Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Giáo trình Bệnh học ngoại khoa - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 142 trang )

UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI

BÀI GIẢNG BỆNH HỌC
NGOẠI KHOA
GIÁO TRÌNH DÀNH CHO Y SỸ
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

1


Học phần 17:
BỆNH NGOẠI KHOA
Tổng số tiết học lý thuyết: 60
Số đơn vị học trình: 4
Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ II - Năm thứ nhất
I. MỤC TIÊU
1. Trình bày đầy đủ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và những nguyên tắc
xử trí ban đầu cơ bản của các bệnh Ngoại khoa thường gặp tại cơ sở.
2. Xử trí được các bệnh ngoại khoa thơng thường tại tuyến xã, phát hiện sớm và
kịp thời gửi lên tuyến trên những trường hợp vượt quá khả năng.
3. Hướng dẫn được người bệnh tự tập luyện phục hồi chức năng vận động và
lao động sau khi mắc bệnh ngoại khoa có di chứng ở mức độ nhẹ.
4. Rèn luyện được tác phong khẩn trương, tận tình, vơ khuẩn trong chăm sóc
người bệnh.
II. NỘI DUNG: Xem phần mục lục
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Giảng dạy
Giảng dạy lý thuyết tại trường bằng phương pháp giảng dạy tích cực với đồ
dùng dạy học là tranh ảnh, mơ hình....
2. Đánh giá


- Kiểm tra thường xun:
- Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2
- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi truyền thống có cải tiến kết
hợp câu hỏi trắc nghiệm.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC
- Bệnh học ngoại, Nhà xuất bản Y học
- Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học
- Điều dưỡng ngoại khoa
- Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện
- Giáo trình học phần bệnh ngoại khoa của Trường.

2


Biên tập:

Ths Nguyễn Phú Duy

Hội đồng thẩm định:
Chủ tịch:
Thư ký:
Ủy viên:

1.
2.
3.
4.
5.


3


MỤC LỤC
Chương cấp cứu bụng
ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG............................................6
VIÊM RUỘT THỪA CẤP..........................................................................................10
VIÊM PHÚC MẠC.....................................................................................................14
THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG................................................................17
LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ CỊN BÚ...............................................................22
TẮC RUỘT.................................................................................................................25
THOÁT VỊ BẸN.........................................................................................................29
Chương cấp cứu chấn thương
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM....................................................................................33
CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO.......................................................36
CHẤN THƯƠNG THẬN............................................................................................44
CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO....................................................................................46
VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU....................................................................................49
CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG BỤNG...........................................................51
CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG NGỰC..........................................................54
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỎNG.........................................................................58
Chấn thương xương khớp
GÃY XƯƠNG HỞ......................................................................................................68
TRẬT KHỚP............................................................................................................... 72
GÃY CỔ VÀ THÂN XƯƠNG ĐÙI............................................................................81
GÃY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN.............................................................................87
GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY................................................................................90
GÃY POUTEAU - COLLES.......................................................................................93
GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY............................................................96
GÃY CỘT SỐNG......................................................................................................100

Chương tiêu hóa
HẸP MƠN VỊ............................................................................................................107

4


TẮC ỐNG MẬT CHỦ DO SỎI................................................................................108
ABCÈS GAN............................................................................................................. 110
TRĨ............................................................................................................................. 112
ÁP XE QUANH HẬU MƠN, RỊ HẬU MƠN..........................................................114
UNG THƯ GAN........................................................................................................115
UNG THƯ DẠ DÀY.................................................................................................116
VIÊM TỤY CẤP.......................................................................................................117
Chương nhiễm khuẩn ngoại khoa
VIÊM CƠ..................................................................................................................120
HOẠI THƯ SINH HƠI..............................................................................................121
VIÊM TẤY BÀN TAY.............................................................................................122
VIÊM XƯƠNG.........................................................................................................123
Chương tiết niệu
SỎI THẬN................................................................................................................. 125
SỎI BÀNG QUANG.................................................................................................126
HẸP BAO QUY ĐẦU...............................................................................................127
U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN.........................................................128
Phần đọc thêm
BỆNH ÁN HẬU PHẪU............................................................................................130
BỆNH ÁN TIỀN PHẪU............................................................................................132
ĐẠI CƯƠNG NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA......................................................134
ABCÈS...................................................................................................................... 136
ĐINH NHỌT VÀ NHỌT TỔ ONG...........................................................................137
CHÍN MÉ..................................................................................................................139

TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN..........................................................................141

5


ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài học này học sinh phải:
1.Mô tả định khu vùng bụng
2.Kể được một số triệu chứng thường gặp trong bụng ngoại khoa
3.Kể được một số bệnh ngoại khoa thường gặp
4. Nêu cách xử trícấp cứu ban đầu tại cơ sở
Nội dung
1. Đại cương
- Cấp cứu bụng chiếm tỉ lệ cao trong cấp cứu ngoại khoa.
- Nguyên nhân do trạng thái bệnh lý các tạng trong ổ bụng hoặc do chấn thương.
- Cần khám kỹ, hệ thống, khẩn trương để có thái độ xử trí kịp thời, nhằm giảm tỉ lệ
chết và biến chứng.
2. Các vùng của ổ bụng
xương đòn

Đường giữa đòn
Phải

Trái

Hạ sườn phải

Vùng
thượng vị


Mạng sườn phải

Vùng rốn

Hố chậu phải

Vùng hạ vị

Hạ sườn trái

Mạng sườn trái

Hố chậu trái

Dùng 4 đường kẻ:
- Ngang trên đi qua 2 điểm thấp nhất của 2 xương sườn X
- Ngang dưới qua 2 gai chậu trước trên
- 2 đường dọc song song với đường trắng giữa, đi qua giữa nếp bẹn.

6


Các đường trên chia ổ bụng thành 9 vùng với các tạng tương ứng như sau:
1. Vùng hạ sườn phải: gan, góc gan, túi mật.
2. Vùng thượng vị: dạ dày, gan trái, đường mật.
3. Vùng hạ sườn trái: lách, góc lách.
4. Vùng mạng sườn phải: đại tràng lên, thận phải, niệu quản phải.
5. Vùng rốn: mạc nối lớn, ruột non, tá tràng, tuỵ,
6. Vùng mạng sườn trái: đại tràng xuống, thận trái, niệu quản trái.
7. Vùng hố chậu phải: Manh tràng, ruột thừa, phần phụ phải.

8. Vùng hạ vị: Bàng quang, tử cung.
9. Vùng hố chậu trái: đại tràng Sigma, phần phụ trái
3. Triệu chứng
3.1. Cơ năng ( hỏi bệnh)
- Đau ở đâu, từ khi nào
- Chấn thương khi nào, ở tư thế nào
- Tính chất đau: âm ỉ, liên tục hay từng cơn, có lan khơng, hướng lan, có liên quan đến
ăn uống không?
- Triệu chứng kèm theo: sốt, miệng đắng.
- Có nơn khơng: số lần, số lượng, tính chất chất nơn.
- Có bí trung đại tiện, ỉa lỏng hay táo?
3.2. Thực thể
a. Nhìn

- Bụng có di động theo nhịp thở khơng?
- Bụng lép kẹp, lõm lịng thuyền trong hẹp mơn vị.
- Bụng vồng lên một vùng hoặc tồn bụng, có thể do u gan, đám quánh, túi mật to,
viêm phúc mạc, cổ chướng...
- Có sẹo mổ cũ khơng: vị trí, tính chất.
b. Sờ nắn

7


- Nguyên tắc: Sờ nắn nhẹ nhàng từ nông đến sâu, từ chỗ không đau đến chỗ đau,
mùa lạnh phải xoa tay cho ấm trước khi sờ nắn.
- Bình thường thành bụng mềm mại, khi bất thường có thể thấy:
+ Co cứng thành bụng: Bụng khơng di động, có thể thấy các múi cơ nổi rõ, có thể
co cứng khắp bụng hoặc một vùng.
+ Phản ứng thành bụng: Khi ấn tay nhẹ nhàng thấy cơ thành bụng co lại, chống lại

tay thầy thuốc, đồng thời bệnh nhân thấy đau tăng lên. Có thể thấy phản ứng khắp
bụng hoặc một vùng.
+ Cảm ứng phúc mạc: Khi ấn tay sâu thì người bệnh không thấy đau nhưng khi
nhấc tay ra đột ngột thì đau tăng lên.
+ Có thể sờ thấy khối u: gan to, thận to, lách to, khối u dạ dày, khối lồng, búi giun... Khi sờ thấy khối u phải
nhận định được vị trí, kích thước, mật độ, bề mặt, sự di động, tính chất đau... của khối u.

- Kích thích thành bụng để tìm sóng nhu động dạ dày hoặc ruột.
- Tìm dấu hiệu “sóng vỗ” khi trong ổ bụng có dịch.
- Khám các điểm đau ngoại khoa.
c. Gõ
- Bình thường gõ vang trên các tạng rỗng, đục trên các tạng đặc.
- Khi thủng tạng rỗng: gõ thấy mất vùng đục trước gan.
- Khi trong ổ bụng có dịch: gõ thấy đục 2 hố chậu.
d. Thăm trực tràng
- Phát hiện khối u trực tràng, khối lồng, tuyến tiền liệt to, dấu hiệu máu theo tay
trong lồng ruột cấp.
- Phát hiện túi cùng Douglas căng đau trong viêm phúc mạc, chảy máu trong.
3.4. Toàn thân
- Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc; dấu hiệu sốc
3.5. Cận lâm sàng

8


- X quang: tìm liềm hơi dưới cơ hồnh, mức nước mức hơi.
-

Công thức máu, US máu, Urê máu...
4. Xử trí

4.1. Khơng làm:
- Giảm đau, tiêm vào vùng đau
- Cho ăn uống.
- Tẩy, thụt tháo.
4.2. Nên làm:
- Trợ sức, trợ tim,
- Sơ cứu vết thương(nếu có) đúng nguyên tắc.
- Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân,
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến phẫu thuật càng sớm càng tốt

9


VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài học này học sinh phải:
1. Trình bày được các triệu chứng của viêm ruột thừa.
2. Nêu được các biến chứng nguy hiểm của viêm ruột thừa cấp.
3. Nêu cách xử trí ban đầu viêm ruột thừa cấp tại y tế cơ sở
Nội dung
1. Đại cương
- Viêm ruột thừa cấp là một cấp
cứu ngoại khoa thường gặp. Đứng hàng
đầu trong các trường hợp cấp cứu về ổ
bụng. Viêm ruột thừa điển hình dễ chẩn
đốn và xử trí đơn giản, kết quả điều trị
tốt. Thể khơng điển hình khó chẩn đốn
vì triệu chứng lâm sàng đa dạng, thay
đổi theo lứa tuổi, tùy theo từng bệnh
nhân mà có thể nhầm với nhiều loại
bệnh khác nhau. Nếu khơng được xử lí

kịp thời gây nhiều biến chứng nguy
hiểm và có thể tử vong.
Hình 1. Vị trí giải phẫu ruột thừa
Vì vậy khi chẩn đoán xác
định là viêm ruột thừa hoặc nghi ngờ
viêm ruột thừa phải chuyển sớm đến cơ
sở y tế có khả năng phẫu thuật.
- Viêm ruột thừa hay gặp ở tuổi vị
thành niên và ở người trưởng thành, ít
gặp ở trẻ em và càng hiếm hơn ở trẻ sơ
sinh nhưng nếu bị viêm ruột thừa ở lứa
tuổi này thì rất khó chẩn đốn và
thường chẩn đốn muộn khi đã có biến
chứng.
- Ruột thừa nằm ở đáy manh tràng,
nơi tụ lại của ba dải cơ dọc, một số
trường hợp có ruột thừa ở vị trí bất
thường như: Hố chậu trái, dưới gan, sau
manh tràng.
2. Giải phẫu bệnh lý: Tùy theo diễn biến của bệnh mà có thể thấy các thể viêm ruột
thừa như sau
2.1. Viêm ruột thừa thể xuất tiết
- Kích thước ruột thừa bình thường hoặc hơi to, đầu tù, dài hơn bình thường, màu
sắc bình thường có các mạch máu ngoằn ngoèo. Vi thể thấy ngấm tế bào viêm ở thành
ruột thừa nhưng khơng có áp xe.
- Khơng có dịch phản ứng trong phúc mạc, nếu có thì dịch vơ trùng.
2.2. Viêm ruột thừa mủ

10



- Ruột thừa căng mọng thành mất bóng, có giả mạc, đầu tù và dài. Trong lịng có
mủ thối, có những ổ loét nhỏ ở niêm mạc, ổ áp xe ở thành ruột thừa.
- Khi áp lực trong lòng ruột thừa tăng dịch thốt ra ngồi ổ bụng có màu đục,
khơng thối, cấy khơng có vi khuẩn.
2.3. Viêm ruột thừa hoại tử
- Ruột thừa như lá úa, hoại tử đen từng mảng trên thanh mạc. Tiến triển này là hậu
quả do tắc mạch tiên phát hay thứ phát sau một viêm nung mủ gây nên. Khi đó ruột
thừa lẫn lộn hai quá trình hoại tử và nhiễm trùng. Vi thể thấy phá hủy hoàn toàn các
lớp của thành ruột thừa.
- Dịch trong ổ bụng có màu đen và thối đơi khi có hơi, cấy dịch có vi trùng.
2.4. Viêm ruột thừa thủng
- Thủng là hậu quả của hoại tử và áp lực trong lòng ruột thừa quá căng. Thủng dẫn
tới viêm phúc mạc toàn thể hay khu trú. Viêm phúc mạc khu trú là do phản ứng của
các tạng lân cận đến khu trú ổ viêm lại.
- Đôi khi ruột thừa viêm được mạc nối lớn và các tạng lân cận đến khu trú lại để
đưa bạch cầu đến tiêu viêm biểu hiện trên lâm sàng là đám quánh ruột thừa. Khi đám
quánh áp xe hóa tạo nên áp xe ruột thừa hoặc vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc thì
hai…
3. Nguyên nhân: Cho tới này nay người ta cho rằng có 3 loại nguyên nhân dẫn tới
viêm ruột thừa là:
3.1. Tắc lòng ruột thừa
- Do sỏi phân ruột thừa.
- Do giun đũa chui vào lòng ruột thừa.
3.2. Do nhiễm trùng
Sau khi bị tắc vi khuẩn trong lòng ruột thừa gây viêm.
Vi khuẩn thường gặp là E.coli, liên cầu khuẩn, vi khuẩm yếm khí.
Ban đầu phản ứng viêm ở các nang lympho, các nang lympho dưới niêm mạc bị
viêm tạo nên ổ áp xe trong lòng ruột thừa, ruột thừa sưng to căng bóng, tím bần nhưng
vẫn di động trong ổ bụng sau đó gây viêm lan tỏa ra xung quanh tạo dính với các tạng

lân cận đó là đám quánh ruột thừa, hoặc vỡ ra ổ bụng tạo nên viêm phúc mạc toàn thể
hay khu trú lại tạo thành áp xe ruột thừa.
3.3. Do tắc nghẽn mạch máu ruột thừa
- Tắc lòng ruột thừa: Áp lực trong lòng ruột thừa tăng lên gây tắc nghẽn các mạch
máu nhỏ tới nuôi dưỡng thành ruột thừa gây rối loạn tuần hoàn thành ruột thừa.
- Nhiễm trùng:
+ Do độc tố của vi trùng Gram âm gây tắc mạch.
+ Có thể tắc mạch tiên phát do nguyên nhân viêm ruột thừa.
Nếu tắc mạch khu trú gây tổn thương hoại tử một ở thành một vùng tương ứng.

11


Nếu tắc mạch ở mạc treo ruột thừa hoặc lan tràn ở mạch máu nhỏ trên toàn bộ ruột
thừa sẽ gây hoại tử toàn bộ niêm mạc ruột thừa tạo nên bệnh cảnh lâm sàng rất nặng
nề, nguy kịch.
4. Triệu chứng viêm ruột thừa
4.1. Triệu chứng toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng sốt nhẹ 38 0C đến 38,50C. Mạch
nhanh, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
4.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau bụng: Đau âm ỉ, liên tục, tăng dần ở vùng hố chậu phải, đôi khi gặp lúc đầu
đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, sau đó khu trú ở hố chậu phải.
- Buồn nơn hoặc nơn ít.
- Bí trung đại tiện, đơi khi ỉa lỏng.
4.3. Triệu chứng thực thể
- Nhìn bụng xẹp, di động theo nhịp thở.
- Hố chậu phải ấn đau: Sờ nắn nhẹ nhàng từ chỗ không đau đến chỗ đau thấy hố
chậu phải đau, nhất là điểm ruột thừa (Điểm Mac Burney) đau chói.
- Phản ứng thành bụng hố chậu phải: Dùng các đầu ngón tay ấn vùng hố chậu phải
từ từ sẽ thấy lực chống lại bàn tay thăm khám. Đây là dấu hiệu rất có giá trị đề chẩn

đốn và quyết định mổ.
- Thăm trực tràng – âm đạo: Ấn ngón tay vào thành bên phải trực tràng hay âm
đạo bệnh nhân đau nhiều.
4.4. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng cao trên 10.000 BC/ mm3, tỷ lệ bạch
cầu đa nhân trung tính tăng cao trên 75 %.
- Siêu âm: Đường kính ruột thừa to hơn bình thường ( trên 7mm), xung quanh có
dịch tiết hoặc hình ảnh thâm nhiễm mỡ.
- Chụp CT scanner ổ bụng : trong các trường hợp khó chẩn đốn thấy kích thước
ruột thừa to hơn bình thường, hình ảnh thâm mhiễm mỡ hoặc các tạng lân cận đến dính
vào, thấy ổ áp xe ruột thừa…
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng:
+ Hội chứng nhiễm trùng
+ Triệu chứng cơ năng
+ Triệu chứng thực thể
- Cận lâm sàng:
+ Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ đa nhân tăng.
+ Siêu âm thấy đường kính ruột thừa to hơn bình thường, có dịch xung quanh,
hình ảnh thâm nhiễm.

12


+ Các trường hợp khó và ở cơ sở có điều kiện dựa vào hình ảnh chụp CT scanner
ổ bụng.
5.2. Chẩn đốn phân biệt: Các trường hợp khơng điển hình thường phải chẩn đoán
phân biệt với các bệnh như sau:
- Các bệnh về tiết niệu: Cơn đau quặn thận phải, cơn đau do sỏi niệu quản phải,

viêm đường tiết niệu.
- Các bệnh về sản phụ khoa: Chửa ngoài dạ con, u nang buồng trứng xoắn, vỡ
nang Degraff, viêm mủ vòi trứng.
- Các bệnh tiêu hóa: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét dạ dày- tá tràng, viêm túi thừa
Meckel, thủng ruột do thương hàn, viêm bờm mỡ manh tràng.
- Các bệnh khác: Viêm cơ đái chậu bên phải, viêm cơ thành bụng…
6. Các biến chứng: Viêm ruột thừa cấp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến
các biến chứng như sau:
6.1. Viêm phúc mạc
Viêm ruột thừa sau 24 giờ khơng được theo dõi và xử lí kịp thời, ruột thừa viêm
vỡ mủ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân đau tăng lên, đau lan ra
khắp ổ bụng. tình trạng nhiễm trùng rõ, bạch cầu tăng cao, có cảm ứng phúc mạc.
6.2. Áp xe ruột thừa (viêm phúc mạc khu trú)
Do phát hiện không kịp thời ruột thùa viêm vỡ mủ được các tạng lân cận và mạc
nối lớn đến bao xung quanh ổ mủ. Khi thăm khám thấy có một khối ở vùng hố chậu
phải, gianh giới không rõ ràng, gắn liền với gai chậu trước trên bên phải, mặt khối u
mềm, nhẵn, ấn đau. Tồn thân biểu hiện tình trạng nhiễm trùng sốt cao, bạch cầu tăng.
6.3. Đám quánh ruột thừa: Đây là trường hợp duy nhất không phải mổ mà chỉ điều
trị nội khoa.
Ruột thừa viêm được mạc nối lớn và các tạng lân cận đến bọc lại để khu trú ổ
viêm. Khi thăm khám thấy tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân đỡ sốt, đỡ đau
bụng, có trung tiện, đại tiện được. Ở hố chậu phải có mảng cộp, khơng có gianh giới rõ
rệt, ấn đau ít.
7. Xử trí tại y tế cơ sở
Viêm ruột thừa cấp cần chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời bằng phẫu thuật. Khi
nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định cần thực hiện ba không là:
- Không tiêm thuốc giảm đau.
- Không tiêm vào vùng đau.
- Khơng thụt tháo.
Chuyển ngay đến cơ sở có khả năng phẫu thuật.

8. Điều trị
8.1. Viêm ruột thừa chưa có biến chứng: Mổ cắt ruột thừa viêm
- Mổ kinh điển: mổ vào ổ bụng cắt ruột thừa viêm và dùng kháng sinh sau mổ.
- Mổ nội soi: Cắt ruột thừa nội soi bằng máy và dụng cụ nội soi
+ Ưu điểm:

13


. Vết mổ thành bụng nhỏ nên bệnh nhân ít đau, sẹo mổ nhỏ
. Kiểm sốt tốt tồn bộ ổ bụng
. Ít gây nhiễm trùng vết mổ
+ Nhược điểm:
. Phải có máy và dụng cụ riêng biệt
. Khơng áp đụng được trong các trường hợp có chống chỉ định bơm hơi ổ bụng.
8.2. Các trường hợp biến chứng viêm ruột thừa
- Viêm phúc mạc toàn thể: Mổ cắt ruột thừa viêm bằng nội soi hoặc phương phấp
kinh điển, rửa ổ bụng và dẫn lưu.
- Áp xe ruột thừa: mổ dẫn lưu ổ áp xe.
- Đám quánh ruột thừa: Đây là trường hợp duy nhất điều trị nội khoa, khi ổn định
cho ra viện hẹn 6 tháng sau tới mổ cắt ruột thừa chủ động.

VIÊM PHÚC MẠC
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kể được các nguyên nhân gây viêm phúc mạc.
2. Nêu triệu chứng viêm phúc mạc.
3. Nêu cách xử trí viêm phúc mạc ở tuyến y tế cơ sở.
Nội dung
1. Đại cương
Viêm phúc mạc là hậu quả của sự xâm nhập vào ổ phúc mạc bởi hóa chất hoặc

vi khuẩn, là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Viêm phúc mạc cấp gồm các
trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính phúc mạc nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu chẩn
đoán là viêm phúc mạc là chỉ định mổ cấp cứu. Mổ trong những giờ đầu tiên
lượng tốt, mổ muộn tiên lượng dè dặt (Giờ phẫu thuật tính từ khi bệnh khởi đau
đến khi bệnh nhân được mổ).
2. Nguyên nhân
2.1. Viêm phúc mạc nguyên phát
Đây là loại nhiễm khuẩn trực tiếp của phúc mạc từ đường máu, đường bạch
mạch, thường do liên cầu, phế cầu, trực khuẩn gram âm ái khí, nhiễm khuẩn cổ
chướng ở bệnh nhân xơ gan hoặc trong hội chứng thận hư. Những trường hợp này
khi chẩn đốn chắc chắn thì điều trị nội khoa, không ổn định mới can thiệp phẫu
thuật.
2.2. Viêm phúc mạc thứ phát
Thường xảy ra sau các bệnh lý của các cơ quan trong ổ bụng. Những trường hợp
này cần phải can thiệp ngoại khoa:
– Do thủng đường tiêu hoá như thủng dạ dày, thủng ruột.

14


– Do thủng đường mật như hoại tử túi mật thủng, hoại tử đường mật do sỏi và do viêm
đường mật.
– Do vỡ ổ áp xe, hay ổ nhiễm trùng trong ổ bụng như viêm ruột thừa vỡ, áp xe gan vỡ.
– Do các biến chứng sau phẫu thuật vào ống tiêu hoá, vào đường mật, bục các
miệng nối.
- Do chấn thương, vết thương như đụng giập bụng hoặc vết thương thấu bụng.
3. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng cơ năng
– Đau bụng: đau khắp bụng, đau liên tục, đau tăng dần. Khởi điểm đau, vị trí đau
tuỳ nguyên nhân gây bệnh.

Ví dụ:
+ Viêm phúc mạc do thủng dạ dày: đau bụng dữ dội vùng thượng vị, sau đó đau
lan ra khắp ổ bụng.
+ Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa hoại tử: đau bụng âm ỉ vùng hố chậu phải,
sau vài ngày ruột thừa vỡ đau khắp ổ bụng.
+ Viêm phúc mạc mật: lúc đầu đau vùng hạ sườn phải, sau đó đau khắp ổ bụng.
+ Viêm phúc mạc do tắc ruột hoại tử ruột: lúc đầu đau bụng từng cơn, khi ruột
hoại tử thì đau khắp ổ bụng và đau liên tục.
– Nôn: Thường nôn nhiều dẫn đến mất nước điện giải.
– Bí trung đại tiện: do tác nhân gây viêm phúc mạc dẫn đến liệt ruột. Có một số
trường hợp đại tiện lỏng.
3.2. Triệu chứng toàn thân
– Nếu đến sớm có biểu hiện nhiễm trùng:
+ Vẻ mặt hốc hác.
+ Môi khô, lưỡi bẩn.
+ Thường sốt cao 38oC đến 390C.
– Nếu đến muộn ó biểu hiện nhiễm trùng- nhiễm độc:
+ Da xanh tái.
+ Lờ đờ, thờ ơ với ngoại cảnh.
+ Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt.
+ Chân tay lạnh, vã mồ hơi.
+ Nước tiểu ít hoặc vơ niệu.
3.3. Triệu chứng thực thể
– Nhìn bụng trướng, khơng di động theo nhịp thở.
– Sờ nắn có co cứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc rõ.
– Gõ mất vùng đục trước gan (thủng tạng rỗng), đục vùng thấp chứng tỏ có dịch
trong ổ bụng.
– Thăm trực tràng, âm đạo túi cùng Douglas phồng đau.
– Chọc dị ổ bụng có dịch, mủ hoặc máu không đông ( chỉ làm ở tuyến trên).
3.4. Triệu chứng cận lâm sàng


15


– Xét nghiệm:
+ Bạch cầu tăng, tỷ lệ đa nhân trung tính tăng cao.
+ Bạch cầu giảm trong bệnh thủng ruột do thương hàn.
– Chụp ổ bụng tư thế đứng có thể thấy:
+ Khung đại tràng dãn, nhiều hơi.
+ Ổ bụng mờ do có dịch trong ổ bụng.
+ Hình ảnh mức nước, mức hơi trong bệnh tắc ruột.
+ Hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành trong bệnh thủng dạ dày - tá tràng, hoặc
thủng ruột.
– Siêu âm ổ bụng phát hiện nguyên nhân gây viêm phúc mạc:
+ Có thể thấy hình ảnh sỏi ống mật chủ trong viêm phúc mạc mật.
+ Có thể thấy hình ảnh viêm túi mật trong viêm phúc mạc do hoại tử túi mật...
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đốn xác định: Dựa vào các triệu chứng
- Có hội chứng nhiễm trùng.
- Đau liên tục và đau lan ra khắp bụng.
- Bụng trướng.
- Có cảm ứng phúc mạc hoặc co cứng thành bụng.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm phổi thùy: Khám phổi có hội chứng đơng đặc, chụp xquang đề loại trừ.
- Cơn đau bụng cấp: Cơn đau quặn gan, thận.
- Đau bụng do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
5. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở
- Các việc không nên làm:
+ Không tiêm thuốc giảm đau, kháng sinh.
+ Không cho ăn, không thụt tháo.

+ Không để theo dõi đến khi có đủ các triệu chứng.
- Các việc nên làm:
+ Truyền dịch cho bệnh nhân bị sốc.
+ Đặt ống thông dạ dày.
+ Chuyên lên tuyến trên càng sớm càng tốt.
6. Thái độ điều trị
6.1. Nguyên tắc
- Mổ cấp cứu xử lí nguyên nhân gây viêm phúc mạc
- Lau rửa ổ bụng và dẫn lưu.
6.2. Cụ thể: Tùy từng nguyên nhân mà có chỉ định khác nhau
- Viêm phúc mạc ruột thừa: Cắt ruột thừa + vệ sinh ổ bụng, dẫn lưu.
- Thủng ổ loét dạ dày – tá tràng : Khâu lỗ thủng, rửa ổ bụng và dẫn lưu.
- Hoại tử ruột gây viêm phúc mạc: cắt đoạn ruột khâu nối ngay hoặc dẫn lưu hay
làm hậu môn nhân tạo tùy thuộc từng đoạn ruột tổn thương…

16


THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh
1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của thủng ổ loét dạ dày – tá tràng.
2. Nêu được các biến chứng nguy hiểm của thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
Nêu cách xử trí ban đầu ở tuyến y tế cơ sở
Nội dung
1. Đại cương
- Thủng là một trong những biến chứng thường gặp của ổ loét dạ dày – tá
tràng. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, mổ kịp thời.
- Nếu bệnh được chẩn đốn sớm và mổ kịp thời thì tiên lượng tốt, tỷ lệ tử
vong khoảng 0,5% đến 1%. Nếu để muộn, tình trạng viêm phúc mạc nặng thì tiên
lượng xấu, tỷ lệ tử vong khá cao  từ 10% đến 15%.

- Về giới: nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ gặp nam/ nữ khoảng 9 : 1.
2. Nguyên nhân
- Thủng do loét dạ dày – tá tràng mạn tính.
- Thủng do ung thư dạ dày.
- Thủng do loét miệng nối.
- Thủng ổ loét cấp tính ở những bệnh nhân bỏng nặng, sau chấn thương hoặc
do thuốc

17


3. Giải phẫu bệnh
- Vị trí thường gặp: Hay gặp ở hành tá tràng nhiều hơn ở dạ dày.
- Số lượng lỗ thủng: Hầu hết là gặp thủng 1 lỗ, ít gặp thủng 2-3 lỗ.
- Kích thước lỗ thủng: Lỗ thủng nhỏ như hạt đậu xanh, có loại to đút lọt ngón
tay. Bờ ổ loét thủng xơ chai cứng nhưng mủn.
- Tình trạng ổ bụng: Ổ bụng bẩn ít hay nhiều là do thủng gần hay xa bữa ăn,
lỗ thủng to hay bé, bệnh nhân đến sớm hay đến muộn.
4. Triệu chứng
4.1. Triệu chứng cơ năng
- Đau bụng:
+ Đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau như dao đâm vùng thượng vị, ngay
dưới mũi ức. Người bệnh phải nằm gập người lại hoặc nằm phủ phục, không nằm
thẳng duỗi chân ra được.
+ Đau liên tục.
+ Đau lan lên vai, ngực, xuyên ra sau lưng và đau lan ra khắp ổ bụng.
- Nơn hoặc buồn nơn: rất ít khi thủng dạ dày tá tràng có nơn. Tuy nhiên, một
số vừa thủng, vừa chảy máu, người bệnh nơn ra máu thì đó là trường hợp nặng.
- Bí trung đại tiện: do thủng dẫn đến viêm phúc mạc, gây liệt ruột.
4.2. Triệu chứng tồn thân

- Ngay sau khi thủng thường có biểu hiện sốc: mặt xanh tái vã mồ hôi, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp tụt, chân tay lạnh. Những biểu hiện này thoáng qua, người
bệnh hồi phục dần.
- Nếu đến muộn, trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, người bệnh
trong tình trạng sốc thực sự.
4.3. Triệu chứng thực thể
- Nhìn bụng khơng di động theo nhịp thở (vì đau nên người bệnh không dám
thở mạnh). Hai cơ thẳng to nổi rõ, co cứng toàn bộ thành bụng trước, co cứng liên
tục, ngoài ý muốn, bệnh nhân thường cúi gập người hai tay ôm bụng..
- Nắn bụng căng cứng như gỗ nếu đến sớm. Nếu đến muộn bụng nắn mềm
hơn. Cảm ứng phúc mạc: rất rõ, điển hình, ấn vào chỗ nào trên thành bụng trước
người bệnh cũng kêu đau.
- Gõ bụng vang, vùng đục trước gan mất, gõ đục vùng thấp.
- Thăm trực tràng túi cùng Douglas phồng và đau.
4.4. Cận lâm sàng
- X quang: Chụp phim thẳng và ở tư thế đứng, thấy có hình liềm hơi dưới cơ
hồnh hai bên, hình ảnh này chỉ có ở 80% thủng dạ dày cấp.

18


- Xét nghiệm máu:
+ Urê máu: tăng
+ Công thức máu: bạch cầu tăng, tỉ lệ đa nhân trung tính tăng khi nhiễm
khuẩn do viêm phúc mạc.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào
- Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng từ lâu hoặc uống thuốc
giảm đau, chống viêm.
- Đau bụng dữ dội đột ngột vùng thượng vị, đau lan ra khắp ổ bụng.

- Co cứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc khắp ổ bụng, mất vùng đục trước
gan.
- Chụp xquang thấy có liềm hơi dưới cơ hồnh.
5.2. Chẩn đốn phân biệt
- Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ: Cơn đau viêm ruột thừa thường bắt
đầu âm ỉ, thường đau ở hố chậu phải. Nếu đến muộn có thể thấy đau khắp bụng
nhưng nếu thăm khám kỹ thì vẫn thấy đau ở hố chậu phải nhiều hơn.
- Viêm phúc mạc mật: Đau dữ dội liên tục nửa bụng phải nhưng tiền sử đã có
nhiều lần đau kèm sốt, vàng da, niêm mạc mắt vàng. Xét nghiệm Billirubin tăng
cao.

19


- Viêm tụy cấp: Đau dữ dội, vật vã lăn lộn không nằm im như trong thủng dạ
dày tá tràng, tồn thân rất nặng nề. Khám bụng có thể co cứng nhưng không rõ rệt
như trong thủng dạ dày tá tràng, đau nhiều trên rốn, ấn điểm sườn lưng đau. Xét
nghiệm Amylaza tăng cao.
- Chửa ngoài tử cung vỡ: Bệnh nhân đang trong độ tuổi sinh đẻ, có tiền sử tắt
kinh, đau nhiều hạ vị và bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu.
- Các trường hợp thủng tạng khác: Thủng ruột non do thương hàn, thủng túi
thừa Meckel, thủng do ung thư dạ dày... Nếu khai thác kỹ tiền sử và thăm khám tỉ
mỉ sẽ phân biệt được vì bệnh nhân khơng có tiền sử lt dạ dày – tá tràng.
6. Biến chứng
6.1. Viêm phúc mạc tồn thể
- Nếu khơng được chẩn đốn và điều trị sớm thì sau 12 – 24 giờ sẽ tiến triển
thành viêm phúc mạc toàn thể.
- Nếu đến muộn hơn nữa, người bệnh lâm vào tình trạng truỵ mạch, nước tiểu
ít, có khi vơ niệu. Người bệnh chết trong tình trạng truỵ tim mạch do sốc nhiễm
khuẩn, nhiễm độc.

6.2. Ổ áp xe dưới cơ hoành
Ổ áp xe thường hình thành 1 hay 2 tuần sau khi thủng nhưng cũng có khi sớm
hơn. Có thể có một hay nhiều ổ áp xe khu trú xung quanh dạ dày, hố chậu hay tiểu
khung, nhưng thường gặp hơn cả là áp xe dưới cơ hoành.
Khi thăm khám thấy bờ sườn dô lên, phù nề, các tĩnh mạch nổi rõ. Triệu
chứng tồn thân rất nặng: sốt, gầy mịn, suy nhược. Áp xe có thể vỡ vào màng
phổi hay phổi, vỡ vào ruột hay theo đường máu gây áp xe gan, lách, khớp, tĩnh
mạch... Nhưng thường hay vỡ vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc toàn thể.
6.3. Nhiễm trùng, nhiễm độc do đến muộn hoặc suy thận.
7. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở
7.1. Những việc nên làm:
- Nhịn ăn uống, đặt ống thông dạ dày.
- Truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim ( Nếu có điều kiện).
- Nằm nơi thống mùa hè, ấm về mùa đơng.
- Khi tạm ổn định chuyển lên truyến trên.
7.2. Những việc không được làm
- Không tiêm thuốc giảm đau.
- Không tiêm vào thành bụng.
- Không thụt tháo.
8. Điều trị thực thụ
8.1. Các phương pháp mổ

20


- Khâu lỗ thủng: Là phương pháp hay được áp dụng nhất, có thể mổ mở truyền
thống hoặc mổ nội soi khâu lỗ thủng, rửa ổ bụng và dẫn lưu.
- Cắt đoạn dạ dày cấp cứu ( ít làm): Chỉ thực hiện trong các trường hợp
+ Ố loét xơ chai, khó khâu, khâu dễ bục.
+ Ổ loét thủng lần thứ hai, có tiền sử chảy máu hoặc có hẹp mơn vị.

+ Bệnh nhân đến sớm, ổ bụng sạch, sức khỏe tốt và phẫu thuật viên có kinh
nghiệm, phương tiện đầy đủ.
- Khâu lỗ thủng và cắt dây thần kinh X (ít làm).
- Phẫu thuật Newmann: Khi lỗ thủng to, mủm nát, khâu dễ bục bệnh nhân yếu
không cho phép phẫu thuật triệt để
8.2. Phương pháp phẫu hút liên tục Taylor
- Điều kiện thực hiện:
+ Chẩn đốn chính xác.
+ Bệnh nhân đến sớm.
+ Thủng xa bữa ăn, ổ bụng ít dịch
+ Theo dõi chu đáo, có thể phẫu thuật được ngay khi cần thiết hoặc chờ mổ.
- Cách tiến hành:
+ Cho thuốc giảm đau, kháng sinh, hồi sức bằng truyền các loại dung dịch
điện giải và nuôi dưỡng tĩnh mạch.
+ Đặt ống cao su to để hút thức ăn trong dạ dày.
+ Đặt ống cao su nhỏ hút liên tục và theo dõi.
+ Kết quả tốt là sau vài giờ bệnh nhân đỡ đau bụng, nước trong dạ dày bớt đi.
Tiếp tục hút cho đến khi có nhu động ruột trỏ lại ( thường 3-4 ngày sau đó). Theo
dõi 1 tuần đến 10 ngày ổn định là ra viện được. Nếu sau vài giờ triệu chứng khơng
đõ thì phải mổ ngay.

21


LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ CỊN BÚ
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Mô tả triệu chứng lâm sàng của lồng ruột cấp tính ở trẻ cịn bú
2. Chẩn đốn lồng ruột
3. Nêu cách xử trí ban đầu tuyến y tế cơ sở
Nội dung

1. Đại cương
Lồng ruột là tình trạng hai đoạn ruột chui vào nhau, thường đoạn trên chui vào
đoạn dưới. Hay gặp ở trẻ 4-12 tháng tuổi, bụ bẫm. Bệnh tiến triển cấp tính, diễn biến
nhanh, tính từng giờ. Vì vậy cần chẩn đốn sớm và có thái độ xử trí đúng.
2. Ngun nhân
Lồng ruột cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
2.1. Nguyên nhân thực thể:
Chỉ có 2-8% lồng ruột cấp tính tìm thấy ngun nhân trong lúc mổ.
-Manh tràng và đại tràng lên di động, khơng dính hoặc chỉ dính lỏng lẻo vào
thành bụng sau.
- Một số trường hợp lồng ruột cấp tính có khởi điểm túi thừa Meckel. polip ruột,
u ruột đôi hoặc búi giun
2.2. Nguyên nhân khơng rõ ràng
Phần lớn lồng ruột câp tính khơng thấy có ngun nhân rõ ràng. Có nhiều cách giải
thích khác nhau về cơ chế lồng ruột nhưng có thể tóm tắt thành hai giả thuyết là:
- Thuyết vi rút: Các tác giả cho rằng do một nhóm vi rút gây viêm hạch mạc treo,
kích thích và gây rối loạn các phản xạ thần kinh làm thay đổi nhu động ruột gây nên
lồng ruột. trên thực tế:
+ Lồng ruột cấp tính thường gặp vào mùa vi rút phát triển.
+ Đa số các trường hợp lồng ruột cấp tính khi mổ thấy có viêm hạc mạc treo rõ.
- Thuyết giải phẫu: một số tác giả nhận thấy ở trẻ em từ 4-12 tháng tuổi manh
tràng phát triển to nhanh hơn nhiều so với hồi tràng, do đó có sự khác nhau về nhu
động ruột giữa hồi tràng và manh tràng gây nên lồng ruột.
2.3 Yếu tố thuận lợi
- Lồng ruột cấp tính ít thấy ngun nhân cụ thể nhưng thấy có một số yếu tố thuận
lợi gây bệnh:
- Tuổi: Gặp nhiều nhất ở trẻ từ 4- 8 tháng tuổi.
- Giới tính: Nam gặp nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ 2/1 đến 3/1.

22



- Thể trạng và chế độ ăn: Hay gặp ở trẻ khỏe mạnh, bụ bẫm và bú sữa mẹ. Rất
hiếm gặp ở trẻ gầy còm, suy dinh dưỡng.
- Thời tiết: Hay gặp vào mùa đơng xn.
- Yếu tố bệnh lí: Một số trường hợp lồng ruột cấp tính xảy ra sau viêm ruột ỉa
chảy, viêm nhiễm đường hô hấp.
3. Triệu chứng
3.1. Cơ năng
- Đau bụng: Trên một trẻ bụ bẫm tự nhiên đau dữ dội và đột ngột, biểu hiện bằng
trẻ khóc thét từng cơn, ưỡn người, đạp lung tung. Cơn đau kéo dài vài phút, sau cơn
đau trẻ mệt thỉu một thời gian rồi tiếp tục cơn đau như trên.
- Nôn vọt ra sữa vừa bú, nôn rất sớm, có thể nơn ra dịch mật. Nếu đến muộn có thể
nôn ra chất giống như phân.
- Ỉa máu mũi, thường xuất hiện sau 6 giờ, phân màu lờ lờ như máu cá, nhiều
trường hợp phải thăm trực tràng thấy máu theo tay.
3.2. Thực thể
- Trẻ đến sớm thấy vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị phồng căng, đến muộn thấy
trướng tồn bụng.
- Sờ nắn bụng ngồi cơn đau có thể thấy khối lồng ở hạ sườn phải, thượng vị hoặc
hố chậu trái, là một khối u bằng nửa quả chuối, di động, ấn đau. Hố chậu phải rỗng.
- Thăm trực tràng có máu theo tay, có thể sờ thấy đầu khối lồng nếu trẻ đến muộn.
3.3. Toàn thân
- Đến sớm: ít ảnh hưởng
- Đến muộn: Có dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng, nhiễm độc.
3.4. Cận lâm sàng
- Nếu trẻ đến sớm, bụng ít chướng, có thể chụp khung đại tràng có thụt Baryte(kết
hợp với điều trị) thấy hình ảnh càng cua, đáy chén hoặc huy hiệu. (phương pháp này
hiện nay ít áp dụng).
- Siêu âm: Hiện nay được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán lồng ruột. Đây là phương

tiện chẩn đốn vơ hại, dễ thực hiện và có độ chính xác cao. Siêu âm có thể thấy được:
+ Hình ảnh khối lồng:
Cắt ngang thấy hình khối lồng là vịng trịn đồng tâm (hình vịng bia).
Cắt dọc hình khối lồng là khối đậm âm ở giữa, viền xung quanh là hình giảm âm
(hình bánh sandwich).
+ Vị trí khối lồng: ở hố chậu phải, dưới gan, góc lách hay tận đại tràng sigma...
4. Chấn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
a. Đến sớm, dựa vào:
- Khóc thét từng cơn

23


- Nôn vọt.
- Ỉa ra máu mũi.
- Sờ thấy khối lồng.
- Thăm trực tràng có máu theo tay.
b. Đến muộn, dựa vào hội chứng tắc ruột + ỉa máu mũi.
4.2. Chẩn đốn phân biệt
- Hội chứng lỵ: ít gặp ở trẻ bú mẹ.
- Viêm dạ dày, ruột: Trẻ đau bụng ít, ỉa ra máu lẫn phân kèm theo hội chứng nhiễm
khuẩn.
- Polyp trực tràng, viêm đại tràng chảy máu: Trẻ ỉa máu tươi, khơng sờ thấy khối
lồng.
5. Xử trí
5.1. Tại y tế cơ sở
- Chẩn đoán lồng ruột hoặc nghi ngờ lồng ruột phải chuyển tuyến trên ngay.
- Không tiêm thuốc giảm đau
- Không để theo dõi tại trạm.

5.2. Ở tuyến trên
- Các trường hợp đến sớm:
+ Thụt Barit (ngày nay ít làm).
+ Tháo lồng bằng hơi.
- Mổ: Các trường hợp tháo lồng bằng hơi thất bại hoặc đến muộn.
+ Mổ tháo lồng.
+ Có khi phải cắt đoạn ruột nếu không tháo được.

24


TẮC RUỘT
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kể được các nguyên nhân gây tắc ruột
2. Trình bày được triệu chứng tắc ruột .
3. Nêu cách xử trí ban đầu ở tuyến y tế cơ sở
Nội dung
1. Đại cương
- Tắc ruột là đình chỉ lưu thơng của các chất trong lịng ruột như hơi, nước và
các chất bã.
- Tắc ruột là một hội chứng, không phải là một bệnh.
- Cần hồi sức tốt cho người bệnh chủ yếu bằng truyền dịch để khôi phục lại
cân bằng nước, điện giải.
- Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa chiếm khoảng 19,2% trong các trường
hợp cấp cứu về ổ bụng nói chung và đứng thứ hai sau viêm ruột thừa.
- Điều trị tắc ruột là giải quyết ngun nhân gây tắc, tái lập lưu thơng bình
thường của ruột.
- Tắc ruột được chia làm hai loại, đó là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng.
Tắc ruột cơ năng thường được điều trị nội khoa.
2. Nguyên nhân tắc ruột cơ học

2.1. Tắc ruột cơ học
2.1.1. Tắc ruột do bít
- Do giun đũa dồn thành búi chặt hoặc lỏng mà mức độ tắc sẽ xảy ra dữ dội
hoặc bán tắc, thường gặp ở trẻ em.
- Do bã thức ăn, thường gặp ở người già, trẻ nhỏ.
- Do khối u trong lòng ruột, gặp trong u ruột non hoặc u đại tràng.
- Do dị tật bẩm sinh gây chít hẹp lịng ruột.
- Do các khối u trong ổ bụng đè vào như u mạc treo, u nang buồng trứng.
- Do dính ruột sau mổ: gặp nhiều sau mổ viêm phúc mạc.
- Do sỏi mật từ đường mật rơi xuống.
2.1.2. Tắc ruột do thắt
- Do xoắn ruột, do dây chằng.
- Do lồng ruột (lồng ruột cấp ở trẻ em).
- Do thoát vị nghẹt như thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thốt vị cơ hồnh…
2.2. Tắc ruột cơ năng ( Điều trị nội khoa)
- Do liệt ruột: Liệt ruột sau mổ, đau bụng cấp, viêm tụy, ỉa chảy…
- Do tổn thương thần kinh trung ương: Chấn thương tủy sống…
3. Triệu chứng tắc ruột cơ học
3.1. Triệu chứng cơ năng
- Đau bụng :

25


×