Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

GA 9 (2018 2019) mới in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788 KB, 97 trang )

Địa 9

ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tiết 1. Bài 1.
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học này, HS có thể:
1.1. Về kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về
văn hố thể hiện trong ngơn ngữ, trang phục, phong tục, tập qn.
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
1.2. Về kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc.
1.3. Về thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tình u thương, tinh thần tơn trọng và đồn kết dân tộc.
1.4. Góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thơng qua việc phân tích bản đồ các dân tộc
Việt Nam.
+ Giải thích các hiện tượng vì sao đồng bào dân tộc ít người lại có tập qn đốt nương làm
rẫy, ở nhà sàn; tại sao nước ta lại có nhiều dân tộc ít người?
+ Sử dụng các cơng cụ Địa lí: bản đồ tự nhiên châu Á.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thơng tin thơng qua việc HS có
thể liên hệ sự đa dạng các dân tộc mang đến thuận lợi cũng như khó khăn gì trong sự phát
triển đất nước?
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học
+ Giao tiếp và hợp tác


+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Sách giáo khoa, tập bản đồ
- Lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam
- Tư liệu về một số dân tộc Việt Nam
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa
- Át lát địa lí Việt Nam
- Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Hoạt động khởi động:
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Ổn định lớp: (1’)
Gv chia lớp thành 2 nhóm lớn cùng tham gia trị chơi “ai nhanh hơn”.
Thời gian chơi: 3 phút
Nội dung: trong thời gian 3 phút học sinh ghi thật nhanh tên tất cả các dân tộc trên dất nước
Việt Nam mà em biết.
Thể lệ: lớp trưởng lên điều hành kiêm thư kí, mời hai thành viên đại diện hai đội, phát hiệu
lệnh bắt đầu và kết thúc, kiểm tra số đáp án đúng….. tuyên bố người thắng cuộc.
Kết thúc trò chơi, giáo viên là cố vấn, nhận xét, động viên các em. Mời các em mở SGK và
mở Át lát trang dân tộc ra, cô trị chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về các dân tộc ở nước ta trong
bài học ngày hôm nay.
3.2. Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam.

- Thời gian: 18 phút
- Mục tiêu:
+ Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về
văn hố thể hiện trong ngơn ngữ, trang phục, phong tục, tập qn.
+ Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, làm việc cá nhân, tổng hợp kiến thức…
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ.
- Hình thức: Cặp/ nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các cặp 2 học sinh chung 1 bàn tạo thành 1 cặp.
Các cặp trả lời lần lượt các câu hỏi dưới đây trong thời gian 5 phút.
1. Dựa vào Át lát trang dân tộc, cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên ba dân tộc có
số dân nhiều nhất và ba dân tộc có số dân ít nhất?
2. Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
3. Kể tên một số vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước ta là người dân tộc?
4. Người VN sống ở nước ngoài gọi là gì? Vai trị của họ đối với đất nước?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gợi ý trả lời:
2.
- Dệt, thổ cẩm, thêu thùa (Tày, Thái)
- Làm gốm, trồng bông dệt vải (Chăm)
3.
- Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh
- Anh hùng Núp.
4.
- Việt kiều: Đóng góp sức người, sức của cho đất nước đồng thời đây cũng là đối tượng đem
về một số lượng.

Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
- Việt Nam có 54 dân tộc
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Người Việt (Kinh) chiếm đa số (86%).
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hố thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập
quán.
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Bước 5: GV tổng kết và cho HS quan sát hình 1.2 “Lớp học vùng cao” và hình ảnh một số
bài báo có nội dung đóng góp của kiều bào với đất nước, phân tích để làm rõ sự đồn kết
thống nhất của 54 dân tộc, dù có sự khác biệt trong phong tục, tập quán, trình độ phát triển
kinh tế, sống ở trong lãnh thổ hay ngoài nhưng cả 54 dân tộc vẫn đồn kết một lịng trong q
trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Chuyển ý: tại sao có sự khác nhau về ngơn ngữ, phong tục, tập quán, trang phục, cách cư trú,
kiến trúc …. Có thể giải thích lí do chính là vị trí cư trú của các dân tộc khác nhau, nói cách
khác chính là sự phân bố các dân tộc không giống nhau. Vậy các dân tộc ở nước ta phân bố
như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố của các dân tộc.
- Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu: Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, làm việc nhóm, tổng hợp kiến thức, sử dụng bản đồ, Át lát…
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm thảo luận, dựa vào Át lát trang Dân tộc, hoàn thành bảng kiến
thức trong thời gian 5 phút.

- Cá nhân trong nhóm làm việc 2 phút
- Nhóm tổng hợp vào phiếu chung 3 phút
Vùng
Dân tộc
Trung du, đồng bằng, ven biển
Trung du miền núi Bắc Bộ
Trường Sơn và Tây Nguyên
Nam trung bộ và Nam bộ
Nhận xét sự phân bố dân cư
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung. GV
nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
Vùng
Dân tộc
Trung du, đồng bằng, ven biển
- Dân tộc Kinh – Việt
- Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng)
Trung du miền núi Bắc Bộ
- Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng)
- Dao (miền núi <1000m)
- Mông (núi cao)
Trường Sơn và Tây Nguyên
- Ê – đê (Đak lak)
- Gia –rai (Kon Tum)
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9


- Cơ –ho (Lâm Đồng)
Nam trung bộ và Nam bộ
- Chăm, Khơ me
- Người Hoa
Nhận xét sự phâ bố dân cư
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi
và trung du.
Bước 5: GV cho cả lớp cùng trả lời câu hỏi:
1. Nêu sự bất hợp lí trong phân bố dân tộc ở nước ta? Sự bất hợp lí trong phân bố dân tộc gây
ra những khó khăn gì ?
GV: Mở rộng
Bất hợp lí:
- Dân tộc Việt chiếm số lượng lớn nhưng lại sinh sống ở một diện tích nhỏ
- Các dân tộc ít người số lượng ít nhưng lại sinh sống trên một diện tích đất đai rộng lớn.
Khó khăn:
- Lao động phân bố khơng đều.
- Chênh lệch về trình độ và khó khăn trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế.
Hiện nay sự phân bố dân cư nước ta đang có nhiều thay đổi, nhờ cuộc vận động định canh
định cư mà tình trạng di dân tự do đã giảm xuống tạo điều kiện cho Đảng và chính phủ hoạch
định những phương hướng phát triển ở miền núi.
Bước 6: Gv khắc sâu những kiến thức cần nhớ trong bài.
- Dân tộc Việt (Kinh): Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển.
- Các dân tộc ít người: Chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút)
- Phát phiếu bài tập trắc nghiệm.
4.3. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút)
- Hướng dẫn làm bài tập về nhà.
PHIẾU BÀI TẬP
Khoanh tròn vào một ý trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
1. Việt Nam có

A. 60 dân tộc.
B. 54 dân tộc.
C. 53 dân tộc.
D. 52 dân tộc.
2. Dân tộc có số dân đông nhất là
A. Tày.
B. Kinh (Việt).
C. Chăm.
D. Mường.
3. Trong 54 dân tộc, chiếm số lượng lớn nhất chỉ sau dân tộc kinh lần lượt theo thứ tự là
A. Mường, Khơme.
B. Tày, Thái.
C. Thái, Hoa.
D. Mông, Nùng.
4. Người Việt sinh sống chủ yếu ở
A. vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.
B. vùng trung du, đồng bằng và đồng bằng duyên hải.
C. vùng duyên hải.
D. vùng đồi trung du và đồng bằng.
5. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong

Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

A. tập quán và truyền thống sản xuất.
B. địa bàn cư trú.
C. ngôn ngữ, trang phục và phong tục tập quán.
D. tổ chức xã hội.

6. Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người ở
A. trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. khu vực Trường Sơn – Nam Trung Bộ.
C. miền núi và cao nguyên.
D. Tây Nguyên
7. Ba dân tộc ít người sống ở các vùng đồng bằng là
A. Chăm, Hoa, Kinh.
B. Hoa, Khơme, Thái.
C. Thái, Chăm, Tày.
D. Chăm, Hoa, Khơme.
Đáp án:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
B
B
B
B
C
C
D
5. Dặn dò:(1’)
- Học bài
- Chuẩn bị bài sau

Tiết 2. Bài 2

DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS có thể:
1.1. Về kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả.
1.2. Về kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ dân số Việt Nam.
- Phân tích và so sánh bảng cơ cấu dân số nước ta các năm 1989 và 1999.
1.3. Về thái độ:
- GD ý thức về sự cần thiết phải có quy mơ gia đình hợp lí.
1.4. Góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc phân tích bảng tỉ lệ gia tăng
tự nhiên của dân số ở các vùng.
+ Giải thích các hiện tượng như tỉ lệ nam và nữ chênh lệch, tỉ lệ sinh ở đồng bằng miền núi,
thành thị và nông thôn khác nhau, sự giảm mạnh của gia tăng tự nhiên?
+ Sử dụng các cơng cụ Địa lí: bảng số liệu, biểu đồ.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin thông qua việc HS có
thể liên hệ đến dân số và gia tăng dân số ở địa phương, khu vực em đang sống.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học
+ Giao tiếp và hợp tác
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

2.1. Chuẩn bị của GV:

- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta
- Tháp dân số qua các giai đoạn đến nay
- Tư liệu và tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số và ảnh hường của nó đến mơi trường và
cuộc sống.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa
- Át lát địa lí Việt Nam
- Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Hoạt động khởi động: (4’)
- Ổn định lớp: (1’)
- GV hỏi:
Em có biết số dân ở nước ta hiện nay là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới? Tốc độ tăng
dân số như thế nào? Cơ cấu dân số cũng như phân bố dân cư có ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế xã hội ra sao? Giáo viên ghi lại những ý kiến của học sinh ở góc bảng.
Để biết những suy nghĩ của các em là đúng hay sai, bài ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời
những câu hỏi này. Mời các em mở sách vở vào bài!
3.2. Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu số dân ở Việt Nam
- Thời gian: 5 phút.
- Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm của số dân nước ta.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ bảng số liệu…
- Phương pháp: đàm thoại.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Dựa vào: Bảng số liệu về số dân của VN qua các năm
Năm
1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2009 2014 2015
Tiêu chí

Số dân
(triệu
23,8 30,2 34,9 41,1 49,2 52,7 64,4 76,3 86,0 90,7 91,7
người)
Tỉ lệ gia
tăng dân số
1,10 3,93 2,93 3,24 3,00 2,16 2,10 1,43 1,08 1,03 1,08
tự
nhiên(%)
* (Tính đến 0h ngày 1-4-2019, dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, trở thành quốc gia đông
dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines)
Nhận xét về số dân của nước ta qua các năm? Những thuận lợi và khó khăn từ dân số đối với
sự phát triển kinh tế?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: GV cho hs trả lời câu hỏi, các hs khác nhận xét, GV chốt.
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

Gợi ý trả lời:
VN là một nước đông dân. Diện tích của VN đứng thứ 58/194 nước nhưng lại đứng thứ 14 về
dân số. Năm 2018 dân số VN đứng thứ 3 trong khu vực ĐNA sau In-đô-nê-xi-a (263.5 triệu
người) và Phi-lip-pin (103.8 triệu người).
Số dân đó đem lại những thuận lợi và gây ra những khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế:
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:

+ Sức ép về việc làm.
+ Ảnh hưởng đến môi trường.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bước 4: Gv khắc sâu những kiến thức cần nhớ trong bài.
- VN là nước đông dân: 96,2 triệu người (1/4/2009)
- Dân số nước ta đứng thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong Đơng Nam Á.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số
- Thời gian: 13 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm của dân số nước ta: gia tăng dân số nhanh, gần đây đã giảm.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc nhóm…
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: Cá nhân; nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV cho quan sát: Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta qua các năm:
Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta qua các năm:
Triệu người

%

100

90,7
86,0

90
3,93

80
70


3,24

3,5

64,4

3,0

52,7
49,2

50

2,5

41,1

40
20

4,0

3,0

60

30

4,5


76,3
2,93

34,9
23,8

2,1

2,0

2,16

30,2

5,0

1,43
1,03

1,1

1,08

1,5
1,0
0,5
0

10

0
1954

1960 1965

1970 1976 1979

Số dân (triệu người)

1989

1999

2009 2014 Năm

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

1. Nhận xét tình hình gia tăng dân số? Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng gì? Hậu quả của
sự gia tăng dân số?
2.Tại sao từ 1976 tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta lại giảm? Tại sao tỉ lệ gia tăng giảm nhưng
dân số vẫn tăng? Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên?
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

3. Quan sát bảng 2.1, hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên của các vùng so với cả nước?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Các nhóm trả lời, nhóm cịn lại nhận xét. GV chốt đáp án như sau:

Gợi ý trả lời:
- Dân số nước ta tăng nhanh dẫn tới hiện tượng “bùng nổ dân số”: bùng nổ dân số là hiện
tượng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vượt quá 2.1%. Nhưng hiện nay tốc độ tăng đã giảm (tính
đến 2016 mức gia tăng tự nhiên khoảng 1,07%).
- Gây hậu quả
* Đối với kinh tế:
+ Lao động và việc làm.
+ Tốc độ phát triển kinh tế.
+ Tiêu dùng và tích lũy.
* Đối với xã hội:
+ Ảnh hưởng đến GD.
+ Ảnh hưởng đến y tế.
+ Ảnh hưởng đến mức thu nhập.
* Đối với mơi trường:
+ Tài ngun cạn kiệt.
+ Ơ nhiễm.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
2. Nguyên nhân giảm gia tăng tự nhiên
- Do đất nước hết chiến tranh và nhà nước bắt đầu quan tâm đến vấn đề dân số, tun truyền
kế hoạch hóa gia đình,… gia tăng tự nhiên giảm. Gia tăng giảm nhưng dân số vẫn tăng do quy
mơ dân số nước ta lớn.
Lợi ích
- Phát triển kinh tế
- Bảo vệ tài nguyên môi trường
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
3. Vùng Tây Bắc cao nhất, vùng ĐBSH thấp nhất và ở nông thôn > mức TB của cả nước.
(có sự khác nhau về tốc độ tăng dân số giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền
núi)
Bước 4: GV khắc sâu những kiến thức cần nhớ trong bài.
- Trước đây dân số tăng nhanh  bùng nổ dân số (cuối thập niên 50 của thế kỉ XX).

- Hiện nay tốc độ tăng dân số đã giảm; có sự khác nhau gia tăng tự nhiên giữa các vùng.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhờ các chính sách dân số.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm của dân số nước ta: dân số trẻ, cơ cấu dân số theo tuổi và giới
đang có sự thay đổi.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc nhóm…
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: Cá nhân; nhóm.
Ngơ Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Các bước tiến hành:
Bước 1: Gv yêu cầu các nhóm nghiên cứu, nhận xét hai bảng số liệu.
1. Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi từ 1979 – 2012 và theo giới tính từ 2000 –
2016. Cơ cấu dân số như vậy ảnh hưởng như thế nào đến KTXH?
Bảng: cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979 -2012) (đơn vị %)
Nhóm tuổi
1979
1989
1999
2009
2012
0 -14
42,55
39,0
33,48

25,01
23,9
15-59
50,9
54,0
58,41
66,05
65,9
60+
6,96
7,0
8,11
8,94
10,2
Bảng: Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ từ 2000-2016 (số liệu tổng cục thống kê)
Tỉ lệ nam/100 nữ
theo tổng số dân

Tỷ số giới tính của trẻ em
mới sinh (Số bé trai/100
bé gái)

2000

96,7

107,3

2010


97,8

111,2

Sơ bộ 2016

97,3

112,2

Năm

Bước 2: Học sinh thảo luận và hồn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Các nhóm trả lời, nhóm còn lại nhận xét. GV chốt đáp án như sau:
1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
+ Từ 0 – 14 tuổi: chiếm 23,9% - giảm.
+ Từ 15 – 59 tuổi: chiếm 65,9% - tăng.
+ Trên 60 tuổi:
chiếm 10,2% - tăng.
 cơ cấu dân số trẻ. Đang đi đến ổn định ,và có xu hướng già hóa dân số
2. Cơ cấu giới tính:
+ Tỉ lệ nam tăng, nữ giảm
+ Nguyên nhân do tâm lí, do q trình xuất nhập cư và do tác động của chiến tranh.
3. Ảnh hưởng đến KTXH:
+ Nguồn lao động dồi dào, nước ta đang ở thời kì dân số vàng.
+ Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho thanh niên…
Bước 4: GV chốt kiến thức:
- Dân số nước ta trẻ, đang đi đến ổn định.
- Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo giới tính (tỉ lệ nữ nhiều hơn nam, đang tiến tới cân bằng)

và theo độ tuổi (tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người lao động và người già tăng).
3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút)
-Phát phiếu bài tập trắc nghiệm.
3.4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút)
-Hướng dẫn làm bài trong vở “Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9”.
PHIẾU BÀI TẬP
Khoanh tròn vào một ý trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
1. Dân số nước ta đứng thứ mấy trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại?
Ngơ Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

A. 12.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
2. Dân số nước ta khoảng bao nhiêu triệu dân tính đến thời điểm hiện tại?
A. 90 triệu.
B. 85 triệu.
C. 96 triệu.
D. 100 triệu.
3. Bùng nổ dân số của nước ta được bắt đầu từ các năm của thế kỉ XX
A. cuối thập kỉ 30.
B. đầu thập kỉ 60.
C. cuối thập kỉ 50.
D. đầu thập kỉ 70.
4. Cơ cấu nhóm tuổi dưới tuổi lao động của Việt Nam thời kì 1990 – 2010 có xu hướng sự
thay đổi như thế nào?
A. Tỉ lệ trẻ em giảm dần.

B. Người trong độ tuổi lao động tăng.
C. Trẻ em chiếm tỉ lệ thấp.
D. Người già ngày càng nhiều.
5. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1990 - 2010, nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ nhiều
nhất?
A. 0-14.
B. 60+.
C. 15-59.
D. 0-14 và 60+.
6. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1990 – 2010, nhóm tuổi nào đang tăng?
A. 0-14.
B. 60+.
C. 15-59.
D. 15-59 và 60+.
7. Cơng thức tính cơ cấu giới tính bằng
A. tỉ lệ nam/nữ.
B. tỉ lệ nam/100 nữ.
C. tỉ lệ nữ/nam.
D. tỉ lệ nữ/100 nam.
Đáp án:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
B
C
D

A
C
D
B

Tiết 3. Bài 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học này, HS có thể:
1.1. Về kiến thức:
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta: khơng đồng đều theo lãnh thổ, tập trung
đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nơng thơn theo chức năng và hình thái
quần cư.
- Nhận biết q trình đơ thị hố ở nước ta.
1.2. Về kĩ năng:
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
1.3. Về thái độ:
- GD ý thức về sự cần thiết phải có phân bố dân cư hợp lí.
1.4. Góp phần hình thành năng lực:
Ngơ Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian thơng qua việc phân tích bảng mật độ dân số
của các vùng; phân tích bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
+ Giải thích các hiện tượng như sự chênh lệch mật độ dân số giữa đồng bằng miền núi, thành
thị và nông thôn, sự tăng nhanh tỉ lệ dân thành thị?

+ Sử dụng các cơng cụ Địa lí: bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin thông qua việc HS có
thể liên hệ đến mật độ dân số, sự phân bố dân cư ở địa phương, khu vực em đang sống. Sự
phân bố dân cư đó đã ảnh hưởng như thế nào đến điều kiện học tập, y tế, giao thông, công
việc của nhân dân?
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học
+ Giao tiếp và hợp tác
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN
- Tư liệu và tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở VN
- Bảng thống kê dân số một số quốc gia và dân đô thị ở VN.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa
- Át lát địa lí Việt Nam
- Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Hoạt động khởi động: (4’)
- Ổn định lớp: (1’)
Hoạt động khởi động: (4’)
1. Mật độ dân số là gì?
TL: Dân số / diện tích (người/km2)
2. Các cách nhận biết mật độ dân số của một quốc gia, một vùng lãnh thổ cao hay thấp như
thế nào?
TL: Nhìn vào màu sắc bản đồ mật độ dân số hoặc nhìn vào những con số cụ thể
3. Mật độ dân số có ý nghĩa gì?
TL: Thể hiện sự phân bố dân cư đơng hoặc thưa dân. Từ đó có chính sách phát triển kinh tế xã
hội hợp lí cho từng vùng.

Vậy ở nước ta mật độ dân số và phân bố dân cư có những đặc điểm gì nổi bật? Mời các em
mở sách vào bài ngày hôm nay tìm hiểu!
3.2. Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mật độ dân số
- Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm của mật độ dân số nước ta: cao và đang tăng.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc cá nhân……
- Phương pháp: đàm thoại.
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh nhận xét bảng số liệu dưới đây:
1. GV cung cấp bảng số liệu (Nguồn: />Địa điểm
Mật độ dân số (người/km2) – năm 2018
Việt Nam
311
Lào
30
Cam-pu-chi
92
Thái Lan
135
Châu Á
146
Thế giới

58
Qua bảng số liệu so sánh mật độ dân số nước ta với các nước và khu vực.
2. GV cung cấp bảng số liệu
Năm
Mật độ dân số
1980
175
1990
220
2000
259
2010
285
2018
311
Qua bảng số liệu nhận xét sự thay đổi mật độ dân số nước ta qua các năm.
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Các nhóm trả lời, nhóm cịn lại nhận xét.
Bước 4: GV chốt đáp án như sau:
- Mật độ dân số cao: 311 người/km2 (2018).
- Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố dân cư
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta: không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung
đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc cá nhân……
- Phương pháp: đàm thoại; thảo luận.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.

- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào Át lát trang dân số, nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta theo không gian lãnh
thổ, theo thành thị nông thôn, theo miền bắc và miền nam.
2. Nhà nước ta đã có những chính sách gì để phân bố lại dân cư?
- Tổ chức di dân đến các vùng kinh tế mới ở miền núi và Tây Nguyên
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

Bước 3: Các cặp trả lời câu hỏi, cặp khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Gv chốt kiến thức:
- Phân bố không đều:
+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và đô thị. Dân cư thưa thớt ở miền núi, cao
nguyên
+ Thành thị và nông thôn: (năm 2017) Nông thôn: 65,3%; Thành thị: 34,7%
Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại hình quần cư
- Thời gian: 7 phút
- Mục tiêu:
+ Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái
quần cư.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc cá nhân……
- Phương pháp: đàm thoại; nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV cung cấp cho HS quan sát hình ảnh về một số kiểu cư trú của người dân ở nước
ta, chia thành 8 nhóm thảo luận để hồn thành bảng kiến thức

QC nơng thơn
QC đơ thị
Mật độ dân số
Hình thức cư trú
Chức năng
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Các nhóm thảo luận, nhận xét và bổ xung.
GV mở rộng
1. Những thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay?
- CNH, HĐH nông thôn, lối sống của người dân ngày càng giống với thành thị
- Tỉ lệ người lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ dân nông thôn giảm.
2. Quan sát H3.1 nhận xét sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích?
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển, chủ yếu là vừa và nhỏ
Bước 4: GV chốt:
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Mật độ dân số
Thấp
Cao
Hình thức cư trú
Làng, bn, bản
Nhà ống, chung cư
Chức năng
Sản xuất nơng nghiệp
Trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.
Phân bố
Đồng bằng, miền núi
Ở đồng bằng ven biển

Hoạt động 4: Tìm hiểu q trình đơ thị hóa
- Thời gian: 7 phút
- Mục tiêu:
+ Nhận biết q trình đơ thị hoá ở nước ta.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc cá nhân……
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Các bước tiến hành:
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Quan sát bảng 3.1. Cá nhân/cặp trả lời câu hỏi sau:
Bảng: Tỉ lệ dân thành thị qua các năm ở nước ta (đơn vị %)
Năm
1985 1995 2000 2003 2013 2017
Tỉ lệ dân thành thị
18.7
20.75 24.18 25.8 32.17 34.7
1. Nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị? Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị phản ánh
q trình đơ thị hóa nước ta ra sao? Lấy ví dụ về quy mơ mở rộng các thành phố nơi em sinh
sống.
Bước 2: Học sinh thảo luận và hồn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 2: GV cho hs trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét,
Bước 3: Gv khắc sâu những kiến thức cần nhớ trong bài.
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút)

-Phát phiếu bài tập trắc nghiệm.
3.4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút)
-Hướng dẫn làm bài trong vở “Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9”.
1. Bài tập. Dựa vào bảng số liệu 3.1 hãy vẽ biểu đồ đường biểu diễn sự gia tăng tỉ lệ dân
thành thị (%) nước ta thời kì 1985 – 2016
Yêu cầu HS vẽ tại lớp.

PHIẾU BÀI TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1. Mật độ dân số nước ta năm 2014 là
A. 311 người trên 1 km2.
B. 247 người trên 1km2.
2
C. 248 người trên 1 km .
D. 249 người trên 1 km2.
Câu 2. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số
A. thấp. B. trung bình.
C. cao. D. cao nhất thế giới.
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

Câu 3. Hà Nội có diện tích 3324,3 Km2, dân số 6936,9 nghìn người (năm 2014) thì mật độ
dân số Hà Nội năm 2014 là bao nhiêu?
A. 1192 người trên 1 km2.
B. 2830 người trên 1km2.
C. 2087 người trên 1km2.
D. 3200 người trên 1 km2.
Câu 4. Dân cư nước ta sống thưa thớt ở

A. ven biển.
B. miền núi.
C. đồng bằng.
D. đô thị.
Câu 5. Năm 2017 số dân sống trong các đô thị chiếm khoảng:
A. 34%. B. 25%.
C. 38 %.
D. 29 % .
Câu 6. Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào ?
A. đồng bằng. B . ven biển.C. các đô thị. D. đồng bằng và đô thị.
Câu 7. Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết những đơ thị nào có quy mơ dân số trên 1 triệu
người
A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .
B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh.
C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.
Câu 8. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có
Diện tích: 40572 km2
Dân số: 17478,9 nghìn người (năm 2014)
Mật độ dân số của vùng là
A. 420,3 người / km2.
B. 431 người / km2.
C. 379,3 người / km2.
D. 420,9 người / km2 .
Câu 9. Năm 2017 dân số sinh sống ở vùng nông thôn chiếm khoảng
A. 66.9% dân số cả nước.
B. 65,3% dân số cả nước.
C. 74% dân số cả nước.
D. 75% dân số cả nước.
Câu 10. Quá trình đơ thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ

A . thấp.
B. rất thấp.
C. trung bình.
D. cao.
Đáp án:
Câu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Đáp
A.
C.
C.
B.
A.
D.
A.
B.
B.
D.
án
Tiết 4. Bài 4
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học này, HS có thể:
1.1. Về kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam : cịn thấp, khơng đồng đều,
đang được cải thiện.
1.2. Về kĩ năng:
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động.
1.3. Về thái độ:
- GD ý thức về sự cần thiết phải học tập tốt chuẩn bị cho cơng việc tốt trong tương lai.
1.4. Góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc phân tích sự phân bố lao
động ở khu vực thành thị và nông thôn; so sánh năng suất lao động giữa các quốc gia với
nước ta.
+ Giải thích các hiện tượng như vì sao lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp?
Năng suất lao động thấp? Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao?
+ Sử dụng các cơng cụ Địa lí: bảng số liệu, biểu đồ.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin thông qua việc HS có
thể liên hệ đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở Hà Nội, hậu quả của vấn đề thiếu
việc làm là gì? Và giải pháp nào giải quyết tình trạng thiếu việc làm?
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học
+ Giao tiếp và hợp tác

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Biểu đồ cơ cấu lao động
- Bảng số liệu thống kê về số lượng lao động
- Tranh ảnh về nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa
- Át lát địa lí Việt Nam
- Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Hoạt động khởi động: (4’)
- Ổn định lớp: (1’)
Hoạt động khởi động (3’)
GV hỏi: Tương lai các em mong ước mình sẽ làm nghề gì?
HS trả lời
GV hỏi: theo em cơng việc này có dễ xin việc và mức lương có cao và ổn định khơng?
HS trả lời
GV: dự tính của các em phải nên căn cứ vào các số liệu thực tế, căn cứ vào nhu cầu thị trường
tuyển dụng…. vậy để giúp các em hình dung một phần cách thức tìm cơng việc cho tương lai
của mình cơ mời cả lớp vào bài ngày hôm nay. Mời các em mở sách!
3.2. Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn lao động và sử dụng lao động.
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc cá nhân - cặp……
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng



Địa 9

- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: Cá nhân; cặp.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các cặp tìm hiểu sách giáo khoa và hiểu biết cá nhân trả lời nhanh hệ
thống các câu hỏi sau:
1. Nguồn lao động nước ta hiện nay có những thế mạnh và hạn chế nào? Để nâng cao chất
lượng lao động cần có những biện pháp gì?
2. Quan sát Át lát và H4.2; nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo
thành thị nông thôn, theo ngành ở nước ta?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3:GV lần lượt mỗi nhóm trả lời 1 câu trả lời, nhóm cịn lại nhận xét, GV chốt.
Gợi ý trả lời:
1.
- Nguồn lao động nước ta hiện nay có những thế mạnh: đơng, có khả năng tiếp thu khoa học
kĩ thuật, có kinh nghiệm tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Những hạn chế của lao động VN:
+ Thể lực yếu.
+ Trình độ chuyên môn thấp.
+ Ngoại ngữ kém.
- Để nâng cao chất lượng lao động cần có những biện pháp: nâng cao thể lực, đào tạo nghề…
2.
- Nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nơng thơn? Giải thích nguyên nhân?
+ Lao động tập trung chủ yếu ở vùng nơng thơn.
+ Do nền kinh tế có xuất phát điểm là nước nông nghiệp.
- Cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta:
Cơ cấu lao động phân theo 3 ngành năm 2015.
Nông nghiệp: 44.3%

Công nghiệp: 22.9%
Dịch vụ: 32.8%
Chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhưng phần lớn lao động vẫn tập
trung ở lĩnh vực nông nghiệp.
Bước 4: ** GV mở rộng:
Nữ: từ 15 đến 55 tuổi
Nam: từ 15 đến 65 tuổi
dân số vàng
Mở rộng: các loại hình đào tạo và dạy nghề đa dạng, chất lượng lao động được đánh giá theo
thang điểm 10 thì ở VN nguồn nhân lực chỉ có 3.97 điểm. Thanh niên VN:
+ Trí tuệ: 2.3 điểm
+ Ngoại ngữ: 2.5 điểm
+ Khả năng thích ứng với KHKT: 2 điểm.
- Lao động chưa qua đào tạo năm 2013: 82,1%
Bước 5: GV chốt kiến thức:
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
- Chất lượng còn hạn chế.
- Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi (tăng tỉ lệ lao động khu vực thành thị, khu vực công
nghiệp xây dựng và dịch vụ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề việc làm
- Thời gian: 8 phút
- Mục tiêu:
+ Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức từ biểu đồ; làm việc nhóm - cặp……

- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: nhóm; cặp.
- Các bước tiến hành:
Bước 1:GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: cùng sũy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 3
phút.
Nêu tình hình việc làm ở nước ta hiện nay? Những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm?
Số liệu cập nhật: Năm 2016:
- Tỉ lệ thiếu việc làm cả nước: 1,66%; Thành thị: 0,73%
- Tỉ lệ thất nghiệp cả nước: 2,3%; Thành thị: 3,23%
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: GV lần lượt mỗi nhóm trả lời 1 câu trả lời, nhóm cịn lại nhận xét, GV chốt.
1. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay:
- Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp đã giảm so với trước nhưng vẫn cao.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp hơn thành thị, tỉ lệ thiếu việc làm nông thôn cao hơn
thành thị.
2. Những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm:
+ Phân bố lại lao động và dân cư
+ Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề.
Bước 4: Gv mở rộng: Tại sao tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhưng lại thiếu lao động trong các
cơ sở kinh doanh và dự án công nghệ cao?
Do chất lượng lao động thấp không đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp và dịch vụ
hiện đại.
Bước 5: GV chuẩn kiến thức cần nhớ:
II. Vấn đề việc làm
Dân số đông gây sức ép đến vấn đề thiếu việc làm ở nông thơn và thất nghiệp ở thành thị.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chất lượng cuộc sống
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu:

+ Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam : cịn thấp, khơng đồng đều,
đang được cải thiện.
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc nhóm - cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV cung cấp đoạn thông tin dưới đây, yêu cầu các nhóm đọc nhanh thơng tin và
nhận xét những thành tựu và hạn chế về chất lượng cuộc sống trong thời gian 3 phút.
Năm
2010
2014
Chỉ tiêu
Thứ bậc trên thế giới về chỉ số phát triển con
113
116
người HDI
HDI
0,572
0,666
Tuổi thọ trung bình (tuổi)
74,9
75,8
- Tuổi thọ trung bình của nam(tuổi)
71,0
- Tuổi thọ trung bình của nữ(tuổi)

80,5
Thu nhập quốc dân trên đầu người (USD)
2995*
5092**
Số năm đi học trung bình(năm)
5,5
7,5
Tỉ lệ người lớn biết chữ(%)
94,5
Tỉ lệ dân số sử dụng Internet (%)
24,7
Tỉ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo 1,25
21,5
2,4
USD/ngày (%)
Tỉ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia
28,9
17,2
(%)
Bước 2: Học sinh thảo luận và hồn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: GV lần lượt mỗi nhóm trả lời đưa ra câu trả lời, nhóm cịn lại nhận xét.
Bước 4: GV chốt.
- Chất lượng cuộc sống còn thấp.
- Chất lượng cuộc sống đang ngày càng cải thiện.
- Chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút)
-Phát phiếu bài tập trắc nghiệm.
3.4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút)
-Hướng dẫn làm bài trong vở “Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9”.

PHIẾU BÀI TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1. Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta
A. dồi dào, tăng nhanh.
B. tăng chậm.
C. hầu như không tăng.
D. nhiều lao động nhưng tăng chậm.
Câu 2. Đặc điểm nào không phải thế mạnh của nguồn lao động Việt Nam?
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng –lâm – ngư – nghiệp.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D. Phần lớn lao động tập trung ở vùng nông thơn.
Câu 3. Mỗi năm bình qn nguồn lao động nước ta có thêm
A. 0,5 triệu lao động.
B. 0.7 triệu lao động.
C. 1 triệu lao động.
D. ngần hai triệu lao động.
Câu 4. Nguồn lao động nước ta cịn có hạn chế về
A. thể lực, trình độ chun mơn và tác phong lao động.
B. nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C. kinh nghiệm sản xuất.
D. khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.
Câu 5. Trong giai đoạn 1989 - 2013, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh
tế nào?
A. Nông – Lâm – Ngư Nghiệp.

B. Công nghiệp Xây dựng.
C. Dịch vụ.
D. Công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Câu 6. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. giảm tỷ trọng ngành nông ,lâm, ngư nghiệp.
B. tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao độgn
trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
D. tăng tỷ trọng trong ngành nông lâm ngư.
Câu 7. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước vào năm 2003 khoảng:
A . 4%.
B .5%.
C .6%.
D . 7 %.
Câu 8. Năm 2014 lao động nước ta không qua đào tạo chiếm
A. 78.6%.
B. 78.7%.
C. 81.4%.
D. 78.9%.
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án A.

D.
C.
A.
A.
C.
C.
C.

Tiết 5. Bài 5
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989, NĂM 1999 và 2009
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học này, HS có thể:
1.1. Về kiến thức:
- Học sinh biết cách so sánh tháp dân số, tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu
dân số theo độ tuổi ở nước ta.
- HS tìm được mối liên hệ giữa gia tăng dân số theo độ tuổi, dân số với sự phát triển kinh tế
của một nước.
1.2. Về kĩ năng:
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999.
1.3. Về thái độ:
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- HS có nhận thức được những thay đổi của cơ cấu dân số có tác động tới kinh tế xã hội, từ đó
định hướng cuộc sống cá nhân tương lai theo xu hướng thay đổi đó.
1.4. Góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực chun biệt:

+ Giải thích các hiện tượng như vì sao có sự thay đổi hình dạng tháp tuổi?
+ Sử dụng các cơng cụ Địa lí: đọc và hiểu cấu trúc tháp dân số.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thơng tin thơng qua việc HS có
thể liên hệ đến ảnh hưởng của cơ cấu dân số tới sự phát triển kinh tế xã hội và những tác động
của sự thay đổi cơ cấu dân số tới bản thân?
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học
+ Giao tiếp và hợp tác
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Tháp dân số năm 1999 và 2009
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa
- Át lát địa lí Việt Nam
- Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Hoạt động khởi động: (4’)
- Ổn định lớp: (1’)
Hoạt động khởi động: (3’)
GV: treo hình các tháp tuổi năm 1989-1999-2009.
Bài học ngày hơm nay chúng ta sẽ cùng nhau nhận diện sự giống và khác nhau của tháp tuổi
này. Từ đó đưa ra các đặc điểm cũng như những thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi và
ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế nước ta. Mời các em mở sách, chúng ta vào bài học!
GV giảng: “Tỉ lệ dân số phụ thuộc” hoặc “Tỉ lệ phụ thuộc”
= Số người chưa đến tuổi lao động + Số người ngoài tuổi lao động/ Số người trong độ tuổi lao
động.
3.2. Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Bài tập 1 + 2 : Tìm hiểu sự thay đổi hình dạng tháp tuổi, cơ cấu dân số theo
nhóm tuổi.

- Thời gian: 20 phút
- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách so sánh tháp dân số, tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu
dân số theo độ tuổi ở nước ta.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc cá nhân/ cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: cá nhân.
- Các bước tiến hành:
Nhiệm vụ 1: (13’)
Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

Bước 1:GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: cùng sũy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 5
phút.
Nội dung thảo luận: Dựa vào Át lát trang dân số, quan sát tháp tuổi năm 1989; 1999; 2009;
2013 (phụ lục). Các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét và bổ xung để hồn thành bảng kiến
thức.
Tiêu chí so sánh
Năm 1989
Năm 1999
- Hình dạng tháp
+ Đáy tháp
+ Thân tháp
+ Đỉnh tháp
- Cơ cấu tuổi
+ 0-14 tuổi
+ 15 – 59 tuổi
+ ≥ 60 tuổi

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
- Các kiểu tháp tuổi có đáy thân đỉnh tháp khác nhau

-Tỉ lệ dân số phụ thuộc: là tỉ số giữa số người số người chưa đến tuổi lao động, số người quá
tuổi lao động với những người trong độ tuổi lao động.
Bước 3: GV lần lượt mỗi nhóm trả lời đưa ra câu trả lời, nhóm cịn lại nhận xét.
Bước 4: GV chốt.
Tiêu chí so sánh
Năm 1989
Năm 1999
- Hình dạng tháp
Đáy mở rộng, đỉnh Đáy rộng, đỉnh nhọn, chân thu hẹp
nhọn
+ Đáy tháp
Mở rộng
Rộng nhưng chân thu hẹp
+ Thân tháp
Thon
Rộng hơn
+ Đỉnh tháp
Nhọn
Mở rộng hơn
- Cơ cấu tuổi
Trẻ
Chuyển từ trẻ sang dân số già
(đang trong thời kì dân số vàng)
+ 0-14 tuổi
Nhiều

Giảm
+ 15 – 59 tuổi
Giảm
Tăng
+ ≥ 60 tuổi
Ít
Tăng
Ngơ Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc
86
72
Nhiệm vụ 2: (7’)
Bước 1:GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: cùng sũy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 3
phút.
Bài tập 2. Dựa vào tháp tuổi và bảng so sánh vừa lập, nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo
độ tuổi. Giải thích ngun nhân?
Nhóm tuổi
1989
1999
1989-1999
Dưới tuổi lao động
Trong tuổi lao động
Trên tuổi lao động
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Nhóm tuổi

1989
1999
1989-1999
Dưới tuổi lao động
39
33,5
Giảm
Trong tuổi lao động
53,8
58,4
Tăng
Trên tuổi lao động
7,2
8,1
Tăng
Bước 3: GV lần lượt mỗi nhóm trả lời đưa ra câu trả lời, nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: GV chốt.
- Cơ cấu dân số nước ta đang trong quá trình thay đổi sang dân số già
+ 0 – 14 tuổi: giảm
+ 15 – 59 tuổi: tăng
+ >60 tuổi: tăng
- Nguyên nhân:
+ Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
+ Hệ quả của gia tăng nhanh trước đó
+ Chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Bước 5: Mở rộng: cập nhật tháp dân số 2009

HS nhận xét sự thay đổi tháp dân số 2009 so với 1999?
Hoạt động 2: Bài tập 3 . Tìm hiểu những ảnh hưởng của cơ cấu dân số mang lại cho nền kinh
tế

- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu:

Ngô Thị Luyến – THCS Dịch Vọng


Địa 9

- HS tìm được mối liên hệ giữa gia tăng dân số theo độ tuổi, dân số với sự phát triển kinh tế
của một nước.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc nhóm - cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: nhóm.
- Các bước tiến hành:
Bước 1:GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: cùng sũy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 3
phút.
* Nhóm 1: Những thuận lợi mà cơ cấu dân số theo nhóm tuổi mang lại cho nền kinh tế?
* Nhóm 2: Những khó khăn mà cơ cấu dân số theo nhóm tuổi mang lại cho nền kinh tế?
Những biện pháp giải quyết các khó khăn đó?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để
làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: GV lần lượt mỗi nhóm trả lời đưa ra câu trả lời, nhóm cịn lại nhận xét.
Bước 4: GV chốt.
a. Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
b. Khó khăn:
- Gây sức ép về vấn đề việc làm
- Làm suy giảm nguồn tài nguyên
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

c. Giải pháp
- Phân bố dân cư và lao động hợp lí
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút)
-Phát phiếu bài tập trắc nghiệm.
3.4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút)
-Hướng dẫn làm bài trong vở “Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9”.
PHIẾU BÀI TẬP
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
1. Tỷ lệ dân số phụ thuộc là tỷ số giữa số người
A . dưới tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động.
B . dưới tuổi lao động và những người quá tuổi lao động.
C. dưới tuổi lao động và số nguời quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao
động.
D. người đang trong tuổi lao động với những người dưới tuổi lao động và số người quá tuổi
lao động.
2. Kiểu t nhất trong vận chuyển hàng hóa?
Tại sao? Loại hình giao thơng nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Vì sao?
(Đường bộ vì ở nước ta mới chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ)
(Đường hàng khơng. Vì ưu điểm lớn nhất là đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh nhưng tỉ trọng
còn nhỏ……)
GV mời cá nhân trả lời, GV chốt.
Bước 3: GV cho các nhóm thảo luận:
* Nhóm 1: Tìm hiểu loại hình đường bộ
1. Đặc điểm GT đường bộ nước ta? (số lượng và chất lượng)?
2. Xác định trên bản đồ H14.1 các tuyến đường từ HN đến TpHCM, các tuyến 5,18,22,51?
* Nhóm 2: Tìm hiểu loại hình đường sắt
1. Đặc điểm GT đường sắt nước ta? Tại sao GT đường sắt có xu hướng giảm?
2. Xác định trên bản đồ 14.1 tuyến đường sắt Thống Nhất đi từ HN đến TpHCM?
* Nhóm 3: Tìm hiểu giao thơng đường thủy

1. Đặc điểm GT đường sông và đường biển? Tại sao GT đường sơng có xu hướng giảm, GT
đường biển lại tăng chậm?
2. Xác định trên bản đồ 3 cảng biển lớn: Hải Phịng, Đà Nẵng, Sài Gịn?
* Nhóm 4: Tìm hiểu giao thông đường hàng không và đường ống
1. Đặc điểm GT đường hàng không và đường ống?
2. Xác định trên bản đồ các sân bay lớn của cả nước?
+ Trong thời gian 3 phút, sau đó đếm số 1234, số giống nhau về chung nhóm, chia sẻ kiến thức
nội dung cịn lại trong 3 phút, hồn thành bảng.
Loại hình GT
Đặc điểm
Các tuyến đường chính

GVTH: Ngơ Thị Luyến

76


Địa 9

Đường bộ
Đường sắt
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Đường ống
Bước 4: GV cho các nhóm trình bày, nhận xét, Gv chốt kiến thức:
Loại hình GT
Đặc điểm
Các tuyến đường chính
- Chất lượng đường: hẹp và xấu; - Quốc lộ: 1A (Lạng

nhiều tuyến được làm mới, nâng cấp Sơn  Cà Mau); đường
Đường bộ
mở rộng
Hồ Chí Minh
- Vận chuyển nhiều hàng hóa và hành - Quốc lộ: 5, 18, 22, 5
khách nhất, tăng nhanh
- Có 218.224 km đường bộ và 19.545
km đường quốc lộ (năm 2015)
Đường sắt
- Tổng chiều dài: 2632 km
- Tuyến Thống Nhất
- Chủ yếu ở miền Bắc
(Hà Nội  TpHCM)
Đường sông
- Chậm phát triển
- Lưu vực sông Hồng và
sông Cửu Long
- Gồm vận tải ven biển và vận tải - Cảng lớn: Hải Phòng,
Đường biển
quốc tế
Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Đang được đẩy mạnh phát triển
- Cảng nước sâu: Cái
Lân, Dung Quất, Cam
Ranh...
Đường hàng - Phát triển theo hướng hiện đại hóa, - Sân bay: Nội Bài, Đà
khơng
tốc độ tăng nhanh nhất
Nẵng, Tân Sơn Nhất, sẽ
- Mở rộng mạng lưới hàng khơng có Long Thành, Phú

quốc tế
Quốc, Vân Đồn....
Đường ống
- Chun vận chuyển dầu khí
Mở rộng: hiện nay nhiều tuyến đường bộ, nhiều cây cầu, nhiều hãng hàng không và sân bay,
nhiều tuyến đường biển được mở mới và đưa vào khai thác, ngành GTVT ngày càng hiện đại
giúp cho việc di chuyển người và hàng hóa dễ dàng và an tồn hơn.
Việt Nam sắp có đường sắt trên cao, đường hầm ở các thành phố lớn được đưa vào hoạt động.
Các loại hình dịch vụ GTVT cũng ngày càng hiện đại, rất đa dạng và phong phú, phù hợp với
mọi nhu cầu, mọi đối tượng khách hàng.
Bước 5: GV chốt ghi bảng:
I. Giao thơng vận tải
+ Có đủ các loại hình vận tải.
+ Phân bố rộng khắp cả nước.
+ Chất lượng đang được nâng cao.

GVTH: Ngô Thị Luyến

77


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×