Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm BSH kinh đô luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 74 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ HÀ
Lớp: CQ54/03.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM BSH KINH ĐƠ

CHUN NGÀNH : TÀI CHÍNH BẢO HIỂM
MÃ SỐ

: 03

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN ÁNH NGUYỆT

HÀ NỘI 2020


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.



Sinh viên

Nguyễn Thị Hà

SV: Nguyễn Thị Hà

i

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ............................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN
VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT ..................................................................... 4
1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. ....................... 4
1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt .......... 4
1.1.2 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm
hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt: ................................................................... 7
1.1.3 Vai trò của Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ................. 9
1.1.4 Các loại hình bảo hiểm hỏa hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt .... 12

1.2 Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 13
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................... 13
1.2.1.1 Rủi ro có thể lựa chọn để bảo hiểm .................................... 13
1.2.1.2 Cụm rủi ro .......................................................................... 15
1.2.1.3 Đơn vị rủi ro ...................................................................... 16
1.2.1.4 Tường ngăn hỏa hoạn ......................................................... 16
1.2.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt . 17
1.2.2.1 Đối tượng bảo hiểm ........................................................... 17
1.2.2.2 Phạm vi bảo hiểm............................................................... 17
1.2.2.3 Giá trị bảo hiểm ................................................................. 20
1.2.2.4 Số tiền bảo hiểm ................................................................ 21
1.2.2.5 Phí bảo hiểm ...................................................................... 21
1.2.3.6 Thời hạn bảo hiểm ............................................................. 21

SV: Nguyễn Thị Hà

ii

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

1.2.2.7 Giám định và bồi thường tổn thất ....................................... 22
1.3 Hoạt động khai thác Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt .............. 23
1.3.1 Vai trò của hoạt động khai thác bảo hiểm ................................. 23
1.3.2 Quy trình khai thác nghiệp vụ BH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ... 24
1.3.3 Các kênh khai thác ...................................................................... 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO
HIỂM BSH KINH ĐÔ .............................................................................. 30
2.1 Giới thiệu về công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô ........................................ 30
2.1.1 Giới thiệu Tổng công ty bảo hiểm Sài Gịn-Hà Nội .................. 30
2.1.2 Giới thiệu về cơng ty Bảo hiểm BSH Kinh Đô ......................... 32
2.2

Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

tại công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô .............................................................. 37
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn trong q trình khai thác nghiệp vụ Bảo
Hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ........................................................ 37
2.2.2 Quy trình khai thác ................................................................... 39
2.2.3 Thực trạng khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại
công ty Bảo hiểm BSH Kinh Đô. .............................................................. 43
2.2.4 Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất .................................... 49
2.2.5 Đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo Hiểm Hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt tại BSH Kinh Đô .......................................................... 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BSH KINH ĐÔ ........................................... 54
3.1 Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới ....................................... 54
3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới ................... 54

SV: Nguyễn Thị Hà

iii

Lớp: CQ54/03.02



Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

3.1.2 Mục tiêu phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt trong thời gian tới. ....................................................................... 55
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi
ro đặc biệt tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô ............................................ 56
3.2.1 Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp, hiệu quả .................... 56
3.2.2 Về cơ cấu tổ chức và chính sách nguồn nhân lực ...................... 59
3.2.3 Giải pháp hợp tác ..................................................................... 60
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô ................... 60
3.3.1 Với Ban lãnh đạo công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô .................. 60
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................... 61
3.3.3. Kiến nghị đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ....................... 61
KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 64

SV: Nguyễn Thị Hà

iv

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNBH

Doanh nghiệp Bảo Hiểm

BSH

Công ty Bảo hiểm BSH Kinh Đô

STBH

Số tiền Bảo Hiểm

STBT

Số tiền bồi thường

GTBH

Giá trị bảo hiểm

GTTT

Giá trị tổn thất

GĐV

Giám định viên


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

SV: Nguyễn Thị Hà

v

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại BSH Kinh Đôtừ Quý III/ 2018Quý IV/2019 ................................................................................................ 36
Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ..... 40
Bảng 2.2.Tình hình khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại
BSH Kinh Đô (Từ quý III/2018 - quý IV/2019) ........................................... 43
Bảng 2.3 Bảng doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại
BSH Kinh Đô (Từ quý III/2018 - quý IV/2019) ........................................... 45
Bảng 2.4 Bảng doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạnvà các rủi ro đặc biệt qua các
kênh tại BSH Kinh Đô (Từ quý III/2018 - quý IV/2019) .............................. 46
Hình 2.1: Tỷ trọng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc qua các
kênh tại BSH Kinh Đô( Từ quý III/2018 - quý IV/2019) .............................. 48
Bảng 2.5: Chi phí khai thác bảo hiểm hỏa hoạn đặc biệt và các rủi ro đặc biệt
tại BSH Kinh Đô( Từ quý III/2018 - quý IV/2019) ...................................... 48


SV: Nguyễn Thị Hà

vi

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong cuộc sống và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bình
thường, con người mặc dù đã luôn đề ra các biện pháp đề phòng và ngăn ngừa
các rủi ro xảy ra, tuy nhiên rủi ro luôn là yếu tố không thể tránh khỏi. Những
rủi ro có thể xảy đến là vơ cùng đa dạng và con người khó có thể lường trước,
trong đó rủi ro về hỏa hoạn, cháy nổ là rủi ro xảy ra khá phổ biến trên thế giới
nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong những năm vừa
qua. Số vụ hỏa hoạn diễn ra vô cùng nhiều và để lại vô vàn các thiệt hại đáng
tiếc về cả con người lẫn tài sản vật chất. Để nhằm hạn chế những tổn thất gây
ra bởi hỏa hoạn thì bảo hiểm có thể được xem là một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất hiện nay. Chính vì vậy bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
được ra đời như là một như là một sự tất yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo
hiểm đa dạng của các cá nhân và tổ chức.
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt, trong quá trình thực tập tại đơn vị bảo hiểm BSH Kinh Đô, em đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác Bảo
hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo Hiểm BSH Kinh Đô”.
Trong quá trình thực tập tại Cơng ty bảo hiểm BSH Kinh Đơ, em đã

được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các anh chị thuộc phịng nghiệp vụ và
phịng kinh doanh, bên cạnh đó là sự hướng dẫn chu đáo từ giảng viên
Nguyễn Ánh Nguyệt. Do thời gian thực tập và mức độ hiểu biết còn hạn chế,
nên bài luận văn tốt nghiệp cịn rất nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong được
nhận xét, đánh giá, bổ sung từ phía các thầy cơ để bài viết của em có thể hoàn
thiện hơn nữa.

SV: Nguyễn Thị Hà

1

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu:
Bảo hiểm cháy nổ bao gồm: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm
cháy nổtự nguyện(hay còn gọi là bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt).
+ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hình bảo hiểm, bảo hiểm cho các
đối tượng: Các tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lí hợp pháp của các
đợn vị quản lí sản xuất kinh doanh dịch vụ, các tổ chức cá nhận thuộc mọi
thành phần kinh tế bao gồm: Cơng trình xây dựng, kiến trúc đưa vào sử
dụng(trừ đất đai); Sản xuất vật tư hàng hóa dự trữ trong kho; Nguyên vật
liệu, thành phẩm, bán thành phẩm; các loại hình TS khác(kho, bãi, chợ,
cửa hàng, khách sạn).
+ Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện(bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc

biệt) là loại hình bảo hiểm, bảo hiểm cho các đối tượng: bao gồm tài sản là
bất động sản và động sản(trừ phương tiện giao thông, cây trồng, vật nuôi, và
tài sản đang trong qúa trình xây dựng lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác)
Luận văn chỉ đề cập đến tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô.Đưa ra những
biện pháp để đẩy mạnh hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt( bảo hiểm cháy nổ tự nguyện)tại Công ty Bảo hiểm
BSHKinh Đơ.
-Mục đính nghiên cứu:
+Làm rõ những vấn đề lý luận về bảohiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
+ Phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạnvà các rủi ro
đặc biệt tại Cơng ty Bảo hiểm BSH Kinh Đơ.
+ Nhìn nhận, đánh giá và phát hiện những hạn chế còn tồn tại trong
quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ

SV: Nguyễn Thị Hà

2

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo
hiểm BSH Kinh Đô.
- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở lý thuyết và các số liệu
thu thập phân tích tình hình khai thác của cơng ty và từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt
+ Phương pháp so sánh: luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đánh
giá chất lượng dịch vụ thông qua sự thay đổi của các chỉ tiêu như: doanh thu,
chi phí, lợi nhuận.
- Kết cấu luận văn của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt và công tác khai thác
Chương 2:Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi
ro đặc biệt tại công ty Bảo Hiểm BSH Kinh Đô
Chương 3: Một số giải phát tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm
hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo Hiểm BSH Kinh Đô

SV: Nguyễn Thị Hà

3

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ

CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1.1Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Trong những năm gần đây, các vụ hỏa hoạn xảy ra tại Việt Nam ngày
càng nhiều và càng trở nên nghiêm trọng khi phạm vi xảy ra ngày một rộng
và tổn thất gây ra ngày càng lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các cá nhân,
cũng như các doanh nghiệp. Xuất phát từ tình hình nói trên cũng như những
nhu cầu thực tế hiện nay, Bảo hiểm được xem là một trong các lĩnh vực được
quan tâm nhiều, trong đó có bảo hiểm hỏa hoạn.
Trong thời đại ngày nay, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng phát triển thì nhu cầu tập trung, tập kết vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết
bị… cho sản xuất, hoạt động thương mại càng lớn, quy trình cơng nghệ ngày
càng tiên tiến nhưng cũng rất đa dạng và phức tạp hơn trước rất nhiều, thêm
vào đó, điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, với tình
trạng ngày càng nóng lớn của trái đất cũng chính là nguyên nhân khiến cho
các rủi ro ngày càng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là các rủi ro về hỏa hoạn ngày
càng diễn ra với quy mơ lớn, gây ra khơng ít các thiệt hại về cả người lẫn tài
sản cho các cá nhân và doanh nghiệp.
Trên thực tế, tại Việt Nam chỉ tính riêng hoả hoạn, mỗi năm nước ta
xảy ra hàng nghìn vụ hoả hoạn, cháy nổ, làm chết hoặc bị thương hàng trăm
người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng.
Và sau đây là một vài số liệu liệt kê số vụ cháy và các thiệt hại gây ra
liên quan đến cháy nổ tại Việt Nam từ 2017 đến 2019 theo thống kê của Cục
cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn( Bộ Công An).

SV: Nguyễn Thị Hà

4


Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Bảng 1.1: Tình hình Hỏa hoạn ở Việt Nam từ năm 2017 đến 2019

Thiệt hại
Năm

Số vụ

Người

Bị thương

chết

Tổn thất vật chất (Tỷ
đồng)

2017

4100

119

270


2000

2018

3000

73

163

1590

2019

2959

76

124

1057

( Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát phòng cháy,chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ năm 2017-2019)
Theo thống kê, năm 2017, cả nước xảy ra 4100 vụ cháy, làm 119 người
chết, 270 người bị thương, thiệt hại về tài sản 2000 tỷ đồng. Cháy lớn tập
trung ở cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng dễ cháy nổ, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rộng. Nguyên nhân cháy chủ yếu là do sự cố hệ thống điện
và thiết bị điện (571 vụ, 57,2%). Trong đó, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về

người chủ yếu xảy ra tại khu chung cư, nhà dân có kết cấu theo dạng nhà ống,
nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, có thể kể đến một số vụ cháy tiêu biểu
như cháy chung cư Xa La, chung cư Linh Đàm, chung cư Carina,…
Trong những năm gần đây từ 2018 đến 2019, số vụ cháy tại Việt Nam
được biểu hiện như sau:
Theo thống kê, số vụ cháy của năm 2018 giảm so với 2017 là 1100 vụ,
tương đương giảm khoảng 26.83%, cùng với đó, số người chết và bị thương
cũng giảm đáng kể, lần lượt là giảm 46 người chết và 107 người bị thương.
Tổn thất vật chất giảm 416 tỷ đồng so với 2017.
Sang đến năm 2019, tình hình hỏa hoạn diễn ra ở Việt Nam nhìn chung
có xu hướng giảm xuống. Số vụ cháy chỉ cịn 2959 vụ, làm 76 người chết,

SV: Nguyễn Thị Hà

5

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

1057 người bị thương, tổn thất vật chất giảm 533 tỷ đồng so với 2018, đây là
một dấu hiệu tương đối tích cực.
Nhận xét:
Nhìn chung: Tình hình hỏa hoạn ở Việt Nam là một vấn đề đáng báo
động, mặc dù có triển khai nhiều biện pháp đề phòng nhưng đây vẫn là một
vấn đề nhức nhối, đáng phải quan tâm và giải quyết. Trong đó, cần chú ý đến
một số điểm sau:

Tình hình cháy nhà dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn (1.352/3.088 vụ), chiếm
43,8% tổng số vụ cháy.
Hầu hết các cơng trình này đều khơng đảm bảo u cầu về an tồn
PCCC như thiếu lối thoát nạn, hệ thống thiết bị điện xuống cấp, quá tải, việc
sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không bảo đảm an tồn...; bên cạnh đó người
dân thiếu kỹ năng xử lý, kỹ năng thốt nạn khi có cháy, nổ xảy ra.
Hỏa hoạn nhiều gây hậu quả cực kì nghiêm trọng. Trước tiên là mạng
sống: Hỏa hoạn gây nên bao cái chết thương tâm và những nỗi đau thể xác
trên con người. Không chỉ vậy đối với nền kinh tế: hỏa hoạn gây tổn thất nặng
nề khi thiêu rụi toàn bộ tài sản của cá nhân của doanh nghiệp của nhà nước.
Và đặc biệt, hỏa hoạn cịn gây ơ nhiễm mơi trường cực kì nặng nề, điển hình
là vụ cháy nhà máy Rạng Đông gây phát tán lượng lớn thủy ngân đe dọa môi
trường và cuộc sống của con người.
Nguyên nhân gây cháy chủ yếu vẫn do sự cố hệ thống điện và thiết bị
điện (trên 50%); do vi phạm, sơ suất trong quá trình sử dụng lửa trần, xăng
dầu, khí đốt, hóa chất ... (trên 30%).Ngồi ra vẫn cịn rất nhiều nguyên nhân
khác có thể dẫn đến cháy.
Qua các con số đã được thống kê, chứng tỏ rằng, hỏa hoạn là rủi ro
thường xuyên xảy ra tại Việt Nam nới riêng và trên tồn thế giới nói chung,
gây ra các tổn thất và thiệt hại vô cùng lớn. Để đối phó với cháy, con người

SV: Nguyễn Thị Hà

6

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của
con người trong cơng tác phịng cháy chữa cháy, xây dựng, thiết kế nhà cửa,
các cơng trình… bằng các vật liệu an toàn, chịu nhiệt và chịu lửa tốt. Tuy
nhiên, để đối phó với cháy và những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra thì
bảo hiểm vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Bên cạnh việc tích cực
phịng cháy chữa cháy thì bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt còn được xem
là giá đỡ quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân tham gia
bảo hiểm. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm còn nhận
được các dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro, các biện pháp phịng cháy chữa
cháy từ phía người bảo hiểm
Như vậy, xuất phát từ những nhu cầu vô cùng thiết yếu của xã hội
cũng như xuất phát từ chính vai trị quan trọng của loại hình bảo hiểm cháy
nổ, Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ra đời như một nhu cầu tất
yếu khách quan.
1.1.2 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm
hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
 Trên thế giới
Vào thời kỳ trung đại rồi Phục Hưng , ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống
phịng cháy chữa cháy hữu hiệu. Khi hỏa hoạn xảy ra họ thường nhờ vào sự
giúp đỡ của phường hội.
Hiệp hội bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên ra đời tại Đức vào năm 1691 có tên
là Feuer Casse . Một thời gian ngắn sau đó, xuất hiện thêm một số cơng ty
nữa nhưng không để lại dấu ân quá sâu sắc cho tới giữa thế kỷ 17.
Đến ngày 2/3/ 1966, sau vụ cháy khủng khiếp chưa từng thấy xảy ra tại
London, nguyên nhân là do nổ khinh khí cầu Edinburg, kéo dài 7-8 ngày đêm,
thiêu huỷ hồn tồn 13.200 ngơi nhà, 87 nhà thờ…và gây ra những tổn thất
không thể cứu trợ được, Những người dân sống ở đây phần lớn khơng cịn


SV: Nguyễn Thị Hà

7

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

nhà để ở nữa, đã xảy ra cảnh khó khăn xã hội nghiêm trọng. Lúc này, người
dân Anh Quốc mới thấu hiểu được sự nguy hiểm của hoả hoạn và nhận thức
được tầm quan trọng của việc thành lập hệ thống phòng cháy chữa cháy
(PCCC) và việc bồi thường thiệt hại một cách hữu hiệu cho những người phải
gánh chịu tổn thất do hoả hoạn gây ra. Mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ
này đã khiến cho các nhà kinh doanh ở Anh phải nghĩ đến việc cộng đồng
chia sẻ rủi ro hoả hoạn. Họ hiểu ra rằng: nhất thiết phải có bảo hiểm hoả hoạn.
Và từ đó lần lượt các cơng ty bảo hiểm hoả hoạn ở Anh đã xuất hiện. Đó là
vào năm 1667, Bác sỹ khoa răng hàm mặt Nicholas Barbon đã lập ra doanh
nghiệp bảo hiểm hoả hoạn mang tên: "The Fire office" – Văn phòng bảo hiểm
cháy đầu tiên. Sau đó, một loạt các cơng ty bảo hiểm cháy khác tiếp tục ra đời
ở Anh: Amicable (1696), Sun (1713), Union (1714), London (1714)… Sau
đó, bảo hiểm cháy mở rộng ra các nước khác trên lục địa Châu Âu: ở Đức
năm 1667, Pháp năm 1686. Sang thế kỷ XVIII, nhiều công ty bảo hiểm hoả
hoạn nổi tiếng ở Mỹ cũng ra đời. Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ
là bảo hiểm tương hỗ do Benfamir Franklin và một số thành viên khác sang
lập vào năm 1752 mang tên là The Philadenphia Contributionship chuyên về
bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà cửa, Cùng với đó là một loạt các công ty bảo
hiểm lớn nhỏ khác.

 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam vào năm 1964 công ty bảo hiểm đầu tiên được thành lập
chính là Bảo hiểm Bảo Việt nhưng phải đến năm 1989, nghiệp vụ bảo hiểm
hỏa hoạn mới được triển khai theo quyết định số 06/TCQĐ vào ngày
17/01/1989 của Bộ Tài Chính. Sau một vài năm triển khai, nghiệp vụ bảo
hiểm này ngày càng phát triển. Vào năm 1990, có tới 16 cơng ty bảo hiểm
khác tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn, với giá trị bảo hiểm
lên tới 6.200 tỷ đồng. Ngày 24/04/2007 thấy rõ sự cần thiết của Bảo hiểm

SV: Nguyễn Thị Hà

8

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

cháy và các rủi ro đặc biệt, Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định
28/2007/QĐ-BTC, trong đó quy định nêu rõ biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc, quyết định này có hiệu lực từ 28/07/2007. Có thể nói, thị trường Việt
nam là một mảnh đất vô cùng màu mỡ để phát triển lĩnh vực bảo hiểm nói
chung và lĩnh vực bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng. Đặc biệt
là, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa như ngày nay, với chiến lược
mở cửa thị trường, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì việc
phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là không thể
thiếu được.
Như vậy, tiềm năng khai thác và phát triển bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi

ro đặc biệt tại thị trường Việt nam là vô cùng lớn. Trong tương lai, nghiệp vụ
này sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực dịch vụ mà các nhà bảo hiểm
trong và ngoài nước phải đặc biệt quan tâm.
1.1.3 Vai trò của Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ hỏa hoạn, làm chết và bị thương
hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt các vụ cháy
lớn ngày càng gia tăng, điển hình như trong năm 2019:
+Vào lúc 2h15 ngày 12/4/2019, tại 1 xưởng diện tích 970 m2(gồm
xưởng lạnh, xưởng làm hạt chống ẩm, kho chứa đồ gỗ, xưởng sản xuất thùng
nhựa), tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm xảy ra vụ cháy “kinh
hoàng” khiến 8 người tử vong, nguyên nhân do chập điện.
+Vào khoảng 10h sáng 17/3/2019, tại khách sạn Sao Mai(số 54 Lạch
Tray, quận Ngô Quyền), xảy ra vụ cháy lớn khi bên trong có nhiều người lưu
trú khiến 1 nhân viên nữ tử vong, nhiều người khác bị mắc kẹt.
+ Cháy nhà máy rạng đông gây phát tán lượng lớn thủy ngân: Vụ cháy
nhà kho Cơng ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đơng(số 87-89 phố Hạ
Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra lúc 18h ngày

SV: Nguyễn Thị Hà

9

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

28/8/2019, đến 3h30 ngày 29/8/2019 mới được dập tắt hoàn toàn; gây thiệt

hại hàng trăm tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc,
đèn trịn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1.6 triệu chiếc.
Hậu quả của hỏa hoạn là vơ cùng lớn, vì vậy để giảm bớt gánh nặng cho
cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước, Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
được ra đời và đóng vai trị với từng đối tượng cụ thể như sau:
Đối với cá nhân và doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng phát triển thì nhu cầu tập trung vật tư, hàng hố càng lớn, quy trình cơng
nghệ ngày càng phức tạp và những loại máy móc thiệt bị hiện đại có giá trị
lớn sẽ ngày càng phổ biến hơn. Trong khi đó khoa học kĩ thuật an toàn thường
đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện pháp an toàn thường rất thấp so với
vốn đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ngày càng
khắc nghiệt và đã khiến cho khả năng xảy ra rủi ro tai nạn nhiều hơn và mức
độ thiệt hại về người và của cũng nghiêm trọng hơn.
Hỏa hoạn không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến cho con người và tài sản
mà nó cịn để lại những thiệt hại và tổn thất khổng lồ cho các doanh nghiệp.
Trên thực tế sau khi hỏa hoạn hoạt động sản xuất không thể phát triển theo kế
hoạch kinh doanh đặt ra, các doanh nghiệp sẽ mất khoản lợi nhuận do nhà
xưởng, máy móc bị hư hại. Để tránh bị phá sản họ phải tiến hành các biện
pháp khôi phục lại sản xuất. Bên cạnh việc duy trì chỉ trả tiền lương cho nhân
cơng và thanh tốn các chi phí cố định như tiền thuê nhà xưởng, khấu hao,
điện nước lãi suất ngân hàng các doanh nghiệp còn phải thuê thêm nhân viên
làm việc thêm giờ để hoàn tất đơn đặt hàng tồn đọng… Rõ ràng những khám
phá này không được bồi thường theo đơn bảo hiểm hỏa hoạn.
Để đáp ứng được các khoản chi phí trên,nhiều doanh nghiệp đã sử dụng
các quỹ dự trữ, hoặc vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức cho vay khác, song
các phương pháp này hoàn toàn thụ động. Một biện pháp hiện nay đang khẳng

SV: Nguyễn Thị Hà

10


Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

định ưu việt với các nhà đầu tư nước ngồi đó là tham gia bảo hiểm gián đoạn
kinh doanh. Với loại hình này, các doanh nghiệp khơng những được bồi
thường tài chính cho các khoản chi phí nói trên mà cịn được bù đắp phần lợi
nhuận ròng bị mất mát mà lẽ ra họ được mà khơng bị tổn thương. Như vậy có
thể nói rằng bảo hiểm hỏa hoạn đã hạn chế được tối thiểu mức ảnh hưởng của
các rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bằng việc đóng góp một khoản phí nhỏ người được bảo hiểm có thể đầu
tư tối đa triệt để nguồn vốn nhàn rỗi cho sự phát triển hoạt động sản xuất, bởi
họ không phải trích lập quỹ dự phịng trường hợp xảy ra rủi ro và quan trọng
hơn, bên cạnh việc được bồi thường khi xảy ra tổn thất họ cịn có một tâm lý
an tâm khi tiến hành công việc kinh doanh của mình.
Tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp cịn được các Cơng ty tư vấn về
các biện pháp phịng tránh tổn thất, tăng cường biện pháp phòng Hỏa hoạn
chữa hỏa hoạn và thực hiện chính sách quản lí rủi ro nhằm đảm bảo sự an
toàn cao nhất.
Đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt ra đời đánh dấu cho sự phát triển đa dạng trong ngành bảo hiểm ở Việt
Nam. Khi nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng được
mở rộng, khoản phí thu được từ khách hàng hình thành nên quỹ bảo hiểm hỏa
hoạn lớn. Các cơng ty bảo hiểm chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong
khoản quỹ này để đảm bảo khả năng thanh tốn, số cịn lại sẽ được mang đi
đầu tư sinh lời. Các công ty đầu tư vào nhiều hạng mục khác nhau như: bất

động sản, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng,…và lợi nhuận đầu tư thu
lại rất lớn, đơi khi cịn lớn hơn lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm
mang lại. Khi mà nhận thức tham gia bảo hiểm cháy của người dân tăng cao,
nghiệp vụ này càng phát triển, góp phần tạo ra nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích

SV: Nguyễn Thị Hà

11

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

thị trường vốn phát triển. Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra bàn tay vơ hình
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh việc mang lại lợi ích trên cho các doanh nghiệp bảo hiểm hỏa
hoạn cũng đóng vai trị quan trọng trọng việc ổn định và phát triển nền kinh
tế. Bởi vì, thơng qua việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện những biện
pháp an tồn, các cơng ty Bảo hiểm góp phần hạn chế tổn thất tai nạn giúp
khách hàng của họ có điều kiện thúc đẩy, mở rộng sản xuất như mong muốn.
Mặt khác, một phần khơng nhỏ khoản phí thu được từ loại hình này được
cơng ty Bảo hiểm đóng góp vào ngân sách nhà nước để chính phủ sử dụng các
mục đích xã hội.
1.1.4 Các loại hình bảo hiểm hỏa hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm cháy nổ bao gồm 2 loại: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo
hiểm cháy nổ tự nguyện(bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt).
+ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hình bảo hiểm, bảo hiểm cho các

đối tượng: Các tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lí hợp pháp của các đợn vị
quản lí sản xuất kinh doanh dịch vụ, các tổ chức cá nhận thuộc mọi thành
phần kinh tế bao gồm: Cơng trình xây dựng, kiến trúc đưa vào sử dụng(
trừ đất đai); Sản xuất vật tư hàng hóa dự trữ trong kho; Nguyên vật liệu,
thành phẩm, bán thành phẩm; các loại hình TS khác(kho, bãi, chợ, cửa
hàng, khách sạn).
+ Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện( bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt) là loại hình bảo hiểm, bảo hiểm cho các đối tượng: bao gồm tài sản là
bất động sản và động sản( trừ phương tiện giao thông, cây trồng, vật ni, và
tài sản đang trong qúa trình xây dựng lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác)

SV: Nguyễn Thị Hà

12

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Trong phạm vi luận văn em chỉ nghiên cứu về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt( bảo hiểm cháy nổ tự nguyện) tại Công ty bảo
hiểm BSH Kinh Đô.
1.2 Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Rủi ro có thể lựa chọn để bảo hiểm
Mỗi rủi ro có thể được nêu thành tên riêng. Hầu hết, các công ty trên thế

giới đều chấp nhận áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn khi cấp đơn bảo
hiểm và lưu trữ, sử dụng số liệu các rủi ro này được đưa vào phụ lục của”
Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt”
Dùng áp dụng mẫu đơn bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tiêu
chuẩn của thị trường bảo hiểm Luân Đôn(Standard Fire and Special Perils
Policy) hay “Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt” của Việt Nam
thì rủi ro chính được bảo hiểm thì cũng là bảo hiểm hỏa hoạn. Rủi ro A cịn có
rủi ro B-nổ, C-máy bay và…rơi vào. E-nổi loạn bạo động dân sự…được coi là
các rủi ro phụ. Các rủi ro phụ đó khơng được bảo hiểm riêng mà chỉ có thể
bảo hiểm cùng với rủi ro hỏa hoạn. Các rủi ro phụ đó cũng khơng được bảo
hiểm một cách tự động mà chỉ được bảo hiểm khi khách hàng yêu cầu với
điều kiện đóng thêm phí và phải được ghi rõ trong giấy yêu cầu và chứng
nhận bảo hiểm.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số rủi ro cơ bản dễ gây hiểu lầm cịn
các rủi ro khác thì hiểu theo tên gọi của chúng:
 Hỏa hoạn
Rủi ro này thực chất bao gồm 3 phần: Hỏa hoạn, sét và nổ.

SV: Nguyễn Thị Hà

13

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Hỏa hoạn: Trong đơn Bảo hiểm hỏa hoạn tiêu chuẩn không định nghĩa rõ

thế nào là hỏa hoạn vì người ta hiểu nó theo nghĩa thông dụng nghĩa là sẽ
được coi là hỏa hoạn nếu có đủ 3 yếu tố sau đây:
- Phải thực sự có phát lửa
- Lửa đó khơng phải lửa chun dùng
- Về vật chất đám lửa phải bất ngờ ngẫu nhiên với người được bảo hiểm chứ
không phải là cố ý có chủ định của họ hoặc đồng lõa của họ. Tuy nhiên hỏa
hoạn được xảy ra do bất cẩn của người được bảo vệ vẫn thuộc phạm vi được
bồi thường
Khi có đầy đủ 3 yếu tố trên và có thiệt hại về vật chất do những nguyên
nhân được coi là hợp lý gây ra những thiệt hại đó được bồi thường dù cho là
bị hỏa hoạn.
Mặc dù không được nêu rõ trong đơn bảo hiểm hỏa hoạn nhưng những
thiệt hại do hỏa hoạn ở đây bao gồm có:
- Thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra thuộc phạm vi thuộc trách nhiệm
bảo hiểm
- Thiệt hại do nước dùng để chứa hỏa hoạn
- Thiệt hại do phá rỡ để ngăn chặn hỏa hoạn
- Thiệt hại mà người bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tài sản và
kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa
 Tuy vậy hỏa hoạn ở đây loại trừ:
- Nổ do ảnh hưởng của hỏa hoạn
- Động đất ngầm
- Tài sản bị phá hỏng hay hư hỏng do:
+ Do bị lên men hoặc tỏa nhiệt
+Q trình xử lí bằng nhiệt

SV: Nguyễn Thị Hà

14


Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Việc loại trừ này nhằm thống nhất khái niệm hỏa hoạn được dùng trong
toàn bộ đơn vị bảo hiểm bằng những rủi ro phụ riêng biệt.
Nổ: Theo rủi ro hỏa hoạn bao gồm:
Các trường hợp hỏa hoạn do nổ ngẫu nhiên được bảo hiểm như vậy ở
đây chỉ có những thiệt hại do nổ mà khơng gây hỏa hoạn vấn đề cịn lại là:
- Tổn thất và thiệt hại do nổ nhưng không gây cháy thì khơng được bồi
thường ngoại trừ trường hợp nổ nồi hơi khi phục vụ sinh hoạt, với điều kiện
vụ nổ đó khơng phải do các ngun nhân bị loại trừ
- Tổn thất do cháy xuất phát từ nổ thì được bồi thường với điều kiện là sự nổ
không phải do các nguyên nhân bị loại trừ.
- Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ hỏa hoạn: Thiệt hại ban đầu do
hỏa hoạn được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì khơng.
Sét: Theo khái niệm thông thường được áp dụng trong đơn bảo hiểm là
người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do
sét hoặc bị sét đánh gây hỏa hoạn. Tuy nhiên, cũng theo khái niệm thơng
thường thì sét đánh mà khơng phát lửa hoặc khơng phá hủy trực tiếp tài sản
trực tiếp thì khơng thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
Ở đây cần lưu ý, trừ khi tia sét phá hủy trực tiếp các thiết bị điện được
bồi thường, còn tia sét làm thay đổi dòng điện dẫn tới thiệt hại cho thiết bị
điện thì khơng được bồi thường.
1.2.1.2 Cụm rủi ro
Một trong những ngơi nhà hoặc kho tàng ngồi trời ở liền kề nhau
trong một khu vực, tách biệt với những ngôi nhà kho tàng ngồi trời khác

về khơng gian.
Các ngơi nhà hoặc kho tàng được coi là tách biệt nhau về không gian nếu
khoảng cách giữa chúng là khoảng cách tối thiểu.

SV: Nguyễn Thị Hà

15

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Khoảng cách tối thiểu là khoảng cách tính bằng chiều cao của ngơi nhà
cao nhất hoặc vượt quá 20m nếu tài sản là loại dễ hỏa hoạn và qua 10m nếu
tài sản là loại không Hỏa hoạn. Khoảng cách trên 20m được coi là tách biệt về
không gian.
1.2.1.3 Đơn vị rủi ro
Một số ngôi nhà, bộ phận của nhà kho ngoài trời liền nhau nhưng tách
biệt với các ngôi nhà, bộ phận nhà kho ngồi trời khác về khơng gian hoặc
cấu trúc.
Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về không gian khi khoảng cách giữa
các ngơi nhà hoặc nhà kho ngồi trời khác bằng vật liệu không hỏa hoạn đảm
bảo 10m.
Đối với kho ngoài trời bằng vật liệu dễ hỏa hoạn, khoảng cách đó phải
đảm bảo 20m.
Đơn vị rủi ro được coi là cách biệt nhất về mặt cấu trúc nếu các ngôi nhà
bộ phận nhà hoặc kho được ngăn cách bằng tường chống hỏa hoạn.

Phòng được ngăn cách chống hỏa hỏa hoạn nếu:
- Khơng lớn hơn 10% diện tích cả tầng căn phịng đó
- Được ngăn cách bằng tường chống hỏa hoạn
- Trần làm bằng vật liệu không hỏa hoạn.
1.2.1.4 Tường ngăn hỏa hoạn
Là tường ngăn hỏa hoạn để chia ngôi nhà hoặc nhà kho ngoài trời thành
nhiều đơn vị rủi ro
Đặc điểm xây dựng của tường ngăn hỏa hoạn:
- Tường ngăn Hỏa hoạn phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 độ
- Phải được xây kín các tầng và không được so le nhau
- Nếu mái nhà là loại khó Hỏa hoạn thì tường ngăn Hỏa hoạn phải cách
mái nhà ít nhất là 30m

SV: Nguyễn Thị Hà

16

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

- Nếu có các cấu kiện khác nằm trong tường ngăn Hỏa hoạn phân độ dầy
còn lại cũng phải đám bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu
- Không được để vật liệu cấu kiện dễ Hỏa hoạn vắt quanh qua tường
ngăn Hỏa hoạn
- Tường ngăn hỏa hoạn phải được xây cách lỗ hở trên mái ít nhất 5m
1.2.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.2.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểmbao gồm tài sản là bất động sản và động sản( trừ
phương tiện giao thông, cây trồng, vật nuôi, và tài sản đang trong quá trình
xây dựng lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác)
Cụ thể đối tượng bảo hiểm như sau:
+ Cơng trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai)
+ Máy móc thiết bị phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh
+ Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho
+ Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất
+ Các loại tài sản khác
1.2.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm
Rủi ro cơ bản:
- Hỏa hoạn(do cháy nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác) nhưng loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
+ Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt hoặc chịu tác
động của một quá trình sử lý nhiệt.
+Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi
cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy rừng với mục đích làm
sạch ruộng đồng, đất đai dù ngẫu nhiên hay không.

SV: Nguyễn Thị Hà

17

Lớp: CQ54/03.02


Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

- Sét đánh: Chỉ bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực
tiếp lên đối tượng bảo hiểm(làm biến dạng hoặc gây hỏa hoạn cho tài sản đó).
- Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ
sinh hoạt nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc
các biến động khác của thiên nhiên.
Rủi ro đặc biệt( Rủi ro phụ)
Là những rủi ro từ bên ngồi, độc lập khơng nằm trong rủi ro cháy
nhưng có thể được lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm cháy.
- Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các
phương tiện đó rơi vào tài sản được bảo hiểm gây thiệt hại.
- Gây rối, đình cơng, bãi cơng, sa thải.
- Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn vào do hậu
quả của động đất và núi lửa phun.
- Giông bão, lũ lụt, mưa đá.
- Vỡ hay tràn nước từ các từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc
đường ống dẫn nước.
- Hành động ác ý nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng
thực hiện hành động trộm cắp.
Rủi ro không được bảo hiểm
Trong bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, bên cạnh các rủi ro được bảo hiểm
đều có các điểm loại trừ. Mặc dù người bảo hiểm cố gắng đáp ứng yêu cầu
của khách hàng bằng việc mở rộng những rủi ro được bảo hiểm nhưng khơng
phải tất cả các rủi ro có thể lựa chọn đều được người bảo hiểm chấp nhận.
Tuy nhiên vẫn có một số điểm loại trừ có thể thương lượng được, người bảo
hiểm tùy theo mức độ rủi ro mà thay đổi mức phí. Song những điểm loại trừ
nêu dưới đây được áp dụng cho mọi rủi ro:

SV: Nguyễn Thị Hà


18

Lớp: CQ54/03.02


×