Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.59 KB, 126 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYẾN THỊ HOA

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÓ HIỆU QUẢ
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thuận

HÀ NỘI-2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ HOA



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài: “Tăng cường quản lý và sử dụng Ngân
sách Nhà nước có hiệu quả trên địa bàn thị xã Từ Sơn”, tơi nhận ñược sự
hướng dẫn, giúp ñỡ, ñộng viên của nhiều cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện cho
tơi trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS.Ngơ Thị
Thuận, người trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp những ý kiến q báu của nhà
trường, các thầy cô trong bộ môn tài chính.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ phịng Tài
chính-KH thị xã Từ Sơn, các phịng ban, các cấp lãnh đạo xã, phường đã giúp
tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hoa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………………….i

Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………….v
Danh mục các sơ ñồ………………………………………………………….vi
Danh mục các các từ viết tắt………………………………………………...vii
I. PHẦN MỞ ðẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ........................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung:.......................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................ 4
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu .................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
II/ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ............................................. 5
2.1. Lý luận về tăng cường quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu
quả .............................................................................................................. 5
2.1.1. Các khái niệm ................................................................................ 5
2.1.2. Phân loại Ngân sách Nhà nước ...................................................... 8
2.1.3. ðặc ñiểm và ý nghĩa của ngân sách nhà nước .............................. 11
2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách địa phương.................... 14
2.1.5. Các chính sách có liên quan ñến quản lý và sử dụng NSNN ....... 15
2.2. Thực tiễn Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước............................. 16
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên Thế giới.. 16
2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam..... 17

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

iii



III/ ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 39
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu ............................................................. 39
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên........................................................................ 39
3.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội ............................................................... 42
3.1.3. Các ngành sản xuất ...................................................................... 50
3.1.4. Kết quả phát triển kinh tế xã hội .................................................. 50
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 50
3.2.1. Phương pháp tiếp cận................................................................... 50
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................... 51
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 54
4.1. Thực trạng cơng tác quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn .......... 54
4.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Từ Sơn ........ 54
4.1.2. Kế hoạch thu, chi Ngân sách Nhà nước........................................ 55
4.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách ......................................................... 58
4.1.4. ðánh giá chung và nguyên nhân .................................................. 68
4.2. Thực trạng sử dụng ngân sách Nhà nước trên ñịa bàn Thị xã Từ Sơn. 72
4.2.1. Thu và các nguồn thu................................................................... 72
4.2.2. Chi và các khoản chi .................................................................... 89
4.2.3. Cân ñối thu-chi Ngân sách Nhà nước......................................... 102
4.3. ðịnh hướng và các giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng ngân sách
nhà nước có hiệu quả trên địa bàn Thị xã Từ Sơn ................................... 105
4.3.1. Căn cứ ñề xuất ñịnh hướng và giải pháp .................................... 105
4.3.2. ðịnh hướng quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước ................. 105
4.3.3. Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có
hiệu quả trên địa bàn Thị xã Từ Sơn .................................................... 106
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….115

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ðẤT ðAI CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN QUA 3
NĂM 2008-2010............................................................................. 41
Bảng 3.2: TÌNH HÌNH DÂN SỐ-LAO ðỘNG CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN QUA
CÁC NĂM 2008-2010.................................................................... 44
BẢNG 3.3: KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN... 48
Bảng 4.1: KẾ HOẠCH THU NSNN HÀNG NĂM ...................................... 57
Bảng 4.2: KẾ HOẠCH CHI NSNN HÀNG NĂM ....................................... 58
Bảng 4.4: THU VÀ CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH TRÊN ðỊA
BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN .................................................................. 73
Bảng 4.5: TÌNH HÌNH HỒN THÀNH KẾ HOẠCH THU NGÂN SÁCH
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN ....................................................... 75
Bảng 4.6: THU VÀ CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH TRONG
CÂN ðỐI DO THỊ XÃ QUẢN LÝ................................................. 77
Bảng 4.7: TÌNH HÌNH HỒN THÀNH KẾ HOẠCH CÁC KHOẢN THU
NGÂN SÁCH TRONG CÂN ðỐI DO THỊ XÃ QUẢN LÝ.......... 79
Bảng 4.8: THU VÀ CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH TRONG
CÂN ðỐI DO TỈNH QUẢN LÝ .................................................... 81
Bảng 4.9: TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH CÁC KHOẢN THU
NGÂN SÁCH TRONG CÂN ðỐI DO TỈNH QUẢN LÝ ............. 84
Bảng 4.10: THU VÀ CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC NGOÀI CÂN ðỐI TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ.................. 86
Bảng 4.11: TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH CÁC KHOẢN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGOÀI CÂN ðỐI TRÊN ðỊA BÀN
THỊ XÃ TỪ SƠN ........................................................................... 88
Bảng 4.12: CHI VÀ CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI CHỦ YẾU TRÊN ðỊA
BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN .................................................................. 90


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

v


Bảng 4.13: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN ................................... 92
Bảng 4.14: CHI VÀ CƠ CẤU CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ðỊA BÀN
THỊ XÃ TỪ SƠN ........................................................................... 94
Bảng 4.15: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI THƯỜNG XUYÊN
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN ............................................... 96
Bảng 4.16: CÂN ðỐI THU-CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ðỊA
BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN ................................................................ 103
Bảng 4.17: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU-CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN....................... 104

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

vi


DANH MỤC SƠ ðỒ

Sơ ñồ 2.1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước (3) .................................................. 9
Sơ ñồ 2.2: Các khoản thu Ngân sách Nhà nước ............................................ 10
Sơ ñồ 2.3: Hệ thống tổ chức quản lý thu-chi NSNN ở Việt Nam.................. 25
Sơ ñồ 4.1: Tổ chức, quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Từ Sơn .................... 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


vii


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1. NSNN

Ngân sách Nhà nước

2. NS

Ngân sách

3. DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

4. DN

Doanh nghiệp tư nhân

5. KBNN

Kho bạc Nhà nước


6. TP

Thành phố

7. CN

Công nghiệp

8. TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

9. GTSX

Giá trị sản xuất

10. TW

Trung ương

11. XD CSHT

Xây dựng cơ sở hạ tầng

12. CTN-NQD

Công thương nghiệp-Ngoài quốc doanh

13. TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

14. GTGT

Giá trị gia tăng

15. TTðB

Tiêu thụ đặc biệt

16. VHTT

Văn hố thơng tin

17. PTTH

Phát thanh truyền hình

18. TDTT

Thể dục thể thao

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

viii


I. PHẦN MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động

kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng và đối ngoại của đất nước. Vai trị của
ngân sách nhà nước ln gắn liền với vai trị của nhà nước theo từng giai ñoạn
nhất ñịnh. ðối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước ñảm nhận vai
trị quản lý vĩ mơ đối với tồn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, ñiều chỉnh
ñời sống xã hội. Ngân sách nhà nước là cơng cụ định hướng hình thành cơ
cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc
quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt ñộng của các chủ thể trong nền
kinh tế ñi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh
tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn ñịnh và bền vững.
Thơng qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí
đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các
ngành then chốt trên cơ sở đó tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra
ñời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy
rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thơng, hàng khơng đến hoạt động
kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản ñể chống ñộc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh khơng hồn
hảo. Và trong những ñiều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng
có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm
bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới
hợp lý hơn. Thơng qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính
thơng qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trị định hướng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

1



ñầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Trợ giúp trực tiếp dành
cho những người có thu nhập thấp hay có hồn cảnh đặc biệt như chi về trợ
cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,
các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống
mù chữ, hỗ trợ ñồng bào bão lụt. Nhà nước chỉ ñiều tiết những mặt hàng quan
trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế ñiều tiết thông qua
trợ giá, ñiều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường
vốn sức lao động: thơng qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ.
Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ
thích hợp Ngân sách Nhà nước góp phần điều tiết thơng qua chính sách thuế
và chi tiêu của chính phủ.
Ở Việt Nam, vấn ñề thiếu hụt ngân sách thường làm ñau ñầu các chính
trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng
kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. ðịi hỏi các chính trị gia phải lựa
chọn ñể phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương
lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi “hợp lý”, bảo ñảm nhu cầu tài
trợ cho chi tiêu cũng như ñầu tư phát triển kinh tế, ñồng thời bảo ñảm cho nợ
quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi Ngân sách Nhà nước ñược hiểu một cách
chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa
hoặc thâm hụt Ngân sách Nhà nước do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm
thực hiện chính sách kinh tế vĩ mơ. Giải pháp khắc phục là chúng ta cần phải
tăng thu giảm chi. Như vậy việc quản lý và sử dụng nguồn thu ñặc biệt là các
khoản thu từ thuế ñể tránh trốn thuế, lậu thuế là vơ cùng quan trọng.
Tính tất yếu khách quan của việc tăng cường công tác quản lý Ngân sách
Nhà nước (NSNN): Xuất phát từ vai trị quản lý NSNN; Xuất phát từ thực
trạng của cơng tác quản lý NSNN; Việc lập, chấp hành và quyết tốn NSNN
hàng năm đã được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, nhưng trên thực
tế cịn mang tính hình thức, tính áp đặt, số liệu chưa phản ánh đúng thực trạng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


2


khách quan của từng địa phương. Do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác
quản lý NSNN trong nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác tài chính nói chung và
cơng tác quản lý ngân sách nói riêng cịn nhiều hạn chế về trình độ chun mơn
nghiệp vụ và năng lực quản lý, chưa ñáp ứng yêu cầu quản lý trong giai ñoạn
hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên cần phải tiếp tục tăng cường công tác
quản lý NSNN với những nội dung sau:
Trước đây đã có nghiên cứu về vấn đề quản lý và sử dụng ngân sách
nhà nước của Việt Nam nói chung, các tỉnh của Việt Nam nói riêng ñặc biệt là
trên ñịa bàn huyện Từ Sơn (nay là Thị xã Từ Sơn) tỉnh Bắc Ninh nhưng chưa
nhiều.
Từ Sơn là một thị xã cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Ninh (1) được Thủ
tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ
sở tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn cũ, là đơ thị vệ tinh
của Thủ ñô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục
của tỉnh Bắc Ninh (sau Thành phố Bắc Ninh). Từ Sơn là một ñô thị công
nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng và
có nhiều trường cao đẳng, ñại học: ðại học thể dục thể thao TW1 (nay là ðH
thể dục thể thao Bắc Ninh), trường Cð Công nghệ Bắc Hà, trường Cð thủy
sản, trường Cð quản lý kinh tế cơng nghiệp...Chính sự phát triển khơng ngừng
đó mà Thị xã Từ Sơn trở nên đơng đúc và khó kiểm sốt hơn, tình hình thu
thuế, phí và lệ phí cịn nhiều khó khăn; giá đất tăng vọt khiến cho việc quản lý
nguồn thu từ thuế liên quan tới ñất nhiều hơn. Vì vậy, để góp phần giải quyết
những bất cập trên chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý và
sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả trên ñịa bàn Thị xã Từ Sơn” .

(1)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung:
Trên cơ sở ñánh giá ñúng thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng mà ñề xuất
các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả trên
ñịa bàn Thị xã Từ sơn.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng ngân sách
nhà nước có hiệu quả;
- ðánh giá thực trạng quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên ñịa
bàn Thị xã Từ Sơn những năm qua;
- ðề xuất ñịnh hướng và các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng ngân
sách nhà nước có hiệu quả trên địa bàn Thị xã Từ Sơn cho các năm tới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
+ Các nguồn ngân sách nhà nước: Ngân sách trung ương và ngân sách ñịa
phương.
+ Các ñối tượng thu, chi ngân sách: Các ñơn vị hành chính sự nghiệp,
các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, các tổ chức, cá
nhân trên ñịa bàn Thị xã Từ Sơn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về khơng gian: ðề tài nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Từ Sơn.
+ Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng từ năm 20082010, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn ñề lý luận và thực

tiễn về quản lý và sử dụng ngân sách trên ñịa bàn Thị xã Từ Sơn, yếu tố ảnh
hưởng (thuế, phí và lệ phí từ các Doanh nghiệp trên ñịa bàn) và các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

4


II/ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
2.1. Lý luận về tăng cường quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có
hiệu quả
2.1.1. Các khái niệm
* Ngân sách nhà nước
Từ “ngân sách” ñược lấy ra từ thuật ngữ “budget” (2) một từ tiếng Anh
thời trung cổ, dùng để mơ tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những
khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế ñộ phong
kiến, chi tiêu của nhà vua cho những mục đích cơng cộng như: đắp đê phịng
chống lũ lụt, xây dựng ñường xá và chi tiêu cho bản thân hồng gia khơng có
sự tách biệt nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị
viện và địi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh thuật ngữ
ngân sách nhà nước (NSNN).
Trong thực tiễn, thuật ngữ ngân sách thường ñể chỉ tổng số thu và chi
của một ñơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính tốn các chi phí
để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất
định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là
Ngân sách Nhà nước.
Từ điển tiếng việt thơng dụng định nghĩa:
“Ngân sách là tổng số thu và chi của một ñơn vị trong một thời gian
nhất ñịnh”.

Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa theo luật NSNN Việt Nam:
ðiều 1 của luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khố XI nước
Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thơng qua tại kỳ họp thứ hai năm 2002
cũng ñưa ra khái niệm Ngân sách Nhà nước sau ñây khá tương ñồng với các
định nghĩa của các nước.
(2)

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

5


“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có
thẩm quyền quyết định và ñược thực hiện trong một năm ñể ñảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
NSNN Việt Nam gồm: Ngân sách Trung ương và ngân sách ñịa
phương. Ngân sách ñịa phương bao gồm ngân sách của ñơn vị hành chính các
cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Phù hợp với mơ hình tổ chức
chính quyền Nhà nước ta hiện nay, ngân sách ñịa phương bao gồm: Ngân
sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp
tỉnh) ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung
là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là
ngân sách cấp xã)
Thu ngân sách Nhà nước
a) Khái niệm: Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình
để tập trung một phần các nguồn tài chính quốc gia để hình thành quĩ NSNN
nhằm thoả mãn các nhu cầu của chi tiêu của Nhà nước.
b) ðặc ñiểm thu Ngân sách Nhà nước
Thu NSNN có hai đặc điểm sau:
+ Tính pháp lý và tính cưỡng chế rất cao: Một số khoản thu chủ yếu của

NSNN nước như thuế, phí, lệ phí, thu từ các hoạt ñộng kinh tế của Nhà nước
ñều là các khoản thu theo nghĩa vụ bắt buộc ñối với các thể nhân và pháp
nhân, ñược qui ñịnh bằng các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến
pháp, Pháp lệnh so Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thơng qua.
+ Tính khơng hồn trả trực tiếp: Việc nộp thuế và các khoản phải nộp
theo nghĩa vụ khác khơng gắn với lợi ích cụ thể của người nộp, mà họ được
hưởng các lợi ích gián tiếp dưới hình thức các dịch vụ công do Nhà nước
cung cấp. Giá trị hàng hố dịch vụ mà họ hưởng khơng tương ứng với số thuế
và các khoản phải nộp khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

6


Về chi NSNN
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quĩ NSNN theo ngun
tắc khơng hồn trả trực tiếp nhằm phục vụ cho hoạt ñộng của bộ máy Nhà
nước và thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội mà Nhà nước ñảm nhận theo
những nguyên tắc nhất ñịnh. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển
kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, bảo đảm hoạt ñộng của bộ máy
Nhà nước; Chi trả nợ của Nhà nước; Chi viện trợ và các khoản chi khác theo
quy ñịnh của Pháp luật.
* Quản lý NSNN
Quản lý là quá trình tổ chức, điều hành, lập kế hoạch và giám sát, đánh
giá cơng việc nào đó.
Quản lý về cơ bản và trước hết là tác ñộng ñến con người ñể họ thực
hiện, hồn thành những cơng việc được giao để họ làm những điều bổ ích, có
lợi. ðiều đó địi hỏi phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: Cấu tạo thể
chất, những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các qui luật tham gia hoạt động

(tích cực, tiêu cực).
Quản lý là thực hiện những cơng việc có tác dụng ñịnh hướng, ñiều tiết
phối hợp các hoạt ñộng của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện
cụ thể qua việc lập kế hoạch hoạt ñộng, ñảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra,
kiểm sốt. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt ñộng nào ñó,
ñiều tiết ñược nguồn nhân lực, phối hợp ñược các hoạt động bộ phận.
Quản lý là thiết lập, khai thơng các quan hệ cụ thể để hoạt động đơng
người được hình thành, tiến hành trơi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không
ngừng phát triển. Chẳng thế mà người Nhật khẳng định rằng: “Biết cái gì, biết
làm gì là quan trọng nhưng quan trọng hơn là biết quan hệ”. Người Mỹ cho
rằng: “Chi phí cho thiết lập, khai thơng các quan hệ thường chiếm 25% đến
50% tồn bộ chi phí cho hoạt động”. Trong hoạt động kinh tế biết thiết lập,
khai thông cá quan hệ sản xuất cụ thể thì các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

7


mới ra đời và phát triển nhanh chóng. Quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị
trường cần nhận thức và thực hiện tốt các mối quan hệ như: Quan hệ với
những người chủ vốn; quan hệ với tổ chức của những người lao ñộng, với
người lao ñộng; quan hệ với những người bán hàng cho doanh nghiệp.
Quản lý là tác ñộng của chủ thể quản lý lên ñối tượng quản lý một cách
gián tiếp và trực tiếp nhằm thu ñược nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
* Sử dụng NSNN có hiệu quả
Sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả là việc chi tiêu ñầy ñủ, hợp lý,
kịp thời theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và mơi trường của
địa phương. ðiều này có nghĩa là sử dụng NSNN ñể ñầu tư xây dựng ñịa
phương ngày càng giàu đẹp, xã hội ngày càng văn minh-văn hố, cập nhật

khoa học-công nghệ tiên tiến nhanh nhất, xử lý môi trường bằng công nghệ
mới nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
* Tăng cường quản lý NSNN
Tăng cường quản lý NSNN là hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, cách
lập kế hoạch, giám sát và ñánh giá.
2.1.2. Phân loại Ngân sách Nhà nước
Hiện nay theo qui ñịnh của Luật NSNN năm 1996 (Sửa ñổi của năm
2002), hệ thống NSNN gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách ñịa phương
theo sơ ñồ dưới ñây:
Ngân sách Trung ương (TW) bao gồm các ñơn vị dự toán của cấp này.
Mỗi bộ, cơ quan TW là một đơn vị dự tốn của Ngân sách TW.
Ngân sách TW cung ứng nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, mục tiêu
chung cho cả nước trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phịng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ chuyển giao nguồn tài chính cho
ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

8


NS ðảng CSVN,
CTN, QH, CP, Toà
án, Viện KSNDTC

NS tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung
ương

NS bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan
trực thuộc CP

NS Quận, Huyện,
Thị xã, TP trực
thuộc Tỉnh, TP

NS cơ quan trực
thuộc các Bộ, Ngành
ở Trung ương

NS xã,

NGÂN SÁCH ðỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

phường, thị trấn

Sơ ñồ 2.1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước (3)
Ngân sách ñịa phương (NSðP) là tên chung để chỉ ngân sách của các
chính quyền địa phương phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Ngân sách
xã, phường, thị trấn vừa là một cấp ngân sách, vừa là một bộ phận cấu thành
của ngân sách huyện và quận, thị xã. Ngân sách huyện, quận, thị xã vừa là
một cấp ngân sách, vừa là bộ phận cấu thành của ngân sách tỉnh, thành phố
trực thuộc TW. NSðP cung ứng nguồn tài chính để thực hiện các nhiệm vụ
của chính quyền Nhà nước ở địa phương và hỗ trợ chuyển giao nguồn tài
chính cho chính quyền cấp dưới.

a) Phân loại thu NSNN
Việc phân loại thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích,
đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN. ðể thấy rõ sự phát triển và tính
hiệu quả của nền kinh tế, chúng ta phân loại thu NSNN theo nội dung kinh tế.
(3) Giáo trình tài chính cơng, trường ðH kinh doanh và cơng nghệ Hà Nội, chủ biên
GS.TS.Vũ Văn Hố, PGS.TS. Lê Văn Hưng, xuất bản 2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

9


Thu NSNN bao gồm: Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; Các khoản tu từ hoạt
động kinh tế của nhà nước; Các khoản đóng góp của các tổ chức và các cá
nhân; Các khoản viện trợ; Các khoản thu khác theo quy ñịnh của Pháp luật ở
mỗi quốc gia, có thể chia thu Ngân sách thành hai nhóm. Cụ thể thu NSNN
thể hiện qua sơ ñồ dưới ñây:

Thu NSNN

Thu thường xun

Thuế

Phí,
lệ phí

Thu khơng thường xun

Thu từ Hð

kinh tế
NN

Các khoản
đóng góp

Các tổ chức

Vay và VT
nước ngồi

Các khoản do
NN vay để bù
ñắp bội chi

Các cá nhân

Sơ ñồ 2.2: Các khoản thu Ngân sách Nhà nước
+ Nhóm thu thường xun có tính chất bắt buộc bao gồm thuế, phí, lệ
phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế Nhà nước: Trong đó, ở hầu hết các
Quốc gia, thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu NSNN.
+ Nhóm thu khơng thường xun gồm các khoản đóng góp của tổ chức
và cá nhân, các khoản do Nhà nước vay ñể bù ñắp bội chi. Ngồi ra cịn có
các khoản thu vay và viện trợ của nước ngồi.
Cần lưu ý là khơng tính vào thu Ngân sách Nhà nước các khoản thu
mang tính chất hồn trả như vay nợ và viện trợ có hồn lại, chỉ tính vào thu
Ngân sách Nhà nước các khoản viện trợ khơng hồn lại; cịn các khoản viện

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


10


trợ có hồn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi khơng được tính vào thu
Ngân sách Nhà nước.
b) Phân loại chi NSNN
Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
- Chi ñầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là
xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội.
- Chi bảo ñảm xã hội, bao gồm: Giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, trợ
cấp, lương hưu và cán bộ viên chức…)
+ Hệ thống tổ chức quản lý ngân sách: gồm kho bạc, phịng thuế, …
2.1.3. ðặc điểm và ý nghĩa của ngân sách nhà nước
2.1.3.1. ðặc ñiểm của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc
gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan
hệ tài chính quốc gia (4), cụ thể:
* Quan hệ tài chính giữa nhà nước và cơng dân;
* Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp: Mối quan hệ này thể
hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những
nguyên tắc và phương thức nhất ñịnh ñể tiến hành sản xuất kinh doanh và
phân chia lợi nhuận. ðồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh
những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân
phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân
sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thơng qua các khoản thuế
mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định.
* Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội;
* Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế.
(4) Giáo trình Tài chính học- Học viện Tài chính- kế tốn Hà Nội.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

11


ðặc ñiểm của ngân sách nhà nước:
+ Hoạt ñộng thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền
lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà
nước, ñược nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất ñịnh;
+ Hoạt ñộng ngân sách nhà nước là hoạt ñộng phân phối lại các nguồn
tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước;
+ Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, ln chứa
đựng những lợi ích chung, lợi ích cơng cộng;
+ Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ
khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau
đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;
+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước ñược thực hiện theo
nguyên tắc khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếu.
2.1.3.2. Ý nghĩa của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng,
vai trị của ngân sách nhà nước ln gắn liền với vai trị của nhà nước theo
từng giai ñoạn nhất ñịnh. ðối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước
đảm nhận vai trị quản lý vĩ mơ đối với tồn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là cơng cụ điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, ñiều chỉnh
ñời sống xã hội.
+ ðiều tiết trong kinh tế, thúc ñẩy phát triển kinh tế:
Ngân sách nhà nước là cơng cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế

mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

12


Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế ñi vào quỹ ñạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh
tế tối ưu, tạo ñiều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thơng qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí
đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các
ngành then chốt trên cơ sở đó tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra
ñời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy
rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thơng, hàng khơng đến hoạt ñộng
kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh ñó, việc cấp vốn hình thành các
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản ñể chống ñộc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh khơng hồn
hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng
có thể được sử dụng ñể hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm
bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới
hợp lý hơn. Thơng qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính
thơng qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trị định hướng
đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
+ Giải quyết các vấn ñề xã hội:
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hồn
cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ
giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân
số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ ñồng bào bão lụt.
+ Góp phần ổn ñịnh thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị

trường hàng hố:
Nhà nước chỉ ñiều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng
mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thơng qua trợ giá, điều chỉnh thuế
suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao ñộng: thông
qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

13


với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần
điều tiết thơng qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
* Vai trị của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Sự thay
ñổi cơ chế quản lý kinh tế từ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước ñã làm thay ñổi căn bản vai trị của NSNN. Nếu
như trước đây NSNN được coi là cơng cụ tài chính quan trọng để Nhà nước
“làm kinh tế” thì ngày nay nó được coi là cơng cụ tài chính quan trọng để
giúp Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nên kinh tế. Trong các cơng cụ đó,
NSNN được coi là cơng cụ quan trọng nhất, thể hiện:
Một là: Tác ñộng của NSNN ñối với sự tăng trưởng kinh tế bền vững;
Hai là: NSNN góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát;
Ba là: Vai trị của Nhà nước đối với cơng bằng xã hội.
2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách ñịa phương
Việc quản lý ngân sách ñịa phương chịu tác ñộng của nhiều yếu tố.
Việc nắm bắt ñược những yếu tố tác ñộng tới quản lý sẽ giúp chúng ta phát
huy được những yếu tố có tác động tốt tới cơng tác quản lý ngân sách để từ đó
tạo ñiều kiện phát huy, hạn chế bớt những yếu tố tác động khơng tốt tới việc
quản lý ngân sách.
Tổ chức hành chính Nhà nước với việc quản lý ngân sách là nhân tố

hàng ñầu trong các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý. Trên thế giới hiện nay
tồn tại rất nhiều mơ hình tổ chức hành chính Nhà nước khác nhau. ðối với các
nước tổ chức mơ hình theo hình thức liên bang thì ngân sách của họ có sự
tách biệt khá rõ với ngân sách quốc gia hầu như ngân sách các bang có sự độc
lập với ngân sách quốc gia. ðối với nước có tổ chức mơ hình phi liên bang
như nước ta thì hệ thống quản lý ngân sách được thống nhất từ trên xuống có
mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Trình độ phát triển của sản xuất và quản lý xã hội là một trong những
nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách. Sự tác ñộng của nhân tố này được

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

14


xem xét trên giác độ khác nhau sẽ có những sự khác nhau. Nếu trên giác ñộ
cơ cấu kinh tế ta có thể thấy cơ cấu kinh tế ngày càng thay đổi theo chiều
hướng tốt như cơ cấu vùng ít có sự chênh lệch, hay cơ cấu ngành kinh tế có sự
chuyển dịch tốt, tăng cơ cấu dịch vụ và cơng nghiệp, giảm cơ cấu nơng
nghiệp điều này sẽ tạo thuận lợi cho ngân sách nhà nước bởi vì lúc này ngân
sách nhà nước ngày càng dồi dào có thể ñáp ứng ngày càng tốt những yêu cầu
phúc lợi xã hội. ði đơi với nó, địi hỏi cơng việc quản lý cũng phải nâng lên
phù hợp với thời kỳ mới.
Trình ñộ tổ chức quản lý. Xã hội ngày càng phát triển do vậy công tác tổ
chức quản lý ngày càng ñược chú trọng. Nếu trình ñộ tổ chức quản lý tốt chúng
ta sẽ dễ dàng quản lý ñược ngân sách nhà nước. Ngược lại nếu trình độ tổ chức
kém sẽ dẫn tới hậu quả lộn xộn, phức tạp trong việc quản lý ngân sách.
Trình độ của người làm cơng tác quản lý. Nếu những người làm công
tác quản lý ngân sách được đào tạo bài bản có trình độ nghiệp vụ chun mơn
tốt sẽ góp phần quản lý ngân sách một cách có hiệu quả.

Yếu tố pháp lý: Yếu tố pháp lý ở ñây là hệ thống luật pháp các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan tới ngân sách nhà nước. Một quốc gia có hệ
thống văn bản pháp luật về ngân sách tốt thì cơng việc quản lý cũng dễ dàng,
nếu hệ thống văn bản pháp lý lộn xộn, không rõ ràng sẽ làm cho người thực
hiện các văn bản lúng túng trong giải quyết các vấn ñề trong thực tế.
Ngồi các nhân tố trên cịn có nhiều tố khác như: Nhiệm vụ đặc thù của các
cấp chính quyền quản lý ngân sách, sự thay ñổi chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở hỗ trợ pháp lý.
2.1.5. Các chính sách có liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN
+ Chính sách tiền lương: Cơng văn số 788 /SLðTBXH-LðTL ngày 31
tháng 08 năm 2009 V/v hướng dẫn thực hiện các quy ñịnh của pháp luật về
hợp ñồng lao ñộng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

15


+ Chính sách thuế: Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 năm 2006.
+ Chính sách kế tốn: Thơng tư 130/2009/TT-BTC ngày 24/6/2009
quy định hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế tốn quản trị áp dụng trong
chế độ kế tốn Ngân sách Nhà nước và nghiệp vụ Kho bạc ban hành kèm theo
Quyết ñịnh 120/2008/Qð-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính.
+ Chính sách xã hội: Quyết định 30/2007/Qð-TTg ngày 5/3/2007 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng
khó khăn. Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT/BLðTBXH-BGDðT-BTC ngày
20/11/2006 hướng dẫn về chế ñộ ưu ñãi trong giáo dục và ñào tạo đối với
người có cơng với cách mạng và con của họ.
2.2. Thực tiễn Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên Thế giới
+ Trên thế giới: Sự khác biệt về cách quản lý và sử dụng ngân sách ở
một số Quốc gia trên Thế giới: Các nước phương Tây sử dụng ngân sách nhà
nước ñể cứu các tập đồn tư bản kếch xù, cịn các nước như Trung Quốc và
Việt Nam hay các nước XHCN khác sử dụng ngân sách ñể tăng cường phúc
lợi, an sinh xã hội.
Ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân sách nhà
nước ñược tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính. Có hai mơ hình tổ chức
hệ thống hành chính đó là: Mơ hình Nhà nước liên bang, mơ hình Nhà nước
thống nhất hay phi liên bang. Xuất phát từ đó cũng tồn tại hai mơ hình tổ chức
hệ thống ngân sách nhà nước. Ở các nước có mơ hình tổ chức hành chính theo
thể chế Nhà nước liên bang (như: Mỹ, ðức, Canaña, Thụy Sĩ, Malaysia . . . ),
hệ thống ngân sách nhà nước ñược tổ chức theo 3 cấp :
+ Ngân sách liên bang
+ Ngân sách bang
+ Ngân sách ñịa phương.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….

16


×