Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khoá luận đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trường xã mỹ thanh, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.46 KB, 76 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ QUỲNH
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SỎI
MỎ BẢN LUÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ MỸ THANH,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Liên thơng
: Khoa học mơi trường
: Môi trường
: 2017-2019

THÁI NGUYÊN - năm 2019


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ QUỲNH
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SỎI
MỎ BẢN LUÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ MỸ THANH,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018”


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Liên thơng
: Khoa học môi trường
: LTK49 - KHMT
: Môi trường
: 2017-2019
: TS. Trần Hải Đăng

THÁI NGUYÊN - năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực tập rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, thời gian thực
tập giúp bản thân mỗi sinh viên được vận dụng những kiến thức đã được học
vào thực tiễn, từ đó rút ra được những kiến thức nâng cao được trình độ
chun mơn.
Để hồn thành Báo cáo tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Môi Trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị đang công tác tại
Công ty TNHH Thái Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình thực tập

tại địa phương.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng, cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần
Hải Đăng – người đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến gia đình bạn bè, những người đã giúp đỡ rất nhiều để em hoàn thành được
chương trình học tập cũng như báo cáo tốt nghiệp.
Do điều kiện, thời gian và trình độ hạn chế cho nên đề tài cịn nhiều
thiếu sót, kính mong thầy cơ giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến xây
dựng để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 6 năm 2019
Sinh viên

Chu Thị Quỳnh


ii

Mục lục

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm chung .......................................................................... 4
2.1.2. Một số bệnh liên quan đến môi trường ................................................. 12
2.1.3. Các thông số về chất lượng môi trường ................................................ 16
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 19
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 20
2.3.1. Tình hình khai thác cát sỏi tại một số địa phương trong cả nước ......... 20
2.3.2. Tình hình khai thác cát sỏi trên dịa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................... 23
2.3.3. Tình hình khai thác cát sỏi tại xã Mỹ Thanh giai đoạn trước ............... 24
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 25


iii
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 27
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 27
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mỹ Thanh ............................ 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
4.2. Tổng quan về mỏ cát sỏi Bản Lng ....................................................... 36
4.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 36
4.2.2. Quy mô mỏ cát sỏi Bản Luông ............................................................. 37
4.2.3. Công nghệ khai thác và chế biến .......................................................... 38
4.2.4. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý .................................... 39

4.3. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã
Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ................................................ 47
4.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường nước ................................................... 47
4.3.2. Đánh giá thực trạng mơi trường khơng khí............................................... 50
Kết quả phân tích chất lượng khơng khí ............................................................ 50
4.3.3. Nhận thức của người dân về chất lượng môi trường ............................ 51
4.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động
xấu tới môi trường do hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ
Thanh, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 56
4.4.1. Đánh giá chung ....................................................................................... 56
4.4.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tới mơi trường khơng khí .............. 57
4.4.3. Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới con người ........... 57
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


iv

Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1: Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất lượng môi trường ................................ 28
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu mơi trường ........................................ 28
Bảng 4. 1: Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ .................................................. 36
Bảng 4.2: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ ........................................ 41
Bảng 4 3:Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu...... 47
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hiện trạng mơi trường nước mặt tại khu vực mỏ....... 48
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải tại khu vực mỏ....... 49
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hiện trạng mơi trường nước thải sinh hoạt tại khu vực
mỏ .................................................................................................................... 50

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng mơi trường khơng khí tại khu vực mỏ...... 50
Bảng 4.8: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước sử
dụng tại xã Mỹ Thanh ..................................................................................... 51
Bảng 4.9: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng khơng khí tại xã
Mỹ Thanh ........................................................................................................ 53
Bảng 4.10: Đánh giá chất lượng tiếng ồn từ khu khai thác tới sức khỏe người dân
xã Mỹ Thanh .................................................................................................... 55


v

Danh mục hình
Hình 4. 1: Vị trí khai thác mỏ cát sỏi Bản Lng ........................................... 38
Hình 4. 2: Cơng nghệ sàng tuyển .................................................................... 39
Hình 4. 3: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước sử
dụng tại xã Mỹ Thanh ..................................................................................... 52
Hình 4. 4: Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng khơng khí xung
quanh tại khu khai thác. .................................................................................. 54
Hình 4. 5: Đánh giá cảm quan của người dân về khí thải và bụi tới mơi trường
sống tại xã Mỹ Thanh ...................................................................................... 54
Hình 4. 6: Đánh giá chất lượng tiếng ồn từ khu khai thác tới sức khỏe người dân
xã Mỹ Thanh .................................................................................................... 56
Hình 4. 7: Nước mặt Sông Cầu chảy qua khu vực mỏ cát sỏi Bản Lng ..... 64
Hình 4. 8: Vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất sau xử lý tai ao lắng của mỏ ..... 64
Hình 4. 9: Vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt tại khu mỏ ............................... 64
Hình 4. 10: Vị trí lấy mẫu khơng khí tại khu vực khai thác ........................... 65
Hình 4. 11: Vị trí lấy mẫu khơng khí xung quanh khu vực mỏ ...................... 65


vi


Danh mục các từ viết tắt
TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

ATLĐ-BHLĐ

An toàn lao động- bảo hộ lao động

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày

COD

Nhu cầu oxy hóa học

KTT

Kinh tuyến trục

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SPOSH

Đánh giá liệu các môi trường đại diện


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạng

UBND

Uỷ ban nhân dân


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Các dịng sơng cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa
nhà, nâng cao nền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn
lũ…Nguồn tài nguyên giá rẻ này có nhiều cơng dụng và nhu cầu sử dụng
đang gia tăng nhanh chóng. Khai thác cát, sỏi lịng sông đã phát triển vào cuối
những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường và làm bê tông.
Cát, sỏi là vật liệu xây dựng thông thường không thể thiếu đối với
ngành xây dựng. Và đây cũng là mặt hàng đang được săn lùng, khai thác để
mua bán – trao đổi trên thị trường để thu lợi nhuận. Ở Việt Nam, nhu cầu sử
dụng vật liệu cát, sỏi đang ngày một tăng cao nên tình trạng khai thác cát, sỏi
và tập kết tại các bến bãi không phép đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận
suốt thời gian qua. Những năm gần đây, tình trạng cát, sỏi bị khai thác trái
phép tràn lan diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước gây ô nhiễm môi
trường, sạt lở nghiêm trọng bờ sơng, tác động xấu tình hình an ninh trật tự, đe

dọa cuộc sống của người dân địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Hoạt
động bơm hút rất nhanh, diễn ra ở địa bàn giáp ranh, có mạng lưới chân rết
rộng để cảnh giới nên việc bắt giữ, xử lý cịn khó khăn. Việc khai thác cát, sỏi
lịng sơng khác với khai thác các loại tài ngun khác vì đầu tư khơng lớn;
phương tiện khai thác có thể nhỏ lẻ, hoặc có quy mơ lớn nhưng di chuyển linh
hoạt có thể khai thác được cả ngày lẫn đêm; cát, sỏi hút lên là có thể bán được
ngay, thậm chí bán ngay trên sơng mà khơng cần tới điểm tập kết nên lợi
nhuận cao. Do đó, các lực lượng chức năng rất khó khăn trong việc truy qt,
xử lý vì thiếu nhân lực, phương tiện, kinh phí. Nhiều vụ việc khi bị cơ quan
chức năng phát hiện, truy quét, các đối tượng sẵn sàng đánh chìm thuyền và
bỏ chạy. Tại một số địa phương còn chưa xử lý nghiêm đối với cán bộ, công


2
chức, nhất là lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở có hành vi bao che, dung túng
để hoạt động khai thác trái phép diễn ra mà không xử lý, hoặc để kéo dài.
Đồng thời, cho xây dựng các bãi tập kết cát, sỏi trái phép mà không xử lý...
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước
nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng nhu cầu về vật liệu xây dựng như đất, đá,
cát, sỏi..là rất lớn. Hiện nay nguồn vật liệu xây dựng cát, sỏi tại huyện Bạch
Thông ngày một trở nên cấp thiết do nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều. Do
đó việc thăm dò, khai thác cát, sỏi là cần thiết để có thể đảm bảo cung cấp
nguồn vật liệu thường xuyên cho công tác tu bổ, nâng cấp các tuyến đường
giao thông, xây dựng hạ tầng, đê, kè....hàng năm trên địa bàn huyện và khu
vực lân cận.
Tuy nhiên trong quá trình khai thác có nhiều mỏ khai thác trái phép với
quy mô nhỏ lẻ, hiện tượng phổ biến liên quan đến khai thác cát và sỏi là sự
khoét sâu lòng sông, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái trên cạn và dưới nước,
gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh khu khai thác.
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của ban giám hiệu,

BCN Khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo: TS. Trần Hải Đăng, em tiến hành đánh giá và nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến
môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.


3
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác cát, sỏi
tại mỏ Bản Lng từ đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu các tác
động xấu tới mơi trường trên địa bàn xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn.
- Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh, huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế, xã hội
- Tổng quan hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ
Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ
Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu
các tác động do hoạt động khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo và là cơ sở khoa học mang tính
tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu để
làm quen với thực tế.
- Nâng cao kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra các giải pháp cũng như những kiến nghị phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương nhằm cải thiện hiện trạng môi trường xã Mỹ Thanh,
huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm chung
2.1.1.1. Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường
* Khái niệm môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [9]
* Tầm quan trọng của môi trường
- Thứ nhất phải nhắc đến môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài
nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng
tăng số lượng tài nguyên được khai thác tăng lên càng cao để đáp độ phức tạp
phát triển của xã hội.Chức năng này của môi trường là chức năng sản xuất tự
nhiên:
+ Rừng núi là nơi cung cấp nước với đa dạng sinh học và độ phì nhiêu
cho đất đai, nguồn gỗ và củi phục vụ cho đời sống, dược liệu...vv cải thiện
điều kiện sinh thái.
+ Các ao hồ sơng ngịi cung cấp nước dinh dưỡng là nơi tồn tại phát
triển cho thủy sản.
+Các động thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu
cho con người.
+ Nhiệt độ, khơng khí, năng lượng mặt trời nước gió có chức năng duy

trì trao đổi chất.
+ Các quặng dầu mỏ cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của
con người.
- Môi trường một không gian sống lý tưởng cho sinh vật và con người


5
+ Cuộc sống hàng ngày của con người cần một không gian nhất định để
hoạt động như nghỉ ngơi làm việc...vv. Như vậy mơi trường địi hỏi phải đủ
tiêu chuẩn về các mặt sinh lý hóa...vv
+ Khơng gian sống của con người thay đổi liên tục theo sự phá triển
của công nghệ khoa học.Như ngày nay việc xây dựng hệ thống cống rãnh để
đáp ứng được sự lưu thông của nước thải sản xuất của con người để tránh
phải thông tắc cống như trước kia.
- Chứa đựng chất thải đó là chức năng sống cịn của mơi trường
+ Trong q trình phá triển con người ln ln đào thải các chất ra
ngồi mơi trường và được phân hủy dưới tác động của vi sinh vật.Trong
những thời kì cịn chưa phát triển quá trình phân hủy chất thải đa phần là để
tự nhiên, nhưng giớ đây với sự gia tăng dân số chóng mặt và vựa phá triển của
khoa học kĩ thuật và đơ thị hóa thì lượng rác thải khơng ngừng được thải ra
làm cho lượng chất thải quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Nhiều nơi rác thải được thải ra đặc biệt là rác thải sản xuất và sinh
hoạt nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải như gây ô nhiễm nguồn
nước, tắc cống ngầm...vv.
- Môi trường là nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người
+ Môi trường là nơi ghi chếp lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con
người trên trái đất.
+ Cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh
vật sống trước những thảm họa từ thiên nhiên.
+ Là nơi gìn giữ các giá trị thẩm mỹ, tơn giáo, văn hóa của con

người...vvv
+ Mơi trường còn bảo vệ con người và sinh vật trước những tác động từ
bên ngoài.


6
Tóm lại mơi trường là nơi mà chúng ta cần phải ln ln bảo vệ giữ
gìn vì mơi trường là nguồn sống thiết thực và mang lại cho con người sự phát
triển phồn thịnh nhất. [3]
2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm mơi trường và nguồn gốc
* Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [9]
* Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học
và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. [6]
* Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc
gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi
* Ơ nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra
bởi nhiều yếu tố đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe
con người, làm suy thối chất lượng mơi trường, nồng độ các chất tăng lên
vượt quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của đất. [5]
* Nguồn gốc ô nhiễm mơi trường
- Nguồn gốc tự nhiên
+ Ơ nhiễm khơng khí: do hoạt động của núi lửa, bão cát, song thần,
động đất, q trình phân hủy xác chết của các lồi sinh vật.
+ Ơ nhiễm mơi trường nước: nước mưa rửa trôi đất và cuốn theo rác
thải, bùn đất xuống các con sơng, sự phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên
cao theo nước mưa rơi xuống đất, do triều cường nước biển dâng cao vào sâu
gây ô nhiễm các dịng sơng, mưa axit.

+ Ơ nhiễm mơi trường đất: đất bị nhiễm phèn chủ yếu nhiễm Fe2+, Al3+,
SO42-,…pH môi trường giảm gây ngộ độc cho các loài sinh vật trong mơi
trường đó.


7

- Nguồn gốc nhân tạo
+ Ơ nhiêm mơi trường khơng khí: Khí thải phát ra từ các nhà máy, khu
cơng nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe cơ giới, tàu biển và máy bay).
Các q trình gây ơ nhiễm là q trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu,
khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than,
bụi, quá trình thất thốt, rị rỉ trên dây chuyền cơng nghệ, các q trình vận
chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Giao thơng vận tải là nguồn gây ô nhiễm
lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đơ thị và khu đơng dân cư. Các q trình
tạo ra các khí gây ơ nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2,
NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét
trên từng phương tiện thì nồng độ ơ nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ
giao thơng lớn và quy hoạch địa hình, đường sá khơng tốt thì sẽ gây ơ nhiễm
nặng cho hai bên đường. Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ
yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm
cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ơ nhiễm
chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,…
+ Ơ nhiễm mơi trường nước: Từ sinh hoạt nước thải sinh hoạt: là nước
thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học,
chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành
phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất
rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như
tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác

nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải
càng cao. Từ các chất thải công nghiệp nước thải công nghiệp: là nước thải từ
các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp


8
khơng có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất
cơng nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm
thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ.
Ngoài các nguồn gây ơ nhiễm chính như trên thì cịn có các nguồn gây
ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp của con người…
+ Ơ nhiễm mơi trường đất: Ơ nhiễm do các chất thải công nghiệp các
hoạt động công nghiệp xả vào đất một lượng lớn các phế thải của chúng. Các
lượng phế thải đó, nguy hiểm nhất là các chất thải nguy hại, được thơng qua
khí thải, nước thải và rác thải hoặc thải trực tiếp xuống đất. Chúng làm ô
nhiễm môi trường đất, phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái đất. Q trình
khai khống gày ơ nhiễm và suy thối mơi trường đất ở mức nghiêm trọng
nhất. Do khai thác, một lượng lớn phế thải, quặng… từ lòng đất được đưa lên
trên bề mặt. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khống bị h diệt,
đất có thể bị xói mịn. Tiếp theo là một lượng lớn phế thải, xí quặng theo khói
bụi bay vào khơng khí rồi lại lắng đọng xuống đất và làm nhiễm bẩn đất trong
một phạm vi lớn. Các chất thải này thường xuyên chứa những sản độc hại ở
dạng dung dịch và dạng rắn. Khoảng 50% chất thải công nghiệp là dạng rắn
(than, bụi, chất hữu cơ xí quặng…) và trong đó 15% có khả năng gây độc
nguy hiểm. Độ pH của đất giảm do mưa axít và chất thải cơng nghiệp. Tương
ứng sự giảm đi 50% độ no bazơ nghĩa là 1/2 cation bazơ đã được thay thê
bằng H+ và Al3+ (theo TAMM 1988, ANDERSON 1988). Điều đáng lo ngại
là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim

loại nặng. Phênol là vật thải của công nghiệp dệt, luyện kim đen, luyện than
cốc – khi thấm vào đất, vào nước thì làm cho đất, nước có mùi đặc biệt, nguy
hiểm là khi phênol kết hợp với clo ở những đất bị nhiễm mặn sẽ tạo thành
clorơphênol rất độc, có mùi buồn nơn, gây ung thư. Hàm lượng phênol từ 25-


9
30mg// nước đất gây độc cho cây và chết động vật đất. Các nguyên tố kim
loại nặng (Cu, Zn, Pb, Hg, Cr, Cd,…) thường chứa trong phế thải của ngành
luyện kim mầu, sản xuất ôtô… Nước thải chứa kim loại nặng cuối cùng làm ô
nhiễm đất. Các loại phế thải rắn công nghiệp được tạo nên từ hầu hết các khâu
cơng nghệ sản xuất và từ trong các q trình sử dụng sản phẩm. Các loại phế
thải này dược tập trung tại các cơ sở sản xuất hoặc vận chuyển khỏi khu vực,
rồi bằng cách này hay cách khác và cuối cùng cũng trở về với môi trường đất.
Các chất thải vô cơ từ cơ sở công nghiệp như mạ điện, thủy tinh, công nghiệp
giấy, cặn xỉ,... Các phế thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa ô tô - xe
máy, sản xuất máy lạnh,...Các phế tải độc hại như phế thải chứa đồng vị
phóng xạ, các phế thải hóa học,...Đặc điểm của phế thải cơng nghiệp gây ô
nhiễm môi trường đất là đa dạng về thành phần và kích thước, khơng tập
trung và đa nguồn gốc, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xử lý chúng cũng
rất phức tạp.
Ơ nhiễm do các hoạt động nơng nghiệp Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu
cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng đòi hỏi phải tăng cường các
hoạt động sản xuất, hay kích thích thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Các
biện pháp được người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng các hóa
chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích
với liều lượng lớn, làm cho đất tại các khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng.
Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người. Hàng ngày, từ sinh
hoạt, con người ta thải vào môi trường đất một lượng đáng kể chất thải rắn và
chất thải lỏng, về chất thải lỏng: trung bình người dân đô thị ở các thành phố

lớn của Việt Nam mỗi ngày sử dụng một lượng nước cấp khoảng 100-150 lít,
và cũng thải ra mơi trường một lượng nước thải như vậy, trong đấy có chứa
bao nhiêu là chất độc hại. Những chất độc hại đấy đọng lại nhiều nhất trong
môi trường nước và đất. về chất thải rắn: trung bình mỗi người mỗi ngày thái


10
ra một lượng chất thải rắn từ 0,4 đến 1,8 kg/người.ngđêm, khối lượng này tuỳ
thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, từng lứa tuổi… Lượng phân này xả vào
môi trường theo hệ thống thốt nước.
Trong đó có chứa nhiều chất ơ nhiễm, ví dụ hàm lượng chất lơ lửng là
65-100g/người.ng đêm… Trong rác và phế thái rắn sinh hoạt có phế thải thực
phẩm, lá cây, vật liệu xây dựng, các loại bao bì, phân người và súc vật.v.v…
Trong các loại phế thải sinh hoạt này hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao.
Nếu khơng xử lý tốt thì chúng vẫn được tồn lưu trong môi trường nước và đất,
và đó là mơi trường cho các lồi vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gày
bệnh phát triển.
Ơ nhiễm đất là hậu quả của ô nhiễm nước nông dân lấy nước thải tưới
cho đồng ruộng. Nếu không điều tra chất lượng nước, có thể làm cho đất bị ô
nhiễm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. Tưới nước có độ mặn cao làm
cho đất bị mặn hố. [5]
2.1.1.3. Khái niệm khoáng sản
- Khoáng sản là khoáng vật, khống chất có ích được tích tụ tự nhiên ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lịng đất, trên mặt đất, bao gồm cả
khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
- Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất mà thành phần
hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả
và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. [6]
- Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm
xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có

liên quan. [10]
2.1.1.4. Các khái niệm khác


11
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành mơi trường gồm
đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất
khác.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi
trường.
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần
mơi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh
giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với
môi trường.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về

chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có
trong chất thải, các u cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có


12
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi
trường.
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ mơi trường.
- Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi
trường nghiêm trọng.
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học
khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường
bị ô nhiễm.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối
với các nhân tố tác động để mơi trường có thể tự phục hồi.
- Kiểm sốt ơ nhiễm là q trình phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và
xử lý ơ nhiễm.
- Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên tồn cầu
và biến đổi khí hậu. [9]
2.1.2. Một số bệnh liên quan đến môi trường
* Những bệnh thường mắc phải do nguồn nước trong 3 trường hợp trực
tiếp và gián tiếp sau đây:

+ Tiếp xúc trực tiếp với môi trường: Khi tắm rửa, do các hố chất, qua
đường hơ hấp và vi sinh vật trong nước.


13
+ Trong nước uống và thức ăn: Do vi sinh vật (số nhiều) và hố chất
trong các mơi trường tồn dư trong thức ăn nước uống.
+ Những tác nhân sinh vật học chính truyền qua các mơi trường có thể
xếp thành 4 loại: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại sinh vật khác.
* Một số bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
- Các bệnh liên quan đến nguồn nước
+ Bệnh do virus qua đường tiêu hoá: Viêm dạ dày ruột nguồn gốc
virus, bệnh viêm gan A
+ Virus nhiễm qua đường niêm mạc: Bệnh sốt bại liệt, bệnh tả
(Cholerae), bệnh thương hàn (Typhoid fever)
+ Bệnh do giun sán: Bệnh do giun đũa, giun tóc, giun kim lây truyền
qua nước. Do phân nhiễm vào nước gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua
người. Đặc biệt là bệnh ỉa chảy cấp.
Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm
có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường và ý
thức vệ sinh cá nhân kém của người dân. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp
đang xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Ngoài ra, có nhiều bệnh truyền
nhiễm khác cũng liên quan tới nguồn nước như tả, thương hàn, các bệnh về
đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não.
Tại Việt Nam, số người mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước chiếm
tới 50% tổng số bệnh nhân nội trú. Tình hình mắc bệnh do nguyên nhân này
đang có xu hướng tăng.
Hậu quả do nhiễm bệnh từ nước uống ảnh hưởng đến sức khoẻ và mơi
trường cộng đồng. Vì vậy cơng tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trị cực
kỳ quan trọng trong các nhà máy nước, điều này góp phần tích cực trong việc

ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn chế tối đa các bệnh
lây truyền qua nguồn nước.


14
- Các bệnh liên quan đến môi trường đất
Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua
tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô
nhiễm đất; các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của
ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở
những khu vực dường như rất xa so với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng
trên mặt đất.
Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc với đất ô nhiễm rất khác nhau tùy
thuộc vào loại chất gây ô nhiễm, cách thức tấn công và tính dễ bị tổn thương
của người dân khi tiếp xúc. Tiếp xúc mãn tính với crơm, chì và các kim loại
khác, xăng dầu, dung môi, và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
có thể gây ung thư, có thể gây ra rối loạn bẩm sinh, hoặc có thể gây ra các
bệnh mãn tính khác. Nồng độ của các chất tự nhiên trong công nghiệp hoặc
nhân tạo, chẳng hạn như nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc từ các
hoạt động nông nghiệp, cũng đã được xác định là mối nguy hiểm sức khỏe
trong đất và nước ngầm.
Tiếp xúc mãn tính với Benzene ở nồng độ đủ được biết là có liên quan
với tỷ lệ cao của bệnh bạch cầu. Thủy ngân và cyclodienes được biết là gây ra
tỷ lệ mắc cao hơn về tổn thương thận. PCBs và cyclodienes có liên quan đến
nhiễm độc gan. Organophosphates và carbomates có thể gây ra một chuỗi các
phản ứng dẫn đến tắc nghẽn thần kinh cơ. Nhiều loại dung môi clo gây ra
những thay đổi gan, thận và thay đổi hệ thống thần kinh trung ương. Một loạt
những ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nơn, mệt mỏi, kích ứng
mắt và phát ban da cho các hóa chất được trích dẫn ở trên và khác. Ở liều
lượng đủ một số lượng lớn các chất gây ơ nhiễm đất có thể gây tử vong do

thơng qua tiếp xúc trực tiếp, hít hoặc nuốt phải các chất ô nhiễm trong nước
ngầm bị ô nhiễm qua đất.


15
Chính phủ Scotland đã đưa Viện Y học lao động thực hiện các phương
pháp đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người từ đất bị ô nhiễm. Mục tiêu
tổng thể của dự án là làm những hướng dẫn mà có ích cho chính quyền địa
phương người Scotland trong việc đánh giá liệu các mơi trường đại diện có
khả năng thiệt hại đáng kể (SPOSH) đối với sức khỏe con người hay không.
Dự kiến là đầu ra của dự án sẽ là một tài liệu ngắn hướng dẫn cấp cao về đánh
giá rủi ro sức khỏe có sự tham khảo hướng dẫn hiện hành được xuất bản và
các phương pháp đã được xác định là đặc biệt phù hợp và hữu ích. Dự án sẽ
xem xét hướng dẫn chính sách được phát triển như thế nào để xác định khả
năng chấp nhận rủi ro đối với sức khỏe con người và đề xuất một cách tiếp
cận cho việc đánh giá những nguy cơ không thể chấp nhận phù hợp với tiêu
chí SPOSH theo quy định của pháp luật và theo luật định Hướng dẫn
Scotland.
- Các bệnh liên quan đến mơi trường khơng khí
Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, sự
phát triển của các khu cơng nghiệp, khí thải sinh hoạt cũng khiến bầu khơng
khí ơ nhiễm trầm trọng. Thậm chí từng có cơng bố Việt Nam nằm trong 10
quốc gia có chất lượng khơng khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe.
Trao đổi với PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật
Lồng ngực và Tim mạch TP HCM cho hay ơ nhiễm khơng khí có tác động rất
rõ ràng và nguy hiểm đến sức khỏe con người song ít người để ý đến điều
này.
Theo đó, ơ nhiễm khơng khí được hiểu đơn giản nhất là do tình trạng
gia tăng q nhiều, thậm chí vượt ngưỡng của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO,

chì và các hóa chất độc hại khác do xe máy, xe hơi, phương tiện giao thông,
các nhà máy, khu công nghiệp thải ra.


16
Theo PGS Nguyễn Hồi Nam, ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến hệ hô
hấp đầu tiên, gây viêm đường hô hấp trên như tai mũi họng. Bệnh nhân
thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị
ứng gây hen suyễn.
Trong đó, mũi là cửa ngõ của đường hơ hấp vì thế đây là cơ quan đầu
tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác
nhân từ môi trường. Khi khơng khí bị ơ nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm
ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và
thực sự khó kiểm soát.
Thực tế, số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây cho
thấy các bệnh nhân về đường hơ hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên tồn quốc,
ngun nhân chủ yếu là do ơ nhiễm khơng khí gây ra.
Các đơ thị bị ơ nhiễm khơng khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hơ hấp cao
gấp nhiều lần so với các đô thị khác. PGS Nam khuyến cáo, các chất độc
khơng khí vào cơ thể chính là tác nhân gây ung thư phổi, vòm họng, mũi.
Còn về tim mạch, chất ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong máu, độc tố
ngấm trong máu gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó gây nên các hệ
lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim,…
“Các chất ô nhiễm này là những chất độc tính xuyên qua màng lọc của
phổi, đi vào trong máu, vào cơ thể, ngấm vào các thành mạch gây nên tình
trạng xơ vữa. Chúng có thể tác động gây bệnh tức thời như viêm phổi, viêm
mũi, hen suyễn, phế quản. Về lâu dài, chúng sẽ lấp đầy trong phổi, xơ cứng
phổi, 5-10 năm sau mới phát bệnh”.
2.1.3. Các thông số về chất lượng môi trường
* Môi trường nước

- Thông số vật lý:


17
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện mơi
trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ mơi
trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn.
+ Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên như: Sắt,
mangan, chất mùn humic, các loại thủy sinh, do nước thải sinh hoạt hoặc
nước thải công nghiệp.
+ Độ đục: Nước có độ đục lớn chứng tỏ có nhiều cặn bẩn hoặc làm
lượng chất lơ lửng cao.
+ Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất
hữu cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên.
- Thơng số hóa học: Thơng số hóa học phản ánh những đặc tính hóa
học hữu cơ và vơ cơ của nước.
+) Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong q trình sử dụng ơ xy
hịa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu
cơ.
+) Đặc tính vơ cơ bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axít, độ kiềm,
lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (So4, những kim loại nặng
như Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), các hợp
chất chứa Nitơ hữu cơ, amôniac (NH, No, No) và Phốt phát.
- Thông số sinh học:
Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật,
tảo…các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích bao gồm có E.Coli và Colifom
chịu nhiệt. Đố với nước cung cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong
đó đặc biệt chú ý đến thông số này.
* Môi trường đất
- Thông số vật lý:



×