Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Luận án tiến sĩ thực trạng hành vi nguy cơ nhiễm HIV của vợ chồng người nhiễm HIV AIDS đang được quản lý tại phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐOÀN VĂN VIỆT

THỰC TRẠNG HÀNH VI NGUY CƠ NHIỄM HIV
CỦA VỢ/CHỒNG NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐƯỢC
QUẢN LÝ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ VÀ HIỆU QUẢ
CAN THIỆP Ở ĐIỆN BIÊN, CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐOÀN VĂN VIỆT

THỰC TRẠNG HÀNH VI NGUY CƠ NHIỄM HIV
CỦA VỢ/CHỒNG NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐƯỢC
QUẢN LÝ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ VÀ HIỆU QUẢ
CAN THIỆP Ở ĐIỆN BIÊN, CẦN THƠ
Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 972 08 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Thanh Long
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng



HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Khoa Chỉ huy tham
mưu quân y (K10) và các Bộ môn/khoa, phòng chức năng của Học viện Quân
y đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt
q trình học tập và hồn thành bản luận án tiến sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y
tế quận Hồn Kiếm cho phép tơi được đi học nghiên cứu sinh và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại cơ sở đào tạo và
công tác tại đơn vị.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn GS.TS. Nguyễn Thanh Long,
PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng - hai người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Cục Phòng, chống
HIV/AIDS, Bộ Y tế đã cho phép tơi tham gia nghiên cứu Dự án Phịng, chống
HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam và được sử dụng số liệu của Dự án
để làm luận án tiến sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tham gia Dự án đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thu thập số liệu, hỗ trợ
tôi về mặt kỹ thuật trong việc tính tốn, xử lý số liệu trong suốt q trình
nghiên cứu đề tài luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành
phố Cần Thơ và tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện để tôi thu thập số liệu bổ
sung tại thực địa nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị là các cặp vợ/chồng dị nhiễm HIV
đang được quản lý tại các Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS trong mẫu nghiên

cứu của Dự án tại tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ và cán bộ, nhân viên
của các Phòng khám ngoại trú tại hai địa phương nghiên cứu đã hợp tác và tạo
điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu tại thực địa.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn
động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi và là động lực, truyền nhiệt huyết để tôi hoàn
thành chương học tập nghiên cứu sinh./.
Nghiên cứu sinh

Đoàn Văn Việt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu thuộc
Dự án của Bộ Y tế. Kết quả đề tài luận án là thành quả nghiên cứu của tập thể
Ban quản lý dự án của Bộ Y tế mà tôi là một trong những thành viên nghiên
cứu. Tôi đã được Ban quản lý dự án và các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia
nghiên cứu dự án đồng ý cho phép sử dụng số liệu của Dự án để bảo vệ luận án
tiến sĩ. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Đoàn Văn Việt


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa..........................................................................................
Lời cam đoan...........................................................................................

Mục lục....................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt..............................................................................
Danh mục bảng........................................................................................
Danh mục biểu đồ....................................................................................
Danh mục hình.........................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................

1

Chương 1. TỔNG QUAN .....................................................................

3

1.1.  Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt

3

Nam.........................................................................................................
1.1.1. Trên thế giới................................................................................

3

1.1.2. Ở Việt Nam.................................................................................

3

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và các hành vi nguy cơ lây nhiễm

7


HIV/AIDS...............................................................................................
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm HIV/AIDS...................

7

1.2.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy khơng

8

an tồn.....................................................................................................
1.2.3. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục khơng an

11

toàn...........................................................................................................
1.2.4. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của các cặp bạn tình, vợ/
chồng có một người nhiễm HIV..............................................................

14


1.3. Các giải pháp can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm

18

HIV/AIDS...............................................................................................
1.3.1. Các giải pháp can thiệp giảm tác hại, dự phịng lây nhiễm

18


HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV....................................
1.3.2. Các giải pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho các cặp bạn tình,

29

vợ chồng có một người nhiễm HIV trên thế giới và ở Việt Nam............
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......

37

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...................................

37

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................

37

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu...............................................

37

2.1.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................

37

2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................

38


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................

38

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu...............................................

38

2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................

40

2.2.4. Phân mức tế bào CD4 và tải lượng vi rút...................................

42

2.2.5. Quy trình nghiên cứu..................................................................

43

2.2.6. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu...................................

47

2.3. Tổ chức nghiên cứu........................................................................

51

2.4. Sai số và biện pháp khống chế sai số................................


51

2.5. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................

52

2.6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................

53

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................

55

3.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các cặp

55

vợ/chồng có một người nhiễm HIV đang được quản lý tại phòng
khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (20132014)................


3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................

55

3.1.2. Thực trạng tế bào CD4, tải lượng HIV, đồng nhiễm Lao của

62


người nhiễm HIV/AIDS....................................................................
3.1.3. Một số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của cặp vợ/chồng có

66

một người nhiễm HIV..............................................................................
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS

72

và dự phịng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính đang được quản
lý tại phòng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên và TP Cần
Thơ..............................................................................................
3.2.1. Hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của cặp

72

vợ/chồng có một người nhiễm HIV.........................................................
3.3.2. Hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS...............

76

3.3.3. Hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV sang

84

vợ hoặc chồng âm tính.............................................................................
3.3.4. Mơ tả một số đặc điểm của 02 trường hợp cụ thể bị lây nhiễm

85


HIV..........................................................................................................
Chương 4. BÀN LUẬN..........................................................................

87

4.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các cặp

87

vợ/chồng có một người nhiễm HIV được quản lý tại phòng khám
ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (2013-2014)................
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................

87

4.1.2. Thực trạng tế bào CD4, tải lượng HIV, đồng nhiễm Lao của

91

người nhiễm HIV/AIDS....................................................................
4.1.3. Về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của cặp vợ/chồng có một

96

người nhiễm HIV....................................................................................
4.2. Hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS và dự 101
phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính đang được quản lý tại



phòng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên và TP Cần Thơ.....................
4.2.1. Hiệu quả thay đổi hành vi lây nhiễm HIV của cặp vợ/chồng có 101
một người nhiễm HIV..............................................................................
4.2.2. Hiệu quả điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV...........................

109

4.2.3. Hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV sang 121
vợ hoặc chồng âm tính.............................................................................
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu...................................................... 124
KẾT LUẬN......................................................................................................

126

KIẾN NGHỊ.....................................................................................................

128

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ


1

ADR

Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại)

2

AIDS

Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người)

3

ARV

Anti Retroviral (Thuốc kháng vi rút)

4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

BKT


Bơm kim tiêm

6

CBYT

Cán bộ y tế

7

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

8

CDC

Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

9

GMD

Gái mại dâm

10

HIV


Human Immunodeficiency Virus (Virus suy giảm miễn dịch
ở người)

11

HTC

Cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV

12

IBBS

Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI

13

IQR

Interquartile Range (Khoảng tứ phân vị của tập dữ liệu)

14

K=K

Không phát hiện = Không lây truyền

15


LĐTBXH Lao động thương binh xã hội

16

LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục

17

MMT

Methadone Maintenance Treatment (Điều trị nghiện các chất
ma túy dạng thuốc phiện bằng Methadone)

18

MSM

Men Sex Men (Nam quan hệ tình dục đồng giới)

19

NRTI

Nucleotide Reverse Transcriptase Inhibitors (Thuốc ức chế


men sao chép ngược)
20

NNRTI


Non – nucleoside reve transcriptase inhibitor (thuốc ức chế
men sao chép ngược không phải nucleotide)

21

NVYT

Nhân viên y tế

22

OPC

Outpatient Clinic for HIV Services (Phòng khám và điều trị
ngoại trú dành cho bệnh nhân HIV/AIDS)

23

PKNT

Phòng khám ngoại trú

24

QHTD

Quan hệ tình dục

25


RNA

Axit ribonucleic

26

SL

Số lượng

27

STDs

Sexually Transmitted Disease (Các bệnh lây truyền qua
đường tình dục)

28

TCMT

Tiêm chích ma túy

29

TDF

Tenofovir disoproxil fumarate (Thuốc kháng vi rút)


30

THCS

Trung học cơ sở

31

THPT

Trung học phổ thông

32

TP

Thành phố

33

TVXN

Tư vấn xét nghiệm

34

TYT

Trạm y tế


35

UNAIDS

United Nations Programme on HIV/AIDS (Chương trình
Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS)

36

U=U

Undetectable = Untransmittable (Không phát hiện = Không
lây truyền)

37

VCT

Counseling language testing (Tư vấn xét nghiệm tự nguyện)

38

WB

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

39

WHO


World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV tại Việt Nam........................

27

1.2

Phác đồ điều trị HIV/AIDS theo các “Hướng dẫn chẩn đoán

29

và điều trị HIV/AIDS” của Bộ Y tế
2.1

Phân mức tế bào CD4 trong máu của người nhiễm

42

HIV/AIDS................................................................................

2.2

Phân mức tải lượng vi rút HIV trong máu của người nhiễm

43

HIV/AIDS.................................................................................
3.1

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.........................

55

3.2

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn............................

57

3.3

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.....................

58

3.4

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thu nhập trung bình tháng

59


(triệu đồng/tháng).....................................................................
3.5

Phân bố cặp đối tượng theo tính pháp lý của hơn nhân............

61

3.6

Phân bố cặp đối tượng theo số con trong gia đình...................

61

3.7

Phân mức tế bào CD4/µl máu của người nhiễm HIV (trước

62

can thiệp)..................................................................................
3.8

Số tế bào CD4/µl máu của người nhiễm HIV (trước can

63

thiệp)........................................................................................
3.9


Phân mức tải lượng HIV của người nhiễm HIV (trước can

63

thiệp)........................................................................................
3.10

Tải lượng vi rút HIV/ml máu của người nhiễm HIV (trước

64

can thiệp).................................................................................
3.11

Phân bố tỷ lệ người nhiễm HIV mắc lao tỉnh (trước can

65


thiệp).......................................................................................
Bảng
3.12

Tên bảng

Trang

Tỷ lệ mắc bệnh lao theo mức tế bào CD4 trong máu của

65


người nhiễm HIV (trước can thiệp)........................................
3.13

Thực trạng tiêm chích ma túy trong vịng 3 tháng của người

66

nhiễm HIV (trước can thiệp)....................................................
3.14

Thực trạng uống rượu/ bia trong vòng 1 tháng qua của

67

vợ/chồng người nhiễm HIV (trước can thiệp).........................
3.15

Thực trạng sử dụng ma túy của vợ/chồng người nhiễm HIV

67

(trước can thiệp)......................................................................
3.16

Thực trạng điều trị bằng Methadone của vợ/chồng người

68

nhiễm HIV (trước can thiệp)....................................................

3.17

Nhận định của vợ/chồng về tình trạng tiêm chích ma túy của

69

người nhiễm HIV trong 3 tháng qua.......................................
3.18

Vợ hoặc chồng của người nhiễm HIV theo tình trạng có hay

69

khơng có bạn tình (trước can thiệp).......................................
3.19

Quan hệ tình dục với bạn tình, người khác của người nhiễm

70

HIV, trong vịng 3 tháng qua (trước can thiệp)......................
3.20

Quan hệ tình dục của người nhiễm HIV, trong vòng 3 tháng

70

qua (trước can thiệp) ...............................................................
3.21


Người nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ (trước can

71

thiệp).........................................................................................
3.22

Thực trạng vợ/chồng của người nhiễm HIV tiếp cận các dịch

71

vụ hỗ trợ cai nghiện, chăm sóc sức khỏe và phịng lây nhiễm
HIV..........................................................................................
3.23

Hành vi tiêm chích ma túy của người nhiễm HIV trước và

72


sau can thiệp 3, 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh).....................
Bảng
3.24

Tên bảng

Trang

Hành vi uống rượu/bia của vợ/chồng người nhiễm HIV trước


73

và sau can thiệp 3, 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)................
3.25

Hành vi sử dụng ma túy của vợ/chồng người nhiễm HIV

74

trước và sau can thiệp 3, 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh).......
3.26

Hành vi tình dục của vợ/chồng người nhiễm HIV trước và

74

sau can thiệp 3, 6, 12 và 60 tháng (tchung 2 tỉnh)..............
3.27

Hiệu quả làm tăng thu nhập sau can thiệp 60 tháng so với

75

trước can thiệp (chung 2 tỉnh)..................................................
3.28

Tỷ lệ xuất hiện phản ứng không mong muốn của ARV trên

76


đối tượng nghiên cứu...............................................................
3.29

Các phản ứng không mong muốn của ARV trên đối tượng

77

nghiên cứu...............................................................................
3.30

Mức độ và thời gian khởi phát của các phản ứng không mong

78

muốn trên đối tượng nghiên cứu.............................................
3.31

Biện pháp xử lý phản ứng không mong muốn trên đối tượng

78

nghiên cứu................................................................................
3.32

Mức độ tuân thủ điều trị bằng ARV ở người nhiễm

79

HIV/AIDS tại các thời điểm 3, 6, 12 và 60 tháng (chung 2
tỉnh)..........................................................................................

3.33

Phân mức tế bào CD4 trên đối tượng HIV/AIDS (+) trước và

79

sau can thiệp 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)........................
3.34

Số tế bào CD4 trên đối tượng HIV/AIDS (+) trước và sau

80

can thiệp 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)...............................
3.35

Phân mức tải lượng vi rút HIV trước và sau can thiệp 3, 12

81


và 60 tháng (chung 2 tỉnh)........................................................
Bảng
3.36

Tên bảng

Trang

Tải lượng vi rút HIV trước và sau can thiệp 3, 12 và 60 tháng


83

(chung 2 tỉnh)...........................................................................
3.37

Ước đoán xác suất lây nhiễm HIV cho vợ/chồng theo thời
gian ở các thời điểm 3, 6, 12 và 60 tháng sau can thiệp
(chung 2 tỉnh)..........................................................................

84


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Phân bổ số ca nhiễm HIV mới theo nhóm nguy cơ ở Việt

5

Nam, giai đoạn 1990 – 2013................................................
1.2


Phân bổ số nhiễm mới HIV theo đường lây ở Việt Nam

5

năm 2013.............................................................................
1.3

Nguy cơ nhiễm HIV được báo cáo từ những phụ nữ đến

16

xét nghiệm tại các cơ sơ VCT từ 2006 – 2010.....................
3.1

Phân bố đối tượng HIV (+) theo giới tính...........................

56

3.2

Phân bố cặp đối tượng theo khoảng cách từ nơi ở đến

60

phòng khám ngoại trú (km)..................................................

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình


Trang

1.1

Sơ đồ hóa 5 lĩnh vực/trụ cột ưu tiên của điều trị 2.0.............

33

2.1

Sơ đồ tuyển chọn đối tương nghiên cứu...............................

40

4.1

Diễn biến miễn dịch tương ứng các giai đoạn lâm sàng.......

120


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1981 tại Hoa Kỳ, đến
năm 2018 (sau hơn 3 thập kỷ), trên thế giới có khoảng 37,9 triệu người đang
chung sống với HIV/AIDS và số ca tử vong liên quan tới AIDS ước tính
khoảng 770.000 ca. Mặc dù số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu tiếp tục có xu
hướng giảm, từ mức đỉnh 3,4 triệu (1996), xuống còn 1,7 triệu (2018) [1].

Tuy nhiên, cho đến nay dịch HIV/AIDS vẫn chưa hoàn toàn được khống chế.
Tại Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào
tháng 12/1990, tính đến năm 2018 có khoảng 230.000 người đang chung sống
với HIV/AIDS. So với năm 2010, số ca mới mắc HIV/AIDS năm 2018 giảm
khoảng 64% [1]. Mặc dù dịch HIV/AIDS đang có xu hướng giảm, nhưng dịch
HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp với nhiều hình thái dịch khác nhau và vẫn
còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng [2].
Nhằm giảm tác động của dịch HIV/AIDS, tại Việt Nam, điều trị ARV
được triển khai từ năm 2000 và được mở rộng từ năm 2005. Tiêu chuẩn bắt
đầu điều trị ARV khi người nhiễm có tế bào CD4 ≤ 200 tế bào/mm3 (20052009), sau đó tiêu chuẩn này ngày càng sớm hơn: CD4 ≤ 250 tế bào/mm3
(2009-2011); ≤ 350 tế bào/mm3 (2011); hoặc giai đoạn lâm sàng 3, 4; ≤ 500 tế
bào/mm3 (2015). Mục đích điều trị là ngăn chặn q trình nhân lên của HIV,
phục hồi chức năng miễn dịch và giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân
HIV/AIDS [3], [4], [5]. Trong khi từ năm 2011, thế giới đã có cơng trình
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 1.763 cặp dị nhiễm HIV được điều trị ARV
sớm không phụ thuộc vào tế bào CD4 có thể làm giảm tới 96% nguy cơ lây
nhiễm HIV qua đường tình dục ở các cặp dị nhiễm này [6]. Vì thế, WHO đã
khuyến cáo cần tăng cường công tác tư vấn, xét nghiệm tự nguyện và điều trị
ARV sớm cho các “cặp dị nhiễm” để ngăn chặn sự lây truyền HIV.


2
Trong khuôn khổ Dự án của Bộ Y tế, với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ
thuật của một số tổ chức quốc tế, đề tài đã tuyển chọn hai địa phương tỉnh
Điện Biên và TP. Cần Thơ để triển khai nghiên cứu thí điểm điều trị sớm
ARV cho người nhiễm HIV trong các cặp vợ/chồng dị nhiễm mà khơng phụ
thuộc vào số lượng tế bào CD4, từ đó làm cơ sở cho việc nhân rộng việc điều
trị sớm ARV cho người nhiễm HIV để phòng chống lây nhiễm ra cộng đồng.
Lý do chọn hai tỉnh/thành phố Điện Biên và Cần thơ vào nghiên cứu thí
điểm là do hai địa phương này có tình hình dịch HIV diễn biến phức tạp và có

nguyên nhân chủ yếu lây nhiễm HIV khác nhau. Điện Biên là tỉnh miền núi
phía Bắc, đến cuối năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân
là 825,1 cao nhất toàn quốc (242,2), đồng thời Điện Biên cũng là tỉnh trọng
điểm về ma túy, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy
ln ở mức cao (55 – 60%) [7], [8]. Thành phố Cần Thơ là đô thị loại 1 trực
thuộc Trung ương, là Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, đến cuối năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân
là 395, đứng thứ 14 toàn quốc. Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục vẫn
là chủ yếu (85,9%). Trong số những phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS đa số là
hành nghề mại dâm [7], [9].
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng hành
vi nguy cơ nhiễm HIV của vợ/chồng người nhiễm HIV/AIDS đang được quản
lý tại phòng khám ngoại trú và hiệu quả can thiệp ở Điện Biên, Cần Thơ”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các cặp
vợ/chồng có một người nhiễm HIV đang được quản lý tại phòng khám ngoại
trú ở tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (2013-2014).
2. Đánh giá hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS và dự
phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính đang được quản lý tại phịng
khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Theo ước tính của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS), tính đến năm 2018, trên thế giới có khoảng 37.9 triệu

người hiện đang chung sống với HIV/AIDS (36,2 người trưởng thành, 18,8
triệu phụ nữ > 15 tuổi và 1,7 triệu trẻ em < 15 tuổi); số ca tử vong liên quan
tới AIDS ước tính khoảng 770.000 ca (giảm khoảng 45,3% so với mức tử
vong cao nhất vào năm 2004 với 1,7 triệu ca). Số ca nhiễm mới trên toàn cầu
(ở mọi lứa tuổi) tiếp tục có xu hướng giảm, từ mức đỉnh 3,4 triệu vào năm
1996 giảm xuống còn 1,7 triệu vào năm 2018 [1], [10]. Mặc dù đã có nhiều
thành tựu về y, sinh học, sự tập trung nguồn lực và huy động cộng đồng…
nhưng đến nay thế giới vẫn chưa thể hoàn toàn khống chế được đại dịch
HIV/AIDS. Để đạt mục tiêu kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, cần
có sự tiếp tục phối hợp mạnh mẽ từ tất cả các quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS và tử vong tính đến hết năm 2018
Theo số liệu thống kê của UNAIDS, tính đến năm 2018, Việt Nam có
khoảng 230.000 người đang chung sống với HIV, chiếm 0,61% số người
nhiễm HIV toàn cầu, trong đó có 5.000 trẻ em từ 0 – 14 tuổi, 74.000 phụ nữ,
cịn lại là 150.000 đàn ơng trên 15 tuổi [1].
So với năm 2010, số ca mới mắc HIV năm 2018 đã giảm khoảng 64%.
Cụ thể, năm 2010 (160.000 ca), năm 2015 (9.600 ca) và năm 2018 là khoảng
5.700 ca mới nhiễm HIV. Số ca tử vong liên quan tới AIDS cũng giảm đáng
kể, từ 8.500 ca (2010), xuống 6.100 ca (2015) và 4.700 ca (2018) [1].


4
Với tỷ số mới mắc – hiện mắc ở mức 2,48% năm 2018, Việt Nam là
một trong 18 quốc gia được đánh giá là đang trên đường chấm dứt đại dịch
AIDS (điểm chuẩn là 3%) [1]. Tuy nhiên, HIV/AIDS vẫn là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam; việc chăm sóc,
điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời cho bệnh nhân HIV/AIDS cũng gây
ảnh hưởng lớn tới kinh tế, xã hội [11].
1.1.2.2. Xu hướng dịch HIV/AIDS ở Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6.883
trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 3.484, số
bệnh nhân tử vong 1.062 trường hợp. Trong những người được báo cáo xét
nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV, nữ (22%), nam (78%), lây truyền qua
đường tình dục (LTQĐTD) (58%), lây truyền qua đương máu (32%), mẹ
truyền sang con (2,6%), không rõ (8%). Từ 30-39 tuổi (40%); từ 20-29 tuổi
(30%); trên 50 tuổi (6%); 14-19 tuổi (3%); 0-13 tuổi (2%). Phân bố người
nhiễm HIV theo giới, tuổi khơng có khác biệt so với năm 2016; LTQĐTD
chiếm tỷ trọng lớn trong những năm trở lại đây [11].
Dịch HIV/AIDS bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau giữa các địa
phương trong cả nước và hiện vẫn tập trung chủ yếu trong ba nhóm có hành
vi nguy cơ cao đối với lây truyền HIV: người tiêm chích ma túy (TCMT),
nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và gái mại dâm (GMD) [2].
Phân tích mơ hình dịch AIDS (aEM) năm 2013 cũng cho thấy dịch tập
trung chủ yếu trong 3 nhóm nguy cơ cao nêu trên (biểu đồ 1.1). Trong đó, tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT (10,3%); trong nhóm GMD (2,6%); và
trong nhóm MSM (3,7%) [2]. Những nhóm này chủ yếu tập trung tại các khu
đô thị lớn và các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các khu vực có
sự khác nhau, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM ở Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh ước tính lên đến 16% trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh khác là <2% [11].
Ngồi ra, cũng có một số đáng kể các ca nhiễm mới đang xảy ra trong các


5
quan hệ bạn tình lâu dài. Đa số các ca nhiễm mới năm 2013 là ở nhóm nam
giới TCMT có dùng chung bơm kim tiêm (BKT) và nam giới có hành vi nguy
cơ cao (45%) và vợ/bạn tình thường xuyên của họ (28%) (biểu đồ 1.2) [2].

Biểu đồ 1.1. Phân bổ số ca nhiễm HIV mới theo nhóm nguy cơ
ở Việt Nam, giai đoạn 1990 – 2013

* Nguồn: Theo Bộ Y tế (2014) [2]

Biểu đồ 1.2. Phân bổ số nhiễm mới HIV theo đường lây ở Việt Nam năm 2013
* Nguồn: Theo Bộ Y tế (2014) [2]

Tỉnh Điện Biên: Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, dân số: 527.300
người (2013), diện tích: hơn 9,6 triệu km2 (mật độ dân số 55 người/km2), có


6
đường biên giới tiếp giáp với Lào dài 360 km (2 cửa khẩu), tiếp giáp với
Trung Quốc 40,861km2 (1 cửa khẩu). Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với
130 xã/phường/thị trấn (trong đó có 101 xã đặc biệt khó khăn, 5 huyện nghèo)
và cũng là tỉnh nghèo nhất cả nước. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ đến 45%, đồng
bào dân tộc chiếm phần lớn dân số của toàn tỉnh (Thái 38,0%; H’Mông
34,8%; Kinh 18,4%). Do tiếp giáp với vùng Tam giác vàng, nên tình hình
bn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát
nên Điện Biên được xác định là tỉnh trọng điểm về ma túy [7], [8].
Tính đến hết năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn
sống là 4.493 người, đứng thứ nhất toàn quốc về tỷ lệ người nhiễm
HIV/100.000 dân (852,1), tỷ lệ trung bình của tồn quốc (242,2); số bệnh
nhân AIDS là 1.754 người và số bệnh nhân AIDS đã tử vong là 2.611 người
(đứng thứ nhất trong số 14 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc về
số bệnh nhân AIDS đã tử vong). 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 97/112 xã,
phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Năm 2013, cả nước xét nghiệm
phát hiện mới 12.559 trường hợp nhiễm HIV, Điện Biên là một trong 10
tỉnh/thành phố có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính mới lớn
nhất cả nước với 428 trường hợp. Hầu hết số người nhiễm HIV/AIDS bị lây
truyền qua đường tình dục và đường máu, chiếm tới trên 95%; tập trung nhiều
nhất ở độ tuổi từ 20 - 39 tuổi, chiếm tỷ lệ trên 82%. Tại thời điểm 2012 –

2013 có 6.298 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV
trong nhóm người nghiện chích ma túy ln ở mức cao (55 – 60%). Dịch
HIV/AIDS đang ở giai đoạn tập trung, số nhiễm HIV phát hiện hàng năm tiếp
tục có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao và tỷ lệ lây nhiễm HIV
chủ yếu qua đường TCMT [7], [8], [12].
Thành phố Cần Thơ: Là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, là trung
tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của cả nước. Dân số


7
1.222.400 người (2013), diện tích hơn 1.4 triệu km2 (mật độ dân số 8.868
người/km2 ) với 9 đơn vị hành chính cấp huyện/thị; 85 xã/phường/thị trấn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Thành phố đạt 12,19% (giai đoạn
2010 – 2015). Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 78,46 triệu
đồng/năm (tương đương 3.600 USD). Hàng năm, đóng góp cho vùng khoảng
12% tổng thu ngân sách [7], [9].
Tính đến hết năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện đang cịn
sống là 4.828 người, đứng thứ 14 tồn quốc về tỷ lệ người nhiễm
HIV/100.000 dân (395 người); số bệnh nhân AIDS là 968 người và số bệnh
nhân AIDS đã tử vong là 1.359 người (đứng thứ ba trong số 13 tỉnh thuộc
vùng Đồng bằng sông Cửu Long về số bệnh nhân AIDS đã tử vong). 100%
xã/phường/thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Năm 2013, cả nước xét
nghiệm phát hiện mới 12.559 trường hợp nhiễm HIV, Cần Thơ là một trong
11 tỉnh/thành phố có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính mới lớn
nhất cả nước (339 trường hợp nhiễm HIV mới). Dịch HIV/AIDS đang ở giai
đoạn tập trung, số nhiễm HIV phát hiện hàng năm tiếp tục có chiều hướng
giảm nhưng vẫn còn ở mức cao và gia tăng ở nhóm người trẻ từ 20 – 39 tuổi
(84,6%). Tỷ lệ lây nhiễm qua QHTD vẫn là chủ yếu (85,9%). Trong số những
phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS đa phần là hành nghề mại dâm [7], [9].

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM
HIV/AIDS

1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm HIV/AIDS
Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng tới lây nhiễm HIV/AIDS làm 5 nhóm:
+ Yếu tố sinh học: Người mắc các bệnh LTQĐTD có khả năng bị nhiễm
HIV cao hơn người bình thường 2 - 9 lần. Hẹp bao qui đầu dẫn đến dễ bị các
bệnh STDs (chlamydia, herpes sinh dục, lậu, giang mai..), do vậy nguy cơ
nhiễm HIV và lây bệnh cho người khác cao hơn. Ngoài ra, giai đoạn nhiễm
HIV cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng lây truyền, nguy cơ lây nhiễm rất cao


8
ngay sau khi bị nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) và giai đoạn AIDS (có khoảng
3000 virus HIV/1 ml máu), ở giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, số
lượng HIV chỉ khoảng 20 - 40 virus/1 ml máu. Nhiều nghiên cứu về sinh học
và dịch tễ học đã kết luận rằng các bệnh STDs có lt và khơng lt đều làm
tăng nguy cơ lây nhiễm HIV gấp nhiều lần. Hơn nữa, nhiễm HIV làm thay đổi
tiến triển bệnh lý thông thường của một số bệnh STDs, vì vậy HIV và STDs
được coi là "đồng yếu tố lây nhiễm" [13].
+ Yếu tố hành vi: Vai trò của nam và nữ trong QHTD, sự chấp nhận của
xã hội về lối sống có nhiều bạn tình, phương thức QHTD hay các phong tục
xăm mình, xâu lỗ tai…
+ Yếu tố dân số học: Các nghiên cứu cũng đã điều tra hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV trong nhóm dân số nói chung. QHTD với GMD rất phổ biến ở
nam giới trẻ, liên quan chặt chẽ tới các hành vi uống rượu. Việc nhiễm HIV
có liên quan chặt chẽ tới độ tuổi (14 tuổi – 45 tuổi), những biến động về phân
bố dân số và các quần thể di động (do sự phát triển và đơ thị hóa nhanh, gia
tăng dịch vụ, hình thức giải trí, thương mại và du lịch với người nước ngồi,
hệ thống xe tải đường dài ngày càng phát triển...) [14], [15].

+ Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội: Sự kém hiểu biết về HIV/AIDS, tác hại
của ma túy, an tồn tình dục; yếu tố về kinh tế như nghèo đói, khơng đủ nguồn
lực để đương đầu với AIDS, các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường…
1.2.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV từ TCMT khơng an tồn
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng,
TCMT khơng an tồn là một trong những hành vi nguy cơ chủ yếu trong lây
nhiễm HIV. Quần thể TCMT tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi
HIV/AIDS, chủ yếu là do hành vi tiêm chích và tình dục của họ. Kết quả các
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong quần thể TCMT là khá cao:
Lạng Sơn: 46% [16], Long An: 32% [17].


9
Nghiên cứu tại Gia Lai cho thấy, dùng chung BKT là yếu tố có liên quan
chặt chẽ tới lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT, kết quả phân tích hồi quy đa
biến cho thấy nguy cơ nhiễm HIV tăng 6,7 lần nếu đối tượng TCMT dùng
chung BKT, tăng lên 6,1 lần nếu có thời gian TCMT trên 3 năm [18].
Một nghiên cứu tổng quan các đối tượng TCMT và hành vi dùng chung
BKT trên phạm vi cả nước cho thấy: tỷ lệ dùng lại BKT của nhóm TCMT có
thể rất cao (81,1%); có hành vi chia sẻ BKT trong nhóm đã dương tính với
HIV như: mượn kim và ống tiêm đã sử dụng (18,9%) và dùng chung kim tiêm
và ống tiêm với người khác trong khoảng một tháng (16,4%) [19].
Nghiên cứu lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở quần thể TCMT tại 7
tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An,
Sóc Trăng) trên 1.622 đối tượng là nam giới có TCMT trong vịng một tháng
qua cho thấy: tỷ lệ nhiễm HIV dao động từ 18,8 – 40,6%. Tỷ lệ dùng chung
BKT trong tháng qua là khá cao (18,7-37,6%). Nguy cơ lây truyền HIV từ
nhóm TCMT sang GMD và bạn tình của họ tương đối cao do sử dụng BCS
khi QHTD chưa thường xuyên. Số người TCMT nêu đúng các cách phòng lây
nhiễm HIV còn hạn chế, gần 2/3 đối tượng hiểu sai về cách phòng tránh HIV.

Tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV thấp (<30%) [20].
Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS)
được triển khai tại 6 tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP.
Hồ Chí Minh, An Giang và Cần Thơ (2005-2006) cho thấy, những người
TCMT là quần thể có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất so với những quần thể
khác, mặc dù có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV
trong những người TCMT cao nhất tại Hải Phòng (66%) và Quảng Ninh
(59%), thấp nhất Đà Nẵng (2%). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy những dấu
hiệu của sự lây truyền HIV nhanh chóng trong quần thể những người TCMT
trẻ tuổi và mới tiêm chích. Tại TP. Hồ Chí Minh (48%) những người TCMT
dưới 25 tuổi và gần 25% TCMT có thời gian tiêm chích dưới một năm. Tuy


10
nhiên, HIV lan truyền rất nhanh trong cả hai nhóm trên, với tỷ lệ hiện nhiễm
tương ứng là 33% và 28%. Tỷ lệ dùng chung BKT trong vòng 6 tháng qua
vẫn ở mức cao (12-33%). Khi dùng chung BKT, người TCMT thường dùng
chung BKT với nhiều người, do đó, họ có nguy cơ nhiễm HIV rất cao. Tại
TP. Hồ Chí Minh, người TCMT trẻ và mới TCMT có hành vi khơng an tồn
rất sớm, ngay sau khi họ bắt đầu tiêm chích [21].
Báo cáo của Cục Phịng, chống HIV/AIDS năm 2009 cho thấy, hình thái
lây nhiễm HIV trên tồn quốc chủ yếu qua đường máu (do TCMT khơng an
tồn), tập trung ở khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc [22]. TCMT cũng
được khẳng định là nguy cơ cao nhất dẫn tới nhiễm HIV trong cộng đồng
GMD (OR=6,04; 95%CI:3,42-10,68 đối với GBD đường phố; và OR=4,47;
95%CI:3,06-6,53 đối với GMD tại các điểm bán dâm) [23].
Một nghiên cứu cho thấy, việc dùng chung BKT và có các hành vi tình
dục nguy cơ cao là yếu tố quyết định chính về lây truyền HIV trong nhóm
TCMT tại miền Bắc Việt Nam. Có 1/3 số đối tượng đã có hành vi tình dục
khơng an tồn trong năm trước đó. Các đối tượng có hành vi thường xuyên

dùng chung BKT hoặc thiết bị tiêm bất kì cho biết đã có hành vi tình dục
khơng an toàn gần đây. Dùng chung BKT trong 12 tháng qua được coi là yếu
tố liên quan tới tình dục khơng an tồn (OR=2,57; 95%CI: 1,10 – 5,99) [24].
Một nghiên cứu bệnh chứng về nguy cơ nhiễm HIV trong các đối tượng
nam TCMT tại miền Bắc năm 2010 đã cho thấy, 42,4% đối tượng TCMT
trong nghiên cứu dương tính với HIV, 13,3% có dùng chung BKT trong vịng
6 tháng qua; dùng chung BKT đã qua sử dụng có nguy cơ gây nhiễm HIV
(OR=2,8) [25]. Kết quả này cũng tương tự trong nghiên cứu về GMD ở Hà
Nội, trong số 38% GMD sử dụng ma túy, có 64% sử dụng ma túy đường tiêm
đã dùng chung BKT – một trong những yếu tố nguy cơ gây nhiễm HIV [26].
Theo dữ liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
TCMT đạt đỉnh vào khoảng 2001-2004 và giảm dần từ năm 2004 - 2013. Mặc


×