Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện yên hưng tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 132 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

LÃ HỒNG PHÚC

Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu
trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở
Huyện Yên Hưng-Tỉnh Quảng Ninh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM VÂN ðÌNH

HÀ NỘI - 2009


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với lợi thế là quốc gia biển, Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260
km. Tổng diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích
vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.


Ngồi ra trong vùng biển có 4 nghìn hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo
lớn có dân cư như Vân ðồn, Cát Bà, Phú Q, Cơn ðảo, Phú Quốc…, có
nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải
sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều ñiều kiện tự nhiên ñể phát triển nuôi trồng
và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên
vùng biển, Việt Nam cịn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con
sông lớn nhỏ, nhiều triệu héc ta ñất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập
mặn, ñặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long v.v… Như vậy có
thể nói đây là nơi có đủ các điều kiện tạo nên thế mạnh cho phát triển ngành
kinh tế thủy sản [4].
Hội nhập WTO ñã tạo ra cho ngành thủy sản có nhiều cơ hội về thị trường,
lợi thế cạnh tranh... Tuy nhiên một thực tế là hội nhập cũng nảy sinh nhiều
thách thức ñối với thủy sản Việt Nam, ñó là sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả,
chất lượng sản phẩm, thị trường với những quy ñịnh ngặt nghèo mới. Do đó
tăng cường hợp tác liên kết để hỗ trợ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
là một xu thế tất yếu.
Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát
triển ni trồng thủy sản (NTTS) ở cả vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt,
ñặc biệt là phù hợp cho phát triển ni tơm. Tính đến thời điểm năm 2008
huyện n Hưng có diện tích ni tơm đạt 6.330,6 ha, chiếm 60,05% diện
tích ni của tỉnh, trong khi sản lượng đạt 21.252 tạ chỉ bằng 30,36%. Tuy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


nhiên một thực tế cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản ở n Hưng vẫn cịn
chưa phát triển đúng với tiềm năng, mà nguyên nhân là do vấn ñề về vốn, tiếp
cận thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ ni trồng, chế biến và tiêu
thụ cịn nhiều hạn chế, giá bán khơng ổn định, chất lượng chưa cao, cách thức
làm ăn cịn đơn giản. Các hộ nơng dân tự ñắp ñê, ñập, xây cống ñầm, lấy nước

vào ñầm theo thủy triều, nguồn giống dựa vào tự nhiên, thức ăn có sẵn trong
mơi trường nước[9]… Một hạn chế ñược cho là quan trọng trong phát triển
NTTS là các mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân nuôi trồng với các công
ty chế biến, tiêu thụ chưa hiệu quả, các mối quan hệ liên kết giữa doanh
nghiệp với hộ sản xuất không bền vững, ràng buộc và trách nhiệm giữa các
bên tham gia liên kết chưa ñược rõ ràng, cịn khó hiểu dẫn đến tình trạng phá
vỡ hợp đồng, thiếu ngun liệu… Bên cạnh đó, là vai trị của Nhà nước, chính
quyền địa phương và các nhà khoa học chưa thật sự rõ nét trong quá trình sản
xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc tìm hiểu và nghiên cứu sự hợp tác,
các mối quan hệ liên kết cũng là một trong những biện pháp góp phần giải quyết
các hạn chế trên.
Xuất phát từ những nhận ñịnh trên, tơi lựa chọn chun đề “Nghiên cứu
các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tơm ở huyện n
Hưng tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Từ việc phân tích đánh giá các mối liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu
thụ tơm ở huyện n Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp phát triển
tốt các mối liên kết đó.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố những vấn ñề lý luận cơ bản và thực tiễn về liên
kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


- ðánh giá thực trạng liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm qua 3
năm 2006 - 2008 ở Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng ñến ñến sự phát triển mối quan hệ
liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

- ðề xuất các giải pháp nhằm phát triển các mối quan hệ liên kết trong
nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm của huyện thời gian tới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Các vấn ñề lý luận, thực tiễn về các mối quan hệ liên kết trong phát
triển nuôi, chế biến và tiêu thụ, với chủ thể là các hộ nuôi tôm, các công
ty chế biến và các hộ thu gom tơm trên địa bàn huyện n Hưng, tỉnh
Quảng Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và
giải pháp ñể phát triển các mối quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu
thụ tôm.
Về không gian: ðề tài chỉ đi vào nghiên cứu tại các hộ ni, cơ sở chế
biến và thu gom tơm có quy mơ tương đối lớn (khơng tìm hiểu tình hình sản
xuất ở các cơ sở, hộ ni tơm nhỏ lẻ). ðề tài được thực hiện trên ñịa bàn
huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Về thời gian: ðề tài nghiên cứu một số nội dung trong thời gian từ năm
2006 - 2008, tập trung nghiên cứu khảo sát năm 2008, phần phương hướng
ñến năm 2015.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ
LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ
TIÊU THỤ TÔM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn ñề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế trong nuôi, chế biến
và tiêu thụ tôm
2.1.1.1 Một số khái niệm

Các khái niệm về liên kết
Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó
có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành
một chỉnh thể. Trước ñây khái niệm này ñược biết ñến với tên gọi là nhất thể
hố và gần đây mới gọi là liên kết. Sau ñây là một số quan ñiểm về liên kết
kinh tế:
♦ Trong Từ ñiển Kinh tế học hiện ñại (David. W. Pearce) cho rằng liên
kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt ñộng phối hợp với nhau
một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát
triển. ðiều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững[3].
♦ Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy ñịnh ban hành
theo Quyết định số 38-HðBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những
hình thức phối hợp hoạt động do các ñơn vị kinh tế tiến hành ñể cùng nhau bàn
bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất
kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi
bàn bạc thống nhất, các ñơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng
nhau ký hợp ñồng về những vấn ñề có liên quan ñến phần hoạt động của mình
để thực hiện[7].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


♦ Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế là sự chủ ñộng nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế
khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện
mối quan hệ phân cơng và hợp tác lao động để ñạt tới lợi ích kinh tế xã hội
chung[6].
♦ Tổng hợp những khái niệm trên có thể kết tóm lược “Liên kết kinh tế là
các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế với mục đích đạt ñược
lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những hợp ñồng ñã ký kết với

những thoả thuận nhất định, những giấy tờ bằng chứng có tính ràng buộc bằng
pháp luật, những cam kết trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh”.
Phương thức liên kết kinh tế
Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành
hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số cơng đoạn
nào đó) là liên kết ñược thực hiện theo trật tự các khâu của q trình sản xuất
kinh doanh (theo dịng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc
toàn diện nhất bao gồm các giai ñoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu ñến
phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thơng thường mỗi tác nhân
tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước ñó, ñồng thời bán
sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên kết dọc là
hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể
chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian[13].
Liên kết theo chiều ngang (Liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt ñộng trong
cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm
chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có thể
thơng qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như Hiệp hội Mía
đường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan
hệ với nhau và thơng qua một bộ máy kiểm sốt chung. Với hình thức liên kết

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


này có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị
trường [12].
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên
kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu ñiểm riêng của nó.
Mục tiêu của liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thơng qua các
hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt ñộng của từng tổ chức liên kết để tiến
hành phân cơng sản xuất chun mơn hố và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt
hơn tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản
lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của
các bên liên kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước.
Liên kết ñể cùng nhau tạo thị trường chung, phân ñịnh hạn mức sản
lượng cho từng ñơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi
ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.
Liên kết kinh tế giúp ñỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và
quản lý, giúp ñỡ nhau về ñào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản
lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng
vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thơng tin v.v...
Các hoạt động này được ghi thành hợp ñồng kinh tế [7].
Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế
- Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh: ðây chính là mục tiêu của mọi
hoạt động sản xuất của các cơ sở, việc mở rộng quy mô sản xuất, thay ñổi các
phương thức sản xuất của từng thành viên khi ra nhập tổ chức kinh tế hợp tác
nói riêng hay khi thiết lập các mối quan hệ với các ñối tác khác phải ñạt mục tiêu
hiệu quả.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


- Tự nguyện: Việc liên kết kinh tế phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi
thành viên, khơng có sự gị ép mới thực sự có hiệu quả
- Bình đẳng và công bằng trong phân phối lợi nhuận và rủi ro: nguyên
tắc này sẽ là ñộng lực thúc ñẩy quá trình liên kết kinh tế [12][7].
Nội dung liên kết kinh tế
Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết

kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác
nhân rất ña dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang, ñan xen lẫn nhau.
Cơ chế liên kết cũng rất ña dạng, thể hiện sự phát triển của cung cách sản xuất
từ sản xuất ñơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hố và mức độ phức tạp của việc
cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh và ñể ñánh giá mức ñộ liên kết, mức ñộ quan hệ chặt chẽ
giữa các tác nhân khi tham gia liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hình thức liên kết kinh tế
- Liên kết theo chiều dọc
- Liên kết theo chiều ngang

Khâu liên kết


sở
A

- Vốn, cơ sở vật chất
- Tiêu thụ
- Kỹ thuật, giống, vật tư
- Cơ chế chính sách, hỗ trợ...


sở
B

Cơ chế liên kết
- Hợp ñồng kinh tế
- Hợp ñồng miệng

- Mua bán tự do
Sơ đồ 2.1: Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết
giữa các tác nhân
Sự thoả thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong q trình ni, chế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


biến và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự hợp tác giúp đỡ nhau vì lợi ích chung
cho cả hai bên, dựa trên ngun tắc tự nguyện bình đẳng và sự phát triển của
cả hai bên.
Các cam kết, thoả thuận phải có các điều kiện ưu đãi, các ưu đãi này phải
được xây dựng thơng qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai bên và dựa
trên các quan hệ cung cầu thị trường.
Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực
hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên khơng thực hiện đúng, đủ
theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thơng qua các hình
thức liên kết như sau:
- Hợp ñồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp ñồng là
sư thoả thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về
việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá ñặt trước. Liên
kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác
nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.
Theo Michael Boland (2002) Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một
cơng ty mua hàng hố từ một nhà sản xuất với một mức giá ñược xác ñịnh
trước khi mua. Mối quan hệ hợp ñồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ
sự ñiều chỉnh của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý,
những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng
nguyên vật liệu ñầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thoả
thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ

rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp ñồng [33][34]
Hợp ñồng ñược ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, tín
dụng, trung tân khoa học kỹ thuật.. và hộ theo các hình thức:
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nơng sản
hàng hố.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


+ Bán vật tư mua lại sản phẩm
+ Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư,
thiết bị, nguyên liệu ñầu vào, vay vốn...
+ Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp th đất, diện tích mặt nước, sau đó
hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho th và bán lại sản phẩm cho
doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp [30].
- Hợp ñồng miệng (thoả thuận miệng): Là các thoả thuận khơng được thể
hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt
động, cơng việc nào ñó. Hợp ñồng miệng cũng ñược hai bên thống nhất về số
lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và ñịa ñiểm. Cơ sở của hợp ñồng là niềm
tin, ñộ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia
hợp ñồng. Hợp ñồng miệng thường ñược thực hiện giữa các tác nhân có quan
hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè,…) hoặc giữa các tác nhân đã
có q trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời
gian hợp tác ln thể hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách
nhiệm, giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp ñồng miệng thường chỉ là
các thoả thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, ñiều kiện giao nhận hàng.
Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc khơng có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật
tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng văn bản thì hợp
đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn.

Tóm lại nội dung liên kết kinh tế là sự thể hiện cụ thể mối quan hệ phân
cơng và hợp tác lao động giữa hai chủ thể tham gia một liên kết kinh tế. Nó
qui định những hoạt động, trách nhiệm, chức năng, việc làm cụ thể về kinh tế
- kỹ thuật mà mỗi bên phải thực hiện ñể cùng nhau hợp tác, tạo ra thành quả
lao ñộng chung của liên kết kinh tế. Nội dung liên kết kinh tế bao gồm: Liên
kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


nơng dân, huy động vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh [6].
Hình thức liên kết kinh tế
- Liên kết sản xuất: Là hình thức hợp tác giữa các chủ thể nhưng khơng thay
đổi tư cách pháp nhân cũng như hình thức tổ chức của từng chủ thể. Thường
thì việc liên kết chỉ thực hiện ở một số khâu hay lĩnh vực nào đó của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ví dụ liên kết giữa nơng dân trồng mía và nhà máy
đường phải có nghĩa vụ mua, bán số mía theo như hợp đồng đã ký kết dù cho
thị trường có biến động như thế nào đi nữa [12].
- Liên doanh sản xuất: Là hình thức hùn vốn giữa các bên tham gia. Các bên
tham gia hùn vốn sẽ là các thành viên của doanh nghiệp liên doanh, có quyền
hạn trong quản lý doanh nghiệp, ñược hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo số
vốn đóng góp. Sau khi hùn vốn liên doanh, có thể có những thay đổi sau:
Thường thì dẫn đến hình thành các doanh nghiệp mới nhưng cũng có thể
khơng hình thành doanh nghiệp mới mà chỉ ñổi mới phương thức hoạt ñộng của
doanh nghiệp cũ [13].
- Liên hiệp hoá sản xuất: Là kiểu liên kết ở mức ñộ cao theo chiều dọc,
chiều ngang theo một tổ chức thống nhất. Nói cách khác, sự liên kết này
vừa làm chủ thị trường, vừa làm chủ dây chuyền sản xuất ở mức độ cao,
được thể hiện như.
+ Xí nghiệp liên hiệp ngành: Là hình thức liên kết dọc giữa hai khâu

sản xuất nguyên liệu và chế biến thành một tổ chức thống nhất hoặc liên kết
giữa sản
xuất với vận chuyển ñể tiêu thụ sản phẩm.
+ Liên hiệp các xí nghiệp ngành là kiểu quản lý ngành ở phạm vi
vùng hay
tồn quốc. Nó là kiểu liên kết ngang nhằm liên kết các xí nghiệp độc lập trong
tồn ngành. Các liên hiệp xí nghiệp có chức năng vừa quản lý kinh tế vừa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


quản lý kỹ thuật. Hình thức này có tác dụng lớn trong phối hợp phát triển
ngành hay vùng và giải quyết các vấn đề mà mỗi xí nghiệp khơng tự giải
quyết ñược như quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hay các cơng trình đầu
tư…[12]
Một số phương thức NTTS
Ni quảng canh truyền thống: là hình thức ni trong đó, con giống,
thức ăn dựa hồn tồn vào tự nhiên, khơng ñòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị.
ðiều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những loại hải sản khác nhau, thường có
các loại hải sản như tơm sú, tơm tự nhiên, cá tự nhiên, rong câu và cua biển.
Diện tích các đầm ni thường rất lớn, thường trên 20 ha /ñầm. Việc thay
nước cũng như thu hoạch sản phẩm là dựa vào chế độ thuỷ triều.
Ni quảng canh cải tiến: Là hình thức ni dựa trên nền tảng của mơ
hình ni quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn.
Giống thường là tôm sú hay cua biển, tơm sú thường ni ở mật độ 2-3 con
/m2. Việc thay nước cũng chủ yếu dựa vào chế ñộ thuỷ triều nhưng có thể
trang bị thêm máy bơm ñể chủ ñộng trong việc ñiều chỉnh mức nước, do phải
đầu tư thêm trong q trình ni nên diện tích các đầm ni thường nhỏ hơn.
Ni bán thâm canh: Là hình thức ni trồng có áp dụng các tiến bộ
của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn

cũng như quản lý và chăm sóc hàng ngày. Mức độ này đã bắt đầu hình thành
ni chun canh một loại hải sản nhất định. Diện tích của từng đầm ni
thường nhỏ, khoảng 5-10 ha/đầm. ðây là hình thức ni được sử dụng rộng
rãi ở Việt Nam hiện nay vì nó phù hợp với khả năng ñầu tư cũng như kiến thức
nuôi của người dân.
Nuôi thâm canh hay cịn gọi là ni cơng nghiệp: Là hình thức ni
trong đó có người chủ động hồn tồn về số lượng và chất lượng con giống,
dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao. Diện tích đầm ni thường nhỏ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


dưới 2 ha/đầm. Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên có trình độ và được
trang bị đầy đủ các dụng cụ để quản lý. Hình thức này địi hỏi ñầu tư lớn về
vốn và kiến thức. ðây là hình thức ni độc canh.
Ni siêu thâm canh: Là hình thức ni hiện đại, sử dụng một tập hợp
các máy móc và thiết bị để tạo ra cho đối tượng ni có những điều kiện sống
khá tối ưu. Ni siêu thâm canh thường có diện tích nhỏ, mật độ giống cao,
chu kỳ ni ngắn. Các máy móc được trang bị trong hình thức ni này gồm:
hệ thống làm sạch nước (có bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật, tháp ôxy hoá,
thiết bị lọc nước...), hệ thống làm tăng dưỡng khí (máy phun nước và sục khí)
hệ thống chế nhiệt ñộ (các thiết bị ñiều chỉnh nhiệt ñộ tự ñộng), hệ thống cung
cấp thức ăn hợp với từng giai ñoạn sinh trưởng của vật ni [11].
2.1.1.2 Vai trị vị trí của ngành hàng tơm
- Vai trị của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại
quốc tế: Từ ñầu những năm 1980, ngành thuỷ sản ñã ñi ñầu trong cả nước về
mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế
giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới. ðến năm 2001, quan hệ này ñã ñược mở rộng
ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, trong đó

sản phẩm chủ yếu là tôm xuất khẩu.
- ðối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành
thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước cơng nghiệp phát triển như
Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU ñã chấp nhận làm bạn hàng lớn và
thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào
bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75%
tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
- Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của
ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những cịn đường mới và mang lại nhiều

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


bài học kinh nghiệm ñể nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào khu vực và thế giới.
- Vai trị của ngành hàng tơm trong an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm, xố đói giảm nghèo: Tơm được đánh giá là nguồn cung cấp chính
đạm ñộng vật cho người dân. Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu
nhập tăng ñã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn
mặt hàng tơm. Có thể nói ngành hàng tơm có đóng góp khơng nhỏ trong việc
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản nói chung và ngành tơm nói riêng với sự phát triển
nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao
ñộng ñông ñảo tham gia vào tất cả các công ñoạn sản xuất, làm giảm sức ép
của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Số lao ñộng của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm
1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao ñộng thời vụ), như vậy,
mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình qn số lao động
thường xun của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình qn
của cả nước (2%/năm).

Với diện tích ni tơm liên tục tăng đến năm 2008 đạt khoảng 636,2
nghìn ha, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 388.359 tấn
tơm các loại và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng
794.753.535 USD. Có thể nói tơm có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.
ðặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thuỷ sản chủ
yếu là ở quy mô hộ gia ñình nên ñã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao
động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xố đói
giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản
phẩm… chủ yếu do lao ñộng nữ thực hiện, ñã tạo ra thu nhập đáng kể, cải

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, ñặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền
núi. Riêng trong các hoạt ñộng bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến
90% [10] .

TƠM CÀNG XANH – SCAMPI

Tên tiếng Anh : Giant river prawn, Scampi, Giant freshwater Shrimp
Tên khoa học : Macrobrachium rosenbergii

Tơm nước ngọt

TƠM SÚ - BLACK TIGER SHRIMP
Tên khoa học : Penaeus monodon
Tên Tiếng Anh : Black tiger shrimp; Giant tiger shrimp; Jumbo tiger shrimp

Tơm biển


Hình 2.1 Một số hình ảnh về sản phẩm tơm ni phổ biến ở Yên Hưng
2.1.1.3 ðặc ñiểm kinh tế - kỹ thuật của nghề NTTS
♦ ðặc ñiểm kỹ thuật của nghề thuỷ sản
Môi trường khắt khe: Nuôi trồng hải sản là quá trình khai thác khả năng
sinh trưởng của các loại sinh vật dưới tác ñộng hỗn hợp của các yếu tố tự
nhiên như ñất ñai, nguồn nước, lượng mưa, ñộ mặn, ñộ pH, nhiệt ñộ, dưỡng
khí, ñộ kiềm... Các yếu tố này phải ln ổn định, nếu một trong các yếu tố đó
dao động mạnh sẽ làm cho vật ni bị sốc và chết hàng loạt, ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


Thời gian ni trồng giữa các lồi là khơng đồng nhất: Với các hình
thức ni trồng quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến hay bán thâm
canh trên một diện tích nhất định thường ni nhiều loại hải sản, mỗi loại có
một thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Ví dụ: tơm sú có thể ni 2
vụ trong một năm, vụ 1 từ tháng 3 ñến tháng 7, vụ 2 từ tháng 9 ñến tháng 12
(riêng ở miền Bắc thì vụ 1 là chính). Với cua biển, có thể nuôi quanh năm
nhưng chủ yếu là nuôi từ tháng 8 ñến tháng 12. Do vậy, làm thế nào ñể có thể
có được mơ hình ni hợp lý, tận dụng ñược ñặc ñiểm sinh trưởng và phát
triển ñể ñạt hiệu quả kinh tế cao là việc làm rất khó.
Khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh: Nuôi trồng thuỷ hải sản thường
là trong mơi trường nước rộng, hình thức ni trồng hiện nay là phải thường
xun thay nước trong đầm ni, nguồn nước lấy vào, thải ra chủ yếu từ sông,
kênh mương, cửa biển thường ít có sự kiểm sốt chặt chẽ, trong khi đó khả
năng phịng và chữa bệnh cho đối tượng ni trồng này là rất khó và kém hiệu
quả, khả năng lan truyền các bệnh dịch rất nhanh và khó kiểm sốt, làm ảnh
hưởng đến cả một vùng ni trồng rộng lớn.

Chịu tác động lớn của mơi trường phía bên ngồi: Vị trí các đầm ni
phần lớn là ở các bãi triều cửa sông, cửa biển nên nguồn nước thường bị ảnh
hưởng do ơ nhiễm từ các dịng sông chảy ra, cũng như các chất thải (nguy
hiểm nhất là váng dầu) từ các tàu thuyền hoạt ñộng từ ngồi khơi đưa vào.
ðiều đó cho thấy việc kiểm sốt các yếu tố gây bệnh trong nuôi trồng thuỷ hải
sản không chỉ giới hạn trong nội bộ ngành thuỷ hải sản[21].
♦ ðặc điểm kinh tế
Các đối tượng vật ni rất dễ cho việc thâm canh tăng năng suất: Theo
kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy nuôi trồng thủy hải sản rất dễ
thâm canh đặc biệt là ni tơm sú, khi bảo đảm đủ các yếu tố như thức ăn,
lượng ơxi hồ tan trong nước, độ mặn....nếu mật ñộ nuôi từ 5- 10 con/m2 sẽ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


cho năng suất từ 1-1,5 tấn/ha/vụ, từ 20-35 con/m2 sẽ cho năng suất khoảng 3
tấn/ha/vụ. Mặt khác khi ñầu tư ñủ và hợp lý sẽ rút ngắn thời gian nuôi trồng
tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ.
Sản phẩm có giá trị kinh tế cao: Do giá trị của các lồi thuỷ hải sản có giá
trị dinh dưỡng rất cao nên được đơng đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Phần lớn
các nước trên thế giới đều có nhu cầu tiêu dùng thuỷ hải sản, trong khi đó các
nước có điều kiện ni trồng khơng nhiều, điều đó làm cho cán cân cung - cầu
ln mất thăng bằng, điều đó có lợi cho người sản xuất. Hiện nay giá cổng trại của
1 kg tôm sú loại 25 - 30 con/kg sống khoảng 170.000 ñồng cao hơn khoảng 34 lần
so với 1 kg lúa. ðặc biệt ñối tượng mua của thị trường thuỷ hải sản là những
người có mức sống cao, thường sống ở thành phố hay các nước ñang phát triển,
những người sản xuất cũng như những người có mức sống trung bình khó có cơ
hội mua những hải sản này vì giá q đắt. ðiều đó cũng thúc đẩy nghề ni trồng
thuỷ hải sản phát triển vì khơng những nó tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho
người dân mà còn là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước[13]

2.1.2 Liên kết kinh tế trong ni, chế biến và tiêu thụ tơm
2.1.2.1 Ngành hàng tơm
Ni tơm địi hỏi quy trình kỹ thuật, trình độ lao động cao, rủi ro trong
nuôi tôm cũng lớn hơn so với loại hình ni khác.
u cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất như nguồn nước, thời tiết, con
giống, thức ăn và tổ chức lao ñộng trong sản xuất..., ñặc ñiểm sản xuất này
gây nên cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động hồn tồn về chất lượng
và số lượng tơm cung ứng. ðiều này dẫn ñến sự dao ñộng về giá cả, số lượng
và chất lượng tôm trên thị trường.
Nuôi tơm là ngành sản xuất mang tính hàng hố cao, sản phẩm yêu cầu
tươi sống, khó bảo quản và vận chuyển. Mức độ đầu tư phụ thuộc vào hình
thức ni.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


Ni mang tính thời vụ, do vậy khả năng cung cấp dồi dào ở chính vụ,
nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Song nhu cầu tiêu dùng thì ở bất kỳ
thời điểm nào trong năm. Tiêu thụ tơm cịn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thu
nhập và thói quen tiêu dùng. Hiên nay nhu cầu tiêu dùng hàng tươi sống của
người dân càng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủng loại sản
phẩm. Các ñịnh mức kỹ thuật nuôi xem ở (phần phụ lục 1).
2.1.2.2 Các tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt ñộng kinh tế, ñộc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân có thể là các đơn vị,
tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tự
nguyện cùng tham gia một hoạt ñộng nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích
riêng cho mình, trong ngành hàng tơm các tác nhân tham gia liên kết có thể chia ra
làm 3 nhóm
- Tác nhân là các hộ (hộ nuôi tôm, hộ kinh doanh tơm (hộ bn), người

tiêu thụ).
- Tác nhân là đơn vị kinh tế tham gia nuôi, chế biến và tiêu thụ tơm, hỗ trợ
ngành hàng tơm (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy…)
- Tác nhân là các tổ chức (tổ chức tín dụng, ngân hàng, thương mại khác…).
- Tác nhân là các Trung tâm Khoa học, Nhà nước (các cơ chế chính sách
tác động, hỗ trợ)
2.1.2.3 Mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân
Với các hoạt ñộng kinh tế riêng của mình, các tác nhân này thực hiện
từng nội dung trao đổi, hợp tác với nhau thơng qua mối quan hệ liên kết qua
lại, dựa trên các ràng buộc cụ thể và ñược thể hiện trong hợp ñồng đơi bên, từ
đó tạo lên sự gắn kết trách nhiệm hỗ trợ phát huy thế mạnh của các tác nhân,
ñồng thời cùng chia sẻ những rủi ro trong kinh doanh.
Các tác nhân có các mối quan hệ liên kết với nhau ở mọi khâu của q
trình ni, chế biến, tiêu thụ và có thể mơ phỏng các quan hệ đó trên sơ đồ 2.2

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


Hộ ni
tơm

Tiêu
thụ
NHÀ NƯỚC
TỔ CHỨC NGÂN
HÀNG, TÍN
DỤNG
NHÀ KHOA HỌC

CS. Chế biến

tơm
Sơ ñồ 2.2 Mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân
trong nuôi, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản
Hộ nuôi trồng liên kết với nhà khoa học, doanh nghiệp ñể ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (nhà khoa học có thể là
các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học trong ngành nuôi trồng thuỷ sản,
trường ñại học...), hộ vay vốn của các tổ chức tín dụng, cá nhân, ngân hàng để
đáp ứng vốn cho sản xuất, hộ ñược sử dụng vốn, diện tích mặt nước, các dịch
vụ khác từ Nhà nước hay các từ các chính sách của Nhà nước, như chính sách
khuyến khích phát triển ni trồng thuỷ sản, hộ được các cơ sở chế biến, hộ
buôn ứng trước vốn, ký hợp ñồng tiêu thụ sản phẩm.
Các cơ sở chế biến ñặt hàng, hợp ñồng sử dụng các sản phẩm của hộ
nuôi trồng, của các hộ thu gom, bằng công nghệ, kỹ thuật… ñể tạo ra sản
phẩm mới ñáp ứng nhu cầu, thị hiếu ña dạng của người tiêu dùng, xuất khẩu.
Các cơ sở chế biến trong q trình hoạt động cũng cần có vốn, có kỹ thuật và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18


cần có thị trường tiêu thụ ổn định và tiềm năng. Do đó trong q trình sản
xuất các cơ sở cũng có các quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các
nhà khoa học, nhà cung cấp công nghệ, với mạng lưới tiêu thụ và quan hệ dựa
trên các cơ chế chính sách của Nhà nước…
Các cơ sở, hộ tiêu thụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Tác nhân này huy
ñộng vốn từ Nhà nước, các tổ chức, ngân hàng, tín dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn trong kinh doanh. Thông qua các kỹ năng, các phương thức riêng sẽ
lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm, từ đó thu được lợi nhuận, các cơ sở, hộ
tiêu thụ trong q trình lưu thơng cũng cần nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công
nghệ, cách thức tiêu thụ có hiệu quả.
Nhà khoa học, khuyến nơng: xác định những khó khăn, vướng mắc mà

hộ gặp phải để nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhà Bank: cung cấp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tín dụng cho nhà
nơng và doanh nghiệp.
Nhà nước: ra các chính sách, khung pháp lý giám sát, kiểm tra, cung
cấp thông tin thị trường.
Các mối quan hệ liên kết trên trong thực tế rất đa dạng, đan xen nhau
có thể một cơ sở, một hộ nuôi trồng là tác nhân của nhiều mối quan hệ, cũng
có thể một mối quan hệ song lại có liên quan đến nhiều tác nhân, có thể là
quan hệ một chiều, cũng có thể là hai chiều, đa chiều [2].
2.1.2.4 Lợi ích của các tác nhân
Liên kết kinh tế xảy ra khi một trong các bên tham gia liên kết khơng thể
tự mình hoạt động hoặc nếu có hoạt động thì hiệu quả hoạt động khơng cao
nên cần phải có sự tham gia cùng hành động của nhều bên, khi đó liên kết
kinh tế sẽ đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên quan.

♦ ðối với các doanh nghiệp chế biên khi tham gia liên kết kinh tế
- Tạo ñiều kiện ñể tiết kiệm chi phí đầu tư khơng hiệu quả trong hoạt động SXKD

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19


Mỗi doanh nghiệp đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo,
mang tính đặc thù, chun biệt. Bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ,
mà bản thân doanh nghiệp khơng thể thực hiện được, hoặc nếu thực hiện thì
sẽ phải mở rộng quy mơ và chi phí nhưng khơng đem lại hiệu quả cho doanh
nghiệp, nhưng nó lại khơng thể thiếu đối với dây chuyền sản xuất chính. Do
đó liên kết giúp cho doanh nghiệp có thể giải quyết được nhu cầu đó. Ví dụ
trong cơ sở chế biến tơm thì hoạt động chế biến tơm là hoạt động chủ đạo,
ni tơm để cung cấp ngun liệu cho chế biến là hoạt động phụ song khơng
thể thiếu nguyên liệu.

- Liên kết giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận, phản ứng
nhanh hơn với thay ñổi của thị trường
Thực hiện liên kết thông qua hợp ñồng giúp cho các cơ sở chế biến, xuất
khẩu có ñiều kiện ñể mở rộng quy mô hoạt ñộng do có sự bảo đảm ổn định về
số lượng, chất lượng và tiến độ của ngun liệu nơng sản cung cấp cho sản
xuất, doanh nghiệp khơng phải lo đến sự thất thường của thị trường, cũng như
nâng cao ñược sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Nhu cầu của thị trường ln thay đổi, điều đó buộc các doanh nghiệp
vừa phải ln thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm. ðể có được những thay đổi phù hợp với nhu
cầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải có thơng tin và có đủ khả năng
triển khai nhanh các phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ
giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó.
Liên kết của hệ thống các nhà thương mại thơng qua hình thức đại lý bán
hàng. Với hình thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm đại lý
bán bn hay bán lẻ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất, nhờ đó sản phẩm
của doanh nghiệp sẽ ñược ñưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp
thời hơn.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20


Khi liên kết sản xuất các bên tham gia liên kết có thể chuyển giao cơng
nghệ kỹ thuật mới cho nhau, với những chi phí hợp lý và thời gian nhanh
chóng, do sự tin cậy lẫn nhau, giúp sản xuất có hiệu quả hơn
Khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngồi khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp, thì buộc doanh nghiệp phải liên kết với các ñối tác khác để tìm
kiếm sự hỗ trợ về vốn và cơng nghệ, khắc phục những hạn chế về quy mô,
nâng cao sức cạnh tranh.
Liên kết giúp doanh nghiệp dễ dàng chinh phục những thị trường mới do

khả năng tài chính, tận dụng lợi thế chi phí thấp (hợp đồng cung cấp sản
phẩm...)
Liên kết kinh tế thơng qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
chế biến có nguồn cung cấp ngun liệu ổn định, có thể tiếp cận với cơng
nghệ khoa học tiên tiến, có thêm cơ hội đầu tư theo chiều sâu, giải phóng sức
lao động từ đó phấn ñấu giảm giá thành, nâng cao ñược khả năng cạnh tranh
đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế [1].
- Liên kết giúp doanh giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Khi tham gia liên kết, rủi ro sẽ ñược phân bổ cho các ñối tác tham gia,
chứ không phải chỉ tập trung vào một chủ thể, khi đó khả năng vượt qua khó
khăn sẽ cao hơn.
Trước một dự án sản xuất vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp,
nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp ñơn ñộc
một mình triển khai thực hiện dự án, nhiều khi, do khơng kham nổi, sẽ dễ dẫn
đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. ðể tránh được hiện tượng này buộc
doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp khác cùng tham gia thực hiện dự án,
mỗi doanh nghiệp ñảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực. Như vậy,
mỗi doanh nghiệp tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro (nếu có).
Liên kết để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh nhờ vào sự thoả hiệp ñể phân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21


chia thị trường, kể cả việc sát nhập ñể tạo nên độc quyền nhóm [1][5].

♦ ðối với hộ ni thì việc tham gia liên kết sẽ có các lợi ích như
+ Bảo ñảm ñược thị trường tiêu thụ và giảm rủi ro về giá cả đối với nơng
sản sản xuất ra.
+ ðược hỗ trợ về giống, kỹ thuật và các thơng tin về thị trường nên khắc
phục được nhiều hạn chế của hộ nơng dân, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp

cận được với cơng nghiệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
+ Ổn ñịnh và phát triển ñược sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo cho bộ phận hộ nơng dân ở các vùng khó khăn.

♦ ðối với cơ sở, hộ tiêu thụ
Việc tham gia liên kết sẽ bảo đảm được lượng hàng cần thiết, có chất
lượng, ngồi ra khi liên kết sẽ có nhiều cơ hội về vốn, công nghệ, kĩ thuật, cơ
hội mở rộng kênh tiêu thụ, mở rộng phạm vi, ñối tác tiềm năng mới ñem lại
hiệu quả cao trong kinh doanh.

♦ ðối với các tổ chức ngân hàng, tín dụng, TT khoa học kỹ thuật, khuyến nông
Khi tham gia liên kết sẽ mang lại một phần thu cho đơn vị, đồng thời
hồn thành tốt nhiệm vụ của Nhà nước giao phó, góp phần thúc đẩy ni
trồng thuỷ sản theo định hướng phát triển bền vững.

♦ Lợi ích của các mối liên kết kinh tế trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Loại bỏ được vai trị của tầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo
vệ ñược người sản xuất, nhất là người nghèo khi bán sản phẩm, khuyến khích
phát triển sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng và nguyên liêu cho các ngành chế
biến, xuất khẩu.
Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và hộ nông dân
cung cấp ngun liệu cho phép xóa bỏ độc quyền đối với các doanh nghiệp ép
cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân.
Tăng cường liên minh công nông: việc chuyển đổi phương thức sản

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22


xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hố thì việc liên minh
cơng nơng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó giúp cho q trình sản xuất chế

biến tiêu thụ ñược hiệu quả hơn.
Thực hiện quan hệ hợp tác: qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác
giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: thơng qua liên kết vấn đề phân phối thu
nhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết ñược cụ thể hơn,
sản phẩm ñến với người tiêu dùng nhanh hơn.
Thúc ñẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật: liên kết giúp cho việc vận
dụng, sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ ñem lại hiệu quả cao
hơn, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
Tạo sự gắn kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nông), khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu ñược sẽ
cao hơn ñồng bộ hơn trong thực hiện. Với việc tham gia của nhà nước (Nhà
quản lý) tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa
thay vào đó là một chính sách ñồng bộ trong sản xuất. Với sự có mặt của các
nhà khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật ñược cập nhật và áp dụng thường
xuyên trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả,
giống giống cây, giống con cho năng suất và hiệu quả thấp. Cịn với các
doanh nghiệp và người dân thơng qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong
sản xuất, mạnh dạn ñầu tư trong sản xuất, ổn ñịnh yếu tố ñầu vào và thị
trường ñầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng như ñược chia sẻ rủi ro trong sản xuất
và với sự liên kết như vậy sẽ ñạt ñược hiệu quả cao nhất trong quá trình sản
xuất, kinh doanh (Phụ lục 2).
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong trong sản xuất và lưu thơng hàng hố,
giúp cho nền kinh tế nói chung và nền nơng nghiệp nói riêng ngày một phát
triển bền vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23


nước nhà theo ñịnh hướng XHCN.

Như vậy tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh khơng chỉ có ý
nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà nó cịn có ý nghĩa về mặt xã hội, nó giúp
nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phân phối xã hội được cơng
bằng, sự đồn kết hợp tác trong kinh doanh, giá cả, sản lượng, thị trường cung
cầu sản phẩm và thu nhập người dân ổn định. Thơng qua liên kết giúp cho nền
kinh tế nói chung và nền nơng nghiệp nói riêng ngày càng phát triển bền vững
phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của kinh tế thế giới.
Từ lợi ích nhiều mặt của liên kết kinh tế đem lại do vậy cần phải nghiên
cứu, duy trì và phát triển các loại hình liên kết là một xu thế, là tất yếu của hội
nhập phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến mối quan hệ liên kết
Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố về ñiều kiện tự nhiên, thời tiết, mơi
trường nước... điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ñầu tư mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hình thức và mức độ tham gia liên kết kinh tế.
Môi trường sản xuất kinh doanh gồm các yếu tố ñầu vào, ñầu ra, các
yếu tố hỗ trợ trong q trình sản xuất cụ thể như giống tơm, thức ăn cho nuôi
tôm, giá cả vật tư, khoa học kỹ thuật, giá tôm thương phẩm, cạnh tranh...
ðiều kiện về vốn gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cho th tài
chính... đây chính là điều kiện tiên quyết ñể cho các dự án ñầu tư ñược thực
hiện, duy trì và phát triển, nhờ đó mới có các mối quan hệ liên kết.
Cơ chế chính sách của Nhà nước gồm các chính sách về đất đai, vốn
sản xuất, thuế, xuất nhập khẩu, các chế tài, luật ñịnh... nếu là lĩnh vực Nhà
nước cấm hay khơng khuyến khích phát triển thì sẽ khơng tồn tại hay rất ít
các mối quan hệ liên kết vì sẽ khơng đem lại hiệu quả trong sản xuất.
Ngồi ra cịn các yếu tố như trình ñộ quản lý, trình ñộ của hộ sản xuất
kinh doanh, ñiều kiện kinh tế...

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24



×