Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG THỊ PẰNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI NGỌT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Ngun, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG THỊ PẰNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI NGỌT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo

Thái Nguyên, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày..…tháng..…năm 2020
Sinh viên

Giàng Thị Pằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong tồn bộ chương trình học
tập và thực hành của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, và trung cấp
chuyên nghiệp. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành
trồng trọt, em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Trực tiếp
thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất rau cải ngọt từ khâu
chuẩn bị gieo hạt tới lúc thu hoạch.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm khoa

Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các quý thầy cô, các anh chị và các bạn ở trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là thầy cô PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng và ThS. Nguyễn
Thị Mai Thảo - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Qua đây em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu của thầy cô cùng anh chị và
tất cả các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…..tháng……năm 2020
Sinh viên

Giàng Thị Pằng


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại rau .................................... 7
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2018 ... 18
Bảng 2.3. Kinh ngạch xuất nhập khẩu rau quả giai đoạn năm 2013 - 2018 ... 20
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cây thực phẩm từ năm 2015 - 2017 ................. 22
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian đến thời gian sinh trưởng giống rau cải
ngọt ............................................................................................. 29
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống rau cải ngọt ................................................................. 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến tăng trưởng đường kính tán giống rau
cải ngọt ........................................................................................ 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tăng trưởng số lá trên cây giống rau

cải ngọt ........................................................................................ 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống rau cải ngọt .......... 36
Bảng 4.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của rau cải ngọt cho 1 ha .......... 38
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại giống rau cải ngọt ..................................... 41


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
giống rau cải ngọt ..................................................................... 31
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính
tán giống rau cải ngọt................................................................ 33
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên
cây giống rau cải ngọt ............................................................... 35
Biểu đồ 4.4. Mối quan hệ hồi quy tuyến tính giữa khối lượng trung bình cây
đến năng suất rau cải ngọt ........................................................ 39
Biểu đồ 4.5. Mối quan hệ tuyến tính giữa số lá trên cây đến năng suất giống
rau cải ngọt................................................................................ 39
Biểu đồ 4.6. Mối quan hệ tuyến tính giữa chiều dài lá đến năng suất giống
rau cải ngọt................................................................................ 40


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức


CV

: Coefficient of variance (hệ số biến động)

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Nông - Lương thế giới

Ha

: Hecta

LSD0.05

: Sai khắc nhỏ nhất có ý nghĩa

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

: Nhà xuất bản

P


: Probabllity (xác suất)

PC

: Phân chuồng

VSV

: Vi sinh vật


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4

2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.2. Nguồn gốc và giá trị cây rau cải ngọt ........................................................ 6
2.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây rau cải ngọt ...................................................... 6
2.2.2. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng ............................................................. 6
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt Nam ........ 8
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới .................... 8
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam ................... 12
2.4. Tình hình sản xuất rau trên thế thới và ở Việt Nam ................................ 17
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ...................................................... 17
2.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ....................................................... 19
2.6. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 23


vii

Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 25
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25
3.4.2. Mật độ khoảng cách trồng ..................................................................... 26
3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 26
3.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế ............................................................................ 27
3.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 28
4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây rau cải ngọt
......................................................................................................................... 28
4.1.1. Thời gian sinh trưởng giống rau cải ngọt.............................................. 28

4.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống rau cải ngọt .................... 29
4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính tán cây rau cải ngọt .............. 32
4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên cây giống
rau cải ngọt ...................................................................................................... 34
4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống rau cải ngọt .................... 36
4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế ............................................................................ 37
4.6. Đánh giá hồi quy tuyến tính giữa các yếu tố sinh học đến năng suất giống
rau cải ngọt ...................................................................................................... 39
4.7. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại giống rau cải ngọt................................. 40
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc Họ Cải
(Brassicaceae), thường được trồng để dùng làm rau ăn, được trồng ở khắp mọi
miền của Việt Nam và được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Rau cải
ngọt là loại cây dễ trồng, không kén đất, nhanh thu hoạch, chỉ từ 25 - 30 ngày, có
thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, các vùng sinh thái khác nhau và có thể
trồng được tất cả các vụ trong năm, nên rất nhiều hộ gia đình lựa chọn để trồng
làm rau ăn tại nhà. Đồng thời là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A,B,C,E…
có tác dụng tốt cho sức khoẻ và có khả năng chữa được nhiều bệnh.
Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn

nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng,
cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với
mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản. Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật,
môi trường sinh thái và chất lượng nông sản [18]. Hiện nay trên thị trường có
nhiều loại phân bón cho cây thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng khác
nhau do đó việc lựa chọn phân bón thích hợp cho cây trồng nói chung và cây
rau cải ngọt nói riêng là rất cần thiết.
Cùng một loại cây trồng nhưng trồng trong các điều kiện canh tác khác
nhau sẽ cho chất lượng khác nhau. Một trong những cây trồng bị ảnh hưởng
nhiều nhất là cây rau, các loại cây ngắn ngày (trong đó có rau cải ngọt). Chính
vì vậy, để sản xuất ra rau cải ngọt có chất lượng cao thì việc sử dụng phân
hữu cơ để canh tác cần được quan tâm hàng đầu. Các chất hữu cơ sẽ làm đất
tơi xốp hơn, nhờ vậy sẽ tăng khả năng “cầm” chặt các chất ở dạng ion hoặc
phân tử dưới dạng liên kết bền vững.


2

Hiện nay, trồng rau bằng phân bón hữu cơ là một trong những giải pháp
trồng rau trọn gói được biết đến bởi ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, diện tích
sử dụng khơng q lớn và chi phí đầu tư thấp... nhưng mang lại năng suất cao.
Cải ngọt là một loại rau phổ biến xuất hiện quanh năm trên thị trường, với
lượng tiêu thụ lớn, do vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
loại rau này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng và
bảo vệ môi trường. Trước thực tế đó, để tận dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên
vốn có, đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất, góp phần tạo dựng nền nơng nghiệp
sạch, an tồn, ổn định và bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và
phát triển của rau cải ngọt tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được công thức phân bón thích hợp đến sinh trưởng phát
triển, năng suất cho cây rau cải ngọt.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng rau cải ngọt.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng và năng
suất rau cải ngọt.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại rau cải ngọt.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Giúp sinh viên có kiến thức sâu hơn về cây rau cũng như cách tổng hợp
theo dõi và báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở cho việc phát triển
rau an toàn (về mặt kỹ thuật, sản xuất).


3

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của các xã, phường trồng
rau trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng,
tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, bảo vệ cộng
đồng, môi trường sinh thái.
- Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm và kỹ thuật
chăm sóc cây trồng.
- Biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu, trình bày báo cáo của một
đề tài tốt nghiệp.
- Trên cơ sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho
công việc của sinh viên sau khi ra trường.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Rau là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể
thay thế được, vì rau có vị trí quan trong đối với sức khỏe con người. Nó là
loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất rau cao gấp 2 - 3 lần
lúa. Bên cạnh đó rau lại có chu kỳ sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ
trong năm.
Hiện nay, nhiều địa phương trong nước đã ứng dụng những kỹ thuật
tiên tiến trong sản xuất rau như: kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật trồng rau bằng
giá thể, kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới, nhà nilon, nhà màng, màng phủ
nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay kỹ thuật sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm
phần lớn diện tích và sản lượng rau.
Phân bón cũng là yếu tố có vai trị quyết định đến năng suất cây trồng.
Giống mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất tối đa khi được
bón phân hợp lý. Theo kết quả điều tra của tổ chức Nông - Lương thế giới
(FAO), bón phân khơng cân đối làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón 20 50%. Chi phí phân bón chiếm 30 - 50% chi phí sản xuất. Để tiết kiệm chi phí
sản xuất, thu được lợi nhuận lớn, người sản xuất phải tìm những biện pháp kỹ
thuật bón phân cân đối, hợp lý. Như vậy sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng
phân bón, tránh lãng phí, sản phẩm an tồn với người tiêu dùng và mơi trường.
Nơng nghiệp Việt Nam trong 20 năm qua đã có nhiều bước phát triển
vượt bậc, xong sản xuất còn nhiều bất cập và chưa mang tính bền vững. Nơng
sản hữu cơ đang là sản phẩm dược nhiều người tiêu dùng ở các nước cơng
nghiệp ưa chuộng và có tiềm năng thị trường rất lớn. Áp dụng việc quản lý



5

dinh dưỡng tổng hợp cây trồng kết hợp các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân
bón, và kiểm sốt dịch hại, để xây dựng biện pháp tổng hợp trong chăm sóc
tồn diện cây trồng sẽ tạo bước đột phá mới trong phát triển nông nghiệp ở
nước ta. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân bón vi sinh là sản phẩm dược tạo
ra từ những tổ hợp vi sinh đa hoạt tính, khi đó vi sinh vật sử dụng khơng chỉ
có nhiệm vụ cung cấp, chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây trồng sử dụng dinh
dưỡng tốt hơn mà cịn có tác dụng nâng cao độ phì, giảm thiểu các yếu tố sinh
học và phi sinh học đối với cây trồng (Chuyến khảo sát học tập về năng suất
xanh và phát triển cộng đồng, 2003) [3].
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trước tình hình suy thối đất hiện nay, vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất
hợp lý, duy trì, bảo vệ và cải thiện hàm lượng hữu cơ đất là rất cần thiết nhất
trong điều kiện nước ta (nóng, ẩm, mưa nhiều) khi chất hữu cơ và mùn dễ bị
khống hóa và rửa trơi khỏi đất diễn ra nhanh chóng.
Lợi ích của việc cung cấp phân hữu cơ và xu hướng phát triển, nhằm
cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp thống khí. Cung cấp
nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp
thu, tăng cường giữ phân cho đất. Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong
đất, tăng cường sức khỏe của đất [29].
Cùng với chất hữu cơ vi sinh vật trong đất, nước và vùng rễ cây có ý
nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu
như mọi q trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
của vi sinh vật (mùn hóa, khống hóa chất hữu cơ, phân giải, giải phóng chất
dinh dưỡng vơ cơ từ hợp chất khó tan,…). Vì vậy từ lâu vi sinh vật đã được
coi là một bộ phận của hệ thống dinh dưỡng cây trồng.
Sản xuất rau ăn lá tại các hộ gia đình trong các khu đơ thị hiện nay
đang là nhu cầu thực sự của người dân. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại



6

đất sạch, giá thể trồng rau có giá thành cao khiến cho nhiều hộ gia đình khơng
có khả năng tiếp cận. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định phân hữu cơ cho trồng
rau ăn lá nói chung và rau cải ngọt nói riêng từ những nguồn nguyên liệu tận
dụng là phụ phẩm trong nông nghiệp, trong chăn nuôi, trong sinh hoạt hoặc từ
những nguồn có giá rẻ sẽ tiết kiệm chi phí cho người sản xuất rau theo quy
mơ hộ gia đình tại các đơ thị. Tuy rau cải ngọt là loại rau dễ trồng, ít vốn, dễ
tiêu thụ nhưng bị sâu bệnh hại tấn cơng nhiều, khó phịng trừ. Hơn nữa do tập
quán canh tác truyền thống nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến phẩm chất cây cải,
cũng như gây nhiều khó khăn trong canh tác. Do đó cần xây dựng một quy
trình sản xuất theo hướng khoa học hơn là sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
trồng cho rau cải ngọt [26].
2.2. Nguồn gốc và giá trị cây rau cải ngọt
2.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây rau cải ngọt
Cải ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc, là cây trồng được cho là xuất
hiện từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Cải ngọt được trồng phổ biến
ở Trung tâm và miền Nam Trung Quốc và tại Đài Loan. Nó được đưa đến
Đơng Nam Á vào thế kỷ 15. Hiện nay, cải ngọt được trồng rộng rãi ở
Philippin, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Cải ngọt là sản phẩm
được ưa thích tại Mỹ, Châu Âu và Úc.Cải ngọt là cây thảo, cao tới 50 100 cm, thân trịn, khơng lơng, lá có phiến xoan ngược trịn dài, đầu trịn hay
tù, gốc tù hẹp, mép ngun khơng nhăn, mập, gân bên 5 - 6 đơi, cuống dài,
trịn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 - 5 cm, hoa vàng tươi, quả
cải dài 4 - 11 cm, có mỏ, hạt trịn [27].
2.2.2. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện
tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất ra, phát triển
sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề,



7

giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông
thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến
và vận chuyển. Ngồi ra ngành sản xuất rau cịn thúc đẩy các ngành khác
trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến…[10].
Cải ngọt thường được sử dụng làm thực phẩm trong các bữa ăn hằng
ngày. Cải ngọt là cây rau ngắn ngày (25 - 35 ngày), thích ứng rộng, hầu như
có thể trồng quanh năm. Điều đó cho phép trồng cải ngọt nhiều vụ trong năm.
Với thời gian sinh trưởng ngắn, chi phí sản xuất của cải ngọt thấp hơn nhiều
so với các loại rau khác, trung bình đầu tư cho 1 ha cải ngọt trong một vụ là
60.000.000 đ, với giá bán 5.000 đ/kg thì sẽ đạt thu nhập 100.000.000 đ, cho
lãi thuần 40.000.000 đ.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại rau
Thành phần hóa học

Muối khống

Vitamin

(%)

(mg%)

(mg%)

TT Loại rau


Nước Protein Gluxit

Ca

D

Fe

B1

B2

C

1

Bắp Cải

90,0

1,8

5,4

48,0 31,0

1,1

0,06 0,05


36

2

Cà Chua

94,0

0,6

4,1

12,0 26,0

1,4

0,06 0,04

10

3

Su hào

88,0

2,8

6,3


46,0 50,0

0,6

0,06 0,05

40

4

Cải trắng

93,2

1,1

2,6

50,0 30,0

0,1

0,09 0,07

26

5

Cải bẹ


93,8

1,7

2,1

89,0 13,5

0,1

0,07 0,10

51

(Nguồn: Giáo trình cây rau - 2000) [2].
Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo
của xương và máu. Những chất khống có tác dụng trung hịa độ chua do dạ
dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng


8

Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ
(100 - 357 mg%) [10].
Cải ngọt là loài rau thuộc họ cải, rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng.
Trong 100g cải ngọt có chứa: 1,1 g protein; 0,2 g lipit; 2,1 g cacbohidrat;
61 mg canxi; 37 mg photpho; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02 thiamin (B1);
0,04 mg ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic (C) [30].
Theo Đông y, cải ngọt tính ơn, có cơng dụng thơng lợi trường vị, làm

đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí… có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón.
Ăn nhiều cải ngọt giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết.
Ở Việt Nam, cải ngọt thường được chế biến thành các món ăn như cải ngọt
xào thịt, canh cải ngọt nấu tơm, rau cải ngọt luộc chấm xì dầu, cải ngọt xào
thịt bò, cải ngọt xào chân gà..., làm lẩu cá, lẩu thịt.
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh trên thế giới
Từ lâu phân bón vi sinh đã trở thành hàng hóa được sử dụng tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Chế phẩm vi sinh vật có thể sử dụng như một loại phân
bón hoặc phối trộn với phân hữu cơ tạo thành phân bón hữu cơ vi sinh.
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu giúp cho nơng dân
biết chọn lựa những loại phân có ích và cách sử dụng phân như: bón
phân vào thời điểm nào và liều lượng bao nhiêu là có hiệu quả cao nhất, sử
dụng loại phân nào để cho năng suất cao mà không làm giảm chất lượng nông
sản và môi trường. Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được
sử dụng trong nông nghiệp.
Trong nền nông nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới, phân hữu
cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà cịn đóng vai trị quan
trọng trong việc cải thiện các đặc tính lý hố học của đất thơng qua vai trị của
vật chất hữu cơ. Do đó hiện nay phân hữu cơ được coi là yếu tố quan trọng để


9

đẩy năng suất cây trồng nên xu hướng sử dụng phân hữu cơ ngày càng tăng.
Phân hữu cơ nói chung và phân hữu cơ sinh học nói riêng vẫn đóng vai trị
quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường ở các
nước nhiệt đới cũng như là ở các nước phát triển.
Trước công nguyên hơn 2000 năm lồi người đã biết dùng phân hữu cơ
bón ruộng cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng [7]. Đến nay nhiều nước

trên thế giới đã sản xuất chế phẩm vi sinh theo nhiều hướng, nhiều dạng khác
nhau. Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, khoa học cơng nghệ, trình độ
dân trí và điều kiện tự nhiên của mỗi nước mà khác nhau. Nhưng tất cả đều
sản xuẩt theo hướng tiện cho người sử dụng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các kết quả nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Thái
Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, cho thấy sử dụng phân bón hữu vi sinh có thể
cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg N/ha/năm hoặc thay thế ½ đến
1/3 lượng lân vơ cơ bằng quặng phốt phát. Ngồi ra, thông qua các hoạt động
sống của vi sinh vật, cây trồng được nâng cao khả năng trao đổi chất, khả
năng chống chịu bệnh tật và qua đó góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản [16].
Ở Ấn Độ sử dụng phân bón vi sinh cho các cây lạc, đậu tương, lúa,
cao lương đã mang lại lợi nhuận tương ứng là: 1204, 1015, 1149 và 242
rupi/ha tương đương với sự tăng năng suất lạc, đậu tương là 13,9%, lúa
11,4%, cao lương 18,2% và bông 6,8%. Tại Thái Lan lợi nhuận đem lại của
phân hữu cơ vi sinh cho đậu tương 126,7 - 144 USD/ha, lạc 36,2 - 91,5
USD/ha, hay một gói chế phẩm /200g có thể thay thế cho 28,6 kg ure. Tại
Trung Quốc phân bón vi sinh cố định đạm làm tăng năng suất cây trồng từ 7 15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh phân giải lân tăng năng suất
cây trồng 5 - 30%, phân hỗn hợp vi sinh tăng năng suất cây lương thực 10 30% cây ăn quả trên 40%.


10

Hiện nay phân bón vi sinh đã trở thành hàng hóa được sử dụng tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh các chế phẩm phân bón vi sinh ở dạng
bột, thì dạng phân bón vi sinh ở dạng lỏng đang được quan tâm phát triển vì
tính tiện lợi của nó. Phân bón vi sinh dạng lỏng trên thế giới hiện nay đã biết
đến là E2001, Nitragin, EM [16].
Ở Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung đã sản xuất
chế phẩm VSV vừa có tác dụng đồng hố nitơ khơng khí vừa có tác dụng

phân huỷ chuyển hố lân khó tan trong mơi trường để cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng, hoặc là sản xuất ra một loại chế phẩm VSV vừa có cả hai tác
dụng trên, ngồi ra cịn có khả năng tiêu diệt sâu bệnh và cơn trùng có hại.
Những loại chế phẩm như vậy được gọi là chế phẩm VSV hay phân VSV đa
chức năng.
Theo Sheraz Maldi và cs (2010) [23], phân bón sinh học là thành phần
thiết yếu của nền nông nghiệp hữu cơ đóng vai trị quan trọng trong duy trì
khả năng lâu dài độ màu mỡ bằng việc cố định khí nitơ (N = N) huy động cố
định các dinh dưỡng đa và vi lượng hoặc biến P khơng hịa tan sang dạng
thích hợp cho cây trồng làm tăng hiệu quả và giá trị có sẵn. Việc áp dụng
phân bón sinh học không chỉ làm giảm việc sử dụng 20 - 50% phân bón hóa
học mà đồng thời cịn làm tăng năng suất cây trồng từ 10 - 20% (Tyagi và cs,
1999, dẫn theo Hashemzadeh, 2013) [22].
Các kết quả nghiên cứu về hàm lượng nitrat trong rau ở Nga đã chỉ ra
rằng: sử dụng phân hữu cơ sinh học có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrat
trong cần tây từ 1198 - 1974mg/kg đồng thời làm tăng năng suất và giảm hàm
lượng muối trong đất (Cao Thị Làn, 2011) [11]. Từ chỗ phân hữu cơ chỉ sản
xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp quy mô nông hộ cũng như trang trại nhỏ, chưa thành sản phẩm bán
trên thị trường như phân hoá học. Đến nay ở nhiều nước trên thế giới như


11

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... phân hữu cơ đã trở thành sản phẩm bán
rộng trên thị trường, với quy mơ sản xuất cơng nghiệp.
Việc áp dụng phân bón sinh học không chỉ làm giảm việc sử dụng 20 50% phân bón hóa học, nhưng đồng thời làm tăng năng suất cây trồng từ 10 20% (Hashemzadeh, 2013).
Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng đang là xu
hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an tồn
sinh học, an tồn thực phẩm và an tồn mơi trường. Ở nước ta đã có nhiều

nghiên cứu về phân bón sinh học có khả năng giảm bớt được lượng phân
hóa học mà năng suất vẫn đảm bảo, chất lượng rau đạt theo tiêu chuẩn rau
an toàn.
Năm 1970, ở Nam Phi người ta đã sản xuất phân hữu cơ lân tự nhiên
nghiền mịn và amonium cacbonat. Theo Lê Văn Tri (2003) [19]. Trung Quốc
được xem là nước có truyền thống sử dụng phân hữu cơ lâu đời nhất với các
nguồn phân chủ yếu là phân chuồng, rơm rạ, phân xanh, khô dầu tương,...
tương đương 9,8 triệu tấn NPK nguyên chất/năm. Năm 1982, ở Mỹ đã sản
xuất được khoảng 100 triệu tấn/năm từ bùn cống, mùn cưa, vơi và đá
phosphate, ở Đài Loan thì phân hữu cơ bắt đầu sản xuất từ năm 1986 từ than
bùn, mùn cưa và lân tự nhiên (Juang, 1996) [24].
Phân hữu cơ sinh học là một sản phẩm sinh học. Sự ra đời của nó xuất
phát từ việc phát minh và ứng dụng phân vi sinh vật trong sản xuất nông
nghiệp.
Như vậy, việc sản xuất phân vi sinh đã rất phổ biến ngay từ đầu thế kỉ
XX, nhưng việc nghiên cứu và sản xuất phân hữu cơ sinh học bằng cách phối
trộn phân hữu cơ và phân vi sinh mới chỉ manh nha vào cuối thế kỉ XX (Võ
Minh Kha, 2003) [9].


12

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam
Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm phục vụ nông nghiệp được chú ý trong
những năm gần đây. Tác dụng điều hòa sinh trưởng và kháng sinh của các
loại sản phẩm vi sinh đang được chú ý và mang nhiều triển vọng. Sử dụng
phân hữu cơ vi sinh đã có những đóng góp nhất định để giải quyết những vấn
đề bón phân tổng hợp cân đối cho cây trồng để tiến tới nông nghiệp ổn định,
bền vững, và chắc chắn sẽ đưa ra nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả
sử dụng cho những năm tới.

Nhiều sản phẩm được tạo ra từ các quy trình nêu trên đã được thử
khảonghiệm trên diện rộng và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và
cho đăng ký trong danh mục các loại phân bón được phép sử dụng tại Việt
Nam như: Phân VSV Lân hữu cơ Sông Gianh, Phân VSV cố định nitơ cho
cây họ đậu, Phân lân hữu cơ vi sinh KOMIX, Phân bón sinh tổng hợp
BIOMIX, Phân lân vi sinh HUMIX, Phân vi sinh Phytohoocmon,
HUDAVIL,... Tùy theo cơng nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật thể chứa sinh
khối từ 1 chủng hay nhiều chủng vi sinh vật đã tuyển chọn sản phẩm có thế
được sản xuất ở dạng bột hoặc lỏng (Nguyễn Hữu Tề) [15].
Phân bón vi sinh vật là sản phẩm chứa 1 hay nhiều loài vi sinh vật sống
đã dược tuyển trong có mật độ đảm bảo các tiêu chuẩn đã bảo hành, có tác
dụng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc các hoạt chất sinh học có tác dụng nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản và cải tạo đất. Các loại phân bón vi sinh
vật có thể kể đến là vi sinh vật cố định nitơ - đạm sinh học (Nitragin,
Azotabacterin, Azospirillum), phân vi sinh vật phân giải hợp chất photpho
khó tan - phân lân vi sinh (Photphobacterin), chế phẩm nấm rễ, chế phẩm tảo
lam (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2003) [14] .
Một số mơ hình sản xuất - sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả [28]. Mơ
hình sử dụng phân bón hữu cơ trong liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học -


13

doanh nghiệp - người nông dân) để sản xuất lúa gạo hữu cơ đạt chứng nhận
quốc tế tại tỉnh Trà Vinh. Mơ hình sản xuất và sử dụng chất thải chăn nuôi
dạng lỏng làm phân hữu cơ ở quy mô nong hộ đối với cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lương thực và cây rau màu tại các tỉnh Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bến Tre, Đồng Nai,.v.v. Mơ hình cung ứng phân bón hữu
cơ trong liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Tập đồn
Quế Lâm. Mơ hình sử dụng phân bón hữu cơ trong liên kết sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm nơng nghiệp hữu cơ của Tập đồn Lộc Trời. Mơ hình nơng nghiệp
hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ từ bánh dầu và phân cá nước ngọt trên rau tại
Kontum. Mơ hình canh tác Điều hữu cơ sử dụng phân chuồng, phân bón rễ hữu
cơ vi sinh và phân bón lá sinh học của Viện khoa học kỹ thuật nơng nghiệp
miền Nam. Mơ hình sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật để sản
xuất lúa hữu cơ của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh An Điền. Mơ hình sử
dụng phân bón hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ cơng nghiệp có kiểm
soát chất lượng đầu vào để sản xuất rau an toàn cho 14 trang trại tại các tỉnh
Hải Dương, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Kiên Giang, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, nam Định và tiêu thụ rau sạch, an toàn trong
hệ thống siêu thị trên địa bàn cả nước của Tập đoàn VINGROUP.
Từ những năm đầu của thập kỷ 80, nhà nước đã triển khai hàng loạt các
đề tài nghiên cứu thuộc chương trình cơng nghệ sinh học phục vụ nông
nghiệp giai đoạn 1986 - 1990 và chương trình cơng nghệ sinh học 1991 2005. Một số kết quả chính trong cơng tác nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật
làm phân bón phục vụ phát triển nông lâm bền vững tại Việt Nam.
Thu thập, phân lập, tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật: các chủng
giống vi sinh vật được thu thập, phân lập, tuyển chọn và lưu giữ tại quỹ gen vi
sinh vật nông nghiệp. Hàng năm quỹ gen vi sinh vật bổ sung 30 - 50 chủng loại
vi sinh vật mới từ các nguồn phân lập khác nhau. Ngồi ra thơng qua các hoạt


14

động hợp tác quốc tế với các viện sinh vật Liên Bang Nga, Viện nghiên cứu cây
trồng bán khô hạn (NIFTAL - Mỹ, Thái Lan)… quỹ gen vi sinh vật nông nghiệp
được mở rộng thêm với nhiều chủng giống vi sinh vật đa dạng khác.
Nghiên cứu quy trình cơng nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật: phân
bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối vi sinh vật trong mơi
trường và điều kiện thích hợp để đạt được mức độ nhất định sau đó xử lý, bảo
quản và đưa đi sử dụng. Nhiều sản phẩm được tạo ra đã được khảo nghiệm

trên diện rộng và được Bộ nông nghiệp và PTNN công nhận và cho đăng ký
trong danh mục các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam (phân vinh sinh
vật cố định nitơ cho cây họ đậu, phân lân vi sinh HUMIX, phân vi sinh vật đa
chức năng,…). Tùy theo công nghệ mà các sản phẩm phân bón có thể chứa
sinh khối từ một chủng hay nhiều chủng vi sinh vật đã tuyển chọn và sản
phẩm có thể được sản xuất ở dạng bột hoặc lỏng.
Đánh giá hiệu lực của phân bón vi sinh đối với cây trồng: vi khuẩn nốt
sần có tác dụng nâng cao năng suất lạc vỏ 13,8 - 17,5% ở các tỉnh phía bắc và
miền Trung và 22% ở các tỉnh miền Nam. Lợi nhuận do vi khuẩn nốt sần đạt
442.000 VNĐ/ha với tỉ lệ lãi suất/1đ chi phí đạt 9,8 lần. Phân vi sinh nốt sần
khơng chỉ có tác dụng nâng cao năng suất lạc, tiếp kiệm phân đạm khống mà
cịn tăng cường sức đề kháng cho lạc đối với một số bệnh vùng rễ, ngồi ra
lạc có sinh khối chất xanh cao hơn. Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch nếu
được vùi trả lại cho đất sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng đạm và chất hữu cơ
quan trọng cho các cây trong vụ sau. Các xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ sinh
học được xây dựng ở nhiều nơi và đã cho ra nhiều sản phẩm khác nhau. Đến
năm 2004, nước ta có khoảng 11 loại phân hữu cơ sinh học được bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng và lưu hành. Trong 3 năm
vừa qua bình quân mỗi năm lượng phân hữu cơ vi sinh sử dụng khoảng 200
nghìn tấn (Nguyễn Xuân Nguyên, Hoàng Đại Tuấn, 2004) [12].


15

Phân bón vi sinh có tác dụng rộng đến năng suất, chất lượng nhiều loại
cây trồng do hoạt động hữu ích của các chủng VSV. Trong đó đối tượng cây
rau rất được chú ý, vì rau là loại thực phẩm dùng thường xuyên của con người
hàng ngày và có liên quan nhiều đến sức khỏe người sử dụng. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về sử dụng các chế phẩm sinh học, phân sinh học, phân
hữu cơ… cho thấy, bón phân vi sinh cho rau đã giảm bớt được lượng phân

hóa học mà năng suất rau vẫn ổn định và chất lượng rau đảm bảo theo tiêu
chuẩn an toàn cho phép.
Nghiên cứu của Hoàng Hải và cộng sự năm 2005 - 2006 về: Nghiên
cứu hiệu lực của một số chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM đối với lúa và rau
tại Thái Nguyên cho thấy chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM có hiệu lực rõ rệt
đối với tăng năng suất và chất lượng rau xanh [5].
Kết quả: Khảo nghiệm hiệu lực phân bón hữu cơ Liquid Calcium
Nitrate đối với một số cây trồng trên một số loại đất miền Bắc Việt Nam 2006
của Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa năm 2006 - 2007 cho thấy: bón 2 tấn phân
hữu cơ Liquid/ha cho rau cải bắp và su hào trên đất bạc màu, đất phù sa sông
Hồng đã tăng năng suất rau cải bắp và su hào lên 17 - 24 % so với khơng bón
hữu cơ và đối chứng của nông dân; tăng năng suất của rau 9% so với cơng
thức bón 10 tấn phân chuồng/ha. Bón 1,5 tấn phân hữu cơ Liquid và giảm
lượng NK có trong phân hữu cơ cho năng suất rau tương đương với cơng thức
bón 10 tấn phân chuồng/ha và cao hơn 9 - 15% so với cơng thức khơng bón
phân hữu cơ. Bón 1,5 tấn phân hữu cơ Liquid/ha cho bắp cải và su hào làm
tăng tiền lãi 21 - 25% so với cơng thức bón theo nơng dân và tăng 8 - 14% so
với cơng thức bón 10 tấn phân chuồng/ha [20].
Dự án Kết hợp cải cách giáo dục và Phát triển cộng đồng do trường
Đại học Cần Thơ hợp tác với trường Đại Học Michigan State thực hiện năm
2006 - 2007 ở ấp Hịa Bình huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong 4 công


16

thức bón phân: 100% phân hóa học; bón100% phân hữu cơ; 50% phân hóa
học + 50% phân hữu cơ; 100% phân hữu cơ + 50% phân hóa học; Kết quả
cho thấy, cơng thức bón 100% phân hữu cơ + 50% phân hóa học cho năng
suất và hiệu quả tốt nhất đối với rau [8].
Các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học về việc sử dụng

các chế phẩm sinh học nhằm nâng cao độ phì của đất và chất lượng của sản
phẩm trong năm 2004 - 2005 đã cho những kết quả tốt, có khả năng triển khai
trên diện rộng. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm
vi sinh đã giúp giảm được từ 30 - 50% lượng phân bón hóa học, sản lượng rau
tăng từ 15 - 20%, hàm lượng nitrate trong rau giảm 10 lần, thấp hơn rất nhiều
so với tiêu chuẩn cho phép. Người nông dân vùng dự án cho biết rau trồng
bằng phương pháp này tươi ngon hơn và được người tiêu thụ ưa chuộng. Đối
với đất trồng, ngay sau lần thí điểm đầu tiên, chất lượng đất đã được nâng lên
đáng kể [13].
Phân bón vi sinh vật được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo
công nghệ sản xuất, tính năng tác dụng của vi sinh vật chứa trong phân bón
hoặc thành phần các chất tạo nên sản phẩm phân bón.
Phân HCVS Sơng Gianh: Có độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh:
1,5%; Acid Humic: 2,5%. Trung lượng: Ca: 1,0%;Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các
chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter:1×106
CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g.
Phân HCVS Quế Lâm: Có hữu cơ =15%, Độ ẩm <_ 30%, Axit Humic=
2%, các xác bả thực vật, tôm, cá, rong biển = 20% + Đầy đủ trung – vi lượng:
CaO: 0,5%, MgO: 0,03%, S: 0,2%, Fe: 5ppm, Cu: 3ppm, Zn: 2 ppm, B: 5
ppm và các dưỡng chất kích thích sinh trưởng khác cần thiết cho cây.
Phân HCVS NTT: Có N, P2O5, K2O, Ca, S: 5.0%, 4.0%, 1.5%, 0.04%,
0.02%. Axit amin: Lysines, Threonine,Metionine,Serine,...Enzym (men hoạt


×