Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN bồi dưỡng HSG cơ học vật lí 8 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.22 KB, 20 trang )

1 | 20
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lí là mơn khoa học liên quan mật thiết đến nhiều hiện tượng khoa học thực tế.
Dạy học Vật lí là hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, biết vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn. Trong q trình dạy học Vật lí cần phải trang bị cho học sinh nắm
chắc lý thuyết sau đó mới luyện tập bài tập.
Để giải quyết tốt việc giải các bài tập cho học sinh thì giáo viên phải khơng ngừng
đổi mới phương pháp, phải biết học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tịi khám phá
phát hiện, luyện tập và xử lý thông tin... Thầy là người đặt vấn đề, đưa ra các tình
huống và cung cấp cho học sinh những thông tin bổ trợ cần thiết, uốn nắn những sai
lầm mà học sinh mắc phải. Do đó cần phải rèn luyện cho học sinh có tính tư duy sáng
tạo.
Trong chương trình Vật lí THCS, phần chuyển động cơ học được đưa vào với thời
lượng không nhiều nhưng chiếm phần quan trọng trong các đề kiểm tra cuối kỳ, cuối
năm, đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi các cấp, thi vào trường chuyên.
Vì vậy trong q trình giảng dạy nhiều năm tơi đã đúc kết lại những dạng bài cụ thể
về chuyển động cơ học và mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm với tên sáng
kiến là “Phân dạng bài tập chuyển động cơ học trong bồi dưỡng học sinh giỏi Vật
lí 8” để bạn bè đồng nghiệp cùng các em học sinh cùng tham khảo.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
II.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Vật lí khối lớp 8
trường THCS Thụy Lâm.
- Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2019-2020.
II.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm tịi các phương pháp giải bài tập Vật lí, phần chuyển động cơ học
trong chương trình Vật lí lớp 8 thơng qua các dạng bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.


- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


2 | 20
I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Phân dạng bài tập chuyển động cơ học trong bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 8”
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Xuất phát từ quá trình nhận thức: "Từ đơn giản đến phức tạp" đề tài đưa ra các bài
toán cơ bản đơn giản, sau đó phát triển dần bài tốn khó hơn, nhằm giúp học sinh nhận
thức được bài trước làm cơ sở để giải quyết các bài toán nâng cao. Cụ thể giải pháp:
- Giáo viên phân các bài tập trong chương trình cơ học lớp 8 thành các dạng cụ thể.
- Giáo viên đưa ra các bước giải khái quát đối với mỗi loại toán và những lưu ý khi
giải mỗi dạng bài tập đó .
- Sau mỗi dạng bài tập, giáo viên cần cho học sinh làm các bài tập vận dụng theo
mức độ từ dễ đến khó và các bài tập nâng cao tạo cho các em có kĩ năng giải các loại
bài tập. Đồng thời tạo nền tảng kiến thức vững chắc.
III. THỰC TRẠNG
Trong chương trình Vật lí THCS thì phần “Chuyển động cơ học” được đưa vào trong
chương trình Vật lí 8. Nội dung về “Chuyển động cơ học” học sinh chỉ được học trong
ba tiết với ba bài học đơn giản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong chương trình lại bố trí một
tiết bài tập nên mức độ học sinh hiểu và làm được bài tập chuyển động chỉ ở mức cơ
bản, chỉ dừng lại ở các bài tập tính các đại lượng trong cơng thức S = v.t đơn giản. Cịn
với bài tập có hai chuyển động hoặc mơ tả chuyển động thì học sinh hầu như khơng
biết cách làm, đó là chưa nói đến dạng bài tập xảy ra các tình huống vật lí phức tạp.
III.1. Giải pháp cũ
Những năm trước đây, việc bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí thường diễn ra vào học kì
I lớp 9. Thời gian ơn sát với thời gian thi, bất lợi cho cả giáo viên dạy ôn và học sinh
đi thi vì chưa thể nắm được hết các dạng bài từ cơ bản đến nâng cao. Giáo viên chỉ có

thể nhắc lại nội dung cơ bản rồi cho giải các đề thi học sinh giỏi đã thi ở các địa
phương khác những năm trước.
Trên thực tế với cách làm đó, tơi nhận thấy phần lớn học sinh trong q trình học tập
gặp phải những khó khăn nhất định như:
- Kĩ năng nhận biết các hiện tượng còn chưa tốt.
- Kĩ năng lập luận, phân tích đề bài để tìm ra vấn đề cịn yếu.
- Khả năng vận dụng kiến thức vào bài học còn yếu.
- Chưa biết phân dạng các dạng bài tốn.
Là những học sinh có tố chất tốt, xong việc định hướng chưa tốt, phương pháp học
chưa phù hợp, chưa dành nhiều thời gian ôn tập và rèn luyện nên phần lớn các em
chưa phát huy được tính tự lực và sáng tạo.
Để đánh giá hiệu quả sáng kiến, trước khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến tôi
đã tiến hành cho học sinh làm một bài khảo sát. Kết quả thu được:
Số
Kết quả các bài KSCL trước khi bồi dưỡng
Năm học
học
Giỏi
Khá
Trung bình
2020-2021 sinh
SL
%
SL
%
SL
%


3 | 20

10

3

30

6

60

1

10

III.2. Giải pháp mới
Để nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi, nhà trường đã tiến hành thành lập
đội tuyển và ôn luyện từ năm lớp 8. Do đó, thời gian ơn tập sẽ đủ và phù hợp để triển
khai các giải pháp đã nêu ở trên. Các bước thực hiện giải pháp:
- Bước 1: Tiến hành khảo sát chất lượng đội tuyển trước khi ôn luyện để tìm hiểu
lối tư duy và tìm ra vấn đề khó khăn mà học sinh đang gặp phải.
- Bước 2: Ôn lại nội dung chính phần chuyển động cơ học.
- Bước 3: Giới thiệu các dạng bài tập phần chuyển động cơ học, phương pháp giải
từng dạng, có bài tập mẫu và hướng dẫn giải cụ thể.
- Bước 5: Cho một số bài tập vận dụng để học sinh tự giải, cùng học sinh chữa bài.
Với cách làm trên, học sinh sẽ khắc phục được những hạn chế gặp phải khi học
theo cách làm cũ. Cụ thể:
- Nhận biết được các hiện tượng có thể xảy ra trong bài.
- Biết lập luận, phân tích đề bài, tìm ra vấn đề cần giải quyết.
- Biết vận dụng linh hoạt các công thức vào giải quyết yêu cầu bài toán.
- Biết phân dạng bài tốn, từ đó áp dụng phương pháp giải phù hợp.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Ở Vật lí lớp 8, những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như
mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật định lý đều cao hơn.
Học sinh hoạt động để tự lực nắm kiến thức và kỹ năng thao tác cao hơn. Việc trình
bày kiến thức cũng như vận dụng kiến thức để giải bài tập, tỷ lệ bài tập định lượng có
những yêu cầu cao hơn về mặt sử dụng cơng cụ tốn học như lập và giải phương trình
bậc nhất, hệ phương trình bậc nhất…
Để giúp các em nắm kiến thức phần này được tốt thì giáo viên cần khắc sâu cho các
em phần kiến thức sau:
IV.1. Những kiến thức cần nhớ:
IV.1.1. Chuyển động cơ học
- Chuyển động: Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác (được chọn làm mốc)
theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.
- Quỹ đạo (dạng đường đi): Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp các vị trí của vật khi
chuyển động tạo ra. Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng,
chuyển động cong.
Chú ý:
+ Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật mốc thì gọi là đứng yên so với
vật mốc.
+ Chuyển động và đứng n có tính tương đối (tùy thuộc vào vật được chọn làm
mốc).


4 | 20
Ví dụ: Một người ngồi trong một chiếc ôtô đang chuyển động, nếu so người với ôtô
thì người đứng yên, còn so người với cây cột điện bên đường thì người đang chuyển
động.
+ Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
IV.1.2. Vận tốc của chuyển động
- Vận tốc: Cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, được xác định bằng độ

dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Vận tốc có tính tương đối.
Ví dụ: Một người ngồi trên ôtô đang chuyển động trên đường, vận tốc của người so
với ôtô bằng 0, nhưng so với cây cột điện bên đường lại khác 0.
- Cơng thức tính vận tốc:
S: Quãng đường đi được. Đơn vị: m hoặc km
t: Thời gian đi hết quãng đường đó. Đơn vị: s
s
Trong đó:
hoặc h
v
t
v: Vận tốc. Đơn vị: m/s và km/h;
1m/s = 3,6km/h
IV.1.3. Chuyển động đều. Chuyển động không đều
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian
(chuyển động thẳng đều, chuyển động trịn đều).
- Chuyển động khơng đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời
gian.
+ Cơng thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:

s s  s  s  ....  sn
vtb   1 2 3
t t1  t2  t3  .....  tn
+ Vận tốc trung bình của chuyển động khơng đều có thể thay đổi theo qng
đường đi.
+ Vận tốc trung bình khác với trung bình cộng vận tốc.
IV.2. Các dạng bài tập:
IV.2.1. Dạng 1: Bài toán liên quan đến chuyển động thẳng đều
IV.2.1.1. Các vật cùng xuất phát vào một thời điểm

* Phương pháp giải:
- Vận dụng cơng thức tính qng đường trong chuyển động thẳng đều: S = v.t
- Xét hai vật cùng xuất phát một lúc tại hai điểm A và B, chuyển động với vận tốc lần
lượt là v1 và v2 (với v1 >v2).
Gọi S1, S2 lần lượt là quãng đường đi được của vật 1 và vật 2 sau thời gian t.

Hai vật chuyển động cùng chiều
Hai vật chuyển động ngược chiều
- Khi gặp nhau: Gọi G và t và vị trí và thời gian gặp nhau tính từ thời điểm xuất
phát.


5 | 20

A

G
B

B
G

S1 = S2 + AB  v1. t = v2. t + AB



t

AB = S1+ S2  AB = v1. t + v2. T


AB
v1  v2

t

AB
v1  v2

- Khi cách nhau một đoạn ΔS: Gọi t là thời gian chuyển động từ lúc xuất phát đến
khi hai vật cách nhau một đoạn ΔS, M là vị trí xe từ A đi đến sau thời gian t, N là
vị trí xe từ B đi đến sau thời gian t.

Trước khi gặp
A
M
A
B

G
M
ΔS

N
N

B
G

Sau khi gặp
A


Trước khi gặp

Sau khi gặp
G

NB

N
M

Ta có: ΔS = (S2 + AB) - S1)

BM

Ta có: ΔS = AB - (S2 +S1)

*Bài toán mẫu:
Bài 1: Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ
nhất đi xe máy với vận tốc v1 = 30km/h. Người thứ 2 đi xe đạp ngược chiều từ B về A
với vận tốc v2 = 10km/h. Coi chuyển động của 2 xe là đều.
a, Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định chỗ gặp đó.
b, Hỏi sau bao lâu hai người cách nhau 20km?
Tóm tắt:
S = AB = 60km; t1 = t2 = t
b, t = ? để ΔS = 20km
v1 = 30km/h; v2 = 10km/h

A


G

B


6 | 20
+ Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động t1 = t2 = t
+ Ta có: S1 = v1.t = 30.t và S2 = v2.t = 10.t
+ Do hai xe chuyển động ngược chiều nên khi gặp nhau thì:
S = S1 + S2  S = v1.t + v2.t  60 = 30.t + 10.t => t = 1,5h
Vậy sau 1,5h hai xe gặp nhau.
Lúc đó, quãng đường xe đi từ A đến B là: S1 = 30.t = 30.1,5 = 45km
Quãng đường xe đi từ B về A là: S2 = 10.t = 10.1,5 = 15km
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A đoạn 45km, cách B đoạn 15km.
b, Gọi t là thời gian kể từ khi hai người xuất phát đến khi hai người cách nhau 20km.
Gọi S1, S2 lần lượt là quãng đường đi được của hai người khi đó.
TH1: Hai người cách nhau 20km trước khi gặp nhau

A

G

M

N

B

+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: S1 = 30.t (km)
+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại B: S2 = 10.t (km)

+ Khoảng cách hai người trước khi gặp nhau là:
ΔS = AB - (S2 +S1)  20 = 60 – (30.t + 10.t) => t = 1h
TH2: Hai người cách nhau 20km sau khi gặp nhau

A

G

N

M

B

+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: S1 = 30.t (km)
+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại B: S2 = 10.t (km)
+ Khoảng cách hai người trước khi gặp nhau là:
ΔS = (S2 +S1) - AB  20 = (30.t + 10.t) – 60 => t = 2h
Bài 2: Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 40km và đi theo
cùng một chiều từ A đến B. Người thứ nhất đi xe máy từ A với vận tốc 30km/h. Người
thứ 2 đi xe đạp từ B với vận tốc 10km/h. Coi chuyển động của 2 xe là đều.
a, Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định chỗ gặp đó.
b, Hỏi sau bao lâu hai người cách nhau 10km?
Tóm tắt:
S = AB = 40km; t1 = t2 = t
v1 = 30km/h; v2 = 10km/h

A

B


G


7 | 20

+ Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động t1 = t2 = t
+ Ta có: S1 = v1.t = 30.t và S2 = v2.t = 10.t
+ Do hai xe chuyển động cùng chiều nên khi gặp nhau thì:
S1= S + S2  v1.t = S + v2.t  30.t = 40 + 10.t => t = 2h
Vậy sau 2h hai xe gặp nhau.
Lúc đó, quãng đường xe đi từ A đến B là: S1 = 30.t = 30.2 = 60km
Quãng đường xe đi từ B là: S2 = 10.t = 10.2 = 20km
Vậy vị trí gặp nhau tại G cách A đoạn 60km, cách B đoạn 20km.
b, Gọi t là thời gian kể từ khi hai người xuất phát đến khi hai người cách nhau 10km.
Gọi S1, S2 lần lượt là quãng đường đi được của hai người khi đó.
TH1: Hai người cách nhau 10km trước khi gặp nhau

A

B

M

N

G

+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: S1 = 30.t (km)
+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại B: S2 = 10.t (km)

+ Khoảng cách hai người trước khi gặp nhau là:
ΔS = (AB + S2) - S1  10 = (40 + 10.t) - 30.t => t = 1,5h
TH2: Hai người cách nhau 10km sau khi gặp nhau

A

B

G

N

M

+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại A: S1 = 30.t (km)
+ Quãng đường đi được của người xuất phát tại B: S2 = 10.t (km)
+ Khoảng cách hai người sau khi gặp nhau là:
ΔS = S1 – (S2 +AB)  10 = 30.t – (10.t + 40) => t = 2,5h
IV.2.1.2. Các vật cùng xuất phát vào các thời điểm khác nhau
* Phương pháp giải:
- Khi hai vật xuất phát vào các thời điểm khác nhau, để đơn giản, ta chọn mốc thời
gian gắn với vật xuất phát đầu tiên.
- Nếu gọi thời gian đi của vật xuất phát đầu tiên là t thì vật thứ 2 (xuất phát sau vật
đầu thời gian t0) sẽ có thời gian đi là t - t0.
- Vận dụng cơng thức tính qng đường trong chuyển động thẳng đều: S = v.t, kết
hợp cùng các dữ kiện đầu bài để tính tốn đại lượng cần tìm.
* Bài tốn mẫu
Bài 3: Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe
đạp từ A đuổi theo với vận tốc 12km/h.



8 | 20
a, Tính thời điểm và vị trí họ gặp nhau.
b, Lúc mấy giờ họ cách nhau 2km?
Tóm tắt:
t1 = t (h); t2 = (t-2) (h)
v1 = 4km/h; v2 = 12km/h
a, Gọi t (h) là thời gian người đi bộ đi được đến khi gặp nười đi xe đạp.
Vậy thời gian của người đi xe đạp là: (t -2) (h)
+ Quãng đường mà người đi bộ đi được là: S1 = v1.t = 4.t
+ Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là: S2 = v2.(t – 2) = 12.t – 24
+ Khi người đi bộ và người đi xe đạp gặp nhau thì:
S1 = S2 => 4.t = 12.t – 24 => t = 3h
Vậy 2 người gặp nhau lúc 10 giờ.
b, Gọi khoảng cách giữa 2 người là ΔS (ΔS = 2km)
Gọi t (h) là thời gian kể từ lúc người đi bộ xuất phát đến khi hai người cách nhau 2km.
Vậy thời gian của người đi xe đạp là: (t -2) (h)

A

N

M

B

G

+ Quãng đường mà người đi bộ đi được là: S1 = v1.t = 4.t
+ Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là: S2 = v2.(t – 2) = 12.t – 24

+ Ta có:
S1 - S2 = ΔS => 4.t – (12.t – 24) = 2
=> t = 2,75h
=> Sau 2,75h (tức 2h 45ph) thì người đi xe đạp cách người đi bộ 2km.

Gọi t (h) là thời gian kể từ lúc người đi bộ xuất phát đến khi hai người cách nhau 2km.
Vậy thời gian của người đi xe đạp là: (t -2) (h)

A

G

M

N

B

+ Quãng đường mà người đi bộ đi được là: S1 = v1.t = 4.t
+ Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là: S2 = v2.(t – 2) = 12.t – 24
+ Ta có:
S2 – S1 = ΔS => (12.t – 24) – 4.t = 2
=> t = 3,25h = 3h 15ph


9 | 20
=> Sau 3h 15ph thì người đi xe đạp cách người đi bộ 2km.

+ Nếu đến sớm hơn dự định một lượng thời gian là Δt thì: Δt = t1 – t2
+ Nếu đến muộn hơn dự định một lượng thời gian là Δt thì: Δt = t2 – t1

- Vận dụng cơng thức tính qng đường trong chuyển động thẳng đều: S = v.t, kết
hợp cùng các dữ kiện đầu bài để tính tốn đại lượng cần tìm.
Bài 4: Một người dự định đi bộ trên quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h.
Nhưng đi đến đúng nửa đường thì nhờ được một bạn đèo xe đạp và đi tiếp với vận tốc
khơng đổi 12km/h, do đó đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ hết
qng đường thì hết bao lâu?
Tóm tắt:
S1 = S2 =

S
28
; Δt = 28ph =
h
2
60

t1 = ?

v1 = 5km/h; v2 = 12km/h
Hướng dẫn giải
Gọi thời gian dự kiến đi hết quãng đường S với vận tốc v1 = 5km/h là t1 (h)
Gọi thời gian đi hết quãng đường S thực tế là t2 (h).
+ Theo bài ra ta có: t1 - t2 =

28
60

+ Thời gian đi hết quãng đường: t1 =

(1)


S 8
= = 1,6h = 1h 36 ph
5 5

Vậy nếu người đó đi bộ hết tồn bộ qng đường thì hết thời gian là 1h 36ph.
IV.2.1.4. Hai chuyển động có phương vng góc nhau
* Phương pháp giải:
- Vẽ hình, biểu diễn vị trí đầu và cuối của các chuyển động.
- Tính quãng đường của các chuyển động sau thời gian t.
- Dựa vào hình để tính (chủ yếu dựa vào định lí Pitago).
* Bài tập mẫu:


10 | 2 0
Bài 5: Trong hệ tọa độ xOy (hình bên), có hai vật nhỏ A và B chuyển động thẳng đều.
Lúc bắt đầu chuyển động, vật A ở O và cách vật B một đoạn 100m. Biết vận tốc của
vật A là vA = 6m/s theo hướng Ox, vận tốc vật B là vB = 2m/s theo hướng Oy.
a, Sau thời gian bao lâu kể từ khi bắt đầu chuyển
y
động hai vật A và B lại cách nhau 100m?
b, Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 vật A và B.
A
x
O
a, t = ? để AB lại bằng
Tóm tắt:
100m.
S = AB = 100m


vA = 6m/s; vB = 2m/s

b, ABmin = ?

Hướng dẫn giải
Gọi t thời gian kể từ khi bắt đầu chuyển động hai vật
A và B lại cách nhau 100m
a, Quãng đường A đi được trong t giây: S 1 = AA1 =
vA.t = 6.t
Quãng đường B đi được trong t giây: S2 = BB1 = vA.t = 2.t
+ Khoảng cách d giữa A và B sau t giây:
d2 = (AB1)2 + (AA1)2
 d2 = (100 – 2.t)2 + 36t2
(*)

+ Khi khoảng cách AB = 100m  d = 100m

B

A
O
B1

B
Ta có: 1002 = (100- 2t)2 + 36t2
=> 40t2 – 400t = 0 => t = 10s
b, Biến đổi (*): 40t2 – 400t + 1002 = d2 (**)
 ( 2. 10 t)2 – 2.( 2. 10 ).( 10 10 ).t + ( 10 10 )2 + 9000 = d2
 ( 2. 10 .t - 10 10 )2 + 9000 = d2 => dmin = 30 10 (m)
IV.2.1.5. Bài tập vận dụng

Bài 1: Vào lúc 7h sáng có hai ôtô chuyển động ngược chiều nhau từ hai địa điểm A, B
cách nhau 100km. Coi chuyển động của các xe là thẳng đều và vận tốc xe thứ nhất là
60km/h và xe thứ 2 là 40km/h.
a, Hỏi lúc mấy giờ thì chúng gặp nhau?
b, Lần đầu tiên chúng cách nhau 25km vào thời điểm nào?
Đáp số: a, Lúc 8h sáng; b, Lúc 7h 45ph sáng
Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa
giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B về A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB
dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xe 2 khởi hành thì:
a, Hai xe gặp nhau.
b, Hai xe cách nhau 13,5km.
Đáp số: a, t = 1h; b, t’ = 0,75h; t” = 15ph
Bài 3: Một người đi xe đạp từ A tới B với vận tốc v 1 = 12km/h. Nếu người đó tăng vận
tốc lên thêm 3km/h thì đến sớm hơn 1h.
a, Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B với vận tốc cũ.


11 | 2 0
b, Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12km/h được quãng đường S1 thì xe bị hư phải
sửa chữa mất 15 phút. Nên trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v 2 =
15km/h thì đến sớm hơn dự định 30 phút. Tìm quãng đường S1.
Đáp số: a, t1 = 5h; b, S1 = 15km
IV.2.2. Dạng 2: Bài toán về vận tốc trung bình
* Phương pháp giải:
- Khi nói đến vận tốc trung bình cần nói rõ vận trung bình tính trên quãng đường nào,
vì trên các quãng đường khác nhau vận tốc trung bình có thể khác nhau.
- Vận tốc trung bình khác với trung bình cộng các vận tốc, nên tuyệt đối khơng dùng
cơng thức tính trung bình cộng vận tốc để tính vận tốc trung bình.
S
- Ví dụ:


Ta có :

S1 = v1.t1



S2 = v2.t2

v1 =

S1
t1

v2 =

S2
t2

Hãy tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường S = AC
Vtb =

S
t

=

S1  S 2
t1  t 2


Không được tính: vtb =

v1  v2
2

(cơng thức đúng)
( cơng thức sai )

*Bài tập mẫu: Một người đi xe đạp trên một quãng đường thẳng AB. Trên 1/3 quãng
đường đầu đi với vận tốc 12km/h, 1/3 quãng đường còn lại đi với vận tốc 8km/h và 1/3
quãng đường cuối đi với vận tốc 6km/h. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả
đoạn đường AB.
Tóm tắt:
v1 = 12km/h; v2 = 8km/h; v3 = 6km/h
vtb = ?
Hướng dẫn giải
Ta có : S1 = S2 = S3 = S/3
+ Thời gian đi hết quãng đường đầu: t1 =

S
S1
=
V1 3V1

+ Thời gian đi hết đoạn đường tiếp theo: t2 =

S
S2
=
V2 3V2


+ Thời gian đi hết đoạn đường cuối cùng: t3 =

S
S3
=
3V3
V3

(1)
(2)
(3)


12 | 2 0
+ Thời gian đi hết đoạn đường S là:
t = t1 + t2 + t3 =

S
S
S
S 1
1
1
+
+
= (   )
3V1 3V2 3V3
3 V1 V2 V3


(4)

+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường S là:
Vtb =

S
t

S

=

3V1V2V3
S 1
1
1 =
( 
 ) V1V2  V2V3  V3V1
3 V1 V2 V3

Thay số ta được: Vtb = 8km/h
* Bài tập vận dụng
Bài 1: Một ôtô chuyển động trên đường thẳng AB. Tính vận tốc trung bình của xe
biết:
a, Trong nửa thời gian đầu xe đi với vận tốc v 1 = 60km/h, trong nửa thời gian cuối xe
đi với vận tốc v2 = 18km/h.
b, Trong nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc v 1 = 12km/h và trong nửa quãng
đường cuối xe đi với vận tốc v2 = 18km/h.
c, Trong nửa phần đầu đoạn đường AB xe đi với vận tốc 60km/h. Trong nửa đoạn
đường còn lại xe đi nửa thời gian đầu với vận tốc 40km/h và nửa thời gian cuối xe đi

với vận tốc 20km/h.
Đáp số: a, vtb = 39km/h; b, vtb = 14,4km/h; c, vtb = 40km/h
Bài 2: Một ôtô xuất phát từ A đến đích B, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v 1
và trên nửa quãng đường sau đi với vận tốc v 2. Một ôtô thứ 2 xuất phát từ B đi đến
đích A, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v 2 và trong nửa thời gian sau đi với vận
tốc v1. Biết v1 = 60km/h và v2 = 40km/h.
a, Tính vận tốc trung bình của mỗi xe.
b, Nếu xe đi từ B xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe đi từ A thì hai xe đến đích
cùng một lúc. Tính chiều dài quãng đường AB.
Đáp số: a, v1tb = 48km/h; v2tb = 50km/h; b, AB = 600km
IV.2.3. Dạng 3: Bài tốn về tính tương đối của chuyển động
IV.2.3.1. Bài toán hai vật chuyển động cùng phương
* Phương pháp giải:
Xét bài toán hai vật chuyển dộng trên cùng một phương với vật 1 có vận tốc v1
và vật 2 có vận tốc v2.
- Nếu v1, v2 cùng chiều: vận tốc của xe 1 so với xe 2 là: v = v1 – v2
- Nếu v1, v2 ngược chiều: vận tốc của xe 1 so với xe 2 là: v = v1 + v2
Chú ý:
+ Nếu hai vật cách nhau một khoảng S chuyển động hướng về nhau thì thời gian 2
vật gặp nhau là: t 

S
v1  v2


13 | 2 0
+ Nếu hai vật cách nhau một khoảng S, vật 1 đuổi theo vật 2 (v 1 > v2) thì thời gian 2
vật gặp nhau là: t 

S

v1  v2

* Bài tập mẫu:
Bài 1: Một ôtô chuyển động từ A đến B với vận tốc v 1 = 60km/h. Cùng lúc đó từ B có
một ơtơ khác chuyển động với vận tốc v2 = 40km/h hướng về A.
a, Tính độ lớn vận tốc của ơtơ 1 so với ôtô 2.
b, Sau bao lâu 2 xe gặp nhau? Biết AB = 50km.
Tóm tắt:
S = AB = 50km; v1 = 60km/h; v2 = 40km/h
a, v12 = ?; b, t = ?
Hướng dẫn giải
a, Vì hai xe chuyển động ngược chiều nhua nên vận tốc của xe 1 so với xe 2 là:
v12 = v1 + v2 = 60 + 40 = 100km/h
b, Bài toán tương đương với bài toán coi xe 2 đứng yên, xe 1 chuyển động với vận tốc
v12 = 100km/h. Thời gian khi 2 xe gặp nhau là:
t=

S
50

= 0,5h
v12 100

IV.2.3.2. Bài toán vật này chuyển động trên vật khác trên cùng một phương
* Phương pháp giải:
+ Nếu vật 1 chuyển động với vận tốc v 1 (so với đất) và vật 1 chở theo vật 2 chuyển
động cùng chiều với vận tốc v2 (so với vật 1) thì vận tốc thực của vật 2 so với đất là: v x
= v1 + v 2
+ Nếu vật 1 chuyển động với vận tốc v1 (so với đất) và vật 1 chở theo vật 2 chuyển
động ngược chiều với vận tốc v2 (so với vật 1) thì vận tốc thực của vật 2 so với đất là:

vx = v1 - v2
* Bài tập mẫu:
Bài 2: Một chiếc xuồng máy có thể chạy trên sơng khi nước khơng chảy với vận tốc
15km/h.
a, Nếu cho xuồng chạy xi một dịng sơng mà vận tốc nước chảy là 2km/h thì vận tốc
của xuồng so với bờ sông là bao nhiêu?
b, Nếu cho xuồng chạy ngược một dịng sơng mà vận tốc nước chảy là 2km/h thì vận
tốc của xuồng so với bờ sơng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
vx = 15km/h; vn = 2km/h
a, v = ? Khi xi dịng; b, v = ? Khi ngược dịng
a, Khi xuồng đi xi dòng, vận tốc của xuồng so với bờ là :
v = vx + vn = 15 + 2 = 17km/h
b, Khi xuồng đi ngược dòng, vận tốc của xuồng so với bờ là :


14 | 2 0
v = vx - vn = 15 - 2 = 13km/h
IV.2.3.3. Bài toán thuyền chuyển động qua sông khi nước chảy
Xét một thuyền chuyển động đi ngang qua dịng sơng với vận tốc v 12 (so với nước),
nước sông chảy với vận tốc v23 (so với bờ sơng).
* Phương pháp giải
- Bước 1: Vẽ hình biểu thị các véc-tơ vận tốc.
- Bước 2: Kết hợp kiến thức hình học và vật lí để giải (Thường sử dụng hệ thức lượng
trong tam giác vng và định lí Pitago để giải).
* Bài tập mẫu:
Bài 3: Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang sông (từ bến
A đến bến B vng góc với dịng chảy). Nhưng do nước chảy nên khi sang đến bờ bên
kia, thuyền đến điểm C cách bến dự định B là 180m về phía hạ lưu và mất 1 phút. Biết

chiều rộng của sông là 240m. Xác định vận tốc của:
a, Xuồng so với nước. b, Nước so với bờ sông. c, Xuồng so với bờ sơng.
Tóm tắt:
AB = 240m; BC = 180m; t = 1ph = 60s
a, v12 = ? b, v23 = ? c, v13 = ?
Hướng dẫn giải
- Gọi 1 là xuồng, 2 là nước, 3 là bờ thì:
+ Vận tốc của xuồng so với nước là v12
+ Vận tốc của nước so với bờ sông là v23
+ Vận tốc của xuồng so với bờ sông là v13
- Do mũi xuồng vng góc với dịng nước và xuồng trôi đến C nên các véc-tơ vận tốc
v12; v23; v13 được biểu diễn như hình vẽ.
a, Vận tốc của xuồng so với nước sông là:

B

180m

240m v12

AB 240

v12 =
= 4m/s
t
60

b, Vận tốc của nước so với bờ sông là:
BC 180


v23 =
= 3m/s
t
60

C

v13

A v23

c, Trong thời gian t = 1ph, xuồng đi được qng đường AC so với bờ sơng
Ta có: AC2 = AB2 + BC2 = 2402 + 1802 = 90000
 AC = 300m
Vận tốc của xuồng so với bờ sông là:
v13 =

AC 300

= 5m/s
t
60

IV.2.3.4. Bài tốn vật chuyển động có chiều dài đáng kể
* Phương pháp giải
- Khi vật chuyển động có chiều dài đáng kể so với quỹ đạo chuyển động của nó thì lúc
đó vật khơng được xem như chất điểm nên khơng thể bỏ qua kích thước của vật.


15 | 2 0

- Xét một vật có chiều dài L, chuyển động với vận tốc v, trong thời gian t.
+ Nếu vật chuyển động qua một chất điểm đang đứng yên thì thời gian để vật
vượt qua chất điểm là: t =

L
v

+ Nếu vật chuyển động qua một vật khác có chiều dài l đang đứng n thì thời
gian để vật L vượt qua vật l là: t =

Ll
v

+ Nếu vật chuyển động qua một chất điểm đang chuyển động cùng chiều có vận
tốc v0 thì thời gian vượt qua là: t =

L
v  v0

+ Nếu vật chuyển động qua một chất điểm đang chuyển động ngược chiều có
vận tốc v0 thì thời gian vượt qua là: t =

L
v  v0

+ Nếu vật chuyển động qua một vật có chiều dài l đang chuyển động cùng
chiều với vận tốc v0 thì thời gian vượt qua là: t =

Ll
v  v0


+ Nếu vật chuyển động qua một vật có chiều dài l đang chuyển động ngược
chiều với vận tốc v0 thì thời gian vượt qua là: t =

Ll
v  v0

* Bài tập mẫu
Bài 4: Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 40 giây. Cũng với vận tốc trên, đoàn
tàu chui qua một đường hầm dài d = 260m hết 1 phút 32 giây. Tính chiều dài và vận
tốc của đồn tàu.
Tóm tắt:
t1 = 40s; t2 = 1ph 32s = 92s; d = 260m
L=?v=?
Hướng dẫn giải
- Gọi chiều dài của đoàn tàu là L, vận tốc của đoàn tàu là v.
- Thời gian để đoàn tàu vượt qua cột điện: t1 =

L
L
 40 = => L = 40.v (1)
v
v

- Thời gian để đoàn tàu vượt qua hầm:
t2 =

Ld
L  260
� 92 

� L + 260 = 92.v
v
v

- Thay (1) vào (2) ta có: 40v + 260 = 92v => v =

(2)
260
 5m/s
52

- Chiều dài của đoàn tàu: L = 40.v = 40.5 = 200m
Bài 5: Một chiếc tàu thủy dài L = 15m đang chạy ngược dòng. Cùng lúc đó, một chiếc
tàu thủy dài l = 20m chạy xi dòng với vận tốc nhanh gấp rưỡi vận tốc tàu ngược


16 | 2 0
dòng (hai mũi tàu cách nhau d = 165m). Sau 4 phút thì hai tàu vượt qua nhau. Tính vận
tốc của mỗi tàu?
Tóm tắt:
L = 15m; l =20m; d = 165m; v2 = 1,5 v1
v1 =? v2 =?
Hướng dẫn giải
- Gọi vận tốc tàu đi ngược dòng là v1; vận tốc tàu đi xi dịng là v2
- Theo đề ra ta có: v2 = 1,5 v1
(1)
- Thời gian để 2 tàu vượt qua nhau: t =
 240 

15  165  20

5
� v1  v2 
v1  v2
6

- Thay (2) vào (1) ta có: v1 + 1,5 v1 =

Ld l
v1  v2

(2)
5
1
� v1  m/s = 1,2km/h
6
3

=> v2 = 1,5 v1 = 1,8km/h
- Vậy vận tốc của tàu đi xi dịng là v2 = 1,8km/h; vận tốc của tàu đi ngược dòng là v1
= 1,2km/h.
IV.2.3.5. Bài tập vận dụng
Bài 1: Hai đoàn tàu chuyển động đều trong sân ga trên hai đường sắt song song nhau.
Đoàn tàu A dài 65m, đoàn tàu B dài 40m. Nếu 2 tàu đi cùng chiều, tàu A vượt tàu B
trong khoảng thời gian tính từ luacs đầu tàu A ngang đuuoi tàu B đến lức đuuoi tàu A
ngang đầu tàu B là 70 giây. Nếu tàu đi ngược chiều thì từ lúc đầu tàu A ngang đầu tàu
B đến lúc đuôi tàu A ngang đi tàu B là 14 giây. Tính vận tốc mỗi tàu.
Đáp số: vA = 4,5m/s; vB = 3m/s
Bài 2: Một chiếc thuyền đánh cá chuyển động ngược dịng nước làm rơi một cái phao.
Do khơng phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 30 phút nữa thì mới quay
lại và gặp phao tại nơi cách chỗ làm rơi 5km. Tìm vận tốc dịng nước? Biết vận tốc của

thuyền đối với nước là không đổi.
Đáp số: vn = 16m/s
IV.2.4. Dạng 4: Bài toán liên quan đến đồ thị
IV.2.4.1. Bài toán dựng đồ thị tọa độ
* Phương pháp giải:
- Vì S = v.t (có dạng y = a.x) => Đồ thị quãng đường theo thời gian là đường thẳng.
- Để vẽ được đồ thị tọa độ ta tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
+ Bước 2: Lập bảng biến thiên của đường đi S theo thời gian t kể từ vị trí xuất
phát.
+ Vẽ hệ trục tọa độ SOt có gốc O trùng với một vị trí xuất phát của một vật,
trục OS là trục quãng đường (chiều dương là chiều chuyển động), trục Ot là trục thời
gian (gốc thời gian t = 0 tại thời điểm xuất phát của vật được chọn).


17 | 2 0
+ Căn cứ vào bảng biến thiên, biểu diễn các điểm thuộc đồ thị lên hệ trục tọa
độ, nối các điểm biểu diễn suy ra đồ thị cần vẽ.
- Muốn xác định vị trí, thời điểm của vật chuyển động tại một điểm bất kỳ trên đồ thị
tọa độ thì ta chỉ cần từ điểm đó chiếu xuống trục Ot sẽ xác định được thời điểm, chiếu
xuống trục OS ta được vị trí của vật.
* Bài tập mẫu:
Bài 1: Người đi xe đạp khởi hành ở A và người đi bộ khởi hành ở B cùng lúc và đi
theo hướng từ A đến B. Vận tốc người đi xe đạp là v 1 = 12km/h, người đi bộ là v 2 =
5km/h. Biết AB = 14km.
a, Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của 2 chuyển động nói trên.
b, Căn cứ vào đồ thị, xác định thời điểm mà hai người gặp nhau.
Tóm tắt:
v1 = 12km/h; v2 = 5km/h; AB = 14km
a, Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian; b, t = ? S1 =?

Hướng dẫn giải
a, Chọn trục tọa độ SOt, có gốc O trùng A, chiều dương của trục OS là chiều chuyển
động, gốc thời gian t = 0 là lúc xuất phát.
Phương trình chuyển động của người đi xe đạp: S1 = v1.t = 12.t
Phương trình chuyển động của người đi bộ: S2 = AB + v2.t = 14 + 5.t

S (km)

Lập bảng giá trị:
t (h)
S1 (km)
S2 (km)

0
0
14

1
12
19

2
24
24

3
36
29

24

19
14
12

b, Quan sát đồ thị ta thấy, hai đường thẳng O
1
2
3
t (h)
biểu diễn chuyển động của 2 người cắt nhau tại 1 điểm, tọa độ của điểm này cho biết
thời gian và vị trí gặp nhau.
=> Thời gian gặp nhau là t = 2h cách A đoạn S1 = 24km
IV.2.4.2. Bài toán đồ thị vận tốc
* Phương pháp giải:
- Quy ước chiều dương trùng với chiều một trong các chiều chuyển đông.
- Xác định vận tốc của mỗi chuyển động trong từng thời điểm,
- Dựa vào chuyển động xác định: v>0; v<0
- Vẽ đồ thị vận tốc v = c (c là hằng số), trên hệ trục vOt.
- Viết công thức đường đi của mỗi chuyển động sau thời gian t, từ đó suy ra cơng thức
xác định vị trí của mỗi chuyển động.
* Bài tập mẫu:
Bài 2: Hai ôtô chuyển động cùng chiều.
L (m)
Vận tốc của 2 xe như nhau; khi đi trên


18 | 2 0
đường bằng, vận tốc hai xe là v1; còn
E F
khi đi qua cầu, vận tốc 2 xe là v2

400 A B
(với v1>v2). Đồ thị hình bên cho biết sự
C
D
200
phụ thuộc của khoảng cách giữa hai ôtô
theo thời gian. Từ đồ thị hãy xác định vận
0
30
60 80 t (s)
tốc v1, v2 và chiều dài cây cầu.
Hướng dẫn giải
- Từ đồ thị ta thấy: giai đoạn đi trên AB khoảng cách là không đổi và bằng 400m, giai
đoạn BC khoảng cách giảm, đến giai đoạn CD thì khoảng cách không đổi và bằng
200m, giai đoạn CE khoảng cách lại tăng lên và cuối cùng là giai đoạn EF khoảng
cách không đổi và bằng giai đoạn đầu. Vậy AB và EF là đường bằng, BC là lên cầu,
CD trên cầu và DE xuống cầu. Vậy khoảng cách giữa 2 xe trên đường bằng là
x1  400m , và khi trên cầu là x2  200m .

- Vì khoảng cách bắt đầu giảm tại B nên lúc đó xe thứ nhất bắt đầu lên cầu. Và
khoảng cách bắt đầu không đổi tại C nên lúc này xe 2 bắt đầu lên cầu. Vậy bắt đầu
giây thứ 10, xe 1 lên cầu, đến giây thứ 30 xe 2 lên cầu. Vậy xe 1 xuất phát trước xe 2
là t1 = 20s.
- Khi cả 2 đi xe trên đường bằng: S1  v1.t1 � 400  20.v1 � v1  20m / s .
- Khi cả 2 đi xe trên cầu: S2  v2 .t1 � 200  20.v2 � v2  10m / s .
- Xe thứ nhất bắt đầu lên cầu ở B và xuống cầu ở D nên thời gian xe thứ nhất chạy lên
cầu là t2 = 50s.
- Chiều dài của cây cầu là: l  v2 .t2  10.50  500 m
IV.2.4.3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Lúc 6h ôtô thứ nhất đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 45km/h. Sau

khi chạy được 40 phút xe dừng lại tại một bến xe trong thời gian 10 phút. Sau đó lại
tiếp tục chạy với vận tốc bằng lúc đầu. Lúc 6h 50 phút, ôtô thứ 2 khởi hành từ thành
phố A đi về B với vận tốc 60km/h. Coi chuyển động của hai ôtô là chuyển động thẳng
đều.
a, Vẽ đồ thị chuyển động của 2 ôtô trên cùng một hệ trục tọa độ.
b, Căn cứ vào đồ thị, xác định vị trí và thời gian 2 ôtô gặp nhau.
Đáp số: b, 120km.
Bài 2: Đồ thị mô tả sự chuyển động của
2 xe được biểu diễn như hình vẽ.
60
a, Xác định tốc độ của mỗi xe.
40
b, Dựa vào đồ thị tìm thời điểm 2 xe
t (s)
cách nhau 30km sau khi gặp nhau.
0
1
Đáp số: b, t = 1,5h.


19 | 2 0

C – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trên đây là một số bài tập cùng với những định hướng của giáo viên giúp cho học
sinh hình thành được những kĩ năng cơ bản nhất để giải bài tập về chuyển động cơ
học. Đó chỉ là mấy bài tập theo tơi là cơ bản nhất, ngồi ra tuỳ theo thực tế giáo viên
có thể linh hoạt bổ sung thêm rất nhiều kiến thức, kĩ năng khác về chuyển động cơ học
trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Với bản thân tôi trong quá trình
vận dụng những cách làm trên để giảng dạy cho học sinh thì các em đã vận dụng rất

tốt các kĩ năng này để làm bài tập.
Khi thực hiện đề tài này với mong muốn bản thân tự tìm ra các phưong pháp phù
hợp với đặc trưng bộ mơn. Ngồi ra đề tài còn giúp học sinh dễ dàng phân biệt được
các dạng bài tập nhờ đó mà hiểu rõ , hiểu sâu và biết cách vận dụng các dạng bài tập
một cách chủ động, sáng tạo và khoa học.
II. KẾT QUẢ
Trên đây là một số bài tập cùng với những định hướng của giáo viên giúp cho học
sinh hình thành được những kĩ năng cơ bản nhất để giải bài tập về chuyển động cơ
học. Đó chỉ là mấy bài tập theo tơi là cơ bản nhất, ngồi ra tuỳ theo thực tế giáo viên
có thể linh hoạt bổ sung thêm rất nhiều kiến thức, kĩ năng khác về chuyển động cơ học
trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Với bản thân tôi trong quá trình
vận dụng những cách làm trên để giảng dạy cho học sinh thì các em đã vận dụng rất
tốt các kĩ năng này để làm bài tập. Các em có thể chốt lại kiến thức cho mình một cách
vững chắc và tự tin khi gặp lại những dạng bài này. Phát huy được tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh.
Sau thời gian thực hiện bồi dưỡng học sinh theo sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi
tiến hành cho học sinh làm lại bài khảo sát trước đó và bổ sung thêm dạng bài tập khác
thì thu được kết quả như sau:
Số
Kết quả các bài KSCL trước khi bồi dưỡng
học
Giỏi
Khá
Trung bình
Năm học
SL
%
SL
%
SL

%
2020-2021 sinh
10
3
30
6
60
1
10

Năm học
2020-2021

Số
học
sinh
10

Kết quả các bài KSCL sau khi bồi dưỡng
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
7
70

3
30
0
0


20 | 2 0

Ngồi ra, trong học kì I năm học 2020- 2021 vừa qua, đội tuyển học sinh giỏi Vật
lí của trường THCS Thụy Lâm đi thi cũng đạt kết quả rất đáng tự hào. Em Nguyễn
Minh Việt (học sinh lớp 9A8) đạt giải nhất vòng thi huyện, và giải 3 cấp thành phố.
Thành tích trên góp phần khẳng định thêm tính hiệu quả của sáng kiến.
III. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
+ Đối với giáo viên dạy bộ môn Vật lí: Để giúp học sinh hứng thú và đạt kết quả tốt
trong việc học mơn vật lí nói chung và đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi
nói riêng, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt
chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lo-gic nhằm cho học sinh
phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt. Khi dạy bài tập phải phân ra từng dạng nhỏ,
hướng dẫn học sinh giải theo từng dạng.
Thường xuyên nhắc nhở, động viên, biểu dương các em , cập nhật vào sổ theo dõi
và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời
+ Ban giám hiệu: Tạo điều kiện về mặt thời gian, cơ sở vật chất để chương trình ơn
khơng gián đoạn, khơng gấp gáp.
+ Phịng giáo dục: Qua đề tài này tơi mong muốn phịng giáo dục và đào tạo mở các
lớp bồi dưỡng trong hè có mơn đun: “Ơn tập bồi dưỡng học sinh giỏi”, và trưng tập
những người vững chuyên môn soạn thảo một cuốn tài liệu về “Tổng hợp kiến thức và
phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi” cung cấp cho các trường làm tài liệu bồi dưỡng
để đạt hiệu quả cao nhất.
Với một thời gian nghiên cứu khơng dài, trình độ nghiên cứu cịn non yếu nên khơng
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi mong được sự đóng góp ý kiến của q

thầy cơ giáo và các cấp lãnh đạo để việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi ngày càng
đạt hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×