Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giáo án l1 năm học 2018 2019 mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.7 KB, 42 trang )

TUẦN 1
Ngày soạn: 03/9/2018
Thứ hai, ngày tháng 9 năm 2018
CHÀO CỜ
(Tập chung dưới cờ)
TIẾNG VIỆT (T1-2)
BÀI 1: TIẾNG- TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG
STK Trang 57
TOÁN
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp HS nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.
- Rèn cho hS biết giữ gìn sách vở học tập.
- Giáo dục HS yêu môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sách Toán 1, một bộ đồ dùng Toán 1.
2. Học sinh: Mỗi em một quyển sách Toán 1, một bộ đồ dùng Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hướng dẫn HS sử dụng Sách Toán 1 (9’)
- GV cho HS xem sách Toán 1. GV Hướng dẫn HS mở sách đến trang có "Tiết
học đầu tiên". GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1:
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách, hướng dẫn HS giữ gìn sách...
2. GT hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1 (9’)
- Cho HS xem ảnh rồi thảo luận :
+ HS lớp 1 thường có những hoạt động nào? Bằng cách nào? Sử dụng những
dụng cụ học tập nào?
- GV tổng kết theo nội dung từng ảnh.
3. Giới thiệu những yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1 : 9’
+ Đọc, đếm số, viết số, so sánh 2 số. Làm tính cộng, trừ.
+ Nhìn lên hình vẽ nêu được bài toán và nêu phép tính giải bài toán.


+ Biết giải các bài toán. Biết đo độ dài, biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu.
+ Biết xem lịch hàng ngày( cho học sinh xem tờ lịch, hôm nay là thứ mấy, ngày
bao nhiêu…
4. Giới thiệu 1 số đồ dùng trong bộ đồ dùng học Toán 1 :9’
- Cho HS lấy rồi mở hộp đồ dùng học Toán lớp 1.
- GV cho HS nêu tên đồ dùng, ( chưa cần ghi nhớ tên gọi đó)
- GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng để làm gì?
- Cuối cùng cho HS mở hộp đồ dùng ra lấy các đồ dùng theo yêu cầu của giáo
viên, cất các đồ dùng vào chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp, cát hộp vào cặp,
cách bảo quản hộp đồ dùng học Toán…
5. Củng cố dặn dò : 4’ - GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương các em chú ý trong giở học.
1


Ngày soạn: 05/9/2018
Thứ tư, ngày

tháng 9 năm 2018
TOÁN
BÀI : HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh :
- Nhận ra và nêu đúng tên củahình vuông và hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn tứ các vật thật.
- Rèn HS nhận biết được hình vuông, hình tròn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc chất liệu khác phù hợp) có kích
thước màu sắc khác nhau.
- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.
- Học sinh có bộ đồ dùng học Toán 1.

III.CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC;
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 5’ Hỏi tên bài.
GV đưa ra một số thước kẻ và một số
Học sinh thực hiện.
bút chì có số lượng chênh lệch nhau. GV
yêu cầu học sinh so sánh và nêu kết quả.
Cho học sinh nêu một vài ví dụ khác.
Học sinh nêu: Ví dụ
Nhận xét KTBC.
Số cửa sổ nhiều hơn số cửa lớn.
2.Bài mới; 30’ GT bài ghi tựa bài học.
Số cửa lớn ít hơn số cửa sổ.
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông
GV lần lượt đưa từng tấm bìa hình
vuông cho học sinh xem, mỗi lần đưa
hình vuông đều nói: “Đây là hình
vuông” và chỉ vào hình vuông đó.
Học sinh theo dõi và nêu:
Đây là hình vuông màu xanh, đây là
hình vuông màu đỏ,……

Đây là hình vuông

Đây là hình tròn

Yêu cầu học sinh nhắc lại.
GV yêu cầu học sinh lấy từ bộ đồ dùng
học Toán 1 tất cả các hình vuông đặt lên

bàn, theo dõi và khen ngợi những học
sinh lấy được nhiều, nhanh, đúng.
GV nói: Tìm cho cô một số đồ vật có
mặt là hình vuông (tổ chức cho các em
thảo luận theo cặp đôi)
Hoạt đông 2 : Giới thiệu hình tròn
GV đưa ra các hình tròn và thực hiện
tương tự như hình vuông.
2

Nhắc lại
Thực hiện trên bộ đồ dùng học Toán
1:
Lấy ra các hình vuông và nói đây là
hình vuông.
Tự tìm: Ví dụ
Viên gạch bông lót nền,….


Hoạt đơng 3 : Luyện tập
Bài 1: u cầu học sinh tơ màu vào các
hình vng.
Bài 2: u cầu học sinh tơ màu vào các
hình tròn (nên khuyến khích mỗi hình
tròn tơ mỗi màu khác nhau).
Bài 3: u cầu HS tơ màu vào các hình
vng và hình tròn (các màu tơ ở hình
vng thì khơng được tơ ở hình tròn).
Bài 4: GV giới thiệu cho học sinh xem 2
mảnh bìa như SGK và hướng dẫn học

sinh gấp lại để có các hình vng theo
u cầu (có giải thích cách gấp).
3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài.
Cho học sinh xung phong kể tên các vật
có dạng hình vng hoặc hình tròn có
trong lớp hoặc trong nhà.

Theo dõi và nêu đây là hình tròn….
Thực hiện trên VBT.
Thực hiện trên VBT.
Thực hiện trên VBT.

Thực hiện gấp trên mơ hình bằng giấy
bìa và nêu cách gấp
Nhắc lại tên bài học.
Liên hệ thực tế và kể (mặt đồng hồ,
bánh xe đạp, trái banh,…)
Học sinh lắng nghe.

TIẾNG VIỆT(2T)
TIẾNG GIỐNG NHAU (STK. Tr76)
THỦ CƠNG
BÀI : GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ
công.
- Biết sắp xếp dụng cụ ngăn nắp, gọn gàng.
- Có ý thức tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chuẩn bò các loại giấy màu, bìa

và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước
kẻ…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn đònh:
Hát
2.KTBC: KT dụng cụ học tập môn Học sinh đưa đồ dùng
thủ công của học sinh.
để trên bàn cho GV
3.Bài mới:
kiểm tra.
Giới thiệu môn học, bài học
và ghi tựa.
Hoạt động 1
3


Giới thiệu giấy, bìa.
GV giới thiệu giấy màu để học
thủ công có nhiều màu sắc
khác nhau, mặt sau có kẻ ô.
Hoạt động 2
Giới thiệu dụng cụ học thủ
công.
Thước kẻ: GV đưa cho học sinh
nhận thấy thước kẻ dùng
thước để đo chiều dài. Trên
mặt thước có chia vạch và
đánh số.

Kéo: GV đưa cho học sinh nhận
thấy cái kéo và giới thiệu
công dụng của kéo dùng để
cắt. Cần cẩn thận kẻo đứt
tay.
Hồ dán: GV đưa cho học sinh
nhận thấy lọ hồ dán và giới
thiệu công dụng của hồ dán.
Được chế từ các lọai bột có
pha chất chống gián, chuột và
đựng trong hộp nhựa.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài, nêu lại công
dụng và cách sử dụng các loại
thủ công, dụng cụ học môn
thủ công.
5.Nhận xét, dặn dò, tuyên
dương:
Nhận xét, tuyên dương các em
học tốt.
Về nhà chuẩn bò giấy trắng,
giấy màu, hồ dán để học bài
sau.

Học sinh quan sát và
nhận biết giấy khác
bìa như thế nào, công
dụng của giấy và
của bìa.


Học sinh quan sát lắng
nghe từng dụng cụ
thủ công và công
dụng của nó.
Học sinh có thể nêu
các loại thước kẻ, kéo
lớn nhỏ khác nhau
Học sinh nêu các dụng
cụ học thủ công và
công dụng của nó.

Chuẩn bò tiết sau.

Ngày soạn: 05/9/2018
Thứ năm, ngày tháng 9 năm 2018
ÂM NHẠC
(Đ/C Thủy dạy)
TIẾNG VIỆT
TIẾNG KHÁC NHAU- THANH (STK.TR79)
4


TOÁN
HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:Củng cố cho HS
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình tam giác.
- Nhận ra hình tam giác từ các vật thật, có mặt tam giác..
- Rèn HS nhận biết đúng hình tam giác, và phân biệt hình tam giác với hình
vuông, hình tròn.
- Giáo dục HS ham học môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Một số HTG bằng bìa, gỗ, nhựa có kích mầu sắc khác nhau.
2.Học sinh: Mỗi em một hình vuông, hình tròn bằng bìa.VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: (4’) Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 3: (10’) Giới thiệu hình tam giác.
- Vẽ 1 hình vuông, hình tròn, hình tam giác hoặc đưa ra lẫn lộn các hình yêu cầu
HS tìm hết hình vuông, hình tròn và hỏi: "Em có biết hình còn lại là hình gì
không?" Nếu HS trả lời được thì GV đề nghị các HS hoan nghênh rồi yêu cầu cả
lớp lấy một hình tam giác bất kỳ trong bộ đồ dùng Toán 1 và gọi tên "Hình tam
giác", làm như thế nhiều lần, sau đó cho HS xem các hình tam giác vẽ trong sách.
Nếu HS không biết thì GV giới thiệu.
Hoạt động 4: (15’) Thực hành xếp hình VBT
- Cho HS sử dụng bộ đồ dùng Toán 1( Chủ yếu là các hình vuông, hình tròn, hình
tam giác, để xếp các hình như trong Toán 1. Ngoài ra có thể sử dụng các mẫu khác.
GV đưa ra một số mẫu sau:

Con cá
Tàu vũ trụ

Loa phóng thanh

Bông hoa

- GV có thể tổ chức thành trò chơi "Thi ghép hình nhanh"
Hoạt động 5: (5’) Củng cố dặn dò
- Hoạt động nối tiếp: Cho các HS kể tên các vật có mặt là hình tam giác vuông,
hình tròn (có ở trong lớp, ở nhà...)
Ngày soạn: 05/9/2018

Thứ sáu, ngày tháng 9 năm 2018
TIẾNG VIỆT
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
CƠ THỂ CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU
5


- HS biết: Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân và tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích họat động để cơ thể phát triển tốt.
II. ĐỒ DÙNG - Hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 35'
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định : 1’
2. Bài cũ : 4’
3. Bài mới : 1’
*Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1 : Quan sát tranh
*Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : HS hoạt động theo nhóm đôi.
-HS làm việc theo hướng dẫn
-GV hướng dẫn học sinh : Hãy chỉ và nói tên của GV.
các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
-GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp :
-GV treo tranh và gọi HS xung phong lên bảng -Đại diện nhóm lên bảng vừa

-Động viên các em thi đua nói.
chỉ vừa nêu tên các bộ phận
bên ngoài của cơ thể.
Hoạt động 2 : Quan sát tranh.
*Mục tiêu : Nhận biết được các hoạt động và các bộ phận bên ngoài của cơ thể
gồm ba phần chính: đầu, mình, tay và chân.
*Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
-Từng cặp quan sát và thảo luận
-GV nêu :
+Quan sát hình ở trang 5 rồi chỉ và nói xem các
bạn trong từng hình đang làm gì ?
+Nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có
mấy phần?
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
-Đại diện nhóm lên biểu diễn
-GV nêu:Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động lại các hoạt động của các bạn
của đầu, mình, tay và chân như các bạn trong trong tranh
hình.
-GV hỏi : Cơ thể ta gồm có mấy phần?
*Kết luận :
-HS theo dõi.
-Cơ thể chúng ta có 3 phần : đầu, mình, tay và
chân.
-Chúng ta nên tích cực vận động. Hoạt động sẽ
giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
Hoạt động 3 : Tập thể dục.
*Mục tiêu : Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
6



Bước 1:
-GV hướng dẫn học bài hát :
Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi.
Bước 2 : GV vừa làm mẫu vừa hát.
Bước 3 : GoÏi một HS lên thực hiện để cả lớp
làm theo.
-Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát
*Kết luận : Nhắc HS muốn cơ thể khoẻ mạnh
cần tập thể dục hàng ngày.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
-Về nhà hàng ngày các em phải thường xuyên
tập thể dục.
Nhận xét tiết học.

-HS học lời bài hát

-HS theo dõi.
-1 HS lên làm mẫu.
-Cả lớp tập.

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 01
I. MỤC TIÊU
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 01.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 02

3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. TIẾN TRÌNH SINH HOẠT
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 01.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên
trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
- Về học tập:
- Về đạo đức:
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
- Về các hoạt động khác.
• Tuyên dương, khen thưởng. Bạn Hân , Hoàng, Ánh, Trà………
• Phê bình. GV nhắc nhở chung để HS sửa
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 02
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3. Củng cố - dặn dò: 5’
7


Nhận xét chung các nội dung trong tuần. Chuẩn bị cho tuần sau
- Nhận ra hình tam giác, từ các vật thật và nêu đúng tên các hình đó.
- HS yêu thích môn học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Một bộ đồ dùng Toán1. Một số hình vuông, hình tròn, HTG.

2. Học sinh: Mỗi em một quyển sách Toán 1, một bộ đồ dùng Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: (7’) GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- GV cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình trong SGK.
+ Các hình vuông: tô cùng một màu. Các hình tròn: tô cùng một màu.
+ Các hình tam giác: tô cùng một màu.
Hoạt động 2: (13’) Thực hành ghép hình.
- GV hướng dẫn HS dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành một
hình mới (như một số hình mẫu nêu trong Toán1). (GV có thể ghép mẫu trên bảng)
- GV cho HS thi đua ghép hình, em nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ được các bạn
vỗ tay và hoan nghênh.
Hoạt động 3: (9’) Thực hành xếp hình
- GV cho HS dùng que diêm ( que tính) để xếp thành hình vuông, hình tam giác.
- GV quan sát, giúp đỡ HS chưa biết xếp hình.
Hoạt động 4: (5-6’) Củng cố dặn dò
- HS chơi trò chơi: HS thi đua tìm hình vuông, hình tam giác trong các đồ vật
trong lớp học.
TUẦN 2
Ngày soạn: 06/9/2016.
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018
CHÀO CỜ
TIẾNG VIỆT
TIẾNG CÓ MỘT PHẦN KHÁC NHAU (T1-2)
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
- Nhận ra hình tam giác, từ các vật thật và nêu đúng tên các hình đó.
- HS yêu thích môn học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Một bộ đồ dùng Toán1. Một số hình vuông, hình tròn, HTG.
2. Học sinh: Mỗi em một quyển sách Toán 1, một bộ đồ dùng Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: (7’) GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- GV cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình trong SGK.
+ Các hình vuông: tô cùng một màu. Các hình tròn: tô cùng một màu.
+ Các hình tam giác: tô cùng một màu.
8


Hoạt động 2: (13’) Thực hành ghép hình.
- GV hướng dẫn HS dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành một
hình mới (như một số hình mẫu nêu trong Toán1). (GV có thể ghép mẫu trên bảng)
- GV cho HS thi đua ghép hình, em nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ được các bạn
vỗ tay và hoan nghênh.
Hoạt động 3: (9’) Thực hành xếp hình
- GV cho HS dùng que diêm ( que tính) để xếp thành hình vuông, hình tam giác.
- GV quan sát, giúp đỡ HS chưa biết xếp hình.
Hoạt động 4: (5-6’) Củng cố dặn dò
- HS chơi trò chơi: HS thi đua tìm hình vuông, hình tam giác trong các đồ vật
trong lớp học.
Ngày soạn: 10/9/2018.
Thứ tư, ngày 12 tháng 9 năm 2018
TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh :
- Nhận biết số lượng các nhóm đồ vật không qúa 3 phần tử..
- Đọc, viết, đếm số trong phạm vi 3.
- Giáo dục HS ham học môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ chuẩn bị sẵn bài tập số 2.
- Các mô hình tập hợp như SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 5’ Hỏi tên bài.
Gọi học sinh đọc và viết các số 1, 2, 3.
Nhận xét KTBC.
Học sinh đọc và viết các số 1, 2, 3
2.Bài mới: 30’
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Nhắc lại.
Bài 1: Cho học sinh quan sát hình bài
tập 1, yêu cầu học sinh ghi số thích hợp Làm VBT và nêu kết quả.
vào ô trống.
Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu học sinh làm VBT. Khi làm
xong gọi học sinh đọc từng dãy số.
Làm VBT
Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu của đề. Đọc: 1, 2, 3 ; 3, 2, 1
GV hỏi: Một nhóm có 2 hình vuông, viết
số mấy? Một nhóm có 1 hình vuông viết Có hai hình vuông, viết số 2
số mấy? Cả 2 nhóm có mấy hình vuông Có một hình vuông, viết số 1
ta viết số mấy?
Cả hai nhóm có 3 hình vuông, viết số
3
Bài 4: Yêu cầu học sinh viết vào VBT.
Chỉ vào hình và nói: hai và một là ba;
ba gồm hai và một; một và hai là ba.

Thực hiện VBT.
9


3.Cng c: 5 Hi tờn bi.

Nhc li tờn bi hc.
Liờn h thc t v k mt s dựng
gm 2, 3 phn t.
Vớ d : ụi guc gm 2 chic,

TING VIT
PHN BIT PH M- NGUYấN M(T5,6 TR106 STK)
TH CễNG
Xẫ DN HèNH CH NHT- HèNH TAM GIC (TIT 1)
I.MC TIấU:
- HS bit cỏch xộ, dỏn hỡnh ch nht.
- HS xộ, dỏn c hỡnh ch nht. ng xộ cú th cha thng, b rng ca. Hỡnh
dỏn cú th cha phng.
- Xộ dỏn c mt hỡnh ch nht cú th cha p.
- Rèn tính cẩn thận khi xé, dán.
II.CHUN B: - GV: Giấy màu, vật mẫu: hình chữ nhật dán lên tờ
giấy khác màu. Quy trình xé, dán hình ch nht.
- HS: Vở Thủ công, giấy màu, keo dán, thớc kẻ, bút chì.
III.HOT NG DY HC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
- chuẩn bị dụng cụ
1. Bài cũ (2)
học.

- Kiểm tra chuẩn bị của HS.
- Nhận xét qua kiểm tra.
2. Bài mới:
a. Quan sát, nhận xét (5)
- Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu bài mới và yêu cầu bài học.
- Cho Hs quan sát hình mẫu.
- Hỏỉ: Hình chữ nhật có đặc điểm
gì? (Có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh
- HS nờu
ngắn bằng nhau)
b. Cách xé, dán hình chữ nhật: (5)
- Cho Hs nêu các bớc xé, dán hình chữ - Theo dõi nắm cách
làm.
nhật.
- Gv bổ sung và cho HS quan sát các
bớc theo quy trình xé, dán hình chữ
nhật:
*Bớc 1: vẽ hình
- HS nhc li
*Bớc 2: Xé hình.
- HS lng nghe
*Bớc 3: Dán hình
- GV yờu cu HS nhc li
- GV chốt cách làm: Có thể xé hình
- Thực hành.
chữ nhật mà không cần vẽ hình...
- Gv lu ý HS cách xé.
10



c. Thực hành: (18 phút)
- Tổ chức cho Hs xé, dán hình chữ
nhật.
- Gv quan sát, giúp đỡ HS thao tỏc cũn
chm cỏc em xộ v dỏn c hỡnh vo v.
- Nhận xét theo nhóm
ng viờn nhng HS khộo tay cỏc em
hon thnh bi tt.
- Thu dọn lớp học.
d.Nhn xột sn phm (4p)
- tổ chức cho HS nhận xét sản phẩm
của nhau.
3.Củng cố (1)
- GV hệ thống nội dung bài, dặn tiết
sau thực hành xé, dán hình tam giác.
- Cho Hs thu dọn vệ sinh lớp học.
Ngy son: 9/9/ 2018.
Th nm, ngy 13 thỏng 9 nm 2018
TING VIT
PHN BIT PH M- NGUYấN M(T7,8 TR106 STK)
TON
CC S 1, 2, 3, 4, 5.
I. MC TIấU BI HC
- Cú khỏi nim ban u v s 4, s 5. c, vit, m s t 1 n 5 v c s t 5
v 1. Bit c th t ca tng s trong dóy s 1, 2, 3, 4, 5
- Nhn bit s lng cỏc nhúm cú t 1 n 5 vt.
- Giỏo dc HS ham hc mụn.
II. DNG DY HC:
1. Giỏo viờn: Cỏc nhúm cú n 5 vt cựng loi (T c th n tru tng).

2. Hc sinh: SGK - Toỏn 1, mt b dựng Toỏn 1.
III. CC HOT NG DY V HC
Hot ng 1: (4 Phỳt) Kim tra bi c.
Hot ng 2: (1 Phỳt) Gii thiu bi mi.
Hot ng 3: (5 Phỳt) Gii thiu s 4 v ch s 4.
- GV treo tranh v 4 bn n v hi: Hỡnh trờn v my bn?
- Tip tc treo tranh v 4 chic kốn, 4 chm trũn,... Mi ln treo li hi: Cú my?
- HS ly 4 que tớnh, 4 HTG, 4 hỡnh trũn, trong BD Toỏn thc hnh.
- HS vit mt dũng s 4 vo v. Cho HS ch s 4 v c "bn".
Hot ng 4: (5 Phỳt) Tp m xỏc nh th t cỏc s trong dóy s 1, 2, 3, 4, 5.
- GV hi: Trc khi m s 2 cỏc em phi m s no trc? (S 1).
- GV hng dn vi tng t cỏc s cũn li.
Hot ng 5: (15 phỳt) Thc hnh, luyn tp (SGK - tr. 15)
*Bi 1: - GV hng dn HS vit mt dũng s 4, mt dũng s 5.
*Bi 2: - Vit s phự hp vi s lng ca tng nhúm vt.
- HS in s thớch hp vo ụ trng di hỡnh: hỡnh cú 5 qu cam, vit s 5.
11


- HS làm bài, GV theo dõi HS, nhắc nhở các HS làm bài tích cực.
- Cho 1 HS lên sửa miệng, HS khác nghe, nhận xét bổ sung hoặc sửa cho bạn.
Hoạt động 6: (5 phút) Củng cố, dặn dò.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Nhận biết số lượng"
- Tổng kết giờ học, khen những HS tích cực.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 02
I. MỤC TIÊU
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 02.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 03
3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. TIẾN TRÌNH SINH HOẠT
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 02.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên
trong tổ.
- Trưởng các ban tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- CTHĐTQ nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
- Về học tập:
- Về đạo đức:
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
- Về các hoạt động khác.
• Tuyên dương, khen thưởng.
• GV nhắc nhở chung để HS sửa
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 03
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3. Củng cố - dặn dò: 5’
Nhận xét chung các nội dung trong tuần 2.Kế hoạch tuần 3.
TUẦN 3
Ngày soạn: 12/9/2016.
Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2018
TIẾNG VIỆT (2 Tiết)
ÂM /CH/(TR128STK)
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

12


- Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5. Biết đọc, viết, đếm các số
trong phạm vi 5. Rèn cho HS đọc, viết đếm các số trong phạm vi 5.
- Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học.
II.CHUẨN BI ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Bộ ĐD Toán
2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở bài tập. Bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ( 5’) Kiểm tra bài cũ.
- GV nêu các nhóm từ 1 đén 5 đồ vật. HS viết số tương ứng lên bảng con.
- GV giơ một, hai, ba. bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một ngón tay, HS nhìn số
ngón tay để đọc số( một, hai, ba, bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một)
Hoạt động 2: (10’) HS làm bài tập 1 và 2.
- GV hướng HS thực hành nhận biết số lượng và đọc, viết số.
- HS làm bài 1, 2, GVHD HS đọc thầm , nêu cách làm từng bài tập rồi chữa bài.
- Khi chữa bài: gọi HS đọc kết quả: bức tranh thứ nhất ( kể từ trái sang phải) viết
số 4 ( chỉ 4 cái ghế) rồi viết số 5 (chỉ 5 ngôi sao... )
- HS khác theo dõi và làm bài của minh để chữa bài.
Hoạt động 3: (17’) HS làm bài tập 3 và 4.
- GV hướng dẫn HS đọc thầm đề bài rồi gọi HS nêu cách làm:
- Chữa bài, gọi HS đọc kết quả để tập đếm từ 1 đến 5 hoặc ngược lại để củng cố.
- GV hướg dẫn HS làm bài tập 4, viết các số1, 2, 3, 4, 5 như SGK.
- Cho HS chơi trò chơi " thi đua nhận biết thứ tự các số"
- GV nhận xét khen HS tham gia trò chơi tích cực.
Hoạt động 4: (3’) Củng cố, dặn dò
- HS đọc, viết số 4, 5. Đếm số từ 1 đến 5 và đọc số từ 5 đến 1.
Ngày soạn: 17/9/2016
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2016

TOÁN
BÀI : BÉ HƠN – DẤU <
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh bước đầu có thể:
- Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu “<” để diễn đạt kết quả so
sánh.
- Thực hiện so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
- GD học sinh ham học bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ô tô, chim như SGK phóng to.
- Tranh 3 bông hoa, 4 bông hoa, 4 con thỏ, 5 con thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KTBC 5’:
Nhận biết số lượng trong PV5 và đọc viết
3 học sinh đọc viết số theo hướng
số.
dẫn của GV (ba hình vuông, đọc
Nhận xét KTBC.
ba, viết 3; năm viên bi, đọc năm,
2.Bài mới 30’:
viết 5; …).
13


Giới thiệu bài và ghi tựa.
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn.
Giới thiệu dấu bé hơn “<”
Giới thiệu 1 < 2 (qua tranh vẽ như SGK)
Hỏi: Bên trái có mấy ô tô?

Bên phải có mấy ô tô?
Bên nào có số ô tô ít hơn?
GV nêu : 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (cho học sinh
nhắc lại).
Treo tranh hình vuông và thực hiện tương
tự để học sinh rút ra: 1 hình vuông ít hơn 2
hình vuông.
Và viết 1 < 2, (dấu < ) được gọi là dấu bé
hơn, đọc là bé hơn, dùng để so sánh các số .
GV đọc và cho học sinh đọc lại:
Một bé hơn 2
Giới thiệu 2 < 3
GV treo tranh 2 con chim và 3 con chim.
Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em
thảo luận theo căïp để so sánh số chim mỗi
bên.
Gọi học sinh nêu trước lớp và cho lớp nhận
xét.
2 con chim ít hơn 3 con chim
Tương tự hình tam giác để học sinh so sánh
và nêu được.
2 tam giác ít hơn 3 tam giác
Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho học sinh
nêu được: 2 bé hơn 3 và yêu cầu các em viết
vào bảng con 2 < 3
Giới thiệu 3 < 4 , 4 < 5
Thực hiện tương tự như trên.

Nhắc lại
Có 1 ô tô.

Có 2 ô tô.
Bên trái có ít ô tô hơn.
1 ô tô ít hơn 2 ô tô (Học sinh đọc
lại).
1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông
(học sinh đọc lại).
Học sinh đọc: 1 < 2 (một bé hơn
hai), dấu <(dấu bé hơn).
Học sinh đọc.
Thảo luận theo cặpĐọc lại.
Thảo luận theo cặp.
Đọc lại.

2 < 3 (hai bé hơn ba), đọc lại.
Học sinh đọc.
3 < 4 (ba bé hơn bốn).
4 < 5 (bốn bé hơn năm).
một bé hơn hai, hai bé hơn ba, ba
bé hơn bốn, bốn bé hơn năm (liền
mạch)
Thực hiện VBT.

GV yêu cầu học sinh đọc:
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu < vào
VBT.
Bài 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát
2 < 4, 4 < 5 (Học sinh đọc).
hình mẫu và đọc 3 < 5.
Yêu cầu học sinh nhìn hình và viết dấu so

2 < 5, 3 < 4, 1 < 5 (Học sinh đọc).
sánh vào dưới các hình còn lại.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu
Thực hiện VBT và nêu kết quả.
học sinh đọc lại các cặp số đã được so sánh.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
14


Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc
kết quả.
3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài.
Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo Đại diện 2 nhóm thi đua.
mẫu.
GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. Yêu Học sinh lắng nghe, thực hiện ở
cầu mỗi nhóm cử 4 học sinh để thi tiếp sức, nhà.
nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó
thắng.
Nhận xét, tuyên dương
TIẾNG VIỆT
ÂM /D/(TR132 STK)
TOÁN(ÔN)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Tiếp tục củng cố cho HS
- Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5. Biết đọc, viết, đếm các số
trong phạm vi 5.
- Rèn cho HS đọc, viết đếm các số trong phạm vi 5.
- Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học.
II.CHUẨN BI ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Bộ ĐD Toán

2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở bài tập. Bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ( 5’) Kiểm tra bài cũ.
- GV nêu các nhóm từ 1 đén 5 đồ vật. HS viết số tương ứng lên bảng con.
- GV giơ một, hai, ba. bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một ngón tay, HS nhìn số
ngón tay để đọc số( một, hai, ba, bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một)
Hoạt động 2: (10’) HS làm bài tập 1 và 2.
- GV hướng HS thực hành nhận biết số lượng và đọc, viết số.
- HS làm bài 1, 2, GVHD HS đọc thầm , nêu cách làm từng bài tập rồi chữa bài.
- Khi chữa bài: gọi HS đọc kết quả: bức tranh thứ nhất ( kể từ trái sang phải) viết
số 4 ( chỉ 4 cái ghế) rồi viết số 5 (chỉ 5 ngôi sao... )
- HS khác theo dõi và làm bài của minh để chữa bài.
Hoạt động 3: (17’) HS làm bài tập 3 và 4.
- GV hướng dẫn HS đọc thầm đề bài rồi gọi HS nêu cách làm:
- Chữa bài, gọi HS đọc kết quả để tập đếm từ 1 đến 5 hoặc ngược lại để củng cố.
- GV hướg dẫn HS làm bài tập 4, viết các số1, 2, 3, 4, 5 như SGK.
- Cho HS chơi trò chơi " thi đua nhận biết thứ tự các số"
- GV nhận xét khen HS tham gia trò chơi tích cực.
Hoạt động 4: (3’) Củng cố, dặn dò
- HS đọc, viết số 4, 5. Đếm số từ 1 đến 5 và đọc số từ 5 đến 1.
Ngày soạn: 18/9/2016
15


Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM /Đ/(TR136 STK)
TOÁN
Tiết 11: LỚN HƠN – DẤU >
I.MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh bước đầu có thể:

- Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớnù hơn”, dấu “>” để diễn đạt kết quả so
sánh.
- Thực hiện so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ lớn hơn.
- GD học sinh ham học bộ môn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị phiếu bài tập. Hình vẽ con bướm, con thỏ, hình vuông như SGK
phóng to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KTBC: 5’ Phát cho học sinh 1 phiếu như
sau:
Làm việc trên phiếu, một học
Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống.
sinh làm bài trên bảng lớp.
Yêu cầu học sinh tự làm trên phiếu và sữa bài
So sánh, đối chiếu bài của mình
trên lớp.
và bài trên lớp.
Nhận xét KTBC.
Điền số hoặc dấu thích hợp vào
2.Bài mới: 30’
ô trống.
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn.
Giới thiệu dấu lớn hơn “>”
Giới thiệu 2 > 1 (qua tranh vẽ như SGK)
Hỏi: Bên trái có mấy con bướm?
Có 2 con bướm.
Bên phải có mấy con bướm?
Có 1 con bướm.

Bên nào có số con bướm nhiều hơn?
Bên trái có nhiều con bướm
GV nêu : 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm
hơn.
(cho học sinh nhắc lại).
2 con bướm nhiều hơn 1 con
Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự bướm (học sinh nhắc lại).
để học sinh rút ra: 2 hình vuông nhiều hơn 1
hình vuông.
2 hình vuông nhiều hơn 1 hình
Và viết 2 > 1, (dấu >) được gọi là dấu lớn hơn, vuông (học sinh đọc lại).
đọc là lớn hơn, dùng để so sánh các số.
Học sinh đọc: 2 > 1 (hai lớn hơn
GV đọc và cho học sinh đọc lại:
một), dấu > (dấu lớn hơn).
Hai lớn hơn một
Giới thiệu 3 > 2
GV treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ. Nêu
Học sinh đọc.
nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận
theo căïp để so sánh số con thỏ mỗi bên.
Thảo luận theo cặp.
Gọi học sinh nêu trước lớp và cho lớp nhận xét.
3 con thỏ nhiều hơn 2 con thỏ.
Đọc lại.
Tương tự hình các chấm tròn để học sinh so
Thảo luận theo cặp.
16



sánh và nêu được.
3 chấm tròn nhiều hơn 2 chấm tròn
Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho học sinh nêu
được: 3 lớn hơn 2 và yêu cầu các em viết vào
bảng con 3 > 2
So sánh 4 > 3, 5 > 4
Thực hiện tương tự như trên.
GV yêu cầu học sinh đọc:
Dấu lớn hơn (dấu >) và dấu bé hơn (dấu <) có
gì khác nhau?
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu > vào
VBT.
Bài 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình
mẫu và đọc 5 > 3.
Yêu cầu học sinh nhìn hình và viết dấu so sánh
vào dưới các hình còn lại.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu học
sinh đọc lại các cặp số đã được so sánh.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc kết
quả.
3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài.
Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo
mẫu.
GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. Yêu
cầu mỗi nhóm cử 4 học sinh để thi tiếp sức,
nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng.
Nhận xét, tuyên dương


Đọc lại.
3 > 2 (ba lớn hơn hai), đọc lại.
Học sinh đọc.
4 > 3 (bốn lớn hơn ba).
5 > 4 (năm lớn hơn bốn).
Năm lớn hơn bốn, bốn lớn hơn
ba, ba lớn hơn hai, hai lớn hơn
một (liền mạch)
Khác tên gọi, cách viết, cách sử
dụng, khi viết 2 dấu này đầu
nhọn luôn hướng về số nhỏ hơn.
Thực hiện VBT.
4 > 2, 3 > 1 (Học sinh đọc).
5 > 2, 4 > 3, 5 > 4, 3 > 2 (Học
sinh đọc).
Thực hiện VBT và nêu kết quả.
Đại diện 2 nhóm thi đua.
HS làm VBT
Học sinh lắng nghe.

TOÁN(ÔN)
BÉ HƠN. DẤU <
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Củng cố cho HS
- Biết so sánh số lượng và sử dụng từ: " bé hơn", dấu " <", khi so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số trong phạm vi từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
- HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Tranh ô tô, con chim trong SGK phóng to.
2. Học sinh: SGK, bộ đồ dùng học toán.VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: (5’) Giới thiệu 1< 2.
- HS quan sát treo tranh 1, trả lời: Bên trái có mấy bông hoa? Bên phải có
mấybông hoa ? + Bên nào có số bông hoa ít hơn? Vậy 1 bông hoa so với 2 bông
hoa thì như thế nào?
17


- GV làm tương tự với tranh khác. GV gọi một HS đọc kết quả so sánh 1 và 2.
- HSx quan sát, lắng nghe và đọc theo các bạn. “ Một bé hơn hai ”
Hoạt động 3: (5’) Giới thiệu 2 < 3.
- GV hướng dẫn HS Giới thiệu 2 < 3 như Giới thiệu 1< 2.
Hoạt động 4: (5’) Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5.
- GV hướng dẫn HS Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5 như Giới thiệu 2< 3.
Hoạt động 5: (15’) HS thực hành, luyện tập (VBT)
*Bài 1: Viết dấu < theo mẫu. - GV yêu cầu HS viết một dòng dấu >. GV kiểm tra
HS.
*Bài 2: So sánh và viết kết quả so sánh.
- HS quan sát lá cờ, đếm số lá cờ ở mỗi bên. (Bên trái có 3 lá, bên phải có 5 lá cờ)
+ Yêu cầu HS so sánh 3 quả cam và 5 quả cam. (3 quả cam ít hơn 5 quả cam).
+ GV nêu và đồng thời viết lên bảng: Vậy ta viết: 3 < 5.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với hình còn lại.
- HS KT quan sát GV làm mẫu và cùng làm các phần caon lại với các bạn.
Hoạt động 6: (4’) Củng cố, Dặn dò
- HS nhận biết số lượng bé hơn, về nhà thực hành lại các bài tập.
Ngày soạn: 19/9/2016
Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2016
TIẾNG VIỆT

ÂM /E/(TR140 STK)
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp HS củng cố được khái niệm bé hơn, lớn hơn, cách sử dụng các dấu >, <
khi so sánh các số. Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn.
- HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu kiểm tra bài cũ. Có thể chuẩn bị trên bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động 1: (4’) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 3: (25’) GV hướng dẫn HS luyện tâp, thực hành (SGK - tr. 21)
*Bài 1: Điền dấu ">", "<" vào ô trống.
- GV yêu cầu 1 HS nêu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm.
- HS làm:
5>1
5>3
5>4
4>3
1< 5
3<5
4<5
3<4
- HS hãy đọc kết quả theo từng cột.
*Bài 2: So sánh số lượng và viết kết quả so sánh.
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như cách làm bài 2, tiết 10.
- GV hỏi: Em cần chú ý gì khi viết dấu lớn hơn ">" hay bé hơn"<"?

18


(khi viết dấu bé hơn "<" hay dấu lớn hơn ">" đầu nhọn luôn quay về số bé hơn).
- GV giúp đỡ HS yếu, học sinh X làm bài tập.
Hoạt động 4: (5’) Củng cố, Dặn dò
- GV cho HS nhận biết số lượng và sử dụng dấu lớn hơn >
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 03
I. MỤC TIÊU
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 03.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 04
3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. TIẾN TRÌNH SINH HOẠT
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 03.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên
trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
- Về học tập:
- Về đạo đức:
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
- Về các hoạt động khác.
• Tuyên dương, khen thưởng. Bạn Sử, Sơn, Lưu Ly, Hải Anh………
• Phê bình. GV nhắc nhở chung để HS sửa

2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 04
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3. Củng cố - dặn dò: 5’
- Nhận xét chung các nội dung trong tuần. Chuẩn bị cho tuần sau.

TUẦN 04
Ngày soạn 23/9/2016
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2016
TIẾNG VIỆT(2T)
LUẬT CHÍNH TẢ E,Ê(TR147 STK)
TOÁN
BẰNG NHAU, DẤU =
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính là số đó.
19


- Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số.
- Giáo dục HS ham học môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Các mô hình, đồ vật thật phù hợp với tranh vẽ của bài học.
2. Học sinh: SGK. vở bài tập. Bảng con, phấn. bút chì. Bộ đồ dùng học Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: (5’) Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 ( trang 21) Điền >, < ? vào chỗ chấm.
3... 4
5... 2
Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn HS nhận biết 3 = 3
- Cho HS quan sát tranh của bài học, trả lời câu hỏi của GV:

+ Có 3 con hươu, có 3 khóm cây, cứ mỗi con hươu lại có (duy nhất) một khó cây
(và ngược lại), nên số con hươu (3) bằng số khóm cây (3), ta có 3 bằng 3.
- GV giới thiệu như sau: 3 = 3 (dấu = đọc là “bằng”), gọi HS đọc: “Ba bằng ba”
Hoạt động 3: (8’) Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4
- GV hướng dẫn HS giải thích 4 = 4 bằng tranh vẽ ( hay mô hình) nêu trong bài
học tương tự như đối với 3 = 3
Hoạt động 4: (11’) Thực hành
- Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu =, GV lưu ý khi viết dấu bằng vào giữa hai số,
chẳng hạn: 5 = 5, HS viết dấu bằng cân đối ngang giữa hai số.
- Bài 2: HS nêu nhận xét rồi viết kết quả bằng ký hiệu vào các ô trống. Chẳng hạn
ở hình vẽ đầu tiên có 5 hình tròn trắng, 5 hình tròn xanh, ta viết 5 = 5
- Bài 3: HS nêu cách làm. HS làm bài rồi chữa bài (đọc kết quả)
Hoạt động 5: (3’) Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tập tích cực.
Ngày soạn 24/9/2016.
Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016
TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh được củng cố về:
- Khái niệm bằng nhau.
- So sánh các số trong phạm vi 5 và cách sử dụng các từ, các dấu lớn hơn (>), bé
hơn (<), bằng nhau (=) để đọc ghi kết quả so sánh.
- GD học sinh ham học bộ môn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ, phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KTBC: 5’
GV tự thiết kế bài tập để kiểm tra việc thực hành Lớp làm phiếu học tập, 1 học

so sánh các số trong phạm vi 5 cho các em.
sinh làm bảng từ.
1
2 <
<
< 5
1 < 2 < 3 < 4 < 5
5 > 4 >
1
20


GV ghi nội dung kiểm tra lên bảng phụ, gọi 1 em
lên bảng, yêu cầu các em khác làm vào phiếu
kiểm tra để kiểm tra được tất cả các em trong
lớp.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới 30’:
Giới thiệu bài và ghi tựa.
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào phiếu, gọi 1 học sinh
lên bảng làm bài, gọi học sinh chữa miệng.
Yêu cầu học sinh quan sát cột 3 hỏi: Các số được
so sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau.
Kết quả thế nào?
Vì hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn, nên hai bé hơn
bốn. Cô mời bạn khác nhắc lại.
Bài 2: GV yêu cầu học sinh nêu cách làm bài tập
2 ? So sánh rồi viết kết quả: chẳng hạn so sánh

số bút mực với số bút chì ta thấy ba bút mực
nhiều hơn hai bút chì, ta viết 3 > 2 và 2 < 3.
Yêu cầu cả lớp làm bài: Theo dõi việc làm bài
của học sinh, gọi học sinh đọc kết quả.
Bài 3: GV treo hình phóng to hỏi: bạn nào có thể
cho cô biết ở bài tập 3 ta làm như thế nào?
Yêu cầu học sinh tự làm bài vào phiếu, gọi học
sinh lên bảng làm bài.
Chữa bài: Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên
bảng, yêu cầu học sinh dưới lớp kiểm tra bài làm
của mình.
3.Củng cố: 5’ Hỏi tên bài.
Có thể hỏi như sau: Trong các số chúng ta đã
học:
− Số 5 lớn hơn những số nào?
− Những số nào bé hơn số 5?
− Số 1 bé hơn những số nào?
− Những số nào lớn hơn số 1?
Nhận xét, tuyên dương

5 > 4 > 3 > 2 > 1

Thực hiện trên phiếu học tập,
nêu miệng kết quả.
Cùng được só sánh với 3

hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn.
Nhắc lại.
Thực hiện VBT bà nêu kết
quả.


Làm cho bằng nhau.

1, 2, 3, 4
1, 2, 3, 4
2, 3, 4, 5
2, 3, 4, 5

TIẾNG VIỆT(2T)
ÂM/G/ (TR155 STK
TOÁN(ÔN)
BẰNG NHAU, DẤU =
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
21


- Củng cố cho HS biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính là số đó. Biết
sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số.
- Rèn HS làm tốt các dạng toán đã học.
- Giáo dục HS ham học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Các mô hình, đồ vật thật phù hợp với tranh vẽ của bài học.
2. Học sinh: SGK. vở bài tập. Bảng con, phấn. bút chì. Bộ đồ dùng học Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: (5’) Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 Điền >, < ? vào chỗ chấm.
2... 1
3... 4
Hoạt động 2: (11’) Thực hành
- Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu =, GV lưu ý khi viết dấu bằng vào giữa hai số,

chẳng hạn: 5 = 5, HS viết dấu bằng cân đối ngang giữa hai số.
- Bài 2: HS nêu nhận xét rồi viết kết quả bằng ký hiệu vào các ô trống. Chẳng hạn
ở hình vẽ đầu tiên có 4 hình tròn trắng, 4 hình tròn xanh, ta viết 4 = 4
- Bài 3: HS nêu cách làm. HS làm bài rồi chữa bài (đọc kết quả)
- GV quan sát, giúp đỡ HS lớp và học sinh yếu làm bài tập.
Hoạt động 5: (3’) Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tập tích cực.
Ngày soạn 26/9/2016
Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016
TIẾNG VIỆT(2T)
ÂM /H/ (TR159 STK
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh củng cố về:
- Khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau.
- Thực hiện so sánh các số trong PV5 và cách dùng các từ “lớn hơn”, “bé hơn”,
“bằng nhau”, các dấu <,>, = để đọc và ghi kết quả so sánh.
- GD học sinh ham học bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mô hình bài tập như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KTBC: 5’
Yêu cầu học sinh làm bài tập vào bảng con, Thực hiện trên bảng con, 3 học
gọi 3 học sinh làm bảng lớp.
sinh làm bảng lớp.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới: 30’
Hướng dẫn học sinh luyện tập

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập:
Học sinh nêu nhận xét: Số hoa ở
a) GV giới thiệu cho học sinh nhận thấy hai hai bình hoa không bằng nhau, một
22


bình hoa và nêu nhận xét.
Để bên 2 bông hoa bằng bên 3 bông hoa ta
làm thế nào?
b) Tương tự GV giới thiệu hình vẽ các con
kiến và cho học sinh nhận xét.
Ta gạch đi 1 con kiến bên hình 4 con kiến
để 2 bên có số kiến bằng nhau.
c) Cho học sinh quan sát hình vẽ cái nấm và
so sánh số nấm ở hai hình.
GV gợi ý các em thực hiện bằng 2 cách vẽ
thêm hoặc gạch đi để có số nấm hai bên
bằng nhau.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập:
Yêu cầu các em làm VBT và nêu kết quả.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc
kết quả.
3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương

bên 3 bông hoa một bên 2 bông
hoa.
Vẽ thêm 1 bông hoa vào bên 2
bông hoa.

Nêu nhận xét.
Quan sát và nhận xét.
Nêu cách thực hiện.

Thực hiện VBT và nêu kết quả.
Thực hiện VBT và nêu kết quả.
HS nêu lại.

TOÁN(ÔN)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp HS củng cố được khái niệm bé hơn, lớn hơn, cách sử dụng các dấu >, <
khi so sánh các số. Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn.
- HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập tốt.
- Giáo dục HS ham học môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu kiểm tra bài cũ. Có thể chuẩn bị trên bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: (4’) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 3: (25’) GV hướng dẫn HS luyện tâp, thực hành (SGK - tr. 21)
*Bài 1: Điền dấu ">", "<" vào ô trống.
- GV yêu cầu 1 HS nêu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm.
- HS làm:
5>2
5>1
5>4
4>3

2< 5
1<5
4<5
3<4
- HS hãy đọc kết quả theo từng cột.
- HSKT làm bài cùng các bạn. GV kết luận đúng, sai rồi cho điểm.
*Bài 2: So sánh số lượng và viết kết quả so sánh.
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như cách làm bài 2.
- GV hỏi: Em cần chú ý gì khi viết dấu lớn hơn ">" hay bé hơn"<"?
23


(khi viết dấu bé hơn "<" hay dấu lớn hơn ">" đầu nhọn luôn quay về số bé hơn).
- GV giúp đỡ HS yếu, học sinh yếu làm bài tập.
Hoạt động 4: (5’) Củng cố, Dặn dò
- GV cho HS nhận biết số lượng và sử dụng dấu lớn hơn >
Ngày soạn 27/9/2016
Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2016
TIẾNG VIỆT(2T)
ÂM /I/ (TR162 STK
TOÁN
SỐ 6
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Có khái niệm ban đầu về số 6.
- Biết đọc, biết viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
- GD học sinh ham học bộ môn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 6 bạn trong SGK phóng to.
- Nhóm các đồ vật có đến 6 phần tử (có số lượng là 6).
- Mẫu chữ số 6 in và viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC 5’: Cho học sinh làm bảng con, 2 học sinh
làm trên bảng lớp bài 2, 3. Nhận xét KTBC.
Thực hiện bảng con và
2.Bài mới 30’: Giới thiệu bài.
bảng lớp.
Lập số 6.
- GV đính hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc
hình khác nhưng cùng thể hiện ý có 5 đồ vật thêm 1
đồ vật) hỏi:
− Có mấy bạn đang chơi?
5 bạn.
1 bạn
− Có mấy bạn đang đi tới?
6 bạn.
− Có 5 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
- GV đính các chấm tròn và hỏi:
5 chấm tròn.
− Có mấy chấm tròn?
1 chấm tròn.
− Cô thêm mấy chấm tròn?
6 chấm tròn.
− Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm
tròn?
GV rút ra phần nhận xét và ghi bảng.
5 con tính
- GV đính các con tính và hỏi:
1 con tính
- Có mấy con tính?

6 con tính
- Thêm mấy con tính?
- Có 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính?
GV rút ra phần nhận xét và ghi bảng.
 GV kết luận: Các bạn, chấm tròn, que tính đều có
Nhắc lại.
số lượng là mấy? (là 6)
Quan sát và đọc số 6.
24


Bài học hôm nay ta học là số 6.
GV ghi tựa.
Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết
GV treo mẫu nói: Đây là chữ số 6 in và nói tiếp:
Đây là chữ số 6 viết.
Gọi học sinh đọc số 6.
Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4,
5, 6.
Hỏi: Trong các số đã học từ số 1 đến số 6 số nào bé
nhất.
Số liền sau số 1 là số mấy? Và hỏi để điền cho đến
số 6.
Gọi học sinh đọc từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
Vừa rồi em học toán số mấy?
Gọi lớp lấy bảng cài số 6. Nhận xét.
Hướng dẫn viết số 6
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu học sinh viết số 6 vào VBT.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề.

Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học
sinh nhận biết được cấu tạo số 6.
Quả dâu: 6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5.
Con kiến: 6 gồm 2 và 4, gồm 4 và 2.
Ngòi bút: 6 gồm 3 và 3.
Từ đó viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Cho HS quan sát các cột ô vuông và viết số thích
hợp vào ô trống dưới các ô vuông.
Yêu cầu các em viết số thích hợp theo thứ tự từ bé
đến và ngược lại.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Cho học sinh các nhóm quan sát bài tập và nói kết
quả nối tiếp theo bàn.
3.Củng cố 5’: Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nêu lại cấu tạo số 6.
Số 6 lớn hơn những số nào?
Những số nào bé hơn số 6?
Nhận xét tiết học, tuyên dương.

Số 1.
Số 2, 3, 4, 5, 6
Đọc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 6, 5, 4,
3, 2, 1.
Số 6.
Cài bảng cài số 6.
Viết bảng con số 6.
Viết số 6 vào VBT.
6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5.
6 gồm 2 và 4, gồm 4 và 2.

6 gồm 3 và 3.
Viết số vào ô trống.
Quan sát hình viết vào
VBT và nêu miệng các kết
quả.
Thực hiện nối tiếp theo
bàn, hết bàn này đến bàn
khác.
6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5.
6 gồm 2 và 4, gồm 4 và 2.
6 gồm 3 và 3.
1, 2, 3, 4, 5
1, 2, 3, 4, 5
HS nêu.

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 04
I. MỤC TIÊU: 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 04.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 05
3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
25


×