Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

giang van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.52 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>__A.P.Sê-Khốp__ ★Người trong bao của A.P.Sê-khốp được dạy & học trong chương trình ngữ văn lớp 11 và 11 nâng cao . Cả 2 bộ sách đều trích văn bản như nhau , từ một bản dịch của Phan Hồng Giang – Cao Xuân Hạo , nhà xuất bản Cầu Vồng , Mát-xcơ-va – 1988 ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT: 1/Tác giả: - An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp. Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mátxcơ-va, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa. Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. - Sê-khốp để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xakha-lin, Đồng cỏ; kịch nói: Hải âu, Cậu Va-nhi-a, Ba chị em, Vườn anh đào... - Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm Sê-khốp đã đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu xa. - Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân vĩ đại về thể loại truyện ngắn và kịch nói. - Các tác phẩm chính: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Vườn anh đào...

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2/ Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Người trong bao, truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen 1898. b. Nội dung: Phản ánh bầu không khí ngạt thở của nền chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX. Môi trường ấy đẻ ra lắm kiểu người kì dị, chẳng hạn Bê-li-cốp _người trong bao. c. Bố cục truyện: Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo. Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp. Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y - người nghe chuyện..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT: 1/ Chân dung của Bê-li-cốp: a. Ngoại hình: - Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn. - Cách ăn mặc phục sức: Đi gày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặt áo bành cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt. b. Vật dụng hằng ngày: Cái ô, đồng hồ quả quít, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì ... đều được để trong bao. c. Ngôn ngữ: “nhỡ lại xãy ra chuyện gì thì sao”  Nhút nhát, im lặng. d. Hành động, sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày: - Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm. - Tai luôn nhét bông - Gương mặt dường như lúc nào cũng ẩn giấu sau chiếc áo bành tô cổ bẻ đứng lên. - Xe ngựa lúc nào cũng được kéo mui khi ra đường..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ngăn cản không cho chàng trai trẻ Kôvalencô đi xe đạp.  Ghét cái mới - Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng được bao bọc bởi một thói quen kì quặc: “đến nhà... kéo ghế ngồi... ngồi im như phỗng... rồi độ một giờ sau thì cáo từ”. - Khi ngủ, kéo chăn trùm đầu kín mít, cửa sổ đóng kín mít, buồng nóng bức, ngột ngạt.  ngại tiếp xúc, va chạm  Lối sống thu mình, kì quái, lập dị, trái khoáy, không dám đối mặt với thực tế. Với “khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”, “trốn tránh cuộc sống thực”..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> e. Tính cách, suy nghĩ: - ý nghĩ giấu trong bao, luôn thõa mãn, hài lòng, hạnh phúc, mãn nguyện với lối sống của mình. - Tính cách: + Nhút nhát, ghê tởm hiện tại, Ca ngợi đến sùng bái quá khứ. (Say mê tiếng Hy Lạp cổ) + Chỉ thích sống máy móc, sống theo thông tư, chỉ thị, giáo điều. + Luôn sợ đủ thứ: Sợ bị nghe thấy, Sợ bị xuyên tạc, sợ bị vu cáo, biến thành trò cười. Khiếp đảm khi Côvalencô đả động đến cấp trên → run sợ trước quyền lực, luôn đề phòng. + Bảo thủ, sợ điều mới xảy ra. → Hình thành do hoàn cảnh sống. Thể hiện tài quan sát của tác giả.  Bêlicốp là một biếm họa, tính cách điển hình, hiện tượng xã hội phổ biến, sản phẩm mang tính quy luật trong lịch sử và là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của thiên tài Sêkhốp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> f. Ảnh hưởng của nhân vật: - Khi Bêlicốp còn sống: + Mọi người sợ hãi, căm ghét, lánh xa “ dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thơ, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ... Họ không thay đổi được cách sống của hắn, trái lại còn bị đầu độc. - Khi Bêlicốp chết: + Vẻ mặt hiền lành dễ chịu, tươi tỉnh + Thái độ của mọi người: nhẹ nhàng, thoải mái nhưng cuộc sống vẫn vô vị, mệt nhọc, nặng nề. → Bêlicốp trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc, đầu độc bầu không khí trong sạch, văn hóa lành mạnh, đạo đức tiến bộ trong đời sống cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Về cái chết của Bê-li-cốp. - Nguyên nhân: + Vì bị ngã đau, lại mắc bệnh nặng lại không chịu chữa. + Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Varen-ca. + Sâu xa hơn, đó là cái chết tất yếu.Tạng người và cách sống của y, trước sau gì cũng bị hoặc tự tiêu diệt. + Đó là sự giải thoát hạnh phúc vì hắn được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất. - Tình cảm, thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp: khi y còn sống thì sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc; khi y chết, họ thấy nhẹ nhàng, thoải mái.Nhưng sau đó mọi thứ lại như cũ. - Sự ảnh hưởng của kiểu người trong bao đối với hiện tại và tương lai của nước Nga..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3/ Hình ảnh biểu tượng: cái bao. Chi tiết cái bao được miêu tả 12 lần. Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả, gợi cho người đọc nhiều ý nghĩ: - Nghĩa đen: Vật dụng để bao, gói đồ vật , hàng hóa.. - Nghĩa bóng: Cuộc đời và số phận của Bê-li-cốp - Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga.Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do..?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4/ Chủ đề tư tưởng của truyện. - Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với XH. - Cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể mãi sống hèn nhát, vô vị tự mãn như thế mãi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 5/ Đặc sắc nghệ thuật. - Ngôi kể thứ 3, khách quan; truyện lồng trong truyện. - Giọng kể : Mỉa mai, châm biếm mà bình thản. Xây dựng nhân vật điển hình - Đối lập giữa các kiểu người. Bê –li-cốp >< Chị em Varenca GV trong trường - Xây dựng biểu tượng: Cái bao, người trong bao - Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề cuả truyện ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III/ TỔNG KẾT ★Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình , giọng kể chậm rãi vữa giẫu cợt , châm biếm , mỉa mai vừa u buồn , qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp . Sê-cốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát , bạc nhược , bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối TK XIX . Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người : “ KHÔNG THỂ SỐNG MÃI NHƯ THẾ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×