Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công tác công đoàn khối cơ quan bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 147 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------*****--------------

NGUYỄN SÔNG THAO

NGHIÊN CỨU NHU CẦU ðÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ CƠNG TÁC CƠNG ðỒN KHỐI CƠ QUAN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. ðỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI – 2009


Lời cam đoan

Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.


Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả

Nguyễn Sông Thao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

i


Lời cảm ơn
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, bản thân tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, sự truyền thụ về kiến thức, sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình về
nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân. Cho phép tơi được bày tỏ lịng cảm ơn
sâu sắc ñến:
- GS.TS. ðỗ Kim Chung, người ñã hướng dẫn, truyền thụ, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Khoa Sau ðại học nay là Viện ñào tạo sau ñại học, Khoa Kinh tế &
PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Các thày giáo, cơ giáo đã truyền thụ cho tơi những kiến thức trong quá
trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
- Lãnh đạo Bộ, ðảng uỷ Bộ, Cơng đồn Ngành và các ñ/c lãnh ñạo các
Cục, Vụ, Các cơ quan, ñơn vị thuộc Bộ cùng các ñ/c cán bộ công đồn khối cơ
quan Bộ, Văn phịng cơng đồn cơ quan Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong q trình học tập, cơng tác góp phần quan trọng giúp
tơi hồn thành luận văn này.
- Lãnh đạo Trường ðại học Cơng đồn, Viện Cơng nhân và Cơng ñoàn.

- Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý, các tác giả có những cơng trình nghiên cứu, cơng trình khoa học về
những lĩnh vực liên quan là tài liệu tham khảo vơ cùng q giá, hữu ích cho
q trình nghiên cứu giúp tơi hồn thành tốt đề tài này.
- Xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp, người thân ñã động viên,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Sông Thao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

ii


MỤC LỤC

Trang
Lời cam ñoan. ............................................................................................................................................................. .......i
Lời cảm ơn. .................................................................................................................................................................... ............ ii
Mục lục ................................................................................................................................................................................ .......... iii
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................................................................. v
Danh mục các bảng số liệu.................................................................................................................. ....................... vi
Danh mục các biểu ñồ............................................................................................................................. ..................... viii
Danh mục các hộp............................................................................................................................................................. viii
Phần I: Mở ñầu. ........................................................................................................................................................ ............ 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài. ............................................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................................... 4
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................... ............. 4
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu. ......................................................................................................... ............. 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................................................ 5
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn ñánh giá nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ cơng đồn ................................................................................................................................... ......... 6
2.1. Cơ sở lý luận về ñánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng CBCð................ 6
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cán bộ cơng đồn....................................................... ........ 6
2.1.2. Khái niệm ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng. ............................................... 8
2.1.3. Vai trị đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Cð.................... .... 10
2.1.4. Nội dung cơ bản ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng CBCð..... . 11
2.1.5. Phương thức ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng CBCð................... 21
2. 2. Cơ sở thực tiễn về ñánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng CBCð....... ... 26
2.2.1. Quan ñiểm của ðảng, Nhà nước và của Tổng liên đồn LðVN về xây
dựng tổ chức cơng đồn và ñội ngũ CBCð ................................................................................... ... 26
2.2.2. Thực trạng và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng CBCð của
TLðLðVN và Cơng đồn Nơng nghiệp & PTNTVN ............................ 30
2.2.3. Một số cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan ........................................ 34
Phần III: ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu......................................................... .. 38
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu ....................................................................................................................... 38
3.1.1. Giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .......................................................................................... ... 38
3.1.2. Giới thiệu khái quát về Cơng đồn CQ Bộ Nơng nghiệp & PTNT và
một số kết quả ñạt ñược trong thời gian qua. ..................................................................................... 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

iii



3.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................................................ 45
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................... ....... 45
3.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ ..... 47
3.2.3. Phương pháp phân tích và dự báo................................................................................ ..... 48
Phần IV: Kết quả nghiên cứu .................................................................................................................................. 49
4.1. Thực trạng CBCð Khối cơ quan Bộ nông nghiệp & PTNT........................................ 49
4.1.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ cơng ñoàn cơ quan Bộ NN& PTNT................................. 49
4.1.2. ðiều kiện làm việc của CBCð CQ Bộ NN& PTNT....................................... 53
4.1.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ ñược giao của CBCð cơ sở................. 57
4.1.4. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng CBCð cơ sở .................................................. ...... 67
4.1.5. Những khó khăn đối với CBCð cơ sở thuộc cơng đồn cơ
quan Bộ hiện nay và ngun nhân...................................................................................... 75
4.2. Nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng CBCð các cơ sở thuộc Cơng đồn
cơ quan Bộ Nơng nghiệp & PTNT.............................................................................................................. 82
4.2.1. Những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cần có của
CBCð Bộ NN& PTNT..................................................................................................................... 82
4.2.2. Những kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ đã có của CBCð CQ Bộ..... . 85
4.2.3. Khoảng thiếu hụt về kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ ñối với
CBCð Bộ.NN& PTNT..................................................................................................................... 91
4.2.4. Nhu cầu cần ñược ñào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức
nghiệp vụ đối với cán bộ cơng đồn CQ Bộ ........................................................ 96
4.3. Một số giải pháp về ñào tạo, bồi dưỡng CBCð khối cơ quan Bộ ..... . 100
4.3.1. Quan ñiểm ñịnh hướng công tác ñào tạo, bồi dưỡng CBCð...........100.
4.3.2. Một số giải pháp về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCð ................... 102
4.3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược, chương trình, kế
hoạch đào tạo CBCð khối cơ quan Bộ ................................................................ .. 102
4.3.2.2. Giải pháp ñổi mới nội dung ñào tạo CBCð.............................. .. 105
4.3.2.3. Giải pháp về phương thức tổ chức ñào tạo CBCð ........ .... 109
4.3.2.4. Giải pháp đáp ứng nguồn kinh phí cho đào tạo cán bộ

cơng ñoàn khối cơ quan Bộ................................................................................................... 110
Phần V: Kết luận và kiến nghị .................................................................................................................... 115
5.1 Kết luận............................................................................................................................................................................ 115
5.2 Kiến nghị...................................................................................................................................................................... .. 119
5.2.1 Kiến nghị với cơng đồn cơ quan Bộ NN & PTNT..................................... 119
5.2.2 Kiến nghị với Cð Nông nghiệp &PTNTVN và TLðLðVN......... . 120
5.2.3. Kiến nghị Lãnh ñạo Bộ và ðảng uỷ Bộ Nông nghiệp&PTNT..... 121
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................................ 122
Phụ lục ...................................................................................................................................................................................... 124

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

iv


Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Chữ ñầy ñủ

BCH

Ban chấp hành.

BTV

Ban thường vụ.

CBCð


Cán bộ cơng đồn.

CBCðCS

Cán bộ cơng đồn cơ sở.

CNVCLð

Cơng nhân viên chức lao động.

CBCNVC

Cán bộ cơng nhân viên chức.

CCHC

Cải cách hành chính.

CQ

Cơ quan.



Cơng đồn.

DN

Doanh nghiệp.


ðVCð

ðồn viên cơng đồn.

ðU

ðảng uỷ.

ðH

ðại hội.

ðHCNVC

ðại hội cơng nhân viên chức.

CNH, HðH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

HNCBCC

Hội nghị cán bộ cơng chức.

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

& PTNT


và Phát triển nông thôn.

& PTNTVN

và Phát triển nông thôn Việt Nam.

KT – XH

Kinh tế xã hội.

UBKT

Uỷ ban kiểm tra.

TLðLðVN

Tổng liên đồn lao ñộng Việt Nam.

TW

Trung ương.

SXKD

Sản xuất kinh doanh.

LðSX

Lao ñộng sản xuất


VP

Văn phịng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

v


Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các bảng số liệu
Bảng số 1: Tổ chức bộ máy, cán bộ, đồn viên cơng đồn CQ Bộ
Nơng nghiệp & PTNT.
Bảng số 2 : Kết quả đánh giá phân loại tổ chức cơng ñoàn cơ sở cơ
quan Bộ.
Bảng số 3: Kết quả thi ñua khen thưởng.
Bảng số 4: Kết quả lấy phiếu ñiều tra
Bảng số 5: Cơ cấu cán bộ cơng đồn CQ Bộ Nông nghiệp & PTNT
Bảng số 6 : Thông tin chung về CBCð cơ sở CQ Bộ NN&PTNT
Bảng số 7: Số CBCð cơ quan Bộ ñã qua các lớp ñào tạo nghiệp vụ
cơng tác cơng đồn theo hình thức đào tạo tập trung.
Bảng số 8: Thơng tin chung về điều kiện làm việc của CBCð cơ
quan Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Trang

Bảng số 9: ðiều kiện diện tích phịng làm việc của CBCðCS.
Bảng số 10: Tình hình phân cơng nhiệm vụ của CBCðCS CQ Bộ
Bảng số 11: ý kiến của CBCð về kết quả triển khai hoạt động cơng
đồn ở đơn vị.

Bảng số 12: ý kiến của ðVCð ñối với 1 số hoạt động chính của
cơng đồn ở cơ sở.
Bảng số 13: Kết quả kết nạp ñảng viên mới 5 năm gần đây.
Bảng số 14: ðVCð đánh giá năng lực cơng tác của CBCð cơ sở.
Bảng số 15: Mức độ hồn thành nhiệm vụ của Ban chấp hành cơng
đồn cơ sở nơi cơng tác.
Bảng số 16: Tình hình tổ chức đại hội nhiệm kỳ của CðCS.
Bảng số 17: Kết quả ñào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơng
đồn cơ quan Bộ nơng nghiệp & PTNT từ 2006 đến 2008.
Bảng số 18: Mức độ phù hợp hay khơng phù hợp của cơng tác đào
tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác Cð trong thời gian qua.
Bảng số 19: ðánh giá những khó khăn theo cấp độ mà CBCðCS
thường gặp.
Bảng số 20: Việc bố trí thời gian cho hoạt động cơng đồn của cán
bộ cơng đồn cơ sở
Bảng số 21: ý kiến của ðVCð về mức độ khó khăn mà CBCð gặp
phải khi thực hiện một số nội dung liên quan hoạt động cơng đồn.
Bảng số 22: ý kiến của đồn viên cơng đồn về những tiêu chuẩn
cần có đối với CBCð.
Bảng 23: Ý kiến của ðVCð về những kỹ năng cơng tác cần có đối
với CBCðCS

56
57

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

41
44
45

47
49
50
52
54

59
62
63
63
64
67
68
71
77
78
79
82
83
vi


Bảng 24: Những kỹ năng/kiến thức nghiệp vụ cơng đồn mà CBCð
đã có.
Bảng số 25: Những kiến thức nghiệp vụ cơng tác Cð được Cơng
đồn Bộ tổ chức đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho CBCðCS.
Bảng số 26: Cán bộ cơng đồn cơ sở tự đánh giá mức độ hiểu biết
của mình về một số vấn đề liên quan hoạt động cơng đồn.
Bảng số 27: Mức độ hiểu biết của cán bộ cơng đồn chun trách
về một số vấn đề liên quan hoạt động cơng đồn.

Bảng số 28: Mức độ cần thiết theo các nội dung đào tạo nâng cao
trình ñộ CBCð cơ sở cơ quan Bộ
Bảng số 29: Kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng công tác cơ bản mà
CBCð cơ quan Bộ còn thiếu hụt so với yêu cầu cơng tác.
Bảng số 30: Những khố đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
cơng tác cơng đồn mà cán bộ cơng đồn cơ sở muốn tham gia.
Bảng số 31: cán bộ cơng đồn cơ sở cho biết thứ tự ưu tiên tham
gia các lớp ñào tạo bồi dưỡng kiến thức của Cð nhằm đáp ứng u
cầu cơng tác.
Bảng 32: Những nội dung học tập, bồi dưỡng mà cán bộ công ñoàn
cơ sở cho là cần thiết nhất và muốn tham gia trong thời gian tới.
Bảng số 33: Kế hoạch mở lớp ñào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiến
thức cho CBCð khối cơ quan Bộ 5 năm tới (2010-2015)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

85
87
88
90
92
95
96
97
99
112

vii



Danh mục các biểu ñồ
Tên biểu ñồ
Biểu ñồ 1: Kết quả cơng tác tun truyền giáo dục chính trị, tư
tưởng của cơng đồn cơ sở:
Biểu đồ 2: Kết quả cơng tác đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp chính đáng của người lao động:
Biểu đồ 3: ý kiến đồn viên cơng đồn về việc phát huy vai trị của
tổ chức cơng đồn:
Biểu đồ 4: Chất lượng tổ chức hội nghị CBCC/ ðHCNVC hàng
năm ở cơ sở.
Biểu ñồ 5: Tỷ lệ cán bộ cơng đồn cơ sở đã được đào tạo và bồi
dưỡng nghiệp vụ cơng tác cơng đồn.
Biểu ñồ 6: ý kiến CBCð về kết quả các lớp đào tạo bồi dưỡng cán
bộ cơng đồn trong thời gian qua.
Biểu ñồ 7: Báo cáo viên, giảng viên các lớp tập huấn, ñào tạo bồi
dưỡng của Cð cơ quan Bộ.
Biểu ñồ 8: ý kiến của CBCðCS về việc có hay khơng có khó khăn
trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác Cð ở ñơn vị.
Biểu ñồ 9: Mức ñộ ưu tiên theo các nội dung về nhu cầu ñào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cơng đồn cơ sở.

Trang
60
61
65
66
71
74
74
75

98

Danh mục các hộp
Tên hộp

Trang

Hộp 1: Khó khăn đối với cán bộ cơng đồn hiện nay là chưa qua
đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cơng tác cơng đồn.

76

Hộp 2: Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơng đồn hiện nay.

76

Hộp 3: ý kiến của cán bộ cơng đồn cơ sở về trách nhiệm cơng tác
cơng đồn.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

78

viii


Phần I
MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Cán bộ là cái gốc của

mọi công việc"; "công việc thành công hay thất bại ñều do cán bộ tốt hay
kém" [13, tập 5 tr.154]. ðây cũng là lý do giải thích tại sao trong suốt cuộc ñời
hoạt ñộng cách mạng của mình, Bác Hồ ln chăm lo xây dựng đội ngũ cán
bộ của ðảng, Người đã đặt cơng tác đào tạo, huấn luyện cán bộ lên hàng ñầu.
Về vấn ñề này, trong tác phẩm Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào
chúng ta, V.I. Lênin viết: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành
được chính quyền thống trị nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của
mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào"[23, t4, tr437].
Thực tiễn cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào kết
quả của quá trình ñào tạo và vấn ñề ñào tạo cán bộ luôn là yếu tố quan trọng
ñược ñặt lên hàng ñầu trong q trình thiết lập, triển khai các mơ hình phát
triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, ðảng ta ln ln coi cán bộ là khâu then
chốt trong tồn bộ hoạt ñộng lãnh ñạo của ðảng, là nguyên nhân thành, bại
của cách mạng. Qua các kỳ ðại hội ðảng Cộng sản Việt Nam, ðảng ta luôn
nhấn mạnh và tiếp tục khẳng định: ðổi mới cán bộ và cơng tác cán bộ ñể ñảm
bảo sự nghiệp ñổi mới và kế tục sự nghiệp lâu dài của ðảng là một nhiệm vụ
quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hóa diễn ra là một xu
thế khách quan, Việt Nam đã chính thức Hội nhập kinh tế quốc tế, là thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới, trong ñiều kiện tiến bộ
khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, kinh tế tri thức khơng cịn là một khái
niệm trong lý luận mà ñã trở thành hiện thực thì vấn đề đào tạo nâng cao kiến
thức, góp phần nâng cao năng lực cơng tác cho đội ngũ cán bộ, cơng chức,
viên chức, người lao động càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

1


Bộ Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn (sau đây gọi tắt là Bộ) là cơ

quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh
vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển
nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong
các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Trong thời gian qua. mặt
trận sản xuất nơng nghiệp & PTNT đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, đóng
góp vào thành tích đó có vai trị quan trọng của CBCNVCLð ngành Nơng
nghiệp nói chung và tập thể cán bộ CNVCLð, đồn viên cơng đồn khối cơ
quan Bộ nói riêng.
Cơng đồn cơ quan Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (gọi tắt là
cơng đồn cơ quan Bộ) là một cơng đồn cấp trên cơ sở với trên 3000 đồn
viên, gần 50 cơng đồn cơ sở trực thuộc trong các cơ quan, ñơn vị quản lý nhà
nước của Bộ như: Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Trung tâm,
các Ban quản lý Trung ương các dự án, các cơ quan báo chí, Nhà xuất bản
nơng nghiệp và văn phịng các tổ chức ðảng, đồn thể của Bộ [4]. Với đặc
điểm như vậy, hoạt động CðCQ Bộ có vị trí vai trò rất quan trọng bởi tổ chức
CðCS trong các cơ quan, ñơn vị trực thuộc là nơi trực tiếp diễn ra hoạt ñộng
thuyết phục, vận ñộng, tổ chức cho đồn viên thực hiện đường lối, chủ trương
của ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của
Cơng đồn và cũng là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan,
đơn vị. Họat động cơng tác cơng đồn, phong trào CNVCLð khối cơ quan Bộ
Nơng nghiệp & PTNT đã đạt được những thành tích đáng kể, đóng góp thiết
thực vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ ngành.
Cán bộ làm cơng tác cơng đồn trong khối cơ quan Bộ đại đa số là cán
bộ kiêm nhiệm, nhiệm vụ chính là cơng tác chuyên môn tham mưu, quản lý
nhà nước về lĩnh vực Nơng nghiệp & PTNT, kiêm nhiệm cơng tác cơng đồn
ở ñơn vị. Với trách nhiệm của mình, mỗi CBCð ñều có vị trí, vai trị quan
trọng trong việc lãnh đạo, tuyên truyền, vận ñộng CBCNVCLð trong cơ quan
ñơn vị phát huy đồn kết, dân chủ cơ sở, phấn đấu nỗ lực thực hiện thành công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..


2


nhiệm vụ chính trị được giao, là trung tâm đồn kết, lắng nghe và giải quyết
những vấn ñề phát sinh về tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và bảo
ñảm thực hiện ñầy ñủ quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của người lao ñộng.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn của tổ chức và hoạt động cơng tác
cơng ñoàn ở Khối cơ quan Bộ, lực lượng cán bộ làm cơng tác cơng đồn các
cấp cịn bộc lộ một số ñiểm yếu và tồn tại: vừa thiếu vừa yếu về năng lực,
chưa có đủ điều kiện về kiến thức, kỹ năng cơng tác cơng đồn để đáp ứng u
cầu triển khai cơng tác của Bộ, ngành. Chính vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao
trình độ, năng lực cơng tác của đội ngũ CBCðCS càng có ý nghĩa quan trọng
hơn, nó quyết định trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng cơng việc và trở thành
vấn đề có tính cấp thiết không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Việc nghiên cứu
ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng CBCðCS sẽ càng trở nên quan trọng và
cần ñược ưu tiên hàng đầu bởi nó là cơ sở vững chắc hàng đầu cho việc hoạch
định chính sách, chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch ñào tạo,
bồi dưỡng CBCðCS ñạt hiệu quả nhất.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, trong quá trình nghiên cứu, học tập tại trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Lớp cao học kinh tế nông nghiệp K16, B2, niên
học 2007- 2009, và lại trực tiếp cơng tác tại Cơng đồn CQ Bộ Nơng nghiệp &
PTNT, tơi nhận thấy có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn ñề ñào tạo, nhu
cầu ñào tạo cho cán bộ cơng chức, viên chức, trong đó có lực lượng cán bộ
cơng tác cơng đồn ở các cơ quan đơn vị thuộc Cơng đồn cơ quan Bộ. ðược
sự đồng ý của Khoa Kinh tế - PTNT và Bộ môn, cùng với sự quan tâm giúp
ñỡ của các thày giáo, cơ giáo và đồng nghiệp, tơi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu nhu cầu ñào tạo cán bộ công đồn khối cơ quan bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thôn”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..


3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
ðánh giá nhu cầu đào tạo cán bộ cơng tác cơng đồn Khối cơ quan Bộ
Nơng nghiệp & PTNT, đề xuất một số giải pháp nhằm ñáp ứng nhu cầu ñào
tạo, bồi dưỡng CBCð Khối cơ quan Bộ Nơng nghiệp & PTNT góp phần nâng
cao năng lực cơng tác của đội ngũ CBCð cơ quan Bộ Nông nghiệp & PTNT.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về ñánh giá nhu cầu
ñào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơng đồn ngành Nơng nghiệp và PTNT.
ðánh giá thực trạng, nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơng đồn
Khối cơ quan Bộ Nơng nghiệp & PTNT trong thời gian qua.
ðề xuất một số giải pháp về ñào tạo và bồi dưỡng CBCð Khối cơ quan
Bộ Nơng nghiệp & PTNT góp phần nâng cao năng lực cơng tác của đội ngũ
CBCð cơ quan Bộ Nơng nghiệp & PTNT.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng đối với CBCð các cấp thuộc
cơng đồn CQ Bộ Nơng nghiệp & PTNT. Như vậy đề tài chủ yếu tập trung
nghiên cứu tới vấn ñề nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ sung và cập
nhật cho CBCð cơ quan Bộ ñáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ được
giao mà khơng đề cập nhiều tới những vấn ñề như ñào tạo theo bằng cấp và
giới hạn trong phạm vi, hình thức đào tạo, bồi dưỡng áp dụng hiện có của hệ
thống cơng đồn hiện nay.
Chủ thể nghiên cứu là đội ngũ CBCð các cấp thuộc Cơng đồn CQ Bộ
Nơng nghiệp & PTNT: Uỷ viên BCH cơng đồn, Chủ tịch, Phó chủ tịch cơng
đồn các cơ sở, Tổ trưởng cơng đồn trong các cơ quan, đơn vị thuộc cơng

đồn cơ quan Bộ Nơng nghiệp & PTNT.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

4


ðối tượng khảo sát của ñề tài tập trung chủ yếu là CBCð ở các Cục;
Vụ; Trung tâm; Ban quản lý dự án Trung ương Nông, Lâm nghiệp và Thủy
lợi; Văn phịng Bộ thuộc Cơng đồn cơ quan Bộ Nơng nghiệp & PTNT.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1. Nội dung nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơng tác cơng đồn và đội
ngũ CBCð cấp cơ sở trong các cơ quan, đơn vị thuộc Cơng đồn cơ quan Bộ
Nơng nghiệp & PTNT.
Các u cầu đào tạo, bồi dưỡng và yếu tố ảnh hưởng việc tổ chức ñào
tạo, bồi dưỡng CBCð cơ quan Bộ Nông nghiệp & PTNT.
ðề xuất một số giải pháp về nội dung chương trình, phương pháp, hình
thức đào tạo, bồi dưỡng CBCð CQ Bộ phù hợp với yêu cầu tình hình mới.
1.3.2.2. Phạm vi về khơng gian.
Nghiên cứu tiến hành ở Cơng đồn cơ quan Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn. Trong đó chọn nghiên cứu cụ thể tại:
+ 6 Vụ và tương ñương (Văn phòng, Thanh tra Bộ); 14 Cục quản lý
thuộc Bộ.
+ 3 Ban quản lý Trung ương các dự án Nông, Lâm nghiệp và Thủy lợi.
3 Trung tâm, 3 Văn phịng đồn thể chính trị thuộc Bộ và một số Doanh
nghiệp thuộc Cơng đồn CQ Bộ NN & PTNT.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian.
Các vấn đề được nghiên cứu có tính hệ thống trong khoảng thời gian
dài, đánh giá thực trạng tập trung vào những năm gần ñây.

Số liệu phục vụ nghiên cứu ñề tài ñược thu thập trong 5 năm gần đây
của Cơng đồn CQ Bộ NN& PTNT và các dự báo về phương hướng cơng tác
cơng đồn trong tình hình mới của TLðLðVN (2008 – 2013).
Thời gian thực hiện ñề tài: Tháng 8 năm 2008 ñến tháng 12 năm 2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

5


Phần II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ðÁNH GIÁ NHU CẦU
ðÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠNG ðỒN
2.1. Cơ sở lý luận về ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng CBCð.
2.1.1 Một số vấn ñề cơ bản về cán bộ cơng đồn.
2.1.1.1 Khái niệm cán bộ cơng đồn.
Cán bộ cơng đồn là người được bầu vào các chức danh thơng qua bầu
cử tại đại hội hoặc hội nghị cơng đồn (từ tổ cơng đồn trở lên); được cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền của cơng đồn chỉ ñịnh hoặc bổ nhiệm vào các
chức danh cán bộ công ñoàn hoặc ñược giao nhiệm vụ thường xuyên ñể thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn Việt Nam. [9, tr.10].
Cán bộ Cơng đồn gồm cán bộ chun trách và cán bộ không chuyên trách:
a) Cán bộ công đồn chun trách: Là những người đảm nhiệm cơng việc
thường xun trong tổ chức cơng đồn, được đại hội, hội nghị cơng đồn các
cấp bầu ra hoặc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của cơng đồn chỉ định,
bổ nhiệm vào chức danh cán bộ cơng đồn và giao nhiệm vụ thường xun.
b) Cán bộ cơng đồn khơng chun trách: Là những người làm việc kiêm
nhiệm, do đồn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ tổ cơng đồn trở lên
và được cấp có thẩm quyền của cơng đồn cơng nhận hoặc chỉ định.
Như vậy cán bộ cơng đồn khơng chun trách là những cán bộ cơng
đồn khơng hưởng lương từ ngân sách Cơng đồn (khơng do cơng đồn trả

lương) do đồn viên tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành cơng đồn các cấp, từ
TW đến cơ sở, họ chỉ dành một thời gian nhất ñịnh cho hoạt động cơng đồn.
[9, tr.11].
Phân theo cấp cơng đồn có 4 cấp:
Tổng liên
đồn
LðVN

Liên đồn
Lð tỉnh,
Cð ngành
TW

Liên đồn
Lð cấp
quận,
huyện

Cơng
đồn cơ sở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

6


Trong từng cấp cơng đồn, theo chức danh cán bộ cơng đồn, có:
Chủ tịch



Phó chủ
tịch Cð

Uỷ viên
BCH

Tổ trưởng
(tổ phó) Cð

2.1.1.2. Vai trị của cán bộ cơng đồn.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln khẳng định vai trị quan trọng, quyết định của cán bộ ñối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Với đội ngũ cán bộ cơng đồn, theo Bác: “Cán bộ là
vốn của đồn thể, có vốn mớí làm ra lãi, bất cứ chính sách cơng tác gì nếu
cán bộ tốt thì thành cơng, tức có lãi, khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức lỗ
vốn”. Cán bộ cơng đồn là cầu nối giữa ðảng, Chính quyền với quần chúng
người lao động.
Vai trị CBCð càng được thể hiện rõ nét hơn bởi yêu cầu thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn trong tình hình mới. CBCð khơng chỉ
có vai trị to lớn trong cơng tác tun truyền vận động, tập hợp cơng nhân,
viên chức lao động vào cơng đồn, mà cịn có vai trị đại diện bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLð; ñại diện, tổ chức cho CNVCLð
tham gia quản lý kinh tế, xã hội, quản lý cơ quan ñơn vị, ñấu tranh chống
những biểu hiện vi phạm ñường lối, chủ trương của ðảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước và Nghị quyết của cơng đồn các cấp…
Như vậy CBCð có vai trò hết sức quan trọng, nếu thiếu sự hiện diện
của họ thì các chủ trương, chính sách của ðảng, của Nhà nước, của Cơng đồn
các cấp sẽ khó có thể ñược triển khai ñồng bộ, ñúng theo kế hoạch, tiến ñộ và
ñúng yêu cầu ñặt ra ñược. Nếu thiếu sự mẫn cán, trung thành của họ cũng như
tinh thần trách nhiệm kém thì cơng việc sẽ triển khai kém hiệu quả chưa nói

tới những khó khăn từ nhiều yếu tố khách quan khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

7


ðồng thời, với từng vị trí, chức vụ của mỗi CBCð thì vai trị của họ
cũng khác nhau. Với những CBCð chủ chốt như: Chủ tịch, Phó chủ tịch có vị
trí, vai trị hết sức quan trọng, họ thường là người giữ vai trị chỉ huy và quyết
định trong việc triển khai các hoạt động cơng đồn. Hiệu quả hoạt ñộng CðCS
chịu ảnh hưởng phần lớn vào khả năng, trình ñộ, năng lực công tác của họ.
Tiếp ñến là các CBCð là Uỷ viên BCH, tổ trưởng, tổ phó các tổ cơng đồn, họ
là những cán bộ trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện các mảng cơng việc được
phân công phụ trách. Họ cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng chương
trình, kế hoạch cơng tác hàng năm, nhiệm kỳ của Cơng đồn cơ sở nơi họ
cơng tác.
2.1.2. Khái niệm ñánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng.
Nhu cầu là một trạng thái của nhân cách biểu hiện sự phụ thuộc của nó
vào những điều kiện tồn tại và phát triển cụ thể, là nguồn gốc ở tính tích cực ở
cá nhân, nó thúc đẩy con người hành động, hoạt động.
Nhu cầu nói một cách cụ thể là địi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của
con người về vật chất và tinh thần ñể tồn tại và phát triển. Tuỳ theo trình độ
nhận thức, mơi trường sống, những ñặc ñiểm tâm sinh lý, mỗi người có những
nhu cầu cụ thể khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc ñẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng lớn, địi
hỏi thời gian cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản
lý, kiểm sốt được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm sốt được cá
nhân. Nhận thức có sự chi phối nhất định trong đời sống, nhận thức cao sẽ có
khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu, ñiều tiết nhu cầu cho phù hợp với
hoàn cảnh chung và của mỗi cá nhân.

Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của
chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với mơi trường sống. Nhu cầu tối thiểu
hay cịn gọi là nhu yếu đã được hình thành qua quá trình rất lâu dài tồn tại,
phát triển và tiến hố. Nhu cầu của một cá nhân là đa dạng, phong phú và vô
tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm sốt những nhu cầu có liên quan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

8


ñến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân
đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo ñịnh hướng của nhà quản lý. Do đó
người quản lý ln có thể điều khiển ñược các cá nhân.
Căn cứ vào ñối tượng của nhu cầu (tức là cái mà con người cần ñược
thỏa mãn ñể tồn tại và phát triển) người ta chia nhu cầu thành các loại như:
Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, nhu cầu sinh vật và nhu cầu xã hội
Nhu cầu ñào tạo là sự mong muốn giảm sự khác biệt giữa thực tế với
ñiều kiện nên có. Sự khác biệt này có thể về kiến thức, quan điểm hay kỹ năng
mà học viên cần có để làm việc tốt hơn.
ðánh giá nhu cầu ñào tạo là một q trình thu thập và phân tích thơng
tin để làm rõ nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện cơng việc và xác định liệu
đào tạo có phải là giải pháp.
ðể ñánh giá ñược nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng cán bộ thì cần phải chỉ
ra được sự khác biệt giữa yêu cầu của công việc và khả năng thực hiện công
việc cụ thể của cán bộ, là q trình tìm ra sự thiếu hụt giữa cái có và cái cần có
về kiến thức và kỹ năng, quan ñiểm của học viên. ðánh giá nhu cầu ñào tạo
chỉ ra ñiều mà ñào tạo cần hướng vào, là căn cứ ñể xây dựng các mục tiêu và
lựa chọn ñược nội dung ñào tạo.
ðánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng về số lượng từng loại cán bộ
cơng đồn cơ sở so với:

- Yêu cầu nhiệm vụ của công tác cơng đồn ở cơ quan, đơn vị.
- Nguồn nhân lực ở cơ quan, đơn vị hiện có.
- Nguồn nhân lực ở cơ quan, ñơn vị trong tương lai.
- Nguồn nhân lực ở cơ quan, ñơn vị theo kế hoạch, quy hoạch.
ðánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng về chất lượng từng loại cán bộ
cơng đồn cơ sở theo các tiêu chí:
- Trình độ học vấn.
- Trình độ lý luận chính trị.
- Trình độ nghiệp vụ cơng đồn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

9


- So với yêu cầu tiêu chuẩn chung về cán bộ cơng đồn (quy định của
Tổng liên đồn lao động Việt Nam).
2.1.3. Vai trị của việc đánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng CBCð
Xuất phát từ tính tất yếu khách quan của việc ñào tạo, bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ cơng tác cơng đồn là việc làm thường xun, liên tục nhằm
góp phần nâng cao năng lực cơng tác cho ñội ngũ CBCð các cấp. Muốn nâng
cao chất lượng về đào tạo thì khơng thể bỏ qua cơng tác ñánh giá. ðánh giá
giúp cho những người ñược ñào tạo nhận thức về bản thân tốt hơn, giúp cho
những người tham gia trong q trình đào tạo cải thiện ñược phương pháp sư
phạm, giáo cụ, phương thức tổ chức. Giúp cho các nhà lãnh ñạo quyết ñịnh sẽ
ñào tạo ai và đào tạo như thế nào, thậm chí có thể cho phép họ ra quyết ñịnh sẽ
tiếp tục ñào tạo hay tạm dừng hoạt ñộng ñào tạo. Do vậy ñánh giá trước hết là
công nhận giá trị của một công việc, một nỗ lực. ðánh giá cũng tham gia q
trình đào tạo. Mọi hoạt động đều bao gồm cơng việc ñánh giá. ðánh giá nhu
cầu ñào tạo ñược coi là một bước quan trọng nhất bởi nó là khâu xác ñịnh thị
trường ñào tạo.

Trong cơ chế nền kinh tế kế hoạch hố tập trung trước đây thì việc đánh
giá nhu cầu đào tạo khơng được chú trọng và thậm chí cho đó là khâu thứ yếu
bởi kế hoạch được xây dựng tập trung từ trên xuống, tức là việc tổ chức các
khố đào tạo được tiến hành theo kế hoạch ñã ñịnh trước từ trên xuống, ñội
ngũ cán bộ ñào tạo ra ñược phân bổ theo kế hoạch, do vậy xảy ra nhiều bất cập
trong q trình đào tạo. Nhưng trong giai ñoạn hiện nay ñã chuyển dần sang
cách tiếp cận có sự tham gia của mọi đối tượng, của cộng ñồng, nghĩa là của
chủ thể của nhu cầu, do vậy việc ñánh giá nhu cầu ñào tạo là khâu rất quan
trọng. Xác định nhu cầu đào tạo chính là xác ñịnh thị trường.
ðánh giá nhu cầu ñào tạo thực sự được coi là một bước quan trọng, có
tính quyết định trong việc đào tạo có đáp ứng được nhu cầu thực tế trong điều
kiện hiện nay hay khơng. ðánh giá nhu cầu đào tạo là một cơng cụ ño ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

10


giá trị thực ñể biết về những người tham gia trước khi đào tạo, đồng thời nó
cho người cán bộ ñào tạo biết trước những thông tin về những chủ ñề cần
ñược thảo luận và làm thế nào ñể thực hiện nó dựa vào những đặc điểm của
những thành viên tham gia. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo có hiệu quả sẽ thúc
ñẩy việc giảng dạy, lấy người học làm trung tâm và xây dựng chương trình
cho khố học dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm của người ñược ñào
tạo và bồi dưỡng.
Bản thân nội hàm của việc ñánh giá nhu cầu ñào tạo là tìm ra những
kiến thức kỹ năng mà người cán bộ cơng đồn cần có và những khoảng cịn
thiếu hụt chứ khơng phải những cái mà ta cung cấp cho họ. Tức là phải xuất
phát từ thực tế công việc mà người cán bộ ñang làm, thấy ñược những kỹ năng
người cán bộ công đồn đã có và những u cầu về kỹ năng cần thiết để hồn
thành những cơng việc đó để trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp

họ hoàn thành được nhiệm vụ, cơng việc được giao.
ðánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng CBCð làm cơ sở cho việc xác
ñịnh nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng của cơng đồn các cấp từ đó làm căn cứ ñể
xây dựng các chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức và trình độ đào
tạo để đào tạo CBCðCS phù hợp nhất. ðánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng
khơng chỉ để xác định các nhu cầu về kỹ năng cụ thể mà nó cịn tìm ra các chủ
thể của các nhu cầu ñào tạo.
2.1.4. Nội dung cơ bản ñánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng CBCð.
Việc ñánh giá nhu cầu ñào tạo CBCð là kết quả của q trình nghiên
cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan, trong đó tập trung 4
vấn đề lớn, cụ thể sau:
2.1.4.1. Những cơng việc của người CBCð (nhiệm vụ).
Cán bộ cơng đồn cơ sở chủ yếu là đội ngũ CBCð khơng chun trách
(kiêm nhiệm). Cơng việc chính của họ là thực thi nhiệm vụ chuyên mơn do
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phân cơng, điều hành. Trách nhiệm hàng đầu của
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

11


họ là hồn thành nhiệm vụ chun mơn giao. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
chun mơn là thước đo chính ñể ñánh giá cán bộ ở cơ quan, ñơn vị hàng năm.
Với người CBCðCS cùng một lúc họ có trách nhiệm triển khai nhiệm
vụ chun mơn, đồng thời họ cịn triển khai nhiệm vụ cơng tác cơng đồn ở
đơn vị, vấn đề này đã được cụ thể hố tại ðiều lệ cơng đồn Việt Nam khố X
như sau:
1. ðấu tranh chống những biểu hiện vi phạm ñường lối, chủ trương của
ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của cơng đồn các
cấp.
2. Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp, chính ñáng của người lao ñộng.
3. Liên hệ chặt chẽ với đồn viên và người lao động; tơn trọng ý kiến
của đồn viên và người lao động.
4. Báo cáo, phản ánh và thực hiện thông tin hai chiều giữa các cấp cơng
đồn, giữa người lao động với người sử dụng lao ñộng hoặc ñại diện của
người sử dụng lao ñộng.
5. Tổ chức ñối thoại giữa CNVCLð với người sử dụng lao ñộng trong
các cơ quan, ñơn vị, doanh nghiệp hoặc tổ chức cơng đồn với đại diện của
người sử dụng lao ñộng.
6. Tổ chức và lãnh ñạo đình cơng (đối với cán bộ cơng đồn cơ sở ở
doanh nghiệp) theo ñúng quy ñịnh của pháp luật.
7. ðược hưởng các chế độ chính sách theo quy định của ðảng, Nhà
nước và ðồn chủ tịch Tổng liên đồn Lao động Việt Nam.
8. ðược cơng đồn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong q
trình thực hiện nhiệm vụ do tổ chức cơng đồn phân cơng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

12


9. Cán bộ cơng đồn khơng chun trách khi có ñủ ñiều kiện theo quy
ñịnh và có nguyện vọng ñược xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ cơng
đồn chuyên trách. [9, tr.12].
Như vậy, nhiệm vụ CBCðCS cơ bản khơng thay đổi qua các kỳ đại hội,
nhiệm vụ chủ yếu của họ vẫn là nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của Tổ
chức cơng đồn, với các nội dung chính như sau:
+ Với tư cách là Cán bộ đồn thể - cán bộ của quần chúng bởi cơng việc
đồn thể yêu cầu họ luôn sâu sát với quần chúng, cơng đồn cơ sở là nơi trực
tiếp diễn ra hoạt ñộng tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho ñoàn viên

Cð, là cầu nối giữa người lao ñộng với người sử dụng lao ñộng, giữa quần
chúng với tổ chức ðảng. Họ có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến học tập các nghị quyết của ðảng, của Cơng đồn các cấp tới
người lao động, phổ biến tun truyền giáo dục pháp luật đến người lao
động... thơng qua tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp sinh hoạt ñịnh
kỳ, họp ñột xuất, hội ý...
+ Với vai trị đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
ñộng, chăm lo ñời sống vật chất tinh thần cho người lao động thơng qua việc
tổ chức các hoạt ñộng phong trào, hỗ trợ vật chất, điều kiện việc làm... cho
đồn viên cơng đồn của mình, ñộng viên, giúp họ phấn ñấu vươn lên trong
học tập, cơng tác, hồn thành nhiệm vụ được giao.
+ Với vai trị dân chủ đại diện, CBCðCS trực tiếp tham gia các hoạt
ñộng quản lý cơ quan ñơn vị, giám sát việc thực hiện các quy ñịnh, quy chế,
nội quy cơ quan đơn vị, thực hiện kế hoạch cơng tác của ñơn vị... giám sát tổ
chức thực hiện quy chế dân chủ, phát huy dân chủ cơ sở, là cầu nối tăng cường
đồn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị.
Có thể khẳng định, cơng việc, nhiệm vụ của người CBCðCS rất quan
trọng và cũng rất nặng nề. Tuy nhiên trong thực tế họ có rất ít thời gian và
điều kiện ñể dành cho triển khai nhiệm vụ mà tổ chức cơng đồn giao cho.
ðể thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trên, trong từng cấp công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

13


đồn, vai trị và nhiệm vụ của từng CBCð cụ thể cũng khác nhau, ở cấp cơ sở,
nhiệm vụ cụ thể của mỗi CBCð được phân cơng chi tiết theo vị trí chức vụ,
phụ trách những nội dung cơng tác cụ thể của Cơng đồn, thơng thường Chủ
tịch là người phụ trách chung, chủ tài khoản, trực tiếp chịu trách nhiệm trước
cấp trên và BCH về những vấn ñề liên quan, các chức danh khác được phân

cơng theo khả năng và vị trí, với nhiệm vụ giúp Chủ tịch triển khai hồn thành
kế hoạch cơng tác hàng năm của Cơng đồn cơ sở như: Cơng tác Thi đua,
Tun huấn, Thể thao văn hố, Tài chính, Kiểm tra, Văn phịng, Nữ công, ðời
sống....
2.1.4.2. Những yêu cầu về năng lực công tác, những kiến thức, kỹ năng
người cán bộ cơng đồn cần có.
a) u cầu về trình độ học vấn phổ thơng, trình độ chun mơn nghiệp vụ
và trình độ nghiệp vụ cơng tác cơng đồn.
Xuất phát từ vị trí, u cầu của mỗi cấp, mỗi loại CBCð mà địi hỏi về
trình ñộ các mặt của CBCð ở mức ñộ khác nhau. Nghĩa là trên cơ sở vị trí,
yêu cầu nhiệm vụ của từng loại, từng cấp CBCð và ñiều kiện thực tế của từng
giai đoạn lịch sử, từng vùng miền, địi hỏi CBCð phải có tiêu chuẩn nhất định
về trình độ học vấn phổ thơng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cơng tác cơng
đồn cho phù hợp. Tiêu chí trình độ học vấn phổ thơng, trình độ chun mơn,
nghiệp vụ là tiêu chí rõ ràng, cụ thể dễ lượng hố để ñánh giá năng lực CBCð;
tuy nhiên, trong chừng mực nào đó thì việc tiêu chuẩn hố CBCð thơng qua
các lớp ñào tạo, tập huấn ñược thể hiện (qua bằng cấp) ghi trong lý lịch cán bộ
cũng chưa thể ñánh giá hồn tồn đúng năng lực cán bộ. Bởi trong thực tế
những năm vừa qua khơng ít trường hợp chạy theo bằng cấp, chất lượng ñào
tạo của một số cơ sở chưa cao, dẫn đến có trường hợp người được đào tạo có
bằng cấp cao nhưng khơng có khả năng vận dụng kiến thức ñã học và thực
tiễn. Do vậy ñể thực hiện tiêu chuẩn hố và đánh giá đúng năng lực CBCðCS

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

14


cần phải kết hợp chặt chẽ giữa tiêu chuẩn bằng cấp với năng lực thực tế của
cán bộ.

Trong ñiều kiện hiện nay, hội nhập quốc tế và khoa học kỹ thuật, cơng
nghệ phát triển cao, trình độ văn hố, chun mơn nghiệp vụ của người lao
động từng bước được nâng lên, thì địi hỏi khách quan phải khơng ngừng nâng
cao trình độ học vấn đội ngũ CBCðCS. ðể đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của
phong trào công nhân, hoạt động cơng đồn trong giai đoạn cách mạng mới,
thì trình ñộ học vấn của CBCðCS chí ít cũng phải ñạt mức trình độ trung bình
khá của đội ngũ cơng nhân, lao ñộng trong phạm vi CBCðCS hoạt ñộng. Mặt
khác ñã là CBCðCS dù CB chuyên trách hay kiêm nhiệm, cán bộ nghiệp vụ
hay cán bộ phong trào, thì nhất thiết phải có trình độ lý luận, nghiệp vụ cơng
tác cơng đồn, có kỹ năng vận động CNVCLð, tổ chức hoạt ñộng Cð. ðây là
tiêu chuẩn hết sức quan trọng cần phải có, bởi nếu khơng hiểu biết về lý lụân,
nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động cơng đồn thì CBCðCS khơng thể hồn
thành nhiệm vụ.
Bên cạnh tiêu chí về trình độ học vấn phổ thơng, trình độ nghiệp vụ
cơng tác cơng đồn, thì một địi hỏi khách quan đối với CBCðCS cơng tác ở
ngành nào phải có kiến thức chun mơn về lĩnh vực đó. Trên thực tế ở cơ sở,
CBCð hầu hết là kiêm nhiệm, họ vừa phải thực hiện cơng việc đơn vị giao,
vừa thực hiện nhiệm vụ của cơng đồn, điều này địi hỏi CBCðCS trước hết
phải là người am hiểu và giỏi về chun mơn để hồn thành tốt nhiệm vụ của
mình. Hơn nữa, CBCðCS muốn tham gia quản lý thì phải là người thơng thạo
chun mơn, phải biết một cách đầy đủ và chính xác tất cả những ñiều kiện
sản xuất, phải hiểu ñược kỹ thuật của nền sản xuất đó ở trình độ hiện đại của
nó, phải có một trình độ khoa học nhất định. Có như vậy, CBCðCS mới nắm
chắc được tính chất cơng việc của từng loại cơng nhân, mới hiểu được tâm tư
nguyện vọng và ñiều kiện sống của họ và mới có tiếng nói chung, gần gũi với
chun mơn nghề nghiệp của họ, thực sự là tiếng nói của người trong cuộc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..

15



Với vai trị đại diện người lao động để tham gia với chính quyền trong
lĩnh vực quản lý, thì có trình độ chun mơn nghề nghiệp là cơ sở để
CBCðCS tham gia quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Khi người sử dụng lao ñộng nhận thấy ý kiến cuả CBCðCS ñưa ra là hợp lý,
thực sự xuất phát từ thực tế sản xuất, từ yêu cầu phát triển của ngành cũng như
của cơ quan ñơn vị, thì họ sẽ tạo điều kiện cho Cơng đồn hoạt ñộng ñược tốt
hơn. Do vậy yêu cầu ñặt ra ñối với CBCðCS là CBCðCS hoạt ñộng ở ngành
nào, nhất thiết phải có chun mơn về ngành đó. u cầu này cần phải được
coi là ngun tắc trong bố trí, sử dụng CBCðCS. ðiều này địi hỏi trước hết
CBCðCS phải là người có đầy đủ tiêu chuẩn như một người lao động thực thụ
của đơn vị nơi mình cơng tác, sau đó mới tuỳ theo từng vị trí cơng tác mà
CBCðCS đảm nhiệm, để đặt ra tiêu chuẩn về trình độ lý luận, nghiệp vụ cơng
tác cơng đồn. ðặc biệt việc bố trí, sử dụng CBCðCS phải thực sự là những
người trưởng thành từ phong trào cơng nhân, được quần chúng cơng nhân, lao
động ở đó tín nhiệm. Như vậy yêu cầu này cần ñược ñáp ứng với mọi ñối
tượng cán bộ cơng đồn các cấp. Cấp càng cao, trách nhiệm càng lớn thì u
cầu càng địi hỏi đáp ứng cao hơn.
b) Yêu cầu về năng lực lãnh ñạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức Công ñoàn.
Yêu cầu này trước hết là ñối với cán bộ cơng đồn chủ chốt nhất là với
người đứng đầu - chủ tịch, tiếp đến là phó chủ tịch và UVBCH cơng đồn cơ
sở. ðể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơng đồn và để cơng đồn
khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong hệ thống chính trị, được cơng
nhân, viên chức, lao động thừa nhận thì địi hỏi CBCðCS, nhất là cán bộ chủ
chốt phải có năng lực quán triệt ñường lối chủ trương của ðảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước vào việc đề ra chương trình, kế hoạch cơng tác của
cơng đồn, đồng thời CBCðCS phải có năng lực vận động, tổ chức cơng nhân,
lao động thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chương trình kế hoạch hoạt đơng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………..


16


×