Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 109 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

LƯƠNG THỊ THANH

ðÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ðẤT HUYỆN THỦY
NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Quản lý đất đai
Mã số
: 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. VŨ THỊ BÌNH

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả

Lương Thị Thanh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… i


Lời cảm ơn!
Trong thời gian làm luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đà nhận
đợc nhiều sự giúp đỡ, động viên thiết thực, quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hớng dẫn nhiệt tình, sự định hớng
đúng đắn, khoa học trong nghiên cứu của PGS.TS. Vũ Thị Bình .
Tôi xin cảm ơn ông Bùi Văn Tuấn - chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trờng
thành phố Hải Phòng đà giúp đỡ cung cấp tài liệu, số liệu từ những ngày đầu định
hớng đề tài. Tôi xin cảm ơn ông Vũ Đình Trung - chuyên viên phòng Tài nguyên và
Môi trờng huyện Thủy Nguyên ®· cung cÊp nhiỊu th«ng tin gióp t«i hiĨu râ về địa
phơng.
Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cục Đăng ký - Thống kê - Tổng cục Quản lý đất
đai, đặc biệt là các anh chị phòng Thống kê - Kiểm kê đất đai đà tạo điều kiện, giúp đỡ.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô giáo trờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đặc
biệt là các thầy cô Khoa Tài nguyên và Môi trờng, Viện đào tạo Sau đại học đà dìu
dắt, truyền dạy kiến thức cần thiết để tôi có nền tảng vững chắc tự tin thực hiện đề tài.
Tôi biết ơn gia đình, bạn bè, ngời thân luôn ở bên động viên về mọi mặt, khích lệ tôi
trong học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đà cố gắng nhng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong đợc sự chỉ dẫn và đóng góp
thêm của thầy cô và các bạn để tôi rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh thêm đề tài của
mình!
Tác giả


Lơng Thị Thanh
Thanh

Trng i học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ ii
Phần 1 MỞ ðẦU ................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN............................................................................................ 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ðẤT ........................................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng ñất ................................ 7
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ðẤT CỦA MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM........................................... 8
2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng ñất của một số nước trên thế giới .......... 8
2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam ..................... 10
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU ðÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ðẤT ................................................................................... 24
Phần 3 ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 28
3.1. ðối tượng nghiên cứu ................................................................................... 28
3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31
4.1. ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI........................................... 31
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................................... 31

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................................... 37
4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ðẤT ðAI .............................................................. 51
4.3. TÌNH HÌNH LẬP, XÉT DUYỆT VÀ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ðẤT CỦA HUYỆN THỦY NGUYÊN.............................. 54
4.3.1. Tình hình lập, xét duyệt và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng ñất
của huyện............................................................................................................. 54
4.3.2. Các chỉ tiêu sử dụng đất và vị trí phân bố các loại ñất theo phương án
quy hoạch ñã ñược duyệt .................................................................................... 56
4.3.2.1. Các chỉ tiêu sử dụng ñất theo phương án quy hoạch sử dụng ñất ñã ñược
phê duyệt .............................................................................................................. 56
4.2.3.2. Vị trí phân bố các loại đất theo phương án quy hoạch sử dụng ñất ñã
ñược phê duyệt ..................................................................................................... 73
4.4. ðÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN “QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ðẤT GIAI ðOẠN 2002- 2010” ðƯỢC THỰC HIỆN ðẾN NĂM
2008...................................................................................................................... 74
4.4.1. ðất nông nghiệp......................................................................................... 78
4.4.1.1. ðất sản xuất nông nghiệp........................................................................ 78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… iii


4.4.1.2. ðất lâm nghiệp ........................................................................................ 79
4.4.1.3. ðất nuôi trồng thuỷ sản ........................................................................... 79
4.4.1.4. ðất nông nghiệp khác.............................................................................. 80
4.4.2. ðất phi nông nghiệp .................................................................................. 80
4.4.2.1. ðất ở ........................................................................................................ 80
4.4.2.2. ðất chuyên dùng...................................................................................... 80
4.4.2.3. ðất tơn giáo, tín ngưỡng.......................................................................... 81
4.4.2.4. ðất nghĩa trang nghĩa địa........................................................................ 82
4.4.2.5. ðất sơng suối và mặt nước chuyên dùng ................................................. 82

4.4.2.6. ðất phi nông nghiệp khác........................................................................ 82
4.4.3. ðất chưa sử dụng....................................................................................... 82
4.5. NHỮNG TỒN TẠI TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN “QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ðẤT GIAI ðOẠN 2002 - 2010” - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI
PHÁP ................................................................................................................... 84
4.5.1. Tồn tại, yếu kém trong thực hiện phương án quy hoạch sử dụng ñất giai
ñoạn 2002 - 2010"................................................................................................ 85
4.5.1.1. Nhiều chỉ tiêu sử dụng ñất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch
được duyệt ............................................................................................................ 85
4.5.1.2. Nhiều cơng trình, dự án thực hiện không nằm trong quy hoạch ............ 85
4.5.1.3. Việc khai thác, sử dụng đất chưa sử dụng cịn thấp................................ 85
4.5.2. Những nguyên nhân dẫn ñến kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng ñất ............................................................................................................... 86
4.5.2.1. Nguyên nhân về chất lượng phương án quy hoạch sử dụng ñất ñã ñược
lập và sự phối kết hợp của các loại hình quy hoạch trên địa bàn ........................ 86
4.5.2.2. Ngun nhân trong giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án ñầu tư
theo phương án quy hoạch sử dụng ñất ............................................................... 87
4.5.2.3. Nguyên nhân về tổ chức thực hiện quy hoạch, thực hiện luật ................ 88
4.5.2.4. Các nguyên nhân khác ............................................................................ 88
4.5.3. ðề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch
sử dụng ñất .......................................................................................................... 89
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ..................................................................... 90
5.1. Kết luận......................................................................................................... 90
5.2. ðề nghị .......................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 97

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… iv



Phần 1
MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết
Trong q trình phát triển, ñịnh hướng ñúng ñắn là cơ sở quan trọng.
ðịnh hướng ñược thể hiện thông qua các chiến lược quy hoạch phát triển.
Mục tiêu hướng tới cao nhất là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững các
nguồn tài nguyên. ðất ñai là nguồn tài nguyên ñặc biệt. Mọi hoạt ñộng của
con người ñều trực tiếp hoặc gián tiếp cần tới đất đai. Do đó trong tiến trình
phát triển, cầu về đất ln có xu hướng tăng mà nguồn cung tự nhiên của đất
là khơng đổi. ðiều này dẫn tới những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử
dụng ñất, giữa các mục đích sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là cơng tác
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai, góp phần tích
cực trong việc điều hịa các mâu thuẫn phát sinh. Chất lượng của hệ thống quy
hoạch sử dụng ñất có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội và
tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc định hướng,
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất là nội dung quan trọng ñược quan tâm
hàng ñầu ở mọi quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam là một nền kinh tế trẻ giàu tiềm năng. Tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam thời gian qua diễn ra với tốc ñộ nhanh, làm gia tăng áp
lực ñối với tài nguyên ñất ñai. Yêu cầu khách quan đặt ra là cần nghiên cứu để
có những thay ñổi trong quy hoạch sử dụng ñất nhằm tạo ra một hành lang
pháp lý, hỗ trợ cho quá trình phát triển nhanh chóng, bền vững và phù hợp với
xu thế tồn cầu hóa của đất nước.
Nhận thức sâu sắc vai trị quan trọng của cơng tác quy hoạch sử dụng
đất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những nhìn nhận, đánh
giá xác đáng về cơng tác quy hoạch: “Quản lý Nhà nước về đất đai thơng qua
cơng cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñược tăng cường, góp phần tích cực
vào việc phân bố và sử dụng ngày càng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực ñất ñai.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 1



Nhiều địa phương đã cơ bản chấm dứt tình trạng giao đất, cho th đất, chuyển
mục đích sử dụng đất ngồi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hầu hết các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ñã lập ñiều chỉnh quy hoạch sử dụng ñất ñến
năm 2010 và kế hoạch sử dụng ñất 5 năm (2006 - 2010)” [6]. Thủ tướng cũng
thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại trong cơng tác quy hoạch: “Việc lập, thẩm định,
xét duyệt, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất và các quy hoạch có sử
dụng đất nhìn chung chưa tốt. Chất lượng quy hoạch chưa cao, nhiều trường
hợp không sát thực tế, tính khả thi thấp” [6].
Quy hoạch là một hệ thống vì vậy chất lượng của mỗi phương án quy
hoạch ở mỗi địa phương đều đóng vai trị quan trọng trong hệ thống đó.
Khơng nằm ngồi tình hình chung của cả nước, quy hoạch sử dụng ñất của
các quận, huyện và của cả thành phố Hải Phòng còn nhiều vấn ñề cần bàn.
Hàng loạt vụ tham nhũng, xà xẻo ñất ñai ở thành phố Hải Phòng liên tục bị
phát hiện trong thời gian qua, ñưa thành phố ñứng ñầu trong danh sách các
tỉnh có số lượng vụ việc tiêu cực về ñất ñai lớn nhất cả nước. ðiều này bắt
nguồn từ nguyên nhân cơ bản là do những tồn tại, bất cập trong công tác lập
và thực hiện quy hoạch sử dụng ñất.
So với 14 quận, huyện khác của thành phố Hải Phòng, Thủy Nguyên là
một huyện lớn, với 35 xã, 2 thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi, nằm bên dịng
sơng Bạch ðằng lịch sử. Trong tương lai khơng xa, theo quy hoạch điều chỉnh
của thành phố ñến năm 2020, Thủy Nguyên sẽ trở thành một trong những
trung tâm đơ thị hành chính, góp phần quan trọng trong việc tạo thành chùm
đơ thị dun hải của thành phố Cảng. Trên thực tế, huyện là địa phương có
những bước phát triển khá nhanh chóng và mạnh mẽ với nhiều dự án lớn ñã,
ñang và sẽ ñược thực hiện. Vì vậy để phát triển đúng hướng và bền vững,
cơng tác quản lý ñất ñai, ñặc biệt là quy hoạch sử dụng đất càng có ý nghĩa
quan trọng đối với ñịa phương.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 2


Huyện ñã tiến hành lập quy hoạch sử dụng ñất giai ñoạn 2002 - 2010.
ðến năm 2004, phương án này mới ñược UBND thành phố phê duyệt theo
quyết ñịnh số 1500/Qð-UB ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng ñất ñai huyện
Thủy Nguyên thời kỳ 2002 - 2010. ðây là cơ sở pháp lý quan trọng ñể ñịa
phương thực hiện việc quản lý và sử dụng ñất từ năm 2004 ñến nay. Sau một
thời gian thực hiện phương án QHSDð, huyện ñã ñạt ñược nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, một số nội
dung của phương án quy hoạch sử dụng đất cịn chưa được thực hiện ñúng và
triệt ñể dẫn ñến tính khả thi của phương án nhìn chung chưa cao. Vì vậy với
mong muốn tìm giải pháp góp phần nâng cao tính khả thi của phương án quy
hoạch sử dụng ñất, ñề tài “ðánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng
đất huyện Thủy Ngun - thành phố Hải Phịng” được đặt ra ở phạm vi luận
văn thạc sĩ nông nghiệp, chuyên ngành quản lý đất đai.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn huyện Thủy Ngun - thành phố Hải Phịng
- ðánh giá kết quả thực hiện quy hoạch từ đó xác định những vấn đề
nổi cộm trong q trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng ñất của
huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng
- ðề ra các giải pháp góp phần nâng cao tính khả thi của phương án quy
hoạch sử dụng ñất của huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phịng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 3


Phần 2

TỔNG QUAN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ðẤT

2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch nói chung là sự chuyển hoá tư duy hiện tại thành hành ñộng
tương lai nhằm ñạt những mục tiêu nhất ñịnh. Quy hoạch là kế hoạch hố trong
khơng gian, thực hiện những quyết ñịnh của Nhà nước trên một lãnh thổ nhất
định. Quy hoạch mang tính định hướng, tạo ra khả năng thực hiện các chính
sách phát triển, kiểm sốt các hoạt ñộng sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bằng
sinh thái trong môi trường sống, sự công bằng trong ñời sống xã hội [2].
QHSDð là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của
Nhà nước về tổ chức sử dụng ñất ñầy ñủ, hợp lý, có hiệu quả cao thơng qua
việc phân phối và tái phân phối quỹ ñất cả nước, tổ chức SDð như một tư liệu
sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với ñất nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội, tạo ñiều kiện bảo vệ ñất và bảo vệ môi trường [21].
Lê Cảnh ðịnh cho rằng: “QHSDð là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật và chính sách của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý ñất ñai ñầy
ñủ, khoa học, hợp lý có hiệu quả cao nhất thơng qua việc phân bổ quỹ ñất ñai
và tổ chức sử dụng ñất” [10].
Hiểu sai lệch khái niệm QHSDð là hết sức nguy hại, đặc biệt đối với
hoạt động có tác động lâu dài như QHSDð. Tổ chức nông lương thế giới
(FAO - Food and Agriculture Organization) đã khẳng định: "QHSDð đơi khi
bị hiểu lầm là một q trình mà trong đó các nhà quy hoạch ñưa ra nội dung
cụ thể việc mọi người phải làm, như một kiểu hành ñộng từ trên xuống (topdown). ðó là cách hiểu sai lầm! Ngược lại, các nhà nghiên cứu của FAO ñã
chỉ rõ QHSDð thực chất phải là hệ thống ñánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 4



và kinh tế theo cách ñể giúp ñỡ và ñộng viên người sử dụng ñất lựa chọn
phương án sử dụng ñất làm tăng năng suất, sử dụng bền vững ñồng thời đáp
ứng được nhu cầu của xã hội. Người nơng dân và những người sử dụng ñất
khác nên tham gia vào các hoạt động trong QHSDð, vì họ có kiến thức thực
tế, có sự kiểm nghiệm so sánh giữa nhu cầu phát triển thực tiễn với lý thuyết
phát triển bền vững" [11].
2.1.1.2. Hệ thống quy hoạch sử dụng ñất
Trong quá trình phát triển, hệ thống QHSDð thiết lập ranh giới rõ ràng,
làm cơ sở quan trọng ñể tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản xuất. QHSDð là
một hệ thống, được tiến hành ở các quy mơ khác nhau, từ vĩ mơ đến vi mơ. Các
nhà nghiên cứu đưa ra nhiều loại hệ thống, tùy trường hợp cụ thể ñể áp dụng cho
phù hợp. Hệ thống QHSDð ñược các nhà quản lý ñặc biệt quan tâm là hệ thống
phân theo lãnh thổ hành chính. Ở Việt Nam, hệ thống này gồm 4 cấp, đó là:
- Quy hoạch sử dụng ñất ñai cả nước;
- Quy hoạch sử dụng ñất ñai cấp tỉnh (bao gồm tỉnh và thành phố trực thuộc
trung ương);
- Quy hoạch sử dụng ñất ñai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh);
- Quy hoạch sử dụng ñất ñai cấp xã (bao gồm xã, phường, thị trấn) ñược gọi
là quy hoạch sử dụng ñất chi tiết.
Ngồi ra, Luật ðất đai 2003 cịn quy định việc lập QHSDð theo ngành,
bao gồm Quy hoạch sử dụng ñất ñai của Bộ Quốc phòng; Quy hoạch sử dụng
ñất ñai của Bộ Công an.
2.1.1.3. Những ñặc ñiểm của quy hoạch sử dụng ñất
ðặc ñiểm của QHSDð ñược quy ñịnh cụ thể theo hệ thống pháp luật
của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu tồn dân, do Nhà nước
ñại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý. Hiến pháp nước cộng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 5



hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định rõ Nhà nước quản lý đất đai thơng
qua quy hoạch và pháp luật. Quy định này thể hiện tính ưu việt của chế độ
chính trị nước nhà. QHSDð được duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng ñể tiến
hành các hoạt ñộng quản lý Nhà nước, Nhà nước tiến hành các nội dung quản
lý Nhà nước về ñất ñai theo khoản 2 ðiều 6 Luật ðất ñai 2003. Mục 2 Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng ñất gồm 10 ñiều (từ ðiều 21 ñến ðiều 30) của Luật
ðất ñai cũng ñưa ra các quy định, đặc điểm chi tiết.
2.1.1.4. Các bước chính của quy hoạch sử dụng ñất
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác QHSDð, FAO đưa ra một
hướng dẫn chung về các bước lập QHSDð. Hướng dẫn mang tính khái qt
chung, tùy trường hợp có những bổ sung, điều chỉnh cho thích hợp. Sơ đồ quy
trình biểu diễn các bước như sau :
1. Xây dựng
các mục tiêu

2. Tổ chức
công việc

3. Phân tích
các cơ hội

5. ðánh giá
mức độ thích
nghi đất ñai

10. Xem xét
và sửa ñổi kế
hoạch


9. Thực hiện
kế hoạch

4. Lựa chọn
các phương
án hữu hiệu

8. Chuẩn bị
kế hoạch sử
dụng ñất

7. Chọn
phương án
tốt nhất

6. ðánh giá
các phương
án lựa chọn

Hình 2.1: Sơ đồ các bước chính của QHSDð theo FAO
2.1.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng ñất với các loại quy hoạch khác
Quy hoạch là một hệ thống gồm nhiều loại hình quy hoạch khác nhau.
Mỗi loại hình quy hoạch có vị trí, vai trị riêng biệt, khơng thể thay thế. Nhưng
các loại hình quy hoạch khơng độc lập mà có sự tác ñộng qua lại. Ở một quốc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 6


gia, hệ thống quy hoạch được đánh giá là có chất lượng khi các loại hình quy
hoạch có sự thống nhất ñồng bộ, kịp thời ở tất cả các cấp.

QHSDð có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều loại hình quy hoạch khác.
QHSDð là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế, xã hội. ðối với quy hoạch phát triển nông nghiệp, QHSDð
có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hồ cơ cấu sử dụng đất. Giữa
quy hoạch đơ thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục
bộ và tồn bộ. Ngồi ra, quan hệ giữa quy hoạch sử dụng ñất với quy hoạch
phát triển các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau.
2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng ñất
2.1.2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung
Quy hoạch sử dụng đất là cơng tác có ý nghĩa quan trọng trong việc
quản lý và sử dụng ñất ñai. ðây là công cụ hữu hiệu tạo ra những ñiều kiện
lãnh thổ cần thiết ñể tổ chức sử dụng ñất có hiệu quả cao. Ở Việt Nam,
QHSDð ñược hiểu là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản
lý nhằm sử dụng hiệu quả tối ña tài nguyên ñất trong mối tương quan với các
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác gắn với bảo vệ môi trường ñể phát triển
bền vững trên cơ sở phân bố quỹ ñất vào các mục ñích sử dụng ñất ở nhiều
phạm vi khác nhau. QHSDð mang tính dự báo, phải thể hiện ñược những
mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi ñược phê duyệt,
QHSDð trở thành cơng cụ quản lý Nhà nước về đất đai để các cấp, các ngành
quản lý, ñiều chỉnh việc khai thác sử dụng ñất phù hợp với yêu cầu của từng
giai ñoạn phát triển, xử lý các vấn ñề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về
quản lý và sử dụng ñất ñai.
2.1.2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng ñất cấp tỉnh và cấp huyện
Trong hệ thống quy hoạch sử dụng ñất theo 4 cấp hành chính của nước
ta, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện là hai bộ phận quan trọng:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 7


- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí trung tâm, tạo khung sườn

trung gian giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương. Nó có tác
động trực tiếp tới việc sử dụng đất của các Bộ, ngành, vùng, các huyện, các
dự án; ñồng thời cũng có vai trị cụ thể hóa, bổ sung, hồn thiện quy hoạch sử
dụng ñất cả nước.
- Quy hoạch sử dụng ñất cấp huyện là cơ sở ñể cụ thể hóa quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh và cả nước, trực tiếp chỉ ñạo và khống chế quy hoạch sử
dụng ñất của nội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên.
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ðẤT CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng ñất của một số nước trên thế giới
Ở mọi quốc gia, cơng tác quy hoạch sử dụng đất ñai luôn là một trong
những nội dung ñược quan tâm hàng ñầu trong lĩnh vực quản lý Nhà nước ñối
với tài ngun nói chung và đất đai nói riêng. Mỗi quốc gia có những đặc
điểm riêng biệt, điển hình là sự khác biệt trong hệ thống luật pháp và trình ñộ
phát triển, cho nên phương pháp tiến hành lập và q trình thực hiện quy
hoạch sử dụng đất của mỗi nước cũng mang những nét ñặc thù khác nhau.
* Ở các nước phát triển, hệ thống luật ñất ñai tương đối hồn thiện nên
cơng tác quản lý đất đai nói chung và cơng tác quy hoạch nói riêng đã có hệ
thống lý luận khá ñầy ñủ, khoa học và ñược triển khai ñồng bộ, hiệu quả trong
thực tiễn, ñảm bảo hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, mơi trường.
Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mơ hình
hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng ñất và các nguồn lực khác.
Nguyên tắc xây dựng phương án quy hoạch là dựa trên bài tốn quy hoạch
tuyến tính có cấu trúc và sản xuất hợp lý, nhằm thúc ñẩy nền kinh tế phát triển.
Ở Mỹ, nội dung quy hoạch sử dụng ñất ñã gắn liền với môi trường, xây
dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể nhằm ñảm bảo cảnh quan môi trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 8



và sử dụng đất tiết kiệm, bền vững góp phần tăng tính khả thi cho phương án
quy hoạch sử dụng ñất.
Một ñất nước ñiển hình khác ñược nhắc tới khi nghiên cứu về quy
hoạch là ðức. Chỉ vài năm sau khi thống nhất toàn lãnh thổ, năm 1994, hệ
thống quy hoạch sử dụng ñất của ðức ñã ñược xây dựng. Hệ thống quy
hoạch sử dụng ñất ñược xây dựng với bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Sau đó, việc
điều chỉnh và cập nhật những biến ñộng ñất ñai cho phù hợp với sự thay ñổi
của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường
xun. Do ñó, hệ thống quy hoạch sử dụng ñất của ðức nhìn chung có hiệu
quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo ñà cho sự
phát triển của nền kinh tế.
* Ở các nước ñang phát triển, do nền kinh tế kém phát triển, thiếu kinh
phí, thiếu cán bộ chun mơn nên nhìn chung hệ thống pháp luật đất đai cịn
chưa đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất cũng có chất lượng khơng cao
gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế, ñể lại nhiều hậu quả
cần khắc phục sau này. Ví dụ ở nước láng giềng Campuchia, cơng tác quản lý
đất đai đã khơng được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài. Nguyên
nhân là do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát điểm thấp, tình hình chính
trị rối loạn. ðến năm 2000, Bộ Quy hoạch ðất đai và Xây dựng mới hồn
thiện Luật ðất ñai. Luật Bất ñộng sản ra ñời năm 2001 xác ñịnh quy hoạch sử
dụng ñất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhưng việc thực hiện cơng
tác này cịn nhiều bất cập. Kế hoạch sử dụng ñất ở từng ñịa phương không rõ
ràng dẫn tới sử dụng ñất kém hiệu quả làm suy thối đất đai. Tuy nhiên, nhờ
có sự cố gắng học hỏi, nghiên cứu về công tác quản lý, sử dụng ñất ñai của
nhiều nhà khoa học nên Campuchia ñang từng bước xây dựng một hệ thống
Luật ðất ñai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñồng bộ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 9



2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất
Theo báo cáo số 238/BC-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 21 tháng 11 năm 2008 về kết quả rà soát, kiểm tra việc quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng ñất theo Quyết ñịnh số 391/Qð-TTg ngày 18 tháng
4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc
quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng ñất 5 năm 2006-2010 trên ñịa bàn cả
nước, theo quy ñịnh của Luật ðất đai năm 2003 và chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Chỉ thị 05/2004/CT-TTg về thi hành Luật ðất ñai (sau ñây gọi
là báo cáo số 238/BC-BTNMT), việc lập, ñiều chỉnh quy hoạch sử dụng ñất
các cấp ñến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng ñất 5 năm kỳ cuối (giai đoạn
2006 - 2010) phải được hồn thành trong năm 2005-2006, tuy nhiên trên thực
tế tình hình thực hiện cụ thể ở các cấp tỉnh ñến thời ñiểm báo cáo như sau:
*. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất của cả nước:
Quy hoạch sử dụng ñất ñến năm 2010 của cả nước đã được Quốc hội
khóa XI, Kỳ họp thứ 5 thông qua theo Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15
tháng 6 năm 2004. Kế hoạch sử dụng ñất 5 năm (2006 - 2010) của cả nước ñã
ñược Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thơng qua theo Nghị quyết số
57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
*. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất cấp tỉnh:
ðến nay ñã có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả
tỉnh Hà Tây cũ) xây dựng xong phương án ñiều chỉnh quy hoạch sử dụng ñất
ñến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng ñất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) và đã
được Bộ Tài ngun và Mơi trường cùng các Bộ, ngành liên quan thẩm định;
trong đó có 62 tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt; riêng thành phố Hà Nội đang
trình Chính phủ xét duyệt; tỉnh Hà Giang đang hồn chỉnh tài liệu theo ý kiến
thẩm ñịnh của các Bộ, ngành ñể trình Hội ñồng nhân dân thơng qua trước khi
trình Chính phủ xét duyệt.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 10


*. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất cấp huyện:
Cả nước có 531/681 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung
là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch ñến năm 2010 (chiếm 77,97%); 98
huyện ñang triển khai (chiếm 14,4%); còn lại 52 huyện chưa triển khai (chiếm
7,64%), phần lớn là các đơ thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Cả nước có 20 tỉnh đã hồn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
ñất các cấp huyện, tỉnh; ngồi ra cịn có 17 tỉnh hồn thành việc lập quy hoạch
sử dụng ñất, nhưng chưa lập xong kế hoạch sử dụng ñất của các huyện. Một số
tỉnh ñã triển khai nhưng kết quả đạt được cịn thấp như Phú Thọ, Hà Nội, Gia
Lai, Bình ðịnh, thành phố Hồ Chí Minh, ðồng Tháp và thành phố Cần Thơ.
*. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã:
Cả nước có 7.576/11.074 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) ñã
lập quy hoạch sử dụng ñất ñến năm 2010 (ñạt 68,41%); 1.507 xã đang triển
khai (đạt 13,61%); cịn lại 1.991 xã chưa triển khai (chiếm 17,98%).
Nhìn chung, việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất các
cấp ở các địa phương thực hiện cịn chậm so với u cầu, nhất là cấp huyện và
xã; mặc dù kỳ quy hoạch sử dụng ñất giai ñoạn 2001 ñến 2010 và việc lập kế
hoạch sử dụng ñất giai ñoạn 2006-2010 chỉ cịn 2 năm, nhưng đến nay vẫn
cịn 22,04% số huyện và 31,59% số xã chưa hồn thành [3].
2.2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng ñất
Cũng theo báo cáo số 238/BC-BTNMT, kết quả kiểm tra, ñối chiếu các
chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất giữa cấp xã với cấp tỉnh và giữa cấp
tỉnh với cấp huyện trong giai ñoạn 5 năm (2006-2010) ở các ñịa phương cho
thấy phần lớn các ñịa phương ñã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều có
sự khơng thống nhất về các chỉ tiêu sử dụng ñất, chỉ tiêu chuyển mục ñích và
chỉ tiêu thu hồi ñất. ðiều này phản ánh chất lượng của các phương án
QHSDð ñược lập chưa cao.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 11


*. Về chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñến năm 2010:
Trong tổng số 557 huyện ñã ñược kiểm tra ñối chiếu giữa quy hoạch,
kế hoạch sử dụng ñất của cấp tỉnh ñã ñược Chính phủ duyệt với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng ñất của cấp huyện ñã ñược xét duyệt:
- Có 482 huyện có chênh lệch chỉ tiêu quy hoạch đất sản xuất nơng nghiệp
(chiếm 86,5%) và chỉ có 75 huyện thống nhất số liệu; tổng diện tích trong quy
hoạch của cấp huyện chênh lệch giảm so cấp tỉnh 191.042 ha (giảm 2,32%).
ðặc biệt, 449 huyện có chênh lệch chỉ tiêu quy hoạch ñất chuyên trồng
lúa nước (chiếm 80,6%) và chỉ có 108 huyện thống nhất số liệu; tổng diện
tích chênh lệch giảm trong quy hoạch cấp huyện so với cấp tỉnh 8.315 ha
(giảm 0,3%); một số tỉnh giảm mạnh, như: Kiên Giang giảm tới 23.709 ha,
Long An giảm 4.854 ha, Tiền Giang giảm 4.280 ha, Trà Vinh giảm 3.317 ha,
Bình Phước giảm 3.554 ha, Quảng Ngãi giảm 3.309 ha.
- Có 462 huyện có chênh lệch chỉ tiêu quy hoạch đất ở (chiếm 82,9%)
và chỉ có 95 huyện thống nhất số liệu; tổng diện tích chênh lệch giảm trong
quy hoạch cấp huyện so với cấp tỉnh 65.340 ha (giảm 11,7%).
- Có 463 huyện có chênh lệch chỉ tiêu quy hoạch ñất sản xuất kinh
doanh (chiếm 82,9%) và chỉ có 94 huyện thống nhất số liệu; tổng diện tích
chênh lệch giảm trong quy hoạch cấp huyện so với cấp tỉnh 2.382 ha (giảm
0,8%) [3].
*. Về chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang các mục đích
khác từ năm 2006 đến 2010:
Trong tổng số 557 huyện ñã ñược kiểm tra ñối chiếu giữa quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh đã được Chính phủ duyệt với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng ñất của cấp huyện đã được xét duyệt:
- Có 505 huyện chênh lệch chỉ tiêu chuyển mục đích từ đất sản xuất

nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp (chiếm 90,6%) và chỉ có 52 huyện thống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 12


nhất số liệu; tổng diện tích chênh lệch trong quy hoạch cấp huyện thấp hơn
chỉ tiêu trong quy hoạch của cấp tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt là 696 ha.
Các tỉnh có chênh lệch tăng vượt chỉ tiêu cho phép của Chính phủ điển hình
là: Hà Tây 11.915 ha, Bình Phước 8.530 ha, Hưng Yên 4.705 ha, Cà Mau
3.402 ha, Long An 2.785 ha, Tây Ninh vượt 2.044 ha, Lâm ðồng 3.233 ha,
Nghệ An vượt 2.836 ha, Sơn La vượt 2.119 ha. Trong đó có 392 huyện chênh
lệch chỉ tiêu chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang phi nơng nghiệp (chiếm
70,4%) và chỉ có 165 huyện thống nhất số liệu.
ðặc biệt có 439 huyện có chênh lệch chỉ tiêu chuyển mục đích từ đất
chun trồng lúa nước sang phi nơng nghiệp (chiếm 78,8%) và chỉ có 118
huyện thống nhất số liệu; tổng diện tích chênh lệch chung trong quy hoạch
cấp huyện tăng vượt chỉ tiêu trong quy hoạch cấp tỉnh đã được Chính phủ xét
duyệt là 20.225 ha.
- Có 380 huyện chênh lệch chỉ tiêu chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp
sang phi nơng nghiệp (chiếm 68,6%); tổng diện tích chênh lệch chung trong
quy hoạch cấp huyện thấp hơn chỉ tiêu trong quy hoạch của cấp tỉnh ñã được
Chính phủ xét duyệt là 15.742 ha.
- Có 336 huyện chênh lệch chỉ tiêu chuyển mục đích từ đất ni trồng
thuỷ sản sang phi nông nghiệp (chiếm 60,3%); tổng diện tích chênh lệch
chung trong quy hoạch cấp huyện tăng vượt chỉ tiêu trong quy hoạch của cấp
tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt là 1.626 ha;
- Có 312 huyện chênh lệch chỉ tiêu chuyển mục đích từ đất chun
trồng lúa nước sang nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 56,0%); tổng diện tích chênh
lệch chung trong quy hoạch cấp huyện tăng vượt chỉ tiêu trong quy hoạch của
cấp tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt là 13.445 ha; các tỉnh tăng mạnh ñiển

hình là Trà Vinh 4.177 ha, Bến Tre 3.107 ha, Nam ðịnh 3.024 ha, Bắc Giang
2.564 ha.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 13


- Có 163 huyện chênh lệch chỉ tiêu chuyển mục ñích từ ñất chuyên
trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm (chiếm 29,3%); tổng diện tích chênh
lệch chung trong quy hoạch cấp huyện tăng vượt chỉ tiêu trong quy hoạch của
cấp tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt là 7.773 ha, tập trung chủ yếu ở ðồng
bằng sông Cửu Long, ñiển hình là các tỉnh Vĩnh Long 3.249 ha, Hậu Giang
2.724 ha, Bến Tre 2.672 ha, Trà Vinh 2.461 ha, Bắc Giang 2.564 ha.
Như vậy, các huyện ñã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có chênh
lệch chỉ tiêu diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng ñất 5 năm (2006-2010) của cấp huyện so với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng ñất của cấp tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt chiếm tỷ lệ cao
(chủ yếu từ 56% ñến 90% số huyện). Trong đó, chỉ tiêu chuyển mục đích sử
dụng từ các loại ñất nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong quy hoạch, kế
hoạch của cấp huyện ña số là tăng vượt so với chỉ tiêu trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng ñất của cấp tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt.
*. Về chỉ tiêu thu hồi ñất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất giai ñoạn
2006 - 2010 của các ñịa phương,
Trong tổng số 569 huyện ñã ñược kiểm tra ñối chiếu giữa quy hoạch,
kế hoạch sử dụng ñất của cấp tỉnh đã được Chính phủ duyệt với quy hoạch, kế
hoạch của cấp huyện:
- Có 502 huyện khơng thống nhất chỉ tiêu thu hồi đất sản xuất nơng
nghiệp với tổng diện tích thu hồi trong quy hoạch, kế hoạch của cấp huyện ñã
ñược duyệt tăng vượt so với quy hoạch, kế hoạch của cấp tỉnh đã được Chính
phủ xét duyệt là 13.445 ha.
Trong đó có 427 huyện khơng thống nhất chỉ tiêu thu hồi đất chun

trồng lúa với tổng diện tích thu hồi trong quy hoạch, kế hoạch của cấp huyện
ñã ñược duyệt tăng vượt so với quy hoạch, kế hoạch của cấp tỉnh đã được
Chính phủ xét duyệt là 37.684 ha; điển hình là các tỉnh Hà Tây vượt 20.986

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 14


ha, Long An vượt 6.155 ha, Hậu Giang 2435 ha, Cà Mau 2486 ha, Hải Dương
3687 ha, Hưng Yên 3615 ha.
- Có 372 huyện khơng thống nhất chỉ tiêu thu hồi đất lâm nghiệp với
tổng diện tích thu hồi trong quy hoạch, kế hoạch của cấp huyện ñã ñược duyệt
giảm so với quy hoạch, kế hoạch của cấp tỉnh ñã được Chính phủ xét duyệt là
21.325 ha.
- Có 319 huyện khơng thống nhất chỉ tiêu thu hồi đất lâm nghiệp với
tổng diện tích thu hồi trong quy hoạch, kế hoạch của cấp huyện ñã ñược duyệt
tăng vượt so với quy hoạch, kế hoạch của cấp tỉnh đã được Chính phủ xét
duyệt là 4.494 ha.
2.2.2.3. Quy hoạch sử dụng ñất thành phố Hải Phòng
Theo báo cáo số 36/BC-UBND của UBND thành phố Hải Phịng ngày
20/3/2009 về việc tổng kết tình hình thi hành Luật ðất ñai từ 01/7/2004 ñến
31/12/2008, về kết quả lập, ñiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất các
cấp của thành phố cụ thể như sau:
+ Cấp thành phố: Báo cáo ñiều chỉnh quy hoạch sử dụng ñất ñến năm
2010 và kế hoạch sử dụng ñất 2006 - 2010 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị
quyết số 36/2006/NQ-CP ngày 28/12/2006 về việc xét duyệt ñiều chỉnh quy
hoạch sử dụng ñất ñến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010)
thành phố Hải Phịng.
Quy hoạch, kế hoạch SDð thành phố Hải Phịng đến năm 2020: UBND
thành phố có Tờ trình qua Bộ Tài Ngun và Mơi trường để trình Chính phủ
có Nghị quyết phê duyệt.

+ Cấp huyện:
Một số huyện ñã ñược UBND thành phố có quyết định phê duyệt
QHSDð điều chỉnh đến năm 2010 và QHSDð đến năm 2020.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 15


Sở Tài ngun và Mơi trường đang chỉ đạo UBND các huyện, quận, thị
xã hoàn thiện KHSDð 5 năm 2006-2010 và kế hoạch chi tiết đất ở năm 2009
trình UBND thành phố phê duyệt.
+ Cấp xã:
Thành phố có 217 đơn vị xã, phường, thị trấn. Trong đó, 48 phường
thuộc 5 quận ñã thực hiện việc lập quy hoạch, KHSDð trong quy hoạch,
KHSDð chung của quận. Ở 169 ñơn vị xã, thị trấn thuộc các huyện ngoại
thành, công tác lập QHSDð cịn chậm, chưa đáp ứng u cầu. Theo quy định
của Luật ðất ñai 2003, trong giai ñoạn 2003 ñến ñầu năm 2009 thành phố có
49/169 xã lập xong QHSDð (đạt 29%). Từ tháng 7/2004 đến nay có 17 xã lập
xong QHSDð. Việc lập KHSDð 5 năm và hàng năm ñược triển khai thực
hiện thường xun thơng qua Hội đồng nhân dân xã trình UBND huyện phê
duyệt để thực hiện.
Nhìn chung, QHSDð thành phố Hải Phịng điều chỉnh đến năm 2010
và KHSDð 2006 - 2010 được phê duyệt đã góp phần tích cực vào việc định
hướng và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tạo ñiều kiện phát triển hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ñẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội
của thành phố. Phương án này góp phần tạo quỹ đất cho việc xây dựng, cải
tạo và chỉnh trang đơ thị. Bên cạnh ñó, phương án cũng tạo ñiều kiện thuận
lợi cho các cấp chính quyền thực hiện quản lý Nhà nước về ñất ñai trên ñịa
bàn ñi vào kỷ cương pháp luật, nề nếp, hiệu quả. Tuy nhiên, công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố cịn nhiều vấn ñề bất cập. Huyện
Cát Hải, huyện Bạch Long Vỹ và thị xã ðồ Sơn chưa hoàn thành việc lập

QHSDð. Việc lập QHSDð cấp xã còn hạn chế (trên 70% số xã chưa ñược lập
và ñiều chỉnh QHSDð theo Luật ðất đai 2003). Mặt khác, các khu cơng
nghiệp lớn (Nomura, ðình Vũ, khu chế xuất Hải Phịng 96), tốc độ đầu tư lấp
đầy diện tích cịn chậm. Tốc độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà còn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 16


chưa nhanh. Quỹ ñất giao ñể phát triển các khu tái ñịnh cư khi thu hồi ñất, ñấu
giá quyền sử dụng ñất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chưa ñáp ứng ñược yêu
cầu của thành phố [34]. Cụ thể theo kết quả rà sốt chỉ tiêu QHSDð đến năm
2010 giữa cấp tỉnh với cấp huyện, chỉ tính riêng với một số loại đất chính
(bao gồm đất sản xuất nơng nghiệp, đất trồng lúa, đất chun trồng lúa nước,
đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp), tổng diện tích chênh lệch của
thành phố Hải Phịng là 7.123 ha. Tồn thành phố có 5 đơn vị cấp huyện
chênh lệch. Bên cạnh đó, theo kết quả rà sốt chỉ tiêu chuyển mục đích sử
dụng đất trong kế hoạch sử dụng ñất 2006 - 2010 giữa cấp huyện với cấp tỉnh,
cả 15 quận, huyện của thành phố đều có sự chênh lệch số liệu trong quy
hoạch và kế hoạch sử dụng ñất giữa cấp tỉnh và cấp huyện, với diện tích
chênh là khá lớn. Diện tích chênh lệch của đất sản xuất nông nghiệp là 1.094
ha, chênh lệch tăng là 2.237 ha, chênh lệch giảm là 1.143 ha; ñất trồng lúa có
diện tích chênh lệch là 1.138 ha, chênh lệch giảm là 1.087 ha và chênh lệch
tăng là 2.225 ha, đặc biệt đất chun trồng lúa nước có diện tích chênh lệch là
1.498 ha, chênh lệch tăng là 2.364 ha và chênh lệch giảm là 866 [3]. Vì vậy,
có thể nói hệ thống QHSDð của thành phố Hải Phịng chưa thống nhất, hồn
chỉnh, cịn nhiều bất cập.
2.2.2.4. ðánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Những mặt đã làm được
- Cơng tác quản lý ñất ñai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang
từng bước đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và

có hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất
đai. Nhìn chung, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñã tuân thủ các
nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật ñất ñai quy ñịnh. Việc
giao ñất, cho thuê ñất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi ñất
về cơ bản ñã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 17


- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñã cơ cấu lại góp
phần sử dụng ñất phù hợp với q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ñẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu sử dụng ñất trong nông nghiệp, nơng thơn phù hợp với
nền kinh tế hàng hóa; hạn chế có hiệu quả việc chuyển đất lúa nước, đất lâm
nghiệp có rừng sang mục đích khác.
- Diện tích ñất có rừng che phủ từ chỗ bị suy giảm mạnh, gần đây đã
được khơi phục và tăng nhanh. Nhiều vùng tập trung chun canh trong nơng
nghiệp được hình thành và phát triển. Kinh tế nơng thơn đã thốt khỏi tình
trạng tự cung, tự cấp và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Bộ mặt kinh tế
- xã hội nơng thơn được cải thiện.
- ðất dành cho phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ
tầng, phát triển ñô thị ñược mở rộng, cơ bản ñáp ứng nhu cầu của giai đoạn
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu đơ thị hố.
- Nhiều ñịa phương ñã triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
ñất chi tiết ñến từng thửa ñất, ñánh dấu một bước tiến mới trong q trình
hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất.
b. Những yếu kém, hạn chế
- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất các cấp,
nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm.
- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thấp, đặc biệt chưa có dự
báo chính xác về nhu cầu quỹ đất, nhất là đất cho phát triển các khu cơng

nghiệp, dẫn tới tình hình vừa thiếu, vừa thừa quỹ ñất và thường phải ñiều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cơng tác quy hoạch sử dụng ñất thiên
về sắp xếp các loại ñất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính tốn ñầy
ñủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm bảo ñảm phát triển bền vững
trong sử dụng ñất, chưa phát huy cao nhất tiềm năng ñất ñai. Nội dung quy
hoạch sử dụng ñất cấp xã chưa gắn ñược với bản đồ địa chính. Nội dung quy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 18


hoạch nặng về phân bổ các chỉ tiêu sử dụng ñất của cấp dưới bị áp ñặt từ cấp
trên. Quan niệm này khơng cịn phù hợp đối với nền kinh tế thị trường ñịnh
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, gây hạn chế sự chủ ñộng của các ñịa
phương trong việc xác ñịnh cơ cấu sử dụng ñất của ñịa phương mình, hạn chế
tính phù hợp và tính khả thi của các phương án quy hoạch tại các ñịa phương,
làm cho quy trình lập quy hoạch cồng kềnh, tốn kém, chậm trễ. Căn cứ lập
quy hoạch sử dụng ñất theo quy ñịnh hiện hành ñược quy ñịnh chung cho tất
cả các cấp lập quy hoạch sử dụng ñất, ñiều này là chưa phù hợp [8].
- Kỳ QHSDð theo quy ñịnh hiện nay chưa hợp lý (quy ñịnh chung cho
tất cả các cấp là 10 năm). Nguyên tắc quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với
quy hoạch của cấp trên mà việc lập quy hoạch của cấp dưới ln có độ trễ
thời gian nhất ñịnh so với việc lập quy hoạch của cấp trên, xảy ra tình trạng
khi xây dựng QHSDð cấp xã thì thời gian cịn lại của kỳ quy hoạch rất ngắn,
cịn trong khoảng thời gian đầu kỳ quy hoạch chung chưa có phương án
QHSDð mới của cấp dưới ñặc biệt là cấp xã [8].
- Việc bảo vệ nghiêm ngặt đất chun lúa nước, đất có rừng tự nhiên và
dành quỹ đất cho xã hội hố các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hố, thể
dục - thể thao chưa ñược ñề cập ñúng mức trong các quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Việc rà sốt và quy hoạch lại đối với đất nơng trường, lâm trường, ñất
sản xuất kinh doanh, ñất làm nhà ở của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang triển

khai cịn chậm.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và ñịa phương trong công tác lập và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt, nhất là giữa
quy hoạch sử dụng ñất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất
cho sản xuất nơng nghiệp và quy hoạch sử dụng đất cho ni trồng thuỷ sản.
Phần lớn các ñịa phương, nhất là các thành phố, lúng túng trong việc gắn kết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 19


giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất với quy hoạch xây dựng đơ thị, quy
hoạch điểm dân cư nơng thôn.
- Việc chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nhiều trường
hợp chưa nghiêm; cịn có tình trạng giao đất, cho th đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng ñất, thu hồi ñất trái quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất, mặc
dù gần ñây ñã ñược chấn chỉnh. Có sự tuỳ tiện, khơng tn thủ các tiêu chí
trong ñiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất tại một số địa phương. Việc
cơng khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cịn mang tính hình thức.
- Tình trạng quy hoạch “treo” vẫn khá phổ biến. Nhân dân tại nhiều
khu vực quy hoạch rất bức xúc về tình trạng đã quy hoạch nhưng trong thời
gian dài (thậm chí có nơi hàng chục năm), vẫn không triển khai thực hiện,
trong khi người sử dụng đất thuộc khu quy hoạch khơng ñược cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng ñất, không ñược xây dựng, cải tạo nhà ở, cơng
trình, thậm chí cịn bị chính quyền ở một số nơi khơng cho chuyển nhượng
quyền sử dụng ñất.
- Mặc dù ñã tập trung thực hiện dồn điền đổi thửa thành cơng ở nhiều
nơi nhưng nhìn chung thửa đất nơng nghiệp vẫn cịn manh mún, cả nước có
tới 70 triệu thửa đất. Chưa có đầu tư ñể sử dụng ñạt hiệu quả cao ñối với
1.168.529 ha ñất nương rẫy. Việc sử dụng ñất chưa trở thành động lực để xố
đói, giảm nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Theo quy ñịnh hiện nay, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng
ñất cấp tỉnh (thuộc thẩm quyền của Chính phủ) là chưa hợp lý. Các bộ, cơ
quan ngang bộ phải xem xét thẩm ñịnh hai lần, một lần với tư cách cơ quan
chuyên ngành, một lần với tư cách thành viên Chính phủ. Cách thức thẩm
định như vậy mang tính hình thức, đồng thời kéo dài thời gian thẩm định
khơng cần thiết. Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu
Quản lý ñất ñai [8]: “Quy ñịnh về lập kế hoạch sử dụng ñất cả nước là không

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 20


×