Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành: Qui hoạch Đô thị và Nông thôn: KHAI THÁC YẾU TỐ NƠI CHỐN NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ LẤY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.8 MB, 231 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN VĂN CHƢƠNG

KHAI THÁC YẾU TỐ NƠI CHỐN NHẰM TẠO LẬP
BẢN SẮC ĐÔ THỊ
LẤY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Chuyên ngành: Qui hoạch Đô thị và Nông thôn
Mã số

:

62.58.05.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH NGUYỄN MẠNH THU

Đà Nẵng - 2011


ii

LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Q thầy cơ khoa đào tạo Sau đại học,
khoa Kiến trúc và Qui hoạch trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội, các thầy cơ giáo
trực tiếp đóng góp ý kiến quí báu qua các kỳ seminar, các bạn đồng nghiệp đã giúp


đỡ tận tình, tạo điều kiện tốt cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận án.
Đặc biệt, tôi vô cùng thƣơng tiếc và biết ơn cố NGƢT, GS, TSKH, KTS
Nguyễn Mạnh Thu đã hết lịng giúp đỡ và tận tình hƣớng dẫn tơi thực hiện luận
án này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận án
sẽ khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của
Q thầy cơ và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cám ơn.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Chƣơng


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các cơng trình khác.
NGHIÊN CỨU SINH

NGUYỄN VĂN CHƢƠNG
***


iv

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................ i
Lời cám ơn ................................................................................................................ii
Lời cam đoan .......................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv

Danh mục các bảng .................................................................................................. ix
Danh mục các hình vẽ .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài .......................................................... 1
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................... 4
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài ...............................................................................4
4. Kết quả của luận án .................................................................................................4
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KHÁI NIỆM YẾU TỐ NƠI CHỐN TRONG TỔ
CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ.........................................................7
1.1 Những khái niệm về Nơi chốn, Tinh thần nơi chốn và việc tạo lập bản sắc đô thị .. 7
1.1.1 Những khái niệm về Nơi chốn, Tinh thần nơi chốn ....................................7
1.1.1.1 Nơi chốn ............................................................................................... 7
1.1.1.2 Tinh thần nơi chốn ...............................................................................9
1.1.2 Bản sắc và các yếu tố tạo thành bản sắc....................................................10
1.1.2.1 Bản sắc và bản sắc đô thị ...................................................................10
1.1.2.2 Bản sắc đô thị và các yếu tố tạo thành bản sắc đô thị ........................ 12
1.2 Yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị Đà Nẵng . ............................. 13
1.3 Yếu tố nơi chốn trong tổ chức không gian ở một số đô thị đặc trƣng của Việt
Nam. ...................................................................................................................19
1.3.1 Đô thị Huế ................................................................................................ 19
1.3.2 Thành phố Đà Lạt .....................................................................................22
1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................25
1.3.4 Thành phố Hà Nội ....................................................................................28


v

1.4 Yếu tố nơi chốn trở thành bản sắc trong tổ chức không gian một số thành phố
hiện đại trên thế giới. .......................................................................................... 32

1.4.1 Thành phố Hong Kong ..............................................................................32
1.4.1.1 Bối cảnh chung...................................................................................32
1.4.1.2 Đặc trƣng nơi chốn và bản sắc .......................................................... 33
1.4.2 Thành phố Rome .......................................................................................34
1.4.2.1 Bối cảnh chung...................................................................................34
1.4.1.2 Đặc trƣng nơi chốn và bản sắc .......................................................... 35
1.4.3 Thành phố Prague......................................................................................36
1.4.3.1 Bối cảnh chung...................................................................................36
1.4.3.2 Đặc trƣng nơi chốn và bản sắc ......................................................... 36
1.4.4 Thành phố Khartoum ................................................................................37
1.4.4.1 Bối cảnh chung...................................................................................37
1.4.4.2 Đặc trƣng nơi chốn và bản sắc .......................................................... 38
1.5 Đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............39
1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................39
1.5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................39
1.5.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................39
1.6 Kết luận chƣơng ..................................................................................................40
Chƣơng 2: CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỂ NHẬN DIỆN VÀ KHAI THÁC
YẾU TỐ NƠI CHỐN TRONG VIỆC TẠO DỰNG BẢN SẮC
KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ .....................................................................58
2.1 Những cơ sở lý thuyết liên quan đến Nơi chốn và Tinh thần Nơi chốn ............58
2.1.1 Những lý thuyết của Phƣơng Tây ............................................................. 58
2.1.1.1 Không gian và Nơi chốn - Các yếu tố tạo nên Hình ảnh đơ thị ............58
2.1.1.2 Thời gian và Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị ...................62
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa Nhận thức của con ngƣời và Nơi chốn trong tổ
chức không gian đô thị. .....................................................................64
2.1.2 Những quan niệm về Nơi chốn trong triết học của Phƣơng Đông............65


vi


2.1.2.1 Thuyết Tam tài ..................................................................................65
2.1.2.2 Thuật Phong thủy . ............................................................................67
2.2 Nhận thức về yếu tố nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không gian đô thị ......72
2.2.1 Các đặc trƣng của yếu tố nơi chốn . .......................................................... 72
2.2.2 Vai trò của yếu tố Nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không gian đô thị 75
2.3 Những bài học kinh nghiệm liên quan đến Nơi chốn và Tinh thần Nơi chốn ....76
2.3.1 Những bài học kinh nghiệm về khai thác yếu tố Nơi chốn trong việc tạo
lập bản sắc đô thị trên thế giới .................................................................76
2.3.1.1 Đô thị châu Á .....................................................................................76
2.3.1.2 Đô thị châu Âu ..................................................................................78
2.3.1.3 Đô thị châu Mỹ ................................................................................80
2.3.2 Những bài học kinh nghiệm của kiến trúc truyền thống Việt Nam về khai
thác yếu tố Nơi chốn trong tạo lập bản sắc kiến trúc .....................................82
2.3.2.1 Kinh nghiệm của dân tộc Việt ........................................................... 83
2.3.2.2 Kinh nghiệm của các dân tộc Tây Nguyên ........................................85
2.3.2.3 Kinh nghiệm của các dân tộc vùng núi phía Bắc. ............................. 85
2.4 Những đặc thù của đơ thị Việt Nam dƣới góc độ Nơi chốn và tinh thần Nơi chốn.86
2.4.1 Bối cảnh phát triển về điều kiện địa lý tự nhiên .......................................86
2.4.2 Bối cảnh phát triển về kinh tế - xã hội ......................................................87
2.4.2.1 Lịch sử và truyền thống văn hóa ........................................................ 88
2.4.2.2 Tồn cầu hóa, quốc tế hóa, địa phƣơng hóa.......................................89
2.5 Kết quả điều tra Xã hội học về Nơi chốn ở đô thị Đà Nẵng .............................. 90
2.5.1 Mục đích việc điều tra ...............................................................................90
2.5.2 Phƣơng pháp, quy mô và khu vực điều tra ...............................................90
2.5.3 Kết quả điều tra ......................................................................................... 91
2.5.3.1 Những câu trả lời phổ biến: ............................................................... 91
2.5.3.2 Những hình ảnh đặc thù của Đà Nẵng dƣới góc độ Nơi chốn và Tinh
thần nơi chốn ......................................................................................93



vii

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU- NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM NHẬN
DIỆN VÀ KHAI THÁC YẾU TỐ NƠI CHỐN TRONG TỔ CHỨC
KHƠNG GIAN ĐƠ THỊ CĨ BẢN SẮC ......................................................117
3.1 Nhận diện yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị ..........................117
3.1.1 Những nguyên tắc chung cho việc nhận diện yếu tố Nơi chốn và Tinh
thần nơi chốn trong đô thị .......................................................................117
3.1.2 Nhận diện yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ không gian vật chất . .........118
3.1.3 Nhận diện yếu tố nơi chốn dƣới góc độ khơng gian xã hội .........................119
3.2 Khai thác yếu tố Nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không gian đô thị. .......120
3.2.1 Mối quan hệ giữa khai thác các yếu tố Nơi chốn và sự phát triển đô thị
bền vững .................................................................................................120
3.2.2 Những nguyên tắc chung cho việc khai thác yếu tố nơi chốn và tinh thần
nơi chốn trong đô thị ..............................................................................122
3.2.3 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian vật chất của đô thị. .....123
3.2.3.1 Môi trƣờng tự nhiên .........................................................................123
3.2.3.2 Môi trƣờng xây dựng .......................................................................125
3.2.4 Khai thác yếu tố nơi chốn dƣới góc độ khơng gian xã hội của đơ thị....131
3.2.4.1 Khai thác các yếu tố về văn hóa xây dựng ......................................131
3.2.4.2 Tổ chức môi trƣờng hỗ trợ giao tiếp xã hội ....................................132
3.2.4.3 Tăng cƣờng mối liên hệ với lịch sử: ................................................133
3.3 Nhận diện và khai thác yếu tố Nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không gian
đô thị Đà Nẵng .................................................................................................133
3.3.1 Nhận diện yếu tố Nơi chốn của đô thị Đà Nẵng ....................................133
3.3.1.1 Nhận diện yếu tố Nơi chốn của đơ thị Đà Nẵng dƣới góc độ khơng
gian vật chất .....................................................................................133
3.3.1.2 Nhận diện yếu tố nơi chốn của đô thị Đà Nẵng dƣới góc độ khơng
gian xã hội ........................................................................................143

3.3.2 Khai thác yếu tố nơi chốn trong cải tạo và phát triển khơng gian đơ thị Đà
Nẵng có bản sắc ......................................................................................145


viii

3.3.2.1 Khai thác yếu tố nơi chốn trong cải tạo và phát triển đơ thị Đà Nẵng
dƣới góc độ khơng gian vật chất ......................................................145
3.3.2.2 Khai thác yếu tố nơi chốn trong cải tạo và phát triển đô thị Đà Nẵng
dƣới góc độ khơng gian xã hội .........................................................153
3.3.3 Minh họa cụ thể ......................................................................................156
4.1 Khẳng định vai trò của Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn trong việc tạo lập bản
sắc đô thị...........................................................................................................180
4.1.1 Lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn mở ra một hƣớng nhận thức
tồn diện về đơ thị nhƣ một cơ thể sống với đầy đủ các yếu tố vật chất và
tinh thần. .................................................................................................180
4.1.2 Lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn mở ra một hƣớng tiếp cận mới
để có đƣợc một đơ thị đặc trƣng và phát triển bền vững. ................... 181
4.1.3 Lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn chỉ ra đƣợc những yếu tố cơ
bản hình thành nên bản sắc đơ thị. .................................................. 181
4.1.4 Lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn chỉ ra phƣơng pháp nhận diện
bản sắc đô thị một cách tổng hợp nhất ............................................. 183
4.2 Nội dung của việc khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị ....184
4.2.1 Các nguyên tắc định hƣớng việc xây dựng đơ thị có bản sắc .................184
4.2.2 Các giải pháp định hƣớng việc xây dựng đơ thị có bản sắc ....................185
4.3 Khả năng và phạm vi vận dụng lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn trong
việc tổ chức không gian đô thị .........................................................................185
4.3.1 Khả năng vận dụng lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn trong việc
tổ chức không gian đô thị ............................................................... 185
4.3.2 Phạm vi vận dụng lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn trong việc tổ

chức không gian đô thị................................................................... 186
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................189
I. Kết luận ..............................................................................................................189
1. Lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn: .................................................189
2. Nhận diện yếu tố Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn của đô thị Đà Nẵng: .....190


ix

3. Khai thác yếu tố nơi chốn trong qui hoạch đô thị Đà Nẵng: .......................190
II. Kiến nghị ...........................................................................................................191
1. Kiến nghị từ góc độ quản lý nhà nƣớc của Bộ Xây dựng ............................191
2. Kiến nghị từ góc độ quản lý nhà nƣớc của Thành phố ...............................192
3. Kiến nghị từ góc độ đào tạo trong các Trƣờng và các Viện nghiên cứu .....192
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................193
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ ...........................................................196
PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1

B.3.1 Mối quan hệ giữa Nơi chốn, Tinh thần Nơi chốn và
khơng gian văn hóa đơ thị


2

159

B.3.2 Nơi chốn, Tinh thần Nơi chốn trong không gian đô thị
Đà Nẵng

3

Trang

160

B.3.3 Các yếu tố tạo lập và biến đổi hình thái học trong khơng
gian đơ thị Đà Nẵng

161


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ

STT

Trang

1


H.1.1 Những khái niệm về Nơi chốn, tinh thần của Nơi chốn

42

2

H.1.2 Những khái niệm về bản sắc, bản sắc đô thị

43

3

H.1.3 Đà Nẵng : Yếu tố Nơi chốn và lịch sử phát triển đô thị

44

4

H.1.4 Đà Nẵng : Khai thác yếu tố Nơi chốn trong phát triển đô
thị

45

5

H.1.5 Huế: Yếu tố Nơi chốn và lịch sử phát triển đô thị

46

6


H.1.6 Huế: Khai thác yếu tố Nơi chốn trong phát triển đô thị

47

7

H.1.7 Đà Lạt: Yếu tố Nơi chốn và lịch sử phát triển đô thị

48

8

H.1.8 Đà Lạt: Khai thác yếu tố Nơi chốn trong phát triển đơ thị

49

9

H.1.9 Tp. Hồ Chí Minh: Yếu tố Nơi chốn và lịch sử phát triển
đô thị

10

50

H.1.10 Tp. Hồ Chí Minh: Khai thác yếu tố Nơi chốn trong phát
triển đô thị

51


11

H.1.11 Hà Nội: Yếu tố Nơi chốn và lịch sử phát triển đô thị

52

12

H.1.12 Hà Nội: Khai thác yếu tố Nơi chốn trong phát triển đô thị

53

13

H.1.13 Yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị thế giới
(HongKong)

14

H.1.14 Yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị thế giới
(Rome)

15

55

H.1.15 Yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị thế giới
(Prague)


16

54

56

H.1.16 Yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị thế giới
(Khartoum)

17

H.2.1 Lý thuyết Hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch

18

H.2.2 Lý thuyết Hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch - Hình ảnh đơ
thị Boston

57
95

96


xii

19

H.2.3 Lý thuyết Hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch - Hình ảnh
đơ thị Florence


20

H.2.4 Lý thuyết Hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch - Hình ảnh
đơ thị trong đơ thị cổ

21

101

H.2.8 Mối quan hệ giữa không gian và nơi chốn - Đặc trƣng
Topo học trong tổ chức không gian đô thị

25

100

H.2.7 Mối quan hệ giữa không gian và nơi chốn - Đặc trƣng
hình thái học trong tổ chức khơng gian đô thị

24

99

H.2.6 Mối quan hệ giữa không gian và nơi chốn – Lý thuyết
của Norber Schulz

23

98


H.2.5 Lý thuyết Hình ảnh đô thị của Kevin Lynch - Tổ chức
không gian đơ thị Việt Nam dƣới góc độ hình ảnh đơ thị

22

97

102

H.2.9 Mối quan hệ giữa không gian và nơi chốn - Đặc trƣng
hình học trong tổ chức khơng gian đơ thị

103

26

H.2.10 Mối quan hệ giữa thời gian và Nơi chốn

104

27

H.2.11 Mối quan hệ giữa nhận thức con ngƣời và Nơi chốn

105

28

H.2.12 Thuyết Tam tài và Thuật Phong thủy


106

29

H.2.13 Thuyết Tam tài và Thuật Phong thủy - Phân tích đặc tính
các đơ thị Việt Nam dƣới góc độ phong thủy

30

H.2.14 Các đặc trƣng của yếu tố nơi chốn

31

H.2.15 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức
không gian đô thị HongKong

32

110

111

H.2.18 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức
không gian đô thị ở Châu Âu

35

109


H.2.17 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức
không gian đô thị Berlin

34

108

H.2.16 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức
không gian đô thị Paris

33

107

H.2.19 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức

112
113


xiii

không gian đô thị ở Mỹ
36

H.2.20 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức
không gian đô thị ở Việt Nam

37


H.2.21 Kinh nghiệm khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức
không gian đô thị ở Việt Nam

38

H.2.22 Kết quả điều tra xã hội học về Nơi chốn ở đô thị Đà Nẵng

39

H.3.1 Nhận diện yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian vật
chất

40

164

165

166

H.3.6 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian vật
chất đơ thị - Khai thác các mơ hình tổ chức đơ thị

45

163

H.3.5 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ không gian vật
chất đô thị - Khai thác yếu tố bầu trời


44

162

H.3.4 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ không gian vật
chất đô thị - Khai thác yếu tố mặt nƣớc

43

116

H.3.3 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian vật
chất đơ thị - Khai thác yếu tố địa hình

42

115

H.3.2 Nhận diện yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian xã
hội

41

114

167

H.3.7 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian xã hội
đơ thị - Khai thác các yếu tố về văn hóa xây dựng và kiến
trúc địa phƣơng


46

168

H.3.8 Khai thác yếu tố Nơi chốn dƣới góc độ khơng gian xã hội
đơ thị - Tổ chức không gian đô thị hỗ trợ giao tiếp xã hội

169

47

H.3.9 Nhận diện yếu tố Nơi chốn của đô thị Đà Nẵng

170

48

H.3.10 Nhận diện yếu tố Nơi chốn của đô thị Đà Nẵng

171

49

H.3.11 Nhận diện yếu tố Nơi chốn của đô thị Đà Nẵng

172

50


H.3.12 Nhận diện yếu tố Nơi chốn của đô thị Đà Nẵng

173

51

H.3.13 Một số bối cảnh kinh tế xã hội, hình thái kiến trúc qua
các thời kỳ phát triển

174


xiv

52

H.3.14 Nhận diện yếu tố Nơi chốn trong môi trƣờng xã hội của
đô thị Đà Nẵng

53

175

H.3.15 Khai thác yếu tố nơi chốn trong cải tạo và phát triển
không gian đô thị có bản sắc

176

54


H.3.16 Đƣờng Bạch Đằng trƣớc khi cải tạo

177

55

H.3.17 Đƣờng Bạch Đằng cải tạo mới

178

56

H.3.18 Cảnh quan đƣờng Bạch Đẳng

179


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
- Nơi chốn - kiến trúc - môi trƣờng sống đô thị
Môi trƣờng sống đƣợc hiểu là tất cả các sự vật - hiện tƣợng của môi trƣờng
xung quanh ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của con ngƣời. Khi nghĩ về một
địa điểm, một nơi chốn nào đó, một mơi trƣờng sống nào đó, những gì chúng ta nhớ
thƣờng gắn liền với những thơng tin đƣợc ghi lại bởi các giác quan về hình ảnh và ký
ức của nơi chốn và kiến trúc là bộ phận quan trọng của địa điểm đó và mơi trƣờng
sống đó.
Kiến trúc là một thực thể sử dụng và một thực thể cảm thụ. Mục tiêu cuối cùng
của kiến trúc là tạo dựng không gian cho cuộc sống của con ngƣời song nó lại địi hỏi

khơng chỉ đơn thuần những u cầu về cơng năng hay về hình thức. Khơng có những
loại kiến trúc đồng nhất cho mọi nơi mọi chốn mà trong những tình thế khác nhau sẽ
dẫn tới những giải pháp kiến trúc cụ thể nhằm thỏa mãn những đòi hỏi vật chất và tinh
thần của con ngƣời tại một thời điểm và địa điểm cụ thể.
Kiến trúc ra đời nhƣ một sản phẩm của con ngƣời trong cách thức ứng xử với
môi trƣờng tự nhiên, một sản phẩm vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính nghệ thuật,
vừa mang tính khoa học vừa mang tính xã hội. Trong lịch sử phát triển, kiến trúc đƣợc
nhìn nhận dƣới những góc độ khác nhau.
Trong đơ thị truyền thống, kiến trúc là tấm gƣơng phản ánh đặc điểm của
truyền thống văn hóa dân tộc cũng nhƣ bối cảnh tự nhiên của nơi chốn cụ thể. Trong
các xã hội truyền thống, ngay cả các chi tiết nhỏ nhặt của môi trƣờng xung quanh cũng
đƣợc biết tới và bằng cách đó tạo nên những khơng gian có ý nghĩa.
Ngƣợc lại, trong đô thị hiện đại, những ký ức đƣợc lƣu lại hầu nhƣ hoàn toàn
dành cho các chức năng thực dụng trong khi đó sự hịa đồng bị để qua một bên. Kết
quả là một mơi trƣờng sống đích thực khơng tồn tại bởi có một khoảng cách nhất định
giữa con ngƣời và môi trƣờng.
Con ngƣời hiện đại đã từng nghĩ rằng khoa học và cơng nghệ có thể giải phóng
mình khỏi sự lệ thuộc vào một nơi chốn nào đó. Trong suốt thời kỳ Hiện đại, kiến trúc
hầu nhƣ chỉ đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ của khoa học tự nhiên với sự đề cao vai trò của
kỹ thuật và các yếu tố khách quan mà bỏ qua vai trò của con ngƣời là chủ thể cảm nhận


2
kiến trúc. Điều này dẫn đến những quan niệm duy lý một cách máy móc: Nhà là một cái
máy để ở [33] theo quan điểm của công năng hoặc là những nghiên cứu về tiêu chuẩn
của cái đẹp trong Modulor theo một phƣơng thức kết hợp giữa kích thƣớc cơ thể con
ngƣời và tỷ lệ vàng. Kiến trúc trở thành một tập hợp của những con số và chức năng mà
đỉnh điểm của nó là Phong cách Quốc tế (International Style) với những tịa nhà và
khơng gian đơ thị đƣợc cho là tẩy sạch cảm xúc. Đây là một quá trình phát triển tất yếu
của kiến trúc bởi bản chất kỹ thuật của nó.

- Nhìn nhận kiến trúc trong bối cảnh mới
Cùng với xu thế tồn cầu hóa việc nhận thức những đặc trƣng của kiến trúc
nhằm xây dựng một bản sắc riêng ngày càng đƣợc quan tâm. Xu hƣớng tìm hiểu và
khám phá ý nghĩa của nơi chốn đang trở thành chủ đề trung tâm của nhiều nghiên cứu
gần đây. Mối quan hệ có ý thức của con ngƣời với những yếu tố của nơi chốn tạo nên
một hình ảnh đầy đủ về môi trƣờng sống.
Nếu không chú ý đến vấn đề bản sắc, kiến trúc sẽ đánh mất mối liên hệ với
thực tiễn của cuộc sống. Khoa học về ngôn ngữ và mỹ học đã thúc đẩy việc nghiên
cứu kiến trúc nhƣ là một hiện tƣợng bên cạnh việc nghiên cứu nó nhƣ một sự vật. Con
ngƣời cảm thấy hịa đồng trong một mơi trƣờng kiến trúc cụ thể khi anh ta đồng nhất
với nó, tức là có thể định hƣớng trong mơi trƣờng đó cũng nhƣ hiểu đƣợc ý nghĩa của
nó. Do đó, làm kiến trúc có nghĩa là làm cho biểu hiện tinh thần nơi chốn thông qua
những giải pháp vật chất và công việc của kiến trúc sƣ là sáng tạo ra những nơi chốn
có ý nghĩa cho con ngƣời..
- Đô thị ở Việt Nam và những nghiên cứu về thẩm mỹ đô thị
Những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua là cơ
sở cho sự ra đời và nâng cấp của hàng loạt các đô thị. Nhiều khu đô thị mới mọc lên,
bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng, điều kiện sống và làm việc của cƣ dân trong đơ thị
đã đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, q trình phát triển mạnh mẽ của họat động xây dựng
dƣới sức ép của nền kinh tế thị trƣờng đã làm hình ảnh của đơ thị nhạt nhịa bản sắc,
biến dạng, thậm chí khơng kiểm sốt nổi. Điều này đã đƣợc khẳng định khi đánh giá
về tình hình quy họach đơ thị trong chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ: “Trong những
năm qua, công tác quy hoạch xây dựng và phát triển kiến trúc đơ thị ở nước ta đã có
tiến bộ. Nhiều đơ thị, nhiều cơng trình, đường phố, khu đơ thị mới được hình thành
làm cho cảnh quan các thành phố, đơ thị, khu dân cư có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, trật tự kiến trúc đô thị vẫn chưa được thiết lập; kiến


3
trúc phát triển khá đa dạng nhưng mang nặng tính tự phát và chưa hình thành bản

sắc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do công tác thiết kế
đô thị chưa được coi trọng”.[28] Do vậy, trong bối cảnh đơ thị hóa mạnh mẽ hiện nay
thì cơng tác quy hoạch và thiết kế đơ thị giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập trật
tự đơ thị, góp phần xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
Trên thực tế, có quá nhiều dự án quy hoạch hiện nay đã bỏ qua yếu tố làm đẹp
cho không gian đô thị khi đƣa ra những kiểu kiến trúc nhàm chán, không tạo đƣợc bản
sắc riêng, khơng hài hồ với cấu trúc chung của thành phố, các không gian xanh không
đƣợc quy hoạch một cách phù hợp hoặc thậm chí khơng hề có. Những nhƣợc điểm đó
về thiết kế đã dẫn đến hậu quả là tạo ra những không gian lộn xộn, ít hiệu quả sử dụng,
đồng thời làm giảm giá trị của tồn bộ khơng gian đơ thị. Chính vì vậy, thiết kế đô thị
chú trọng tới việc tạo ra những địa điểm có chất lƣợng cao, đƣợc sử dụng theo nhiều
cách khác nhau và dành cho nhiều đối tƣợng khác nhau. Đây thực sự là một công cụ đắc
lực đảm bảo cho sự phát triển đô thị bền vững.
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống văn hóa xã hội
cũng nhƣ sự thuận lợi trong việc tiếp cận các tri thức khoa học, vấn đề thẩm mỹ đô thị
đã bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu thông qua một số tài liệu nhƣ:
- Thiết kế đô thị có minh họa, Kim Quảng Qn, Đặng Thái Hồng dịch, Nxb.
Xây dựng, 2000.
- Quy hoạch đơ thị theo đạo lí Châu Á, William S.W.Lim, Lê Phục Quốc &
TrầnKhang dịch, Nxb. Xây dựng, 2007.
- Kiến trúc - đâu là những vấn đề, Văn Ngọc, Nxb. Đà Nẵng, 2005
Những tài liệu nói trên đã bƣớc đầu chỉ ra tầm quan trọng, cung cấp những
khái niệm và cách thức tiếp cận mới của thế giới về vấn đề thẩm mỹ đô thị. Tuy nhiên,
với mục đích tổng hợp các quan niệm các tài liệu trên chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu
và những minh họa chủ yếu lấy từ thực tế xây dựng ở nƣớc ngồi. Nhƣng Việt Nam
nói chung và đơ thị Đà Nẵng nói riêng có những điều kiện khác biệt về điều kiện tự
nhiên, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, lối sống và văn hóa…
Đơ thị Việt Nam cũng đã có một lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với sự phát
triển văn hóa và đã hình thành nên những đô thị mang giá trị bản sắc của mình. Tuy
nhiên, để giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc của các đô thị trong thời gian tới,

trong bối cảnh chung của xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, việc tìm hiểu những vấn đề
lý luận mới về thiết kế không gian đô thị trong đó có lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần


4
nơi chốn vào những điều kiện đặc thù riêng của Việt Nam sẽ góp phần tạo dựng những
khơng gian đơ thị hiện đại có bản sắc phù hợp với lối sống của ngƣời dân đô thị trong
tƣơng lai... là điều cần thiết và cấp bách. Mặt khác đề tài còn góp phần vào việc bổ
sung những vấn đề lý thuyết vốn cịn ít ỏi ở nƣớc ta.
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
+ Tìm hiểu, phát triển và vận dụng những lý thuyết về đô thị đặc biệt là lý
thuyết về Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm riêng của các không gian đơ thị dƣới
các góc độ tự nhiên, văn hóa, xã hội, kinh tế, kỹ thuật... đề tài đề xuất những ngun
tắc, những định hƣớng tổ chức khơng gian dƣới góc độ thiết kế đô thị thông qua
nghiên cứu cụ thể cho Tp. Đà Nẵng.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Góp phần bổ sung hệ thống lý luận đơ thị cịn khiêm tốn ở nƣớc ta cũng nhƣ
góp phần xây dựng đơ thị Đà Nẵng hiện đại và có bản sắc.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài có những nội dung nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa các lý thuyết thẩm mỹ đô thị trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam. Tập trung đi sâu nghiên cứu lý thuyết về Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn trong
nhận thức không gian đô thị...
- Xây dựng những cở sở khoa học cho việc tổ chức không gian đô thị dựa trên
việc áp dụng lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn vào điều kiện thực tiễn của
Việt Nam.
- Phân tích đánh giá về mặt thẩm mỹ trong tổ chức không gian, nhận diện và
khai thác những giá trị bản sắc của kiến trúc đô thị.

- Đề xuất những định hƣớng và giải pháp cải tạo, phát huy những giá trị bản
sắc của đô thị Đà Nẵng.
4. Kết quả của luận án
- Về mặt lý luận: nghiên cứu tìm hiểu, giới thiệu các lý thuyết về thẩm mỹ đô
thị, đặc biệt lý thuyết về Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn để áp dụng trong tổ chức
không gian đô thị, nhằm phát triển và tạo lập đô thị có bản sắc.
- Về mặt thực tiễn:
+ Nhận diện bản sắc kiến trúc đô thị của thành phố Đà Nẵng.


5
+ Đề xuất những định hƣớng và giải pháp cụ thể trong việc gìn giữ, cải tạo và
phát triển khơng gian đơ thị Đà Nẵng hiện đại có bản sắc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có khả năng áp dụng cho những đô thị
khác của Việt Nam trong q trình đơ thị hóa đất nƣớc.
5. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
4. Kết quả của luận án
5. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan về khái niệm yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không
gian đô thị
1.1 Những khái niệm về Nơi chốn, Tinh thần nơi chốn và việc tạo lập bản sắc đô
thị
1.2 Yếu tố nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị Đà Nẵng.
1.3 Yếu tố nơi chốn trong tổ chức không gian ở một số đô thị đặc trƣng của Việt
Nam.
1.4 Yếu tố nơi chốn trở thành bản sắc trong tổ chức không gian một số thành phố

hiện đại trên thế giới.
1.5 Đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.6 Kết luận chƣơng
Chƣơng 2: Các luận cứ khoa học để nhận diện và khai thác yếu tố Nơi chốn
trong việc tạo dựng bản sắc không gian đô thị
2.1 Những cơ sở lý thuyết liên quan đến Nơi chốn và Tinh thần Nơi chốn
2.2 Nhận thức về yếu tố Nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không gian đô thị.
2.3 Những bài học kinh nghiệm liên quan đến Nơi chốn và Tinh thần Nơi chốn
2.4 Những đặc thù của đô thị Việt Nam dƣới góc độ Nơi chốn và Tinh thần nơi
chốn
2.5 Kết quả điều tra Xã hội học về Nơi chốn ở đô thị Đà Nẵng


6
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu- Những đề xuất nhằm nhận diện và khai thác
yếu tố Nơi chốn trong tổ chức khơng gian đơ thị có bản sắc.
3.1 Nhận diện yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị
3.2 Khai thác yếu tố nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không gian đô thị
3.3 Nhận diện và khai thác yếu tố Nơi chốn trong việc tạo dựng bản sắc không
gian đô thị Đà Nẵng
Chƣơng 4: Bàn luận về kết quả nghiên cứu
4.1 Khẳng định vai trò của Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn trong việc tạo lập
bản sắc đô thị.
4.2 Nội dung của việc khai thác yếu tố Nơi chốn trong tổ chức không gian đô thị
4.3 Khả năng và phạm vi vận dụng lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn
trong việc tổ chức không gian đô thị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Lý thuyết Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn
2. Nhận diện yếu tố Nơi chốn và Tinh thần nơi chốn của đô thị Đà Nẵng

3. Khai thác yếu tố Nơi chốn trong Qui hoạch đô thị Đà Nẵng
II . Kiến nghị
1. Kiến nghị từ góc độ quản lý nhà nƣớc của Bộ Xây dựng
2. Kiến nghị từ góc độ quản lý nhà nƣớc của Thành phố
3. Kiến nghị từ góc độ đào tạo trong các Trƣờng và các Viện nghiên cứu
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KHÁI NIỆM YẾU TỐ NƠI CHỐN TRONG TỔ
CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
1.1 Những khái niệm về Nơi chốn, Tinh thần nơi chốn và việc tạo lập bản sắc
đô thị
1.1.1 Những khái niệm về Nơi chốn, Tinh thần nơi chốn
1.1.1.1 Nơi chốn
Thế giới đƣợc hình thành từ các sự vật và hiện tƣợng liên kết với nhau. Để
nắm bắt một cách trọn vẹn một sự vật hay hiện tƣợng ta phải liên hệ nó đến bối cảnh
mà nó xuất hiện bằng cách trả lời các câu hỏi nhƣ: cái gì? khi nào? ở đâu? tại sao? và
nhƣ thế nào? Rõ ràng câu hỏi “ở đâu?” có mối liên hệ mật thiết đến nơi chốn, đó chính
là không gian vật chất, nơi các hiện tƣợng của thế giới diễn ra. Từ những hoạt động
nhỏ nhặt của đời sống hằng ngày đến tiến trình lịch sử của cả một quốc gia đều phải
diễn ra trong một không gian nào đó. Nhƣ vậy, ta có thể nói rằng nơi chốn là không
gian vật chất, nơi các hiện tƣợng của thế giới diễn ra. Từ những hoạt động nhỏ nhặt
của đời sống hằng ngày đến tiến trình lịch sử của cả một quốc gia đều phải diễn ra
trong một không gian (space) hay một địa điểm (location) nào đó (Hình H.1.1)
Tuy nhiên, nếu xem xét nơi chốn chỉ nhƣ một không gian vật chất thuần túy sẽ
không phản ánh đầy đủ những đặc tính của nó. Một nơi chốn thƣờng bao gồm nhiều yếu
tố ví dụ nhƣ đơ thị đƣợc tạo nên từ những ngôi nhà. Khái niệm đô thị, vì thế, khơng chỉ

phản ánh một tập hợp các sự vật mà còn phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật ấy. Do đó,
đơ thị khơng chỉ đƣợc xem xét nhƣ một sự vật mà còn nhƣ một hiện tƣợng đóng vai trị
làm mơi trƣờng sống cho các hiện tƣợng khác xảy ra. Vì vậy, khái niệm nơi chốn cịn
đƣợc dùng nhƣ một cái gì đó vƣợt ra ngồi một vị trí cụ thể. Norberg Schulz đã nhấn
mạnh vai trị của nơi chốn khi viết rằng: “Chúng ta tìm thấy ở đó một tập hợp bao gồm
các sự vật cụ thể, có nguồn gốc vật liệu, hình hài, hoa văn bề mặt, màu sắc... Toàn thể
tập hợp ấy của sự vật xác định nên một tính chất của khung cảnh và đó là thực chất của
nơi chốn. Nhìn chung, nơi chốn được xác định bởi tính cách (character) của nó hay bởi
khơng khí (atmosphere) của nó”. [37]
Tính chất phức tạp của nơi chốn không cho phép mô tả chúng bằng các khái
niệm khoa học thuần túy. Khoa học thuần túy ln tìm kiếm những tri thức khách quan
và do đó nó dễ dàng bỏ qua yếu tố cận nhân tình hay cảm xúc con ngƣời (human
feeling). Trong khi đó, nhiệm vụ của kiến trúc là tạo nên nơi chốn cho cuộc sống hằng
ngày, điều đó địi hỏi nó phải gắn liền với một đối tƣợng sử dụng cụ thể, trong một giai


8
đoạn cụ thể và tại một địa điểm cụ thể. Đây là điều mà kiến trúc Hiện đại đã bỏ qua
khi quá đề cao công năng và sự thuần khiết (purist). Để tạo nên những nơi chốn thực
sự, kiến trúc đã chuyển hƣớng mối quan tâm của mình đến con ngƣời với mơi trƣờng
và q trình tƣơng tác giữa chúng. Và thực tế xây dựng đô thị gần đây đã cho thấy
những xu hƣớng nổi bật sau:
+ Xem xét lại bản chất của kiến trúc: “Bản chất của kiến trúc được được thể
hiện qua hai khái niệm: ý nghĩa (meaning) và cấu trúc (structure)”.[37] Ý nghĩa của
kiến trúc nằm trong mối quan hệ của nó với mơi trƣờng xung quanh cịn cấu trúc hàm
chỉ đặc tính bên ngồi của hệ thống các mối quan hệ. Ví dụ nhƣ, Louis Kahn đã làm
sáng tỏ bản chất đô thị khi cho rằng đơ thị là nơi sự gặp gỡ địi hỏi phải có nơi chốn
(cấu trúc), và ở đó, ngƣời ta có thể đến với nhau để khám phá thế giới của những
ngƣời khác (ý nghĩa). “ Đô thị trở thành một tấm gương: tiếp nhận, phản chiếu và bộc
lộ. Trong đô thị tất cả mọi thứ phản chiếu những thứ khác và những hình ảnh xuất

hiện. Thơng qua những hình ảnh đó, chúng ta có thể xây dựng sự hiện hữu của mình.
Do đó, gặp gỡ và lựa chọn chính là” kích thước” thực sự của thành phố.[38]
+ Xem kiến trúc nhƣ một tiến trình, một hệ thống các mối liên kết: Kiến
trúc không chỉ đơn giản là một đối tƣợng cô lập, mà nhƣ một tập hợp của những mối
liên hệ môi trƣờng liên hệ đến ngƣời quan sát và khung cảnh xung quanh. Điều này
không chỉ cho thấy tầm quan trọng của bối cảnh (context) trong thiết kế mà cịn nói lên
sự cần thiết phải xem xét thiết kế nhƣ một tiến trình (process). Để tạo nên những mối
liên hệ mơi trƣờng, tiến trình quy hoạch cần nhấn mạnh cuộc sống hiện tại hay sự
nguyên vẹn bằng cách bảo tồn những cấu trúc hiện hữu. Nhờ vậy, quy hoạch đó thích
nghi và trở thành sự lựa chọn duy nhất phù hợp với hồn cảnh.
+ Nhấn mạnh vai trị của con ngƣời: Khái niệm con ngƣời trong không gian
(body in space) đƣợc các kiến trúc sƣ phát triển và xem nhƣ một nhiệm vụ cấp thiết
của kiến trúc nhằm ngăn chặn sự tan rã các tƣơng tác xã hội trong xã hội hậu công
nghiệp khi đƣờng phố trở thành nơi những chiếc xe hơi tƣơng tác với nhau còn con
ngƣời thì vắng bóng. Do đó, kiến trúc phải tạo nên nơi chốn, ở đó, con ngƣời tìm thấy
bản thân mình trong mối liên hệ với môi trƣờng xung quanh. Điều này đòi hỏi ngƣời
thiết kế phải làm việc trên khu đất, nâng cao vai trò của ngƣời sử dụng và tham khảo ý
kiến của họ về đặc điểm địa phƣơng trong mối liên hệ với những kiến thức chuyên
môn của mình. Quy hoạch xây dựng đơ thị cần phải dựa trên những điều kiện cụ thể
của môi trƣờng tự nhiên, đặc biệt phải xem xét kỹ các mối quan hệ tƣơng tác giữa con


9
ngƣời với khơng gian đơ thị. Bằng cách đó, đơ thị mới có khả năng trở thành một nơi
chốn gắn bó chặt chẽ với con ngƣời.
1.1.1.2 Tinh thần nơi chốn
Tinh thần nơi chốn (genius loci) là một khái niệm cùa ngƣời La Mã, theo niềm
tin cổ xƣa, mỗi một sinh linh độc lập đều có tinh thần (genius), tức thần hộ mệnh. Cái
tinh thần ấy mang lại sự sống cho cƣ dân và nơi chốn, đi theo họ suốt đời từ khi sinh
thành cho đến khi chết và xác định nên tính cách hay bản chất của họ. Ngay cả các vị

thần cũng có tinh thần của mình và điều đó giải thích cho bản chất cơ bản của quan
niệm ấy. “Như vậy tinh thần chỉ ra rằng một sự vật tồn tại hoặc có ý chí tồn tại, theo
cách nói của Kahn. Khơng nhất thiết phải đi vào lịch sử của ý niệm tinh thần mà chỉ
cần lưu ý rằng người xưa trải nghiệm môi trường sống của họ như thể nó được tạo
nên bởi những tính cách nhất định. Việc thỏa hiệp với tinh thần của khu vực mà họ
phải sống có một tầm quan trọng sống cịn đối với họ.”[37]
Trong tiến trình lịch sử, tinh thần nơi chốn ln là yếu tố đƣợc đề cao cho dù
nó đƣợc gọi với nhiều cái tên khác nhau. Trong kiến trúc tinh thần nơi chốn có thể
đƣợc hiểu một cách đầy đủ hơn qua việc phân biệt hai yếu tố khơng gian (space) và
tính cách (character) của nó.
Trong khi khơng gian chỉ ra cấu trúc ba chiều của các yếu tố cấu thành nơi
chốn thì tính cách chỉ ra cái khơng khí mà khơng gian đó biểu thị. Đó khơng phải là
một khơng gian tốn học trừu tƣợng mà là không gian sống động với một tinh thần bên
trong. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong nghệ thuật tổ chức không gian
của các kiến trúc sƣ bậc thầy. Trong khi những ngôi nhà của Wright với những đƣờng
ngang và mặt bằng mở thể hiện tinh thần tự do của nƣớc Mỹ trên những đồng cỏ thì
khơng gian đƣợc tạo nên từ những bức tƣờng beton dày của Ando lại thấm đẫm tinh
thần tĩnh tại của Nhật Bản bởi những không gian nội thất cách biệt với thế giới đơ thị
bên ngồi và tràn ngập những yếu tố tự nhiên (ánh sáng, nắng, gió …) cho riêng mình.
Con ngƣời ăn ở (living) có nghĩa là anh ta đồng thời tự đặt mình vào một
khơng gian và vào một tính cách nào đó của mơi trƣờng. “Và hai chức năng tâm lý
chứa đựng trong sự ăn ở có thể được gọi là sự định hướng (orientation) và sự hòa
đồng (identification). [37] Trong khi sự định hƣớng liên hệ đến yếu tố tổ chức khơng
gian thì sự hịa đồng liên hệ đến tính cách của khơng gian đó. Có những nơi chốn rất
dễ định hƣớng bởi cấu trúc rõ ràng của nó mà khơng nhất thiết phải có sự hịa đồng
đích thực, lại có những nơi chốn cho con ngƣời cảm giác hịa đồng mà khơng có sự


10
định hƣớng. Khi bị lạc lối, sự định hƣớng là quan trọng hơn cả nhƣng để có cảm giác

nhƣ ở nhà mình thì sự hịa đồng là u cầu tiên quyết. Trong các xã hội tiền công
nghiệp, các chi tiết nhỏ nhặt về môi trƣờng chung quanh đều đƣợc chú ý và con ngƣời
có cảm giác liên hệ mạnh mẽ với nơi chốn mình sống. Ngƣợc lại, trong xã hội hiện
đại, nơi cuộc sống diễn ra với tốc độ nhanh, những hình ảnh đơ thị đƣợc ghi nhận chỉ
phục vụ cho sự định hƣớng mà không cần biết đến ý nghĩa của chúng. Vì thế, quy
hoạch xây dựng đơ thị ngày nay phải làm cho con ngƣời gắn bó chặt chẽ với nơi chốn
nhằm đạt sự hồ đồng đích thực.
1.1.2 Bản sắc và các yếu tố tạo thành bản sắc
1.1.2.1 Bản sắc và bản sắc đô thị
Về mặt ngôn từ, bản có nghĩa là gốc cịn sắc là vẻ bên ngồi. Vì thế, ta có thể
nói một cách đơn giản rằng bản sắc là những giá trị gốc, cốt lõi đƣợc biểu hiện trong
những đối tƣợng thuộc lĩnh vực mà ta xem xét. Tuy nhiên, có rất nhiều những định
nghĩa khác nhau vì khái niệm bản sắc, cũng nhƣ bản chất của nó, mang tính chủ quan
và thay đổi theo đối tƣợng nghiên cứu. Với các nhà tâm lý học, bản sắc chỉ mối liên hệ
giữa cá nhân với nhau và giữa cá nhân với môi trƣờng xã hội. Thế nhƣng, các nhà xã
hội học lại xem xét bản sắc nhƣ một tiến trình tâm lý mà mỗi cá nhân tự nhận biết và
hình thành nhân cách của mình trong sự liên hệ với các cá nhân khác. Trong tiến trình
này, mỗi cá nhân tạo dựng bản sắc của mình thông qua hàng loạt những hành động
mang ý nghĩa trong mối liên hệ với ngƣời khác. “Bản sắc của một cá nhân được cấu
thành như hình ảnh tự thân trong tiến trình tương tác với những người khác và những
người này cũng giao tiếp bằng những hình ảnh tự thân của họ với cá nhân đó”.[3]
Có thể nói rằng bản sắc có nghĩa là chính mình trong mối liên hệ với những
ngƣời khác. Là chính mình có nghĩa là phải có những giá trị tự thân làm cơ sở cho việc
xây dựng hình ảnh bản thân. Những giá trị đó khơng phải tự nhiên mà có, mà đƣợc tạo
thành dần dần và đƣợc khẳng định trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển.
Tuy nhiên, những giá trị đó khơng phải là bất biến. Có những giá trị tiếp tục phát huy
tác dụng dƣới những hình thức mới, có những giá trị lỗi thời bị loại bỏ, và cũng có
những giá trị mới đƣợc bổ sung. Các giá trị chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có thể đo
lƣờng đƣợc bằng cách so sánh với những giá trị khác. Do đó, bản sắc ln đƣợc lí giải
trong bối cảnh cụ thể với những hệ thống giá trị đăc thù.

Bản sắc đƣợc chia ra làm hai loại: bản sắc cá nhân và bản sắc cộng đồng. Nói về
quan hệ giữa bản sắc cá nhân và bản sắc cộng đồng, Jacobs và Maier cho rằng: mọi bản


11
sắc đều đƣợc cấu thành từ những giá trị xã hội, nguyên tắc ứng xử, những biểu tƣợng
chung…và khái niệm bản sắc đƣợc sử dụng để chỉ cá nhân và mang tính cá nhân. Tuy
nhiên, cá nhân khơng thể tồn tại riêng lẻ mà gắn liền với nhóm, hội, cộng đồng…; mối
quan hệ này ảnh hƣởng và tác động đến tiến trình tạo dựng bản sắc cá nhân. Vì vậy,
“Bản sắc cịn là những tiến trình tự nhận biết trên cơ sở phân loại. Hay nói một cách
khác, cá nhân có thể tự nhận thức lại mình và sự nhận biết lại này ln ln diễn ra
trong nhóm cùng với sự phân loại và ít nhiều chịu áp lực ngay bên trong nhóm”.[3] Nhƣ
vậy, bản sắc là kết quả của tiến trình phân tích, so sánh, đối chiếu những giá trị và đặc
điểm nhằm tạo sự phân biệt giữa tôi hoặc chúng ta với họ. Nếu nhƣ bản sắc cá nhân
mang lại cho cho con ngƣời cảm giác đặc trƣng của riêng mình thì bản sắc cộng đồng là
một tiến trình hai mặt. Một mặt nó liên kết các cá nhân vào một nhóm và mặt khác nó
tách biệt nhóm này với nhóm khác.
Một dạng khai triển khác của khái niệm bản sắc là diễn dịch chúng bằng các
cặp phạm trù nhƣ dân tộc và hiện đại hay tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Cách
thức khai triển này đã xuất hiện ở nƣớc ta từ đầu những năm 60 và có ảnh hƣởng
khơng nhỏ đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và lĩnh vực kiến trúc nói riêng hiện nay.
Tập trung vào các giá trị văn hóa có nghĩa là tập trung vào hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần đƣợc hình thành, lƣu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con
ngƣời trong sự tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên và xã hội.
Theo định nghĩa của UNESCO, “Bản sắc văn hóa là tổng thể sống động các
hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra
trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành một hệ thống
các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
khẳng định bản sắc riêng của mình”.[43] Mỗi dân tộc hay địa phƣơng sống trong hoàn
cảnh tự nhiên và xã hội khác nhau sẽ tạo ra những nét văn hóa đặc sắc khác nhau.

Thông qua nét đặc sắc này, một dân tộc hay một địa phƣơng này hiện ra với những nét
độc đáo, khác biệt với dân tộc khác hay địa phƣơng khác. Đó chính là bản sắc văn hóa.
Theo dịng chảy liên tục của lịch sử, cái đặc sắc vốn có đƣợc kết hợp với những nhân
tố mới trong sự phát triển của trí tuệ cộng đồng và sự giao lƣu với các nền văn hóa
khác, sự kết hợp đó phải có tính chọn lọc và thích ứng để khơng làm mai một bản sắc
văn hóa của dân tộc mình. “Đặc sắc văn hóa của một dân tộc là bằng chứng về bản
lĩnh sáng tạo của dân tộc đó”.[43] Qua đó, bản sắc văn hóa dân tộc trở thành linh hồn
dân tộc, làm cho dân tộc đó bất diệt trong mọi hồn cảnh. Bản sắc văn hóa của mỗi


×