Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CHU NGHIA HIEN THUC XA HOI CHU NGHIA TRONG TAC PHAM NGUOI ME CUA MGORKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.18 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI MẸ CỦA MÁC-XIM GOÓC-KI. A. SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả 1.1. Cuộc đời - Mác-xim Goóc-ki tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vích Pê-scốp, sinh ngày 28 tháng ba năm 1868 ở thị xã Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt ở nước Nga. - Cha là thợ mộc, một người khéo tay có học và hiểu biết. - Năm 4 tuổi, Goóc-ki mồ côi cha. - Năm 10 tuổi mồ côi mẹ. Từ đấy ông đến sống với ông bà ngoại. Ông ngoại là một tiểu chủ làm nghề nhuộm, rất hà tiện, hung hãn và thường hay đánh cháu. Bà ngoại hiền từ, biết nhiều chuyện cổ tích, nhớ nhiều bài dân ca, thường kể, hát cho cháu nghe. - Ngay từ nhỏ Goóc-ki phải làm nhiều nghề để kiếm sống: gác cổng, khuân vác, cưa gỗ, làm bánh mì, cân hàng…Trong cảnh sống đó, Goóc-ki đã học được rất nhiều ở trường đời, kinh nghiệm sống được mở rộng. - Ông là tấm gương tự học: từ đứa trẻ chịu nhiều bất hạnh, ông đã vươn lên trở thành nhà văn lớn. - Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và là người bạn cùng chiến đấu của Lênin - Ngày 18/6/1936 ông ra đi trong niềm thương tiếc đau đớn của nhân dân Liên Xô, của toàn thể nhân loại cần lao và của tất cả những nhà văn hóa, văn nghệ tiến bộ trên thế giới. 1.2. Sự nghiệp sáng tác - Ông có sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú: + Kịch: 20 vở + Truyện ngắn, tiểu thuyết: Thời thơ ấu, Người mẹ, Kiếm sống, Các trường đại học của tôi, Bài ca chim báo bão, Bài ca Chim ưng, Hai sáu người đàn ông và một cô gái…. - Goóc-ki là người đặt nền móng cho văn học Xô Viết, là đại diện vĩ đại nhất cho nghệ thuật vô sản (Lênin). - Nhiều sáng tác của ông được dịch ra tiếng Việt (Người mẹ) và có ảnh hưởng tích cực tới nền văn học của Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Tác phẩm 2.1. Tóm tắt.: Câu chuyện xoay quanh nhân vật Pê-la-gây-a Ni-lốp-na. Chồng của bà là bác thợ nguội Mi-khai-in- một người đàn ông có tính tình cộc cằn, thô lỗ. Ông ta ít nói, nhưng hễ nói thì câu đầu tiên của ông là đồ chó. Ông ta luôn luôn hành hạ và chửi rủa vợ con mình. Cũng chính vì thế, Pê-la-gây-a luôn sống trong nỗi sợ hãi, bệnh khiếp nhược luôn ám ảnh bà. Do không vượt qua được cơn bạo bệnh sa ruột, Mi-khai-in chết. Những ngày sau đó, con trai bà là Paven có biểu hiện giống bố. Anh ta rượu chè, đi vũ trường và giở thói gia trưởng với mẹ. Đứng trước ranh giới mong manh giữa tệ nạn và con đường lí tưởng, Paven đã được cảm hóa bằng tình thương của mẹ và thay đổi hoàn toàn. Kể từ ngày đó, mẹ rất ngạc nhiên trước những thay đổi của con. Anh không còn rượu chè bê bết như trước kia nữa mà bắt đầu làm việc hăng say hơn. Anh tìm và đọc những quyển sách mà theo anh đó là sách cấm. Anh bắt đầu hoạt động bí mật với các đồng chí của mình như: An-đơ-rây, Nata-sa, Xa-sen-ca, Ni-cô-lai Vê-xốp-si-cốp, Phê-đi-a…Tần số hội họp của họ ngày càng tăng nên gây sự chú ý cho bọn sen đầm. Trong một lần xét nhà, bọn chúng phát hiện sách cấm và đã bắt An-đơ-rây, Ni-cô-lai Vê-xốp-si-cốp…Sau khi những người bạn của mình bị bắt thì Paven vẫn tiếp tục hoạt động. Lúc này, trong nhà máy xảy ra vụ đồng cô-pếch đầm lầy. Nghĩa là phía sau nhà máy có một vũng đầm lầy và viên giám đốc yêu cầu trích tiền lương của công nhân trong nhà máy là một đồng để san lấp đầm lầy đó. Paven đã phát động mọi người chống lại vụ đồng cô-pếch. Vì sợ mất quyền lợi cá nhân nên những người công nhân trong nhà máy không dám đứng lên, chỉ có một số ít về phía Paven. Sau vụ đó Paven bị bọn sen đầm chú ý và tối hôm đó anh bị bắt cầm tù. Trong lần đến khám nhà Paven, bọn chúng cho gọi bác Rư-bin-người hàng xóm sang làm nhân chứng. Sau khi nghe những lời của Paven chống lại bọn sen đầm bác rất cảm kích. Nhưng bác vẫn còn hoài nghi về giai cấp và cuối cùng bác đã chọn về nông thôn để giác ngộ quần chúng. Bác tin tưởng tuyệt đối vào giai cấp nông dân. Còn về Paven, sau khi bị bắt, bà mẹ đã thay thế con tiếp tục sự nghiệp mà anh còn dang dở. Bà đến nhà của Ma-ri-a xin làm phụ bếp và bán thức ăn cho công nhân trong nhà máy. Đó chỉ là cái cớ, mà lí do chính là để bà qua mắt được bọn canh gác đưa những tờ truyền đơn cho các anh em trong nhà máy. Một thời gian sau, An-đơ-rây và Ni-cô-lai Vê-xốp-si-cốp được thả ra. An-đơ-rây tiếp tục về sống với bà mẹ còn Ni-cô-lai- Vê-xốp-si-cốp thì mất việc ở nhà máy về kéo xe củi. Sau khi ra tù, An-đơ-rây cùng mẹ tiếp tục rải những tờ truyền đơn. An-đơrây dạy cho mẹ học chữ và dần dần mẹ không còn cảm giác sợ sệt như trước kia nữa, mẹ tự nguyện dấn thân vào hoạt động cách mạng. Một thời gian sau, không có bằng chứng phạm tội, Paven được trả tự do. Lúc này, anh lại tiếp tục hoạt động âm thầm với các đồng chí của mình..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Khi ấy, sắp đến ngày 1/5, Paven quyết định đứng đầu trong hàng ngũ để cùng mọi người xuống đường biểu tình trong ngày Quốc tế lao động. Và lần xuống đường này, anh nhận được nhiều sự ủng hộ của quần chúng hơn. Nhưng cuối cùng vẫn thất bại và anh tiếp tục bị cầm tù lần thứ 2. Sau khi Paven ngồi tù, mẹ về sống với Ni-cô-lai I-va-nô-vích- một người cùng làng. Tại đây mẹ quen được Xô-phi-a chị gái của Ni-cô-lai I-va-nô-vích. Mẹ tiếp tục dấn thân và hoạt động cách mạng nhiều hơn, hăng hái hơn, đi nhiều nơi để tuyên truyền cách mạng. Và mẹ đã cùng Xô-phi-a đến vùng nông thôn nơi bác Rư-bin sống để đem sách đến cho mọi người. Tại đây bà quen với I-gô, Lut-mi-a..những người đồng chí cùng tham gia hoạt động cách mạng. Vì căn bệnh phổi nên I-gô đã chết. Trong ngày tang lễ của anh đã xảy ra cuộc hỗn độn giữa những người dân và bọn sen đầm. Rư-bin bị bắt ngay sau đó. Trước sự giam tù lâu ngày của Paven, Xa-sen-ca đã dự định tổ chức cho anh vượt ngục nhưng anh không chấp nhận. Và ngày tuyên án cũng đến, Paven bị đày sang Xi-be-ri. Tại phiên tòa xét xử, anh đã chuyển từ thế bị cáo sang công tố và tố cáo tội ác của kẻ thù. Và sau đó, mẹ Pê-la-gây-a đã đi rải truyền đơn với nội dung là cuộc nói chuyện của con trai mẹ và bọn ác ôn trong phiên tòa xử án. Mẹ bị bọn sen đầm phát hiện và đánh đập dã man. Bất chấp những điều đó, mẹ vẫn kiên cường giữ lại những tờ truyền đơn. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh mẹ bị đánh đập dã man, dù đau đớn, kiệt quệ nhưng vẫn cất tiếng nói đề cao chính nghĩa. 2.2. Đề tài: Người mẹ phản ánh hiện thực xã hội nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX, khi giai cấp vô sản Nga được Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo đang chuẩn bị tiến hành cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, cách mạng 1905. 2.3. Chủ đề: Chủ đề của tác phẩm Người mẹ là sự hình thành của đội ngũ cán bộ cách mạng, sự nảy nở ý thức cách mạng của hàng triệu người trong quần chúng nhân dân, trước hết là giai cấp công nông, sự lãnh đạo của Đảng của Lênin. B. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI MẸ CỦA MÁC-XIM GOÓC-KI 1. Khái niệm Xuất phát từ thực tiễn sáng tác, các nhà lí luận Xô Viết nhận thấy trào lưu văn học thế kỉ XX cơ bản vẫn dựa trên văn học hiện thực thế kỉ XIX nhưng đã có thế giới quan khác trước tạo nên một nền văn học có chất lượng khác với văn học hiện thực. Họ đã cố gắng tìm kiếm cho nền văn học này một cái tên vừa để chỉ một trào lưu văn học, vừa để chỉ phương pháp sáng tác. Khái niệm chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (CNHT XHCN) đã xuất hiện sau khi được đề nghị gọi bằng nhiều tên khác nhau (CNHT cộng sản, CNHT vô sản, CNHT có tính khuynh hướng, CNHT hùng vĩ). Tên gọi này được thống nhất khi được chính thức ghi vào điều lệ Hội nhà văn 1934 với định nghĩa như sau: Phương pháp.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách chân thực, lịch sử-cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và trên cơ sở sự mô tả đó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động. (Điều lệ Hội nhà văn Liên Xô Maxcơva Tr5). 2. Cơ sở hình thành: 2.1. Cơ sở xã hội: Cơ sở xã hội của CNHT XHCN là thực tiển đấu tranh của giai cấp công nhân. Thế kỉ XX là thế kỉ chứng kiến sự trưởng thành của giai cấp công nhân, từ chỗ một giai cấp tự phát trở thành một giai cấp tự giác, đấu tranh không khoan nhượng chống bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Phong trào đấu tranh của họ trong thời gian này có phương hướng rõ rệt, có trình độ tổ chức cao và đặc biệt, có sự kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội khoa học. Phong trào đấu tranh này ngày càng phát triển sâu rộng và giành được thắng lợi ở nhiều nơi trên thế giới. 2.2. Cơ sở tư tưởng: Cơ sở tư tưởng của CHHT XHCN là chủ nghĩa Mác, một học thuyết đấu tranh cho quyền lợi của những người vô sản. Năm 1948, Tuyên ngôn Đảng công sản được công bố, chủ nghĩa Mác chính thức được ra đời đã đem lại cho giai cấp công nhân con đường, giải pháp, tổ chức đấu tranh. Đó cũng là cơ sở hiện thực cho những sáng tác hiện thực XHCN đầu tiên, tiêu biểu là bài Quốc tế ca (tháng 6 năm 1871) của Ơgien Pôchiê ra đời trong máu lửa Công xã Pari đã trở thành Đảng ca của các Đảng cộng sản trên thế giới. Có nguồn gốc sâu xa từ Đức nhưng CNHT XHCN lại chính thức xuất hiện đầu tiên ở Nga. Điều này không phải bất ngờ vì Ănghen đã dự cảm rằng quê hương đầu tiên của phương pháp sáng tác mới mẻ này là nơi khác, không phải là Đức. Có hai nguyên nhân căn bản: Thứ nhất là do truyền thống văn học. Văn học Đức tuy sâu sắc về mặt ý thức nhưng trừu tượng do lối tư duy tư biện (mà tiêu biểu là Hêghen). Trong lúc đó văn học Nga thế kỉ XIX còn vang vọng nhiều âm hưởng của CNHT thời phục hưng. Hơn nữa, nó còn gắn liền với phong trào giải phóng nông nô và dần dần được chỉ đạo bởi tư tưởng dân chủ cách mạng– những cơ sở xã hội và ý thức hệ tiếp cận với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và chủ nghĩa MácLênin. Vả lại, bất kì một phương pháp sáng tác mới nào cũng đánh dấu sự ra đời chính thức của mình qua một tài năng sáng tác nào đó, mà phương pháp sáng tác hiện thức XHCN lại có được tài năng của Goóc-ki, một người Nga. Thứ hai là do cơ sở xã hội và ý thức hệ, hay nói đúng hơn là sự kết hợp giữa hai mặt đó. Mặc dù chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển mạnh mẽ nhưng phong trào công nhân Tây Âu nửa sau thế kỉ XIX vẫn còn non yếu và cuối cùng, công xã Pari đã bị dìm trong bể máu của sự thất bại. Sau đó, Mác và Ănghen qua đời, chủ nghĩa Mác đã bị Đệ nhị Quốc tế xuyên tạc và dẫn đến hậu quả là cách mạng đi đến chỗ thoái trào. Trung tâm cách mạng chuyển từ Tây.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Âu sang Đông Âu, từ Pari sang Pêtecpua, bởi vì chủ nghĩa Mác không những được bảo vệ mà còn phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lênin ở Nga. 3. Nguyên tắc sáng tác: 3.1. Tính Đảng: Nguyên tắc tính Đảng được xem như là linh hồn của văn học hiện thực XHCN vì nền văn học này có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động. Tính Đảng cũng có quá trình hình thành của nó, ban đầu yêu cầu đặt ra cần có tính khuynh hướng đối với các nhà văn quá khứ hoặc chưa nằm trong phạm trù văn học vô sản, nhưng chưa đặt ra tính Đảng cho văn học. Thời đại của Lênin là thời đại bão táp cách mạng, theo ông nếu văn học thấm nhuần tính Đảng là nền văn học trở thành bộ phận hữu cơ trong sự nghiệp đấu tranh của Đảng, do Đảng lãnh đạo cả về tư tưởng và tổ chức. Tính Đảng thống nhất cao độ với tính giai cấp và tính nhân dân chứ không đồng nhất vì một nền văn học có tính giai cấp và tính nhân dân thì vị tất đã có tính Đảng. Phải là một nền văn học có tính giai cấp vô sản tự giác dồi dào, có tính nhân dân cao độ hướng theo tinh thần thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa mới đạt đến trình độ tính Đảng Cộng sản. Thời đại này đòi hỏi tác phẩm mà các nhà văn viết ra phải thể hiện chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và dưới ánh sáng đường lối của Đảng. Từ tư tưởng phải toát ra nhiệt tình chân thực đối với lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đất nước. Về nghệ thuật, tác phẩm có tính Đảng phải mang tính nghệ thuật cao. Như vậy, tính Đảng thể hiện trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm, là kết quả của một sự kết hợp hài hòa cao độ giữa lí trí và tình cảm, mang tính tư tưởng, tính chân thực và tính nghệ thuật. Tác phẩm hiện thực XHCN muốn mang tính Đảng và giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động phải xây dựng cho được nhân vật trung tâm là người anh hùng mới. Đó là người có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp, có tri thức, có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và xã hội. Họ là những người bình thường nhưng không tầm thường. Họ sống hết mình vì tập thể, hi sinh quyền lợi cá nhân mình cho tập thể một cách tự nguyện thậm chí cả tính mạng. Điều này có thể thấy rõ nhất qua tác phẩm Người Mẹ của M.Goóc-ki. Trong tác phẩm tác giả đã xây dựng được những người lao động biết làm chủ tập thể, làm chủ bản thân (Làm chủ là giành lại cuộc đời cho mình, mình có thể quyết định được cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân, mọi của cải do con người tạo ra vì thế con người có quyền hưởng thụ và muốn hưởng thụ nó)…Bà mẹ Pê-la-gây-a Ni-lốp-na từng nói với Ni-cô-lai I-va-nô-vich rằng: trái đất này rất giàu có và có nhiều vật lạ. Và tất cả những vật ấy là của cả mọi người vì mỗi người lại là của tất cả mọi vật, có phải thế không anh? Lời nói giản đơn và ý nghĩa hết sức sâu xa này của nhân vật bà mẹ sẽ truyền cảm hứng cho người lao động đấu tranh giành quyền làm chủ tập thể để được sống cao hơn và đẹp hơn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> M.Goóc-ki đã hoàn thành tuyệt vời vai trò người kể chuyện trung thực. Ở Người mẹ ông đã vẻ nên một bức tranh sinh động cả một đội ngũ những vì sao của thời đại cách mạng, cả một loạt những con người mới với tính cách đa dạng sinh động. Những chiến sĩ vô sản, những trí thức và công nhân, nông dân cách mạng được miêu tả một cách nổi bật trong tác phẩm. Cả tập thể Paven, An-đơ-rây, Ni-cô-lai Vê-xốp-si-cốp, Na-ta-sa, Phê-đi-a, Rư-bin, Xa-sen-ca…người đến trước, người đến sau, nhanh hay chậm đều trưởng thành trong quá trình vận động tiến lên của cách mạng, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh của cách mạng. Đó là những con người bình thường nhưng không hề tầm thường. Họ là những con người mới của chủ nghĩa xã hội. Họ sống gần gũi, chan hoà với mọi người. Ví như An-đơ-rây với sự chân thành, dáng điệu điềm tĩnh, giọng nói dịu dàng và nét mặt giản dị đã kéo một người luôn luôn sống trong nỗi lo sợ, thu mình lại không dám gần ai như bà mẹ cảm thấy yên lòng, tin tưởng anh, tâm sự cùng anh. Tất cả những con người đó họ dám nghĩ, dám làm, dám sống và lẽ sống không ở đâu xa mà đó là cuộc sống cách mạng, là tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh xã hội. Đấu tranh để làm gì? Để biến đổi hoàn cảnh, môi trường sống, tạo nên một cuộc sống mới tươi sáng hơn. Vì sự nghiệp cách mạng họ có thể hi sinh cả bản thân, gia đình của mình: vì đồng chí, vì sự nghiệp chung mình có thể làm được tất! Và mình sẽ giết. Ngay cả con mình nữa…Muốn tiến lên nếu cần thì phải đấu tranh ngay với bản thân mình. Phải biết hi sinh tất cả, hiến cả trái tim mình. Hy sinh tất cả đời mình, chết vì sự nghiệp chuyện đơn giản thôi! Phải cống hiến nhiều hơn, ngay cả cái quý giá hơn cả của đời mình. Phải hi sinh hơn nữa. Na-ta-sa hay Xa-sen-ca là những người trí thức, họ đã dám từ bỏ cha mẹ giàu có, luôn chiều chuộng mình để đến với cách mạng. Bởi vì cả hai đã được lí tưởng của Đảng soi sáng và nhận thấy làm cách mạng là một việc vô cùng cao cả. Trong tập thể những con người mới của tác phẩm, Goóc-ki đã giành cho người thợ Paven một vị trí nổi bật. Paven là hình tượng đại diện cho những người công nhân, người chiến sĩ vô sản mang sứ mệnh giải phóng nhân loại khỏi những áp bức của cuộc sống bên ngoài cũng như cuộc sống tinh thần bên trong. Tác giả đã miêu tả chặng đường tìm đến ánh sáng cách mạng của anh một cách cụ thể: ● Ban đầu, sau khi bố mất anh chỉ là một chàng thanh niên bình thường gần như giống bố. Anh luôn trở về trong những cơn say xỉn: …anh loạng choạng lê đến gian chính và đấm tay xuống bàn, quát mẹ như bố trước kia: thức ăn! Anh bắt đầu đua đòi: mua một chiếc phong cầm, một áo sơ mi ngực hồ cứng, một chiếc ca-ra-vát sặc sỡ, giầy cao su… và anh có nguy cơ dấn thân vào con đường mòn của bố. ● Sau đó, chính những cái vuốt ve, âu yếm, lời nói của mẹ đã làm anh xấu hổ, nỗi buồn trong đôi mắt của mẹ đã làm anh động lòng và nước mắt từ từ chảy trên đôi gò má của bà làm anh thấy hối hận hơn bao giờ hết. Từ đó anh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> bắt đầu làm việc hăng say, không bao giờ bỏ buổi làm hay bị phạt. Anh xa dần với con đường mòn của hầu hết các thanh niên cùng làng lúc bấy giờ: ít đi dự dạ hội, không còn say xỉn, không còn tụ họp với đám bạn bè, đặc biệt là anh đem sách về nhà cố đọc và đọc ngày càng nhiều, đọc xong thì giấu chúng đi, đôi lúc anh chép từ sách vào một mảnh giấy và cũng giấu mảnh giấy đó đi. Trong Paven đã có sự thay đổi lớn, từ một thanh niên gần như hư hỏng theo những lối mòn của xã hội, lại có sự chuyển biến một cách tích cực, chính điều này đã làm cho người mẹ vừa mừng, vừa lo. ● Paven may mắn hơn bố là thuộc về thế hệ công nhân trẻ, sống trong thời đại mà ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lenin đã bắt đầu soi rọi, anh tìm thấy con đường sáng cho mình và nhận thức rõ những nổi thống khổ của đời sống công nhân là do đâu mà ra, anh cũng hiểu rõ nhiệm vụ của mình là phải dìu dắt và giác ngộ cho những người công nhân vẫn còn chưa tìm ra con đường để giải phóng mình, đồng thời anh cũng hiểu rõ những nguy hiểm đang chờ mình: Con đọc sách cấm mẹ ạ. Họ cấm vì những sách này nói sự thật về đời sống công nhân chúng ta…Những sách này đều in giấu giếm và bí mật, nếu họ tìm thấy ở nhà ta, họ sẽ bỏ tù con…bỏ tù con đã muốn biết sự thật.. ● Từ lúc ấy, anh cùng các người bạn tổ chức những cuộc họp thường xuyên tại căn nhà nhỏ của mình tranh luận về cuộc sống, về nguyên nhân của nỗi thống khổ và đặc biệt bàn về tầm quan trọng của lí tưởng cộng sản. Cuộc họp làm cho mọi người gần nhau, hiểu nhau hơn. Và thành viên tham gia cuộc họp ngày một đông đảo, có cả những người ở từ thành phố về, những con người đó hiểu mình đang làm gì, công việc mình đang làm vĩ đại như thế nào: Nếu bác biết được…nếu bác hiểu rõ công việc của chúng cháu đang làm là vĩ đại như thế nào!  Tuy là một con người bình thường như bao chàng trai cùng làng khác nhưng Paven lại làm những công việc phi thường khiến người khác không thể không ngưỡng mộ và khâm phục. Việc đầu tiên của anh là rải khắp nơi những tờ truyền đơn viết bằng mực xanh để tố cáo chế độ ở nhà máy và kể lại những cuộc đình công của công nhân ở Pê-téc-bua và miền Nam nước Nga, kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Anh làm với sự giúp sức của những người bạn đặc biệt là An-đơ-rây, đó là một chàng trai hết sức ôn hoà, nhẹ nhàng với mọi người, tâm hồn luôn vui tươi với một tinh thần bình tĩnh dù trước mắt có vô vàn sóng gió chờ đón anh, và anh cũng là người đồng chí gắn bó mật thiết với Paven trong mọi chặng đường tìm kiếm lí tưởng. Là một người có tư tưởng đúng nhưng muốn hoàn thành được sự nghiệp lớn lao thì Paven cần phải được tôi luyện trong thử thách, phải có tinh thần thép vượt qua khó khăn: cuộc thử lửa đầu tiên là cuộc đấu tranh mà anh là người đại diện cho quần chúng nhân dân chống lại bọn chủ nhà máy. Bởi vì bọn chúng định bóc lột sức lao động của anh em công nhân bằng cách trừ vào lương tháng của mỗi công nhân 1 đồng cô-pếch nhằm đem lại lợi nhuận cho họ. Tuy cuộc đấu tranh này còn mang tính chất kinh tế, ít được anh em công nhân tham gia và.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhanh chóng bị dập tắt, anh bị bắt nhưng nó đã cho thấy ở Paven tiền thân của một người lãnh đạo cách mạng, táo bạo, dám nghĩ, dám đứng lên để lãnh đạo quần chúng nhân dân khi cần. Cuộc thử lửa thứ hai là cuộc biểu tình nhân ngày 1 tháng 5. Paven quyết định cầm cờ dẫn đoàn cuộc biểu tình cho dù người mình thương có quyết liệt cản trở và van xin thế nào, hay bắt gặp nỗi buồn dưới ánh mắt của người mẹ thì anh vẫn giữ nguyên quyết định của mình vì đối với anh không có gì có thể ngăn chân anh tìm đến với cách mạng. Anh chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân mình cho tập thể một cách tự nguyện: với tất cả mọi người! Mình không muốn một thứ tình yêu, tình bạn nào lại làm quẩn chân mình, giữ chân mình lại…Khác với lần đầu, đây là một cuộc đấu tranh chính trị. Với tài năng kêu gọi và lãnh đạo của anh mọi người tin tưởng và tham gia một cách đông đảo hơn. Họ cùng nhau hát, Bài hát vang lên lòng dũng cảm sắt đá và nó kêu gọi mọi người đi theo con đường dài đưa tới tương lai, thì nó cũng thẳng thắn vạch ra những khổ ải trên con đường đó. Trong cuộc đấu tranh ấy, phẩm chất và bản lĩnh của Paven được bồi dưỡng, anh đã trưởng thành với tư cách là người cán bộ lãnh đạo quần chúng nhân dân. Anh bị bắt nhưng không không vì thế mà phong trào cách mang rơi vào bi kịch mà ngược lại nó như một cuộc mở đầu cho những cuộc đấu tranh cách mạng bão táp sau này. Paven còn là một chàng trai có lòng tự trọng, điều đó thể hiện qua việc anh từ chối lời đề nghị vượt ngục của các đồng chí đề ra chúng tôi không vượt ngục, chúng tôi không thể làm như thế được. Không một ai cả. Làm thể hẳn chúng tôi không biết tự trọng nữa. Anh không chấp nhận vượt ngục bởi vì anh muốn được ra toà, muốn ngẩng đầu đứng thẳng lên để được nói những gì mình nghĩ. Ở toà anh đã đưa ra những lý lẽ để lên án xã hội đương thời dưới sự cai trị của Nga hoàng - đó là một xã hội vô nhận đạo, bóc lột sức lao động của con người, xem con người là phương tiện để làm giàu. Đồng thời anh khẳng định với mọi người rằng anh và những đồng chí của anh sẽ đấu tranh chống lại cái xã hội tàn bạo ấy: chúng tôi sẽ đấu tranh và sẽ đấu tranh chống lại mọi hình thức nô dịch tinh thần và vật chất con người mà xã hội ấy đã áp dụng. Bên cạnh đó, lời nói của Paven còn cho thấy vai trò của Đảng và sức mạnh lớn lao của giai cấp công nhân: Một ngày nào đó không xa, chủ nghĩa xã hội sẽ đoàn kết quần chúng công nhân, nông dân bị áp bức thành một khối duy nhất vĩ đại. Thông qua sự phản ứng mạnh mẽ của Paven, Goóc-ki đã làm đảo lộn hoàn toàn vị trí của nhân vật trong vụ xét xử. Những vị quan toà đại diện cho quyền lực của chế độ Nga hoàng nay bị những người chiến sĩ cộng sản được xem là tội phạm lên án, phán quyết. Những lời nói đó đã khẳng định bản án tử hình đối với bộ máy nhà nước chuyên chế và chế độ tư sản, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của Đảng. Sứ mệnh giải phóng con người lao động, con người bị áp bức. Ở Paven cái mới, cái đẹp xã hội chủ nghĩa được điển hình hoá cao độ, sáng chói. Đó là hình tượng biểu hiện sinh động về quan niệm tính Đảng của M.Goóc-ki..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Quan niệm về tính Đảng của M.Goóc-ki không chỉ thể hiện qua những người anh hùng mới như Pa-ven, Na-ta-sa, An-đơ-rây, Ni-cô-lai…mà còn được thể hiện qua nhân vật trung tâm của tác phẩm- đó là người mẹ. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học nói chung là nhân vật xuất hiện xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa của tác phẩm. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Trước tiên, ta thấy được người mẹ có tư tưởng đúng đắn. Tuy trước khi giác ngộ được lí tưởng xã hội chủ nghĩa, người mẹ đã từng rất mơ hồ về việc làm của con trai mình, bà không hiểu vì sao đột nhiên Paven lại làm việc hăng say, đọc sách nhiều, không tụ tập chè chén, đánh nhau như các thanh niên trong làng…Người mẹ vẫn cứ tiếp tục trong cuộc sống lặng thầm, sợ hãi, cam chịu đầy những rối ren ấy. Cho đến khi Paven thú nhận là mình đã đọc sách cấm, anh đã nói cho mẹ nghe về những điều anh đã biết, đã nhận thức và giác ngộ được thì bà mẹ bỗng thấy nghẹt thở. Mắt mở to, bà ngơ ngác nhìn con, cảm thấy con bà bỗng trở nên xa lạ. Giọng con bà khác hẳn, thấp hơn, trầm hơn và vang hơn. Bà đã hỏi: Con làm vậy để làm gì, Paven? Đây là những biểu hiện ban đầu cho thấy bà chưa hiểu con đường mà con mình theo là gì. Bà cũng không hề biết mục đích của những việc làm đó. Người mẹ chỉ biết khóc trong thâm tâm, bà hiểu con mình đã vĩnh viễn hiến thân cho một cái gì bí mật và khủng khiếp. Trong đời bà, bà thấy việc gì cũng không tránh khỏi, bà cúi đầu cam chịu, không suy nghĩ và bây giờ bà chỉ lặng thầm khóc, không tìm ra câu gì để nói, lòng thắt lại vì đau xót và buồn rầu. Nhưng rồi Paven dần dần giác ngộ người mẹ qua cảm xúc, lí trí. Bà cảm thấy tất cả những điều Paven nói về cuộc đời phụ nữ đều là sự thật chua xót mà bà đã nếm qua, bà thấy trong tâm can rung lên bao nhiêu là cảm giác êm đềm, nó sưởi ấm lòng bà với một niềm trìu mến chưa từng thấy. Không biết xuất phát từ lí trí hay trái tim, người mẹ đã cảm thấy tự hào về đứa con, nhưng trong lòng vẫn còn tràn ngập sự sợ hãi, nghi vấn: con yêu, liệu con có làm gì được? Bà sợ tất cả, sợ những người đã dạy cho Paven lối nói, lối nghĩ rất nguy hiểm, sợ con sẽ chết mất. Sau tiếng gọi mẹ rất nồng cháy của con thì người mẹ quyết định không ngăn cản việc con mình làm. Người mẹ cảm thấy rất hạnh phúc và sung sướng khi được con gọi tiếng mẹ nghe dịu ngọt đến như vậy. Đời bà toàn đau khổ, chưa bao giờ được nâng niu, chính vì tình thương con mà bà đã hiểu được cái chân lý, cái lý tưởng mà Paven đang theo đuổi. Người mẹ nói: Mẹ sẽ không cản trở con đâu. Nhưng con nên giữ gìn cẩn thận! nên giữ gìn rất cẩn thận con nhé! Tuy rằng không cản trở việc con làm là một biểu hiện cho thấy mẹ đang đi theo tư tưởng đúng, thế nhưng nỗi sợ vẫn ngự trị trong con người bà, bà đã khóc khi Paven nói có khách ở thành phố vào, đơn giản là sợ và khóc thế thôi, chẳng vì một lí do nào khác. Có lẽ cuộc đời bà đã quá nhiều nước mắt và mãi cam chịu nên bà cứ sống trong nỗi kinh hãi. Suốt ba ngày trời, bà run sợ, tim bà lặng đi mỗi khi bà sực nhớ những người lạ mặt sắp đến nhà, những người ghê ghớm. Chính họ đã vạch con đường cho con.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> bà đi bây giờ. Rồi lần lượt những người anh hùng mới xuất hiện thổi vào tâm trí của người mẹ một luồng gió mới, một sự nhận thức mới mẻ. Anh chàng rất cởi mở An-đơ-rây hay cô nàng nhỏ nhắn, giản dị Na-ta-sa, rồi Ni-cô-lai Vêxốp-si-cốp, Phê-đi-a… Ngay từ lúc đầu, người mẹ không hiểu mọi người đang tranh luận về điều gì nhưng dần dần bà lắng nghe con mình nói và niềm tự hào vang lên trong ngực bà: con nó nói hay thế! Có lẽ qua những cuộc tranh luận, những cuộc đối thoại giữa Na-ta-sa với An-đơ- rây thì người mẹ cảm thấy một sự ấm áp, thân thiện. Những con người này, không giống như mẹ đã mường tượng, xấu xa, ghê tởm. Bà ít cảm thấy sợ đi, mặc dù đôi lúc mẹ còn phân vân về cái nhận thức đang trỗi dậy trong người. Những cuộc họp, những niềm vui trong căn phòng nhỏ của mẹ con Paven đã cho người mẹ thấy vui lây, thấy rạo rực khi mọi người biết thắt chặt những người công nhân trên toàn trái đất, tuy bà không hiểu rõ, nhưng sức mạnh hào hứng, trẻ trung, hăng say và đầy hi vọng của nó đã làm nâng bà lên. Người mẹ đã dần dần tiến bộ trong tư tưởng đúng đắn. Dù nỗi sợ luôn trong bà nhưng rồi bà đã mạnh dạn hơn, bọn sen đầm đến khám nhà, bà đã cố nén nỗi sợ, bà đi đứng không dè dặt như ngày thường, người thẳng, ngực ưỡn ra đằng trước, điệu bộ đó làm thân hình bà có một vẻ quan trọng quá mức đến tức cười. Bà đi thật mạnh, nhưng đôi lông mày rung rung… và bà cũng đã biết nhận thức đáng lo ngại là bọn này đây. Nhiệm vụ đầu tiên khi được con giao, mẹ đã không suy nghĩ, lo ngại mà nhận lời ngay. Việc đi ra phố, đưa giấy của con trai cho nhà in, bà cảm thấy sung sướng khi con trai nói thẳng việc ấy với mình, và mọi thứ, mọi việc sau khi Paven bị bắt người mẹ đều làm một cách nhanh nhẹn. Bà đã mang gánh hàng xén mà trong đó là những tư liệu giấy đến cho công nhân nhà máy, bình tĩnh và tự tin. Đến đây, tư tưởng đúng đắn của bà đã được rõ hơn, bà biết cách che giấu, tiếp sức cho mọi người chứ không bàng hoàng, lo lắng hay phân vân nữa. Không chỉ có tư tưởng đúng đắn, người mẹ còn là một người có tri thức, mặc dù hiện tại bà đã quên mất mặt chữ, vì cuộc sống của bà lâu rồi không hề biết đến sách, bà chỉ biết làm lụng và cam chịu. Thế rồi bà lặng lẽ lén An-đơrây học mỗi khi đêm về, bà có ý thức cầu tiến và ham học hỏi nhưng vẫn còn một cái vô hình nào đó làm bà ngần ngại, muốn đọc chữ, học lại những gì mình đã từng biết nhưng người mẹ phải ngần ngừ bước đi vài bước; rồi bà xuống bếp, cài chặt then cửa, mắt cố mở to, đi về buồng. Bà kéo màn cửa xuống, rồi rút quyển sách trên giá, ngồi xuống bên bàn, nhìn một lượt quanh buồng và cuối đầu xuống trang sách, lẩm nhẩm đọc….Việc tự học của người mẹ không làm chúng ta buồn cười mà còn đáng ca ngợi, khâm phục bởi từng ấy tuổi nhưng mẹ vẫn không ngần ngại học hỏi. Mặc dù còn dè dặt trước An-đơ-rây, nhưng rồi mọi thứ bị đẩy lùi, người mẹ mạnh dạn hơn: Và bà mẹ thường hay bảo anh giải thích chữ này, chữ kia trong sách mà bà không hiểu. Bà hỏi nhưng không nhìn anh với một giọng thản nhiên..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Người mẹ là một con người bình thường nhưng không tầm thường. Dù biết con trai mình đã bị bắt nhưng bà vẫn không hề mất ý chí mà vẫn âm thầm hoạt động, bà vẫn đều đặn đưa truyền đơn vào nhà máy, xem đó là nghĩa vụ của mình. Người mẹ còn rất thông minh, tinh tế và khôn khéo hơn hẳn: khi không mang gì theo trong người cả thì bà biết cách khêu gợi sự ngờ vực của bọn gác cổng và mật thám; chúng vồ lấy bà lục soát và bà làm như là bị chúng lăng nhục và cãi cọ với chúng; và sau khi đã làm cho chúng phải ngượng nghịu, bà bỏ đi, tự hào về tài khéo léo của mình. Bà thấy thú vị với trò chơi đó. Một con người trước kia chỉ biết lo sợ và bị chà đạp mà nay đã có thể làm được những việc giúp ích cho mọi người. Người mẹ sẵn sàng nhận lời nhanh chóng không suy nghĩ khi được con trai giao cho bất cứ chuyện gì: đi lấy sách viết về nông thôn, nông dân để đưa cho bác Rư-bin, hay cùng con mình xuống phố diễu hành, biểu tình chống lại những thế lực tàn ác. Dù công việc có nguy hiểm đến đâu, người mẹ vẫn kiên quyết làm đến cùng. Điều này cho ta thấy được rằng từ tư tưởng lẫn hành động của người mẹ đã trở nên tiến bộ hơn trước rất nhiều. Mẹ không chỉ biết, không chỉ nhận thức được những việc con của mình làm, mà còn khuyên những người mẹ khác như mẹ của Mi-chi-a: Bà đừng lo!Bà mẹ thì thầm- Đó là một công việc thiêng liêng…, ngay chính đức Giê-su cũng sẽ không có, nếu không có những người đã chết vì yêu Người!”. Người mẹ đã truyền cả tư tưởng của mình vào cho người khác hiểu. Dù cho con mình có bị vào tù lần thứ hai, thì mẹ vẫn không ngừng thực hiện cái chân lí của mình đang theo đuổi. Cầm lá cờ bị bẻ gãy trên tay, mẹ đã nói những điều từ trái tim, bà thốt ra: Xin bà con hãy lắng nghe tôi. Lạy chúa! Bà con đều là những người quen thuộc cả…Bà con đều là những người gần gũi…. hay Con cái của chúng ta, những giọt máu của chúng ta, ở khắp nơi đều đã đứng dậy vì chân lí… Vì tất cả mọi người! Vì tất cả bà con, vì con cháu của bà con, họ đã tự dấn thân mình vào con đường hy sinh Không thể không ngưỡng mộ và khâm phục người mẹ, bà chỉ là một con người bình thường nhưng lại có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách vì một niềm tin ở tương lai, vì con và vì chính cuộc sống của mình và mọi người. Người mẹ có thể đi những chặng đường dài và xa mà chỉ có thể đi bộ ba ngày mới đến, để mang sách đến cho nông dân, đem lí tưởng đến cho một ngôi làng nghèo, cũng bị áp bức, bóc lột với hi vọng họ sẽ tự giải phóng bằng chính sức mạnh của mình con vừa bị lôi đi, thì mẹ đến thay chân ngay! Người mẹ đã hết lòng vì sự nghiệp ấy, càng lúc mẹ càng được nhiều người khâm phục. Không khâm phục sao được khi người mẹ vẫn tiếp tục tiếp thêm sức mạnh cho mọi người : chuyện ấy đã trở thành công việc của bà. Mỗi tháng mấy lần khi thì bà mặc áo nhà tu, khi thì cải trang thành một bà tư sản giàu có, một người hành hương đi lễ, bà mẹ đi khắp tỉnh, khi thì đi bộ, khi thì đi xe, khoác bị trên vai hay vali cầm tay.Trên tàu thủy cũng như trên xe lửa, trong khách sạn hay hàng cơm, bà ăn nói bình tĩnh và giản dị; bà bắt chuyện trước với những người không quen biết, và làm cho người ta chú ý đến lời nói dễ gây cảm tình và chắc.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> chắn của một người đã đi nhiều và biết nhiều…Và mỗi khi ai giao cho bà một trách nhiệm gì, bà chỉ lo làm thế nào hoàn thành cho tốt, cho nhanh, bà không thể nghĩ đến cái gì khác nữa ngoài nhiệm vụ của mình...Sao mẹ lại có thể tuyệt vời và có trách nhiệm đến như thế, điều đặc biệt là càng lúc mẹ càng phi thường hơn nữa. Tất cả vì sự nghiệp và lợi ích chung, vì con đường mà người mẹ đang đi bà cho là đúng đắn nên dù con của mẹ có bị bắt bao nhiêu lần hay bị giết bao nhiêu lần, mẹ vẫn không thấy xấu hổ và hối tiếc. Chính vì thế, mà nhân vật này đi từ tư tưởng tiến bộ, đến hành động phi thường và bây giờ là hi sinh cả quyền lợi cá nhân mình cho tập thể một cách tự nguyện. Người mẹ sẵn sàng sống ở ngoại ô thành phố, không được gặp con trai thân yêu của mình. Để tiếp sức cho việc tuyên truyền, người mẹ đã hi sinh hạnh phúc cá nhân mình để cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại con mình đã và đang ấp ủ. Sẵn sàng bất chấp nguy hiểm đang rình rập, khéo léo nhét vào tay con mình bức thư các đồng chí đã viết gửi cho Paven. Mẹ không sợ, người mẹ không sợ đau khổ hay bế tắt, cũng không sợ sẽ bị bắt hay giết mà ngay chính lúc nhiều người đang cần một luồng không khí mới thổi mạnh hơn vào họ một lần nữa, thì mẹ đến một cách tự nguyện, thậm chí hi sinh cả tính mạng để bảo vệ đến cùng cái chân lí mẹ mang trong người. Người mẹ đã đi, mang sách báo đến cho mọi người, trên chuyến xe, người mẹ đã bị tên mật thám bắt giữ, cho đến phút nguy hiểm nhất, bà vẫn không ngừng hét to lên cho mọi người cùng nghe, cùng xem, cùng chứng kiến như để mọi người hãy thấu hiểu, hãy cùng nhau hành động và hãy cùng nhau đấu tranh đến cùng giống như mẹ vậy: Bà con có biết tại sao chúng đã kết tội con tôi và các bạn của nó không? Tôi sẽ nói để cho bà con rõ! Bà con hãy tin ở tấm lòng của một người mẹ, tin vào mái đầu bạc của một người mẹ. Hôm qua, chúng nó xử tội họ, vì họ mang sự thật đến cho tất cả bà con! Ngày hôm qua tôi đã được hiểu rằng…. Không một ai có thể chối cãi được, không một ai!. Người mẹ bị đánh nhưng vẫn cố rán lấy sức kêu lên bằng giọng đã kiệt: - Nhân dân hãy tập hợp lực lượng thành một sức mạnh nhất trí! - Bà con đừng sợ gì hết! Không một nỗi đau khổ nào sánh kịp nỗi đau khổ mà bà con đã phải chịu đựng suốt đời… - Nỗi đau khổ cứ ngày này qua ngày khác vò xé tim ta, làm khô héo lòng ta… Tiếng người mẹ vang lên, mặc cho bọn chúng đánh đấm mẹ, người mẹ biết, người mẹ hi vọng, dù có hi sinh mình thì ít nhiều mọi người đã đọc được lời con trai mình nói, đã nghe được lời mẹ, hi vọng dù mẹ hi sinh thì cũng sẽ mở ra một chân trời mới, chắc chắn nơi đó, chân lí sẽ hé mở, ánh sáng sẽ đến với mọi người. Trong những giây phút cuối cùng, mẹ nghe có ai đó đã đáp lại bà mẹ bằng một tiếng khóc nức nở, chẳng biết tiếng khóc đó là tiếng lòng của mẹ, hay tiếng của một tầng lớp thấp cổ bé họng đã và đang thức tỉnh, họ khóc cho mình, hay khóc cho mẹ, họ khóc vì đã nhận ra chân lí quá muộn hay khóc vì những đau khổ, những vết thương của họ nay đã bị dấy lên, chà xát? Tất cả.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> đều không có câu trả lời. Rõ ràng, kết thúc chuyện là một kết thúc mở, gợi lên cho chúng ta thấy tính Đảng được nêu cao, dù cho hi sinh hạnh phúc riêng mình hay hi sinh tính mạng thì họ, mà đại diện là người mẹ vẫn theo đuổi chân lí đến cùng. Chính dành sự ưu tiên cho nhân vật chính diện nên trong văn học hiện thực XHCN các nhà văn thường bày tỏ sự khâm phục, cảm kích các nhân vật của mình bằng một giọng văn vừa hùng hồn vừa thiết tha, đầy tự hào và vô cùng yêu mến. Ngoài ra Goóc-ki vẫn dành một dung lượng không nhỏ để phê phán những con người tiêu cực, phản tiến bộ, phản cách mạng. Hầu hết xuyên suốt trong tác phẩm ta còn thấy xuất hiện những tên mật thám, tay sai, những bọn sen đầm…là tay chân của chế độ Nga hoàng luôn luôn trực chờ, theo dõi những việc làm và hành tung của bà mẹ, Paven và các đồng chí của anh, để tìm cách phá hoại những việc làm của họ và bắt họ nếu có chứng cớ. Trong tác phẩm nhà văn cũng đã nói đến cái chết của tên mật thám I-xai là tay chân đắc lực của bọn sen đầm, nhưng khi đột ngột bị một chiến sĩ cách mạng giết chết thì cái chính quyền mà hắn ta phục vụ lại tỏ ra thờ ơ. Đó như một lời cảnh tỉnh của tác giả đối với những bọn không hợp tác và chống lại cách mạng. 3.2. Mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng: Một đặc điểm của văn học hiện thực XHCH là mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, nghĩa là mô tả cuộc sống trong tương quan cái mới chiến thắng hoặc có khả năng và triển vọng chiến thắng cái cũ. Sở dĩ như thế là vì các nhà văn hiện thực XHCN có được nhãn quan duy vật biện chứng, nhìn thấy được quy luật phát triển của cuộc sống. Đối với những cái trước mắt đang trị vì, lấn át nhưng đã chứa đựng những yếu tố thoái hóa có thể dự cảm được quá trình suy vong của nó. Trong tác phẩm Người mẹ, mở đầu bao trùm lên là hiện thực nước Nga đen tối với những kiếp người cùng cực, đang chịu mọi áp bức, bóc lột và quay cuồng trong guồng máy thối nát của chế độ Nga hoàng. Con người hiện lên với những nét lầm lũi, thô kệch và đáng thương. Đó là những người công nhân chôn chặt cuộc đời mình vào nhà máy với những đồng lương ít ỏi, bị bóc lột sức lao động một cách thảm thương, bị siết cổ dần dần dẫn đến cái chết êm ái mà họ không hề biết: Chiều đến, khi mặt trời sắp lặn và những tia nắng đỏ mệt mỏi chiếu trên những kính cửa, nhà máy lại nhả những con người ra từ trong lòng đá của nó, giống bã than, và họ lại đi theo những đường phố, mặt mũi xạm đen với những hàm răng háu đói lấp lánh, làm tỏa ra không khí mùi dầu máy ẩm ướt. Chế độ phong kiến với những thế lực thần quyền, chính quyền, uy quyền đã bóp nghẹt sự sống của con người khiến họ mất dần tự do, tê liệt đi quyền làm người của mình. Nổi bật lên những con người chịu nhiều khổ nhục đó chính là bác thợ nguội Mi-khai-in Vơ-la-xốp. Cả đời làm việc cực nhọc trong nhà máy với những đồng lương ít ỏi, trong xã hội nhiều nhiễu nhương, tính cách bác cũng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> dần thay đổi, cộc cằn, thô lỗ: Sau bữa ăn, nếu vợ chưa kịp dọn bàn, bác giận dữ hất ngay cả bát đĩa xuống sàn nhà, đặt ra trước mặt một chai rượu Vốt-ca, rồi tựa lưng vào tường, mồm mở rộng, mắt nhắm nghiền, cất cái giọng ồ ồ buồn thảm, rền rĩ hát. Cái bi kịch lớn nhất trong cuộc đời bác là đến lúc chết đi vẫn không biết nguyên nhân vì đâu dẫn đến những nỗi khổ trong cuộc đời mình. Nếu như lúc còn sống, bác làm việc nghiêm túc để được đồng lương ít ỏi thì ngay khi chết đi tiếng còi nhà máy vẫn vang lên ầm ầm một cách vô tình. Không chỉ có bản thân bác là nạn nhân của chế độ mà còn nhiều nhiều người khác cũng gánh chịu chung số phận và cái chết của bác chính là thể hiện một sự tuần hoàn không lối thoát của cuộc đời những người công nhân: Họ đã quen đi với cuộc sống đè nén họ mãi mãi với một sức ép như nhau, và không chờ đợi những thay đổi làm cho họ tốt đẹp hơn, họ cho rằng tất cả những thay đổi chỉ làm cái ách của họ ngày càng nặng thêm mà thôi. Những tưởng rằng con người sẽ chìm ngập trong khổ đau bởi một bức tranh xã hội đen tối, đầy đủ những thói hư tật xấu. Nhưng không, giữa cái nền đen kịt của cuộc đời xóm thợ, thì nhóm Paven gồm những người công nhân tiên tiến và trí thức cách mạng nổi bật lên như một vì sao sáng rực. Họ đã tiếp thu và được soi đường bởi chủ nghĩa Mác-Lenin. Họ tạo thành hình ảnh thu nhỏ của một nhân loại mới, đang ra đời chan hòa tình đồng chí chiến đấu, tình yêu thương chân thành: Và khi họ cất tiếng hoan hô những người bạn ở tận phương xa không quen biết họ và cũng không hiểu hết tiếng nói của họ, hình như họ tin chắc rằng những người không quen biết ấy thế nào cũng nghe thấy tiếng họ và hiểu được niềm phấn khởi của họ. Bài ca Quốc tế vô sản còn phải hát khẽ nhưng có sức vang kì lạ làm người ta ngây ngất như không khí một ngày đầu xuân. CNXH đã được cắm chốt vững chắc ở đây qua sự tiếp thu cao quý của những người thợ trẻ. Và lập tức, nó được phát huy sức mạnh chính nghĩa của nó trong thực tiễn. Nhưng không dễ dàng mà bài ca cách mạng được mọi người đồng tình ủng hộ. Lúc đầu, khi mới tập tễnh bước chân vào việc đi tìm chân lí mới, Paven và những người bạn anh đã gặp biết bao cặp mắt dòm ngó, soi mói, hoài nghi: Bọn quấy rối! Phải đánh cho chúng nó vỡ mặt ra mới được. Còn đối với những người làm việc mệt nhoài, thì lạnh nhạt: Ăn thua quái gì, liệu có thể làm gì được không? Họ không tin tưởng vào việc làm của Paven, họ sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân hiện tại. Bỏ qua mọi lời chê bai, khinh khi Paven và những người bạn của anh đã chứng minh việc làm đúng đắn của mình bằng hành động, thái độ và không tiếc cả mạng sống của mình. Cuộc tập hơp anh em thợ trong nhà máy để phản đối vụ đồng cô-pếch đầm lầy đã đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình hoạt động của các anh. Nổi bật lên là hình ảnh bất khuất và sức mạnh của Paven. Lục soát, đe dọa, tù đày không ngăn được sức sống cách mạng băng lên phía trước: Cuộc sống chuyển chảy nhanh chóng, những ngày qua đi nhiều màu, nhiều vẻ. Mỗi ngày đều đem đến một cái gì mới mẻ. Chính niềm tin của các anh dần dần khơi dậy trong lòng những người công nhân và nhân dân lao động một ý thức đấu tranh mạnh mẽ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nếu như, sự đấu tranh lúc đầu chỉ mang tính chất nhỏ lẻ thì về sau, nó trở thành một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn. Đối lập với sự lớn mạnh về tư tưởng của giai cấp công nhân đó chính là hình tượng bọn chủ sắt thép và bộ máy nhà nước chuyên chế bị đẩy lùi xuống vị trí rất thấp trong tác phẩm. Trong Người mẹ, giai cấp tư sản chỉ tìm thấy hình dáng của mình qua nhân vật tên chủ nhà máy xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi xảy ra vụ đồng cô-pếch, rồi mờ nhòa ngay. Lực lượng bộ máy chuyên chế, đàn áp có mặt trong suốt tác phẩm, thường xuyên đánh hơi, cào cấu, muốn nhai sống lực lượng cách mạng, nhưng chúng được miêu tả chẳng khác nào những xác chết chưa chôn. Bộ mặt của các vị quan tòa tiêu biểu cho quyền lực pháp lí quý tộc-tư sản Nga lúc bấy giờ chỉ là những bộ mặt vàng khè, xám xịt, không chút sinh khí, chẳng nói lên được gì. Tên chánh án ngồi không nhúc nhích, cứng đờ như một xác chết. Qua những biểu hiện trên, rõ ràng cho ta thấy sự thắng thế của một lí luận đúng đắn và một chế độ mới tất sẽ ra đời để thay thế cho một chế độ phong kiến đang ngày càng mục nát, suy vong. Về hoàn cảnh trong văn học hiện thực XHCN tuy có kế thừa trọn vẹn hoàn cảnh điển hình trong văn học hiện thực nhưng đi xa hơn văn học hiện thực. Văn học hiện thực khi miêu tả cuộc sống mới dừng lại ở hai bối cảnh là quá khứ và hiện tại, tương lai nếu có nói đến chỉ là một tương lai tối tăm, không lối thoát. Ngược lại, hoàn cảnh trong văn học hiện thực XHCN được tái hiện trong cả ba bối cảnh: quá khứ, hiện tại và tương lai. Tương lai ở đây không phải lúc nào cũng đã hoàn toàn ca khúc khải hoàn nhưng nó thường hiện lên với hình ảnh tươi sáng, đầy hứa hẹn. Trong tác phẩm Người mẹ, quá khứ hiện lên là một màn đêm tối tăm, hiện tại đang lóe lên những ngôi sao rực rỡ xua tan bóng đêm. Một tương lai tươi sáng đang diễn ra trước mắt. Tương lai ấy không phải là một lí thuyết suông, không đơn thuần trong khoảng thời gian ngắn mà là cả sự phấn đấu, giác ngộ, hành động và đặc biệt là sự đánh đổi. Ở mỗi nhân vật đều thể hiện sự khao khát niềm tin cháy bỏng. Hình tượng bà mẹ Pê-la-gây-a Ni-lốp-na là một nhân vật dành một vị trí quan trọng trong tác phẩm, là biểu hiện rất sâu đậm quan điểm của Gorky về vị trí, vai trò của nhân dân trong thời đại mới cũng như niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Dõi theo quá trình phát triển tính cách của mẹ, chúng ta sẽ thấy được những chuyển biến tinh tế và phức tạp trong tâm hồn bà. Mở đầu tác phẩm, mẹ xuất hiện trước mắt chúng ta là một bà mẹ nô lệ, chịu nhiều áp bức cả về thể xác lẫn tinh thần: áp bức xã hội, áp bức gia đình, tôn giáo. Đeo đẳng theo bà là nỗi sợ, sợ mọi người, sợ chồng, sợ chúa, khiếp nhược trở thành thứ bệnh kinh niên dai dẳng của mẹ: bà nghe con nói, vừa sợ hãi vừa chăm chú. Bà mẹ bỗng thấy nghẹt thở. Mắt mở to, bà ngơ ngác nhìn con, cảm thấy con trở nên xa lạ. Nhưng dần dần, mẹ cảm mến cái tốt, cái thiện một cái gì vĩ đại và chói lọi như vầng thái dương, toát ra từ những chiến sĩ cách mạng trong đó có con trai mẹ. Mẹ bị cuốn hút vào thực tiễn đấu tranh cách.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> mạng. Ánh sáng của chân lí cách mạng soi rọi dần vào ngôi nhà hoang vừa mù, vừa điếc của tâm hồn mẹ. Sau đó mẹ tham gia cách mạng với các con, bệnh khiếp nhược lui dần, niềm tự tin, tự trọng, tự hào về chính mình được nâng dần lên cùng với ý thức về khả năng trách nhiệm, vai trò xã hội của bản thân mẹ trong cuộc đấu tranh cho chân lí cách mạng. Bà hiểu rõ và tự hào hơn việc làm của mình, mẹ nghĩ đến một xã hội công bằng không có bất công, không có chế độ người bóc lột người, trong xã hội đó, con người sẽ được tự do hưởng hạnh phúc của mình. Mẹ ao ước đó là xã hội với những con người đồng chí dễ mến như: An-đơ-rây, Xa-sen-ca, Xô-phi-a, Ni-cô-lai Ve-xốp-si-cốp…những con người tiêu biểu cho chế độ mới. Khi con trai bị bắt, lòng căm thù càng hun đúc và thúc đẩy bà mẹ làm việc hăng say thêm. Trước mắt mẹ, một tương lai tươi sáng đang dần hiện ra ngày một rõ nét mặt dù hiện tại phải vượt qua nhiều thử thách. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn vô sản kết thúc tác phẩm bằng hình tượng bà mẹ Nga kiên cường bất khuất: Không thể nào giết chết một tâm hồn đã hồi sinh, dù cả biển máu cũng không dập tắt được chân lí. Đó là những lời khẳng định của một bà mẹ tiêu biểu cho đông đảo quần chúng bị áp bức, vươn mình đứng dậy. Quá trình trưởng thành không ngừng của những con người ưu tú, tiên tiến của quần chúng cần lao trong nhà máy là biểu hiện cho một sự phát triển trong nhận thức cách mạng. Sự đoàn kết xung quanh ngọn cờ chủ nghĩa xã hội của Đảng tiền phong, cùng với bao quan hệ ruột thịt thắm thiết của tất cả mọi người dự đoán cho một ngày mai tất thắng. Chính điều này đã mang đến cho văn học hiện thực XHCN chất lãng mạn cách mạng, tuy nhiên chất lãng mạn ở đây là xu thế tất yếu của hiện thực, nó hướng đến một cuộc sống chưa đến nhưng nhất định sẽ đến hoặc có thể đến. Nó khác với chất lãng mạn trong văn chủ nghĩa lãng mạn tích cực, tuy biểu hiện những ước mơ tốt đẹp nhưng khó thành hiện thực hoặc không bao giờ đến. Mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng không chỉ để thể hiện ở một cuộc sống không ngừng vận động và phát triển mà còn thể hiện ở những con người không ngừng hoàn thiện bản thân để vươn lên tìm kiếm ánh sáng tự do và hạnh phúc làm thay đổi số phận và góp phần cải tạo xã hội. Đó là những con người có tính cách luôn vận động và phát triển cách mạng. Văn học hiện thực XHCN đã kế thừa trọn vẹn nguyên tắc điển hình trong xây dựng tính cách của văn học hiện thực, đó là những tính cách vừa mang tính cụ thể sắc nét, vừa mang tính chung khái quát đồng thời luôn vận động cùng hoàn cảnh. Chính vì vậy, trong văn học hiện thực XHCN có một tính cách rất đa dạng, phong phú như con người thật ở ngoài đời, trái với một số quan niệm phiến diện cho rằng nhân vật hiện thực XHCN là người khổng lồ không tim, không quê hương, không gia đình. Tuy nhiên, nếu văn học hiện thực để cho tính cách nhân vật luôn vận động theo hướng bị hoàn cảnh bóp méo dẫn đến thoái hóa, biến chất hay rạn nứt thành đôi ba nhân cách thì văn học hiện thực XHCN đã tạo nên những tính cách vận động theo chiều hướng ngày một hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn, giúp nhân cách con người ngày một lớn hơn, đem lại.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> cho con người vị trí cao hơn. Tất nhiên, con người mới có thể có những thiếu sót này nọ, nhưng không thể vi phạm vào lập trường chính trị và đạo đức xã hội chủ nghĩa cơ bản. Thậm chí, họ cũng có những phút dao động, yếu lòng nhưng họ thường nghiêm khắc đấu tranh với bản thân, tự phê bình và khắc phục khuyết điểm, sai lầm để bảo vệ và tiếp tục khẳng định phần tốt đẹp trong con người mình. Con đường phát triển tâm lí, tính cách của họ tuy không phải không có những nét quanh co nhưng nhìn chung nó vận động theo chiều hướng đi lên. Trong tác phẩm, ta thấy rõ sự vận động không ngừng trong tính cách điển hình văn học hiện thực XHCN chính là mẹ Ni-lốp-na. Ban đầu, bà chỉ là một người mẹ bình thường, sống đau khổ và nhẫn nhục, lo sợ là một tâm trạng luôn luôn thường trực trong con người bà. Nhưng dần dần, chính Paven là ngọn đuốc của lí tưởng cách mạng soi sáng bước đường của bà. Quá trình nhận thức của bà phát triển ngày một rõ rệt. Lúc đầu, đó là tình cảm thông thường của bà mẹ lo cho con, khi nhận thấy sự thay đổi khác lạ của Paven. Qua tìm hiểu, Paven thú nhận với mẹ là anh đọc sách cấm, lúc này bà mẹ chưa hiểu và khiếp sợ trước việc làm của con, cho đó là một việc làm kinh khủng. Dần dần, mẹ nhận ra những việc làm của con và những người bạn của con thật là đúng đắn và bà thấy họ đáng yêu biết nhường nào! Tình nguyện làm sức mạnh tinh thần cho con, ở bà mẹ đã có một sự phát triển mới trong tư tưởng, bệnh khiếp nhược dần được đẩy lùi. Khi Paven bị bắt, mẹ không còn ủy mị, khóc than, mà mẹ dồn hết cả sức lực của mình để tìm mọi cách cứu con và tiếp tục sự nghiệp dang dở của Paven. Càng dấn thân vào hoạt động, mẹ càng giác ngộ được lí tưởng cách mạng. Càng nhận ra được bản chất xấu xa của chế độ, bà làm việc hăng say với một tinh thần tự nguyện. Không chỉ tham gia hoạt động cách mạng, mẹ còn tự học để trao dồi kiến thức. Quá trình nhận thức của mẹ ngày càng hoàn thiện. Bà tự dấn thân, đi đây đi đó để hoạt động cách mạng, đưa lí tưởng cao cả của Đảng về với những vùng quê. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, bà vẫn vươn dậy, tự khẳng định khả năng và sức mạnh của mình: Anh cứ giao cho mẹ việc đó đi, anh nhé. Anh bảo mẹ đi đâu cũng được. Anh đừng lo đến bất cứ tỉnh nào, tất cả các con đường mẹ sẽ tìm ra! Như một người hành đạo. Một cuộc đời như thế đối với mẹ không đáng sao? Bà đã cùng con và các đồng chí của con xuống đường biểu tình tuần hành ngày 1/5, bắt đầu mang những tài liệu bí mật từ thành thị về nông thôn, và khi biết mình sắp bị bắt, bà đã không bỏ trốn mà ở lại bảo vệ những tờ truyền đơn và hung hồn vạch mặt bọn thống trị: Bà con biết tại sao chúng kết tội con tôi và các bạn vủa nó không? Tôi sẽ nói để bà con rõ! Bà con hãy tin ở tấm lòng của một người mẹ, tin vào mái tóc bạc của một người mẹ. Hôm qua, chúng nó xử tội họ, vì họ mang sự thật đến cho tất cả bà con! Ngày hôm qua tôi được hiểu rằng sự thật này…không một ai có thể chối cải được! Không được ai! Rõ ràng điều đó cho ta thấy vận động tính cách của bà mẹ phát triển theo hướng đi.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> lên, ngày một hoàn thiện hơn khác hẳn với bà mẹ xuất hiện đầu tác phẩm. Ngoài bà mẹ ra ta còn thấy sự vận động đó cũng thể hiện ở nhân vật Paven. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngột ngạt bởi người cha cay nghiệt, ít nói nhưng hễ nói, tiếng đầu lưỡi của ông là đồ chó: Đồ chó, mầy không thấy à, quần tao rách tươm ra rối đó! Tuổi thơ của Paven nhiều lần chứng kiến những trận đòn vật vã của bố dành cho mẹ và cho chính bản thân anh. Không được giáo dục trong môi trường hoàn hảo từ bố, Paven ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngay sau khi bố chết, Paven trượt vào vết xe đổ của ông: Vào ngày chủ nhật, Paven về nhà say khướt. Anh loạng choạng lê đến gian chính và đấm tay xuống bàn. Quát mẹ như bố trước kia: thức ăn! Khi mẹ lại gần anh, ngồi xuống ôm anh, kéo đầu vào ngực thì anh đặt tay lên vai mẹ, đẩy ra và thét lên: Mẹ nhanh lên chứ. Tôi sẽ hút nữa. Đưa cái điếu của bố đây. Những tưởng mẹ Ni-lốp-na sẽ sống trong địa ngục trần gian với đứa con dần tha hóa nhân cách. Nhưng đứng giữa ranh giới mong manh của lí tưởng và con đường sa đọa, Paven đã chọn con đường đúng đắn nhờ vào sự cảm hóa tình thương của bà mẹ: Nghe những lời nói buồn rầu, dịu dàng ấy, Paven nhớ lại là khi bố còn sống mẹ như không có trong nhà, bà âm thầm, lúc nào cũng sống trong sự nơm nớp sợ bị đánh đập. Lâu nay để tránh mặt bố, anh ít khi ở nhà, ít gần mẹ và giờ đây khi tỉnh rượu dần, anh chăm chú ngắm mẹ. Càng ngắm, anh nhận ra nỗi khắc khổ của mẹ, từ đấy anh càng thương mẹ nhiều hơn. Bước ngoặc mới được mở ra trong cuộc đời Paven. Anh thay đổi hoàn toàn, anh bắt đầu làm việc hăng say, không bao giờ bỏ buổi làm hay bị phạt, anh lặng lẽ và đôi mắt xanh, to, giống như mắt mẹ, nhìn với vẻ bất bình. Anh không mua sắm mà cũng không đi câu, nhưng rõ ràng là anh bắt đầu xa con đường mòn của tất cả các bạn. Anh ít đi dạ hội và vào những ngày lễ anh cũng đi đâu đó nhưng về nhà không say nữa. Chính sự thay đổi của anh làm cho mẹ ngạc nhiên. Không còn lao vào con đường ăn chơi, rượu chè, Paven bắt đầu mang sách về nhà và cố đọc một cách kín đáo và sau khi đọc xong lại giấu chúng đi. Đôi lúc anh chép từ sách vào một mảnh giấy và cũng giấu mảnh giấy đi. Paven bắt đầu kết thân với những người bạn cùng chí hướng như: An-đơ-rây, Na-ta-sa, Xa-senca….Chính những buổi hội hợp với tần số ngày tăng dần làm cho bọn sen đầm chú ý. Những người bạn của anh bị bắt trong một lần chúng khám nhà và phát hiện sách cấm. Mặc dù không còn những người bạn bên cạnh, Paven vẫn tiếp tục hoạt động không mệt mỏi, anh luôn tin tưởng vào con đường đúng đắn mà mình lựa chọn và càng tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Trong vụ phản đối đồng cô-pếch đầm lầy, Paven bị bắt. Sau thất bại đó, anh luôn dằn vặt cho rằng lỗi đó là do chính bản thân anh không có đủ năng lực để thuyết phục quần chúng đứng về phía mình. Cũng chính vì thế, nó thôi thúc anh làm việc tích cực hơn, có hệ thống và khoa học hơn. Phải làm sao để đánh động vào tâm lí của quần chúng tin tưởng vào những lời mình nói. Chính vì thế ngay trong ngày Quốc tế lao động 1/5, anh xung phong đứng đầu xuống đường để hát vang bài ca vùng lên đi hỡi đồng bào. Đứng đầu trong hàng ngũ, Paven tin rằng, rồi đây.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> với những lí lẽ sắc bén, anh sẽ thuyết phục được anh em trong nhà máy: Các đồng chí! Chúng ta đã quyết định hôm nay tuyên bố công khai chúng ta là những người như thế nào? Hôm nay chúng ta giương lá cờ của chúng ta, lá cờ của lí trí, của chân lí tự do! Paven luôn tin tưởng rằng, một ngày nào đó chân lí của Đảng sẽ cảm hóa được chính những người đang đàn áp giai cấp công nhân: Các đồng chí! Anh em binh lính cũng là người như chúng ta. Họ sẽ không đánh đập chúng ta đâu! Vì chuyện gì mà đánh? Có phải chúng ta đem sự thật lại chân lí cần thiết cho mọi người không? Mà họ cần đến chân lí đó. Bây giờ họ còn chưa hiểu, nhưng đã gần tới lúc cả họ nữa, họ cũng sẽ đứng vào hàng ngũ chúng ta, họ sẽ tiến lên không phải dưới ngọn cờ của bọn ăn cướp và bọn giết người, mà dưới ngọn cờ tự do của chúng ta. Muốn cho họ hiểu chân lí của chúng ta, chúng ta phải tiến lên. Tiến lên các đồng chí! Tiến mãi lên!. Bằng nỗ lực của bản thân, trong cuộc biểu tình ngày 1/5 mọi người đồng tình tham gia và đứng về phía Paven nhiều hơn. Họ đã có một ý thức giác ngộ và tinh thần dũng cảm hơn. Thông qua những cuộc đấu tranh ấy, chúng ta thấy phẩm chất và bản lĩnh của Paven được bồi dưỡng, ngày một hoàn thiện và vận động theo hướng đi lên: anh đã trưởng thành với tư cách là người cán bộ lãnh đạo quần chúng. Mặc dù tiếp tục bị bắt nhưng trước tòa án của Nga hoàng, anh đã chuyển thế bị can sang thế công tố, đanh thép lên án kẻ thù, lên án chế độ xã hội thối nát. Paven chính là hình tượng nhân vật có nhãn quan chính trị rộng lớn, có năng lực tổ chức chính trị tài tình, tinh thần đấu tranh kiên cường của người cán bộ. Bên cạnh đó, anh còn là hình tượng phản ánh tình bạn trung thực, tình yêu trong sạch, thái độ đối với quần chúng, đối với gia đình, đối với người phụ nữ của người cộng sản. Bên cạnh sự vận động theo chiều hướng đi lên, ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách của Paven và bà mẹ, chúng ta còn thấy ở những nhân vật khác (Rư-bin, Ni-cô-lai- Vê-xốp-si-cốp, Phê-đi-a, Na-ta-sa….) cũng có tiến bộ trong tư tưởng mặt dù ở họ đôi lúc vẫn còn một vài thiếu sót. Họ luôn vận động theo bước tiến lên của cách mạng, cùng trưởng thành trong thực tiễn cách mạng. Đó là những tính cách đa dạng với những quá trình phát triển khác nhau do từ những môi trường, hoàn cảnh riêng khác nhau, nhưng cùng hướng tới, vươn lên tính cách của những con người mới, con người XHCN. Một đặc điểm cần chú ý là trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tính cách trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa không còn là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh mà có tính năng động trước hoàn cảnh. Những nhân vật giờ đây không chỉ còn là con đẻ của hoàn cảnh mà còn là kẻ sáng tạo nên hoàn cảnh. Tinh thần lạc quan cách mạng đã được thể hiện cao độ ở niềm tin tưởng vào vai trò chủ đạo của con người. Trước kia, văn học hiện thực phê phán có phản ánh sự hưởng ứng của con người trước hoàn cảnh, nhưng đó thường là sự vùng vẫy, giẫy giụa trong tuyệt vọng, là cuộc chiến không cân sức, mà kết quả là nhân vật thường thất bại, bị đồng hóa hay chiến thắng một cách ảo tưởng. Giờ đây, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã nhìn con người ở một tầm vóc mới, có đủ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> khả năng làm chủ xã hội. Con người hiện lên trong một tư thế mới, đó là con người chiến thắng, chiến thắng trong hoàn cảnh tự do và chiến đấu lẫn trong lúc bị giam hãm, tù đày, chết chóc. Trong tác phẩm Người mẹ, vùng thoát khỏi tình trạng tôi tăm về trí tuệ, tình trạng đơn độc và khiếp sợ cuộc sống đen tối. Những Paven, An-đơ-rây, Rư-bin, Ni-lốp-na…những con người mới đó vùng dậy đấu tranh nhằm biến đổi hoàn cảnh, điều kiện sống, sáng tạo nên môi trường mới, hoàn cảnh mới, đấu tranh thúc đẩy nó phát triển. Rõ ràng họ không còn là những con người nhỏ bé, bị hoàn cảnh đè bẹp trong khổ đau, bế tắc, họ cũng hoàn toàn xa lạ với vai trò những con người thừa, con người nổi loạn, đơn độc, tự phát. Họ là những con người bình dị nhưng anh hùng quả cảm, đứng ở vị trí tất yếu của lịch sử, kế thừa và cách tân những thành tựu nghệ thuật xuất sắc. Goóc-ki đặt tính cách và hoàn cảnh trong mối quan hệ tác động biện chứng, làm nổi bật lên tác động chủ động, mạnh mẽ của tính cách những con người mới đối với hoàn cảnh, môi trường và chính trong tác động chủ động đó, trong cuộc đấu tranh cải tạo cho hoàn cảnh nhân đạo hơn, con người mới ra đời, lớn dậy đi tới khẳng định tính cách của mình. Quan điểm của Goóc-ki về mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh là biểu hiện sâu sắc quan điểm lịch sử, chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn vô sản. Như vậy ta thấy, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, cả hoàn cảnh và tính cách đều có quá trình phát triển cách mạng, bổ sung và góp phần hoàn thiện lẫn nhau. Hoàn cảnh chính là môi trường rèn luyện cho những tính cách trưởng thành, ngược lại, tính cách tác động tích cực lên hoàn cảnh, tạo nên những hoàn cảnh ngày càng thân thiện, hữu ích hơn đối với con người. Trong tác phẩm, nếu như lúc đầu Người mẹ bị chi phối bởi hoàn cảnh sống trong gia đình và ngoài xã hội hình thành nên tính cách sợ sệt, khiếp nhược thì sau đó, cùng với sự phát triển dần dần trong tư tưởng, nhận thức được vai trò, vị trí của mình, người mẹ đã cải tạo lại hoàn cảnh.Trước mắt mẹ giờ đây, xã hội tuy còn nhiều nhiễu nhương phiếm loạn nhưng sẽ tất thắng trong tương lai vì thực tiễn đã chứng minh bằng sự xuất hiện của những con người mới. Xã hội giờ đây không còn mịt mù đen tối mà là ánh hào quang đang dần dần chiếu rọi mặc dù trước mắt còn không ích khó khăn. Đây chính là tinh thần lạc quan cách mạng đáng quý của văn học hiện thực chủ nghĩa. 3.3. Tính tổng hợp trong thi pháp: Là một phương pháp ra đời tương đối muộn, phương pháp hiện thực XHCN có được thuận lợi là khắc phục được những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của các phương pháp ra đời trước đó. Như một bông hoa đầu mùa ngào ngạt sắc hương, nó đã khéo léo hấp thu dòng nhựa sống từ những rễ, những cành, những lá để tạo nên cho mình một vẻ đẹp kiêu kì quấn hút. Lênin đã từng nhận định rằng: Không phải bịa đặt ra một nền văn hóa vô sản mới, mà phát triển những kiểu mẫu tốt lành, những truyền thống , những kết quả của nền văn hóa hiện tại trên lập trường của thế giới quan Macxit và căn cứ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> vào những điều kiện sinh hoạt và đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại chuyên chính của nó – Bàn về văn hóa văn học. Tác phẩm văn học có giá trị là những tác phẩm được bứng ra từ những bề bộn muôn vàn của cuộc sống, nhà văn thu nhỏ thế giới hiện thực khách quan trên những trang viết của mình, ấp iu trăn trở, thổi vào đấy những luồng tư tưởng tình cảm gắn chặt với truyền thống, mang nhịp đập phập phồng của thời đại và những định hướng có cơ sở về tương lai. Độc giả đón nhận tác phẩm là đón nhận đôi nét có khi là cả cuộc sống của mình đã được mô tả hóa từ bàn tay diệu kì của tác giả. Chính điều đó đã làm nên giá trị lâu bền cho tác phẩm. Một nhà văn khôn khéo là một nhà văn biết khai thác, kế thừa những yếu tố truyền thống, kết hợp với những yếu tố mới để tạo nên tác phẩm. Vì chưng những yếu tố truyền thống tích cực tự thân đã mang trong mình nhiều giá trị cao đẹp, cái đã làm cho trái tim con người thổn thức và khối óc con người suy phục. Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa từng được mệnh danh là phương pháp tốt nhất cơ bản là vì nó đã tiếp thu và sàng lọc những tinh túy từ các phương pháp sáng tác trước đó: Phương pháp hiện thực phê phán, lãng mạn, cổ điển. . .Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa sử dụng một cách không hạn chế mọi đề tài, mọi hình thức, mọi kết cấu và thể loại, tạo nện sự đa dang về mặt phong cách. Tác phẩm Người mẹ là một minh chứng hùng hồn cho những nhận định trên. Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng thổi hồn vào cho bức tranh bộn bề đường nét và sắc màu ảm đạm của chủ nghĩa hiện thực phê phán, khơi gợi được ở nơi ấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt và tươi vui. Hiện thực ở nơi đây được nhìn dưới một đôi mắt mới, đôi mắt ấy luôn chứa đựng sự rạo rực của niềm tin yêu cuộc đời. Mở đầu tiểu thuyết Người mẹ, nhà văn thâu ngay tâm trí độc giả rồi khéo léo dẫn họ vào một thế giới hiện thực xám xịt và tăm u. Nơi ấy có tiếng còi nhà máy ngày ngày vang lên như tiếng điểm danh của thần chết trên cuộc sống của mỗi người. Họ lặng lẽ kéo đến nhà máy làm việc rồi lặng lẽ quay về như những con rối cho đời giật dây: Chiều đến, khi mặt trời sắp lặn và những tia nắng đỏ mệt mỏi chiếu trên những cửa kính, nhà máy lại lại nhả những con người ra từ trong long đá của nó, giống bã than, và họ lại đi theo những đường phố, mặt mũi xạm đen với những hàm răng háu đói lấp lánh, làm tỏa ra trong không khí mùi dầu máy ẩm ướt. . .Họ chai lì, lầm lũi trong sự bóc lột tàn ác của tầng lớp trên: Nhà máy đã nuốt trôi một ngày qua; máy móc đã hút bao nhiêu sinh lực cần thiết cho nó từ bắp thịt con người. Ngày trôi qua không còn dấu vết, con người lại bước thêm một bước nữa đến gần nấm mồ. Trước bức màn đen bao la của cuộc sống như thế, họ chỉ biết tìm quên trong rượu Vốt-ca, họ uống, đã uống rất nhiều, men rượu đã chuốc say linh hồn và thể xác họ, vùi họ mê man trong hiện thực bịt bùng. Họ thường rình rập, hục hặc nhau, thói xấu đó đã trở thành cố tật như cái mỏi mệt của cơ thể không thể sửa chữa được nữa rồi. Họ chửi bới đánh đập người thân, hát những bài ca tục tĩu, thô bỉ và văng tục. . . Cuộc sống của họ như một.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> lập trình cài đặt sẵn, chỉ cần một lát cắt thời gian cũng đủ thấy rõ cả đời của họ, nó như một dòng nước đục ngầu cứ đều và chậm rãi trôi đi hết năm này qua năm khác; nó cột chặt với những thói quen dai dẳng, lâu đời, nghĩ và làm chỉ một việc, ngày nào cũng như ngày nào, và cũng chẳng có ai muốn thay đổi nó làm gì. . .Trải qua một cuộc sống như thế độ dăm chục năm , rồi người ta chết. Nếu tác phẩm được viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán thì tới đây, tác giả đã đạt được thành công rồi. Không dừng lại ở đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không chỉ nắm chắc hiện thực, bám sát mảnh đất hiện thực phức tạp với nhiều mối dây quan hệ chồng chéo bộn bề mà còn nhìn thấy được ở nơi ấy sự vận động tế vi với những khát vọng vươn lên, cải tạo cuộc sống của bao trái tim con người. Nếu chủ nghĩa hiện thực phê phán chỉ thấy được sự đau khổ, thất vọng trong những cuộc chia li thì chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa còn thấy được sự tái hợp, xum vầy ngay trong chia li mất mát. Nó hiểu được đớn đau là tất yếu, là không thể không có trước hiện thực khách quan nhưng nó cũng tin tưởng rằng trước sự vận động có cơ sở của sự sống thì bình minh sẽ đến dẫu đêm tối có đằng đẵng thế nào. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa nhận lấy vinh quang miêu tả bước đi của những ánh bình minh ấy, tìm ra những ánh sáng le lói ở tận cuối đường hầm sự sống, trân trọng nâng niu, chắt chiu gom nhặt để làm nên mặt trời vĩ đại của môt thế giới mới. Trước bức tranh hiện thực rặt một gam màu tối được mở ra nơi Người mẹ, Goóc-ki không hề nao núng niềm tin, trái lại, với cái nhìn lạc quan có cơ sở vững chắc dựa vào hiểu rõ sự vận động của hiện thực, nhà văn đã nhặt lại ở cái đống đổ nát ấy những phẩm chất cao quý của con người, từ đó định hướng cho những bước đi của từng nhân vật trong tác phẩm của mình. Ông thấy được nguyên nhân tha hóa của cả tầng lớp công nhân thông qua nhân vật bác thợ nguội Mi-khai-in Vơ-la-xốp, một điển hình hóa đỉnh cao của sự tha hóa trong tầng lớp công nhân. Ông thấy được cuộc đời sẽ thay đổi thông qua hàng loạt những nhân vật mà chủ yếu là các nhân vật: Người mẹ, Paven, An-đơ-rây. Cuộc đời của họ sẽ chẳng khác nào những hình nhân trên một chiếc đèn kéo quân lặng lẽ quay tít mù trong đêm trường tối đen vô tận nếu họ không nhận ra được nguyên nhân của mọi khốn khổ và sự vận động không thể nào khác của cuộc sống trong tương lai. Sự nhận thức ấy bắt đầu từ Paven, từ giây phút bà mẹ thấy con trai bà ngày càng ít nói, dùng những từ ngữ khó hiểu, còn những câu thô lỗ cục cằn thì không thấy nữa. Trong lối cư xử của anh có nhiều cái vụn vặt làm bà chú ý; anh thôi không diện nữa, lại chú ý giữ gìn thân thể hơn, áo quần sạch sẽ, đi đứng thoải mái, nhanh nhẹn hơn; bộ dạng cũng giản dị, dịu dàng hơn; anh làm cho mẹ chú ý đến anh một cách lo lắng. Và trong thái độ của anh đối với mẹ cũng có cái gì khác trước, đôi lúc anh quét sàn nhà trong phòng, vào ngày nghỉ tự anh sắp xếp khăn trải gường, nói chung là anh cố giảm nhẹ công việc của mẹ. Không có người nào trong vùng ngoại ô cư xử như thế cả. . .Trong thất vọng đã nảy mầm hi vọng, một chút nghi ngờ, môt chút ngỡ ngàng hoặc nỗi mừng của người mẹ đã âm thầm sinh thành niềm tin. Những.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> điều vĩ đại đang phôi thai trong chính cái bình thường. Niềm tin của tác giả được trao tay qua thiên sứ Paven trong tác phẩm, được khắc họa qua An-đơ-rây và được lan truyền tỏa sáng qua những Na-ta-sa, Xa-sen-ca, Lút-mi-la, Xô-phia… .Nhưng sự vận động tất yếu của hiện thực về phía ánh sáng lại được nêu nổi bật qua người mẹ, từ tự phát sang tự giác, từ cuộc đời lùi lũi nơi xó cửa với nỗi sợ thành hình bà đã tìm thấy niềm vui cho đời mình từ những người con của mình: một cảm xúc mới lạ, chưa từng thấy, vừa tủi, vừa vui như nhẹ nhàng ve vuốt trái tim đau đớn của bà. Đây là lần đầu tiên bà được nghe nói đến bà, đến đời bà như vậy, và những ý tưởng mơ hồ đã lắng xuống từ lâu, từ từ khơi dậy những cảm xúc không bằng lòng đối với cuộc sống, đã nguội đi, những ý nghĩ, những tình cảm của thời niên thiếu xa xôi. Bà từng nói về cuộc sống. . .nhưng tất cả mọi người và bà chỉ biết than phiền thôi; không ai giải thích tại sao cuộc sống nặng nề, khó khăn đến thế. Vậy mà giờ, con trai bà ngồi trước mặt, và tất những điều mà con mắt, vẻ mặt, lời nói của anh, tất cả những cái đó làm cho bà mẹ cảm động, lòng đầy tự hào về đứa con đã hiểu đúng cuộc đời mẹ đến thế, nói với mẹ về những thống khổ của mẹ, thương xót mẹ. Sự đồng cảm đã đánh thức mọi cảm xúc bị chai lì, cái ý niệm người ta không thương xót những bà mẹ thường trực trong tâm thức người mẹ giờ đây đã bị lay chuyển, bà mơ hồ nhìn nhận lại nó như trả lời với thực tại về tương lai của mình. Từ đó cuộc đời bà có những niềm vui, mặc dù những niềm vui ấy bà phải chắt chiu mót nhặt. Rồi những hoạt động đúng đắn của con và những người bạn của con đã thôi thúc bà, khiến bà thấy mình phải có bộn phận, trách nhiệm với công cuộc này: Và bà mẹ ngày càng cảm thấy là chính bà phải nói lên, bằng tiếng nói của mình, những sự bất công trong cuộc sống; đôi khi bà không làm sao cưỡng lại được ý muốn đó được. . .Niềm tin, sự ý thức mãi lớn mạnh lên cùng với lòng hăng say làm nên nghị lực cho bà, một con người ngày xưa xa lạ với sự thật, mịt mù với công lí thì giờ đây: Bà mẹ thấy thích thú khi đã thực hiện được ước muốn từ lâu của mình: bây giờ thì chính bản thân bà nói ra sự thật với mọi người. Nét khác biệt cơ bản khi dựng lại bức tranh cuộc sống của chủ nghĩa hiện thực phê phán với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở đấy. Chính những nét khác biệt khi phản ánh hiện thực đã làm cho nguyên tắc điển hình của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều nét khác biệt so với nguyên tắc điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Điển hình không phải là một phạm trù dành riêng cho nghệ thuật, nhưng ở nghệ thuật, điển hình được quan niệm phong phú hơn các lĩnh vực khác. Một điển hình văn học bao giờ cũng thỏa mãn tính chung và tính riêng, là kết quả của sự kết hợp giữa sự khái quát và cụ thể hóa. M. Gorki chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nhân vật điển hình: Dĩ nhiên, không phải theo lối chân dung, không phải lấy một người nào nhất định, mà lấy dăm ba chục người cùng một tuyến, cùng một loại, cùng một tâm lí, mà từ đó xây dựng nên Ôblomôp, Oneghin, Fauxt, Hămlet, Otenlo. . .Đó.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> đều là những điển hình khái quát. Văn học chỉ trở thành một nghệ thuật khi nào nó trở thành một sức mạnh hiện thực, sức mạnh mà chúng ta đang cần, có một tác dụng giáo dục nhất định, một ý nghĩa chính trị, văn hóa nhất định, khi nào ở trong nó cái gì cũng rõ nét, nổi bật, không thể chối cãi được. - Gorki bàn về văn học. Kế thừa và phát triển nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã xây dựng những điển hình hóa tích cực, những con người của xã hội mới, những nhân vật ấy vừa là điển hình của đời sống thực tại, vừa chứa đựng trong mình những điển hình đang xuất hiện và sẽ suất hiện theo chiều hướng đi lên tích cực của cuộc sống. Biết rằng viết cái mới rất khó, đặc biệt còn phải có cảm quan tinh nhậy để nắm bắt lấy nhịp đập nóng hổi và những nhịp đập đương sắp của thời đại. Người mẹ mang trong mình nhiều nhân vật đáp ứng được yêu cầu đó, tiêu biểu hơn cả là nhân vật người mẹ và Paven. Trước hết, họ là những nhân vật có tầm khái quát lớn đối với cuộc sống công nhân của xã hội Nga lúc bấy giờ. Cũng âm thầm chịu đựng bao nỗi cay cực như bao người vợ, người mẹ khác, cuộc đời của người mẹ trong tác phẩm nói như Tô Hoài là cuộc đời của một con rùa lùi lũi. Mọi nhất cử nhất động của mình bà đều lo sợ sẽ làm phật ý người khác, đặc biệt là ông chồng khắc nghiệt: Bà mẹ, người cao, lưng hơi còng, thân hình tàn tạ vì công việc không ngớt tay, vì những trận đánh đập của ông chồng, đi lại lặng lẽ và rụt rè hình như bà luôn luôn sợ chạm phải vật gì. . .Thu mình trong hai chữ nhẫn nhục, chỉ còn biết khóc trước bao đau đớn mà mỗi ngày mình phải chịu. Những trận đòn của chồng làm bà mụ mẫm trí óc, dường như quên đi mọi ước mơ, niềm tin, tâm hồn chai lì trước mọi tác động, còn nỗi đau nào to lớn hơn thế nữa: nỗi đau của một người không nhận ra mình đang khổ đang đau: Chồng tôi đã đánh tôi nhiều quá, thành ra tất cả những việc gì xảy ra trước khi lấy chồng tôi đều quên sạch. Về những nét riêng, các chi tiết được trọn lọc trong cuộc sống sẽ tạo ra những điển hình và có thể nói ngược lại là điển hình có sức sống là nhờ vào các chi tiết ấy. Người mẹ mang trong mình một nội tâm vô cùng phức tạp và phong phú, nó biến đổi tinh vi và phức tạp, bà có ngôn ngữ riêng, giọng điệu riêng, tính cách và dáng vẻ riêng không trộn lẫn được. Đó là một gương mặt rộng, trái xoan, chằng chịt những nếp nhăn, hơi phình ra sáng lên với đôi mắt đen buồn rầu, lo lắng như hầu hết những người đàn bà vùng ngoại ô; phía trên lông mày bên phải có một vết sẹo sâu làm cho lông mày như xếch lên và tai phải hình như cao hơn tai trái một chút. . .; giữa mớ tóc đen, rậm, ánh lên những cụm tóc hoa râm. Toàn thân bà đều lộ vẻ dịu dàng, buồn rầu, nhẫn nhục...Gương mặt ấy chằng chịt những nỗi đau, nỗi lo của đời. Đó là giọng điệu dịu dàng nhỏ nhẹ với tất cả mọi người. Đó là một bà mẹ hiền từ phúc hậu, luôn luôn nghĩ đến người khác, mọi hành động đều nghĩ đến cảm nhận của mọi người. Đó là nội tâm của nhiều dạng thức con người: Nhẫn nhục cam chịu, đau khổ nát tan, vui mừng hồi hộp, hạnh phúc mãn nguyện, nhưng xuyên thấm tất cả là sự lo lắng vô bờ, đức hi sinh, tấm lòng yêu thương cao cả. Bà nhẫn nhục cam chịu mọi nỗi đau do chồng gây ra cho mình, bà đau khổ nát.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> tan trước cảnh người con cũng đi theo con đường của bố, khi biết con bị bắt… bà vui mừng hồi hộp trước những hoạt động của những người con cách mạng, bà hạnh phúc mãn nguyện khi chính mình đã nhận ra sự thật, nói lên sự thật và truyền bá sự thật. Ở một mặt khác, có thể nói hình ảnh người mẹ là điển hình trong điển hình, một mặt bà vừa là điển hình của con người cam chịu rồi nhận thức và sau đó là hành động, một mặt bà còn là điển hình của trái tim, tấm lòng của tất cả những bà mẹ trên thế gian này. Có ai đó đã từng nói, đại ý: Nếu chúng ta gom những giọt nước mắt khóc vì con của tất cả những bà mẹ trên thế giới này thì trái đất sẽ có đại dương thứ hai. Tiếng nói ngắn gọn và nghẹn ngào xúc động của bà sẽ còn ám ảnh ta mãi: Tất cả những người mẹ sẽ đủ nước mắt, tất cả, tất cả sẽ đủ nước mắt. Có thế lực nào, hành động tàn phá nào có thể ngăn cản, kìm nén được lòng thương của mẹ: - Đừng chạm đến mẹ nữa! Đừng nói với mẹ gì hết! Hãy làm theo ý con. Đời con tự định đoạt lấy. Nhưng chớ nên chạm đến lòng mẹ! Một bà mẹ có thể không thương con được không? Không thể được. . .Mẹ thương tất cả các con. Tất cả các con đều là ruột rà của mẹ, đều xứng đáng với lòng thương yêu của mẹ lắm chứ!. . .Phương pháp xã hội chủ nghĩa còn cho nhân vật điển hình vận động, hướng ngòi bút điển hình cho nhân vật một cái mới, cái mầm non, cái xu thế, cái triển vọng của thực tiễn. Hình tượng người mẹ không chỉ dừng lại mức điển hình cho những con người chịu đựng, suốt đời sống trong đau khổ của tầng lớp công nhân Nga lúc bấy giờ mà nó còn có xu hướng vận động, điển hình cho cả nhưng lớp người giác ngộ và thực hiện cách mạng. Lời nói của bác Rư-bin: Có lẽ đây là người đàn bà đầu tiên đã đi theo con đường của con....Người đàn bà đầu tiên một phần nào đã chứng minh cho điều đó, bà là người đi tiên phong và rồi sau này sẽ có nhiều người nữa sẽ làm như bà. Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa còn kế thừa và phát triển cách sử dụng thi pháp nghệ thuật ở phương pháp lãng mạn. Đầu tiên, nó vận dụng cách miêu tả thiên nhiên như để kí gửi tình cảm của con người. Thiên nhiên được hiện lên khi ảm đạm u buồn, khi rực rỡ vui tươi, điểm xuyến cho tâm trạng phức tạp và bộn bề của nhân vật. Goóc-ki miêu tả thiên nhiên rất nhiều trong Người mẹ, thiên nhiên xuất hiện như chắp cánh thêm cho thông điệp của tác giả. Ta hãy nhìn lại quang cảnh buổi sáng ngày 1/5, một ngày trọng đại đối với Paven, An-đơ-rây và nhiều người khác: Trên nền trời xanh tái, những dải mây nhẹ mầu hồng và trắng bay nhanh; người ta tưởng chừng như những con chim lớn thẳng cánh chạy trốn vì sợ tiếng rú của hơi nước. . .Một tia mặt trời buổi sáng vui vẻ xuyên qua cửa kính…Ngày mỗi lúc mỗi sáng thêm lên, những đám mây đã bị gió xua đi…Mặt trời lên cao mãi, hòa hơi nóng vào không khí mát mẻ của ngày xuân. Mây bay chậm hơn, trong hơn. Bóng mây lượn trong phố, trên mái nhà, trùm lên đám đông, hình như làm cho vùng ngoại ô trong sạch hơn, lau hết bụi hết bùn trên nóc nhà, tường nhà và rũ hết nỗi buồn trên mọi nét mặt. Thiên nhiên được mô tả có sự vận động, biến đổi. Dường như cảnh vật.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> đang khắc họa thêm cho không khí náo nhiệt có đôi phần căng thẳng của ngày xuống đường mít tinh. Hình ảnh mặt trời được Goóc-ki khắc họa chắc chắn có hàm chứa dụng ý nghệ thuật. Có thể đó là biểu tượng cho sự vươn lên, bừng sáng của sự thật trong ngày xuống đường hôm đó. Ánh sáng mặt trời chiếu qua trang sách nhiều lần như khẳng định sự thật như mặt trời không bao giờ lụi tắt. Còn đây, khung cảnh ở nhà thương khi Ê-gô trở bệnh: Những bức tường trắng của căn phòng nhỏ toát ra một hơi lạnh khô khan, và một nỗi buồn ảm đạm. Những ngọn bồ đề rậm lá ghé nhìn qua cửa sổ; trong đám lá sẫm, đầy bụi, sáng hẳn lên những vệt vàng, dấu hiệu lạnh lẽo của một mùa thu sắp tới. . .Nỗi buồn của con người như thấm vào cảnh vật, thiên nhiên như dự báo trước một sự chia li, một nỗi buồn sắp tới. Tác giả khéo léo miêu tả thiên nhiên trong những khoảnh khắc ngày tàn làm nổi bật thêm lên tâm trạng của người mẹ trước ranh giới sống chết của Ê-gô. Mặt khác, khi kế thừa và nhào nặn nguyên tắc đề cao tình cảm trong chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực đã làm cho những ước mơ, lí tưởng của mình đi gần với thực tế hớn, lấy cơ sở là sự vận động không thể tránh khỏi của cuộc sống. Đó là ước mơ, là khao khát về một xã hội tốt đẹp, công bằng, có đủ cơm ăn áo mặc, với những con người sống yên tĩnh, hòa thuận với nhau. Họ không chửi bới, không uống Vốt-ca, không cãi vã về những chuyện không đâu. . . của những Paven, những An-đơ-rây, những Xôphi-a, những Ni-cô-lai, những Lút-mi-la, Na-ta-sa, Xa-sen-ca. . .Ai cũng có quyền ước mơ. Ước mơ không thể thiếu trong cuộc sống. Không có ước mơ thì xã hội cũ sẽ trì trệ không phát triển. Đặc biệt là sống trong một xã hội ngột ngạt và tăm tối, người ta có quyền ước mơ cho chính mình và cho cả cộng đồng. Nhưng có nhiều dạng của ước mơ, có thứ ước mơ viển vông của những người xa rời thực tế, bắt thực tế phải quy phục mình, đến khi điều ấy không thành hiện thực lại đâm ra hoang mang, tiêu cực. Đó là một dạng thức lí tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn. Nhưng những ước mơ của hiện thực chủ nghĩa lại phát triển lên một bậc cao hơn. Những Paven, những Rư-bin, những Ê-gô. . .hoàn toàn không ngủ quên trong những ước mơ của mình mà họ đi tìm kiếm nó, đấu tranh để giành được nó, tất cả họ đều cụ thể qua hành động, không hề mơ hồ, mông lung. Thậm chí họ có thể chấp nhận cái chết để thực hiện những mong mỏi, khao khát của mình: Phải dùng cái chết chữa cho cái chết…thế đấy! Nghĩa là chết đi để mọi người sống lại. Cứ để hàng nghìn người phải gánh chịu chết đi để cho hàng triệu người sống trở lại trên mặt đất! Thế đấy! Chết cũng dễ thôi. Miễn là mọi người được sống lại, miễn là họ vùng dậy được! Ở khía cạnh này, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa nhận thức và phản ánh cuộc sống có lí tưởng chứ không minh họa lại lí tưởng của cuộc sống. Vì thế, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa có yêu tố lãng mạn mà không phải là chủ nghĩa lãng mạn là như vậy. Ngoài ra, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa còn tiếp thu có cải tạo nguyên tắc đề cao lí tính của chủ nghĩa cổ điển. Dù tình cảm có chan hòa trong.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> mỗi hình tượng nhân vật, nó cũng được điều tiết, kìm nén cho hợp với hoàn cảnh và đòi hỏi của hiện thực. Tất nhiên, nhân vật ở đây không tịnh tiến đến tiệm cận những đòi hỏi sơ cứng của nguyên tắc đề cao lí tính trong chủ nghĩa cổ điển. Chất lí tính trong những tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng là những con người quên mình đi, kìm nén cái riêng tư vì đại cuộc, vì lợi ích chung của cộng đồng, tập thể. Nhưng đó không phải là phiếm diện, những tình cảm riêng tư vẫn được các nhân vật nuôi dưỡng âm thầm dưới những hình thức khác. Đó là tình yêu giữa Paven và Xa-sen-ca, vì lợi ích chung họ không tiến được đến hôn nhân thì họ vẫn lặng lẽ trao gửi tình cảm về nhau bằng nhiều cách khác: quan tâm chăm sóc, chung thủy đợi chờ. . .Đó là mối tình đơn phương của An-đơ-rây đối với Na-ta-sa. Đó là tấm lòng son sắt của Ni-cô-lai I-va-nô-vích về mối tình đầu đã bao năm đi vào trong dĩ vãng. Và trên hết, đó là tấm lòng mênh mông nhân hậu suốt đời dào dạt nỗi thương của bà mẹ, tuy đã bị lí trí kìm nén lại nhưng tràn đầy trên những trang viết ai lại không cảm thấy tấm tình thẳm sâu của bà. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa còn sử dụng không hạn chế mọi loại đề tài, mọi hình thức và thủ pháp nghệ thuật, mọi kết cấu và thể loại. Người mẹ là một bức tranh tổng hòa với nhiều mối quan hệ phức tạp. Tác giả khai thác nhiều loại đề tài để làm nên bức họa ấy. Ta bắt gặp đề tài gia đình, những mối giao cảm ruột thịt ở nhiều nhân vật như gia đình người mẹ, chị em Ni-cô-lai Iva-nô-vích, gia đình Ta-ti-a-na, ông cháu Gô-bun. . ., ta nhận ra ngay đề tài tình mẹ ẩn sâu mà bàng bạc trên từng trang viết, ta cảm mến trước những mối tình phác họa nên đề tài tình yêu (Paven và Xa-sen-ca, mối tình của Xô-phi-a, của An-đơ-rây đối với Na-ta-sa…..), và hoàn cảnh trong tác phẩm làm ta nhớ đến đề tài cuộc sống của công nhân và đề tài chiến tranh cách mạng. Goóc-ki khai thác sâu rộng nhiều mối quan hệ phức tạp để làm sáng rõ hơn lên quá trình chuyển biến tư tưởng và đấu tranh cách mạng của mọi người. Suy cho cùng, quá trình chuyển biến và đấu tranh ấy là cái lõi của mọi phản ánh trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, nó còn vận dụng mọi thủ pháp nghệ thuật. Từ xây dựng tình huống cốt truyện cho đến điển hình hóa, xây dựng hình tượng nhân vật. Cốt truyện trong Người mẹ được xây dựng theo tuyến tính thời gian một chiều xen lẫn đôi dòng hồi ức (hồi ức của người mẹ, Lút-mi-la, Xô-phi-a. .). Những tia hồi quang trong quá khứ ấy như soi rọi thêm cho hiện tại, làm tăng sự mạch lạc cho cốt truyện. Đặc biệt, cốt truyện được phát triển một cách tự nhiên nhờ vào những tình tiết có tính chất bước ngoặc (sự kiện đồng Cô-pếch, cuộc xuống đường 1/5, cái chết của Ê-gô,. . .). Cả cuốn tiểu thuyết dường như là những dòng nhật kí của người mẹ. Những dòng nhật kí ấy mang nhiều giọng điệu khác biệt. Có thủ thỉ lắng sâu là những lời và hồi ức của người mẹ… có hào hùng khẳng khái là những trang viết về cuộc xuống đường 1/5, những lời nói của Paven, An-đơ-rây…trong những lần hội họp hay ở phiên tòa,. . .Có uất nghẹn hờn căm, có hân hoan nhanh vội. . .Nội tâm của nhân vật được khai thác một cách triệt để, tinh tế và công phu. Đó.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> là nội tâm phức tạp và biến chuyển của người mẹ. Đó là bao cõi lòng hăng say đầy nhiệt huyết của hàng loạt nhân vật: Paven, An-đơ-rây, Ni-cô-lai Vê-xốp-sicốp, Phê-đi-a Ma-din, Xa-môi-lốp, Bu-kin, Na-ta-sa, Xa-sen-ca, Xô-phi-a…đó là sự lưỡng lự giằng co của nội tâm chồng chị Ta-ti-a-na… Nhìn chung, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã vận dụng, kế thừa, nhào nặn và phát huy phương pháp của những chủ nghĩa khác: cổ điển, lãng mạn, hiện thực phê phán, tự nhiên. . .Nó còn sử dụng không hạn chế mọi loại đề tài, hình thức và thủ pháp, kết cấu.. .để tạo nên những tác phẩm có giá trị. Chính vì thế, nó được mệnh danh bằng nhiều phong hiệu như phương pháp sáng tác sinh động- Ts. Anđêép, một phương pháp sáng tác mãi mãi phát triển- Viện sĩ thông tấn Novisenco, . . Tuy nhiên, mở rộng đến vô hạn khả năng phát triển của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa dẫn đến khẳng định sự trường thọ của phương pháp này chính là đi ngược lại tính lịch sử của các phương pháp sáng tác khác. Vì vậy, nhìn nhận tính tổng hợp trong thi pháp trong thi pháp thiết tưởng là một nhận định phải chăng. C. TỔNG KẾT Bằng tài năng nghệ thuật điêu luyện của mình, thiên tài văn học M.Goócki đã sáng tạo nên một tác phẩm tuyệt vời với những giá trị và sức ảnh hưởng mang tầm vóc nhân loại. Những tư tưởng tiến bộ được ông thể hiện trong tác phẩm sẽ là kim chỉ nam không chỉ cho tầng lớp bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh giành quyền tự do mà còn cho cả những đất nước còn chìm ngập trong đêm trường nô lệ. Khép quyển sách lại nhưng những Paven kiên cường, những An-đơ-rây tình cảm nồng ấm, những Na-ta-sa, Xa-sen-ca, Xô-phi-a, Lúc-mi-a xinh đẹp nhưng cứng rắn, những bà mẹ Pê-la-gây-a với chuỗi ngày đen tối nhưng vùng lên theo lí tưởng, những Rư-bin tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nông dân…vẫn còn đọng lại trong trái tim của người đọc. Đó là những con người đứng lên cải tạo lại hoàn cảnh, cải tạo lại số phận, đi theo lí tưởng dù đôi lúc phải trả giá bằng nhiều thứ. Những trái tim dạt dào yêu thương của họ nhen nhóm lên những con người đang mơ hồ về lí tưởng một hướng đi mới, hướng đi của lí tưởng cộng sản. Khi đất nước ngập tràn trong bão táp, cần lắm những con người như những chú chim tung bay, dang rộng đôi cánh để dấn thân, để tìm ra chân lí mới cho cuộc đời. Chính vì lẽ đó, Người mẹ của Goóc-ki mãi mãi còn chân giá trị không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà sẽ tồn tại vĩnh hằng cho cả thế hệ mai sau. Là tác phẩm điển hình mẫu mực cho phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 1. 2. 3. 4.. Nguyễn Thị Nga Vũ Hiền Sĩ Nguyễn Lệ Xuân Huỳnh Thị Bích Thu.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

×