Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại huyện đảo vân đồn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 164 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN ðẢO VÂN ðỒN - TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực
hiện luận văn ñã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều


ñược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của
cá nhân tôi (ngồi phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả ñã nhận ñược sự quan
tâm giúp ñỡ tận tình về nhiều mặt của của tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường ðại học
Nơng nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ
mơn Phân tích định lượng đã tạo mọi điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
ðặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu
Ngoan, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Du lịch Quảng Ninh, UBND
huyện Vân ðồn, phịng văn hóa – du lịch, phịng Thống kê, phịng Cơng
thương huyện Vân ðồn; UBND các xã tại khu vực nghiên cứu ñã tạo mọi
ñiều kiện giúp ñỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tơi hồn thành
luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

1.


MỞ ðẦU

1

1.1

Sự cần thiết của ñề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Các câu hỏi ñặt ra cho nghiên cứu ñề tài.

3

1.4

ðối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

2.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

5

2.1

Lý luận về phát triển, phát triển bền vững

5

2.2

Phát triển du lịch bền vững

8

2.3

Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước

37

2.4

Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong xu thế hội nhập

45

2.5


Vị trí, vai trị của ngành du lịch ñối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế của nước ta

48

2.6

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài

50

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

53

3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

53

3.2

Phương pháp nghiên cứu

68


4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

76

4.1.

Thực trạng phát triển du lịch huyện Vân ðồn trên quan điểm phát

4.1.1

triển bền vững

76

Tình hình hoạt ñộng du lịch của huyện .

76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... iii


4.1.2. ðánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Vân ðồn từ góc độ
bền vững.

87

4.1.3. ðánh giá tính bền vững của các hoạt ñộng du lịch ở Vân ðồn dựa
vào "sức chứa"


92

4.1.4. ðánh giá tính bền vững của các hoạt ñộng của du lịch tại Vân
ðồn dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhanh tính bền vững của
điểm du lịch
4.2.

95

Tiềm năng, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch bền vững
huyện Vân ðồn

101

4.2.1

Tiềm năng du lịch trên ñịa bàn huyện ñảo Vân ðồn

101

4.2.2

ðánh giá ñiểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Vân ðồn 106

4.2.3

Dự báo triển vọng phát triển du lịch huyện ñảo Vân ðồn trong
thời gian tới


4.3

110

ðịnh hướng và các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở huyện ñảo Vân ðồn

116

4.3.1

ðịnh hướng phát triển du lịch

116

4.3.2

Những quan ñiểm về phát triển du lịch huyện ñảo Vân ðồn

119

4.3.3

Tăng cường củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
huyện ñảo Vân ðồn trong thời gian tới

4.3.4

120


Giải pháp chủ yếu ñể phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
huyện ñảo Vân ðồn thời gian tới

123

5.

KẾT LUẬN

137

5.1

Kết luận

137

5.2

Khuyến nghị

139

TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

PHỤ LỤC

145


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

HDI

Chỉ số phát triển con người

HFI

Chỉ số tự do của con người

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UNCED


Uỷ ban liên hợp quốc về mơi trường và phát triển

WTTC

Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới

ƯNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

WCED

Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển

PRA

ðánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng

ACAP

Khu bảo tồn Annapurna

VQG

Vườn quốc gia

HTX

Hợp tác xã


CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

PCC

Sức chứa tự nhiên

RCC

Sức chứa thực tế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... v


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1:

Tên bảng

Trang

Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch
bền vững

12

2.2:


Du lịch bền vững và du lịch không bền vững

13

2.3:

Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững

30

2.4:

Các chỉ tiêu ñặc thù của điểm du lịch

31

2.5:

Hệ thống chỉ tiêu mơi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của
điểm du lịch

33

3.1.

Thời tiết, khí hậu của huyện đảo Vân ðồn năm 2009

57


3.2.

Giá trị sản lượng và cơ cấu các ngành

65

3.3:

Dân số và mật độ dân số phân theo xã tính đến ngày 31/12/2009

66

3.4.

Dân số huyện Vân ðồn qua một số năm

67

3.5:

Hiện trạng về phân bổ lao ñộng năm 2009

68

3.6.

Danh mục mẫu ñiều tra

69


4.1:

Tình hình khách du lịch ñến huyện Vân ðồn

77

4.2:

Thành tựu phát triển kinh tế du lịch Vân ðồn giai ñoạn 2007 – 2009

79

4.3:

Cơ sở lưu trú tại huyện Vân ðồn giai ñoạn 2007 - 2009

81

4.4:

Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên ñịa bàn huyện

86

4.5

ðánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ

89


4.6:

ðánh giá sức chứa của các ñiểm du lịch trên huyện ñảo Vân ðồn

94

4.7:

Thống kê nguồn tài nguyên du lịch tại Vân ðồn

102

4.8:

Các công trình văn hóa lịch sử tại huyện đảo Vân ðồn

103

4.9:

Dự báo khách du lịch ñến Vân ðồn giai ñoạn 2015 - 2020

113

4.10:

Dự báo nhu cầu khách sạn giai ñoạn 2015 - 2020

114


4.11:

Dự kiến phân bố khách sạn phục vụ du lịch Vân ðồn giai ñoạn 2015 – 2020 115

4.12:

Dự báo lao ñộng phục vụ du lịch tại Vân ðồn giai ñoạn 2015 – 2020

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... vi

116


1. MỞ ðẦU
1.1

Sự cần thiết của ñề tài
Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ñang ngày càng ñược nâng cao

thì du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong ñời sống xã hội. Về mặt kinh
tế, du lịch ñã trở thành một ngành quan trọng, một ngành kinh tế tổng hợp
năng ñộng và ñược coi là phương sách hiệu quả ñể mỗi vùng, mỗi quốc gia
phát triển nền kinh tế của mình. Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung
đều thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị tiềm năng của tài nguyên tự
nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phát triển du lịch mới chỉ quan
tâm tới việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các sản phẩm du lịch với
mục đích thu hút nhiều hơn lượng du khách. Việc làm này ñã ñem lại một
nguồn lợi ñáng kể, song cũng tiềm ẩn những tác ñộng tiêu cực như sự huỷ
hoại các hệ sinh thái và nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, góp phần làm gia

tăng các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý..., làm biến đổi các giá trị
văn hố truyền thống. Những yếu tố đó tác động đến sự phát triển bền
vững hoạt ñộng du lịch.
Mặt khác, Việt Nam ñã trở thành thành viên chính thức của WTO, điều
đó đã đánh dấu một bước ngoặt trên con ñường chủ ñộng hội nhập quốc tế,
phát triển kinh tế ñất nước. Gia nhập WTO mang đến những cơ hội mới
nhưng cũng khơng ít những thách thức cho nền kinh tế nước ta. Ngành du
lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch các địa phương sẽ phải ñối mặt với
những thách thức rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế:
- Cạnh tranh thu hút khách du lịch trên bình diện quốc gia và quốc tế sẽ
ngày càng gay gắt.
- Yêu cầu của khách du lịch về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 1


cao. Trong khi đó du lịch Việt Nam đang ở giai ñoạn ñầu của sự phát triển,
hoạt ñộng du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh,
trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong ngành còn nhiều bất cập; cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch còn yếu kém và thiếu đồng bộ.
- Tài ngun và mơi trường du lịch đang có dấu hiệu suy giảm do khai
thác, sử dụng thiếu tính bền vững.
Trước bối cảnh đó, mỗi địa phương cần phải phân tích, đánh giá để tìm
ra những lợi thế về du lịch thực sự của ñịa phương mình, từ đó đề ra chiến
lược phát triển, định hướng, giải pháp ñầu tư ñể phát triển bền vững, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, với hàng nghìn hịn đảo lớn
nhỏ từ vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà…ở phía Bắc, tới tận Côn ðảo,
Phú quốc ở miền Nam với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và là những
ñiểm lý tưởng ñể phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển,… Huyện ñảo Vân

ðồn là một trong những ñịa ñiểm giàu tiềm năng với những cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú và là những ñiểm lý tưởng ñể phát triển du lịch sinh thái, du lịch
biển …, tuy nhiên hoạt ñộng du lịch ở ñây mới chỉ ở giai ñoạn ñầu của sự
phát triển, chưa ñược quy hoạch cụ thể nên việc khai thác tài nguyên mang lại
hiệu quả thấp, chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó. Với những lý do trên,
chúng tơi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền
vững tại huyện ñảo Vân ðồn - tỉnh Quảng Ninh” với mong muốn góp phần
đưa ra cái nhìn tồn diện về tiềm năng và hướng phát triển du lịch bền vững
cho huyện ñảo Vân ðồn.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại huyện
Vân ðồn ñề ra ñịnh hướng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch ở huyện
ñảo này một cách bền vững và có hiệu quả.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và
phát triển du lịch bền vững.
- ðánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển du lịch tại Vân ðồn thời gian qua.
- Xác ñịnh tiềm năng, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch tại
huyện Vân ðồn.
- ðưa ra ñịnh hướng và ñề xuất giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và có
hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững tại huyện Vân ðồn

1.3

Các câu hỏi ñặt ra cho nghiên cứu ñề tài.
- Huyện ñảo Vân ðồn tỉnh Quảng Ninh có những tiềm năng và lợi thế

gì cho phát triển du lịch?
- Ngành du lịch có vai trị và vị trí như thế nào trong phát triển kinh tế xã hội của huyện?
- Thực trạng phát triển và những bài học gì cho du lịch của huyện Vân
ðồn những năm qua?
- Chủ trương của ðảng, Nhà nước và của Tỉnh trong phát triển du lịch ở
huyện là gì?
- Làm thế nào ñể phát triển du lịch ở huyện Vân ðồn những năm tới
(2015 - 2020) và lâu dài bảo đảm tính bền vững và hiệu quả?
1.4

ðối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
Hoạt ñộng ngành du lịch và kinh doanh du lịch trên ñịa bàn huyện Vân
ðồn – tỉnh Quảng Ninh.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu ñược giới hạn :
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở huyện ñảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 3


Vân ðồn trong một số năm gần đây từ đó ñánh giá và ñưa ra những giải pháp
cơ bản ñể phát triển du lịch bền vững ở Vân ðồn trong những năm tới.

- Về khơng gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Vân ðồn – tỉnh
Quảng Ninh.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu ñược thu thập trong giai ñoạn
2007-2009.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1

Lý luận về phát triển, phát triển bền vững

2.1.1 Phát triển
Phát triển ñược hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ
thuật...ðây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội
lồi người nói riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao chất
lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc
sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. ðể phản ánh đúng thực chất và
khách quan về phát triển, ngồi các chỉ tiêu về kinh tế như GNP (Gross
National Product - Tổng sản phẩm quốc dân), GDP (Gross Domestic Product
- Tổng sản phẩm quốc nội), thu nhập bình qn đầu người (GDP per
capita)...cần phải bổ sung các chỉ số khác như HDI (Human Development
Index - Chỉ số phát triển con người), HFI (Human Freedom Index - Chỉ số tự
do của con người)...

2.1.2 Phát triển bền vững
Cùng với việc nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần cho cộng ñồng

dân cư, hoạt ñộng phát triển ñã và ñang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, gây ra những tác ñộng tiêu cực làm suy thối mơi trường, sinh
thái. Một thực tế khơng thể phủ nhận được là nguồn tài ngun thiên nhiên
của Trái đất khơng thể là vơ hạn và trong khi việc khai thác bừa bãi, khơng
kiểm sốt được sẽ không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
cịn gây hậu quả nghiêm trọng về mơi trường, làm mất cân bằng về sinh
thái; gây ảnh hưởng trực tiếp đến q trình phát triển của xã hội lồi người
trong tương lai. Chính từ nhận thức này đã xuất hiện một khái niệm mới về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 5


phát triển và xu thế phát triển này ñang ñược tất cả các nước trên thế giới, kể
cả các nước phát triển cũng như các nước ñang phát triển ñều quan tâm; đó là
"Phát triển bền vững".
Khái niệm bền vững áp dụng cho phát triển là một khái niệm tương ñối
mới. Những vấn ñề môi trường nảy sinh từ sự phát triển của xã hội tiêu dùng
ñã ñược thế giới thừa nhận. Tuy nhiên, mãi ñến năm 1987 vấn ñề mơi trườngphát triển mới chính thức được nêu lên. Tại Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về
Môi trường và Phát triển (WCED), Brundtland - một nhà chính trị và nhà
kinh tế học hiện ñại ñã ñưa ra Báo cáo Brundtland "Tương lai chung của
chúng ta". Báo cáo này ñã ñưa ra nhận thức ñầy ñủ rằng môi trường cũng có
thể gây trở ngại đối với phát triển và phúc lợi xã hội. Cũng từ đó, phát triển
bền vững nổi lên thành mơ hình mới cho chính sách tồn cầu, khu vực, quốc
gia và từng ñịa phương; ñã ñược nêu tại Chương trình 21 Hội nghị Thế giới
của Liên hợp quốc (Hội nghị Thượng đỉnh Rio, 1992).
Hiện nay, vẫn cịn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về
khái niệm "Phát triển bền vững". Theo quan ñiểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế (IUCN) ñưa ra năm 1980 thì "Phát triển bền vững phải cân
nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và khơng tái tạo,
đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế

hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn ñan xen nhau". ðịnh nghĩa này chú
trọng ñến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh
tồn diện về phát triển bền vững. Một ñịnh nghĩa khác ñược các nhà khoa học
trên thế giới ñề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách
nhiệm của mỗi chúng ta: "Phát triển bền vững là các hoạt ñộng phát triển của
con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch
sử hình thành và hồn thiện các sự sống trên Trái đất". Tuy nhiên, khái niệm
do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) đưa ra

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 6


năm 1987 ñược sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, "Phát triển bền
vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng
thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau". Như vậy, nếu một hoạt động có
tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi.
Tại Hội nghị về Mơi trường tồn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm
về phát triển bền vững ñược các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, "Phát triển
bền vững được hình thành trong sự hồ nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ
thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá - xã hội" (Hình 2.1).

Hệ xã hội

Hệ kinh tế

Hệ tự nhiên

Phát triển bền vững

Hình 2.1: Quan niệm về phát triển bền vững

Theo quan ñiểm này, phát triển bền vững là sự tương tác qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Như thế, phát triển bền vững khơng
cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy
thối, tàn phá đối với hệ khác. Thơng điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền
vững khơng chỉ nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải
dựa trên tính bền vững cả về mơi trường - sinh thái, văn hố - xã hội và kinh
tế. Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu
một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp ñổ dài hạn. Cần phải nhận thức ñược
rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau
hoặc cạnh tranh với nhau. Nói đến phát triển bền vững có nghĩa là tạo được
sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 7


- Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vượng cho cộng ñồng dân
cư và ñạt hiệu quả cho mọi hoạt ñộng kinh tế. ðiều cốt lõi là sức sống và sự
phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải được
duy trì một cách lâu dài.
- Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả
mọi người. ðịi hỏi phân chia lợi ích cơng bằng, chú trọng cơng tác xố đói
giảm nghèo. Thừa nhận và tơn trọng các nền văn hố khác nhau, tránh mọi
hình thức bóc lột.
- Sự bền vững về môi trường: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên;
hạn chế ñến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường, bảo tồn sự ña dạng sinh
học và các tài sản thiên nhiên khác.
2.2

Phát triển du lịch bền vững


2.2.1 Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững
2.2.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch ñã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
khơng chỉ ở các nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, khơng chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hồn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có
bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện ñại
của từ này là một hiện tượng của thời ñại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về
nhu cầu khơi phục sức khoẻ và sự thay đổi của mơi trường xung quanh, dựa
vào sự phát sinh, phát triển tình cảm ñối với vẻ ñẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân
mà phải là tất cả những gì có liên quan ñến sự di chuyển ñó. Chúng ta cũng
thấy ý tưởng này trong quan ñiểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 8


hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi
làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau ñịnh nghĩa này ñược hiệp hội các
chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch khơng chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học PicaraEdmod ñưa ra ñịnh nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức
năng của nó khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương
diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang ñến với
một túi tiền ñầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ
nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa tồn thư Việt

Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham
quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh…”. Theo ñịnh nghĩa thứ hai, du lịch ñược coi là “một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hố dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình u đất nước, đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.”
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “ Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất ñịnh”
ðể tránh sự hiểu lầm và khơng đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch
thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua ñêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 9


của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm
theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của
các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua ñêm tạm thời trong thời gian rảnh
rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ,
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh
2.2.1.2. Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất

chặt chẽ. Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều
liên quan đến mơi trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất
rộng. ðó là mơi trường tự nhiên, kinh tế, văn hố, chính trị và xã hội; là yếu
tố rất quan trọng ñể tạo nên các sản phẩm du lịch ña dạng, độc đáo. Rõ ràng,
nếu khơng có bảo vệ mơi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu
khơng có phát triển thì việc bảo vệ mơi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy,
chúng ta cần phát triển du lịch nhưng khơng được làm tổn hại đến tài ngun,
khơng làm ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Hay nói một cách khác, du
lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch.
Ngoài sự phát triển thân thiện với mơi trường, khái niệm bền vững cịn
bao hàm cách tiếp cận du lịch thừa nhận vai trò của cộng ñồng ñịa phương,
phương thức ñối xử với lao ñộng và mong muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế của du
lịch cho cộng đồng địa phương. Nói cách khác, du lịch bền vững khơng chỉ có
bảo vệ mơi trường, mà cịn quan tâm tới khả năng duy trì kinh tế dài hạn và
công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững.
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch
bền vững. Du lịch bền vững ñược ñịnh nghĩa theo một số cách. Machado, 2003 [4]
ñã ñịnh nghĩa du lịch bền vững là: "Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 10


của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng ñồng ñịa phương nhưng không ảnh
hưởng tới khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về
kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào
đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng ñồng ñịa phương".
ðịnh nghĩa này tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du
lịch) chứ chưa ñề cập một cách tổng qt tính bền vững cho tồn ngành du lịch.
Theo Hội ñồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì "Du lịch bền vững
là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo ñảm

những khả năng ñáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai" ðây là một ñịnh
nghĩa ngắn gọn dựa trên ñịnh nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy
nhiên, định nghĩa này cịn quá chung chung, chỉ ñề cập ñến sự ñáp ứng nhu cầu của
du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cư ñịa
phương, ñến môi trường sinh thái, ña dạng sinh học... Cịn theo Hens L.,1998
[2], thì "Du lịch bền vững địi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm
mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hố, các q trình sinh thái cơ bản, đa
dạng sinh học và các hệ ñảm bảo sự sống". ðịnh nghĩa này mới chỉ chú trọng đến
cơng tác quản lý tài ngun du lịch ñể cho du lịch ñược phát triển bền vững.
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de
Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ñã ñưa ra ñịnh nghĩa:
"Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt ñộng du lịch nhằm ñáp ứng nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và người dân bản ñịa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tơn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt ñộng du lịch
trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên
nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi
đó vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hố, đa dạng sinh học, sự phát triển của
các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người". ðịnh nghĩa
này hơi dài nhưng hàm chứa ñầy ñủ các nội dung, các hoạt ñộng, các yếu tố liên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 11


quan ñến du lịch bền vững. ðịnh nghĩa này cũng ñã chú trọng ñến cộng ñồng dân
cư ñịa phương, bảo vệ mơi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hố.

2.2.2 Du lịch bền vững và du lịch khơng bền vững
Có những loại hình du lịch được coi là bền vững hơn các loại hình
khác. Trong khi đó du lịch 3-S (Sun, Sea and Sand: Nắng, Biển và Cát) ở

hầu hết các nước cho thấy không bền vững. Tuy nhiên, phần lớn các loại
hình du lịch đều có thể phát triển với quy mơ rất lớn, do đó trở nên khơng
bền vững (ví dụ: số lượng người đi du lịch săn bắn, câu cá q đơng ở
một khu du lịch). Phần lớn, các mơ hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn
thơng qua những thay đổi định lượng hoặc định tính.
Bảng 2.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích
với khái niệm du lịch bền vững
Tương thích cao
• Du lịch sinh thái
• Du lịch văn hố thu hút du khách
tìm hiểu lịch sử, văn hố của một
khu vực
• ðiểm du lịch đơ thị có sử dụng
những khu vực trống
• Du lịch nơng thơn quy mơ nhỏ
• Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du
khách thực hiện cơng tác bảo tồn
trong suốt kỳ nghỉ

Khơng tương thích
• Du lịch bờ biển có thị trường lớn
• Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực
tới mơi trường tự nhiên
• Du lịch tình dục
• Du lịch săn bắn và câu cá ở những
nơi quản lý kém
• ði du lịch ở những nơi có mơi
trường nhạy cảm như rừng nhiệt
đới, Nam Cực.
Nguồn:[7]


ðể củng cố khái niệm Du lịch bền vững, nhiều nghiên cứu ñã xem xét
các tác ñộng của du lịch và so sánh các yếu tố ñược coi là bền vững với các
yếu tố được coi là khơng bền vững. Các tác giả như Krippendorf, 1982; Lane
1990; Hunter và Green, 1994; Godfrey, 1996; Swarbrooke, 2009 sau khi
nghiên cứu tác ñộng của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã
hội ñã ñưa ra so sánh các yếu tố ñược coi là bền vững và các yếu tố ñược coi
là không bền vững trong phát triển du lịch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 12


Bảng 2.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Du lịch bền vững hơn
Khái niệm chung:
Phát triển chậm
Phát triển có kiểm sốt
Quy mơ phù hợp
Mục tiêu dài hạn
Phương pháp tiếp cận theo chất lượng
Tìm kiếm sự cân bằng
ðịa phương kiểm soát
Chiến lược phát triển:
Quy hoạch trước, triển khai sau
Kế hoạch theo quan điểm
Phương pháp tiếp cận chính luận
Quan tâm tới cả vùng
Phân tán áp lực và lợi ích
Quanh năm và cân bằng
Các nhà thầu địa phương

Nhân cơng địa phương
Kiến trúc bản địa
Xúc tiến, marketing có tập trung theo ñối tượng

Du lịch kém bền vững hơn
Phát triển nhanh
Phát triển khơng kiểm sốt
Quy mơ khơng phù hợp
Mục tiêu ngắn hạn
Phương pháp tiếp cận theo số lượng
Tìm kiếm sự tối đa
Kiểm sốt từ xa
Khơng lập kế hoạch, triển khai tùy tiện
Kế hoạch theo dự án
Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực
Tập trung vào các trọng điểm
Áp lực và lợi ích tập trung
Thời vụ và mùa cao điểm
Các nhà thầu bên ngồi
Nhân cơng bên ngồi
Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch
Xúc tiến, marketing tràn lan

Nguồn lực:
Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng

Sử dụng tài nguyên nước, năng lượng
lãng phí

Tăng cường tái sinh

Giảm thiểu lãng phí
Thực phẩm sản xuất tại địa phương
Tiền hợp pháp
Nguồn nhân lực có chất lượng
Khách du lịch:
Số lượng ít
Có thơng tin cần thiết bất kỳ lúc nào
Học tiếng địa phương
Chủ động và có nhu cầu
Thơng cảm và lịch thiệp
Khơng tham gia vào du lịch tình dục
Lặng lẽ, riêng biệt
Trở lại tham quan

Không tái sinh
Không chú ý tới lãng phí sản xuất
Thực phẩm nhập khẩu
Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng
Nguồn nhân lực chất lượng kém
Số lượng nhiều
Khơng có nhận thức cụ thể
Khơng học tiếng địa phương
Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ
Khơng ý tứ và kỹ lưỡng
Tìm kiếm du lịch tình dục
Lặng lẽ, kỳ quặc
Không trở lại tham quan
Nguồn: [7]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 13



Trong hoạt ñộng thực tiễn, cần xem xét các vấn ñề làm giảm tính bền
vững của phát triển du lịch, ñồng thời so sánh các hoạt ñộng bền vững với
các hoạt động khơng bền vững. Những yếu tố bền vững và khơng bền vững
liệt kê ở trên khơng mang tính bắt buộc. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều
lượng, vào khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự
kiểm soát của ngành du lịch.

2.2.3 Sự cần thiết và mục tiêu của du lịch bền vững
2.2.3.1 Sự cần thiết phải phát triển du lịch theo hướng bền vững
Hiện nay, hoạt ñộng du lịch phát triển ồ ạt có nguy cơ làm suy thối tài
ngun du lịch. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại ñiểm du
lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ suy thối. Sự có mặt
của những đồn người này đã uy hiếp đời sống một số lồi vật hoang dã, ñẩy
chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây.
Hiện tượng tàn phá thơng qua việc mua, lấy các tiêu bản tự nhiên ñể
làm kỷ niệm cho chuyến đi như phong lan, nhũ đá, cịn khá phổ biến. Khơng
ít du khách cịn để dấu ấn về sự có mặt của mình tại nơi du lịch. Tại nhiều
điểm do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự quan tâm
ñầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xả thải bừa bãi
trong hoạt ñộng du lịch ñã ñến mức báo ñộng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy
ñiều này ở mọi nơi như Hương Sơn, Ao Vua, Hạ Long vv...
Mặt khác, do số lượng các cơng trình phục vụ khách du lịch tăng lên
nhanh chóng vượt quá khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng nên chúng bị
xuống cấp nghiêm trọng, làm gia tăng mức độ ơ nhiễm mơi trường, điều đó
đều ảnh hưởng xấu đến mơi trường tự nhiên. Nếu cứ chạy theo khai thác bừa
bãi tài nguyên ñể kinh doanh thu lợi nhuận thì chính sự phát triển hôm nay lại
phá hoại sự phát triển ngày mai của bản thân ngành du lịch, một ngành kinh tế
ñầy triển vọng của đất nước.


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 14


Hiện nay nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức, các nhà khoa học
ñang kêu gọi phải phát triển du lịch bền vững, bởi: Trong bất cứ trường hợp
nào chúng ta đều hiểu rằng mọi thứ khơng thể tiếp tục theo một cách nhất
ñịnh nếu chúng cứ tiếp tục phát triển như cũ. Tất cả hoạt ñộng của chúng ta
rốt cuộc là sự khai thác quá mức môi trường tự nhiên, khai thác quá nhiều ở
mọi lĩnh vực. Chúng ta qn đi một vài khía cạnh đó là:
+ Những giới hạn của tự nhiên: Chúng ta hiểu rằng rất khó ñể biết ñược
giới hạn chịu ñựng của thiên nhiên bởi vì nó ln thay đổi;
+ Sự phức tạp của những quan hệ chồng chéo, bởi vì phát triển du lịch
khơng ñơn giản là những quan hệ nhân - quả gồm hai hay nhiều yếu tố mà là
tác ñộng qua lại phức tạp ảnh hưởng tương tác;
+ Sự chậm trễ thời gian tự nhiên: Những tác ñộng của nguyên nhân xa
xưa trong quá khứ hay trong những nguyên nhân mà chỉ gây ảnh hưởng nhiều
năm về sau (lỗ thủng của tầng ơzơn);
+ Giai đoạn đồng hố: Thời gian dành cho tự nhiên hay các dân tộc để
thích nghi với trạng thái mới. Theo một giả thuyết, phát triển văn hố ln tụt
lại ñằng sau sự phát triển cấu trúc. Thường những thay đổi nhanh chóng trong
cấu trúc kinh tế, cấu trúc nhân khẩu xã hội học ở những khu du lịch khơng
tính đến khả năng cho sự thích ứng văn hố xã hội và tự nhiên.
Sự sao lãng về nhận thức các yếu tố tự nhiên trong quá trình phát triển
du lịch và khai thác tài nguyên du lịch một cách bừa bãi tại các khu điểm du
lịch trong tình hình hiện nay đã giải thích phần nào sự kêu gọi cần thiết của
phát triển du lịch bền vững.
2.2.3.2. Những mục tiêu của du lịch bền vững
+ Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và mơi trường;
+ Cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển;

+ Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng ñồng bản ñịa;

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 15


+ ðáp ứng cao ñộ nhu cầu của du khách;
+ Duy trì chất lượng mơi trường.
Cịn theo Hội đồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 2005 [24], 12 mục
tiêu trong chương trình của du lịch bền vững bao gồm (khơng xếp theo thứ
tự ưu tiên mà tất cả các mục tiêu đều quan trọng như nhau, trong đó có
nhiều mục tiêu chứa ñựng sự kết hợp các yếu tố và ảnh hưởng của môi
trường, kinh tế và xã hội):
1. Hiệu quả kinh tế: ðảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để
các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn
thịnh và ñạt lợi nhuận lâu dài.
2. Sự phồn thịnh cho ñịa phương: Tăng tối ña ñóng góp của du lịch
ñối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế ñịa phương tại các ñiểm
du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch ñược giữ
lại tại ñịa phương.
3. Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại
ñịa phương do ngành du lịch tạo ra và ñược ngành du lịch hỗ trợ, khơng có sự
phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.
4. Cơng bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội
thu ñược từ hoạt ñộng du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả
những người trong cộng ñồng ñáng ñược hưởng.
5. Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất
lượng cao thỏa mãn đầy đủ u cầu của du khách, khơng phân biệt ñối xử về
giới, chủng tộc, thu nhập cũng như các mặt khác.
6. Khả năng kiểm sốt của địa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng
ñồng ñịa phương xây dựng kế hoạch và ñề ra các quyết ñịnh về quản lý và

phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.
7. An sinh cộng ñồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 16


người dân ñịa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các
nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thối và khai thác
quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.
8. ða dạng văn hố: Tơn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử,
bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống và những bản sắc ñặc biệt của cộng
ñồng dân cư ñịa phương tại các ñiểm du lịch.
9. Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật,
kể cả ở nơng thơn cũng như thành thị, tránh để mơi trường xuống cấp.
10. ða dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi
trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại ñối với các yếu tố này.
11. Hiệu quả của các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn
tài nguyên quý hiếm và khơng thể tái tạo được trong việc phát triển và triển
khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
12. Môi trường trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và
rác thải từ du khách và các hãng du lịch.
Chiến lược nhằm ñạt Du lịch bền vững cịn chưa được xây dựng hồn
chỉnh nhằm được chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống địi hỏi tiếp cận và
giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch là đem lại lợi ích cho
mơi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên khơng có
quyền được sử dụng q mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hố phải
được bảo vệ; phát triển du lịch phải ñược lồng ghép vào chiến lược phát
triển của ñịa phương và quốc gia, người dân ñịa phương phải ñược tham gia
vào việc hoạch ñịnh kế hoạch, triển khai và giám sát cần ñược tiến hành.


2.2.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Có lẽ hơn bất cứ hoạt ñộng nào khác, ngành Du lịch phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng của môi trường cũng như tài nguyên du lịch thiên nhiên và
nhân văn. Nhìn chung, ngành Du lịch mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 17


hạn và hội chứng "bùng nổ" thường làm tổn hại ñến "tài sản" của chính ngành
Du lịch. Du lịch thường tìm mọi cách khai thác triệt để tài ngun du lịch vì
mục đích lợi nhuận và khi "tài sản du lịch" ở một nơi nào đó bị tổn thương
nghiêm trọng, tàn lơi thì cách làm của du lịch đơn giản là chuyển hoạt ñộng
du lịch ñi nơi khác. Nếu du lịch không muốn làm tăng thêm sự xuống cấp của
môi trường và tự phá huỷ mình trong quá trình hoạt ñộng, nhất là trong tương
lai, thì ngành Du lịch cũng giống như các ngành kinh doanh khác phải nhận
biết ñược trách nhiệm của mình đối với mơi trường, kinh tế, xã hội và phải
biết làm thế nào ñể du lịch trở nên bền vững hơn. ðể cho sự phát triển du lịch
được bền vững, địi hỏi phải đề cập đúng mức đến mơi trường rộng hơn về
kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì lẽ đó, phát triển du lịch bền vững cần phải
tuân thủ các nguyên tắc của mình.
ðể ñạt ñược mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần phải
triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc phát triển du lịch bền vững sau ñây:
- Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững:
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá
và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh
du lịch phát triển lâu dài.
- Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải: Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm
chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi
phục tổn hại về mơi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.

- Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng cả đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã
hội và đa dạng văn hố. Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên
nhiên, văn hố và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và
cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
- Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải ñặt trong quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội: Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 18


×