Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vai trò của thương mại dịch vụ với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.54 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ

BÀI THẢO LUẬN
Học Phần: Kinh Tế Thương Mại Đại Cương

Đề tài 4: Vai trò của thương mại dịch vụ với sự phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam hiện nay.


Mục lục
1. Cơ sở lý thuyết của thương mại dịch vụ
1.1 Bản chất của thương mại dịch vụ
1.2 Vai trò của thương mại dịch vụ
2. Vai trò của thương mại dịch vụ với sự phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
hiện nay.
2.1 Thương mại dịch vụ đối với tăng trưởng kinh tế
2.2 Kinh tế xẫ hội việt nam hiện nay và so với cùng kì các năm trước
2.3 Biện pháp phát triển thương mại dịch vụ


1.

Cơ sở lý thuyết của thương mại dịch vụ

1.1.
Bản chất của thương mại dịch vụ
1.1.1. Khái niệm về thương mại dịch vụ
Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là mua bán các sản phẩm hữu hình thì
thương mại dịch vụ về cơ bản là trao đổi sản phẩm vô hình.
Trên thị trường dịch vụ được cung cấp thơng qua các phương thức khác nhau


để đổi lấy tiền công trả cho việc cung cấp các dịch vụ đó.
Dịch vụ có thể được cung cấp trên thị trường như một sản phẩm độc lập, một
tập hợp nhiều dịch vụ riêng lẻ thành có tính bổ sung lẫn nhau, trường hợp khác
chúng phải đi kèm cùng với các sẩn phẩm hàng hóa.
Thương mại dịch vụ chỉ bao gồm những hoạt động mua bán và trao đổi nhằm
mục đích lợi nhuận.
Vậy thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị
trường thông qua mua bán nhằm mục đích lợi nhuận.
1.1.2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ
* Tính đặc thù về đối tượng trao đổi trong thương mại dịch vụ
Trong thương mại hàng hóa đối tượng trao đổi là các sản phẩm vật thể còn
trong thương mại dịch vụ chúng là các sản phẩm phi vật thể.
Là sản phẩm của lao động vì vậy dịch vụ mang giá trị. Trong trao đổi giá trị
dịch vụ thể hiện thơng qua giá cả thị trường. Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, giá
trị sử dụng của dịch vụ hay cơng dụng của chúng chính là các ích lợi mà người
tiêu dùng nhận được và thỏa mãn khi tiêu dùng chúng.
* Tính đặc thù về các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ.
Do những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ nên các giao dịch trong thương mại
dịch vụ giữa người mua, người bán thường đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp.
Trong bn bán quốc tế dịch vụ được cung cấp giữa các quốc gia theo một
trong bốn phương thức sau:
- Phương thức1: Thương mại dịch vụ giữa các nước, tức là mua bán dịch vụ
qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng
hiện vật như bản vẽ, băng đĩa…
- Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang
nước khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập; sửa chữa tàu biển, máy
bay ở nước ngoài…


-


Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập

một chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin,
tư vấn pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại…
- Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân, tức là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ,
chăm sóc sức khỏe…
* Tính liên ngành của các dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ có một đặc điểm nổi bật là sự liên kết cao giữa các ngành và
phân ngành dịch vụ.
* Tính đa dạng của các loại hình dịch vụ
Dịch vụ là lĩnh vực rất rộng, đa dạng về quy mơ và tính chất kinh doanh.
Sự đa dạng về vai trò của dịch vụ đối với đời sống và sản xuất: có nhiều ngành
dịch vụ là những ngành quan trọng cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất kinh
doanh và trình độ của những ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh
tranh của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.
* Tính chất nhạy cảm về tác động của dịch vụ với đời sống kinh tế, xã hội,
chính trị và môi trường
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ và
đặc biệt nhậy cảm vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng.
1.1.3. Phân loại thương mại dịch vụ
Ban Thư ký WTO phân thương mại dịch vụ thành 12 khu vực bao gồm:
1. Dịch vụ kinh doanh,
2. Dịch vụ thông tin,
3. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật,
4. Dịch vụ kinh tiêu,
5. Dịch vụ đào tạo,
6. Dịch vụ môi trường,
7. Dịch vụ tài chính,

8. Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội,
9. Dịch vụ du lịch và các hoạt động có liên quan,
10. Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao,
11. Dịch vụ vận tải,
12. Các dịch vụ khác.


1.2.
Vai trò của thương mại dịch vụ
Trong thời đại hiên nay, thương mại dịch vụ có một vị trí vơ cùng quan trọng
trong bn bán tồn cầu và trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển. Ở nhiều nước, một số ngành dịch vụ được xem là ngành
kinh tế có vị trí mũi nhọn, ngành cơng nghiệp khơng ống khói. Theo thống kê của
WTO, tổng giá trị thương mại dịch vụ của những năm đầu thế kỷ XI đã tăng gấp 4
lần so với tổng giá trị thương mại dịch vụ năm 1980. Gía trị thương mại dịch vụ
năm 1980.Gía trị thương mại dịch vụ năm 2002 đạt 2.900 tỷ USD, chiếm 20%
tổng giá trị thương mại thế giới. Ở các nước phát triển,các ngành dịch vụ chiếm tỷ
trọng 60-70% GNP: như ANH, PHÁP, ĐỨC khoảng 65%, riêng Hoa Kỳ chiếm
gần 80% và ở các nước đang phát triển tỷ trọng này cũng chiếm khoảng 50%. Mỹ,
Eu và nhật bản là những quốc gia có sức cạnh tranh cao trong các ngành dịch vụ,
đặc biệt là tài chính, viễn thơng, vận tải. Các nước này tập trung vào thương mại
dịch vụ hơn thương mại hang hóa. Thương mại dịch vụ đã đem lại những vai trò
đặc biệt quan trọng cho các quốc gia trong thời đại hiện nay:
- Thương mại dịch vụ có vai trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp
vào GNP của nền kinh tế các quốc gia
Thể hiện ở sự tăng trưởng nhanh chóng của bản thân những ngành dịch vụ,thể
hiện ở việc thúc đẩy, hỗ trợ các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân,đặc
biệt là vai trò của các ngành dịch vụ như bưu chính - viễn thơng, tài chính - ngân
hang,giao thơng - vận tải… Với khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó, những
đóng góp của thương mại dịch vụ vào GNP cũng ngày càng được khẳng định.Theo

WTO, giai đoạn 1980-2002, hàng năm bản thân thương mại dịch vụ trên thế giới
có tốc độ tăng trưởng bình qn 9%, cao hơn tốc độ tăng 6%của thương mại hàng
hóa. Về đầu tư, khoảng 60% giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đầu tư vào
lĩnh vưc dịch vụ
- Vai trò của thương mại dịch vụ với tăng trưởng hội nhập khu vực và
quốc tế, cải thiện cán cân thương mạicủa các quốc gia
Xu thế tự do hóa thương mại khơng chỉ cịn diễn ra ở lĩnh vực thương mại hàng
hóa mà tự do hóa thương mại cũng từng bước mở ra. Hiện nay, các nước phát
triểnđang chú trọng vào phát triển và tìm cơ hội xuất khẩu ở các ngành dịch vụ
như tài chính, viễn thơng, y tế và giáo dục. Các nước này thường thu được lợi ích


rất cao nhờ vào những ngành dịch vụ và thường gây sức ép đòi hỏi các nước mở
cửa hơn đối với thị trường này. Mặc dù các nước đang phát triển và chậm phát
triển thường có nhiều bất lợi khi mở cửa thị trường dịch vụ, song họ cũng đang
khai thác những lợi thế so sánh của mình để hội nhập và cải thiện cán cân thương
mại thông qua các ngành dịch vụ như du lịch, xuất khẩu lao động.
- Vai trò của thương mại dịch vụ với việc thúc đẩy phân công lao động và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, các
ngành dịch vụ mời khơng ngừng ra đời và phát triển nhanh chóng. Do vậy, lĩnh
vực dịch vụ đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế quốc
dân. Đồng thời một số ngành dịch vụ ra đời đã thúc đẩy tích cực trao đổi hàng hóa
và dịch vụ giữa các vùng, giữa các quốc gia, đưa đến xu thế phân bố nguồn lực
theo nguyên lý cân bằng hiệu quả biên. Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ q trình
phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong phạm vi
từng quốc gia cũng như phạm vi toàn thế giới phù hợp với lợi thế so sánh của từng
vùng, từng quốc gia.
- Vai trò của thương mại dịch vụ đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho
xã hội

Quy mô của lĩnh vực dịch vụ ngày càng được mở rộng sẽ đem lại công ăn việc
làm cho xã hội.Đối với một số ngành dịch vụ,sự phát triển nó sẽ đem lại số lượng
cơng ăn việc làm mới cả về số tương đối và tuyệt đối.Đây là những lĩnh vực dịch
vụ có cấu tạo hữu cơ mà việc sử dụng lao động sống có xu hướng tăng nhanh hơn
lao động vật hóa.Tại nhiều quốc gia trên thế giới,nhất là các quốc gia phát triển,tỷ
trọng lao động của các ngành dịch vụ chiếm khoảng 60-70% công ăn việc làm
trong xã hội.Ngành du lịch năm 2002 đã thu hút khoảng 204 triệu lao động trên
toàn thế giới,chiếm khoảng 10,6% lực lượng lao động thế giới
- Vai trò của thương mại dịch vụ đối với việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người
Xuất phát từ vai trị của thương mại dịch vụ góp cải thiện tích cực thu nhập cho xã
hội và người lao động.Theo đó việc cải thiện thu nhập được xem là một yếu tố
quan trọng cho phép con người nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.Thực tế
ngày nay ở hầu hết các quốc gia thì chất lượng cuộc sống đang phụ thuộc vào khả
năng thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ,đặc biệt là các dịch vụ lien quan


đến chăm sóc sức khỏe,nâng cao dân trí,giải trí hay phục vụ cho các nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày
Ngoài ra thương mại dịch vụ cịn đóng vai trị quan trọng trong việc
tăng cường giao lưu văn hóa, chuyển giao cơng nghệ…
2. Vai trò của thương mại dịch vụ với sự phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
hiện nay.
2.1. Thương mại dịch vụ đối với tăng trưởng kinh tế
Thương mại dịch vụ có vai trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp khơng
nhỏ vào GDP của nền kinh tế VN
Thương mại và dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng, phân phối
hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng
như quốc tế.
Thật vậy, dịch vụ - thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào”

và “đầu ra” trong q trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Buôn bán quốc
tế, đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ lưu hành như thế nào nếu khơng có dịch vụ
vận tải? Dịch vụ thanh tốn? Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như
vận tải đường bộ, đường khơng, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại
về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao
đổi hàng hóa từ Quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa
lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh tốn được diễn ra một
cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong
quan hệ bn bán. Các dịch vụ viễn thơng, thơng tin cũng có vai trị hỗ trợ cho các
hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua
hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, buôn bán, bán lẻ giữ vai
trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần
đẩy nhanh q trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thơng, giúp
các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Như vậy, dịch vụ
có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại hàng hóa.
Thương mại và dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển.
Thơng qua hoạt động dịch vụ - thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh
doanh mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra q trình tái sản xuất được tiến
hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông, các dịch vụ được thông suốt.


Có thể nói, nếu khơng có dịch vụ - thương mại thì sản xuất hàng hóa khó có thể
phát triển được.
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước, thương mại và dịch vụ đã trở thành
yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất là bởi vì:
Nhu cầu về dịch vụ xuất phát từ chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy
rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá trình sản
xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng như dịch vụ khoa học, kỹ thuật công

nghệ.
Sự tăng trưởng của các ngành thương mại và dịch vụ còn là động lực cho
sự phát triển kinh tế
Nền kinh tế càng phát triển thì thương mại và dịch vụ càng phong phú, đa
dạng. Hiện nay, sự phát triển thương mại và dịch vụ phản ánh trình độ phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế của một
nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại trong cơ cấu ngành kinh tế
nước đó càng lớn.
Dịch vụ và thương mại luôn thể hiện sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường mua bán hàng hóa dịch vụ.
Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng về mặt lý thuyết,
đó là thuận mua vừa bán. Cho nên trong hoạt động dịch vụ - thương mại đòi hỏi
các chủ thể kinh doanh luôn phải năng động, sáng tạo, kể cả nghệ thuật để không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ trên thị trường, góp phần
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và điều này sẽ làm nền tảng
vững chắc giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay.
Dịch vụ và thương mại luôn thể hiện sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường mua bán hàng hóa dịch vụ.
Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng về mặt lý thuyết,
đó là thuận mua vừa bán. Cho nên trong hoạt động dịch vụ - thương mại đòi hỏi
các chủ thể kinh doanh luôn phải năng động, sáng tạo, kể cả nghệ thuật để không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ trên thị trường, góp phần
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và điều này sẽ làm nền tẳng


vững chắc giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay.
Từ các nội dung trên ta có thể thấy được thương mại dịch vụ có vai trị rất
quan trong tới sự tăng trưởng kinh tế của VN. Để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này

ta cần phải có một số liệu cơ bản:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mặc dù tăng trưởng GDP chưa đạt được con số 8% của giai đoạn 2000-2007 trước
khủng hoảng, nhưng Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất châu Á. GDP năm 2009 của Việt Nam đạt 5,32 % đứng
thứ ba về tăng trưởng ở khu vực Châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. 6 tháng đầu
năm 2010, GDP của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm
2009.
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG KINH TỄ

Nguồn: Tổng cục Thống kê và dự báo của Vietinbank Capital
Cơ cấu các ngành kinh tế tương đối ổn định trong nhiều năm. Tỷ trọng của
các ngành công nghiệp chiếm khoảng 40%, dịch vụ chiếm hơn 38%, nông nghiệp,
lâm nghiệp chiếm 20%. Mức tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất vào tăng
trưởng GDP của cả nước phải kể đến các ngành dịch vụ và công nghiệp. Tổng kết
6 tháng đầu năm 2010 khu vực dịch vụ tăng 7,05% đóng góp 2,94% tăng trưởng
GDP, khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 6,5% đóng góp 2,63% tăng trưởng


GDP và khu vực nơng nghiệp tăng 3,31% đóng góp 0,59% vào mức tăng GDP
chung.
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP THEO NGÀNH

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ biểu đồ trên ta có thể nhận thấy được TMDV luôn chiếm một tỉ trọng
tương đối cao trong nền kinh tế Việt Nam, luôn ở mức 38 – 39% và có xu hướng
ngày càng tăng. Mặt khác TMDV phát triển sẽ kéo theo mọi hoạt động kinh tế
khác như sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh, thúc đẩy
thương mại hàng hóa phát triển…
Như vậy, ta có thể thấy được TMDV ln là nguồn cơ để thúc đẩy các hoạt

động kinh tế khác, có vai trị khơng nhỏ tới sự tăng trưởng phát triển kinh tế, cũng
như GDP, GNP của Việt Nam.
2.2. Kinh tế xẫ hội việt nam hiện nay và so với cùng kì các năm trước
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình qn 13,2%/năm. Trong
đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông
lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự
kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2005. GDP
bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.629USD), tăng gấp 2,1 lần
năm 2005.


- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành
công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ
28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn 8,7%. Cơ
cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực
nơng nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống cịn 30% năm 2010, lao động phi nông
nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm, cao hơn mức tăng của
giai đoạn 2001 - 2005.
- Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội bình qn 19,1%/năm.
Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 121.500
tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình
quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm.
- Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng
tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích
9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 tồn tỉnh có 43
cụm cơng nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm
cơng nghiệp đã đầu tư hồn thiện hạ tầng, 6 cụm cơng nghiệp đang đầu tư hạ tầng
số cịn lại đang trong q trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu
tư.

- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2010 giảm xuống còn 2,6%. Cơ cấu lao
động năm 2010 là: khu vực công nghiệp - xây dựng 39,1%, khu vực dịch vụ
30,9%, khu vực nông nghiệp 30%.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2010 đạt 53%, tỷ lệ lao
động qua đào tạo
nghề đạt 40%.
- Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%.
Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường
trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58.000 học
viên.
- Cuối năm 2010, toàn tỉnh có 86% ấp, khu phố và 94% hộ gia đình đạt
danh hiệu ấp, khu phố, gia đình văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị có đời sống văn
hóa.


- Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn năm 2006 đến cuối năm 2009 cịn dưới
1%. Nếu tính theo chuẩn 2009 của tỉnh đến cuối năm 2010 còn 4,27%.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cuối năm 2010 giảm cịn
14,5%.
- Năm 2010, dự kiến tồn tỉnh có 257 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm
y tế, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh, 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế được đào
tạo và hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Tồn tỉnh có 19 bệnh viện đa khoa,
chun khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực với 5.675 giường bệnh, đạt 19
giường bệnh/vạn dân. Tồn tỉnh có 5.703 cán bộ y tế, đạt 22,5 cán bộ y tế/vạn dân.
Trong đó số bác sỹ là 1.267 người, đạt 5 bác sỹ/vạn dân.
- Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2010 đạt 99%.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch năm 2010 khu vực thành thị đạt 98%, khu
vực nông thôn 90%.
- Thu gom xử lý chất thải y tế đạt 100%; thu gom chất thải nguy hịa đạt

60%; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt 80%.
- Tỷ lệ độ che phủ cây xanh đến cuối năm 2010 đạt 54,3%, trong đó tỷ lệ độ
che phủ của rừng đạt 29,76%
Thương mại dịch vụ và du lịch không những đóng góp tích cực vào q
trình tăng trưởng kinh tế mà cịn góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn
việc làm cho nhân dân.
- Sự tăng trưởng của các ngành thương mại và dịch vụ còn là động lực cho
sự phát triển kinh tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân cơng lao động xã
hội. Nền kinh tế càng phát triển thì thương mại và dịch vụ càng phong phú, đa
dạng. Hiện nay, sự phát triển thương mại và dịch vụ phản ánh trình độ phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế của một
nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại trong cơ cấu ngành kinh tế
nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và
chun mơn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất khác phát triển.
- Thông qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, khả năng tiêu dùng,
nâng cao mức tiêu thụ và hưởng thụ của cá nhân và doanh nghiệp cũng tăng lên
góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường lao động và phân công lao động
trong xã hội.


2.3 Biện pháp phát triển thương mại dịch vụ
Phát triển thuong mại dịch vụ du lịch là dòn bẩy để phát triển sản xuất, là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thương mại dịch vụ còn hạn chế, cả trong doanh nghiệp cũng như trong quản lý
nhà nước.
Để phát huy tiềm năng, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách trong hội
nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển mạnh thương mại dịch vụ cần thực hiện một
số giải pháp chính sau đây:
Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức về thương mại dịch vụ. Ngày nay, xu thế
chung của thế giới cơ cấu kinh tế đang chuyển mạnh sang phát triển dịch vụ, giảm

tỷ trọng giá trị nông nghiệp, giá trị công nghiệp. Đối với nước ta đang đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhất thiết phải tăng tỷ trọng công nghiệp cả về
giá trị và lao động. Nhưng phát triển cơng nghiệp có bốn trở ngại lớn, đó là vốn
lớn, lao động và cơng nghệ địi hỏi trình độ cao, quản lý phức tạp, sức cạnh tranh
thấp; trong khi phát triển dịch vụ thì bốn trở ngại đó khơng đến nỗi gay gắt như
trong cơng nghiệp. Như vậy, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành dịch
vụ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Thời gian qua, nhiều địa phương phát triển
công nghiệp nông thôn, đầu tư khá lớn nhưng sản phẩm hàng hóa làm ra do chất
lượng thấp, giá thành cao, không thể cạnh tranh với sản phẩm do công nghiệp lớn
trong nước sản xuất và hàng ngoại nhập với giá rẻ nên phải chịu lỗ và nhiều nơi bị
thất bại. Trong khi đó, một số địa phương làm tốt công tác xuất khẩu lao động đã
tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho địa phương. Như vậy, về mặt nhận
thức cần nhận rõ vai trò của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở nước ta. Thương
mại dịch vụ của WTO chủ yếu là quan hệ thương mại quốc tế, nhưng trong xu thế
tồn cầu hóa thì sự phân biệt trong nước và nước ngồi chỉ có tính tương đối, do
đó mọi hoạt động dịch vụ trong nước cũng phải từng bước tiếp cận và thích nghi
với thương mại dịch vụ trong quan hệ quốc tế.
Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thích nghi với Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ. Để từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, cần quan tâm một số
chính sách sau đây:
- Về chính sách cơ cấu kinh tế, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng và lợi thế sánh của
từng vùng, từng địa phương chú trọng phát triển mạnh ngành dịch vụ. Phát triển


dịch vụ và thương mại dịch vụ góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đồng thời khắc phục tình trạng phân tán, manh mún, năng suất thấp và thiếu bền
vững của nông nghiệp hiện nay. Cần nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều
thành phần, xóa bỏ tình trạng độc quyền trong kinh doanh của một số doanh
nghiệp thuộc kinh tế nhà nước, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế

hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đối với các chính sách kinh tế khác, đặc biệt là chính sách thương mại,
cần nhanh chóng đổi mới để phù hợp với quy chế của GATS, trong đó đặc biệt tơn
trọng ngun tắc minh bạch , đảm bảo cho mọi cơ chế, chính sách của Nhà nước
cũng như của doanh nghiệp được công khai, rõ ràng, kịp thời. Đó khơng chỉ là
ngun tắc quan trọng trong quan hệ quốc tế mà còn là quyền làm chủ của nhân
dân, đồng thời là giải pháp hữu hiệu để phịng và chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí.
Ba là, tạo lập môi trường thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ. Mơi trường để
phát triển kinh tế nói chung và cho thương mại dịch vụ nói riêng là một hệ thống
gồm nhiều loại, bao gồm mơi trường: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp
luật, thơng tin, sinh thái…, chúng có quan hệ tác động lẫn nhau, hoặc thúc đẩy,
hoặc kìm hãm nhau và phụ thuộc chủ yếu bởi hệ thống chính sách đã nêu trên đây.
Đối với thương mại dịch vụ, nếu có một mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định, pháp
luật nghiêm minh phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế thì sẽ khuyến khích
làm giàu hợp pháp đi liền với xóa đói giảm nghèo, giảm bớt bất cơng, chống tham
nhũng, lãng phí, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ. Đặc
biệt, trong thương mại dịch vụ phải rất coi trọng xây dựng mơi trường văn hóa –
xã hội, môi trường sinh thái để thu hút khách quốc tế đến nước ta.
Bốn là, coi trọng phát huy nhân tố con người trong phát triển thương mại dịch vụ.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và ở bất cứ giai đoạn nào
thì nhân tố con người vẫn giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên, khác với thương mại
hàng hóa, ở đó, quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng là gián tiếp thơng
qua hàng hóa vật thể, trong thương mại dịch vụ, quan hệ giữa người cung ứng dịch
vụ và người tiêu dùng dịch vụ nói chung là trực tiếp, do đó vai trị của nhân tố con
người càng quan trọng hơn. Con người trong thương mại dịch vụ rất đa dạng về
nghề nghiệp và trình độ, nhưng nói chung đều phải có tâm, có đức, có tài. Một
người đi làm ở nước ngoài tuy là lao động giản đơn nhưng cũng phải biết ngoại



ngữ, hiểu biết tâm lý, phong tục tập quán của nước sở tại, biết cách ứng xử lịch
thiệp, giữ đúng quan hệ. Một chuyên gia đi phục vụ ở nước ngồi cần có trình độ
un thâm, có phẩm chất đạo đức trong sáng, là tấm gương để nước ngồi nhìn
nhận và đánh giá trí thức của Việt Nam. Sau khi trở thành thành viên của WTO và
để phát triển thương mại dịch vụ thì con người Việt Nam nói chung phải có một sự
thay đổi lớn về chất để có thể thích nghi với điều kiện mới.
Ngồi một số biện pháp nêu trên, từng vùng địa phương còn cần triển khai các
biện pháp cụ thể hơn nữa nhằm đẩy mạnh thương mại dịch vụ như:
- Cần có giải pháp tích cực để sớm thu hút được nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch của tỉnh, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư. Tăng cường dầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du
lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và có cơ chế chính sách đầu tư cho du lịch và
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
- Huy động các nguồn lực và xã hội việc hóa việc xây dựng hệ thống chợ,
trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng nhu cầu luân chuyển và tiêu thụ hàng hóa.
Đặc biệt quan tâm đến các điểm đơ thị lớn, hình thành và nâng cấp các chợ nơng
thơn miền núi, đặc biệt là chợ phiên. Tạo điều kiện cho các huyện vùng núi trao
đổi hàng hóa và nâng cao dân trí.
- Mở rộng các tuyến, các điểm xe bus công cộng, tăng cường các tuyến xe
vùng xa, vùng miền núi, phát triển hệ thống giao thông tĩnh ở các đô thị, các thị
trấn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, hỗ trợ nông dân
tiêu thụ và chế biến sản phẩm trên cơ sở hình thành hệ thống dịch vụ thương mại
tiêu thụ nơng sản hàng hóa.



×