Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 2000 tại công ty cổ phần giống cây trồng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 138 trang )

...

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp i
-----------------------------------

LÊ THị LIÊN

quản lý chất lợng sản phẩm theo tiêu chuẩn
iso 9001:2000 tại công ty cổ phần
giống cây trồng trung ơng

LUậN VĂN THạC Sĩ KINH Tế

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiƯp
M· sè
:
60 31 10

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc : PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự

Hà Nội - 2006

1


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và cha hề đợc sử dụng để bảo về một học vị
nào.


Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn
này đều đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả

Lê Thị Liên

2


Lời cảm ơn
Trớc hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đà từng dìu dắt
dạy dỗ tôi để có đợc kiến thức nh ngày hôm nay. Cảm ơn khoa Kinh tế nông
nghiệp và PTNT, Khoa Sau đại học -Trờng Đại học Nông nghiệp I. Đặc biệt
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo hớng dẫn PGS.TS Nguyễn
Nguyên Cự đà trực tiếp hớng dẫn tôi trong thời gian qua; Tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn QTKD và Khoa Kinh tế
nông nghiệp và PTNT Trờng ĐH Nông nghiệp I. Xin cảm ơn gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đà cung cấp thông tin, những ý kiến đóng góp quý báu và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ cán bộ
công nhân viên của Công ty CP giống cây trồng Trung Ương, Các ông bà
Truởng phó phòng ban trong công ty và các trạm trại Khoái Châu, Xí nghiệp
Đồng Văn, chi nhánh Thái Bình, Nhà Máy Thờng Tín...đà cung cấp số liệu
và tạo điều kiện cho phép tôi đợc điều tra về tình hình quản lý sản xuất của
Công ty trong thời gian đi thực tế.
Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hớng dẫn,
các cá nhân và tập thể đà dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp, sự giúp đỡ
nhiệt tình và những ý kiến bổ ích thiết thực trong thời gian qua để tôi hoàn
thành tốt luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2006
Học viên cao học
Lê Thị Liên

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng biểu

vi

Danh mục h×nh vÏ


vii

1. Mở đầu

1

2.Cơ sở lý luận và thực tiễn

4

2.1 Cơ sở lý lụân về chất lượng sản phẩm

4

2.1.1 Lý luận về chất lượng sản phẩm

4

2.1.2Vai trò của chất lượng sản phẩm trong kinh doanh

10

2.1.3 Vai trò đặc điểm chất lượng sản phẩm là giống cây trồng

11

2.2 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm

12


2.3 Những nguyên tắc của quản lý chất lượng

18

2.4 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng

21

2.5 Các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

25

2.5.1 Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

26

2.5.2 Hệ thống quản lý chất lượn sản phẩm lương thực thực phẩm

28

2.6 Hệ thống quản lý theo ISO 9000-2000

29

2.6.1 Giới thiệu khái quát hệ thống

29

2.6.2 Nội dung hệ thống


31

2.6.3 Nguyên tắc quản lý theo hệ thống ISO 9001-2000

32

2.6.4 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống ISO 9001-2000

33

2.7 Cơ sở thực tiễn

36

4


2.7.1 Yêu cầu và xu thế đẩy mạnh QLCLSP trên thế giới và một số
nước trong khu vực

38

2.7.2 Yêu cầu và xu thế đẩy mạnh QLCLSP ở Việt Nam

38

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

39


3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

40

3.2 Phương pháp nghiên cứu

48

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

49

4. Kết quả nghiên cứu v tho lun

50

4.1 Quá trình xây dựng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO

50

4.2 Nội dung công tác QLCL theo tiªu chuÈn ISO 9001-2000

56

4.3 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty

73

4.3.1 Hệ thống sản phẩm của Cụng ty


75

4.3.2 Thực trạng khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

77

4.3.3 Thc trng cht lng sn phm khõu sn xuất giống cây trồng

80

4.3.4 Chất lượng sản phẩm khâu thu hoạch

83

4.3.5 Thùc trạng chất lượng sản phẩm khâu chế biến

85

4.3.6 Công tác kiểm tra chất lợng

87

4.3.7 Thc trng khõu tiờu thụ sản phẩm

92

4.4 Đánh giá chung tình hình quản lý chất lượng tại công ty

94


4.5 Một số giải pháp nhằm hồn thiện q trình QLCL SP theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 tại công ty CP giống CT TW

98

4.5.1 Phương hướng mục tiờu

98

4.5.2 Một số giải pháp

100

5. Kt lun

110

Tài liệu tham khảo

112

Ph lục

114

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

2
3
4
5

CBCNV
CT
CLSP:
DN
ĐBCL:

Cán bộ công nhân viên
Cây trồng
Chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp
Đảm bảo chất lượng
Good Manufacturing Practice - Điều kiện thực hành
sản xuất tốt

6

GMP

7

HACCP:

8
9
10

11
12

HD
HĐQT:
HT
HTCL:
HTQLCL

13

ISO:

14
15
16
17
18
19
20

K Đ/HC
KH
KHKT
KTCL
QLCLSP
SXKD
TBCN

Hazard Analysis and Critical Cotrolpoit - Tiêu chuẩn

an toàn thực phẩm (thuật ngữ quốc tế)
Hướng dẫn
Hội đồng quản trị
Hệ thống
Hệ thống chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng
International Standard Organization -Tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế (thuật ngữ quốc tế)
Kiểm định hiệu chuẩn
Khách hàng
Khoa học kỹ thuật
Kiển tra chất lượng
Quản lý chất lượng sản phẩm
Sản xuất kinh doanh
Tư bản chủ nghĩa

21

TC ĐLCL

Tổng cục đo lường chất lượng

22
23
24
25
26
27

TCN

TCVN
TKD
TQM
TSCĐ
TW

Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thị trường kinh doanh
Total Quality Management (thuật ngữ quốc tế)
Tài sản cố định
Trung Ương

6


28
29

XDCB
XHCN

Xây dựng cơ bản
Xã hôi chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng


Bảng 3.1

Bảng lực lượng lao động của công ty

41

Bảng 3.2

Cơ cấu trình độ lao động của cơng ty

45

Bảng 3.3

Tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty

47

Bảng 4.1

Các khóa đào tạo công ty tham dự

63

Bảng 4.2

Cơ sở vật chất phục vụ công tác QLCL

66


Bảng 4.3

Cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác QLCL

67

Bảng 4.4

Danh mục phương tiện đo lường của công ty

68

Bảng 4.5

Danh mục thiết bị KTCL của công ty

69

Bảng 4.6

Hệ thống các quy trình trong sổ tay CL

72

Bảng 4.7

C¬ cấu sản xuất của công ty

76


Bng 4.8

Mt s sn phm của công ty

78

Bảng 4.9

Tiêu chuẩn áp dụng chất lượng giống cây trồng

79

Bảng 4.10

Tổng hợp năng lượng sử dụng trong SXKD

81

B¶ng 4.11

So sánh CL hạt giống giữa 2 hình thức tổ chức SX

84

Bảng 4.12

Danh mục phép thử phòng KTCL thực hiện

89


Bảng 4.13

Kết quả KTCL SP

90

Bảng 4.14

Tiêu chuẩn CL giống theo qui định của nhà nước

91

Bảng 4.15

Sản lượng hạt giống bán trên thị trường

92

Bảng 4.12

Số lượng khách hàng khiếu nại sản phẩm

96

Bảng 4.17

Dự kiến nguồn nhân lực phục vụ QLCL

105


7


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1

Vịng trịn Deming

27

Hình 2.2

Mơ hình cải tiến liên tục

34

Hình 3.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức Cơng ty CP giống CTTW

40

Hình 3.2

Đồ thị biểu diễn cơ cấu lao động của cơng ty

46

Hình 4. 1


Các bước thực hiện XD HTQLCL theo ISO

52

Hình 4.2

Cấu trúc hệ thống văn bản của cơng ty

57

Hình 4.3

Quy trình chọn tạo giống mới

74

Hình 4.4
Hình 4.5

C cu diện tích sn xuất của công ty năm 2005
Quy trình chế biến hạt giống

77
86

Hình 4.6

Đồ thị biểu diễn kết quả KTCL trong 3 năm

91


Hình 4.7

Sơ đồ nhân quả

103

8


1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cạnh tranh trên qui mơ tồn cầu hiện nay, để tồn tại và phát triển,
doanh nghiệp phải sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các
đối tượng tiêu dùng của mình. Đứng trên phương diện khách hàng, các yếu tố
tác động đến quyết định của khách hàng trong việc mua một sản phẩm hay
một dịch vụ chính là chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng. Đối
với bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều là mối quan tâm hàng
đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ. Trước đòi hỏi ngày càng cao
của khách hàng khi mà thị truờng người tiêu dùng thay thế cho thị trường
người sản xuất trước kia, các doanh nghiệp đang gặp một bài tốn khó, vừa
làm sao sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, giá thành rẻ để đảm
bảo lợi nhuận, đồng thời ln sẵn có với giá cạnh tranh, bên cạnh đó phải thoả
mãn những yêu cầu luật pháp. Trong bối cảnh như vậy, cách tốt nhất cho các
doanh nghiệp để tồn tại và phát triển là đảm bảo được niềm tin cho khách
hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thơng qua một mơi trường
mà trong đó, từng cá nhân ở mọi cấp độ đều có ý thức về chất lượng. Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 được đánh giá là
đáp ứng tốt các nhu cầu trên và khá phù hợp với các doanh nghiệp ở Việt

Nam hiện nay.
Với chức năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông
nghiệp mà chủ yếu là hạt giống cây trồng, Công ty Cổ Phn ging cõy trng
Trung Ương quan tõm n li ớch khách hàng, mong muốn cung cấp cho
khách hàng những sản phẩm hạt giống có chất lượng cao, tạo cho cơng ty một
thương hiệu trong lĩnh vực cung cấp hạt giống phục vụ nông nghiệp. Đầu năm

9


2005 cơng ty Cổ phần giống cây trồng Trung −¬ng tiến hành áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và được Quacert cấp
chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 tháng
5 năm 2006. Tuy nhiên hệ thống này mới chỉ được áp dụng ở phạm vị Văn
phịng cơng ty, trại Khối Châu và nhà m¸y chế biến Thường Tín.
Qua q trình nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng tại cơng ty để áp
dụng và hồn thiện q trình quản lý chất luợng theo tiêu chuẩn ISO 90012000, em chọn đề tài:
“Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở
Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung −¬ng ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Dựa trên những nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng
sản phẩm và quản lý chất lượng sản phÈm nói chung và trong lĩnh vực nơng
nghiệp nói riêng áp dụng đánh giá thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm
của Công ty CP giống cây trồng TW theo tiªu chn ISO 9001-2000
Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng sản
phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
+ Phân tích đánh giá thực trạng về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty Cổ phần giống cây trồng TW v

s phự hp vi hệ thống quản lý chất lợng của công ty theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000.

10


+ Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản lý chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất
lượng sản phẩm tại công ty, trong đó tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và thực trạng công tác quản lý chất lượng sản
phẩm.
Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tiến hành nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh các sản
phẩm giống cây trồng do công ty cung cấp (lúa, ngơ, đậu tương, lạc)
- Luận văn nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong
các năm 2003-2005.
- Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng và nội dung quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của công ty.

11


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm
2.1.1 Lý luận chất lượng sản phẩm
2.1.1.1 Những quan niệm về chất lượng sản phẩm

Chất lượng là một khái niệm khá quen thuộc và được sử dụng thường
xuyên trong đời sống xã hội của con người. Chất lượng là một phạm trù phức
tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật kinh tế và xã hội. Tuy nhiên
chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Đứng trên những góc
độ khác nhau ta có những khái niệm về chất lượng :
Theo quan điểm triết học của C.Mác: Chất lượng sản phẩm là mức độ,
thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng làm nên tính hữu ích
của sản phẩm đó và nó chính là chất lượng của sản phẩm. Dựa trên quan niệm
này các nhà kinh tế học ở các nước XHCN trước kia và các nước TBCN vào
những năm 30 của thế kỷ 20 đã đưa ra nhiều định nghĩa tương tự. Các định
nghĩa này xuất phát từ quan điểm của các nhà sản xuất: “Chất lượng sản phẩm
là những đặc tính kinh tế- kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức
năng của sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu định trước cho nó trong những
điều kiện xác định về kinh tế - xã hội”[6]. Về mặt kỹ thuật quan điểm đó phản
ánh đúng bản chất của sản phẩm. Tuy nhiên trong định nghĩa này sản phẩm
chỉ được xem xét biệt lập, được tách rời với thị trường làm cho chất lượng sản
phẩm không gắn với nhu cầu và sự vận động biến đổi trên thị trường, với hiệu

12


quả kinh tế và điều kiện của từng doanh nghiệp, khái niệm về mong đợi của
khách hàng không được đề cấp tới.
Với quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm
được phản ánh bằng các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Theo quan
niệm của Liên Xô cũ “Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của
sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu
xác định phù hợp với cơng dụng của nó” hay “ Chất lượng là một hệ thống
đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thơng số có thể đo
được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó

hoặc giá trị sử dụng của nó” [6].Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng với số
lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm, tuy vậy có những sản phẩm có
thể có nhiều thuộc tính nhưng khơng được người tiêu dùng đánh gi¸ cao.
Đối với các nhà quản lý sản xuất thì chất lượng sản phẩm là mức độ mà
sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những
quy định riêng cho sản phẩm ấy [2]. Đây là định nghĩa mang nghĩa cụ thể, có
tính thực tế cao, tuy nhiên chỉ phản ánh mối quan tâm của người sản xuất đến
việc đạt được những chỉ tiêu chất lượng nhất định đã đặt ra.
Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện
các khía cạnh sau :
- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính
năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.

13


- Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng
khơng chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.
- Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể
của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có
thể phủ định hồn tồn những thứ mà thơng thường người ta xem là có chất
lượng.
Kinh tế thị trường phát triển, định nghĩa về chất lượng sản phẩm ngày
càng gắn với nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Một số định nghĩa về chất
lượng thường gặp[8]:
“Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người
tiêu dùng” (European Organization for Quality Control)
“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby)
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực
thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn” (ISO

8402)( thực thể trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng).
Theo tài liệu của Khiếu Thiện Thuật [11] Ngày nay khi đề cập đến khái
niệm chất lượng người ta không chỉ quan tâm đến nhà cung ứng- Người tiêu
dùng, sản phẩm mong đợi- sản phẩm thụ hưởng, mà cịn quan tâm đến mơi
trường sống, quan tâm đến người thứ ba ngoài hai bên cung ứng- tiêu dùng.
Nhiều khách hàng đã nêu rõ điều kiện tiên quyết để được chấp nhận vào danh
sách nhà cung ứng là nhà sản xuất phải đảm bảo không gây ô nhiễm mơi
trường và sản phẩm cũng khơng có tác hại xấu đến môi trường và những
người xung quanh hay trực tiếp đến bản thân người ấy.
Theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000 cơ sở và từ vựng [15] thì
“chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu

14


cầu”. Đặc tính là đặc trưng để phân biệt: một đặc tính vốn có hay được gán
thêm, một đặc tính có thể định tính hay định lượng, đặc tính có thể mang tính
vật lý, cảm quan,... đặc tính trong định nghĩa chất lượng mang tính tồn tại lâu
bền khác với đặc tính gán cho sản phẩm như giá cả, chủ sở hữu...Các yêu cầu
là nhu cầu hay mong đợi đã công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc, ngầm
hiểu chung nghĩa là những gì mang tính thơng lệ hay phổ biến đối với doanh
nghiệp đối với khách hàng của doanh nghiệp và các bên quan tâm khác. Ví
dụ: khách hàng đặt mua từ 0,5 tấn giống trở lên sẽ được doanh nghiệp giao
hàng tận nơi, như vậy việc khách hàng được giao hàng tận nơi là hợp lý, hay
được xem là ngầm hiểu. Ngày nay có nhiều tính năng dù khách hàng không
yêu cầu nhưng nhà sản xuất vẫn luôn quan tâm để khách hàng ln được hài
lịng. Khái niệm được nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 giải quyết được cả 3
yêu cầu:
- Phục vụ người sản xuất;
- Hướng vào khách hàng;

- Có xem xét đến yêu cầu của các bên liên quan (Bảo vệ sức khoẻ, môi
trường, an toàn...)
Từ những định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm trên có thể rút
ra một số đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là
kết quả sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ
thuật, kinh tế và văn hố xã hội. Chất lượng khơng chỉ phản ánh trình độ kỹ
thuật của sản phẩm, dịch vụ mà cịn phản ánh trình độ điều kiện phát triển
kinh tế của mỗi nước mỗi khu vực trong từng thời kỳ. Chất lượng sản phẩm
chỉ thể hiện đúng những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với mục đích
tiêu dùng cụ thể. Khơng thể có chất lượng sản phẩm chung cho tất cả mọi
điều kiện, mọi đối tượng. Đặc trưng của ngành giống cây trồng là mỗi một

15


vùng, địa phương có điều kiện khí hậu phù hợp để sản xuất những sản phẩm
đặc sản riêng ví dụ như Tây Nguyên nổi tiếng về cà phê, Thái Nguyên về chè,
Hải Hậu Nam Định có sản phẩm gạo tám thơm, vải thiều Lục Ngạn, nhãn
lồng Hưng Yên... mà những vùng khác có thể sản xuất nhưng khơng thể có
được chất lượng đặc biệt như thế.
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Có thể chia thành hai nhóm : các yếu tố bên ngồi và các yếu tố bên trong.
a. Nhóm các yếu tố bên ngồi:
* Nhu cầu của nền kinh tế:
Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều
kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Tác động này thể hiện như sau
- Đòi hỏi của thị trường :
Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi
của thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm
với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các

loại sản phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi
hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các
chiến lược và sách lược đúng đắn.
- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất :
Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư..) và trình độ kỹ thuật
(chủ yếu là trang thiết bị cơng nghệ và các kỹ năng cần thiết) có cho phép
hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay
khơng. Việc nâng cao chất lượng khơng thể vượt ra ngồi khả năng cho phép
của nền kinh tế.
- Chính sách kinh tế:

16


Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các
loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
*Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật :
Nhân tố này có tác động mạnh mẽ đưa năng suất cũng như chất lượng
sản phẩm ngày càng phát triển không ngừng. Trong thời đại ngày nay, khi
khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất
lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất.
Xu hướng hiện nay việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo các
hướng chủ yếu là :
- Sáng tạo các loại vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
- Cải tiến sản phẩm cũ hay sáng tạo chế thử sản phẩm mới.
*Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế :
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh

tế, kỹ thuật, xã hội như :
- Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
- Giá cả của các loại hàng hố
- Chính sách của Chính phủ
- Tổ chức quản lý về chất lượng
b. Nhóm yếu tố bên trong
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là :

17


- Men : con người, lực lượng lao động trong doanh nghiêp đây là nhân tố
có vai trị quyết định đến chất lượng sản phẩm vì lao động là động lực trực
tiếp tác động lên máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất ra sản phẩm.
- Methods : phương pháp quản trị, cơng nghệ, trình độ tổ chức quản lý và
tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Machines : khả năng về cơng nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
- Materials : vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo
vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
Con người được xem là yếu tố quan trọng nhất trong 4 yếu tố trên.
2.1.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm trong kinh doanh
Trong mơi trường tồn cầu hố hiện nay cạnh tranh đóng vai trị quyết
định đến sự thành công của doanh nghiệp chất lượng sản phẩm là môt trong
nhũng chiến lược quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống cịn đối với
doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ :
- Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng tạo ra sức hấp

dẫn thu hút người mua, mỗi sản phẩm có nhiều các thuộc tính chất lượng khác
nhau, khách hàng lựa chọn hàng hoá phù hợp với nhu cầu và khả năng của
mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng hố nào có
những thuộc tính kinh tế kỹ thuật thoả mãn mong đợi của họ ở mức cao hơn.
Bởi vậy sản phẩm có chất lượng cao hơn là một trong những căn cứ quan
trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.

18


- Một sản phẩm có chất lượng cao ổn định và đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng sẽ tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài
của doanh nghiệp.
- Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã
hội.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các
lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội, và người lao động. Cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và tiêu
dùng đồng thời sản phẩm có tính hiện đại tạo điều kiện làm giảm phế thải gây
ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp người tiêu dùng tiết
kiệm thời gian, sức lực khi sử dụng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao của con người. Nâng cao chất lượng sản phẩm là giải pháp quan trọng
tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh
tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như thế
giới.
2.1.3 Vai trò và đặc điểm của chất lượng sản phẩm là giống cây trồng
Giống là một nhóm cây trồng, có đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính
trạng hình thái giống nhau cho năng suất cao chất lượg tốt ở các điều kiện

sinh thái khác nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp. Giống biểu thị khả năng
sản xuất của cây trong một môi trường nhất định.
Nhân dân ta từ xưa đã có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
cho thấy giống là một trong những nhân tố quyết định đối với năng suất cây
trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời đại công nghiệp hiện nay chọn
tạo giống cây trồng phát triển cho ra các giống mới có nhiều ưu điểm về năng

19


suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết tốt…thì yếu tố giống càng có
vai trị hết sức quan trọng.
Giống cây trồng là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, đáp ứng cả hai yêu cầu:
thâm canh và cạnh tranh, góp phần tăng trưởng bền vững trong nơng nghiệp.
Nó là vật tư sống được tái tạo, nhân lên vì thế trong kinh doanh giống yêu cầu
đảm bảo chất lượng đúng phẩm cấp được đặt lên hàng đầu. Giống tốt là nền
tảng của sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển. Sản xuất hạt giống chất lượng
cao, sinh lực mạnh, kích thước to, đồng nhất, khơng có cỏ dại và bệnh lây
truyền qua hạt và thuỷ phần thấp... cần phải được thực hiện dưới sự giám sát
chặt chẽ và trong điều kiện tiêu chuẩn hố có tổ chức.
2.2 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm
2.2.1 Những quan niệm về quản lý chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong
đó quản lý chất lượng là yếu tố quan trọng. Nghiên cứu của Khiếu Thiện
Thuật [8] cho rằng: Hiểu theo nghĩa thơng thường thì quản lý chất lượng
nghĩa là làm cho sản phẩm đầu ra đạt theo yêu cầu.
Đối với Philip Crosby thì “Quản lý chất lượng là một phương tiện có
tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phẩn của
một kế hoạch hành động” [8]. Tác giả định nghĩa này cho rằng quản lý chất
lượng là quá trình xây dựng hệ thống chất lượng với những kế hoạch hành

động cụ thể, bao gồm những nội dung cụ thể đều được lượng hoá, nhưng chưa
đề cập đến mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi của quản lý chất lượng.
Chuyên gia người Anh Robertson cho rằng: quản lý chất lượng được xác
định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối
hợp các cố gắng của những đơn vị khách nhau để duy trì và tăng cường chất
lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có

20


hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người
tiêu dùng. [8]
Theo nhà khoa học người Mỹ Feigenbaum: “Quản lý chất lượng là một
hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau
trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì
và nâng cao mức chất lượng để bảo đảm sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một
cách kinh tế nhất, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng”[8].
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: quản lý chất lượng là
“ Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất
lượng” [14]Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng bao gồm lập chính
sách chất lượng và mục tiêu chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện
pháp như hoạch định chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng
trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Theo Vũ Anh Trọng, [16] Định
nghĩa này cho thấy quản lý chất lượng thể hiện các điểm sau:
- Mục tiêu quản lý chất lượng là nâng cao mức thoả mãn người tiêu
dùng, doanh nghiệp và xã hội trên cơ sở tiết kiệm tối đa chi phí.
- Quản lý chất lượng thực hiện trên tất cả mọi giai đoạn của quá trình sản
xuất kinh doanh liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Quản lý chất lượng là việc sử dụng tổng hợp các nguồn lực trong nội
bộ tổ chức bao gồm cả cơ sở hạ tầng và nhân lực.

- Quản lý chất lượng là một q trình liên tục có tính hệ thống thể hiện
sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi. Nó chịu tác
động tổng hợp của sự thay đổi nhu cầu cạnh tranh, pháp luật chế độ chính trị
và trình độ văn hố xã hội của mỗi quốc gia.
Một số khái niệm trong quản lý chất lượng:

21


Chính sách chất lượng: Tồn bộ ý đồ và định hướng chung của một tổ
chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất cơng bố chính thức.
Hoạch định chất lượng: Một phần trong quản lý chất lượng, tập trung
vào việc lập ra các mục tiêu chất lượng và qui định các quá trình tác nghiệp
cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng: là một phần trong quản lý chất lượng tập trung
vào thực hiện các yêu cầu chất lượng
Đảm bảo chất lượng: là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào
cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
Cải tiến chất lượng: tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu
cầu chất lượng
2.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh, nó
đóng vai trị vơ cùng quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản, không thể
thiếu của doanh nghiệp và xã hội.
Tầm quan trọng của quản lý chất lượng được quyết định bởi:
- Vị trí cơng tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Bởi vì theo theo
quan niệm hiện đại quản lý chất lượng là quản lý có chất lượng, là quản lý
tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh.
- Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với phát triển kinh tế, đời
sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải cạnh tranh găy gắt. Khả năng
cạnh tranh của một doanh nghiệp được quyết định do các yếu tố:
- Cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp có phù hợp với thị trường khơng?

22


- Chất lượng sản phẩm như thế nào?
- Giá cả sản phẩm dịch vụ cao hay thấp?
- Thời gian giao hàng nhanh hay chậm?
Khi đời sống nhân dân tăng lên thì sức mua được nâng cao, tiến bộ khoa
học cơng nghệ được tăng cường thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định
đến khả năng cạnh tranh. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp
mới bán được sản phẩm thu lợi nhuận và tiếp tục sản xuất.
Chính vì vậy chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng lên, do đó phải
khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng và liên tục đổi mới cơng
tác quản lý chất lượng. đó chính là trách nhiệm của các cấp quản lý trước hết
là các doanh nghiệp mà người trực tiếp là giám đốc.
2.2.3 Nội dung quản lý chất lượng sản phẩm
2.2.3.1 Quản lý chất lượng khâu thiết kế.
Thiết kế là quá trình sáng tạo dựa trên những kiến thức chuyên môn và
sự am hiểu thị trường để chuyển hoá các đặc điểm của nhu cầu khách hàng
thành đặc điểm chất lượng sản phẩm. Chất lượng thiết kế sẽ tác động trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm, những thông số kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn
là chất lượng quan trọng mà sản xuất phải tuân thủ. Để thực hiện mục tiêu đó
cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp tổ chức và thực hiện sự phối hợp giữa các nhà thiết kế, tài
chính, marketing, tác nghiệp… để thiết kế sản phẩm. Kết quả của thiết kế là
các quá trình, đặc điểm sản phẩm, các bản sơ đồ thiết kế và lợi ích của những

đặc điểm đó.
- Tiếp nhận và phân tích thơng tin từ bộ phận điều tra thị trường.

23


- Đưa ra các phương án khác nhau về sản phẩm có thể đáp ứng các nhu
cầu khác nhau của khách hàng. Đặc điểm sản phẩm có thể cải tiến từ sản
phẩm cũ hay nghiên cứu thiết kế ra những đặc điểm hoàn toàn mới phù hợp
với nhu cầu khách hàng. Các đặc điểm của sản phẩm thiết kế phải đáp ứng
được yêu cầu: đáp ứng nhu cầu khách hàng, thích hợp với khả năng doanh
nghiệp, đảm bảo tạo ra tính cạnh tranh và phải tối thiểu hố chi phí nghiên
cứu và thử nghiệm
- Đánh giá những phương án thiết kế và lựa chọn những phương án tối
ưu nhất
- Phân tích về kinh tế là q trình đánh giá mối quan hệ giữa lợi ích mà
các đặc điểm sản phẩm đưa lại và chi phí cần thiết để tạo ra chúng.
2.2.3.2 Quản lý chất lượng khâu cung ứng
Mục đích xây dựng hệ thống cung ứng đảm bảo cung cấp chủng loại, số
lượng, đúng yêu cầu chất lượng, đúng thời điểm, địa điểm và các đặc tính
kinh tế kỹ thuật cần thiết của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất
tiến hành thường xuyên liên tục với chi phí thấp nhất.
Nội dung chủ yếu:
- Lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu chất
lượng vật tư, nguyên vật liệu.
- Tạo lập một hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ với người cung ứng
tạo lập mối quan hệ ổn định, lâu dài đôi bên cùng có lợi.
- Phải có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu
được cung ứng
- Phải xác định nguyên tắc giải quyết trục trặc, khuyết điểm nếu có


24


2.2.3.3 Quản lý chất lượng khâu sản xuất
Mục đích nhằm huy động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, quản lý
hiệu quả các yếu tố đầu vào, kiểm tra khắc phục những sai sót trong khâu sản
xuất nhằm đưa ra được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn
thiết kế và nhu cầu khách hàng.
Nh÷ng nhiệm vụ chủ yếu:
- Đảm bảo cung cấp đúng, đủ vật tư nguyên liệu đúng thời gian quy định
- Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng,
- Thiết lập quy trình thủ tục, thao tác và các tiêu chuẩn ở toàn bộ dây
chuyền sản xuất
- Kiểm tra chất lượng các sản phẩm dở dang, các bán thành phẩm, các bộ
phận chi tiết và thành phẩm.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh thường xuyên dụng cụ đo lường chất lượng sản
phẩm.
- Kiểm tra cơng nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật và có giải pháp đảm bảo
chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị.
2.2.3.4 Quản lý chất lượng trong và sau khâu bán hàng.
Mục tiêu quản lý chất lượng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo thoả
mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất, với chi phí thấp nhất nhờ đó
tăng uy tín của doanh nghiệp. Ngồi mục tiêu trên nhiều doanh nghiệp còn
thu được rất nhiều lợi nhuận từ những hoạt động dịch vụ sau khi bán. Những
nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này:
- Xác định danh mục sản phẩm hợp lý
- Tổ chức mạng lưới đại lý phân phối với dịch vụ nhanh chóng thuận tiện

25



×