Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 1, 2 - Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về 2 bộ phận của Văn học Việt
Nam và 2 thời đại lớn của Văn học Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của Văn học Việt Nam;
+ Con người trong Văn học Việt Nam.
- Xây dựng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua các tác phẩm văn học, từ
đó hình thành thái độ và niềm say mê với Văn học nước nhà
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.
2. Phương pháp: Phối hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Giới thiệu bài mới: Trên thế giới bất cứ dân tộc nào thì lịch sử dân tộc đều là lịch sử
tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà,
chúng ta tìm hiểu “Tổng quan Văn học Việt Nam”.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (5 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu
chung: Em hiểu thế nào
là tổng quan văn học
Việt Nam
GV yêu cầu HS quan
sát các mục lớn trong
SGK, trình bày bố cục
của bài học
GV định hướng
- Yêu cầu HS đọc SGK “Trải
qua hàng ngàn năm… tinh
thần ấy”.
- HS làm việc với SGK, phát
biểu trao đổi.
I. Các bộ phận hợp thành:
II. Quá trình phát triển
III. Con người Việt Nam qua Văn
học
HĐ2: (20 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu
phần I: Các bộ phận hợp
thành của VHVN.
- VHVN bao gồm mấy
bộ phân? Đó là những bộ
phận nào?
- Hướng dẫn trao đổi về
VHDG.
- GV định hướng và
chốt lại.
Hướng dẫn trao đổi về
văn học viết (Cần so
sánh với văn học dân
gian)
Giúp HS chia nhóm,
thảo luận
- HS lần lượt trả lời từng câu
hỏi:
- Các bộ phận;
- T/g VHDG và hình thức lưu
truyền.
Nêu ví dụ;
Thể loại VHDG;
Đặc trưng chủ yếu của
VHDG.
- Tác giả?
- Chữ viết? Hãy minh hoạ
bằng những tác phẩm đã học.
- Hệ thống thể loại của văn
học viết? (đã học ở cấp 2)
- Nhóm trao đổi, trình bày kết
quả.
I- Các bộ phận hợp thành của
VHDG:
1.Văn học dân gian là sáng tác tập
thể và truyền miệng của nhân dân
lao động
- Các thể loại: (SGK)
- Những đặc trưng tiêu biểu:
+ Tính truyền miệng;
+ Tập thể;
+ Thực hành.
2. Văn học viết:
- Tác giả: trí thức Việt Nam
- Hình thức sáng tác và lưu truyền:
chữ viết và văn bản;
- Mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo cá
nhân;
- Chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ;
- Hệ thống thể loại
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 1
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
GV chốt vấn đề
HĐ3: (25 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu
phần II: Quá trình phát
triển của VHVN.
Hướng dẫn trao đổi
phần VH trung đại.
Hướng dẫn HS như
phần VH chữ Hán, chú ý
vai trò chữ Nôm
Tiếp tục hướng dẫn trao
đổi phần VH hiện đại.
- Các giai đoạn;
- Vai trò của CM tháng
8 đ/ với VH hiện đại;
- Vai trò của đại thắng
mùa xuân 75 và sự
nghiệp đổi mới do Đảng
lãnh đạo đã có ảnh
hưởng ntn đối với việc
phát triển của VHVN.
HĐ4: (25 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần III: Con người VN
qua Văn học.
GV minh hoạ
- HS trao đổi các câu hỏi
+ VH trung đại hình thành
và phát triển trong bối cảnh
nào?
+ Nêu đặc điểm, vị trí, vai
trò và những thành tựu của
từng bộ phận của văn học
trung đại?
* HS chia nhóm, trao đổi,
phát biểu
- HS phát biểu, trao đổi các
câu hỏi,
- VH thể hiện mối quan hệ
giữa con người và thế giới tự
nhiên, trước hết là thể hiện lý
tưởng đạo đức thẩm mỹ? Hãy
dẫn chứng để minh hoạ.
- Tại sao CN yêu nước lại trở
thành một trong những nội
dung quan trọng và nổi bật
nhất của văn học viết Việt
Nam? đặc điểm nội dung của
CN yêu nước?
• Từ thế kỷ X→XIX: Văn xuôi
tự sự, trữ tình, văn biền ngẫu;
• Từ thế kỷ XX→ hết thế kỷ
XX: tự sự, trữ tình, kịch với nhiều thể
loại cụ thể (GV minh hoạ).
II. Hai thời đại lớn của văn học
Việt Nam:
VHVN có 3 thời kỳ, 2 thời đại (GV
chứng minh)
1. Văn học trung đại (VH từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XIX)
Đây là thời đại viết bằng chữ Hán
và chữ Nôm.
• Bộ phận chữ Hán:
- Hình thành sớm (thế kỷ X),
- Vai trò của chữ Hán,
- Thành tựu…
• Bộ phận chữ Nôm:
2. Văn học hiện đại: (VH từ đầu thế
kỷ XX đến hết thế kỷ XX)
- Các giai đoạn phát triển (minh hoạ)
- Bối cảnh hình thành và phát triển,
- So sánh điểm khác biệt giữa văn
học trung đại và văn học hiện đại.
(GV lập bảng so sánh )
- Những thành tựu của văn học hiện
đại
III. Con người Việt Nam qua văn
học
1. Con người Việt Nam trong
quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế
giới tự nhiên;
- Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri
kỷ;
- Thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo
đức, thẩm mỹ;
- Tình yêu thiên nhiên.
2. Con người Việt Nam trong
quan hệ quốc gia, dân tộc:
- Do hoàn cảnh đất nước, ý thức bảo
vệ và xây dựng đất nước của con
người Việt Nam;
- Trong VHDG và văn học viết đều
đậm đà tình yêu quê hương, đất nước
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 2
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
GV giảng kỹ và làm rõ
mục 4
HĐ5: (5 phút)
Tổng kết bài học,
hướng dẫn HS hệ thống.
HĐ6: (3 phút)
Hướng dẫn luyện tập và
chuẩn bị bài mới.
Những biểu hiện nội dung
của mối quan hệ xã hội trong
văn học Việt Nam?
HS tự hệ thống kiến thức đã
học.
- Sóng của Xuân Quỳnh dùng
để tả tình yêu dữ dội và dịu
êm;
- Mùi hoa bưởi thơm phảng
phất trong thơ Phan Thị Thanh
Nhàn…
và con người Việt Nam
3. Con người Việt Nam trong
quan hệ xã hội:
- Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu
sắc:
+ Tố cáo, phê phán…
+ Mơ ước về một xã hội công
bằng;
+ Phản ánh công cuộc xây dựng
xã hội mới.
4. Con người Việt Nam và ý
thức về bản thân:
- Ý thức cá nhân phát triển xuất hiện
cái Tôi trong văn học;
- Ý thức cá nhân trước cộng đồng
hình thành sử thi trong tác phẩm văn
học;
- Hai bộ phận hợp thành: VHDG và
VH viết;
- Tiến trình phát triển: Trung đại và
hiện đại;
- Con người Việt Nam - Con người
tồn tại trong 4 mối quan hệ cơ bản →
ảnh hưởng đến việc xây dựng hình
tượng văn học, chẳng hạn như:
+ Quan hệ của con người với thế
giới tự nhiên, hình thành tình yêu thiên
nhiên → hình thành các hình tượng
nghệ thuật;
+ Quan hệ quốc gia dân tộc và quan
hệ xã hội, con người Việt Nam đã
hình thành hệ thống tư tưởng yêu
nước và tư tưởng xã hội;
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 3
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 3 - Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp, về các nhân tố giao tiếp, về hai
quá trình trong hoạt động giao tiếp.
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, góp phần nâng cao
năng lực giao tiếp khi nói, khi viết, năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, băng (đĩa) ghi âm đoạn đối thoại, thiết
kế dạy học.
2. Phương pháp: Phối hợp các phương pháp: trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày các bộ phận hợp thành của VHVN?
- Các thời đại lớn của VHVN gồm các thời đại nào? Nêu những nội dung chính.
2. Giới thiệu bài mới:
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống con người. Nếu không có ngôn
ngữ thì không có kết quả cao trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào. Vậy để thấy được điều đó, hôm
nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ“.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (5 phút)
- Hướng dẫn tìm hiểu
chung: Hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ
- GV yêu cầu đọc văn
bản 1 trong SGK (trang
14), và trả lời câu hỏi
Hoạt động giao tiếp ở
VB1 diễn ra giữa các
nhân vật nào?
- Hai bên có cương vị
và quan hệ với nhau như
thế nào?
GV định hướng
- Yêu cầu HS đọc SGK (chú
ý ngữ điệu phù hợp với nhân
vật)
- HS làm việc với SGK, phát
biểu trao đổi.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa
nhân vật: vua và các bô lão.
Mỗi bên có cương vị khác nhau:
- Vua: cai quản đất nước
- Các bô lão: là những người cao
tuổi, đại diện cho tầng lớp nhân dân
vua mời tham dự hội nghị.
- Trong hoạt động giao
tiếp trên, các nhân vật
lần lượt đổi vai ntn?
Người nói tiến hành
những hành động tương
ứng cụ thể nào? Còn
người nghe thực hiện
những hành động tương
ứng nào?
- Hoat động giao tiếp
diễn ra trong hoàn cảnh
- HS lần lượt trả lời từng câu
hỏi:
- Các em thảo luận nhóm;
- Nhóm trao đổi, trình bày kết
quả.
- Vua: người nói đổi vai người
nghe;
- Các bô lão: người nghe đổi vai
người nói.
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện
Diên Hồng. Lúc này quân Mông –
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 4
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
nào? (ở đâu? vào lúc
nào? Khi đó nước ta có
sự kiện lịch sử gì?
- Hoạt động giao tiếp
hướng tới nội dung gì?
Đề cập đến vấn đề gì?
GV định hướng và chốt
lại.
- Mục đích của giao tiếp
là gì cuộc giao tiếp có
đạt được mục đích hay
không?
Giúp HS chia nhóm,
thảo luận
GV chốt vấn đề
HĐ2: (25 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu
bài: Tổng quan về
VHVN
Hướng dẫn HS đọc
VB2
- Các nhân vật giao tiếp
ở đây là ai? (ai viết?, ai
đọc?). Đặc điểm các
nhân vật đó về lứa tuổi,
vốn sống, trình độ hiểu
biết, nghề nghiệp.
- Hoạt động giao tiếp đó
được tiến hành trong
hoàn cảnh nào? (gợi mở
cho HS về hoàn cảnh có
tổ chức, có kế hoạch giáo
dục của nhà trường hay
là hoàn cảnh giao tiếp
ngẫu nhiên, tự phát hằng
ngày…
- Nội dung giao tiếp
thuộc lĩnh vực nào? Đề
tài gì? Bao gồm những
vấn đề cơ bản nào? Mục
đích giao tiếp?
- HS trao đọc lại VB1 và trả
lời câu hỏi
* HS chia nhóm, trao đổi,
phát biểu
- Học sinh đọc VB2 (SGK)
- HS phát biểu, trao đổi các
câu hỏi.
- Học sinh trả lời
- HS tìm hiểu trả lời
Nguyên kéo 50 vạn quân ồ ạt sang
nước ta.
- Hoạt động giao tiếp đó hướng vào
nội dung: “hoà” hay “đánh”. Nó đề
cập đến vấn đề sống còn của vận
mệnh quốc gia, dân tộc.
Mục đích: Lấy ý kiến của mọi
người, thăm dò lòng dân để quyết tâm
gìn giữ đất nước trong hoàn cảnh lâm
nguy.
- Nhân vật giao tiếp: Người viết SGK
và giáo viên, học sinh THPT. Độ tuổi
65 xuống 15 tuổi. (gồm giáo sư, tiến
sĩ, học sinh lớp 10 THPT)
- Hoàn cảnh giao tiếp được tiến
hành là hoàn cảnh của nền giáo dục
quốc dân trong nhà trường (Hoàn cảnh
có tổ chức giáo dục)
- Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực
văn học về đề tài: “Tổng quan nền văn
học Việt Nam”, cụ thể:
+ Các bộ phận hợp thành của văn
học Việt Nam;
+ Quá trình phát triển của văn học
viết Việt Nam;
+ Con người Việt Nam qua văn
học;
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 5
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Phương tiện giao tiếp
được thể hiện ntn? GV
gợi ý: văn bản dùng
nhiều từ ngữ thuộc
ngành khoa học nào? Có
kết cấu đề mục rõ ràng
với văn bản, thể hiện tính
mạch lạc, chặt chẽ ra
sao?
HĐ3: (10 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
rút ra kết luận, chú ý cụ
thể hoá và mở rộng khái
niệm HĐGT và NTGT.
HĐ4: (3 phút)
Củng cố bài học. Nêu
bài tập cho học sinh
HĐ5: (2 phút)
Hướng dẫn luyện tập và
chuẩn bị bài mới
- HS đọc phần ghi nhớ ở
SGK và tự ghi vào vở.
- HS làm bài tập để củng cố
kiến thức
- Mục đích giao tiếp:
+ Về phía người viết, đã trình bày
một các tổng quan về những vấn đề cơ
bản của văn học Việt Nam;
+ Về phía người đọc, hiểu được
những kiến thức cơ bản của nền văn
học Việt Nam, đồng thời rèn luyện và
nâng cao kỹ năng nhận thức, đánh gía
các hiện tượng văn học, kỹ năng xây
dựng và tạo lập văn bản.
* Ghi nhớ (SGK).
Bài tập: Phân tích các nhân tố giao
tiếp trong HĐGT mua bán giữa người
mua và người bán ở chợ. Yêu cầu
phân tích được các NTGT như sau:
- Nhân vật giao tiếp: Người mua và
bán;
- H/cảnh giao tiếp: Ở chợ, lúc chợ
đang họp;
- Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả
thuận về mặt hàng, chủng loại, số
lượng, giá cả…
- Mục đích giao tiếp: Người mua
mua được hàng, người bán bán được
hàng.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 6
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 4 - Đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu và nắm vững những đặc trưng cơ bản về thể loại và giá trị đích thực của VHDG;
- Nhận biết được thể loại của một tác phẩm VHDG;
- Có thái độ trân trọng những giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân, từ đó hình thành thái
độ và niềm say mê với Văn học nước nhà
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.
2. Phương pháp: Phối hợp các phương pháp thuyết giảng, vấn đáp, quy nạp kết hợp với
gợi tìm, thảo luận nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hai bộ phận hợp thành nền VHVN, những hiểu biết của em về VHDG?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
2. Giới thiệu bài mới:
Từ trước đến nay các em đã có dịp tiếp xúc từ truyện cổ đến ca dao, dân ca, tục ngữ, câu
đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương, tất cả đều là biểu hiện cụ thể của văn học dân gian. Để hiểu
rõ thế nào là những tác phẩm văn học dân gian, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản khái quát văn học
dân gian Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (5 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu
chung văn học dân gian
- Em hiểu thế nào là
VHDG?
- Tại sao VHDG là
nghệ thuật ngôn từ?
- VHDG được lưu hành
bằng con đường nào?
GV định hướng
- HS làm việc với SGK, phát
biểu trao đổi.
- Trên cơ sở liên tưởng học
sinh trả lời
- VHDG là những tác phẩm lưu
truyền trong dân gian.
- Bất cứ một văn nghệ thuật nào cũng
được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn
từ.
- VHDG lưu hành, phát triển bằng
con đường truyền miệng.
HĐ2: (15 phút)
Hướng dẫn HS đọc
SGK và đặt ra các yêu
cầu:
- Đặc trưng nào là cơ
bản nhất của VHDG?
- Hướng dẫn trao đổi về
VHDG từ một số dẫn
chứng như ca dao, truyện
cổ tích.
Giúp HS chia nhóm,
thảo luận.
- Vì sao VHDG là những
tác phẩm nghệ thuật
- HS lần lượt trả lời từng câu
hỏi:
- Nhóm trao đổi, trình bày kết
quả.
I- Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm ngôn từ
truyền miệng (tính truyền miệng)
- VHDG là những tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 7
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
ngôn từ?
- Em hiểu như thế nào
về tính truyền miệng?
GV chốt vấn đề
- Vì sao VH viết có tên
tác giả còn VHDG không
có tên tác giả?
GV nêu vấn đề:
+ Tập thể là ai?
+ Vì sao VHDG là tài
sản chung của tập thể?
- GV nêu dẫn chứng
hoặc cho HS nghe đĩa,
chú ý hướng đến vai trò
phối hợp hoạt động của
VHDG
HĐ3: (15 phút)
Cho HS lần lượt đọc
các phần thể loại, hướng
dẫn các em tìm hiểu từng
thể loại cụ thể.
Hướng dẫn cho HS
bằng các dẫn chứng cho
từng thể loại và gợi ý
cho HS trả lời.
HĐ4: (8 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
những giá trị cơ bản của
VHDG .
GV nêu vấn đề:
+ Tại sao nói VHDG là
kho tri thức?
+ Tính giáo dục của
VHDG được thể hiện
ntn?
+ VHDG có giá trị
nghệ thuật ntn?
* HS chia nhóm, trao đổi,
phát biểu
- HS minh hoạ thêm
HS đọc, ghi nhớ từng thể loại
- HS đọc phần III;
Trao đổi thảo luận những vấn
đề được nêu
- VHDG tồn tại và phát triển bằng
con đường truyền miệng.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của
quá trình sáng tác tập thể: (tính tập
thể)
- Ban đầu do một người sáng tác;
- Trong quá trình lưu truyền bằng
con đường truyền miệng, tác phẩm
VHDG được chỉnh lý, bổ sung để
hoàn thiện và trở thành tài sản chung
của tập thể.
3. Văn học dân gian gắn bó và phục
vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác
nhau trong đời sống cộng đồng. (tính
thực hành)
VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt
động gợi cảm hứng cho những người
trong cuộc. Vì thế nó thường xuyên
gắn bó với cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của VHDG:
VHVN có 3 thời kỳ, 2 thời đại (GV
chứng minh)
1. Thần thoại; 7. Tục ngữ;
2. Sử thi; 8. Câu đố;
3. Truyền thuyết; 9. Ca dao;
4. Cổ tích; 10. Vè;
5. Ngụ ngôn; 11. Truyện thơ;
6. Truyện cười; 12. Chèo.
III. Những giá trị cơ bản của
VHDG
1. VHDG là kho tri thức vô cùng
phong phú về đời sống các dân tộc:
- Tri thức VHDG thuộc đủ mọi lĩnh
vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con
người;
- Tri thức dân gian thể hiện trình độ,
quan điểm nhận thức của dân gian;
- Tri thức dân gian phần lớn là những
kinh nghiệm lâu đời được nhân dân
đúc kết từ thực tiễn.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 8
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
GV nói rõ hơn về việc
học tập trong VHDG.
HĐ5: (2 phút)
Hướng dẫn tổng kết bài
học và luyện tập.
HĐ6: (5 phút)
Dặn dò, chuẩn bị bài
Hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ (tiết 2)
HS lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS theo dõi tổng kết và luyện
tập.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu
sắc về đạo lý làm người
- VHDG giáo dục con người tinh
thần nhân đạo và lạc quan;
- VHDG góp phần hình thành phẩm
chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
3. VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn,
góp phần quan trọng tạo nên bản sắc
riêng cho nền văn học dân tộc: Chắt
lọc, mài giũa qua không gian và thời
gian, những tác phẩm VHDG đã trở
thành những mẫu mực về nghệ thuật
đáng để cho chúng ta học tập
- Đặc trưng cơ bản của VHDG;
- Các thể loại của VHDG và giá trị
của VHDG;
- VHDG có giá trị to lớn về nhận
thức, giáo dục, thẩm mỹ cần được trân
trọng, phát huy. Là một bộ phận
không thể thiếu trong tổng thể nền văn
học dân tộc.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 9
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 5 - Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp theo)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố các khái niệm về hoạt động giao tiếp và các nhân tố của hoạt động giao tiếp;
- Vận dụng lý thuyết vê hoạt động giao tiếp vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ
thể.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học và chuẩn bị thêm các
bài tập ngoài SGK.
2. Phương pháp: Thực hành, trao đổi, thảo luận nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày những điều ghi nhớ ở bài học trước
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
2. Giới thiệu bài mới:
Để hiểu rõ hơn các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, đồng thời vận dụng lý thuyết về
hoạt động giao tiếp vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ thể. Hôm nay chúng ta cùng đi
vào tiết 2, Phần luyện tập.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (10 phút)
Hướng dẫn HS làm bài
tập 1, lưu ý bài tập này
thiên về hình thức mang
màu sắc văn chương.
Chú ý nội dung, đối
tượng khác nhau.
- Nhân vật giao tiếp ở
đây là những người ntn?
- Hoạt động giao tiếp
diễn ra trong hoàn cảnh
nào?
- Cách nói ấy của nhân
vật anh có phù hợp với
nội dung và mục đích
giao tiếp không? GV
định hướng
- Em có nhận xét gì về
cách nói đó của chàng
trai?.
HĐ2: (10 phút)
Hướng dẫn HS làm bài
tập 2.
- HS làm việc với SGK, phát
biểu trao đổi từng phần ở bài
tập 1.
- Phân tích các nhân tố giao
tiếp thể hiện trong câu ca dao
“Đêm trăng anh mới hỏi
nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên
chăng”
- Trên cơ sở liên tưởng học
sinh trả lời
HS đọc,
Trao đổi theo từng phần của
SGK.
II. Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Nhân vật giao tiếp là chàng trai và
cô gái ở lứa tuổi yêu đương (anh –
nàng)
- Đêm trăng sáng và thanh vắng.
Hoàn cảnh ấy mới phù hợp với câu
chuyện tình của những đôi lứa yêu
nhau.
- Cách nói của nhân vật anh rất phù
hợp với hoàn cảnh và mục đích giao
tiếp. Đêm sáng trăng lại thanh vắng,
đang ở lứa tuổi trưởng thành, họ bàn
chuyện kết duyên với nhau là phù hợp.
- Cách nói rất phù hợp với nội dung
và mục đích giao tiếp, cách nói mang
màu sắc văn chương.
* Bài tập 2:
- Trong cuộc giao tiếp giữa A cổ và
ông, các nhân vật giao tiếp đã thực
hiện hành động giao tiếp cụ thể là:
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 10
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Trong cuộc giao tiếp
trên đây, các nhân vật đã
thực hiện bằng ngôn
ngữ, những hành động
nói cụ thể nào? Nhằm
mục đích gì?
- Trong lời ông già cả 3
câu đều có hình thức câu
hỏi, nhưng cả 3 câu đều
dùng để hỏi hay không?
- Giúp HS chia nhóm,
thảo luận.
HĐ3: (10 phút)
Hướng dẫn HS làm bài
tập 3.
- Đọc văn bản,
- Khai thác các câu hỏi.
HXH giao tiếp với
người đọc về vấn đề gì?
Nhằm mục đích gì? bằng
phương tiện từ ngữ, hình
ảnh ntn?
HĐ4: (10 phút)
Hướng dẫn HS viết
thông báo;
- GV đọc 1 vài thông
báo của HS,
- Gợi ý HS làm bài tập
5
HĐ5: (5 phút)
Dặn dò, chuẩn bị bài
mới tiếng Việt Văn bản.
- HS lần lượt trả lời từng câu
hỏi:
- Nhóm trao đổi, trình bày kết
quả.
* HS trao đổi theo từng phần,
phát biểu (chú ý các gợi ý)
HS minh hoạ thêm
- HS thực hành việc tạo lập
thông báo,
- HS rút kinh nghiệm,
- HS tiếp tục làm bài tập,
- HS ghi bài tập và tiến hành
luyện tập
+ Chào (Cháu chào ông ạ!)
+ Chào đáp lại (A cổ hả?)
+ Khen (lớn tướng rồi nhỉ)
+ Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên
cho ông không?)
+ Trả lời (thưa ông, có ạ!)
- Cả 3 câu của ông già chỉ có một câu
hỏi “Bố cháu có gửi pin đài lên cho
ông không?”. Các câu còn lại để chào
và khen.
- Lời nói của 2 nhân vật giao tiếp bộc
lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ
thái độ kính mến qua các từ thưa, ạ;
còn ông là tình cảm quý yêu, trìu mến
đối với cháu.
* Bài tập 3:
Bài thơ Bánh trôi nước thực hiện
hoạt động giao tiếp giữa HXH với
người đọc.
- Nữ sĩ HXH đã miêu tả, giới thiệu
bánh trôi nước với mọi người. Nhưng
mục đích chính là giới thiệu thân phận
nổi chìm của mình. Con người có hình
thể đầy quyến rũ lại có số phận bất
hạnh, đồng thời khẳng định phẩm chất
trong sáng nói chung của người phụ
nữ và của bản thân.
- Người đọc căn cứ vào các phương
tiện ngôn ngữ như các từ trắng, tròn
(nói về vẻ đẹp), thành ngữ bảy nổi ba
chìm (nói về sự lận đận), tấm lòng son
(phẩm chất), đồng thời liên hệ với
cuộc đời tác giả (người nói) - một
người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận
đường tình duyên để hiểu và cảm bài
thơ.
Gợi ý bài tập 5: Nhân vật, tình
huống, nội dung, mục đích. Nhận xét
từng vấn đề
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 11
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 6 - Tiếng Việt
VĂN BẢN
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản;
- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.
2. Phương pháp: Thực hành, trao đổi, thảo luận nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày các bài luyện tập ở SGK về Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ;
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
2. Giới thiệu bài mới:
Cho 2 đoạn văn (ngữ liệu ), hỏi HS đây có phải là văn bản không để dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (17 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
khái niệm, đặc điểm.
- Văn bản là gì? (gọi HS
lần lượt đọc các văn bản)
- Mỗi văn bản được
người nói tạo ra trong hoạt
động nào? Để đáp ứng nhu
cầu gì? Số câu (dung
lượng) ở mỗi văn bản ntn?
- GV định hướng
- Mỗi văn bản đề cập tới
vấn đề gì? Vấn đề đó có
được triển khai nhất quán
trong từng văn bản không?
HĐ2: (5 phút)
Hướng dẫn HS khái quát
phần lý thuyết.
- Từ nội dung trả lời các
câu hỏi, GV khái quát lại
từng vấn đề và nêu lên
từng đặc điểm cụ thể của
văn bản;
- GV giải thích rõ hơn
phần ghi nhớ.
- HS làm việc với SGK, phát
biểu trao đổi.
- Đọc ngữ liệu (3HS)
- Trao đổi những vấn đề
được nêu ra ở SGK
HS ghi nhớ phần khái quát
của SGK.
I- Văn bản là gì?
1. Khái niệm và đặc điểm của
văn bản:
- Là sản phẩm được tạo ra trong hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ và
thường có nhiều câu.
- Câu 1: Nêu lên hoạt động giao tiếp
tạo lập văn bản trong quá trình giao
tiếp bằng ngôn ngữ; văn bản có thể
bao gồm 1 câu, nhiều câu bằng thơ
hay văn xuôi.
- Câu 2: Về nội dung giao tiếp;
- Câu 3:
+ VB1 đề cập đến knh nghiệm sống,
+ VB2 số phận người phụ nữ trong
xã hội cũ,
+ VB3 kêu gọi toàn quốc kháng
chiến.
- Câu 4: Dấu hiệu hình thức riêng
của phần mở đầu và kết thúc;
- Câu 5: Mục đích của phần tạo lập
văn bản
2. Ghi nhớ (SGK)
II. Các loại văn bản:
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 12
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ3 (18 phút)
Hướng dẫn HS các văn
bản 1, 2 với văn bản 3; văn
bản 2, 3 với 1 bài học
SGK, một đơn xin nghỉ
học;
Hướng dẫn HS đi đến
nhận định.
Hướng dẫn HS so sánh
trên 4 phương iện:
- Phạm vi sử dụng,
- Mục đích giao tiếp,
- Từ ngữ,
- Kết cấu.
Hướng dẫn HS đưa ra các
kết luận.
- HS tiến hành so sánh và
trao đổi;
HS nêu ra nhận định về văn
bản 1, 2 và văn bản 3;
HS tiến hành so sánh và rút
ra nhận xét.
HS biết rút ra những kết
luận.
1. So sánh các văn bản
* Văn bản 1, 2 với văn bản 3:
- Văn bản 1, đề cập đến kinh
nghiệm sống;
- Văn bản 2, thân phận người phụ
nữ;
- Văn bản 3, vấn đề chính trị.
Nhận xét:
Từ ngữ: VB 1, 2 dùng các từ ngữ
thông thường; VB 3 dùng nhiều từ
ngữ chính trị - xã hội.
VB1, 2 trình bày nội dung thông
qua những hình ảnh cụ thể, do đó có
tính hình tượng, VB 3 dùng lý lẽ và
lập luận.
* Văn bản 2, 3 với bài học trong
SGK là một đơn xin phép
* Phạm vi sử dụng:
- VB2: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp
có tính nghệ thuật;
- VB3: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp
có tính chính trị;
- Các bài trong SGK có tính khoa
học;
- Đơn xin phép có tính hành chính
* Mục đích giao tiếp:
- VB2: Bộc lộ cảm xúc;
- VB3: Kêu gọi kháng chiến;
- Các bài trong SGK: Nhằm truyền
thụ kiến thức;
- Đơn xin phép: Trình bày ý kiến,
nguyện vọng của cá nhân và tổ chức
hành chính.
* Từ ngữ:
- VB2: Từ ngữ thông thường và giàu
hình ảnh;
- VB3: Mang tính chính trị;
- VB trong SGK: Ngôn ngữ mang
tính khoa học;
- Đơn xin phép: Mang tính hành
chính;
* Kết cấu:
- VB2: Ca dao, thơ lục bát;
- VB3: 3 phần rõ rệt, mạch lạc;
- VB SGK: Kết cấu mạch lạc, chặt
chẽ;
- Đơn xin phép có tính khuôn mẫu.
2. Ghi nhớ (SGK)
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 13
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ4 (5 phút)
Hướng dẫn HS phân biệt
các loại văn bản
HS ghi nhớ - Chuẩn bị phần luyện tập;
- Kiểm tra đầu năm.
HĐ5: (10 phút)
Hướng dẫn HS làm bài
tập 3.
-Hướng dẫn tổng kết,
luyện tập, dặn dò,
- Thông báo nội dung
kiểm tra (Bài làm văn số 1)
- HS tổng kết bài học theo
định hướng.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 14
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 7 - Làm văn
BÀI LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm và văn nghị luận;
- Vận dụng được những hiểu biết để làm tốt một bài iết nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân
về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế;
- Thấy rõ trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết để
các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Đề kiểm tra
2. Phương pháp: HS làm bài
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Giới thiệu bài mới: Không
3. Ghi đề lên bảng (hoặc phát đề)
4. Đề bài: Hãy phát biểu cảm tưởng của em về những buổi học đầu tiên ở trường THPT
chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5. Yêu cầu và hướng dẫn chấm:
a/ Yêu cầu:
* Yêu cầu về nội dung:
- Cảm nghĩ phải chân thành, nêu dược những suy nghĩ rất thực của bản thân về những buổi
học đầu tiên ở một ngôi trường mới mà mình mới nhập học;
- Cần có những suy nghĩ mang tính riêng của từng cá thể về những gì mình mới bắt đầu
tiếp cận, có thể bày tỏ thái độ (đồng tình, ủng hộ hoặc không).
* Yêu cầu về hình thức:
- Phải tạo được một văn bản biểu cảm;
- Có kha năng dùng lý lẽ và dẫn chứng để diễn đạt những ý nghĩ và tình cảm có tính thuyết
phục cao.
b/ Hướng dẫn chấm
- Bài viết có cảm nghĩ chân thành, sâu sắc, có thể hiện nét riêng, có cảm xúc tạo hấp dẫn,
kết cấu bài làm chặt chẽ (8 – 10 điểm);
- Cảm nghĩ chân thành nhưng chưa thật sâu sắc, có suy nghĩ, bài làm có kết cấu tương đối
chặt chẽ, còn mắc một vài lỗi thông thường (6 – 7 điểm);
- Cảm nghĩ còn chung chung, chưa sâu; kết cấu bài làm tương đối được, mắc nhiều lỗi
thông thường (4- 5 điểm);
- Mắc nhiều lỗi chính tả, thiếu cảm xúc, bài viết sơ sài (các thang điểm còn lại, tuỳ bài làm
cụ thể mà vận dụng theo từng thang điểm)
6. Coi kiểm tra:
7. Thu bài, dặn dò: Chuẩn bị bài “Chiến thắng Mtao Mxây’.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 15
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 8, 9 - Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi; nghệ thuật miêu
tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng;
- Qua đoạn trích nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có thể có được trong
cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho mọi nười (ý thức cộng đồng).
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học và chuẩn bị thêm các
bài tập ngoài SGK.
2. Phương pháp: Thực hành, trao đổi, thảo luận nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày những giá trị cơ bản của VHDG?
- Em hiểu gì về sử thi dân gian.
2. Giới thiệu bài mới:
Tuần trước các em đã học bài Khái quát về Văn học dân gian, hôm nay các em sẽ có dịp
tìm hiểu một trong các thể loại VHDG tiêu biểu – đó là sử thi, chúng ta đi vào bài mới .
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (8 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung
- Đọc tiểu dẫn và cho biết
sử thi Đăm Săn thuộc loại
sử thi gì? Nhân vật trung
tâm trong tác phẩm là ai?
Em có nhận xét gì về nhân
vật ấy?
- Dựa vào đoạn trích hãy
phân chia bố cục.
HĐ2: (15 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
cuộc chiến giữa Đăm Săn
và Mtao Mxây.
Nhận xét về những lời đối
thoại khiêu chiến giữa
Đăm Săn và Mtao Mxây.
Từ đó phân tích và so sánh
sự khác biệt của 2 nhân vật
về phẩm cách và tài năng.
- HS đọc tiểu dẫn ở SGK và
trả lời các câu hỏi.
HS đọc,
Trao đổi theo từng phần
của SGK.
HS thảo luận, đưa ra nhận
xét và chứng minh những
nhận xét của mình.
I. Tiểu dẫn:
1. Sơ lược về sử thi Đăm Săn
- Thuộc thê loại sử thi anh hùng của
dân tộc Ê đê,
- Nhân vật trung tâm là anh hùng
Đăm Săn, “chàng là tù trưởng của
các tù trưởng”
2. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Cảnh giao chiến giữa 2 tù
trưởng;
- Phần 2: Cảnh chiến thắng.
II. Đọc văn:
1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và
Mtao Mxây
a/ Đăm Săn khiêu chiến
- Mtao Mxây: Nói lời lẽ chọc tức
Đăm Săn nhưng lại hèn nhác;
- Đăm Săn thách đấu quyết liệt, bình
tĩnh thản nhiên, tỏ rõ tinh thần thượng
võ.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 16
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ3: (15phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
cuộc đối thoại giữa Đăm
Săn và dân làng.
+ Số lần đối – đáp? GV
nói thêm về con số 3 - biểu
tượng cho số nhiều.
+ Mỗi lần đối đáp có
khác nhau? Ý nghĩa?
+ Kết quả của cuộc đối
thoại? Ý nghĩa?
HS trao đổi, kết hợp đọc
SGK để phát biểu
b/ Đăm Săn giao chiến:
- Mtao Mxây: múa khiên trước, tỏ ra
kém cỏi, nói những lời huyên hoang,
nhưng cuối cùng lại hoảng hốt trốn
chạy rồi bị Đăm Săn đâm chết.
- Đăm Săn: Nhường đối thủ múa
khiên trước, tỏ ra tài giỏi hơn hẳn về
tài năng và trí lực. Được thần linh giúp
sức và chiến thắng kẻ thù.
⇒ so sánh giữa 2 tù trưởng:
- Mtao Mxây nhân cách kém cỏi;
- Đăm Săn phong thái đường hoàng,
tài năng vượt trội.
* Tiểu kết: Bằng bút pháp nghệ thuật
so sánh, phóng đại, cuộc chiến được
miêu tả với khí thế dữ dội, hào hùng.
Ở đó, tù trưởng Đăm Săn hiện lên với
vẻ đẹp rực rỡ, mang khí chất anh
hùng.
2. Cuôc đối thoại giữa Đăm
Săn và dân làng
- Số lần đối đáp: 3 lần - số nhiều. Hỏi
đáp diễn ra nhanh nhưng cho ta thấy
lòng mến phục, thái độ hưởng ứng
tuyệt đối của mọi người.
- Mỗi lần đối – đáp có khác nhau,
nét riêng về đặc điểm của sử thi, thể
hiện ý nghĩa khẳng định lòng trung
thành của nô lệ đối với Đăm Săn.
- Ý nghĩa của cuộc đối thoại:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ
giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân
với quyền lợi khát vọng của cộng
đồng.
+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân
thủ của tập thể cộng đồng đối với cá
nhân anh hùng → ý chí thống nhất
cộng đồng;
+ Người anh hùng đựơc suy tôn.
HĐ4 (20 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
cảnh ăn mừng chiến thắng,
tự hào về người anh hùng
của mình (cho HS đọc từ
“Đoàn người đông như
bày càtong” đến hết).
- Tìm những chi tiết thể
hiện sự giàu có, uy lực và
danh tiếng của Đăm Săn.
- HS lần lượt trả lời từng
câu hỏi:
- Nhóm trao đổi, trình bày
kết quả.
II. Cảnh ăn mừng chiến thắng:
1. Thể hiện sự giàu có và uy lực
của Đăm Săn
- Ruợu 7 ché, trâu 7 con, lợn thiến 7
con → Thể hiện sự giàu có của Đăm
Săn.
- Những tiếng chiêng âm vang khắp
cả núi rừng… → Thể hiện uy lực ủa
Đăm Săn;
- Sân nhà đông nghịt khách, tôi tớ
chật ních cả nhà, các tù trưởng khác
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 17
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ5: (20 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
về Thủ pháp nghệ thuật
nào được sử dụng trong
toàn bộ tác phẩm?
HĐ6: (5 phút)
Dặn dò, chuẩn bị bài mới
“Văn bản”.
* HS trao đổi theo từng
phần, phát biểu (chú ý các
gợi ý) nêu lên những hình
ảnh cụ thể về biện pháp tu
từ;
* Nhận xét về các biện
pháp
HS tổng kết theo dàn ý bài
học
đều đến…→ Thể hiện danh tiếng của
Đăm Săn.
2. Vài nét về thủ pháp nghệ
thuật:
- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình
ảnh, giàu nhịp điệu;
- Bằng sự đan xen các thủ pháp nghệ
thuật: so sánh, phóng đại, kết cấu
trùng điệp.
- Nổi bật nhất là các biện pháp so
sánh:
+ So sánh tương đồng;
+ So sánh tăng cấp;
+ So sánh tương phản
Khi so sánh bao giờ cũng tả tài của
địch trước, tài của anh hùng sau → đề
cao anh hùng bằng lối so sánh đòn
bẩy.
- Các hình ảnh, sự vật được đem ra
làm chuẩn trong so sánh đều lấy từ thế
giới thiên nhiên, từ vũ trụ. Dùng vũ trụ
để đo kích cở nhân vật anh hùng là
một cách phóng đại để đề cao anh
hùng → Nét độc đáo trong phong cách
nghệ thuật của sử thi.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 18
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 10 - Tiếng Việt
VĂN BẢN (tiếp theo)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Rèn luyện để nâng cao kỹ năng thực hành phân tích văn bản;
- Tạo được các văn bản theo đúng mục đích giao tiếp.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.
2. Phương pháp: Nêu vấn đề, luyện tập, tạo lập văn bản …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày các đặc điểm của văn bản;
- Cho 2 văn bản thuộc 2 phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau, HS phân biêt.
2. Giới thiệu bài mới:
Trên cơ sở lý thuyết văn bản, chúng ta hãy thực hiện các bài luyện tập nhằm qua đó rèn
luyện kỹ năng thực hành phân tích văn bản, đồng thời góp phần tạo được các văn bản theo đúng
mục đích giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (8 phút)
Hướng dẫn HS làm bài
tập 1.
Gọi HS đọc đoạn văn
trong SGK và trả lời câu
hỏi:
- Đoạn văn có một chủ đề
thống nhất ntn?
- Các câu trong đoạn có
quan hệ với nhau ntn để
phát triển chủ đề chung?
- Đọc xong Đoạn văn ta
thấy ý chung của đoạn đã
được triển khai rõ chưa?
- GV định hướng.
- Đặt tiêu đề cho đoạn
văn.
- HS làm việc với SGK,
phát biểu trao đổi.
- Đọc ngữ liệu
- Trao đổi những vấn đề
được nêu ra ở SGK
- HS suy nghĩ và chọn tiêu
đề cho đoạn văn.
* Bài tập 1:
- Đoạn văn có một chủ đề thống
nhất, câu chốt đứng ở đầu câu. Câu
chốt (câu chủ đề) được làm rõ bằng
các câu tiếp theo: Giữa cơ thể và môi
trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
+ Môi trường có ảnh hưởng tới mọi
đặc tính của cơ thể.
+ So sánh các lá mọc trong các môi
trường khác nhau,
+ Cùng đậu Hà Lan,
+ Lá cây mây,
+ Lá cơ thể biến thành gai ở cây
xương rồng thuộc miền khô ráo.
+ Dày lên như cây lá bỏng.
- Hai câu: Môi trường có ảnh hưởng
tới đặc tính của cơ thể so sánh lá mọc
trong môi trường khác nhau là 2 câu
thuộc 2 luận cứ. 4 câu sau là luận
chứng làm rõ luận cứ vào luận điểm
(câu chủ đề).
- Ý chung của đoạn (câu chốt → câu
chủ đề → luận điểm) đã được triển
khai rất rõ ràng.
- Môi trường và cơ thể.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 19
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ2: (7 phút)
Hướng dẫn HS viết đơn
xin phép nghỉ học là thực
hiện một văn bản. Hãy xác
định.
- Đơn gửi cho ai? Người
viết ở cương vị nào?
- Mục đích viết đơn?
- Nội dung cơ bản của
đơn là gì?
HĐ3 (8 phút)
Hướng dẫn HS sắp các
câu thành văn bản mạch
lạc và đặt cho nó một tiêu
đề phù hợp. Đoạn văn gồm
5 câu được đánh dấu theo
a, b, c, d, e.
HĐ4 (7 phút)
Hướng dẫn HS viết một
số câu nối tiếp câu văn cho
trước sao cho có nội dung
thống nhất trọn vẹn rồi đặt
tiêu đề chung cho nó.
HĐ5: (10 phút)
Hướng dẫn HS củng cố
nâng cao.
- Dặn dò chuẩn bị bài
“Truyện ADV và Mỵ
Châu - Trọng Thuỷ”.
- HS thảo luân, trao đổi và
phát biểu;
- HS thảo luận, trao đổi và
phát biểu ý kiến
- HS tiến hành nhận định và
rút ra nhận xét.
HS biết rút ra những kết
luận và đặt tiêu đề.
* Bài tập 2:
- Đơn gửi cho thầy, cô giáo đặc biệt
là cô, thầy chủ nhiệm. Người viết là
học trò;
- Xin phép được nghỉ học;
- Nêu rõ họ tên, quê quán, lý do xin
nghỉ, thời gian nghỉ và hứa thực hiện
chép bài, làm bài đầy đủ khi đi học trở
lại.
* Bài tập 3:
- Sắp như sau: a-c-e-b-d;
- Tiêu đề: Bài thơ Việt Bắc (tuỳ các
em có thể đặt thêm các tiêu đề khác
nhau)
* Bài tập 4:
- Môi trường sống của loài người
hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm
trọng.
+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt,
phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân
gây ra lụt, lở, hạn hán kéo dài;
+ Các sông, suối, nguồn nước ngày
càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm do các
chất thải của các khu công nghiệp, của
các nhà máy;
+ Các chất thải nhất là bao nilông
vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy
hoạch xử lý hằng ngày;
+ Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử
dụng không theo quy hoạch.
Tất cả đã đến mức báo động về môi
trường sống của loài người.
- Tiêu đề: Môi trường sống kêu cứu.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 20
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 11, 12 - Đọc văn
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỴ CHÂU - TRỌNG THỦY
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể:
Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận
của người đời sau;
- Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh
giác với kẻ thù xâm lược, cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh
phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học và chuẩn bị thêm các
bài tập ngoài SGK.
2. Phương pháp: Nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận nhóm, thuyết giảng …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặc trưng của thể loại truyền thuyết?
- Tóm tắt truyền thuyết ADV theo cách nghĩ của em.
2. Giới thiệu bài mới:
Văn học dân gian là một bộ phận văn học vô cùng phong phú tham gia cấu thành nền văn
học Việt Nam. Sự phong phú của nó trước hết thể hiện ở sự đa dạng về thể loại. Các em vừa tìm
hiểu thể loại sử thi ở tiết học trước, hôm nay chúng ta sẽ tiếp cận một thể loại đặc sắc khác -
Truyền thuyết qua văn bản truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (10 phút)
Hướng dẫn HS đọc và tìm
hiểu Tiểu dẫn
- Đọc tiểu dẫn và cho biết
khái niệm truyền thuyết?
Xuất xứ truyền thuyết
ADV và nội dung phản
ánh của truyện
- Dựa vào đoạn trích hãy
phân chia bố cục.
- HS đọc tiểu dẫn ở SGK và
trả lời các câu hỏi.
- HS đọc, trao đổi theo từng
phần của SGK.
- HS tự tóm tắt
I. Tiểu dẫn:
1. Khái niệm: Truyền thuyết là
một thể loại truyện dân gian thường kể
về sự kiện và nhân vật lịch sử
2. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong
Lĩnh Nam Chích Quái - một bộ sưu
tập truyện dân gian ra đời vào thế kỷ
XV.
b/ Nội dung: Phản ánh công cuộc
dựng nước và giữ nước của nhân dân
Âu Lạc.
c/ Bố cục: 2 phần
- Phần 1: “Từ đầu… xin hoà”
ADV xây thành, làm nỏ và chiến
thắng giặc lần thứ Nhất.
- Phần 2: Phần còn lại
ADV và Mỵ Châu mất cảnh giác dẫn
đến bi kịch mất nước.
d/ Tóm tắt: (Dựa theo bố cục)
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 21
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ2: (10 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
nội dung.
- Quá trình xây thành của
ADV được miêu tả ntn?
Xây thành xong, ADV đã
nói gì với Rùa vàng? Em
có suy nghĩ gì về chi tiết
này?
- Các chi tiết kỳ ảo, hoang
đường có ý nghĩa ntn?
HĐ3 (20 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
nội dung thứ 2 – Bi kịch
mất nước.
- Sự mất cảnh giác của
ADV thể hiện ntn?
Em có suy nghĩ gì về sự
mất cảnh giác đó?
- Thái độ của tác giả dân
gian thể hiện ntn trước bi
kịch nhà tan nước mất?
- ADV theo Rùa vàng về
thuỷ phủ. Em có suy nghĩ
gì về chi tiết này.
HS thảo luận, đưa ra nhận
xét và chứng minh bằng
những dẫn chứng của mình.
HS tiếp tục thảo luận nhóm
để trình bày ý kiến.
HS thảo luận để tìm ra cách
trả lời phù hợp.
Đây là sự thể hiện rõ thái
độ, tình cảm của nhân dân
(tác giả dân gian) đối với
nhà vua, nhà vua người cầm
đầu đất nước đã đứng lên
quyền lợi của dân tộc thẳng
tay trừng trị kẻ có tội dù đó
là đứa con lá ngọc cành
vàng.
II. Đọc văn:
1. ADV xây thành chế nỏ và bảo
vệ đất nước
Quá trình xây thành, chế nỏ của
ADV được miêu tả:
- Thành đắp tới đâu lại lở tới đó;
- Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch
(trai giới) để cầu đảo bách thần;
- Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh
Giang tức Rùa vàng giúp nhà vua xây
thành trong “nửa tháng thì xong”.
⇒ Quyết tâm xây thành giữ nước
(nhiều lần thất bại nhưng không nản
lòng).
- Nhờ Rùa vàng giúp cách đề phòng
giặc, nhà vua chế được nỏ thần rất linh
nghiệm. Từ đó đã đánh thắng được
Triệu Đà
- Ý nghĩa của các chi tiết hoang
đường, kỳ ảo:
+ Thần linh giúp ADV vì việc làm
của ADV chính nghĩa, hợp ý trời và
lòng dân;
+ Nỏ thần là vũ khí công hiệu, là
yếu tố quan trọng góp phần giữ vững
đất nước.
2. Bi kịch mất nước
a/ Sự mất cảnh giác của ADV:
- Không nghi ngờ kẻ địch qua kế
sách cầu hoà;
- Gã con gái cho con trai Đà;
- Chủ quan, ỷ lại khi giặc đến, không
đề phòng;
- Nỏ không còn công hiệu, ADV thua
trận, bỏ chạy;
- Rùa vàng kết tội Mỵ Châu, ADV
giết con, nước Âu Lạc rơi vào tay
giặc.
⇒ Đây là sự lựa chọn một cách
quyết liệt giữa một bên là nghĩa nước,
một bên là tình nhà. ADV đã đặt cái
chung lên trên cái riêng
Người có công dựng nước và trong
giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước
trên tình nhà. Vì vậy trong lòng nhân
dân, ADV không chết, cầm sừng tê 7
tấc theo Rùa vàng rẽ nước về thuỷ phủ
bước vào thế giới vĩnh cửu của thần
linh.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 22
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hướng dẫn HS tìm hiểu
và so sánh hình ảnh ADV
theo Rùa vàng về thuỷ
phủ với hình ảnh Thánh
Gióng về trời em thấy thế
nào?
HĐ4 (20 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
về nhân vật Mỵ Châu
- Chi tiết Mỵ Châu lén
đưa cho Trọng Thuỷ xem
nỏ thần. Chi tiết này được
đánh giá ntn?
- Ý kiến của em về 2 cách
đánh giá Mỵ Châu ở câu
hỏi số 2 SGK?
- GV định hướng
- Theo em ý kiến nào là
đúng? Hãy đưa ra ý kiến
riêng của mình.
HS tìm hiểu và trao đổi để
thấy được so với hình ảnh
Thánh Gióng về trời thì
ADV không rực rỡ, hoành
tráng bằng. Bởi lẽ ADV đã
để mất nước. Một người ta
phải ngước mắt lên mới nhìn
thấy, một người phải cúi
xuống thăm thẳm mới nhìn
thấy. Đây cũng là thái độ của
tác giả dân gian dành riêng
cho mỗi nhân vật.
HS thảo luận theo nhóm (có
thể nhiều ý kiến khác nhau)
b/ Mỵ Châu:
- Sai lầm của Mỵ Châu: tiết lộ bí mật
nỏ thần và để Trọng Thuỷ đánh tráo
nỏ thần.
- Chi tiết này có 2 cách đánh giá:
+ Một là Mỵ Châu nặng về tình cảm
vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ, trách
nhiệm với tổ quốc;
+ Hai là làm theo ý chồng là hợp với
đạo lý.
→ Ý kiến Một là đúng. Nỏ thần là
tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mỵ
Châu đã vi phạm vào nguyên tắc của
bề tôi đối với vua cha, với đất nước.
Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Tội
chém đầu là phải, không oan ức gì.
Song, nhân dân ta cũng đã thấu hiểu
rằng Mỵ Châu mắc tội không do chủ ý
mà chỉ do vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ,
điều này vừa thể hiện thái độ nghiêm
khắc cùng với bài học muốn truyền lại
cho trai – gái nước Việt muôn đời sau
trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa nhà với nước, giữa riêng với
chung.
HĐ5 (20 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
về nhân vật Trọng Thuỷ;
- GV đặ vấn đề cho HS
trao đổi, thảo luận về nhân
vật Trọng Thuỷ.
- HS lần lượt trả lời từng
câu hỏi:
c/ Nhân vật Trọng Thuỷ:
Đây là nhân vật phức tạp:
- Trọng Thuỷ với vai trò 1 tên gián
điệp, một bề tôi trung thành với Triệu
Đà - Trọng Thuỷ là kẻ thù;
- Trọng Thuỷ trong vai trò của người
chồng… (ôm xác vợ khóc lóc, thương
nhớ rồi tự tử). Cái chết của Trọng
Thuỷ cho ta thấy sự bế tắc, sự ân hận
muộn màng của y. Dù sao Trọng Thuỷ
cũng chỉ là một nạn nhân của chính
cha đẻ ra mình, bi kịch của Trọng
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 23
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Hướng dẫn thảo luận về
hình ảnh ngọc trai - giếng
nước
HĐ6: (3 phút)
Hướng dẫn HS tổng kết
và Ghi nhớ.
HĐ7: (2 phút)
Dặn dò, chuẩn bị bài mới
“Lập dàn ý bài văn tự
sự”
- Nhóm trao đổi, trình bày
kết quả.
HS tìm hiểu yếu tố lịch sử
và yếu tố thần kỳ trong
truyện, ghi chép phần ghi
nhớ.
Thủy là bi kịch của một nạn nhân của
một âm mưu chính trị mâu thuẩn và bế
tắc trong và sau một cuộc chiến tranh.
- Hình ảnh ngọc trai - giếng nước
không phải chi tiết khẳng định tình
yêu chung thuỷ, vì người dân Âu Lạc
không bao giờ lại sáng tạo nghệ thuật
để ca ngợi những ai đã đưa họ đến bi
kịch mất nước. Hình ảnh ấy quả là
một sáng tạo nghệ thuật đẹp đến mức
hoàn mỹ. Nhưng vẻ đẹp ấy không
thuộc về mối tình Mỵ Châu - Trọng
Thuỷ mà thuộc về thái độ vừa nghiêm
khắc, vừa nhân ái của người dân Âu
Lạc, vẻ đẹp thuộc về cách ứng xử vừa
thấu lý đạt tình đã thành truyền thống
của dân tộc.
* Ghi nhớ (SGK)
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 24
Tổ Văn - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 13 – Làm văn
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự;
- Nắm được kết cấu và cách lập dàn ý bài văn tự sự;
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn
ý trước khi viế một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.
2. Phương pháp: Phối hợp các phương pháp: Nêu vấn đề, quy nạp, trao đổi, thảo luận
nhóm …
C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây
2. Giới thiệu bài mới:
Trước khi nói điều gì, các cụ ngày xưa đã dạy “Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nghĩa là đừng
vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy phải có
dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy vai trò của dàn ý chúng ta
tìm hiểu bài lập dàn ý bài văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3)
HĐ1: (15 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu
phần Hình thành ý
tưởng, dự kiến cốt
truyện.
- GV yêu cầu HS nhắc
lại những hiểu biết về
kiểu bài tự sự.
- Đọc văn bản, yêu cầu
HS tìm hiểu và trả lời
các câu hỏi
- Nhà văn Nguyên Ngọc
nói về việc gì?
- Qua lời kể của
Nguyên Ngọc, em học
tập được điều gi trong
quá trình hình thành ý
tưởng, dự kiến cốt truyện
để chuẩn bị lập dàn ý
cho bài văn tự sự?
- GV định hướng
- HS thực hiện các yêu cầu,
trao đổi, thảo luận, nêu thắc
mắc…
- HS làm việc với SGK, phát
biểu trao đổi.
- HS cần nắm được các dự
kiến tình huống, sự kiện và
nhân vật theo Nguyên Ngọc:
- Chọn nhân vật: Anh Đề -
mang cái tên Tnú rất miền núi;
- Dít đến và là mối tình sau
của Tnú. Như vậy phải có Mai
chị của Dít;
- Cụ già Mết phải có vì là cội
nguồn của bản làng, của Tây
Nguyên mà nhà văn đã thấy
được. Cả thằng bé Heng.
- Về tình huống và sự kiện để
kết nối các nhân vật
+ cái gì, nguyên nhân nào là
bật lên sự kiện nội dung diệt
cả 10 tên ác ôn những năm
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt
truyện:
- Câu 1: Nhà văn Nguyên Ngọc kể về
quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng
tác truyện ngắn “Rừng Xà nu”
- Câu 2: Qua lời kể của nhà văn, có
thể rút ra kinh nghiệm:
+ Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự
cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt
truyện;
+ Tiếp theo là bước lập dàn ý - Dàn
ý gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết
luận.
Giáo án Ngữ văn 10 - Tập 1 Trang 25