) và đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương.
Mỹ nằm ở trung tâm châu lục Bắc Mỹ, phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp
Mêhi cô, phía Đông giáp Đại Tây Dương, và phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Nước Mỹ có diện tích khoảng 9,3 triệu km2, đứng thứ 4 trên thế giới sau
Nga, Canada và Trung Quốc.
1.2- Văn hoá con người:
Dân số Mỹ vào khoảng 285 triệu người ( tính đến hết năm 2001) chiếm khoảng
5% dân số toàn cầu, là nước đông dân thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quố
c và
Ấn Độ.
Mỹ là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hoá đa dạng phong phú, đại đa
số là da trắng ( 72,7%) gồm phần lớn là người gốc Tây Ban Nha và những người
di cư từ Đức, Anh, Ailen, Ý, Thuỵ Điển...số còn lại là da màu ( gốc Phi:11,9%;
La Tinh :11,6%; châu Á: 3,8%), thổ dân chỉ chiếm khoảng 0,5 %. 51,5% dân số
Mỹ là phụ nữ, còn lại là nam giới. Tuổi thọ trung bình của người Mỹ cao nhất
th
ế giới: 74,9 tuổi.

12
Về ngôn ngữ : hầu hết chỉ dùng tiếng Anh, ngoài ra có một số bang phía
Nam dùng tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tại đây có đủ các dân tộc trên thế giới
họ vẫn hay thích dùng tiếng của mình để giao dịch. Văn hoá hợp chủng nhưng
người Hoa Kỳ có cách giao tiếp thống nhất với nhau là thực dụng và chỉ quan
tâm đến kết quả công việc, ít để ý đến các lễ nghi như người châu Á.
Dân số nước Mỹ đ
a dạng về tôn giáo, trước hết phải kể đến đạo Tin lành (
61%), tiếp theo là thiên chúa giáo La Mã ( 25%), Do Thái giáo ( 2%), các tôn
giáo khác ( 5%), không theo đạo ( 7%).
1.3- Nền kinh tế thị trường Mỹ:

Người ta vẫn thường quan niệm nền kinh tế Mỹ được xây dựng từ gốc đến
ngọn. Chính sự thông minh và tinh thần sáng tạo cao độ của người Mỹ đã tạo
nên những điều kỳ diệu. Trên thực tế, từ năm 1890, Mỹ
đã sản xuất nhiều sắt
thép hơn cả Anh và Đức cộng lại. Năm 1900, theo một số tiêu chuẩn, Mỹ đã trở
thành nước công nghiệp lớn nhất và công dân Mỹ được hưởng mức sống cao
nhất thế giới. Năm 1913, nước Mỹ chiếm hơn 1/3 sản lượng công nghiệp thế
giới.
Sau chiến tranh thế giới I và II, nền kinh tế các nước châu Âu và Nhật bị
tàn phá n
ặng nề. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ lại phát triển mạnh, giàu có lên
nhờ chiến tranh: do bán vũ khí, lương thực thực phẩm, do vơ vét của cải ở các
châu lục khác chuyển tới cất dấu trong chiến tranh... .Kết thúc chiến tranh thế
giới II năm 1945, GNP của Mỹ chiếm đến 42% của toàn cầu. Với sức mạnh
tuyệt đối về kinh tế sau chiến tranh, Mỹ bỏ vốn lớ
n để thành lập các tổ chức tài
chính tiền tệ như: Quỹ tiền tề quốc tế ( IMF), Ngân hàng thế giới ( WB)...Thông

13
qua các tổ chức tài chính, kinh tế trên, Mỹ chi phối rất mạnh nền kinh tế toàn
cầu.
Ngày nay, nền kinh tế Mỹ không còn thống soái trên thế giới như trước
đây, nhưng với chỉ khoảng 5% số dân và 6% đất đai trên thế giới, Mỹ vẫn sản
xuất khoảng 25% sản lượng công nghiệp, hàng hoá nông nghiệp và dịch vụ thế
giới, và tỷ lệ này đã được duy trì suốt 15 năm qua. M
ỹ đã không thụt lùi so với
các nước khác. GNP tăng 3 lần kể từ sau chiến tranh thế giới II. Đúng hơn là các
nước khác đã đuổi kịp hoặc thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên, tổng sản
lượng của Mỹ vẫn gấp hơn 2 lần những đối thủ liền kề là Trung Quốc và Nhật.
Và kinh tế Mỹ gấp hơn 4 lần các nền kinh tế mạnh sau mình là Đứ

c, Ấn Độ,
Pháp và Ý.
Sau sự kiện 11/9/2001, khi toàn bộ nền kinh tế thế giới bị chao đảo thì mọi
người nhận ra rằng Mỹ vẫn là điểm tựa của kinh tế thế giới.
1.3.1 Tài chính
Đồng đô la Mỹ có vai trò thống trị thế giới. Gần 50% tổng lưu lượng thanh
toán và đầu tư quốc tế được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. 24 nước gắ
n trực tiếp
các đồng tiền của họ vào đồng đô la; 55 nước " neo giá" vào đồng đô la để thị
trường tự do ấn định tỉ giá; các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau, vẫn sử
dụng các hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng đô la để tính toán giá trị
đồng tiền của mình. Và đặc biệt với một thị trường chứng khoán chi phố
i hàng
năm khoảng 8000 tỉ đô la (trong khi đó các thị trường chứng khoán Nhật chỉ vào
khoảng 3800 tỉ đô la, EU là 4000 tỉ đô la) thì mọi biến động của đồng đô la và hệ
thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của kinh tế thế
giới. Wall Street ở New york là một trong những thị trường chứng khoán lớn
nhất thế giới. Cùng vớ
i EU, Nhật Bản, Mỹ là một trong ba chủ đầu tư lớn nhất
toàn cầu.
1.3.2 Công nghiệp

14
Mỹ luôn là nước có vai trò hàng đầu trong rất nhiều lĩnh vực như hoá sinh và
công nghệ gen, nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ, thông tin liên lạc,
máy tính và dịch vụ thông tin. Trong những lĩnh vực này, các công ty Mỹ bị
cạnh tranh gay gắt trên toàn thế giới. Đôi khi đó là các công ty ngoại quốc được
hậu thuẫn của một nhóm các quốc gia và chính phủ của họ. Tuy thế các ngành
công nghiệp tư nhân Mỹ vẫn hoạt động khá tốt. Nhiề
u nước có các thung lũng

Silicon của riêng họ, nhưng khu vực nghiên cứu và sản xuất máy tính đầu tiên và
lớn nhất vẫn là thung lũng Silicon gần San Francisco, nơi có khoảng 4000 công
nhân kỹ thuật cao. Trong ván bài pô kê kinh tế quốc tế, người nước ngoài vẫn
chọn Mỹ làm nơi đổi tiền vào trước tiên. Sau đây là một vài số liệu về nền công
nghiệp Mỹ:
- Công nghiệp năng lượng: chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than, thu
ỷ điện,
uranium. Lượng dầu khai thác trong nước đáp ứng 50% nhu cầu. Mỹ dẫn đầu về
sản xuất điện năng ( khoảng 2800 tỉ kwh) và năng lượng nguyên tử ( 67,1 triệu
kwh), đứng thứ hai về thuỷ điện.
- Công nghiệp chế tạo: giá trị khoảng 1000 tỷ đôla/năm. Nếu tính cả các
công ty Mỹ đầu tư ở nước ngoài thì tổng sản phẩm c
ủa ngành công nghiệp chế
tạo lên đến 1/2 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới.
1.3.3 Nông nghiệp
Mỹ là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới. Mỹ là nước cung cấp ngũ cốc
lớn nhất, vượt xa các nước khác, trồng khoảng 12% tổng số lúa mì trên thế giới,
45% ngô, 18% bông, 10% yến mạch và lúa miến. Tương tự, các chủ nông trại và
trang trại chăn nuôi Mỹ sản xuất khoảng 14% sản phẩ
m sữa trên thế giới, 17%
các loại thịt, 27% các loại dầu mỡ thực vật và 53% đậu tương. Điều thật đáng
ngạc nhiên là đất có thể được dùng để canh tác ở Mỹ chỉ chiếm chưa đầy 8% đất
canh tác thế giới và chỉ có một phần rất nhỏ số dân Mỹ ( dưới 2%) làm nông
nghiệp. Mỹ không chỉ nuôi sống dân mình- là một trong số ít các nước công

15
nghiệp làm được như vậy- mà còn nuôi sống nhiều người dân khác trên thế giới.
Đây là sự thực, mặc dù các nước khác như Trung Quốc và Nga có nhiều đất
nông nghiệp hơn và nhiều người làm nông nghiệp hơn. Xuất khẩu chỉ chiếm
chưa đến 1/10 tổng sản phẩm quốc dân nhưng nông nghiệp đóng góp gần như

1/5 con số này. Mỹ đứng đầu thế giới về xuất khẩ
u lúa mì, bắp, thịt các loại...
đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, thuỷ sản, nước trái cây.
1.3.4 Dịch vụ
Các loại hình dịch vụ ( dịch vụ điện tử thương mại, dịch vụ thông tin, dịch vụ du
lịch, dịch vụ bưu điện, dịch vụ vận tải biển...) chiếm từ 7-22% thị phần dịch vụ
quốc t
ế. Riêng sản phẩm điện ảnh âm nhạc Mỹ cũng chiếm gần 30% trị giá sản
phẩm giao dịch trong lĩnh vực này của thế giới. Văn hoá ẩm thực Mỹ phổ biến
nhanh trên thế giới không phải vì thức ăn ngon mà về sự phong phú về thức ăn
và kiểu ăn. Có thế đơn cử đồ uống của Coca-cola, bánh mì kẹp thịt, khoai tây
chiên...Hầu hết các nướ
c trên thế giới ở mức độ khác nhau đều sử dụng thông tin
của các hãng truyền thông của Mỹ như CNN, CBS, Network... Doanh thu các
ngành dịch vụ hàng năm ước tính hàng ngàn tỉ đô la. Theo dự đoán, năm 2010
thu nhập từ dịch vụ chiếm đến 93% GDP của Mỹ.
1.3.5 Chính sách đối ngoại
Các chiến lược kinh tế- thương mại của Mỹ bao giờ cũng được đặt trong
các chương trình điều chỉnh t
ổng thể nhằm thích ứng, thậm chí biến đổi các xu
hướng phát triển của thế giới theo hướng có lợi cho kinh tế Mỹ. Do đó, trong các
tính toán chiến lược nói chung, các chính sách kinh tế thương mại nói riêng, ta
đều nhận thấy ít nhiều ảnh hưởng đối với các tổ chức kinh tế quốc tế và "luật
chơi" chung của thế giới. "Luật chơi" này được thể chế hoá bằng các hiệp định
củ
a WTO.
Nguyên tắc bao trùm chính sách ngoại thương của Mỹ là dùng chủ nghĩa
bảo hộ mậu dịch để chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thông qua các công cụ

16

thuế quan, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật hạn chế xuất nhập khẩu, các luật
thương mại...Đối với các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam..., Mỹ thi hành chính
sách: " cây gậy và củ cà rốt" vừa gây sức ép, vừa hỗ trợ ưu đãi để thông qua các
hiệp định thương mại đa phương, song phương bu
ộc các nước này phải cải tổ
nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập đảm bảo
lợi ích ổn định lâu dài về tài chính, thương mại, đầu tư cho Mỹ.
1.4 Vài nét về thị trường Mỹ
Với thu nhập bình quân đầu người ước tính 32000 đôla (năm 2000), cao
điển hình trong nhóm các nước công nghiệp phát triển, dân Mỹ có mức tiêu dùng
lớn nhất thế giới. Theo nghiên c
ứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc,
nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1 thì của Mỹ là 1,7.
Hàng năm, Mỹ xuất khẩu ra thị trường thế giới một trị giá hàng hoá
khoảng gần 900 tỉ đô la(năm 2000), nhiều loại hàng xuất khẩu cần đến nguyên
liệu xuất khẩu Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu
hàng hoá hơn 1300 t
ỉ đô la. Dân Mỹ có mức sống rất khác biệt nên hàng nhập
khẩu đa dạng, đa loại phục vụ cho các phân đoạn thị trường khác nhau. Có thể
chia thị trường Mỹ theo ba phân đoạn chính như sau:
- Phân đoạn thứ nhất: gồm giới thượng lưu thường mua những nhãn hiệu
nổi tiếng, có giá rất đắt nhưng đòi hỏi chất lượng rất cao ( thường nhữ
ng mặt
hàng này có xuất xứ từ châu Âu: Pháp, Đức, ý...)
- Phân đoạn thứ hai: gồm tầng lớp trung lưu có phần dễ tính hơn trong sở
thích nhưng chủ yếu vẫn là mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả tương đối.
- Phân đoạn thứ ba: gồm tầng lớp dân nghèo Mỹ, do đó yếu tố giá cả có
tính quyết định tiêu dùng hơn cả
.

2- Lợi ích Việt Nam thu được trong quan hệ vớ
i Mỹ:

17

2.1 Phát triển quan hệ ngoại thương theo hướng xuất khẩu:
Việt Nam đang tích cực hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển sang
nền kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
còn rất nhỏ bé do chúng ta chậm hơn các nước khác trong quá trình hội nhập
quốc tế.
Hoa Kỳ vốn là một thị trường tiêu thụ lớn nhất th
ế giới. Năm 1996, Mỹ
phải nhập khẩu trên 730 tỷ đô la, trong đó các nước thuộc khu vực châu Á- Thái
Bình Dương là những nhà cung cấp chính. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tăng lên khi Việt Nam được hưởng quy chế tối
huệ quốc. Ngoài ra Hoa Kỳ còn có thể dành cho Việt Nam hưởng lợi ích từ Hệ
thống ưu đãi thuế quan chung ( Generalized System of Preferences- GSP). Đây
là một chương trình đ
em lại lợi ích hầu như một cách độc quyền cho các nước
đang phát triển bằng cách Hoa Kỳ loại bỏ thuế quan nhập khẩu đối với một số
sản phẩm nào đó, nhằm giúp các nước kém phát triển dễ dàng tiếp cận vào thị
trường Mỹ. Những loại hàng nào chỉ ra một cách cụ thể hai điều kiện để được
hưởng GSP thì được miễn thuế nhậ
p khẩu. Hai điều kiện đó là: hàng hoá đó
thuộc danh mục được hưởng GSP và đáp ứng nguyên tắc xuất xứ từ các nước
đang phát triển được hưởng lợi ( Beneficiary Developing Coutry-BDC).
Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ bật đèn xanh trong việc Việt Nam tham gia vào tổ
chức thương mại thế giới (WTO) và Diễn đàn kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
( APEC). Qua đó, Việt Nam có thể mở rộng thị phần của mình tại thị
trường Mỹ

cũng như trên thị trường thế giới thông qua việc xuất khẩu những loại hàng hoá
mà Việt Nam có lợi thế.

2.2 Tăng khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI từ Hoa Kỳ

18
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, do vậy nhu cầu về vốn, công nghệ là rất lớn. Những nhu cầu này có thể
đáp ứng qua hình thức đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI, trong đó có
các công ty của Mỹ.
Các công ty Mỹ rất có tiềm lực về vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm
quản lý doanh nghiệp cũng như kinh doanh quốc tế
. Do vậy các công ty Hoa Kỳ
đầu tư vào Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam không chỉ tiếp nhận một khối lượng
vốn lớn mà còn tiếp cận được công nghệ "nguồn" hiện đại. Hơn thế các cán bộ
Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm kinh doanh quốc tế hiện đại
thông qua tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài, công nhân Việt Nam có thể
được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, tay nghề
do phía Hoa Kỳ tổ chức.
Hiện nay Hoa Kỳ là nước nhận FDI nhiều nhất và cũng là nước đầu tư ra
nước ngoài lớn nhất. Mặc dù tiềm năng lớn nhưng mức đầu tư trực tiếp của Hoa
Kỳ ở Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Chính vì vậy, nguồn FDI của Hoa Kỳ rất cần thiết và phù hợp với các
yêu cầu phát triển của Việt Nam trong thờ
i gian tới.

2.3 " Thêm bạn bớt thù" trong quan hệ kinh tế quốc tế
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Việt Nam chỉ có quan hệ với các nước
thuộc khối xã hội chủ nghĩa và luôn có sự đối đầu với các nước thuộc hệ thống
tư bản chủ nghĩa, quan hệ Việt- Mỹ càng căng thẳng hơn khi Mỹ thất bại trong

chiến tranh Việt Nam. Vì người Việt Nam vốn yêu chu
ộng hoà bình nên chúng
ta đã thực thi chính sách đối ngoại mở cửa trong quan hệ quốc tế với quan điểm"
Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì
hoà bình độc lập và phát triển". Do đó, quan hệ giữa Việt Nam và các nước tư
bản chủ nghĩa nói chung và Hoa Kỳ nói riêng được cải thiện đáng kể. Chúng ta
bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ ngoài m
ục tiêu phát triển kinh tế đối ngoại

19
thì còn có một ý nghĩa chính trị rất quan trọng đó là " thêm bạn bớt thù". Thông
qua việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ giảm bớt căng thẳng trong quan
hệ quốc tế giữa Việt Nam với các khu vực trên thế giới. Vai trò của Hoa Kỳ như
là một người đảm bảo an ninh trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương thông
qua các Hiệp định an ninh với Nhật, Úc và các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu
vực.
Thi
ết lập quan hệ với Mỹ cũng tạo thuận lợi cho việc mở rộng và phát
triển quan hệ kinh tế của nước ta với nhiều tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ quốc
tế, trước mắt là xúc tiến đàm phán để gia nhập WTO vì theo quy định để được
kết nạp vào WTO, cần phải giành được 2/3 số phiếu ủng hộ của các thành viên,
phải đàm phán với nhiề
u nướcvà các tổ chức kinh tế lớn.Nếu không giành được
sự ửng hộ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản thì khó có thể giành được 2/3 số phiếu
thuận
Trong khi Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế của mình trong
cộng đồng quốc tế thì quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ cũng có những bước phát triển
mạnh mẽ. Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm vận đố
i với Việt Nam ( 3/2/1994) và bình
thường hoá quan hệ giữa hai bên( 11/7/1995), hai nước đã cử những đoàn

chuyên viên cao cấp để bàn về những vấn đề mà hai bên quan tâm. Đầu tháng 5/
1997, hai bên đã đồng ý cử đại sứ nhằm phát triển quan hệ giữa hai nước. Việt
Nam luôn xác định là khép lại quá khứ, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn tập
trung phát triển kinh tế.
Như vậy, quan hệ kinh tế Việt- Mỹ là một t
ất yếu khách quan không
những phù hợp với xu thế vận động của thời đại mà còn thể hiện ý nguyện của
nhân dân hai nước.

3. Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam:

3.1 Khái quát chung về kinh tế Việt Nam:

20
Việt Nam thuộc một trong số các nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ.
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước phát triển trên con đường công nghiệp hoá-
hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nằm trên một bán đảo gần trung tâm Đông Nam Á, quy mô lãnh thổ
không nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, địa hình cảnh quan
đa dạng.
Vị trí địa lý củ
a Việt Nam có thuận lợi đáng kể là nằm trên các đường hàng
không và hàng hải quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không
những cho nền kinh tế Việt Nam mà cả các quốc gia lân cận, đặc biệt là vùng
Tây Nam lục địa Trung Hoa. Vị trí địa lý của Việt Nam tạo khả năng phát triển
các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hoá qua các khu
vực lân cận. Sự thuận lợi về
vị trí địa lý là một tài nguyên vô hình.
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm đất đai, khoáng
sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển...Sự phân bố các tài nguyên là phân tán và

trong một số trường hợp ,điều kiện khai thác còn tương đối khó khăn, đòi hỏi có
nguồn vốn lớn và công nghệ hiện đại.
Dân cư và nguồn lao động Việt Nam liên quan nhiều tới việc hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và khu vực. Quy mô dân số l
ớn, chiếm 1,3% dân số thế giới,
đứng thứ 13 trong số các nước đông dân nhất. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân
công rẻ, tư chất người lao động Việt Nam rất cần cù, sáng tạo với nhiều ngành
nghề cổ truyền, tiếp thu nhanh nghề nghiệp mới. Lao động Việt Nam được đào
tạo ở nhiều nguồn khác nhau, trình độ văn hoá, khoa học, tay nghề kỹ thuật đang
được nâng cao, có khả n
ăng ứng xử linh hoạt, có thể tham gia tích cực vào phân
công lao động quốc tế. Tuy nhiên, sức lao động của Việt Nam còn hạn chế về thể
lực, về trình độ tổ chức kỷ luật, về khả năng hợp tác trong công việc và còn thiếu
nhiều việc làm.

21
Quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn rất nhỏ bé cả về chỉ tiêu GDP cũng
như kim ngạch xuất khẩu so với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu kinh tế còn mang
tính chất lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, vẫn là một nền kinh tế chủ yếu ở giai
đoạn khai thác và khai thác sức lao động, hàm lượng khoa học công nghệ và hàm
lượng vốn thấp, cơ sở hạ
tầng yếu kém.
Nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa
vào trồng trọt, còn lại là chăn nuôi; ngành sản xuất này chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thiên tai nên khó tăng trưởng nhanh.
Công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những tăng trưởng
rõ nét. Tuy nhiên, phần lớn trang thiết bị cũ kỹ, cơ sở sản xuất yếu kém, nă
ng
suất lao động thấp, chưa đủ mạnh để tham gia thị trường thế giới, cạnh tranh với
hàng ngoại nhập.

Những thành tựu bước đầu nhưng rất quan trọng đạt được qua hơn 10 năm
thực hiện đường lối đổi mới cho phép rút ra kết luận rằng: vị trí của Việt Nam
trong quan hệ chính trị kinh tế tuỳ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta tăng trưở
ng
chính sách và biện pháp kịp thời, đúng đắn đến đâu để kết hợp các nguồn lực
trong nước với các nguồn lực bên ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội, để có một chỗ đứng trong nền kinh tế thế giới.
Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á- Tây Thái Bình Dương, Việt Nam
có vị trí địa lý chính trị quan trọng: quan hệ hợp tác với Việt Nam là một nước
cờ không th
ể bỏ qua trong trò chơi cân bằng lực lượng của các cường quốc trong
tương lai gần để giành giật và phát triển ảnh hưởng của mỗi cường quốc kinh tế
ở khu vực này, một khu vực đầy tính năng động và có thể trở thành một trung
tâm kinh tế thế giới trong thể kỷ 21.

3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu:

22
Chúng ta đã biết Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hàng
hoá của Mỹ xuất hiện trên tất cả các thị trường thế giới và luôn chiếm thị phần
đáng kể. Điều này phù hợp với chiến lược thúc đẩy xuất khẩu để tạo công ăn
việc làm, tăng trưởng kinh tế nên Hoa Kỳ luôn tìm cách mở rộng thị trường xuất
khẩu của mình. Thị trường Việt Nam với gần 80 triệu dân là một thị trường đầy
tiềm năng với sức mua của người dân ngày càng tăng. Các công ty nước ngoài
đang thực hiện các chiến dịch lớn để chiếm lĩnh thị trường này vì họ có thu được
nguồn lợi lớn khi bán hàng hóa trên thị trường Việt Nam trong khi đó các công
ty Mỹ chỉ có thị phần rất nhỏ bé so với tiềm nă
ng của mình. Sự chậm trễ này
không phải do lỗi của các công ty Mỹ mà do quan hệ của hai nước chưa được
bình thường hoá hoàn toàn, còn tồn tại những quy định ngăn cản các công ty

hoạt động tại thị trường Việt Nam.

3.3 Việt Nam là thị trường cung cấp một số nguyên vật liệu:
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên giàu có nhất thế
giới nhưng Mỹ vẫn có chiến lượ
c bảo đảm nguồn cung cấp cho một số nguyên
nhiên vật liệu cần thiết, Hoa Kỳ có những chính sách khuyến khích nhập khẩu
vật liệu trong nước. Chính vì vây, nền sản xuất Hoa Kỳ thường phụ thuộc vào
các nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ nước ngoài. Việc phụ thuộc quá nhiều
vào một nước hay một khu vực về một số nguyên liệu dễ gây tình trạng bị động
trong sả
n xuất như cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970. Do vậy, Hoa Kỳ thực
hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp. Trong khi đó, Việt Nam, cũng như
các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước, chủ yếu
xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên thiên nhiên chưa qua chế biến do không có
công nghệ hiện đại để chế biến thành sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đạt ch
ất
lượng cao và cần các ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài nhằm hiện đại
hoá nền sản xuất trong nước. Hiện nay, Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến một số

23
sản phẩm sơ chế của Việt Nam. Các doanh nghiệp của Mỹ có thể nhập được
những nguyên vật liệu rẻ làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống, tăng khả năng
cạnh tranh của hàng hoá Mỹ. Việc nhập khẩu một số sản phẩm sơ chế từ Việt
Nam cũng góp phần làm ổn định hơn nguồn cung cấp nguyên liệu cho nền sản
xu
ất Hoa Kỳ.
Tóm lại, việc Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ là một điều
tất yếu, phù hợp với trào lưu phát triển của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21.
Quan hệ này đã mang lại lợi ích cho cả hai nước. Kết quả của những nỗ lực, cố

gắng của hai bên là sự ra đời của Hiệp định Thương mạ
i Việt- Mỹ, một Hiệp
định đã tạo ra một trang mới trong những chặng đường của quan hệ thương mại
Việt- Mỹ.

24
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ

I/ GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KÝ
KẾT:

1. Trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (trước 03/02/1994)

1.1 Trước 1975

Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà
(Ngụy) cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện
trợ của Hoa Kỳ để phục vụ chiến tranh. Phần xuất khẩu có xuất khẩu một số mặt
hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm ... song kim ngạch xuất khẩu không đáng
kể.
1.2 Sau 1975
Tháng 5/1964, Hoa Kỳ
áp dụng "đạo luật buôn bán với kẻ thù" (tức là với
các nước cộng sản lúc đó), cấm vận chống miền Bắc nước ta. Theo đạo luật này,
Việt Nam bị coi là kẻ thù và những hành động quan hệ với kẻ thù sẽ bị trừng trị.
Tất cả mọi trao đổi, giao lưu với Việt Nam trên tất cả các mặt đều bị cấm.
30/4/4975, Hoa Kỳ mở rộng lệnh c
ấm vận với toàn bộ đất nước Việt Nam.
Cấm vận không chỉ áp dụng trong buôn bán mà cả trong các hoạt động tài chính,

tín dụng, ngân hàng, tài sản ... Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào nhóm S cùng với
Cuba, Bắc Triều Tiên - nhóm nước bị hạn chế nhất trên cơ sở "Đạo luật kiểm
soát xuất khẩu 1979", đặc biệt là những hạn chế nghiêm ngặt trong xuất khẩu các
trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, kĩ thu
ật cao của Hoa Kỳ. Đồng thời Hoa Kỳ
khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế do Hoa Kỳ thao túng

×