Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại PVI hà thành thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 67 trang )

Luận văn tốt nghiệp

i

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
Cơng ty Bảo hiểm PVI Hà Thành.
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn
Đặng Thùy Linh

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

ii

Học viện Tài chính

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM THIỆT
HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI ................................................................... 3
1.1.Khái quát về bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới .............................. 3
1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.......................... 3
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới ................................. 5
1.1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới .................. 6
1.2. Công tác khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới ................. 18
1.2.1. Vai trò của công tác khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới .. 18
1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới .................. 19
1.2.3. Các kênh khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới ................... 20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại vật
chất xe cơ giới….. ........................................................................................ 21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CP BẢO HIỂM
PVI HÀ THÀNH ........................................................................................ 26
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty bảo hiểm PVI ............................... 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 29
2.2. Giới thiệu về công ty bảo hiểm PVI Hà Thành .................................. 29
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 29
2.2.2.Cơ cấu và tổ chức ................................................................................ 30
2.2.3. Tình hình kinh doanh tại cơng ty bảo hiểm PVI Hà Thành ................. 31
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01



Luận văn tốt nghiệp

iii

Học viện Tài chính

2.3.Thuận lợi và khó khăn đối với việc khai thác bảo hiểm thiệt hại vật
chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành ................................. 33
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 33
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 35
2.4 . Thực trạng khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại công
ty bảo hiểm PVI Hà Thành ........................................................................ 37
2.4.1. Thực hiện quy trình khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại
công ty bảo hiểm PVI Hà Thành .................................................................. 37
2.4.2. Kết quả khai thác bảo hiêm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo
hiểm PVI Hà Thành...................................................................................... 42
2.5. Đánh giá hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành .......................................................... 46
2.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 46
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 48
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG
TY BẢO HIỂM PVI HÀ THÀNH ............................................................. 50
3.1. Định hướng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành ................................................... 50
3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại
vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành ........................... 51
3.2.1. Chú trọng công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động khai thác bảo hiểm

thiệt hại vật chất xe ô tô................................................................................ 51
3.2.2. Đa dạng hóa kênh khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ơ tơ. ......... 52
3.2.3. Nâng cao tính tn thủ các quy định, quy trình khai thác bảo hiểm thiệt
hại vật chất xe ô tô của cán bộ kinh doanh.................................................... 53
3.2.4. Nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm ................................. 53
3.2.5. Về công tác đào tạo và quản lí cán bộ ................................................. 54
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

iv

Học viện Tài chính

3.2.6. Một số giải pháp khác ......................................................................... 55
3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 55
3.3.1. Về phía Nhà nước ............................................................................... 55
3.3.2. Về phía Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ................................................ 57
KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................... 59

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp


v

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PVI

Tổng cơng ty bảo hiểm dầu khí

BHTHVCXCG Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

GCNBH

Giấy chứng nhận bảo hiểm

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp


vi

Học viện Tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng nhân viên trong công ty giai đoạn 2017-2019 ........................ 31
Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm của PVI Hà Thành theo từng nghiệp vụ ( 20172019) ..................................................................................................................... 32
Bảng 2.3: Kết quả khai thác BHTHVCXCG tại PVI Hà Thành ............................ 43
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu phí BHTHVCXCG của PVI Hà Thành ................... 44
Bảng 2.5: Tình hình xe ô tô tham gia BHTHVCXCG tại PVI Hà Thành so với số xe
lưu hành tại VN và số lượng xe tái tục bảo hiểm tại PVI Hà Thành( 2017-2019) ... 45

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

1

Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xe cơ giới là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của
con người ngày nay. Đây vừa là phương tiện đi lại vừa là công cụ để kinh
doanh. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của người dân càng nâng
cao thì nhu cầu về phương tiện này càng lớn. Hiện này, số lượng xe máy và số

lượng ô tô ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Với khí hậu mưa nhiều, bão lũ,
ngập úng xảy ra liên tục như ở Việt Nam, giao thông phức tạp, chuyện hỏng
xe chết máy, tai nạn giao thông xảy ra là điều không hiếm. Điều này gây thiệt
hại không nhỏ về kinh tế cho chủ nhân của chiếc xe máy hay ô tô. Để giúp đỡ
phần nào mọi người thốt khỏi tình trạng khó khăn, giảm thiểu chi phí sửa
chữa xe, chính vì vậy mà bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới ra đời.
Cũng như các loại hình dịch vụ khác, muốn thu hút khách hàng tham gia
bảo hiểm thì khâu khai thác phải được tổ chức và thực hiện một cách chuyên
nghiệp và hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này tại công ty bảo
hiểm PVI Hà Thành còn nhiều hạn chế và bất cập. Muốn vươn lên chiếm vị
trí cao, khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường, thu hút khách hàng quan
tâm đến sản phẩm của mình thì cần phải có sự thay đổi, hồn thiện hơn nữa
việc kinh doanh này. Xuất phát từ thực trạng trên, em xin viết đề tài: “ Hoạt
động khai thác BH thiệt hại vật chất xe cơ giới tại PVI Hà Thành - Thực
trạng và giải pháp”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác khai thác bảo hiểm thiệt hại vật
chất xe cơ giới
- Mục tiêu nghiên cứu: hướng vào 3 nội dung:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

2


Học viện Tài chính

+ Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại
công ty bảo hiểm PVI Hà Thành
+ Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại
vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành
- Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động khai
thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại cơng ty bảo hiểm PVI Hà
Thành. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động khai
thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành
trong thời gian tiếp theo.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tại công ty bảo hiểm PVI Hà Thành trong khoảng thời gian từ năm 20172019
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu, so sánh dựa trên tình hình
hoạt động của cơng ty
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM THIỆT
HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI
HÀ THÀNH
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG
TY BẢO HIỂM PVI HÀ THÀNH

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01



Luận văn tốt nghiệp

3

Học viện Tài chính

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM
THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1.

Khái quát về bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Hiện nay đất nước ta đã và đang phát triển theo xu hướng nền kinh tế
thị trường, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế. Chính vì thế vần đề giao
thơng vận tải ln được đặt lên hàng đầu. Ngành giao thông vận tải vốn là
một trong những ngành then chốt của hệ thống phát triển kinh tế, xã hội ở
nước ta và còn là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển. Có rất nhiều
hình thức vận chuyển được sử dụng nhưng phù hợp với địa lý, kinh tế xã hội
thì giao thơng đường bộ vẫn là hình thức phổ biến vì những ưu thế riêng
Tổng chiều dài đường bộ của Việt Nam khoảng 180.000 km, trong đó
có trên 90 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 15.065 km, tỉnh lộ 35.225 km,
huyện lộ 129.259 km, đường đô thị 6.650 km, còn lại là đường xã trên
130.000. Theo báo cáo quy hoạch phát triển đường bộ Việt Nam đến năm
2020, mặc dù hệ thống đường bộ được cải thiện rõ rệt nhưng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ vẫn yếu kém, lạc hậu, chất lượng đường nói chung cịn
thấp, các tuyến đường có chất lượng tốt chỉ mới tập trung cho những cơng
trình quan trọng, cấp bách. Tại Việt Nam tỷ trọng đường cao tốc, đường có

tiêu chuẩn kỹ thuật cao còn thấp so với khu vực và quốc tế, hệ thống đường
địa phương, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, không đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của người dân địa phương. So với các
nước trong khu vực, mật độ đường bộ nước ta còn thấp, tỷ lệ trải mặt mới đạt
khoảng 31,2% trong khi tỷ lệ này của Malaysia đạt 81,32%, Hàn Quốc đạt
76,82%, Trung Quốc đạt 81,62%, Nhật Bản đạt 77,7% và Thái Lan đạt
98,5%.

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

4

Học viện Tài chính

Lưu hành bằng phương tiện xe cơ giới trên đường bộ khơng cịn xa lạ
với Việt Nam. Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn vì vận chuyển bằng xe cơ
giới đem lại hiệu quả và phù hợp với điều kiện của đất nước ta hơn so với các
phương tiện khác. Theo số liệu từ Bộ giao thông vận tải, riêng xe máy, từ năm
1990 đến năm 2018, xe máy đã tăng khoảng 48 lần, từ hơn 1.209.000 xe lên
gần 58.170.000 xe, tính đến tháng 2 năm 2020 , số lượng ô tô đang lưu hành
là 3.553.700 xe
Tuy vậy, xe cơ giới cũng có những nhược điểm như độ an toàn cho
người và phương tiện là khơng cao, có thể dẫn tới tổn thất lớn, trong khi hệ
thống đường bộ nước ta còn xấu, chất lượng mặt đường khơng đồng đều.
Thêm vào đó là ý thức của người tham gia giao thơng cịn chưa cao. Gây ra

nhiều vu tai nạn giao thông và hậu quả rất nghiêm trọng
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ( 2015-2019)
Năm

Số vụ tai nạn

Số người chết

Số người bị
thương

2015

22.827

8.727

21.069

2016

21.589

8.685

6.180

2017

20.280


8.279

5.587

2018

18.736

8.248

14.802

2019

17.626

7.624

13.624

(Nguồn: Cục cảnh sát giao thông đường bộ)
Qua các số liệu thống kê từ các báo thu thập được ở Cục cảnh sát giao
thông đường bộ, đường sắt rồi đến Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia… thì
cho thấy tình hình các vụ tai nạn giao thơng qua các năm có xu hướn giảm
dần. Tuy nhiên đây vẫn là những số lượng lớn, những vụ tai nạn xảy ra đều là
những vụ hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề tới người và phương tiện
tham gia giao thông.

SV: Đặng Thùy Linh


Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

5

Học viện Tài chính

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những vụ tai nạn trên là do
chính những người tham gia giao thơng, vi phạm luật lệ an tồn giao thơng,
thiếu hiểu biết về luật an tồn giao thơng đường bộ, văn hóa giao thơng q
kém,uống rượu bia khi tham gia giao thơng.. Bên cạnh đó cịn có những
ngun nhân khác như: độ an tồn của phương tiện thấp, cơ sở hạ tầng không
đảm bảo an tồn.. Trong những ngun nhân trên thì lỗi của người điều khiển
xe cơ giới tham gia giao thông là 78,4%
Thiệt hại về xe cơ giới gây ra là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
chủ phương tiện tham gia giao thơng mà ảnh hưởng đến tồn xã hội. Làm cho
chủ xe bị thương dẫn để tử vong, thương tật vĩnh viễn hay tạm thời, ảnh
hưởng lớn đến tình hình tài chính cũng như làm gián đoạn hoạt động sản xuất
kinh doanh của họ. Và tiếp theo đó là cuộc sống của gia đình, người thân, con
cái của họ cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
cơ giới ra đời như là một tất yếu khách quan đáp ứng được nhu cầu của chủ
xe cũng như nhu cầu của toàn xã hội.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
1.1.2.1. Đối với chủ xe cơ giới
Đối với chủ xe là người trực tiếp tham gia điều khiển phương tiện tham gia
giao thông. Việc tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới có tác dụng
rất lớn:

Khi tai nạn xảy ra, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ
chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra thuộc phạm vi trách
nhiệm của nhà bảo hiểm. Giúp các chủ xe khắc phục khó khăn về mặt tài
chính. Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh ít bị gián đoạn, tài sản, hàng hóa
được đảm bảo giúp họ ổn định cuộc sống và sản xuất. Không chỉ bù đắp được
về mặt vật chất mà các chủ xe còn được bù đắp về mặt tinh thần, giúp họ
giảm bớt được những lo âu căng thẳng khi rủi ro xảy ra. Vì rủi ro đã được

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

6

Học viện Tài chính

chuyển một phần cho nhà bảo hiểm. Không những cuộc sống của bản thân
chủ xe được ổn định mà còn của cả con cái và người thân của họ.
1.1.2.2. Đối với công ty bảo hiểm
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới góp phần làm tăng doanh thu
cũng như lợi nhuận cho công ty bảo hiểm ( tuy chỉ là một loại hình nghiệp vụ
nhưng cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh thu của tồn cơng ty)
1.1.2.3. Đối với xã hội
- Tích cực ngăn ngừa và góp phần giảm thiểu tai nạn, hạn chế tổn thất khi rủi
ro xảy ra vì cơng tác triển khai nghiệp vụ này ln đi kèm với công tác quảng
cáo, tuyên truyền giúp mọi người nhận biết được vai trò khi tham gia bảo
hiểm vật chất xe cơ giới và những rủi ro bất ngờ cũng như thiệt hại có nguy

cơ xảy ra với chiếc xe của mình. Do vậy mà họ có ý thức tự giác chấp hành
nghiêm chỉnh luật an toàn giao thơng đường bộ vì lợi ích trước hết của chính
bản thân họ. Bên cạnh đó việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất
xe cơ giới cũng đi liền với việc giúp các cá nhân tổ chức tăng cường cơng tác
đề phịng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu rủi ro đến mức có thể.
- Góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước để từ đó nhà nước có điều
kiện đầu tư trở lại nền kinh tế, nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao
thơng, đảm bảo an tồn cho người tham gia giao thông
1.1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
1.1.3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
* Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản, có
đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe còn giá trị được phép lưu hành trên
lãnh thổ mỗi quốc gia.
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và
có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các
loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người, xe ô
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

7

Học viện Tài chính

tơ chở hàng hóa, xe ơ tơ vừa chở người vừa chở hàng hóa và các loại xe
chuyên dụng khác.

Đối với xe mô tô người ta tiến hành bảo hiểm vật chất thân xe, đối với xe ơ
tơ các loại có thể bảo hiểm tồn bộ và cũng có thể bảo hiểm tổng thành của
chiếc xe.
Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉ
khai thác bảo hiểm đối với xe ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mơ tơ. Vì vậy
nội dung được đề cập trong các phần dưới đây chủ yếu liên quan tới đối tượng
bảo hiểm là xe ô tô.
Xe ô tô được cấu tạo từ nhiều chi tết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau.
Kỹ thuật xe ô tô chia các bộ phận chi tiết về xe thành nhiều cụm tổng thành.
Thông thường xe ô tô bao gồm 7 cụm tổng thành là:
- Tổng thành thân vỏ xe
- Tổng thành động cơ
- Tổng thành hộp số
- Tổng thành cầu chủ động
- Tổng thành trục trước
- Tổng thành hệ thống lái
- Tổng thành lốp
Ngồi ra với ơ tơ chun dùng tùy loại, cịn bao gồm các tổng thành khác
như: xúc, nâng…
Để có thể trở thành đối tượng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt
hại vật chất xe cơ giới, những chiếc xe này cần phải đảm bảo những điều kiện
về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành: chủ xe phải được cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định
về an tồn kỹ thuật và mơi trường.
* Phạm vi bảo hiểm
Rủi ro có thể được bảo hiểm
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01



Luận văn tốt nghiệp

8

Học viện Tài chính

Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành xe cơ giới rất đa dạng, chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố. Từ những yếu tố khách quan như là thời tiết, địa hình, chất
lượng đường xá cho đến những yếu tố chủ quan từ phía chủ xe, lái xe, người
tham gia giao thơng tình trạng quản lý, bảo dưỡng xe của chủ xe, ý thức, kỹ
năng, kinh nghiệm của lái xe…
Trước hàng loạt rủi ro tai nạn , việc xác định phạm vi bảo hiểm và quy định
loại trừ trong những mẫu đơn bảo hiểm có thể có những điểm khác biệt, ở đây
chỉ trình bày vấn đề này từ phương diện đảm bảo yêu cầu về mặt pháp lý và
kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Rủi ro có thể được bảo hiểm,
bảo gồm các rủi ro sau đây:
- Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe ( tai nạn giao
thông) : đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực…
- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác ( cháy, nổ..)
- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên ( bão, lũ lụt, sạt lở, sét,
động đất, mưa đá….)
- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội ( mất cắp, đập phá…)
Thông thường, các rủi ro được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm hiện nay
được chia thành 2 phần : phần được bảo hiểm mặc nhiên và phần được bảo
hiểm khi có thỏa thuận riêng ( các điều khoản bổ sung). Các điều khoản bảo
hiểm bổ sung trong các đơn bảo hiểm xe cơ giới hiện nay ( phần mở rộng
phạm vi bảo hiểm ) bao gồm nhiều loại như: BH mất cắp bộ phận, BH tai tạn
ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, BH thủy kích… Khi khách hàng có nhu
cầu bảo hiểm cho nhóm rủi ro mở rộng này, họ có thể yêu cầu người bảo hiểm

cung cấp và chấp nhận nộp thêm phí.
Các loại rủi ro loại trừ
- Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên,
khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong
việc sử dụng, quản lý, bảo dưỡng xe như:
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

9

Học viện Tài chính

+ Hao mịn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư
hỏng thêm do sửa chữa
+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu nhanh, điều
hòa nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.
- Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng của rủi ro
tăng lên:
+ Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe
+ Lái xe khơng có bằng lái hoặc bằng lái không hợp lệ
+ Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc chất kích thích
trong khi điều khiển xe
+ Xe khơng có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ
+ Xe chở chất cháy, nổ trái phép
+ Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử
- Loại trừ rủi ro có tính “ chính trị” với hậu quả lan rộng: Chiến tranh
- Những quy định loại trừ khác. Chẳng hạn như loại trừ những thiệt hại gián
tiếp, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam ( trừ trường hợp
có thỏa thuận riêng). Loại trừ những thiệt hại do mất cắp bộ phận của xe. Vấn
đề này tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm, và những
yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm.
- Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, mất giảm
thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác
Ngồi ra, cơng ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc tồn bộ số tiền bồi
thường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:
Một là, Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu về
đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

10

Học viện Tài chính

Hai là, Khi xảy ra tai nạn, không thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm,
không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự ý tháo
dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ba là, Không làm các thủ tục bảo lưu quyền địi người thứ ba có lỗi trong việc
gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm.

1.1.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
* Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời
điểm tham gia bảo hiểm.
Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây
là cơ sở để bồi thường. Tuy nhiên, giá xe trên thị trường bảo hiểm ln có
những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thơng nên
đã gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe. Trong thực tế, các công ty bảo
hiểm thường dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe:
-Loại xe
- Năm sản xuất
-Mức độ mới, cũ của xe
- Thể tích làm việc của xi lanh
Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi
nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của chiếc xe tham gia bảo
hiểm. Quy trình này sẽ được thực hiện như sau:
- Chủ xe khai báo giá trị xe yêu cầu được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo
hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xác nhận
tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe này trong tình
trạng như thế nào. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ xe thảo luận để
xác định giá trị của xe, trong những trường hợp cụ thể doanh nghiệp bảo hiểm

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp


11

Học viện Tài chính

cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quá trình mà
người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó.
Đối với những xe mới, bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị của
chúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào một
trong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm:
- Giấy tờ, hóa đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với người
mua, hoặc giữa người bán nước ngồi với người nhập khẩu.
- Hóa đơn thu thuế trước bạ
Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau:
GTBH= CIF*(100% + T1)*( 100% +T2)
Trong đó: T1 là thuế suấ nhập khẩu
T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm địi hỏi
nhiều cơng đoạn phức tạp hơn so với xe mới. Việc xác định giá trị của xe
được căn cứ theo các yếu tố sau:
- Giá mua xe lúc đầu
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất
lượng tương đương
- Tình trạng hao mịn thực tế của xe. Sự hao mịn của xe được tính tốn trên
cơ sở sau: Số km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử dụng xe,
mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thường xuyên hoạt
động….
- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngồi của xe trên thực tế. Căn cứ vào
các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến
thống nhất về giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên việc xác định giá trị bảo hiểm này
không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác.Giá trị bảo hiểm

của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác hợp lý.

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

12

Học viện Tài chính

Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một số
doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại
xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh….
- Số tiền bảo hiểm
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe cơ giới thành
các tổng thành. Dựa vào cơ sở phân chia đó, cơng ty bảo hiểm có thể bảo
hiểm cho toàn bộ giá trị chiếc xe, bảo hiểm cho một phần giá trị của xe hoặc
bảo hiểm bộ phận cho chiếc xe được bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm tồn bộ giá trị thì số tiền bảo hiểm được xác định
căn cứ vào giá trị thực tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là trường
hợp bảo hiểm đúng giá trị. Như vậy để đảm bảo cho quyền lợi của doanh
nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thì việc xác định giá trị thực tế
của xe có ý nghĩa rất quan trọng.
Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm dưới giá trị cũng được doanh
nghiệp bảo hiểm chấp nhận, tuy nhiên thường kèm theo quy định về tỷ lệ tối
thiểu giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Đối với xe tham gia bảo hiểm
dưới giá trị, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ lệ

được áp dụng để xác định số tiền bồi thường.
Trên thực tế, khơng ít chủ xe khi tham gia bảo hiểm một hoặc một số tổng
thành cho chiếc xe của mình. Trong số các tổng thành của xe thì tổng thành
thân vỏ xe thường chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất bởi những hậu quả của những vụ tai nạn vì thế nếu chọn một tổng
thành để tham gia bảo hiểm thì chủ xe chọn tổng thành này. Đối với trường
hợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm được xác định căn
cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị của toàn bộ xe (
tỷ lệ này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận so với giá trị của từng
loại xe ).
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

13

Học viện Tài chính

Ngồi việc bảo hiểm cho phần thiệt hại vật chất xảy xe đối với chiếc xe
được bảo hiểm, người bảo hiểm cịn có thể đảm bảo cho một số chi phí liên
quan như là chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe, kéo xe từ nơi tai nạn tới
nơi sửa chữa, chi phí giám định tổn thất.
- Phí bảo hiểm
Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, được xác định
bằng cơng thức sau:
P=Sb*R

Trong đó: P là phí bảo hiểm
Sb là số tiền bảo hiểm
R: tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với
tỷ lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có
thời hạn dưới một năm.
Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phương pháp
thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trung bình/1
tổn thất và định mức quản lý chi phí của người bảo hiểm. Tuy nhiên, việc tính
mức phí cụ thể cho các hợp đồng, phải bao quát được mọi yếu tố ảnh hưởng
lớn đến khả năng phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm. Phương pháp
tính phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của nhiều công ty bảo hiểm trên
thế giới, luôn dựa vào một số yếu tố cơ bản sau:
Một là, những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe,
gồm có:
+ Loại xe ( xác định bởi mác và năm sản xuất.. ) Loại xe sẽ liên quan đến
trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay
thế….
+ Mục đích sử dụng xe
+ Phạm vi địa bàn hoạt động
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

14

Học viện Tài chính


+ Thời gia xe đã qua sử dụng, giá trị xe
Hai là, những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều khiển
xe:
+ Giới tính, độ tuổi của lái xe
+ Tiền sử của lái xe ( liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi
phạm luật lệ an tồn giao thơng )
+ Kinh nghiệm của lái xe
+ Q trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm
Ba là, việc tính phí bảo hiểm cịn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo
hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe. Cơ chế
thưởng bằng việc giảm phí cũng được áp dụng như một biện pháp giữ khách
hàng. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí bảo hiểm của các cơng ty bảo hiểm nhìn
chung đều có sự phân biệt giữa xe mô tô và xe ô tô, giữa cách thức bảo hiểm
tồn bộ và bộ phận xe. Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp
mở rộng phạm vi bảo hiểm ( ví dụ cho rủi ro mất cắp tồn bộ phận xe, bảo
hiểm khơng khấu trừ, khấu hao thay mới, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm thủy
kích, bảo hiểm chọn xưởng… ) trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng
lên và theo số năm xe đã qua sử dụng.
1.1.3.3. Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo
hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm. Cơng ty bảo hiểm
phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới thường bao gồm những nội
dung sau:
- Quy tắc bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
- Giấy yêu cầu bảo hiểm
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
SV: Đặng Thùy Linh


Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

15

Học viện Tài chính

- Các điều khoản bổ sung cho bản hợp đồng
- Hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Trên thực tế hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới chính là đơn
bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Thông thường trong giấy chứng
nhận bảo hiểm vật chất xe của hầu hết các cơng ty bảo hiểm khơng chỉ có
phần dành riêng cho bảo hiểm vật chất xe mà cịn có phần bảo hiểm tai nạn
đối với người ngồi trên xe, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
vì khi đã có nhu cầu mua bảo hiểm vật chất xe thì các chủ xe thường muốn
mua kết hợp cả 3 loại hình trên.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảo
hiểm. Chủ xe phải thanh tốn đủ phí bảo hiểm trước khi công ty bảo hiểm cấp
giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ mà
không thông báo với công ty bảo hiểm, thỏa thuận lại ấn định lại hợp đồng
đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên chấm dứt hiệu lực cho đến khi chủ
xe tiếp tục đóng phí bảo hiểm.
Khi chủ xe yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, thì phải
thơng báo cho cơ quan bảo hiểm trước 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp
đồng. Nếu hợp đồng được hai bên thỏa thuận chấm dứt thì cơng ty bảo hiểm
hồn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian cịn lại với điều kiện

trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nếu trong thời gian bảo hiểm công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm trước thời hạn thì cơng ty bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe bằng
văn bản trước 15 ngày và hồn lại phí bảo hiểm cho chủ xe tương ứng với
thời gian còn lại của hợp đồng.
1.1.3.4. Giám định và bồi thường tổn thất
- Giám định tổn thất
Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.Trình
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

16

Học viện Tài chính

tự của các bước công việc được tiến hành như sau.
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ tai nạn
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện cho chủ xe cần thông báo
ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện của cơng ty
bảo hiểm gần nhất về tình hình tai nạn, đồng thời chủ xe, lái xe phải thực hiện
các biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể gia tăng.
Bước 2: Giám định tổn thất
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng
chủ phương tiện tiến hành giám định ban đầu để xác định thiệt hại sơ bộ .
Việc giám định chi tiết thiệt hại của xe được công ty bảo hiểm và chủ xe
thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa. Sau khi đã xác định được một cách

chi tiết về những thiệt hại xảy ra , hai bên sẽ xây dựng phương án sửa chữa,
xác định rõ từng bộ phận cần phải thay thế hoặc sửa chữa tùy theo mức độ hư
hỏng và khả năng phục hồi của những bộ phận hư hỏng đó.
Bên cạnh đó doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp của các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến chiếc xe bị tai nạn như: Giấy
chứng nhận bảo hiểm, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận an tồn kỹ thuật và
mơi trường, bằng lái xe của người điều khiển xe.
Trong quá trình giám định, nhất thiết phải có mặt của cả đại diện doanh
nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm. Nhân viên giám định bảo hiểm
phải chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra tai nạn, đồng thời phối hợp với công an
để thu thập tư liệu, sau đó lập biên bản giám định.
- Bồi thường tổn thất
Trước khi bồi thường cho chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành thực
hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường
Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau:
- Giấy yêu cầu bồi thường
SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

17

Học viện Tài chính

- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm

+ Giấy đăng ký xe
+ Giấy phép lái xe
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm kiểm định an tồn kỹ thuật và mơi trường
+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với các loại xe tham gia vận tải hành khách
hoặc hàng hóa
- Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan công an
- Quyết định của tịa án( nếu có)
- Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ 3 khác ( nếu có )
- Các chứng từ chứng minh thiệt hại vật chất của phương tiện, bao gồm các
loại giấy tờ sau:
+ Biên bản giám định thiệt hại
+ Các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện
Bước 2: Xác định cơ sở để tính tốn thiệt hại
Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theo các cơ
ở sau đây:
- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà hai bên đã thỏa
thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất các điều
khoản sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn.
- Căn cứ vào khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chi phí đề
phịng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơi sửa chữa.
- Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe ( tham gia bảo hiểm
toàn bộ, tham gia bảo hiểm bộ phận hay tham gia bảo hiểm dưới giá trị và
xem xét chủ xe có tham gia thêm các điều khoản mở rộng hay khơng.
- Căn cứ vào các khoản địi bồi thường từ người thứ 3 gây nên tai nạn
Bước 3: Trình tự và cách tính tốn bồi thường

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01



Luận văn tốt nghiệp

18

Học viện Tài chính

Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo
hiểm. Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm được tính theo cơng thức sau:
Thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm= Tổng chi phí sửa chữa hợp lý đã thống
nhất + Các khoản chi phí được chấp nhận bồi thường – Chi phí sửa chữa thiệt
hại khơng thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
Hai là: Tính tốn số tiền bồi thường
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ ( đúng giá trị thực tế ) thì số tiền bồi
thường bằng với giá trị thiệt hại thực tế
- Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứ theo
giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm
- Nếu xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xác định:
Số tiền bồi thường= Giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm của bảo hiểm*
(Số tiền bảo hiểm/Giá trị bảo hiểm)
Trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vi phạm những quy định trong
hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ một phần của
khoản tiền bồi thường. Trên thực tế việc giải quyết bồi thường có thể áp dụng
theo 3 cách sau:
- Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khơi phục lại xe
- Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại
- Bồi thường tồn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe
1.2. Công tác khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
1.2.1. Vai trò của công tác khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới

Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm, có
ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiễm nói chung và
từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt
động kinh doanh bảo hiểm là “lấy số động bù số ít" nhằm tạo lập nguồn quỹ

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


Luận văn tốt nghiệp

19

Học viện Tài chính

đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt
khẩu khai thác.
Khai thác bảo hiểm tức là bán các sản phẩm bảo hiểm. Mà trong kinh
doanh việc bán được nhiều hay ít sản phẩm sẽ quyết định đến kết quả kinh
doanh.
Với sản phẩm bảo hiểm - sản phẩm vơ hình thì khẩu khai thác có ý nghĩa
tới chất lượng sản phẩm, làm cho mọi người biết đến sản phẩm của doanh
nghiệp bảo hiểm. Nó có mối quan hệ chặt chẽ, quyết định đến công tác đề
phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường.
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ phổ biến ở bất kỳ
một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nào. Đây là một sản phẩm rất thiết thực
cho cuộc sống hàng ngày, liên quan đến tài sản hữu hình của người sử dụng
đó là các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên đây là một hình thức bảo hiểm tự
nguyện, mà nhiếu người chưa thấy được lợi ích của nó. Do đó, vai trị của

cơng tác khai thác ở đây ngoài việc tăng số lượng hợp đồng cho doanh nghiệp
bảo hiểm nó cịn giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của sản phẩm bảo hiểm
thiệt hại vật chất xe cơ giới và chấp nhận hợp đồng bảo hiểm. Công tác khai
thác bảo hiểm cũng ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm.
Vì vậy, để cơng ty có thể tồn tại cũng như cạnh tranh được với các công ty
bảo hiểm khác thì phải thực hiện tốt cơng tác khai thác.
1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Muốn triển khai và phát triển một loại hình bảo hiểm thì khẩu khai thác
nghiệp vụ là yếu tố tiên quyết vì khai thác là khâu đầu tiên trong quy trình
uiển khai sản phẩm bảo hiếm, đưa sản phâm đến với khách hàng, thu hút
khách hàng. Chỉ có tiến hành khai thác tốt thì mới thực hiện tiếp được các
khâu tiếp theo và đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm là
"số đơng bù số ít".

SV: Đặng Thùy Linh

Lớp:CQ54/03.01


×