Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.27 KB, 82 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT Giá trị gia tăng
BTC Bộ tài chính
QĐ Quyết định
TK Tài khoản
GVHB Giá vốn hàng bán
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPBH Chi phí bán hàng
SXKD Sản xuất kinh doanh
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
MỤC LỤC
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX .....................3
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX ..............4
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex...............4
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.................5
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex................................7
1.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.................8
CHƯƠNG II....................................................................................................................................................12
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX .................................................................12
2.1. ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU QUẢN LÝ VỀ HÀNG HOÁ, TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX............................................................................................12
2.1.1. Đặc điểm về hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex................................12
2.2.2. Kế toán doanh thu và giá vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.....................27
2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex......38
2.3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX........49
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
LỜI MỞ ĐẦU


Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập và phát triển, sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế ngày càng gay gắt.
Sự cạnh tranh này đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức khiến
các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, đổi mới thì mới có thể tồn tại và
đứng vững được. Có thể nói, trong các doanh nghiệp, tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ chính là khâu cuối cùng và cũng là khâu vô cùng quan trọng của
quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Vì chỉ thông qua việc tiêu thụ
hàng hóa, doanh nghiệp mới bù đắp được những chi phí đã bỏ ra và tăng
cường tích lũy, mở rộng sản xuất. Nó cũng là khâu có tính chất quyết định
trong quy trình hạch toán kế toán ở các đơn vị đặc biệt là các doanh nghiệp
thương mại, bởi kết quả của khâu này phản ánh toàn bộ nỗ lực của cả một kỳ
kế toán. Kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng đồng thời được phản
ánh từ khâu cuối này.
Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex là một doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội,
ngoài việc sản xuất các sản phẩm, thiết bị, các công trình xăng dầu, dầu khí
phục vụ nhu cầu trong ngành xăng dầu, Công ty còn kinh doanh các sản phẩm
(vật tư thiết bị, xăng dầu, gas, bếp gas và phụ kiện...) phục vụ mọi đối tượng
khách hàng. Có thể nói rằng hoạt động kinh doanh Công ty đã được tổ chức
khá hiệu quả và doanh thu mang lại năm sau luôn cao hơn năm trước.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty là một bộ phận
rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
vì thế luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Trong quá trình thực tập ở
Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex, em càng nhận thấy rõ hơn
tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong một
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Nhận thức được tầm
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong quá

trình thực tập tại Công ty, em quyết định lựa chọn đề tài để viết chuyên đề là:
“Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở Công
ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex” để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc
hơn.
Chuyên đề của em được chia làm 3 phần như sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu
Petrolimex.
Chương II: Thực tế tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ hàng hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
XĂNG DẦU PETROLIMEX
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thiết bị
Xăng dầu Petrolimex
Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex là một thành viên của Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam với gần 40 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực:
Kinh doanh XNK vật tư, thiết bị ngành xăng dầu và dầu khí, kinh doanh tổng
đại lý xăng dầu; đóng mới, sản xuất, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt vật tư, thiết bị,
phương tiện, bồn chứa, vận chuyển bơm rót của ngành xăng dầu; thi công xây
lắp các công trình xăng dầu, dầu khí và các công trình dân dụng; tư vấn dịch
vụ kĩ thuật trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty, cho thuê văn phòng, kho
bãi, tư vấn dạy nghề, dịch vụ vận chuyển xăng dầu.
Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển, Công ty đã gặt hái được
không ít thành tựu trong đó phải kể đến việc hai lần được nhận Huân chương
lao động Hạng Ba và Huy chương vàng EXPO2005 do Nhà nước trao tặng.

Với khả năng và kinh nghiệm của gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ có trình độ; sự hợp tác, giúp đỡ
của các ban ngành, địa phương và khách hàng trong và ngoài ngành xăng dầu,
công ty đã không ngừng lớn mạnh và đến năm 2010 Công ty sẽ trở thành một
doanh nghiệp lớn - Trung tâm cơ khí và điện tử xăng dầu của Ngành- đồng
thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex là Chi cục Vật
tư I, được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1968 theo quyết định số 412/VT-
QĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Vật tư. Công ty ra đời với chức năng nhiệm
vụ: Tổ chức, tiếp nhận, bảo quản, cung ứng và sản xuất vật tư thiết bị cho hai
nhiệm vụ chiến lược của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Sau nhiều lần đổi tên, đến năm 2001 theo Quyết định số 1437/2001/QĐ-
BTM của Bộ trưởng Bộ Thương Mại chuyển công ty thành Công ty Cổ phần
Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.
Sau khi cổ phần hóa, công ty đã dần từng bước mở rộng lĩnh vực ngành
hàng kinh doanh và địa bàn hoạt động.
Những năm gần đây, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như
sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên
công ty đã đưa công ty từng bước phát triển.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết
bị Xăng dầu Petrolimex
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiết bị
Xăng dầu Petrolimex
Năm 2002 là năm đầu tiên công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp
dưới hình thức công ty cổ phần. Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu.
Ban Giám đốc.

Các phòng chức năng gồm:
• Phòng tổ chức hành chính.
• Phòng tài chính kế toán.
• Phòng kinh doanh.
• Phòng kinh doanh xăng dầu và bất động sản.
• Phòng kĩ thuật và đầu tư.
Công ty vẫn đặc biệt tranh thủ những thuận lợi có sẵn từ trước như
những bạn hàng truyền thống và trong ngành xăng dầu tạo thành một thị
trường khá ổn định, đồng thời không ngừng mở rộng thị trường và khai thác
thêm những mặt hàng mới, trong đó phải kể đến cột bơm Nhật lắp ráp đầu
tiên tại Việt Nam.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Bộ máy hoạt động của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.2.: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
Các phòng ban của công ty đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau
nhưng cùng mục đích chung là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị
Xăng dầu Petrolimex
Là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị ngành xăng dầu,
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
đảm bảo tiếp nhận, bảo quản, cung ứng, nhu cầu nhiều loại vật tư chuyên
dùng xăng dầu và nhiều chủng loại thiết bị thông dụng khác trên thị trường cả
nước, đặc biệt thiên về lĩnh vực Thương mại dịch vụ, mặt hàng kinh doanh lại
là những mặt hàng có tính chất đặc thù riêng, vì vậy những đặc điểm về mặt

hàng kinh doanh, cơ chế giá hay tổ chức hoạt động kinh doanh cũng chính là
những đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể:
Mặt hàng kinh doanh
 Sản phẩm của Công ty
 Cột đo nhiên liệu các loại
- Cột đo nhiên liệu Tatsuno
- Cột đo nhiên liệu PECO
- Các loại cột khác
- Phụ tùng cột bơm
 Bể xăng dầu các loại: Bể 5M3, 10M3, 15M3, 25M3
 Van thở, họng nhập kín các loại
 Hàng hóa nhập khẩu
 Thiết bị kho bể xăng dầu
 Thiết bị, dụng cụ trang bị cho cửa hàng xăng dầu
 Thiết bị cho phòng thí nghiệm hóa dầu
 Thiết bị PCCC
 Vật tư
Tổ chức hoạt động kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức một cách chặt
chẽ và có hệ thống. Cấp trên và cấp dưới có sự liên hệ mật thiết với nhau,
theo đó công ty sẽ có những quyết định chung nhất, các công ty thành
viên phải chịu trách nhiệm trước công ty về tổ chức hoạt động kinh doanh
trên phạm vi toàn công ty, ở cả thị trường trong và ngoài nước theo
nguyên tắc không cạnh tranh nội bộ. Nguồn hàng không được nhập riêng
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
lẻ mà được nhập tập trung ở công ty sau đó mới chuyển đến cho các công
ty thành viên.
Mạng lưới hoạt động của công ty khá rộng. Với hệ thống chi nhánh và các

đơn vị thành viên trực thuộc trải dài từ Bắc vào Nam, công ty có ưu thế nhanh
chóng tiếp cận thị trường trong nước.
Cơ chế giá:
Do hàng hóa của công ty rất đa dạng và phong phú, mỗi loại hàng hóa lại
có những đặc điểm riêng và nguồn nhập khác nhau nên giá cả của mỗi mặt
hàng có sự biến động khác nhau. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của công ty
được tổ chức ở nhiều nơi, chính vì thế cơ chế giá của công ty phải được quy
định rất chặt chẽ để vừa phù hợp với giá cả thị trường và vừa đảm bảo nguyên
tắc không có cạnh tranh nội bộ. Toàn bộ giá cả, cả giá bán buôn, bán lẻ …
giao cho các Tổng đại lý thành viên đều do Ban Giám đốc quyết định. Mức
giá đó phải là mức giá chung cho tất cả các đại lý, cửa hàng trực thuộc.
1.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Thiết bị
Xăng dầu Petrolimex
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu
Petrolimex
Do đặc điểm địa bàn hoạt động của công ty khá rộng: bao gồm nhiều trụ
sở, các cửa hàng, chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp phân bổ không tập trung nên
Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex đã chọn tổ chức bộ máy kế
toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Bao gồm:
Hai xí nghiệp: XN Cơ khí & Điện tử xăng dầu và XN Cơ điện & Xây
dựng tổ chức bộ máy kế toán riêng và thực hiện toàn bộ khối lượng kế toán
tại đơn vị cho đến khâu lập báo cáo. Do có đủ điều kiện về tổ chức quản lý và
kinh doanh một cách tự chủ nên công ty đã giao vốn, nhiệm vụ kinh doanh
cũng như quyền quản lý điều hành cho hai xí nghiệp này. Kế toán công ty chỉ
làm nhiệm vụ tổng hợp theo báo cáo của hai xí nghiệp này.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Các cửa hàng: Số 9 Ngọc Khánh, Yên Viên, Vĩnh Ngọc, Số 4 Sài Đồng và
chi nhánh Miền Nam do kinh doanh ở quy mô nhỏ, chưa có đủ điều kiện nhận

vốn để kinh doanh và tự chủ trong quản lý do vậy toàn bộ khối lượng công
việc thực hiện ở phòng kế toán công ty, các cửa hàng và chi nhánh chỉ thực
hiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu
Petrolimex.
Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ bộ máy kế toán
1.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần Thiết bị
Xăng dầu Petrolimex
Chuẩn mực và chế độ kế toán mà công ty áp dụng đó là Hệ thống kế toán
doanh nghiệp Việt nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của
Bộ trưởng Bộ tài chính. Việc tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán ở đơn vị là áp dụng theo luật kế toán và chuẩn mực kế toán
hiện hành của Việt nam. Theo đó kỳ kế toán mà công ty áp dụng là năm (bắt
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
8
Kế toán trưởng
Phó phòng
kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán
TGNH,
TSCĐ
Kế toán
tiền mặt,
thanh toán
công nợ, thuế
Kế toán
hàng tồn kho
Thủ quỹ
Đơn vị kế toán tại hai XN
Nhân viên hạch toán ban đầu

tại các cửa hàng và chi nhánh
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán
là VNĐ.
 Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
Hệ thống chứng từ của công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
được vận dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về “Chế độ kế toán
doanh nghiệp”. Việc quản lý hệ thống chứng từ của công ty được quy định và
tổ chức chặt chẽ theo đúng trình tự lập, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản chứng
từ.
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính, Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex xây dựng
cho mình hệ thống tài khoản chi tiết đến cấp 4 để phù hợp với yêu cầu quản lý
về mặt hàng cũng như doanh thu, chi phí bán hàng.
 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để ghi chép. Hệ thống
sổ sách kế toán của đơn vị bao gồm:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
- Các sổ cái tài khoản
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Các bảng kê tổng hợp và chi tiết.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Sơ đồ 1.3.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Để đảm bảo xử lý nhanh chóng, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời,
Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex đã áp dụng phần mềm kế toán
Esoft Financials do công ty phần mềm ESOFT.
Esoft Financials là sản phẩm liên tục đạt các giải thưởng Cúp CNTT 2005,
giải Sao Khuê 2006 với hàng trăm khách hàng sử dụng thuộc nhiều loại hình
doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại) ở nhiều quy mô khác nhau (các
tổng công ty, các doanh nghiệp sản xuất lớn). Esoft Financials hỗ rợ tất cả các
khâu trong công tác kế toán của Doanh nghiệp bao gồm cập nhật chứng từ, công
tác xử lý kế toán như kết chuyển cuối kỳ, phân bổ chi phí, tính giá thành sản
phẩm, tự động lên các sổ sách và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
10
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
kế toán phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Sổ quỹ Chứng từ gốc
Thẻ và sổ
kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD

Thực tế tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex, quá trình xử lý
chứng từ được phần mềm Esoft Financials thực hiện như sau:
 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính nhằm tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn
diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình
hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một
năm tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
bao gồm 4 báo cáo theo quy định của Quyết định số 15/2006-BTC ngày 20 tháng
3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số
161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ tài chính. Đó là:
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006/QĐ-BTC.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 ban hành theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006/QĐ-BTC.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN ban hành kèm theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN ban hành kèm theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
 Hệ thồng báo cáo nội bộ
Báo cáo quyết toán của Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex được
lập toàn công ty 3 tháng một lần, chủ yếu phục vụ công tác quản lý. Cuối mỗi quý
kế toán tổng hợp lập các báo cáo này và nộp lên Ban giám đốc công ty, giúp lãnh
đạo công ty nắm bắt được cụ thể tình hình hoạt động của công ty và đưa ra những
quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
11
Chứng từ
gốc

nhập dữ liệu
vào máy
Xử lý của
phần mềm
kế toán
máy
In các sổ
báo cáo
kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX
2.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý về hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác
định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu
Petrolimex
2.1.1. Đặc điểm về hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu
Petrolimex
Cụ thể các mặt hàng kinh doanh của Công ty:
- Kinh doanh, XNK thiết bị, công nghệ
Năm 1997, công ty bổ sung đăng ký kinh doanh và có chức năng nhập
khẩu trực tiếp. Nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng
dầu, trong những năm qua, công ty nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc công
nghệ cung cấp cho các nhu cầu của Tổng Công ty xăng dầu Việt nam; các đơn
vị khai thác, kinh doanh các sản phẩm xăng, dầu của nhà nước và nhu cầu
ngoài xã hội.
 Cột đo nhiên liệu các loại: Năm 1999, thực hiện hợp đồng chuyển giao
công nghệ giai đoạn 1, giữa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Công ty
thương mại NOMURA và Hãng TATSUNO (Nhật Bản), Công ty đã xây

dựng Nhà máy Thiết bị Điện tử xăng dầu Petrolimex với dây chuyền lắp
ráp cột bơm TATSUNO dạng SKD và nhận chuyển giao công nghệ giai
đoạn 2: sản xuất cột bơm dạng IKD với nhãn hiệu VNT; đồng thời lắp ráp
cột bơm mang nhãn hiệu PECO...
Cột đo nhiên liệu các loại gồm:
- Cột đo nhiên liệu Tatsuno
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
- Cột đo nhiên liệu PECO
- Các loại cột khác
- Phụ tùng cột bơm
Cột đo nhiên liệu Tatsuno: Cột đo nhiên liệu NEO - SUNNY của hãng
TATSUNO - Nhật Bản được nhập khẩu và lắp rắp theo dạng SKD. Là loại cột
bơm cao, hình thức đẹp, hoạt động tin cậy và độ ổn định cao. Cột đo nhiên
liệu NEO - SUNNY đã được Bộ khoa học, công nghệ môi trường ký chuyển
giao công nghệ giữa TATSUNO và PECO. Chất lượng tốt, giá thành hợp lý,
cột bơm NEO - SUNNY đã khẳng định được uy tín và chỗ đứng trên thị
trường Việt Nam trong thời gian qua.
Cột đo nhiên liệu PECO gồm:
Cột bơm điện tử PECO5
Cột bơm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng phê duyệt
mẫu theo Quyết định số 1472/QĐ-TĐC ngày 09/10/2007. Cột bơm PECO5
cơ bản sử dụng các chi tiết như bầu lường, bơm và phần cơ của hãng Tatsuno
danh tiếng Nhật Bản. Bộ hiển thị màn hình LCD màu vàng nhạt với chữ số
màu đen rõ ràng, có độ bền cao và chức năng tự động điều chỉnh độ sáng của
màn hình khi ánh sáng bên ngoài yếu (tự động bật sáng khi trời tối). Cột bơm
PECO5 đã được chạy thử nghiệm tại các cửa hàng trong mạng lưới bán lẻ của
Công ty và thể hiện tính ổn định và chính xác cao.
- Cột bơm điện tử PECO5 do Công ty CP thiết bị xăng dầu Petrolimex lắp

ráp trên cơ sở các thiết bị của Hãng Tatsuno - Nhật bản.
Cột bơm nhiên liệu điện tử PECO-3:
Các linh kiện lắp ráp nhập khẩu của hãng TATSUNO - Nhật Bản. Khung
vỏ chế tạo tại Việt Nam, có kiểu dáng Sunny EX hình thức đẹp, hoạt động tin
cậy và độ ổn định cao. Cột đo nhiên liệu PECO-3 đã được Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt mẫu Số: 698/QĐ-TĐC ngày
14/10/2003.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Cột đo nhiên liệu điện tử PECO-4:
Các linh kiện lắp ráp được nhập khẩu của hãng TATSUNO - Nhật Bản.
Cột đo nhiên liệu PECO-4 là loại cột bơm cao, khung vỏ chế tạo tại Việt Nam
có kiểu SUNNY-REX hình thức đẹp, hoạt động tin cậy và độ ổn định cao.
Cột đo nhiên liệu PECO-4 đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng phê duyệt mẫu Số: 462/TĐC-THPD ngày 06/5/2004.
Các loại cột khác
Cột đo nhiên liệu VNT-1
- Các linh kiện lắp ráp được nhập khẩu của hãng TATSUNO - Nhật Bản
- Khung vỏ chế tạo tại Việt Nam có kiểu dáng SUNNY-EX hình thức đẹp,
hoạt động tin cậy và độ ổn định cao.
- Cột đo đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt mẫu
Số: 1407/QĐ-TĐC-THPD ngày 09/12/2003.
Cột đo nhiên liệu điện tử EPCO:
EPCO là cột đo nhiên liệu điện tử do Hàn Quốc sản suất, được Công ty Cổ
phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex nhập nguyên chiếc. Cột đo nhiên liệu
EPCO đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt mẫu.
Với chất lượng tốt cùng giá thành hợp lý, các loại cột bơm của công ty đã
khẳng định được uy tín và chỗ đứng trên thị trường Việt Nam
Phụ tùng cột bơm:

Nhằm nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, ngoài việc cung cấp cột
bơm và thiết bị, PECO còn quan tâm phát triển dịch vụ sau bán hàng - bảo
hành, dịch vụ kỹ thuật sửa chữa và cung cấp phụ tùng, linh kiện thay thế
− Bộ Test kiểm tra các mảng điện tử
− Màn hiển thị, bộ số...
− Cụm đầu tính cột bơm
− Các linh kiện khác
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
 Bể xăng dầu các loại:
Bể chứa xăng dầu gồm: Bể chứa lớn tại các kho xăng dầu
Xưởng sản xuất bể
Bể loại trung lắp đặt tại trạm xăng dầu
Bể thành phẩm chờ xuất xưởng
 Van thở, họng nhập kín các loại
Họng nhập kín
Van thở kèm cụm ngăn tia lửa
 Hàng hoá nhập khẩu:
 Thiết bị kho bể xăng dầu: Máy bơm các loại, cần xuất xăng dầu, lưu
lượng kế các loại, bình lọc, tách khí và van các loại.
 Thiết bị, dụng cụ trang bị cho cửa hàng xăng dầu: Thước cuộn đo xăng
dầu, thuốc cắt xăng, thuốc thử nước, nhiệt kế, tỷ trọng kế, bình chuẩn,
súng tra dầu.
 Thiết bị cho phòng thí nghiệm hoá dầu
 Thiết bị PCCC: Lăng tạo bọt, Projector, Bọt chữa cháy, bình cứu hỏa
 Vật tư:
- Thép tấm các kích thước, thép không gỉ SUS
- Ống thép: ống không hàn theo tiêu chuẩn API-5L Grade B, ống thép hàn
xoắn, ống thép không gỉ SUS.

- Nhựa đường số 4, số 10
- Vải thủy tinh bảo ôn
Các sản phẩm, hàng hóa của Công ty luôn đảm bảo về chất lượng, chính vì
vậy mà Công ty chiếm được lòng tin của khách hàng và không ngừng lớn mạnh.
Mục tiêu chính của công ty là đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về thiết bị
chuyên dùng trong ngành xăng dầu, dầu khí, giao thông, công nghiệp... và các
dịch vụ kỹ thuật liên quan, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị theo định
hướng của ngành, góp phần thực hiện chủ trương Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
15
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
- Kinh doanh tổng đại lý xăng dầu
Với mạng lưới gồm 05 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà nội, công ty
tham gia vào mạng lưới bán lẻ của Tổng công ty xăng dầu Việt nam với tư
cách là Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu. Năm 2008, doanh thu kinh doanh
xăng dầu đạt 130 tỷ đồng. Công ty tăng cường bán buôn hỗ trợ cho mục tiêu
chính là bán lẻ và coi đây là một loại hình kinh doanh quan trọng. Hiện nay,
công ty đang từng bước đầu tư cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới, nâng cao
sản lượng, lợi nhuận, đóng góp vào sự phát triển của công ty.
- Kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn, hóa chất, LPG:
Đây là những sản phẩm dễ cháy nổ bởi vậy nó đòi hỏi rất cao về mức độ
an toàn và chính xác trong cả kĩ thuật sản xuất lẫn khâu vận chuyển, lưu trữ
và sử dụng. Vì vậy công ty đã luôn chú trọng đầu tư cho mình những công
nghệ mới nhất, các thiết bị kiểm soát an toàn nhất, có cấp độ tự động hoá cao
nhất cho các kho, bể chứa, xưởng nạp bình như: hệ thống kiểm soát rò rỉ và
đo nhiệt độ, báo cháy tự động, kiểm soát mức LPG trong bồn từ xa…Nhờ đó
công ty có thể đem đến những sản phẩm chất lượng hoàn hảo nhất cho những
khách hàng của mình đồng thời ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu
của công ty trên thị trường.

Ngoài ra để đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, công ty còn mở rộng đầu tư
kinh doanh các sản phẩm khác như mặt hàng gas, bếp gas và thiết bị phụ kiện.
2.1.2. Yêu cầu quản lý hàng hóa, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.
Trong điều kiện hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, nhất là
khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế
giới WTO, điều đó đã làm cho sự khác biệt giữa thị trường trong nước và thị
trường ngoài nước ngày càng mờ nhạt. Điều đó đã tạo ra cơ hội cho các
doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng cũng đặt ra
không ít những thách thức cho chúng ta, vì các đối thủ cạnh tranh sẽ ngày
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
càng nhiều hơn và mạnh hơn. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải lựa chọn cho mình những loại sản phẩm hàng hoá, chính sách
tiêu thụ đúng đắn, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường để
tăng hiệu quả kinh doanh.
Yêu cầu chung:
+ Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời
kỳ, từng khách hàng, từng hoạt động kinh tế.
+ Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là
mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
+ Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình
thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để
tránh hiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn. Doanh nghiệp phải lựa chọn
hình thức tiêu thụ sản phẩm đối với từng đơn vị, từng thị trường, từng khách
hàng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ đồng thời phải tiến hành thăm
dò, nghiên cứu thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán trong và ngoài nước.
+ Quản lý chặt chẽ vốn của thành phẩm đem tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các
khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp,

hợp lý của các số liệu, đồng thời phân bổ cho hàng tiêu thụ, đảm bảo cho việc
xác định tiêu thụ được chính xác, hợp lý.
+ Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo
việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phản ánh và giám đốc
tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời.
+ Quản lý sự vận động và số hiện có của từng loại hàng hoá theo chỉ tiêu số
lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng
+ Chú trọng đến nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu
sản phẩm là phương tiện cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
+ Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán
hàng phù hợp và có các chính sách sau bán hàng nhằm không ngừng tăng
doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động bán hàng.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
+ Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
và các chi phí hoạt động khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Quản lý quá trình bán hàng và kết quả bán hàng là một yêu cầu thực tế,
nó xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt
khâu bán hàng thì mới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu
thụ và đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đó. Từ những yêu cầu chung của quá trình quản lý kinh tế, khi tổ chức
công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng được khoa học,
hợp lý thì sẽ cung cấp những thông tin có ích, đầy đủ, kịp thời cho nhà
quản lý trong việc ra các quyết định tiêu thụ hàng hoá phù hợp, có hiệu
quả. Muốn vậy, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải thực
hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và sự
biến động của từng loại hàng hoá theo các chỉ tiêu số lượng, chất lượng,
chủng loại và giá trị, đặc biệt cần chú trọng khối lượng hàng hoá bán ra và

tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng bán, các khoản doanh
thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và các khoản
chi phí khác sao cho hợp lý nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh.
Hai là, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, đồng
thời thường xuyên theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
Ba là, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình
phân phối kết quả kinh doanh.
Bốn là, cung cấp các thông tin kế toán một cách trung thực, đầy đủ về
tình hình bán hàng và xác định kết quả bán hàng nhằm phục vụ cho việc lập
báo cáo Tài chính, quản lý doanh nghiệp và định kỳ phân tích hoạt động kinh
tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả, từ đó đưa
ra những biện pháp thúc đẩy bán hàng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Cụ
thể như sau:
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
18
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
- Về cơ chế giá: Do các mặt hàng kinh doanh của Công ty khá đa dạng,
vì vậy đối với mỗi mặt hàng tùy theo đặc điểm và tình hình biến động trên thị
trường mà doanh nghiệp quy định những mức giá phù hợp. Toàn bộ mức giá
bán buôn và bán lẻ đều do Ban giám đốc quyểt định và mức giá này luôn
được thống nhất giữa các Tổng đại lý thành viên và các Cửa hàng trực thuộc
công ty theo nguyên tắc đảm bảo giá cạnh tranh với các hãng khác, không có
cạnh tranh nội bộ.
- Về việc vận chuyển: tùy thuộc vào mặt hàng và yêu cầu của khách
hàng mà hình thức vận chuyển sự có khác nhau. Thông thường khách hàng
đến mua và tự vận chuyển hàng, tuy nhiên một số trường hợp theo thoả thuận
giữa khách hàng và công ty, công ty sẽ đảm nhận vận chuyển hàng tới nơi
theo yêu cầu của khách hàng.
- Về phương thức thanh toán: Nhằm tạo điều kiện nhiều nhất cho khách
hàng, Công ty đã đưa ra rất nhiều những phương thức thanh toán với nhiều

hình thức và cách thức khác nhau.
Với những khách lẻ, ngoài ngành công ty sẽ áp dụng phương thức
bán hàng thu tiền ngay.
Với khách hàng trong ngành thì phương thức bán hàng trả chậm là
phương thức được áp dụng nhiều nhất ở Công ty, trong trường hợp này hạn
thanh toán sẽ được ấn định cụ thể trong hợp đồng kinh tế. Thường thì khách
hàng trả trước 50% tiền hàng, số còn lại trả sau tuỳ theo thoả thuận trong hợp
đồng, thường khoảng sau 15 ngày.
- Về hình thức thanh toán: Khách hàng cũng có thể thanh toán tiền
hàng cho công ty trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua mã số giao
dịch của Công ty tại các ngân hàng…
- Chính sách khuyến mại: Với hầu hết các khách hàng quen hay những
khách hàng mua với khối lượng lớn đều được công ty dành cho những ưu đãi
đặc biệt.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là khâu vô cùng quan trọng đối với
công ty. Vì vậy việc đặt ra những quy định một cách chặt chẽ và cụ thể như
trên và thực hiện tốt các yêu cầu đó sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của
công ty trong lòng khách hàng và bạn hàng, góp phần mở rộng thị trường của
Công ty.
2.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu
Petrolimex
2.2.1. Các phương thức tiêu thụ và cách xác định giá vốn, giá bán hàng
hóa tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.
2.2.1.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của
thị trường và cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước, Công ty Cổ
phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex đã xây dựng cho mình phương thức tiêu

thụ hàng hóa hết sức linh hoạt và đa dạng. Cụ thể:
Phương thức bán buôn:
Do Công ty Cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex là một công ty lớn,
địa bàn hoạt động khá rộng nên hình thức bán buôn là chủ yếu (áp dụng với
mặt hàng xăng dầu là chính). Bán buôn là hình thức bán hàng với số lượng
lớn cho các khách hàng. Phương thức bán buôn chia làm hai loại:
Phương thức bán buôn qua kho
- Theo phương thức này 2 bên sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng mua
bán hàng hoá quy định rõ hình thức vận chuyển và bên nào phải chịu chi phí
vận chuyển. Bán buôn qua kho được chia làm 2 loại:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Việc vận
chuyển hàng hoá sẽ do khách hàng đảm nhiệm và chịu toàn bộ chi phí vận
chuyển. Phương thức này được áp dụng cho 2 đối tượng
Bán buôn cho tổng đại lý ngoài ngành
Bán buôn cho hãng khác
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Trình tự luân chuyển chứng từ các nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình
thức giao hàng trực tiếp:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Việc vận chuyển
hàng hoá do công ty đảm nhiệm. Tùy trường hợp mà công ty có thể thuê
ngoài để chở hàng đến kho của khách hàng. Phương thức này được áp dụng
với 2 đối tượng:
Bán buôn chuyển hàng cho khách hàng công nghiệp
Bán buôn chuyển hàng cho Tổng đại lý trong ngành
Trình tự luân chuyển chứng từ các nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình
thức chuyển hàng:
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A

21
Phòng kinh doanh
- Tiếp nhận yêu cầu của KH.
- Viết lệnh xuất hàng.
- Viết hóa đơn GTGT cho KH
Thủ kho
- Xuất hàng cho KH
- Lập biên bản giao nhận cho KH, có chữ ký của KH.
- Lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phòng kinh doanh
- Tập hợp và kiểm tra chứng từ.
- Chuyển chứng từ bán hàng tới phòng kế toán.
Phòng kế toán
- Kế toán tiêu thụ cập nhật chứng từ vào máy tính,
phần mềm sẽ tự động hạch toán.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
Phương thức bán buôn không qua kho:
Đây chính là phương thức bán hàng giao hàng trực tiếp. Hình thức này rất
thuận tiện, được áp dụng chủ yếu đối với các công ty thành viên, các chi
nhánh. Các chi nhánh này khi có nhu cầu mua hàng có thể nhập trực tiếp tại
các bến cảng mà không cần qua kho của công ty mẹ tại Hà Nội. Sau khi hoàn
tất thủ tục nhập hàng, các chi nhánh báo về văn phòng công ty số hàng chi
nhánh đã nhận để công ty ghi nhận khoản doanh thu nội bộ đã được thực hiện
và chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán với công ty. Theo phương thức này các
đơn vị thành viên sẽ chủ động hơn trong nguồn hàng và sẽ tiết kiệm được rất
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
22
Phòng kinh doanh
- Tiếp nhận yêu cầu của KH.
- Viết lệnh xuất hàng.

- Viết hóa đơn GTGT cho KH
Thủ kho
- Xuất hàng cho KH
- Lập biên bản giao nhận cho KH, có chữ ký của lái xe.
- Lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Lái xe
- Vận chuyển hàng tới kho của khách hàng
- Giao hàng và lập biên bản bàn giao hàng hóa.
Phòng kinh doanh
- Tập hợp và kiểm tra chứng từ.
- Chuyển chứng từ bán hàng tới phòng kế toán.
Phòng kế toán
- Kế toán tiêu thụ cập nhật chứng từ vào máy tính,
phần mềm sẽ tự động hạch toán.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế toán – ĐHKTQD
nhiều chi phí vận chuyển. Đối với công ty mẹ thì việc giao hàng ngay này sẽ
tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi, tránh hư hỏng hàng hóa trong quá
trình vận chuyển, lưu kho.
Phương thức bán lẻ hàng hoá
Bên cạnh khối lượng bán buôn lớn và đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp lớn thì công ty cũng không quên tập trung đầu tư kinh doanh cả
vào thị trường bán lẻ. Có thể nói đây là phương thức bán hàng mang lại doanh
thu khá lớn cho doanh nghiệp mặc dù nhu cầu của khách hàng là nhỏ lẻ song
số lượng khách hàng lại lớn. Ngoài các mặt hàng bán lẻ như thiết bị và cột
bơm thì công ty cũng tham gia xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu
với mạng lưới gồm 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Hà Nội. Công ty
cũng đang từng bước đầu tư trang thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực để
phát triển hơn nữa loại hình bán hàng này, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng.
Một số phương thức tiêu thụ hàng hoá khác:

Phương thức xuất hàng để tiêu dùng nội bộ
Ngoài việc cung cấp hàng hóa bán ra bên ngoài, hàng hóa của Công ty còn
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ Công ty. Trong trường hợp này hàng
hóa được dùng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Công ty như các thiết bị
cột bơm dùng khi cần thay thế.
Bán hàng đại lý
Phương thức bán đại lý là phương thức mà công ty giao hàng cho các đại
lý nằm trong mạng lưới kênh phân phối của công ty. Khi đại lý có nhu cầu lấy
hàng của công ty và các đại lý được hưởng phần trăm hoa hồng, hàng sẽ được
xuất trực tiếp tại kho của công ty hoặc tại cảng. Sau khi nhận hàng, bộ phận
bán hàng lập hoá đơn GTGT giao cho đại lý với phần hoa hồng đại lý được
trừ trực tiếp vào giá bán. Giá bán đại lý kịch trần bằng giá bán lẻ của công ty.
SV: Vũ Thị Hà Lớp: Kế toán 47A
23

×