Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh khánh hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
−−−−



−−−−

BÙI THỊ KHÁNH VÂN

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CƠNG LẬP
CĨ THU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HỒ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 8340101
Mã số sinh viên: 18110165

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luạn̂ van̆ “Hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế
cơng lập có thu trên địa bàn tỉnh Khánh Hồ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu trong
nghiên cứu này được thu thập, phân tích và tổng hợp trung thực. Kết quả nghiên cứu báo cáo trong luận
văn này chỉ tham khảo một số nghiên cứu đi trước, đồng thời tổng hợp lại theo phương pháp khoa học


và chưa đuợ̛c trình bày hay cơng bố ở cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

BÙI THỊ KHÁNH VÂN


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn TS. Ngô Quang Huân, người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Thầy đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho
tôi những lời khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tơi hồn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các giảng viên thuộc Truờ̛ng Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, đạc̆ biẹt̂là Viện
Đào tạo Quốc tế và Sau Đại học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt phương pháp tư duy và những kiến thức quý báu trong thời
gian học tập chương trình đào tạo.

Tơi cũng xin chân thành cảm on̛ tất các bạn bè, đồng nghiệp và những nguờ̛i đã giúp tôi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho viẹĉ phân tích và cho
ra kết quả nghiên cứu của luạn̂ văn cao học này.

Cuối cùng, tơi xin gửi lịng biết on̛ đến những nguờ̛i thân trong gia đình đã đọnĝ viên và tạo đọnĝ lực để tơi hồn thành luạn̂ van̆.

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

BÙI THỊ KHÁNH VÂN



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................... viii
MỤC LỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... ix
MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA................................................................................. x
TĨM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 3
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 4
5.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
5.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 4
5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin....................................................................... 5
5.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin...................................................................... 5
5.1.4. Phương pháp phân tích thơng tin..................................................................... 5
5.1.4.1. Phương pháp đồ thị....................................................................................... 5
5.1.4.2. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................ 6
5.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.............6


iv

5.2.1. Các nguồn thu cho đơn vị sự nghiệp............................................................... 6
5.2.2. Các nguồn chi cho đơn vị sự nghiệp có thu..................................................... 7
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN...............7
6.1. Những đóng góp của luận văn............................................................................ 7
6.2. Ý nghĩa khoa học của luận văn........................................................................... 7
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN............................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÁP LÝ VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CĨ THU....................................................................... 9
1.1. CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU...9
1.1.1. Những vấn đề chung về ĐVSN có thu............................................................. 9
1.1.1.1. Khái niệm và cách phân loại ĐVSN có thu.................................................. 9
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ĐVSN có thu................................................. 11
1.1.1.3. Vai trị của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế........................................... 12
1.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế...........13
1.1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính.............................................................. 13
1.1.2.2. Tự chủ về tài chính..................................................................................... 15
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính...................................23
1.1.2.4. Đặc thù của ĐVSN ngành y tế.................................................................... 24
1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SNCT TRONG CƠ CHẾ TCTC 25
1.2.1. Thực hiện lập kế hoạch, dự toán thu chi và xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ 25

1.2.2. Chấp hành dự toán......................................................................................... 26
1.2.3. Lập báo cáo quyết toán.................................................................................. 27
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá......................................................................... 28
1.3. NHỮNG BẤT CẬP TRONG VĂN BẢN NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA
QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TRONG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH......................29


v
1.3.1. Những bất cập trong Nghị định 16/2015/NĐ-CP trong các đơn vị y tế..........29

1.3.2. Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính........................... 30
1.3.3. Văn bản pháp quy liên quan đến thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP.........31
1.4. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CƠ CHẾ TCTC Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG NƯỚC....................................................................................................... 33
1.4.1. Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai..................33
1.4.2. Đánh giá việc thực hiện TCTC tại Bệnh viện K............................................. 36
1.4.3. Đánh giá việc thực hiện TCTC tại BVĐK Hà Đông...................................... 38
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về thực hiện TCTC trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập
có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hịa............................................................................ 39
TĨM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI

CHÍNH CỦA ĐVSN Y TẾ CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA...42
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA...........42
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành y tế tỉnh Khánh Hòa......................................42
2.1.1.1. Chức năng................................................................................................... 42
2.1.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn.............................................................................. 42
2.1.1.3. Về quản lý tổ chức bộ máy.......................................................................... 43
2.1.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính................................................... 44
2.1.2.1. Triển khai thực hiện cơ chế TCTC.............................................................. 44
2.1.2.2. Quá trình thực hiện áp dụng........................................................................ 45
2.2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TCTC CỦA CÁC ĐƠN VỊ SNCT
NGÀNH Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA...................................................................... 46
2.2.1. Thực trạng triển khai thực hiện TCTC........................................................... 46
2.2.2. Thực trạng nguồn thu tại các ĐVSN y tế công lập......................................... 50


vi
2.2.2.1. Nguồn ngân sách nhà nước......................................................................... 50
2.2.2.2. Nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác.............................................. 57

2.2.2.3. Phân cấp quản lý các nguồn tài chính......................................................... 62
2.2.3. Thực trạng các nội dung chi ở đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế................63
2.2.3.1. Các nội dung chi......................................................................................... 63
2.2.3.2. Thực trạng cơ cấu chi................................................................................. 64
2.2.3.3. Thực trạng phân cấp quản lý chi................................................................. 68
2.2.4. Thực trạng về công tác TCKT ở đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế.............77
2.2.4.1. Thực trạng về năng lực đội ngũ kế tốn – tài chính....................................77
2.2.4.2. Thực trạng về bộ máy kế tốn – tài chính................................................... 79
2.3. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ TCTC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCT NGÀNH Y TẾ TỈNH
KHÁNH HÒA......................................................................................................... 80
2.3.1. Đánh giá chung.............................................................................................. 80
2.3.2. Đánh giá cụ thể.............................................................................................. 81
2.3.2.1. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước................................................. 81
2.3.2.2. Kết quả đánh giá triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.........................83
2.3.3. Cơ chế TCTC trong công tác quản lý đơn vị................................................. 85
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 88
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CĨ THU NGÀNH Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN
NĂM 2025.............................................................................................................. 89
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA VÀ MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH Y TẾ.............................................................. 89
3.1.1. Định hướng phát triển ngành y tế tỉnh Khánh Hòa........................................ 89
3.1.2. Mục tiêu của cơ chế TCTC trong các đơn vị SNCT ngành y tế tỉnh Khánh Hòa90


vii
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.........................91
3.2.1. Tăng cường cơng tác quản lý Tài chính......................................................... 91
3.2.2. Đẩy mạnh sự phân cấp quản lý cho các ĐVSN............................................. 93
3.2.3. Thực hiện đổi mới phương thức phân bổ NSNN cho y tế.............................94

3.2.4. Tăng cường năng lực và vai trò của cơng tác tài chính kế tốn.....................96
3.2.4.1Đổi mới nhận thức của các nhà quản lý về vấn đề TCTC, gắn tự chủ với tự
chịu trách nhiệm...................................................................................................... 96
3.2.4.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TCKT.................................................. 97
3.2.4.3. Sắp xếp và hoàn thiện bộ máy TCKT......................................................... 97
3.2.5. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin...................................................... 98
3.2.5.1. Đầu tư CNTT, xây dựng tích hợp các phần mềm “Quản lý bệnh viện”......99
3.2.5.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin..............................101
3.2.6. Cải cách công tác quản lý y tế..................................................................... 102
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ................................................................. 103
3.3.1. Hoàn thiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các văn bản liên quan................103
3.3.2. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý khơng cịn phù hợp...........................104
3.3.3. Thực hiện thống nhất hệ thống các văn bản pháp quy................................. 106
3.4. KẾT LUẬN.................................................................................................... 106
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 109
PHỤ LỤC

Chữ viết tắt


BHYT
BVĐK
CCHC
CNTT
ĐVSN
KBNN
NS
NSNN
SNCT

TCKT
TCTC
UBND
XHH


ix

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng ý kiến đánh giá sự hợp lý của các văn bản pháp quy về thực hiện
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính (n = 80)..........................49
Bảng 2.2: Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu giai đoạn 2017-2019. .52
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn thu tại các đơn vị được nghiên cứu.................................. 58
Bảng 2.4: Chi ngân sách của một số đơn vị nghiên cứu từ năm 2017-2019............65
Bảng 2.5: Tổng hợp cơ cấu chi Ngân sách của một số đơn vị.................................67
Bảng 2.6: Các khoản chi nhóm 1............................................................................. 68
Bảng 2.7: Các khoản chi nhóm 2............................................................................. 71
Bảng 2.8: Các khoản chi nhóm 3............................................................................. 73
Bảng 2.9: Các khoản chi nhóm 4............................................................................. 74
Bảng 2.10: Thống kê đội ngũ cán bộ TCKT của 3 đơn vị làm ví dụ.......................78
Bảng 2.11: Thực hiện chỉ tiêu chuyên mơn tại BVĐK tỉnh Khánh Hịa..................81
Bảng 2.12: Thực hiện chỉ tiêu chuyên môn tại Bệnh viện Cam Ranh.....................82
Bảng 2.13: Mức bổ sung thu nhập bình quân tăng thêm cho người lao động tại các
đơn vị...................................................................................................................... 83


x

MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 2.1: Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan Nghị định 16/2015/NĐ-CP.....33
Hình 4.1: Đánh giá tính hợp lý của các văn bản liên quan đến tự chủ tài chính......50
Hình 4.2: Ngân sách Nhà nước cấp qua 3 năm 2017-2019...................................... 53
Hình 4.3: Cơ cấu nguồn thu của các đơn vị 2017.................................................... 54
Hình 4.4: Cơ cấu nguồn thu của các đơn vị 2018.................................................... 55
Hình 4.5: Cơ cấu nguồn thu của các đơn vị 2019.................................................... 56
Hình 4.6: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp các đơn vị 2019.......................................... 59
Hình 4.7: Phân loại 4 nhóm kinh phí chi thường xuyên của 3 đơn vị......................68


xi
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tự chủ tài chính đang là vấn đề được rất nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, doanh
nghiệp cơng lập ở Việt Nam quan tâm. Chính vì vậy, nó trở thành vấn đề cần nghiên cứu,
đặc biệt là giai đoạn hiện nay, thời kỳ đổi mới và chuyển đổi của Việt Nam.

Qua thực tiễn tại ngành y tế Tỉnh Khánh Hòa hiện nay, với nhu cầu cấp thiết
từ thực tế quản trị, tác giả thực hiện đề tài “Hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính
của các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập có thu trên địa bàn tỉnh Khánh
Hồ” nhằm tìm hiểu thực trạng cơ chế TCTC của các ĐVSN có thu ngành y tế tỉnh
Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao năng lực quản lý, cơ chế TCTC để đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe tồn dân và khai thác tiềm năng của của
các cơ sở khám, chữa bệnh.
Với đối tượng nghiên cứu là cơ chế TCTC của các ĐVSN có thu ngành y tế
thông qua đối tượng khảo sát là cán bộ, nhân viên đang công tác tại ngành y tế tỉnh
Khánh Hòa, đề tài muốn đi sâu nghiên cứu bằng cả phương pháp định tính và định
lượng thơng qua việc khảo sát tài liệu và dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn gửi
các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các đơn vị y tế tỉnh Khánh Hịa.
Ngồi kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm năm phần

(chương) gồm: (1) Phần mở đầu. Nội dung này bao gồm những giới thiệu tổng
quan về sự cần thiết nghiên cứu , mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa
khoa học của luận văn. (2) Chương 1: Cơ sở lý thuyết và pháp lý về tự chủ tài
chính trong các ĐVSN có thu. Đây là các lý thuyết cơ bản, các văn bản của Nhà
nước, làm căn cứ khoa học nền tảng cho nghiên cứu và đề xuất của đề tài. Nội dung
của phần này bao gồm việc tổng hợp và phân tích các vấn đề liên quan đến cơ chế
tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm mục đích tìm kiếm những
căn cứ khoa học quan trọng để áp dụng cho nội dung nghiên cứu của đề tài; (3)
Chương 3: Thực trạng tình hình hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị
sự nghiệp y tế cơng lập có thu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sau khi tập hợp được


xii
các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, bằng phương pháp đã xác định, tác giả tập trung phân
tích các vấn đề và thảo luận xung quanh vấn đề đó; (4) Chương 3: Một số giải
pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y
tế tỉnh Khánh Hịa đến năm 2025. Nội dung này thực hiện những đánh giá và kết
luận chung cho cả luận văn. Tổng kết các nghiên cứu, đưa ra nhận xét và đề xuất
giải pháp; đề xuất sửa đổi những mặt cịn hạn chế, khơng phù hợp và kiến nghị sửa
đổi, bổ sung để ban hành chính sách về cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp y tế.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về đẩy mạnh cơng cuộc
đổi mới và hồn thiện thể chế kinh tế của Việt Nam, Chính phủ đã ban hành
Chương trình tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với các nội dung

chính như: Cải cách và hồn thiện thể chế, Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức; và Cải cách tài chính cơng, trong đó với quyết tâm cải
cách tài chính cơng đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp (ĐVSN).
Để triển khai chương trình này, ngày 14 tháng 2 năm 2015, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về quy định đổi mới cơ chế tài chính, trao
quyền tự chủ tài chính (TCTC) cho các ĐVSN cơng lập có thu.
Mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính,
ĐVSN là trao quyền tự chủ trong xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về nhân sự, … tiến đến TCTC tăng cường khả
năng quản lý, đẩy mạnh thực hiện quản lý thống nhất các nguồn thu, đồng thời tăng
cường quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị, khuyến
khích, tạo điều kiện cho các ĐVSN tự đảm bảo và trang trải chi phí, nâng cao thu
nhập và đời sống của cán bộ viên chức đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng
phục vụ, cung cấp dịch vụ cơng.
Việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu
theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP là một hướng đi đúng, đồng thời đã trao quyền
tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, cụ thể hơn những quy định trong
Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành trước đó. Mặc
dù vậy, thực quyền của các ĐVSN có thu vẫn cịn nhiều hạn chế, đơn vị vẫn cịn
nhiều khó khăn khi muốn mở rộng quy mô và cần tuyển dụng thêm lao động. Sau
05 năm thực hiện, tổng kết công tác quản lý, đánh giá về việc tự chủ, phân phối sử
dụng kết quả thực hiện TCTC của các đơn vị vẫn còn những vướng mắc, tồn tại cần
phải tiếp tục sửa đổi bổ sung, hồn thiện để có thể đạt được những mục tiêu đề ra.


2
Tính đến năm 2018, có 100% số bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã được
giao quyền tự chủ, cả nước có 215 bệnh viện đã tự đảm bảo chi thường xuyên, 3
bệnh viện đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, chủ yếu là các bệnh viện đa

khoa, chuyên khoa có điều kiện xã hội hóa như tim mạch, sản nhi, mắt, tai mũi
họng, da liễu v.v.. Năm 2019, Chính phủ thực hiện tự chủ thí điểm cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm toàn diện đối với các bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Hữu nghị
Việt Đức và Bệnh viện K. Đối với các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018
đã có 26/45 bệnh viện tự chủ chi thường xuyên. Để thực hiện tự chủ, nhiều bệnh
viện đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn
nhu cầu của người bệnh. Cái được lớn nhất sau khi thực hiện chủ trương tự chủ
bệnh viện công lập mà một lãnh đạo Bộ Y tế từng nói là các bệnh viện đã nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh rõ rệt. Cơ chế tự chủ đã giúp họ chủ động thuê các
chuyên gia, bác sĩ nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Nga v.v…
Quá trình tự chủ cũng giúp giảm được ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh
viện. Việc thực hiện cơ chế tự chủ, điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình đưa tiền
lương vào giá dịch vụ đã góp phần tăng mức độ tự chủ về tài chính, giảm ngân sách
nhà nước cấp trực tiếp cho các bệnh viện. Đơn cử, năm 2018 so với năm 2015 đã
giảm được khoảng gần 9.500 tỉ đồng (Thi Hằng, 2020).
Nhằm tìm hiểu kết quả phân tích và đánh giá những thành tựu, hạn chế trong
cơ chế TCTC đối với các ĐVSN, đồng thời tăng cường các giải pháp góp phần hồn
thiện cơ chế về TCTC của các ĐVSN có thu, đề tài: “Hồn thiện cơ chế tự chủ tài
chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh Khánh
Hồ” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định pháp lý về TCTC của các ĐVSN có
thu nói chung và phân tích thực trạng cơ chế TCTC của các ĐVSN y tế cơng lập có
thu tỉnh Khánh Hịa trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao năng lực quản lý, cơ chế TCTC để đạt hiệu quả cao trong quá


3
trình hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và khai

thác tiềm năng của của các cơ sở khám, chữa bệnh và nân cao chất lượng dịch vụ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn này được thực hiện nhằm giải
quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
Trước tiên, là hệ thống hoá lý thuyết và quy định pháp lý về cơ chế TCTC tại
các ĐVSN có thu.
Hai là, tìm hiểu kinh nghiệm thực hiện nâng cao chất lượng quản lý, cơ chế
TCTC về thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP tại các Bệnh viện, các cơ sở
khám chữa bệnh có quy mơ tương đồng trong nước thuộc Đề án Bệnh viện Vệ tinh.
Ba là, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về kết quả hoạt động TCTC
của các ĐVSN có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hịa.
Bốn là, đề x́t một số giải pháp hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các

đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hịa.
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Từ tổng quan từ các cơng trình nghiên cứu đi trước, trong luận văn này, tác
giả xác định một số nội dung nghiên cứu đặt ra như sau:
– Cơ chế tự chủ tài chính và vai trị của của cơ chế tự chủ tài chính đối với các

đơn vị sự nghiệp có thu.
– Thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành

y tế Khánh Hịa.
– Những giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các

đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế Khánh Hịa trong thời gian tới là gì.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là cơ chế tự chủ tài chính.

Phạm vi nghiên cứu là cơ chế TCTC của các ĐVSN y tế tỉnh công lập có thu
thuộc Khánh Hịa.


4
Về khơng gian: Các ĐVSN có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hịa. Ngành y tế
tỉnh Khánh Hịa có 28 đơn vị trực thuộc (bao gồm các đơn vị hành chính và ĐVSN),
song các đơn vị thực hiện cơ chế TCTC chủ yếu là Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh
và 23 bệnh viện chuyên khoa, đa khoa huyện, thị xã và các Trung tâm y tế lớn, còn
lại là các đơn vị nhỏ hoặc chưa thực hiện cơ chế TCTC. Vì vậy, nghiên cứu của đề
tài chủ yếu tập trung nghiên cứu và nêu rõ về tình hình TCTC của các Bệnh viện
trong ngành y tế tỉnh Khánh Hòa.
Về thời gian: Phân tích các số liệu thống kê từ năm 2017 đến năm 2019 và
một số mục tiêu, chỉ tiêu phát triển dự báo đến năm 2025
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài luận văn, tác giả xử lý nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được sử
dụng thông qua các kỹ thuật: lựa chọn, sàng lọc, thu thập, tổng hợp, phân tích, mơ
tả và biểu diễn sau khi chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và tri thức.
5.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn hết sức quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng
khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho tồn bộ địa bàn thực
hiện nghiên cứu. Tại tỉnh Khánh Hòa, ngành y tế có tổng cộng 24 đơn vị y tế trực
thuộc, trong đó các đơn vị hiện đang áp dụng cơ chế TCTC chủ yếu là các bệnh
viện, bao gồm: BVĐK tỉnh Khánh Hòa, 03 BVĐK cấp huyện thị; riêng các đơn vị
còn lại mới áp dụng một phần cơ chế tự chủ tài chính, cơ cấu tổ chức cịn nhỏ lẻ.
Nghiên cứu này của tác giả tập hợp số liệu của tất cả các ĐVSN có thu trong
ngành y tế tại tỉnh Khánh Hòa. Các chuyên gia khảo sát thực hiện phỏng vấn và dữ
liệu sơ cấp được tác giả tổng hợp từ tất cả các đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Khánh

Hòa. Danh sách chi tiết các đơn vị và tình hình tự chủ tài chính của các đơn vị được
trình bày tại Phụ lục 3.
Để có cái nhìn tổng quát về số liệu phân tích cụ thể, tác giả chỉ tham khảo số
liệu của 03 đơn vị điển hình để để làm ví dụ minh chứng.


5
5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Phương pháp này thống kê số liệu
đã công bố từ các tổ chức gồm: Cục thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Sở Y tế Tỉnh
Khánh Hòa, từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê Tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời kế
thừa các số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp, sổ sách kế toán tại các

đơn vị qua các năm (các sở ban ngành liên quan, các tạp chí tài chính, sách báo,
Internet v.v... )

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. Nguồn dữ liệu sơ cấp phục vụ cho
nghiên cứu định tính được thu thập thơng qua việc lấy ý kiến phỏng vấn chuyên sâu
với 7 câu hỏi nằm trong bảng hỏi liên quan đến các văn bản pháp luật, các nhà quản
lý giữ cương vị lãnh đạo của Sở Y tế và các ĐVSN có thu của ngành y tế. Dựa vào
kinh nghiệm và hiểu biết của các nhà quản lý, các chuyên gia để kiểm tra tính chính
xác, đánh giá và nâng cao tính đúng đắn của nguồn thông tin thu thập được. (Xem
mô tả chi tiết trong Phụ lục 4,5,6,7). Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn là mẫu phi
xác suất có phân tầng và chọn lọc.
5.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập kiểm tra tài liệu, nếu phát hiện điểm sai sót và thiếu chính
xác trong ghi chép tổng hợp ý kiến chuyên gia, tác giả chỉnh sửa thơng tin, sàng lọc
và tính tốn cho phù hợp với mục tiêu và mục đích của bài nghiên cứu.
Sau khi được làm sạch thông tin của các số liệu thu thập được, tác giả cập
nhật và tính tốn tổng hợp thơng qua hệ thống các bảng biểu v.v...

Công cụ xử lý gồm Microsoft Excel và một số chương trình xử lý số liệu
thống kê ứng dụng khác được sử dụng để tổng hợp.
5.1.4. Phương pháp phân tích thơng tin
5.1.4.1. Phương pháp đồ thị
Để mơ tả có tính quy ước các số liệu thống kê, phương pháp này dùng hình
vẽ và đường nét hình học để mơ tả dữ liệu. Bảng thống kê dùng con số biểu thị các


6
thông tin chi tiết qua tổng hợp, biểu đồ và đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp
với hình vẽ và đường nét để tóm tắt, trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng
nghiên cứu. Với các cách thức biểu đạt như trên giúp bài luận văn phản ảnh một
cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, mối liên hệ, quan hệ so sánh cũng như xu
hướng biến động v.v... của hiện tượng được nghiên cứu.
Hình vẽ, đường nét biểu hiện mức độ của hiện tượng giúp cho đồ thị thống
kê có cái nhìn sinh động, hấp dẫn thị lực người xem, giúp người xem nhận thức
được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng dễ dàng, nhanh chóng, làm cho những
người mặc dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra được nội dung chủ yếu của
vấn đề được trình bày trên đồ thị (Hà Văn Sơn, 2004).
5.1.4.2. Phương pháp thống kê mơ tả
Là phương pháp mơ tả tồn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở số liệu đã tính
tốn. Phương pháp này thực hiện thơng qua việc sử dụng số tối thiểu, số tối đa và số
bình quân. Dựa vào đó, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu phù hợp.
Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp bao gồm so sánh số tuyệt đối
và so sánh số tương đối, với mục tiêu đánh giá động thái phát triển của hiện tượng
theo thời gian và không gian. Tiến hành so sánh theo phương pháp đồng nhất về
thời gian hoặc đối tượng, sau đó tìm ra quy luật chung của hiện tượng nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia. Tác giả sử dụng phương pháp này để tham vấn ý
kiến của các nhà quản lý, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế, đồng thời bổ
sung kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế TCTC trong

các ĐVSN có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp dự báo. Căn cứ vào thu thập và xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại
để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai, từ đánh giá TCTC của
giai đoạn 2017-2019 sẽ dự báo xu hướng TCTC của ngành trong thời gian tới.

5.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
5.2.1. Các nguồn thu cho đơn vị sự nghiệp
Nguồn tài chính của đơn vị của đơn vị sự nghiệp cơng lập được Chính phủ
quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự


7
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau: nguồn thu của hoạt động dịch vụ sự
nghiệp công và nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp
cơng theo giá tính đủ chi phí; Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại
chi theo quy định; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật nếu có; nguồn
vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật và nguồn ngân sách nhà nước
cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có).
5.2.2. Các nguồn chi cho đơn vị sự nghiệp có thu
Các khoản chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản trích nộp
theo lương; chi dịch vụ cơng cộng; văn phịng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa
chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định. Chi
hoạt động thường xuyên phục vụ cho cơng tác thu phí và lệ phí; Chi cho các hoạt
động dịch vụ (nếu có).
6. NHỮNG ĐĨNG GĨP VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
6.1. Những đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống và làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về năng lực tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu.
Luận văn tập trung phân tích về sự chủn đổi cơ chế TCTC có liên quan đến

việc thực hiện xã hội hóa (XHH) và giao quyền TCTC. Qua đó, xác định những vấn
đề đặt ra và kiến nghị những giải pháp iện góp phần hoàn thiện việc thực hiện tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng
hoạt động của các đơn vị.
Luận văn đưa ra những phân tích sự chuyển đổi cơ chế tài chính bệnh viện,
kết quả đạt được và những vấn đề cần được quan tâm của một số bệnh viện ở Việt
Nam qua 05 năm thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.
6.2. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu tham
khảo cho các nhà quản lý quan tâm đến vấn đề tự chủ tài chính.


8
Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho ngành y tế Khánh Hịa nói chung và các
đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng trong việc định hướng và đưa ra những giải pháp
hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngồi kết luận, trang mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, luận văn gồm:
Phần mở đầu. Nội dung này bao gồm những giới thiệu tổng quan về sự cần
thiết nghiên cứu , mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa khoa học của
luận văn.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và pháp lý về tự chủ tài chính của các đơn vị
sự nghiệp có thu. Đây là các lý thuyết cơ bản, các văn bản của Nhà nước, làm căn
cứ khoa học nền tảng cho nghiên cứu và đề xuất của đề tài. Nội dung của phần này
bao gồm việc tổng hợp và phân tích các vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính
của các đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm mục đích tìm kiếm những căn cứ khoa học
quan trọng để áp dụng cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Thực trạng về tình hình thực hiện cơ chế TCTC của các
ĐVSN y tế cơng lập có thu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sau khi tập hợp được

các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, bằng phương pháp đã xác định, tác giả tập trung phân
tích các vấn đề và thảo luận xung quanh vấn đề đó.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các
đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025. Nội dung
này thực hiện những đánh giá và kết luận chung cho cả luận văn. Tổng kết các
nghiên cứu, đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp; đề xuất sửa đổi những mặt cịn
hạn chế, khơng phù hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung để ban hành chính sách về cơ
chế hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÁP LÝ VỀ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CĨ THU
1.1. CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.1.1. Những vấn đề chung về ĐVSN có thu
1.1.1.1. Khái niệm và cách phân loại ĐVSN có thu
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định
thống nhất về ĐVSN có thu là các đơn vị cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ
máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. Hoạt động trong các lĩnh vực sự
nghiệp do Nhà nước quản lý như: giáo dục, đào tạo và dạy nghề; y tế; khoa học
cơng nghệ; đảm bảo xã hội; văn hóa – thơng tin; phát thanh – truyền hình; thể dục
thể thao; kinh tế và các sự nghiệp khác.
Là ĐVSN được thực hiện thu các khoản thu phí, lệ phí, các hoạt động cung
ứng, sản x́t các dịch vụ cơng ích để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho
cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật.
Đối với các quy định thu phí, lệ phí, các hoạt động cung ứng, sản x́t các
dịch vụ cơng ích của Nhà nước hiện nay, khơng phải tất cả các ĐVSN đều có khả

năng thu và có nguồn thu. Nguồn thu của các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoặc các
lĩnh vực khác nhau ở từng các địa phương thì khả năng và nguồn thu cũng khác
nhau. Vì vậy, việc quy định một cơ chế tài chính chung cũng sẽ khơng hiệu quả.
Xác định phân loại TCTC đối với các ĐVSN có thu được căn cứ vào khả
năng đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên. Cụ thể:
Thứ nhất, ĐVSN tự đảm bảo hoạt động chi thường xuyên là đơn vị có nguồn
thu sự nghiệp tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là ĐVSN
tự bảo đảm chi thường xuyên)
Thứ hai, ĐVSN tự đảm bảo một phần chi thường xuyên là đơn vị có nguồn thu sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách
nhà nước (NSNN) cấp (gọi tắt là ĐVSN tự bảo đảm một phần chi thường xuyên).


10
Thứ ba, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị khơng có nguồn thu: là
đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động
thường xun do NSNN bảo đảm tồn bộ (gọi tắt là ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn
bộ chi thường xuyên).
Cách phân loại thứ hai là dựa vào lĩnh vực hoạt động của các ĐVSN, gồm:
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề; lĩnh vực y tế; lĩnh vực khoa
học công nghệ, môi trường; lĩnh vực văn hóa thơng tin, thể dục thể thao; hoạt động
sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Việc phân loại ĐVSN theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3
năm; sau thời hạn 3 năm sẽ xây dựng lại phương án để xác định phân loại lại cho
phù hợp.
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp ĐVSN có thay đổi chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân
loại lại cho phù hợp.
Việc phân loại ĐVSN, phân biệt ĐVSN với cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan dự tốn của các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở để tiếp tục đổi mới và

nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý tài chính với từng loại hình đơn vị cho phù hợp
và hiệu quả (Chính phủ, 2006).
Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

Mứ

hoạt

Trong đó: Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường
xun tính theo dự tốn thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, ĐVSN được
phân loại như sau:
11


Bảng 1.1: Phân loại tự chủ tài chính đ

TT
I
1

ĐVSN tự bảo đảm

ĐVSN có tỷ lệ xác

được xác đinh phân

2

ĐVSN đã tự bảo đả

nghiệp, từ nguồn N
hàng.

II

ĐVSN tự bảo đảm

1

ĐVSN có tỷ lệ xác
100% được xác đin
xuyên.

III

ĐVSN do NSNN b

1
2

ĐVSN có tỷ lệ xác

đinh phân loại là Đ

ĐVSN khơng có ng

1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ĐVSN có thu
ĐVSN do cơ quan hành chính nước có thẩm quyền thành lập, là trực thuộc
trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện hoạt động sự nghiệp, khơng có
chức năng quản lý nhà nước.

ĐVSN có thu: là đơn vị cung cấp dịch vụ công được thành lập và hoạt động
để phục vụ các dịch vụ cơng ích cho xã hội, thực hiện các dịch vụ công do Nhà
nước quy định đảm bảo cuộc sống an tồn và bình thường của xã hội. Có tư cách
pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước (KBNN) để


phản ánh các khoản kinh phí trong và ngồi NSNN theo qui định của Luật Ngân
sách Nhà nước (Quốc Hội, 2015).


×