Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu cải tạo đàn bò địa phương nuôi tại tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 87 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ CHUYÊN

MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG
NGHIÊN CỨU CẢI TẠO ĐÀN BỊ ĐỊA PHƯƠNG
NI TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành : Chăn ni
Mã số

: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học
1.

TS. Lê Văn Ty

2.

PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi

HÀ NỘI - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

1




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Chuyên

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Sau Đại học, Khoa
Chăn nuôi $ Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Cho phép tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê
Văn Ty, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp nhiệt tình và có trách nhiệm
đối với tơi trong q trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS. TS.
Nguyễn Bá Mùi, người đã giúp đỡ, tận tình chỉ bảo tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các chú, các chị nghiên cứu viên, kỹ

thuật viên Phịng Sinh học Tế bào Sinh sản và Phịng Hóa sinh Protein thuộc
Viện Công nghệ Sinh học – Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia cùng thực hiện đề tài tại tỉnh Điện Biên, đã giúp đỡ tơi trong q
trình thực tập và hồn thành luận văn.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cơ trong Bộ mơn Hóa
sinh – sinh lý động vật đã tận tình chỉ bảo trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ,
khích lệ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ii


Nguyễn Thị Chuyên
MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục


iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục các sơ đồ và biểu đồ

viii

1.

MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích của đề tài


4

1.3.

Ý nghĩa của đề tài

4

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1.

Chu kỳ sinh dục của bò cái

5

2.2.

Cơ chế điều hòa hoạt động sinh sản của bò cái

17

2.3.

Phát triển nang trứng ở bò


21

2.4

Điều khiển động dục ở bị bằng các hóa dược

26

2.4.1

Gây động dục đồng pha bằng cách làm thối hóa thể vàng: hiệu
ứng của PG

26

2.4.2

Điều khiển phát triển nang bằng sử dụng GnRH

29

2.4.3

Kết hợp GnRH và PG trong xử lý gây động dục

31

2.4.4

Liệu pháp HCG hoặc PMSG


32

2.5

Hiện trạng nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật gây động dục

2.6

cho bị

31

2.6.1

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

33

2.5.2

Tình hình nghiên cứu tại nước ngồi

35
iii

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


3.


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

37

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

37

3.2.

Nội dung nghiên cứu

38

3.2.1.

Điều tra thực trạng sinh sản đàn bò tỉnh Điện Biên

38

3.2.2.

Thử nghiệm 2 phác đồ gây động dục cho đàn bò

38


3.2.3.

Thụ tinh nhân tạo cho bị động dục với tinh đơng lạnh cọng rạ

39

3.2.4.

Theo dõi kết quả tạo đàn bê lai

39

3.3.

Nguyên liệu nghiên cứu

39

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

39

3.4.1.

Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản

39


3.4.2.

Phương pháp thử nghiệm 2 phác đồ gây động dục cho đàn bị

42

3.4.3

Phương pháp thụ tinh cho bị với tinh đơng lạnh cọng rạ

43

3.4.4

Phương pháp xử lý số liệu

44

3.5.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu

44

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

46


4.1

Kết quả điều tra tình trạng sinh sản của đàn bị tỉnh Điện Biên

46

4.1.1

Các thơng số về đàn bò cái sinh sản ở Điện Biên

46

4.1.2

Khoảng thời gian khơng mang thai (nghỉ) của đàn bị cái

48

4.1.3

Trạng thái cơ quan sinh sản của đàn bò tỉnh Điện Biên

49

4.1.4
4.2

Phân bố đàn bò phối giống qua các năm tại huyện Điện Biên

51


Kết quả thử nghiệm 2 phác đồ gây động dục cho đàn bò Điện
Biên

54

4.2.1

Kết quả xử lý với phác đồ PG-PG+PMSG

54

4.2.2

Kết quả xử lý với phác đồ GnRH – PG + GnRH

56

4.2.3

Trạng thái đồng pha ở các bò động dục

57

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

iv


4.2.4


Khả năng rút ngắn khoảng “nghỉ” ở bò được xử lý gây động
dục

4.3

59

Kết quả ứng dụng quy trình thụ tinh đơng lạnh cọng rạ cho đàn
bị tỉnh Điện Biên

61

4.3.1

Phân bố đàn bò thử nghiệm thụ tinh nhân tạo

61

4.3.2

Kết quả khám thai 90 ngày sau khi bị được dẫn tinh đơng lạnh
cọng rạ

61

4.4

Kết quả tạo đàn bê lai


63

4.4.1

Kết quả tạo đàn bê lai đối với đàn bò được xử lý

63

4.4.2

Kết quả tạo đàn bê lai đối với đàn bò động dục tự nhiên

64

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

67

5.1

Kết luận

67

5.1.1

Thực trạng khả năng sinh sản của đàn bị địa phương ni tại
Điện Biên


5.1.2

Kết quả thử nghiệm 2 phác đồ gây động dục cho đàn bò tỉnh
Điện Biên

5.1.3

67
67

Kết quả ứng dụng phác đồ thụ tinh nhân tạo cho đàn bị với tinh
đơng lạnh cọng rạ.

68

5.2 Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

70

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAP

: Chlormadiol Acetate Progesterone

CIDR

: Controlled Internal Drug Released

Cs

: Cộng sự

ĐVC

: Đơn vị chuột

FSH

: Follicule Stimulating Hormone

FRH

: Foliculine Releasing Hormone

GnRH : Gonadotrophin Releasing Hormone
HCG


: Human Chorionic Gonadotrophin

HF

: Holstein Friesian

HTNC : Huyết thanh ngựa chửa
LH

: Luteinising Stimulating Hormone

LRH

: Lutein Releasing Hormone

LTH

: Luteo Tropic Hormone

PMSG : Pregnant Mare Serum Gonadotrophin
PG

: Prostaglandin

PRH

: Prolactin Releasing Hormone

PRID


: Progesterone Releasing Intravaginal Device

SMB

: Synchro-Mate-B

Tb

: Trung bình

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vi


TTNT : Thụ tinh nhân tạo
TTPTCN: Trung tâm Phát triển Chăn nuôi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái

7

Bảng 2.2. Biểu hiện của bò cái qua các giai đoạn của chu kỳ động dục

8

Bảng 3.1. Số bò tham gia xử lý gây động dục


37

Bảng 4.1. Các thơng số về đàn bị cái sinh sản ở Điện Biên

46

Bảng 4.2. Khoảng thời gian không mang thai (nghỉ) của đàn bò cái

48

Bảng 4.3. Trạng thái cơ quan sinh sản (nhóm bị khơng có thai)

50

Bảng 4.4. Phân bố đàn bò phối giống qua các năm tại huyện Điện Biên

52

Bảng 4.5. Tỷ lệ bò động dục, đậu thai ở phác đồ PG-PG+PMSG

56

Bảng 4.6. Tỷ lệ bò động dục, đậu thai ở phác đồ GnRH-PG+GnRH

57

Bảng 4.7. Tỷ lệ bò động dục qua các thời điểm

58


Bảng 4.8. Thời gian từ lúc bị đẻ đến khi có chửa lại (ngày) (n = 18)

60

Bảng 4.9. Phân bố đàn bò thử nghiệm thụ tinh đông lạnh cọng rạ

61

Bảng 4.10. Kết quả khám thai 90 ngày sau khi bị được dẫn tinh đơng lạnh
cọng rạ

62

Bảng 4.11. Kết quả tạo đàn bê lai đối với đàn bò được xử lý hormone

64

Bảng 4.12. Kết quả tạo đàn bê lai đối với đàn bò động dục tự nhiên

66

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm lược đời sống sinh sản của bò cái

5


Sơ đồ 2.2. Cơ chế điều hịa q trình sinh sản trên bị

21

Sơ đồ 2.3. Phát triển nang buồng trứng bò trong chu kỳ

24

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ thời gian không mang thai của đàn bò cái

49

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ viêm nhiễm tử cung của nhóm bị khơng có thai

51

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ bị có nang lớn và thể vàng ở buồng trứng

51

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ bò phối giống của huyện Điện Biên trong năm 2010
và 2011

51

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ bò động dục qua các thời điểm

59


Biểu đồ 4.6. Kết quả khám thai 90 ngày sau khi bò được dẫn tinh đông lạnh
cọng rạ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

63

viii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chủ động gây động dục và rụng trứng ở bị là làm cho một nhóm bò
hay cả đàn bò cái cùng động dục và rụng trứng vào một khoảng thời gian
ngắn. Kỹ thuật này cho phép tổ chức phối giống trên đàn bò cái và có thể điều
khiển gia súc đẻ tập trung vào một thời điểm đặc thù trong năm để thuận lợi
cho việc chăm sóc ni dưỡng bê.
Giống như các địa phương khác ở miền Bắc Việt Nam, đàn bò của tỉnh
Điện Biên động dục rải rác quanh năm. Theo dõi động dục để thụ tinh nhân
tạo (TTNT) kịp thời là bất khả thi vì khơng có dẫn tinh viên và nguồn tinh tại
chỗ, trong khi bò đực, bò cái được chăn thả tập trung nên khả năng tạp giao là
phổ biến. Nếu như khơng có các biện pháp cải tạo đàn thì mặc dù đàn bò tăng
từ 8 – 9% mỗi năm, thì đến 2015 tổng đàn bị có thể đạt được số lượng như dự
kiến 72.600 con, nhưng chất lượng, khối lượng, tính thích nghi lại giảm đi do
tỷ lệ đồng huyết cao. Như vậy, để tránh được các yếu tố trên và cải thiện năng
suất đàn bò, việc nâng cao lợi nhuận cho người dân từ chăn ni trâu bị thì cải
tạo con giống là rất cần thiết. Với một nền chăn ni nhỏ lẻ, mang tính tận
dụng, nếu đưa ngay đàn bị thuần nhập nội có năng suất cao vào Điện Biên là
một thách thức rất lớn. Giải pháp cho phát triển đàn bò ở Điện Biên là cải tạo
giống bò địa phương bằng phương pháp lai tạo kết hợp với TTNT trên đàn bò

cái đã được chọn lọc ở địa phương, nhằm tận dụng được ưu thế về năng suất
chất lượng của bị ngoại và tính thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của bò nội.
Nghiên cứu chủ động gây động dục cho bò cái đã được tiến hành từ khá
lâu, ngay cả khi chưa phát hiện được sự tồn tại của các sóng phát triển nang
trong mỗi chu kỳ sinh dục ở bò. Đến khi Ginther và Cs (1989) [18] sử dụng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

1


máy quét siêu âm buồng trứng hàng ngày ở bò, chứng minh tồn tại 2 - 3 sóng
phát triển nang trong mỗi chu kỳ và khoảng thời gian 3 ngày sau khi rụng
trứng, trong buồng trứng của bò cái chu kỳ có ít nhất một nang trứng có kích
thước phát triển > 10 mm sẵn sàng đáp ứng cho kích thích rụng trứng, thì chủ
động gây động dục cho bị để thụ tinh trở nên một kỹ thuật phổ biến để quản
lý sinh sản của đàn bò.
Ở nước ta, chủ động gây động dục mới chỉ được ứng dụng rất hạn chế
trong các ứng dụng cấy chuyển phơi bị (Bùi Xuân Nguyên và Cs, 1990) [7]
và đối với đàn bò sữa (Hoàng Nghĩa Sơn và Lê Văn Ty, 2007) [10]. Một
trong những ưu thế của việc gây động dục là tạo điều kiện thuận lợi cho việc
Zê - bu hóa đàn bị bằng TTNT ở Điện Biên. Nói cách khác, nếu khơng chủ
đơng gây động dục thì việc duy trì một mạng lưới TTNT, đáp ứng cho việc
dẫn tinh quanh năm trên một địa bàn rộng và chia cắt như ở Điện Biên là điều
khơng khả thi. Vì vậy, chủ động gây động dục cho bị chẳng những làm giảm
cơng theo dõi phát hiện động dục mỗi cá thể bò cũng như chủ động quản lý
đàn, chủ động thời điểm cho bò sinh con, rút ngắn được khoảng cách giữa hai
lứa đẻ mà cịn hữu ích trong cơng tác cải tạo giống tại đây khi mà tạo ra đàn
lai Zê - bu đang là một vấn đề chủ đạo để nâng cao năng suất đàn bò của tỉnh.
Sự vượt trội các tính năng ưu việt của TTNT bằng tinh đơng lạnh so với
các biện pháp cải tạo đàn bằng các biện pháp khác đã được khẳng định. Tuy

nhiên, áp dụng thế nào để có hiệu quả lớn nhất trong chăn ni bị ở Điện Biên
nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung thì chưa có một cơng trình nào đề cập.
Trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm cải tạo năng suất đàn bò,
đề tài “Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu cải tạo đàn bò địa
phương nuôi tại tỉnh Điện Biên” được triển khai nhằm kiểm tra các thông số
của hai phác đồ kỹ thuật, đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng các
phác đồ này trên diện mở rộng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3


1.2 Mục đích của đề tài
- Ứng dụng một số hormone để chủ động gây động dục và rụng trứng
trên đàn bò cái làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
- Áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo bằng tinh đông lạnh cọng rạ trên
diện mở rộng.
- Tạo ra đàn bê lai tận dụng được ưu thế về năng suất chất lượng của bị
ngoại và tính thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của bò nội.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài này có giá trị đóng góp cho các nghiên
cứu cơ bản và các ứng dụng trong các lĩnh vực chủ động gây động dục và
TTNT cho bị ở Việt Nam nói chung và ở Điện Biên nói riêng. Từ đó đưa ra
một cách làm tối ưu nhằm Zê - bu hóa đàn bò tỉnh Điện Biên bằng cách đỡ
tốn kém và hiệu quả.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Chu kỳ sinh dục của bị cái
2.1.1. Sự thành thục về tính
Hoạt động sinh sản của bò cái cũng giống như các loại gia súc khác,
được bắt đầu từ khi thành thục về tính cho đến khi sắp già cỗi.
Thơ ấu

Đời sống sinh sản

Già cỗi

Thành thục tính dục
Sơ đồ 2.1. Tóm lược đời sống sinh sản của bị cái
Gia súc thành thục về tính là thời điểm cơ quan sinh dục cái phát triển
hoàn thiện, trên buồng trứng có nỗn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng
thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ. Biểu hiện ở bên ngoài của con
vật là lơng mượt, tai thính, thường xun chạy nhảy và nô đùa với con khác.
Bê cái thành thục về tính từ lúc 7 – 10 tháng tuổi, nhưng chỉ cho phối
giống được sau 18 – 20 tháng tuổi.
Qua nghiên cứu, tác giả Nguyễn Văn Thưởng, (1995) [11] đã cho thấy
bò sinh sản được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tại chuồng và được gặm cỏ
ngoài bãi trong vụ đơng xn sẽ có tỷ lệ động hớn và phối giống có chửa cao
trong vụ hè thu. Bị đẻ cuối vụ đơng xn do có thời gian vận động và gặm cỏ

ngồi bãi trong suốt cả hè thu nên có điều kiện phát triển tốt trong thời gian
sinh trưởng về sau.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

5


2.1.2. Chu kỳ động dục và thời gian động dục
Từ khi thành thục về tính, các nỗn bao trên buồng trứng phát triển lớn
dần, đến độ chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graff. Khi
nang Graff vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng, mỗi lần rụng trứng con vật có
những biểu hiện tính dục ra bên ngoài, những biểu hiện này diễn ra liên tục và
có tính chu kỳ nên gọi là chu kỳ động dục (Khuất Văn Dũng, 2005) [4]. Thời
gian của một chu kỳ động dục được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng
trứng sau.
- Chu kỳ động dục trung bình của bị cái rạ là 20,23 ± 0,05 ngày (dao
động 17 – 24 ngày); của bò cái tơ là 21,28 ± 0,06 ngày (dao động 18 – 22
ngày). Bò thường lên giống vào những lúc trời mát như gần sáng (43%),
chiều tối và nửa đêm (35%).
- Thời gian động dục trung bình là 17,8 giờ đối với bị cái rạ (dao động
trong 15 – 24 giờ); 15,3 giờ đối với bò cái tơ (dao động trong 12 – 24 giờ).
- Trứng sẽ rụng sau khi kết thúc động dục 12 – 14 giờ.
- Thời gian động dục sau khi sinh là 90 – 120 ngày (dao động 30 – 180 ngày).
- Chu kỳ sinh dục của bò chia làm 4 giai đoạn:
* Tiền động dục: Kéo dài 3 – 4 ngày. Giai đoạn này chuẩn bị cho giao phối.
* Động dục: Kéo dài trong khoảng 10 – 24 giờ (dao động 6 – 36 giờ).
Đây là giai đoạn cao điểm của chu kỳ động dục. Lúc này, con vật có những
biểu hiện chịu đực mạnh mẽ nhất. Thơng thường, nếu phát hiện động dục
trước 8 giờ sáng thì buổi chiều cùng ngày là thời điểm dẫn tinh thích hợp, cịn

nếu phát hiện vào lúc chiều tối thì nên phối giống vào sáng ngày hôm sau.
* Sau động dục: Kéo dài khoảng 4 – 5 ngày. Nếu bò được thụ thai thì
con vật bước vào giai đoạn chửa đẻ. Thời gian chửa đẻ (mang thai) trên bị
trung bình là 282 ngày.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6


* n tĩnh: Nếu bị khơng được thụ thai thì nó sẽ có một khoảng thời
gian 10 – 12 ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo.
- Sau khi rụng trứng, hồng thể hình thành và phát triển trong vòng 4 –
5 ngày.
Các chỉ tiêu trên có phạm vi dao động lớn, chứng tỏ những đặc điểm
sinh lý sinh sản của bò cái còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, cá
thể; điều kiện khí hậu – mùa vụ - mơi trường; chế độ ni dưỡng – quản lý –
chăm sóc.
Bảng 2.1 . Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
(Hoàng Nghĩa Sơn và Lê Văn Ty, 2007) [10]
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Trung bình

Dao động

Tuổi động dục lần đầu


Tháng

15

12-24

Tuổi phối giống lứa đầu thích hợp

Tháng

20

15-30

Tuổi đẻ lứa đầu thích hợp

Tháng

36

30-42

Chu kỳ động dục

Ngày

21

17-24


12-14h sau kết

Thời gian rụng trứng

Giờ

Thời gian mang thai

Ngày

281-282

250-310

Thời gian động dục lại sau đẻ

Ngày

90-120

30-180

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

Ngày

420-450

400-540


6-18

thúc động dục

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7


Bảng 2.2. Biểu hiện của bò cái qua các giai đoạn của chu kỳ động dục
(Hoàng Nghĩa Sơn và Lê Văn Ty, 2007) [10]
Giai
Trước chịu đực
đoạn
Dáng vẻ Băn khoăn, ngơ ngác
đứng khơng n; hay
bên
đái dắt, kêu rống, nhảy
ngồi
lên lưng con khác
nhưng khơng cho con
khác nhảy, bỏ đi rơng…
Bị kém ăn, lơ là gặm cỏ.
Ăn
uống
Âm hộ

Âm đạo

Chịu đực

Có xu hướng
đực hoặc tới
con khác, chịu
con khác nhảy
mê ì.

Sau chịu đực
tìm
gần
cho
lên,

Ăn ít hoặc bỏ ăn.

Cân bằng

Cho con khác Bình thường
nhảy lên mình
và cho phối
giống (1 thời
gian ngắn).
Vẫn cịn ăn ít.

Sưng, xung huyết, đỏ, Bớt sưng hơn. Hơi Hơi sưng.
hơi phù, bóng ướt, mép thâm se, dính cỏ rác.
âm hộ hơi hé mở.
Đỏ hồng, ướt, bóng.
Bớt sưng hơn. Hơi Hết sưng.
thâm se…


Bình thường.
Bình thường
trở lại.
Bình thường
trở lại.

lực Bình thường
Tử cung Màng nhày tử cung dày Màng nhày tử cung Trương
lên, tụ huyết.
dày, trương lực tối đa. bớt căng hơn. trở lại.
Cổ tử
cung

Buồng
trứng

Nội tiết

Hé mở, đỏ hồng, bớt
ướt. Niêm dịch lỏng
nhiều, trong suốt, dễ
đứt.
Bắt đầu có nang trứng
phát triển.

Mở rộng, niêm dịch Hẹp dần, niêm
đặc, dính, có màu dịch
giảm,
nửa trong-nửa đục.
màu đục bã

trầu.
Nang trứng nhơ cao Trứng
rụng
và căng lên.
sau kết thúc
động dục 1214h.

- Nang trứng tiết ra
oestradiol 17β với lượng
nhiều dần.
- Progestrerone giảm
thấp do thể vàng chu kỳ
trước ngưng hoạt động.

- Oestradiol 17β đạt
đỉnh cao.
- LH đạt đỉnh cao
vào ngày chịu đực
rồi giảm xuống đột
ngột.

Khép kín trở
lại, khơng có
niêm dịch.
Có thể vàng
nhơ lên

- Oestradiol 17β giảm đột ngột,
sau đó tăng dần và tạo một đỉnh
thấp vào ngày thứ 5-6 của chu

kỳ sau.
- Progestrerone tăng dần đến
ngày thứ 9-10, đạt đỉnh cao ở

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8


ngày thứ 5-6.

Tỷ lệ đậu thai sẽ cao nếu bò cái được phối giống vào cuối thời kỳ biểu
hiện động dục lâm sàng. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994)
[8] buồng trứng bên phải rụng trứng nhiều hơn buồng trứng bên trái (60% so
với 40%), vòi tử cung bên phải thường hay mang thai hơn.
Khi phối giống có chửa thì bị khơng động dục trở lại. Thời gian có chửa ở
bị cái là 9 tháng 10 ngày (280 – 285 ngày) (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002) [3].
Sau khi đẻ, thời kỳ động dục trở lại của bò sữa là 35 – 60 ngày. Động dục xuất
hiện ở bị cái vắt sữa sớm hơn ở bị cái ni con, nếu cho bò giao phối khi động
dục sau đẻ 40 ngày thì tỷ lệ đậu thai thấp (Khuất Văn Dũng, 2005) [4].
2.1.3. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh không phải là sự kết hợp đơn giản giữa tinh trùng và tế bào
trứng mà là một q trình đồng hóa và dị hóa lẫn nhau một cách phức tạp
giữa hai tế bào sinh dục. Kết quả của sự thụ tinh là sinh ra một tế bào mới
gọi là hợp tử, sau này là phôi và phát triển thành một cơ thể mới khác với
bố mẹ nhưng mang đặc điểm di truyền của bố, mẹ cùng với đặc điểm di
truyền của loài.
Người ta thường phân chia quá trình thụ tinh của động vật có vú ra 4 giai
đoạn nhỏ: Sự chuẩn bị của tế bào trứng, tinh trùng vào tế bào trứng, sự hình
thành tiền hạch đực và tiền hạch cái, sự kết hợp giữa hai tiền hạch.

a) Sự chuẩn bị của tế bào trứng
Tế bào trứng của gia súc và động vật có vú thốt khỏi nang Graff đều có
vành tế bào nang bao quanh, vành tế bào này gọi là vành phóng xạ. Vành
phóng xạ có tác dụng bảo vệ tế bào trứng nhưng lại làm trở ngại cho tinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9


trùng tiếp xúc với trứng. Ngay khi được loa kèn hút vào ống dẫn trứng, tế bào
trứng tiết ra chất gọi là Fertilizin, chất này kích thích hoạt động của tinh trùng
và hướng tinh trùng vào phía mình. Tinh trùng gặp trứng, bao vây xung quanh
trứng. Acroxom của tinh trùng tiết men Hyaluronidaza, men này hòa tan và
phân giải chất keo giữa các tế bào nang vành phóng xạ làm chúng tách rời ra,
tế bào trứng được lộ ra ngoài, khi số lượng tinh trùng q ít, men
Hyaluronidaza khơng đủ để phá vành phóng xạ, q trình thụ tinh sẽ không
diễn ra. Ngược lại khi số tinh trùng quá nhiều, men Hyaluronidaza không
những phá vỡ lớp tế bào nang vành phóng xạ mà cịn phá vỡ cả tế bào trứng.
Cơ chế này cho biết: Tại sao cần có một số lượng nhất định tinh trùng
mới đảm bảo được sự thụ tinh, tạo lượng tinh trùng quá nhiều hoặc quá ít lại
làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Acroxom của tinh trùng dễ bị tổn thương khi có tác
nhân ngồi tác động, tinh trùng bị tổn thương Acroxom mất tác dụng trong
quá trình thụ tinh. Ngày nay người ta có thể đánh giá chất lượng tinh dịch
thông qua Acroxom của tinh trùng. Men Hyaluronidaza khơng mang đặc
trưng cho các lồi gia súc. Men này của một loại gia súc nào đó có thể phân
giải và phá vỡ được tất cả vành phóng xạ tế bào trứng của các loại gia súc
khác. Đây cũng là cơ sở cho việc hỗn hợp tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo.
Thời gian cho việc tinh trùng bao vây, phong tỏa và làm tan vỡ vành phóng xạ
kéo dài ở bò khoảng 2 – 3 giờ, cừu 3 – 4 giờ, ở lợn 1 giờ.
b) Tinh trùng chui vào tế bào trứng

Sau khi phá vỡ vành phóng xạ, tinh trùng tiếp xúc với màng trong suốt
của tế bào trứng, phản ứng Acroxom tiếp tục xảy ra, giúp tinh trùng chui vào
trong màng trong suốt. Việc chui qua màng trong suốt mang tính đặc trưng
cho lồi nhờ có men zonalizine trong màng trong suốt nên tinh trùng của loài
nào chỉ chui vào màng trong suốt của trứng loài đó. Sau khi chui vào màng
trong suốt, tinh trùng nằm ở khoảng không giữa màng trong suốt và màng
10

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


nỗn hồng. Dưới kính hiển vi điện tử, người ta cũng đã thấy được nhiều tinh
trùng (có khi tới hàng trăm) chui vào bên trong màng trong suốt. Chúng chui
vào bất kỳ chỗ nào của màng trong suốt.
Trong số tinh trùng chui vào màng trong suốt chỉ có một tinh trùng chui
được vào trong màng nỗn hồng. Những tinh trùng cịn lại về sau đều được
ngun sinh chất đồng hóa.
Trong quá trình tinh trùng tiếp xúc và xâm nhập vào bên trong tế bào
trứng, tế bào trứng đang ở các thời kỳ phân chia giảm phân lần 2. Chính tinh
trùng đã kích thích q trình này nhanh hồn thiện và hoạt hóa sự thành thục
của trứng. Q trình thụ tinh chỉ thực sự xảy ra sau khi đã hoàn thành giảm
phân trong tế bào trứng.
c) Sự hình thành tiền hạch đực và tiền hạch cái
Sau khi tinh trùng chui vào màng nỗn hồng, đầu tinh trùng tự tách khỏi
cổ, thân và đuôi. Nhân ở đầu tinh trùng chuyển động sâu vào trong trứng,
hướng tới trung tâm của trứng. Trên đường đi, nhân trương nở phồng lên dần
và biến thành một cái nhân đặc trưng gọi là tiền hạch đực (nhân non đực). Tế
bào trứng sau khi được tinh trùng hoạt hóa, q trình giảm phân lần 2 được
hồn thiện. Nhân đơn bội của trứng cũng có những biến đổi như nhân tinh
trùng, nó chuyển động sâu vào trong trứng, hướng tới trung tâm của trứng.

Trên đường đi nó trương nở, lớn lên về kích thước và trở thành một nhân đặc
biệt gọi là tiền hạch cái (nhân con cái).
d) Sự kết hợp tiền hạch
Tiền hạch đực, tiền hạch cái tiến vào trung tâm của trứng và tiến sát vào
nhau, sau đó hịa hợp lẫn nhau. Sự kết hợp các tiền hạch đánh dấu sự bắt đầu
của một quá trình biến đổi mới về chất, đây là quá trình hình thành và phát
triển của hợp tử. Đây có thể gọi là thời kỳ cao điểm của tồn bộ q trình sinh
sản hữu tính. Ngay sau khi hình thành, hợp tử đã bước vào thời kỳ phân chia.
11

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


Quá trình phân chia được diễn ra trong suốt thời gian di chuyển xuống tử
cung, niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị cho sự cư trú làm tổ của hợp tử.
2.1.4 Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó được
bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế, thời
gian có thai của bị được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày
đẻ. Thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi của mẹ, điều
kiện nuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đơi khi cịn phụ
thuộc vào lứa đẻ hoặc tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động
trong khoảng 278 – 290 ngày.
2.1.5 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản một cách rõ
rệt của gia súc. Ở bò, một năm một lứa là khoảng cách lý tưởng. Khoảng cách
lứa đẻ dài ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm và số bê con được
sinh ra trong một đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ di truyền.
Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc ni dưỡng, đặc điểm
sinh vật của giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống…gia

súc càng mắn đẻ thì hệ số tái sản xuất (Kt) càng cao. Lauhiuna (Liên Xơ cũ)
đã đưa ra cơng thức tính hệ số tái sản xuất của bị (Kt):
T
Kt

=

V–2

Trong đó:
T: Số bê do bị cái đẻ ra (con)
V: Tuổi bò cái (năm)
Kt càng cao hiệu quả kinh tế càng lớn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12


Sadal đưa chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa đẻ. Bị
có khoảng cách lứa đẻ K = 410 ngày là bò rất tốt, K = 411 – 460 ngày là tốt,
K = 461 ngày trở lên là bị khơng tốt (Theo Nguyễn Kim Ninh, 1994) [9].
Ở Việt Nam trong điều kiện chăm sóc ni dưỡng chưa đầy đủ nên
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 18 – 20 tháng (Nguyễn Văn Thưởng, 1995) [11].
2.1.6 Thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ
Khi đẻ tử cung co bóp để đẩy thai ra ngồi. Sau đó tử cung co lại (hầu
như trở lại kích thước ban đầu). Q trình đó gọi là hồi phục tử cung sau khi
đẻ. Đó là giai đoạn sinh lý có ảnh hưởng rất lớn đến khoảng cách giữa hai lứa
đẻ. Đối với bò, từ lâu người ta đã cho rằng thời gian để bộ máy sinh dục hồi
phục hoàn toàn sau khi đẻ là 3 tuần. Những kết quả nghiên cứu sau này chứng

minh rằng thời gian này dài hơn chút ít. Thời gian tử cung hồi phục hồn tồn
ở bị đẻ lứa đầu là 42 ngày. Ở bò đã đẻ nhiều lần là 50 ngày. Bằng phương
pháp khám qua trực tràng cho biết: 3 – 4 ngày sau khi đẻ thể tích tử cung
giảm đi 1/2 và vào khoảng ngày thứ 15 – 17 sau khi đẻ, tử cung hồi phục gần
như hoàn toàn. Trong thời gian sau khi đẻ sự phá hoại của mô nội mạc tử
cung kèm theo sự có mặt của số lượng lớn bạch cầu cùng với việc giảm thấp
lòng mạch nội mạc tử cung. Các tế bào cổ tử cung giảm về số lượng và kích
thước. Những biến đổi nhanh chóng và khơng cân đối có thể là một nguyên
nhân làm cho tỷ lệ đậu thai sau khi đẻ bị giảm thấp. Các mô máu bị tróc và
rụng khỏi dạ con 12 ngày sau khi đẻ. Sự tái sinh của bề mặt biểu mô ở các
núm xuất hiện bằng cách lớn lên từ mô bao bọc xung quanh và được hoàn tất
sau khi đẻ 30 ngày (Nguyễn Tấn Anh và Cs, 1995 [2]). Theo Nguyễn Trọng
Tiến và Cs (1991) [12] cho biết khoảng 60 ngày sau khi đẻ có 75% số bị cái
có cơ quan sinh dục được hồi phục, sau 75 ngày có 87%. Đối với bị đẻ khó,
sót nhau thời gian này là 4 tháng. Tác giả cũng cho biết ở đàn bò cái sự hồi
phục tử cung khi không mang thai là 11,4 ngày. Sự co dạ con còn phụ thuộc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
13


vào cơ thể, điều kiện chăm sóc ni dưỡng, q trình đẻ và sự hộ lý chăm sóc
sau khi đẻ.
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
a) Di truyền (nhân tố bên trong)
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) rất thấp. Ở bò, hệ số
di truyền về khoảng cách giữa 2 lứa đẻ có h2 = 0,05 – 0,10, khả năng đẻ sinh
đôi = 0,08 – 0,10 và độ dài thời gian sử dụng bị có h2 = 0,15 – 0,20. Các phát
hiện này giúp cho ngành chăn nuôi không đầu tư vào những khâu ít sinh lợi.
Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều do
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung những nghiên cứu về gen

ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng
đến sinh sản bằng 3 con đường:
- Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi
chết.
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các hormone hướng
sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản.
- Các gen hoạt động chi phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau
(do tác động của mơi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm
kém sinh sản hoặc gây chết.
b) Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản gồm có dinh dưỡng, chăm
sóc, quản lý và thời tiết khí hậu.
• Dinh dưỡng
Là yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản rất đa dạng, kín đáo và chậm chạp,
phải phân tích tỉ mỉ và tồn diện mới phát hiện được. Ở bị tơ được ni
dưỡng tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thành thục về tính sớm. Bị trưởng thành
được ni với mức dinh dưỡng cao có thể dẫn tới sự tích mỡ trong cơ thể, mỡ
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
14


bao bọc buồng trứng và cố định hormone cũng dẫn đến sinh sản thấp. Trong
trường hợp ni dưỡng bị ở mức dinh dưỡng thấp, chức năng sinh sản bị kìm
hãm. Như vậy cần xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho
khẩu phần được cân đối về protein, các axit amin, đường, khoáng và vitamin
cho gia súc trong từng giai đoạn cụ thể. Khẩu phần ăn thiếu khoáng hoặc vi
lượng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trứng, gây rối loạn sinh sản
và ức chế động dục, nhất là thiếu phốt pho. Bò cái thường thiếu phốt pho do
việc cung cấp cho nhu cầu tiết sữa. Buồng trứng những con này nhỏ lại, sau
khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu không phối kịp thời thì sau cai sữa

mới động dục lại.
Kẽm (Zn) tham gia kích thích sự chuyển hóa caroten thành vitamin A, sự
thiếu hụt kẽm diễn ra cùng với sự thiếu hụt vitmin A trong cơ thể, niêm mạc
mắt, niêm mạc ruột và niêm mạc đường sinh dục có hiện tượng sừng hóa, hợp
tử khó làm tổ, khó bám ở sừng tử cung, kẽm và phốt pho có ảnh hưởng đến sự
sản sinh hormone sinh dục. Khi thiếu những nguyên tố này buồng trứng
thường nhỏ lại. Một lượng kẽm đầy đủ sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ
lệ chết phôi (Nguyễn Trọng Tiến và Cs, 1991, [12]).
Số lượng những nguyên tố khác nhau tham gia vào thành phần cơ thể
động vật dao động trong phạm vi rộng. Người ta cũng nghiên cứu vai trò của
magiê, sắt, đồng, coban, mangan, iod cũng như canxi, photpho, natri, kali và
một số nguyên tố khác trong quá trình sinh sản ở động vật. Magiê tham gia
vào q trình co bóp của cơ trơn, cơ vân. Thiếu magiê nội bào làm giảm hoạt
tính bắp thịt, từ đó làm kéo dài q trình đẻ của gia súc, nhau chậm ra, sinh
viêm tử cung dẫn đến chậm sinh.
Đồng và sắt trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. Đồng giúp hấp
thu sắt và sinh tổng hợp hemoglobin tham gia vào chuyển hóa sắc tố điều tiết
chức phận lông, da. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm sinh dục
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….
15


bằng cách thay đổi hoạt lực oxytocin máu và bảo đảm một biểu hiện động dục
hoàn chỉnh.
Khi thiếu mangan, sự thành thục về tính dục bị chậm, có những chu kỳ
khơng rụng trứng. Do đó ở động vật chửa có thể chết thai trong bụng, đẻ con
chết hoặc thai sinh ra sức sống kém (Nguyễn Trọng Tiến và Cs, 1991, [12]).
• Thời tiết khí hậu
Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động
vật là độ dài thời gian chiếu sáng, nhiệt độ khơng khí và độ ẩm khơng khí. Thí

nghiệm thời gian chiếu sáng kéo dài trong ngày bằng phương pháp nhân tạo
có tác dụng kích thích rõ rệt chức năng sinh sản và làm thay đổi mùa sinh dục
ở thú cho lông và đẻ trứng ở gia cầm. Sinh sản theo mùa thể hiện rõ rệt ở
động vật hoang dã và một số loài gia súc như cừu, trâu, ngựa. Đó là quãng
thời gian trong năm đưa lại nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh sản.
Đối với bị, nếu được ni dưỡng phù hợp, đảm bảo thức ăn đủ số lượng, chất
lượng, chu kỳ động dục xuất hiện bất kỳ thời gian nào trong năm. Ngoài
những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa ở bị
cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản giảm thấp.
• Tổ chức phối giống
Là một khâu quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai của gia súc cái.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Sau khi giao phối hoặc thụ tinh
nhân tạo từ 3 – 4 giờ tinh trùng trong đường sinh dục của bò cái đã di chuyển
đến ống dẫn trứng và giữ khả năng thụ tinh trong vòng 20 – 30 giờ.
Thời gian di chuyển của trứng từ khi rụng đến vị trí thụ tinh trong
khoảng vài giờ. Thời điểm rụng trứng của bò cái nằm trong khoảng 10 – 15
giờ sau khi kết thúc động dục. Nên cần chọn thời gian phối phù hợp để đạt tỷ
lệ thụ thai cao.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

16


×