Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thạc sĩ tìm hiểu dịch bệnh trên đàn gà rừng và đáp ứng miễn dịch bệnh newcastle sau khi sử dụng vacxin phòng bệnh trên đàn gà rừng nuôi tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.51 MB, 91 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

LÃ THỊ KIM NGÂN

TÌM HIỂU DỊCH BỆNH TRÊN ðÀN GÀ RỪNG VÀ
ðÁP ỨNG MIỄN DỊCH BỆNH NEWCASTLE SAU
KHI SỬ DỤNG VACXIN, PHỊNG BỆNH TRÊN
ðÀN GÀ RỪNG NI TẠI VƯỜN
QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH ðÌNH THÂU

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, kết quả trong bài luận văn này là trung thực, chưa
từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi số liệu, thơng tin trích dẫn trong bản luận văn


này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2011
Tác giả

Lã Thị Kim Ngân

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

I


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Viện ñào tạo sau ñại học, Ban chủ
nhiệm khoa Thú y Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi
tham gia khóa học và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc ñến thầy giáo, Tiến sĩ
Trịnh ðình Thâu; BSTY. Hồng Xn Thủy, những người ñã ñịnh hướng, tận
tình chỉ dẫn và tạo ñiều kiện cho tơi trong q trình thực hiện bản luận văn này.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và các cơ, chú, các anh
chị của Trung tâm cứu hộ và bảo tồn ñộng thực vật hoang dã quí hiếm - Vườn
quốc gia Cúc Phương, những người ñã giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề
tài tại ñó.
Xin ñược gửi lời cảm ơn ñến UBND xã Kỳ Phú và xã Cúc Phương, các hộ
chăn nuôi gà rừng trong 2 xã đã cung cấp thơng tin, tạo điều kiện để tơi hồn thành
bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp và những người thân, những
người đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2011
Tác giả


Lã Thị Kim Ngân

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

II


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .......................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... II
MỤC LỤC................................................................................................................ III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................VI
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... VIII
PHẦN I: MỞ ðẦU .................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
1.2. Mục đích của ñề tài......................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 4
2.1. Một số ñặc ñiểm của gà rừng tai ñỏ (Gallus gallus.spadiceus) ...................... 4
2.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 4
2.1.2. Một số ñặc ñiểm của gà rừng tai ñỏ ......................................................... 4
2.1.3. Một số ñặc ñiểm của gà lai F2 ................................................................. 8
2.2. Bệnh Newcastle .............................................................................................. 9
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước và ngoài nước .......... 9
2.2.3. Truyền nhiễm học................................................................................... 16
2.2.4. Triệu chứng ............................................................................................ 19
2.2.5. Bệnh tích................................................................................................. 20
2.2.6. Chẩn đốn............................................................................................... 23
2.2.7. Trị bệnh .................................................................................................. 24
2.2.8. Phòng bệnh............................................................................................. 24

2.3. Miễn dịch chống bệnh Newcastle................................................................. 27
2.3.1. Miễn dịch chủ ñộng................................................................................ 27
2.3.2. Miễn dịch bị ñộng .................................................................................. 29

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

III


2.3.3. Q trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ................................................... 30
2.4. Quy luật hình thành kháng thể đặc hiệu ....................................................... 32
PHẦN III: ðỐI TƯỢNG - ðỊA ðIỂM - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 35
3.1. ðối tượng, vật liệu ........................................................................................ 35
3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu..................................................................................... 35
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 36
3.4.1. Phương pháp sử dụng vacxin ................................................................. 36
3.4.2. Phương pháp xác ñịnh hàm lượng kháng thể......................................... 36
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 41
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 42
4.1. Vườn quốc gia Cúc Phương – Nho Quan - Ninh Bình................................. 42
4.1.1. Một số động vật q hiếm đang được ni tại Vườn ............................. 42
4.1.2. Cơ cấu đàn gà ni tại trung tâm ........................................................... 44
4.1.3. Chăm sóc và ni dưỡng đàn gà rừng Tai đỏ ni tại Vườn................. 45
4.2. Tình hình bệnh tật của đàn gà rừng ni tại vườn quốc gia Cúc Phương.... 48
4.2.1. Tình hình bệnh tật của đàn gà rừng Tai đỏ ni tại Vườn quốc gia Cúc
Phương.............................................................................................................. 48
4.2.2. Tình hình bệnh tật của ñàn gà lai F2 nuôi tại Vườn và các nông hộ thuộc
các xã vùng ñệm ............................................................................................... 50
4.2.3. Kết quả ñiều trị một số bệnh ở gà rừng Tai ñỏ và gà lai F2 .................. 51

4.3. Tình hình bệnh Newcastle và ñáp ứng miễn dịch bệnh Newcastle trên ñàn gà
sau khi sử dụng vacxin Lasota và vacxin Hệ 1.................................................... 53
4.3.1. ðáp ứng miễn dịch của gà rừng Tai ñỏ sau khi sử dụng vacxin Lasota
lần 1 .................................................................................................................. 54
4.3.2.ðáp ứng miễn dịch của gà lai F2 sau khi sử dụng vacxin Lasota lần 1.. 58
4.3.3. ðáp ứng miễn dịch của gà rừng Tai ñỏ sau khi sử dụng vacxin Lasota
lần 2 .................................................................................................................. 61
4.3.4. ðáp ứng miễn dịch của gà lai F2 sau khi sử dụng vacxin Lasota lần 2. 64
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

IV


4.3.5. ðáp ứng miễn dịch của gà rừng tai ñỏ sau khi sử dụng vacxin Hệ 1 .... 67
4.3.6. ðáp ứng miễn dịch của gà lai F2 sau khi sử dụng vacxin Hệ 1............. 69
PHẦN THỨ V: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ........................................................... 73
5.1. Kết luận......................................................................................................... 73
5.2. ðề nghị.......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 75

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

V


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải chữ viết tắt


EID50

50 percent Embryo infective dose

ELD50

50 percent Embryo lethal dose

HA

Haemagglutination Inhibition test

HI

Haemagglutination test

NXB

Nhà xuất bản

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

VI


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà rừng
Tai ñỏ thuần sau khi sử dụng vacxin Lasota lần 1.................................................. 57
Hình 2. Biểu ñồ thể hiện diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà lai F2

sau khi sử dụng vacxin Lasota lần 1 ....................................................................... 61
Hình 3. Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà rừng
Tai ñỏ sau khi sử dụng vacxin Lasota lần 2............................................................ 64
Hình 4. Biểu ñồ thể hiện diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà lai F2
sau khi sử dụng vacxin Lasota lần 2 ....................................................................... 67
Hình 5. Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle ở gà rừng Tai
đỏ sau khi sử dụng vacxin Hệ 1 .............................................................................. 69
Hình 6. Biểu ñồ thể hiện diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà lai F2
sau khi sử dụng vacxin Hệ 1 ................................................................................... 72

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

VII


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Một số ñộng vật quý hiếm ni tại Vườn.................................................. 44
Bảng 4.2. Cơ cấu đàn gà nuôi ở trung tâm................................................................. 44
Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn của một gà rừng Tai ñỏ………………………………...43
Bảng 4.4. Sản lượng trứng bình quân của một gà mái trong năm 2011……….........45
Bảng 4.5.Tình hình bệnh tật trên đà gà rừng Tai đỏ ................................................. 48
Bảng 4.6. Tình hình bệnh tật trên đàn gà lai F2......................................................... 50
Bảng 4.7. Kết quả ñiều trị một số bệnh trên ñàn gà................................................... 51
Bảng 4.8. Diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà rừng Tai ñỏ sau khi sử
dụng vacxin Lasota lần 1............................................................................................ 56
Bảng 4.9. Diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà lai F2 sau khi sử dụng
vacxin Lasota lần 1..................................................................................................... 59
Bảng 4.10. Diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà rừng Tai ñỏ sau khi
sử dụng vacxin Lasota lần 2....................................................................................... 62
Bảng 4.11. Diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà lai F2 sau khi sử

dụng vacxin Lasota lần 2............................................................................................ 65
Bảng 4.12. Diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle ở gà rừng Tai ñỏ sau khi sử
dụng vacxin Hệ 1........................................................................................................ 68
Bảng 4.13. Diễn biến hàm lượng kháng thể Newcastle của gà lai F2 sau khi sử
dụng vacxin Hệ 1........................................................................................................ 70

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

VIII


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình là một trong những tỉnh có tiềm năng du lịch lớn của cả nước.
Với vị trí địa lý thuận lợi, đường giao thơng đi lại thuận tiện, thiên nhiên ñã ưu
ñãi cho Ninh Bình một bức tranh kỳ vĩ. Cùng với sự phát triển ñi lên của cả
nước, Ninh Bình đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và
nước ngồi. Bên cạnh đó, song song với sự phát triển của ngành du lịch Ninh
Bình nói riêng và cả nước nói chung thì dưới mọi hình thức con người cũng tác
động khơng nhỏ vào thiên nhiên. Mặt khác, khi xã hội phát triển ngày càng cao
nhu cầu hưởng thụ của con người càng ñược nâng lên. Tên các ñộng vật, sản
phẩm ñộng vật quý dần dần thấy xuất hiện trong thực ñơn của những nhà hàng
sang trọng. ðiều này ñồng nghĩa với việc chúng ñang dần mất đi. Trước tình
hình đó Nhà nước ta đã cho phép người dân chăn ni một số động vật q hiếm
mục đích để bảo tồn quỹ gen đồng thời tạo nên hình thái kinh tế mới cho ngành
chăn ni nước nhà và cho các hộ chăn nuôi vùng cao.
Vườn quốc gia Cúc Phương ñược thành lập ngày 8/1/1966 theo quyết ñịnh
số 18 QðLN chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành vườn quốc gia Cúc
Phương, là ñơn vị bảo tồn đầu tiên của Việt Nam. Nằm ở phía ðơng Nam của
dãy núi Tam ðiệp, với diện tích 22.200 ha vườn quốc gia Cúc Phương trải dài

trên ba tỉnh: Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, trong đó phần lớn diện tích của
Vườn thuộc địa phận của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây là một khu rừng ngun sinh
có sự đa dạng sinh học cao, là nơi sinh sống của rất nhiều loài ñộng thực vật quý
hiếm như Voọc mông trắng, tê tê, rùa… Tháng 1/2007 vườn quốc gia Cúc
Phương tiến hành nghiên cứu nhân ni và phát triển đàn gà rừng tai ñỏ (Gallus

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

1


gallus spadiceus). Năm 2009, vườn tiếp tục tiến hành lai tạo thành công con lai
F1 giữa gà trống rừng tai ñỏ với gà mái Ri vàng rơm. Với mục ñích nhân rộng và
phát triển nghề nuôi gà rừng cho các xã vùng ñệm phục vụ nhu cầu của khách du
lịch và giảm việc săn bắt gà rừng của người dân, các cán bộ khoa học của Vườn
tiếp tục lai tạo giữa con trống rừng tai ñỏ với con mái F1 ñể tạo ra con lai F2 có
75% máu gà rừng. Năm 2010, những con gà lai F2 ñầu tiên ñã ñược ấp nở thành
công. Tuy nhiên, ñây là một thách thức lớn cho người dân cũng như cơ sở chăn
nuôi do chưa có một tài liệu và cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về đối
tượng này.
Bên cạnh đó việc chăn nuôi gà rừng thuần và thế hệ con lai F1, F2 cũng
đang gặp rất nhiều khó khăn, tình hình bệnh tật diễn biến phức tạp. Trong khi đó
chưa có cơng trình nghiên cứu nào chun sâu về bệnh của gà rừng vì thế việc
phịng chống dịch bệnh chưa ñược tuân theo một quy trình cụ thể. Mặc dù gà
rừng là lồi thích nghi tốt, có sức chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh và khả
năng kháng bệnh cao nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra ñặc biệt là các bệnh truyền
nhiễm. Một trong số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho ñàn gà
là bệnh Newcastle ba năm nay vẫn xảy ra trên ñàn gà rừng thuần và gà rừng lai,
đầu năm 2011 lại có xu hướng xảy ra mạnh hơn. ðiều này chứng tỏ cơng tác
phịng bệnh bằng vacxin cho ñàn gà chưa thực sự triệt để. Chính vì vậy việc

nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của gà rừng thuần và gà rừng lai F2 sau khi sử
dụng vacxin Lasota, vacxin Newcastle Hệ 1 là thực sự cần thiết.
ðược sự phân cơng của Viện đào tạo sau ñại học, khoa Thú y – Trường
ñại học Nơng nghiệp Hà Nội và được sự đồng ý của Vườn quốc gia Cúc Phương
– Nho Quan – Ninh Bình, chúng tơi tiến hành đề tài:

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

2


”Tìm hiểu dịch bệnh trên đàn gà rừng và đáp ứng miễn dịch bệnh Newcastle
sau khi sử dụng vacxin phòng bệnh trên đàn gà rừng ni tại Vườn quốc gia
Cúc Phương.”
Dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh ðình Thâu – Bộ môn Giải phẫu – Tổ
chức – Khoa Thú y – Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội và sự giúp đỡ của
BSTY. Hồng Xn Thủy – Trung tâm cứu hộ và bảo tồn ñộng thực vật hoang
dã quý hiếm – Vườn quốc gia Cúc Phương.
1.2. Mục đích của đề tài
- Hiểu được tình hình bệnh tật của đàn gà rừng đang ni tại Vườn quốc
gia Cúc Phương.
- Tìm hiểu ñáp ứng miễn dịch bệnh Newcastle sau khi sử dụng vacxin
Lasota và vacxin Hệ 1 của ñàn gà rừng Tai ñỏ thuần và gà rừng lai F2 nuôi tại
Vườn quốc gia Cúc Phương từ đó đưa ra phương pháp phịng bệnh trên đàn gà
rừng ni tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

3



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số ñặc ñiểm của gà rừng tai ñỏ (Gallus gallus.spadiceus)
2.1.1. Nguồn gốc

Gà rừng Tai ñỏ (Gallus gallus.spadiceus) thuộc lớp chim (Aves), bộ gà
(Galliformes), họ trĩ (Phasianidae) lồi gà rừng tai đỏ (Gallus gallus.spadiceus).
Gà rừng đã có từ rất lâu và được coi là tổ tiên của gà nhà, được con người
thuần hố thành các giống gà như ngày nay. Tuy nhiên một phần chúng vẫn tồn
tại ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh và nương rẫy bỏ hoang. Trên thế giới
chúng sống ở hầu khắp khu vực Châu Á.
Ở nước ta, gà rừng Tai ñỏ chủ yếu phân bố ở khu vực phía Tây Bắc và
miền núi dọc dẫy Trường Sơn. Gà rừng Tai ñỏ thường sống ñơn lẻ nhưng ñến
mùa sinh sản gà trống thường sống cùng một gà mái và khi con non trưởng thành
có thể tự kiếm ăn thì chúng lại tách ra ñể sống tự do. Các hộ nơng dân sinh sống
ở khu vực miền núi có rừng ngun sinh thường bắt về ni nhưng chúng ít có
khả năng sinh sản trong điều kiện ni nhốt do có tập tính hoang dã, người dân
thường thu nhặt trứng về ấp hoặc bắt con non về ni nhưng đến khi chúng
khoảng 2-3 tháng tuổi do tập tính bay giỏi và tính hoang dã rất cao nên chúng
thường bỏ đi.
2.1.2. Một số ñặc ñiểm của gà rừng tai ñỏ

2.1.2.1. ðặc ñiểm ngoại hình
Ở Việt Nam có ba phân lồi:
- Galus galus galus: phân bố từ phía nam tỉnh Hà Tĩnh vào ñến Nam Bộ.
- Galus galus jabouillei: phân bố ở vùng ðơng Bắc. Con đực trưởng thành
giống như phân lồi Galus galus galus nhưng mào thịt trên ñầu rất nhỏ, da trên
tai nhỏ nâu đỏ. Lơng cổ ngắn, màu đỏ thẫm lẫn màu da cam. Con cái màu sắc

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..


4


giống với Galus galus galus nhưng màu sẫm tối hơn. Lơng ở cổ có màu vàng
thẫm hơn và nhiều hơn.
- Galus galus spadiceus: phân bố ở vùng Tây Bắc.
ðặc ñiểm ngoại hình thường được chú ý đầu tiên để so sánh giữa các
giống, dịng và phân biệt giới tính.
Ở 1 ngày tuổi gà rừng Tai đỏ có khối lượng nhỏ khoảng 15 – 22g, dáng
nhanh nhẹn, bộ lông màu nâu nhạt có ba đường kẻ sọc từ đầu đến cổ và trên lưng
đến cuối thân. Mỏ và chân có màu vàng chanh, chân có 4 ngón.
Từ tuần thứ hai gà bắt đầu thay lơng. ðầu tiên là lơng cánh được thay
trước sau đó đến lơng thân, lơng mới thay có màu xám bạc dần dần chuyển sang
màu nâu sạm. Từ tuần thứ năm thì mỏ và chân dần chuyển sang màu đen. Sau
hai tháng tuổi thì bắt đầu xuất hiện lông bụng và lông quanh cổ chuyển dần sang
màu cam, ñây chính là ñặc ñiểm ñể phân biệt trống mái trong giai ñoạn gà non
của gà rừng tai ñỏ. Con mái sẽ có đám lơng cổ màu vàng nhạt cịn con trống sẽ
có màu da cam. Khi đã phân biệt được trống mái rõ ràng thì hầu như bộ lơng của
chúng khơng thay đổi nhiều cho đến mùa sinh sản.
Gà trống có mào, da mạt và tích đỏ, phần cịn lại của đầu, cổ, ngực trên và
lưng đều có màu nâu đỏ thẫm đến vàng da cam. Lưng trên có lông bao cánh lớn,
lông tam cấp màu xanh nước biển bóng óng ánh, phần cịn lại của cánh có màu
hạt dẻ, các lơng sơ cấp mầu đen, hồng đỏ da cam, đi và lơng bao trên đi
màu xanh ánh kim loại. Gà mái có da mặt đỏ, đỉnh đầu và gáy mầu nâu đỏ, cổ có
vạch mầu nâu hoặc mầu vàng nâu, phần trên cơ thể có mầu nâu tối, ngực màu
nâu hạt dẻ. Sau mùa sinh sản thì gà trống bắt đầu rụng lơng cổ, trong hai tháng
cuối mùa sinh sản lông cổ gà trống rụng hết và khi chuẩn bị sang mùa sinh sản
mới lông cổ gà trống mọc lại.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

5


2.1.2.2. Tập tính của gà rừng Tai đỏ
Gà rừng Tai ñỏ mang rất nhiều bản năng hoang dã và thật khơng dễ bị
thuần phục. ðể có thể đến gần hay bắt được gà thì người chăn ni cần phải tập
làm quen với chúng. Khi cho gà ăn không vãi thức ăn lên ñầu của chúng, nên
ngồi cạnh chuồng ñể cho gà quen dần với sự có mặt của con người. Ngay cả khi
ñã quen gà vẫn rất hay hoảng sợ khi có người di chuyển nhanh bất ngờ ngồi
chuồng, khi ñuổi bắt và ñặc biệt là khi có tiếng ñộng. Phản ứng của chúng
thường là bay, chạy toán loạn nếu có bụi dậm chúng thường nhanh chóng lủi
ngay vào trong bụi rậm và nằm sát ñất (giả chết) khi nào chúng cảm thấy an tồn
chúng mới trở lại. Khi có tiếng gáy của gà trống khác thì những con gà trống cịn
lại sẽ gáy đồng loạt theo. Về mùa sinh sản nếu nhốt chung từ hai gà trống trở lên
thì thường xun có những trận ẩu đả giữa những con gà trống với nhau và chỉ
khi có sự can thiệp của người chăn ni thì cuộc chiến mới tạm ngừng. Nếu hiện
tượng đánh nhau vẫn tiếp diễn thì phải nhốt riêng hai gà trống ñã ñánh nhau sang
hai chuồng khác nhau.
Mùa sinh sản ñược bắt ñầu từ tháng 3 hàng năm, một con trống thường
ñược ghép với nhiều con mái (10 - 12 con). Mỗi năm gà mái ñẻ từ 1 – 2 lứa, mỗi
lứa ñẻ từ 5 – 10 trứng, thời gian ấp khoảng 18 – 21 ngày thì nở. Trong điều kiện
ni nhốt gà mái có thể đẻ nhiều hơn nhưng nếu có người trong khu vực chuồng
ni thì gà mái sẽ khơng đẻ và gà mái thường mổ trứng ăn nên phải thường
xuyên ñi thu nhặt trứng.
Gà rừng con rất nhạy cảm với nhiệt ñộ ñặc biệt khi thời tiết lạnh và có
mưa chúng thường nằm túm tụm vào với nhau. Gà rừng con mới nở ñược úm
trong những thùng gỗ có rải trấu hoặc rơm khơ có bóng điện sưởi ấm, sau một
tháng mới thả gà ra khu sân chơi. Gà được sưởi ấm bằng bóng ñiện trong 4 tháng


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

6


ñầu tiên nhất là những ngày trời lạnh, mưa phùn ẩm ướt. Gà con dưới 6 tháng
tuổi chúng ngủ rất nhiều khi ngủ chúng nằm sát ñất tư thế rất giống với gà chết
khi có tiếng động mạnh chúng bay tốn loạn vì vậy trong q trình ni chúng ta
cần chú ý tránh những tiếng ñộng mạnh và người ñi lại gần chuồng gà.
Một đặc tính rất điển hình của gà con trên 2 tháng tuổi là chúng rất thích
đậu trên cành cây đơi khi chúng có thể ngủ ngay trên những cành cây nơi chúng
đậu vì thế trong thiết kế chuồng trại ta nên trồng một số cây có tán hoặc ta cũng
thể đặt những cành cây có nhiều chạc để gà có thể đậu trên đó.
Gà rừng có đặc tính bới móc tìm mồi do vậy nền chuồng thường làm bằng
nền đất hoặc có thể là nền xi măng nhưng có đổ cát. Chúng rất hay rỉa lá cây,
ngọn cây non vì thế trong q trình ni dưỡng chăm sóc chúng ta phải có khẩu
phần rau xanh cho chúng. ðặc biệt trong mùa sinh sản số lượng rau xanh chúng
thu nhận tăng lên ñáng kể và khẩu phần chúng ưa thích nhất là cà chua, bí ngơ và
cà rốt thái chỉ. Bên cạnh đó chúng cũng thường ăn những cơn trùng như mối,
chuồn chuồn, giun đất, món ăn chúng ưa thích đó là cua. Vì vậy trong giai ñoạn
gà rừng sinh sản chúng ta nên bổ sung khẩu phần cua xé cung cấp hàm lượng
canxi tương ñối cao cho gà rừng.
Gà rừng bay rất giỏi chúng bay cao và khá xa, vì vậy trong kỹ thuật xây
dựng chuồng ni khơng được làm trần q cứng nên dùng nilon hoặc bạt nhựa
để làm trần vì khi bay chúng thường hay đập đầu vào trần dẫn đến chết. Bên
cạnh đó gà rừng dưới 6 tháng tuổi rất mẫn cảm với mơi trường vì vậy cần tránh
việc thay đổi q đột ngột môi trường giữa chuồng úm và chuồng nuôi, tránh bắt
vận chuyển từ chuồng úm ra chuồng nuôi quá xa.
Một đặc tính rất hoang dã của gà rừng đó là trong mùa sinh sản con mái sẽ

khơng đẻ nếu có người trong khu vực chuồng nuôi. ðiều này chúng ta cần quan

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

7


tâm khi gà bước vào giai ñoạn sinh sản, trong kỹ thuật thu nhặt trứng trong mùa
sinh sản chúng ta cần chú ý là phải phát hiện nhanh khi gà đẻ xong để nhặt trứng
vì trong q trình ni nhốt nếu ơ chuồng gần nhau thì con trống thường xun
mổ trứng ăn sau khi gà mái ñẻ. ðể tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà ngồi việc thu nhặt
trứng đúng cách thì ta cũng cần chú ý việc sử dụng trứng mồi, bằng cách làm ổ
ñẻ bằng rơm hay lá cây đặt ở những góc tối hoặc dùng túi cói treo trên cành cây
nơi gà hay đậu. Bên cạnh đó ta cũng có thể sử dụng trứng mồi bằng những quả
trứng ñã ñẻ lâu ngày.
Gà rừng Tai ñỏ thường bộc lộ rất rõ tập tính sinh dục của chúng. Vì thế
người chăn ni có thể quan sát dễ dàng bằng việc ngồi ở góc khuất, ban đầu gà
trống sẽ có hành vi ghẹ mái, đó là sự khoe mẽ, ngồi ra chúng còn thể hiện qua
tiếng gáy. Gà rừng Tai đỏ có cựa rất cứng vì thế trong q trình giao phối con
đực có thể gây ra hiện tượng rách da gà mái. Khi gà mái đẻ trứng xong thì gà
trống thường gáy rất to, ñiều ñặc biệt là chỉ có gà trống gáy chứ gà mái khơng
bao giờ gáy chúng chỉ kêu tiếng nhỏ mà khi ñến gần mới nghe ñược.
2.1.3. Một số ñặc ñiểm của gà lai F2

Gà lai F2 một ngày tuổi có mỏ màu xám, mắt nâu, phần lưng và hai bên
hơng có các dọc màu nâu viền ñen và màu vàng nhạt chạy song song từ đầu cho
tới phần đi, lơng bụng có màu vàng nhạt, da dưới chân có màu xám chì.
Khi được 4 tuần tuổi gà bắt đầu mọc lơng cổ màu vàng pha nâu, lơng cánh
và trên lưng có màu nâu xám, lơng đi màu nâu pha đen.
Ở 6 tuần tuổi màu lơng có sự thay đổi bắt đầu thể hiện thiên hướng giới

tính nên lúc này có thể phân biệt được ñực cái. Con trống viền cổ mọc lông kiếm
ngắn màu vàng cam nhạt, ức màu nâu pha ñen, lưng và cánh lơng màu đỏ pha

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

8


ñen, lông bụng màu xám tro, lông ñuôi ñen vừa phải. Con mái viền cổ lông màu
vàng pha nâu, ức, lưng, bụng và cánh màu nâu, lơng đi màu nâu ñậm pha ñen.
Nhìn chung ở giai ñoạn mới nở và khoảng 4 tuần tuổi đặc điểm ngoại hình
của chúng cơ bản là giống với gà rừng tai ñỏ nên chúng ta rất dễ nhầm lẫn. Năm
2011 ñã tuyển chọn ñược 120 con mái F1 và tiếp tục lai tạo với trống rừng
nguyên chủng ñể ñược 730 con lai F2 và giao cho 10 hộ nông dân trong các xã
lân cận ni. Gà lai F2 mang trong mình ưu điểm của gà rừng là: thịt thơm ngon,
khả năng chống chịu ngoại cảnh tốt và thích nghi với điều kiện tự nhiên. Tuy vậy
gà lai F2 vẫn cịn mang nhiều đặc tính của gà rừng đó là nhút nhát, bay lượn như
chim gây khó khăn cho việc mở rộng địa bàn ni của người dân. Vấn ñề này
cũng ñang ñược tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm cơng thức lai để tạo ra con lai vẫn
mang những ưu việt trên mà lại hạn chế được đặc tính bay lượn của gà rừng.
2.2. Bệnh Newcastle
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước và ngồi nước

2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1927, Doyle ñã phân lập ñược mầm bệnh trong ổ dịch của gà tại
Newcastle và chứng minh virus phân lập ñược có tính kháng ngun khác với
bệnh Cúm gà.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm là sự du nhập, lưu
thông của những giống gà công nghiệp giữa các nước trên thế giới và theo đó
bệnh Newcastle đã có mặt ở hầu khắp các châu lục. Bệnh đã và ñang trở thành

mối ñe dọa lớn cho ngành chăn ni gia cầm trên tồn thế giới.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

9


Theo Bene Jean, G (1988) việc khống chế toàn cầu với bệnh Newcastle
chỉ ñược thực hiện khi tất cả các nước đều chú trọng cơng tác phịng bệnh.
Theo Zakay - Rone (1966) để phịng bệnh Newcastle con đường duy nhất
là dùng vacxin tạo miễn dịch chủ ñộng cho ñàn gà. Quan ñiểm này ở các quốc
gia cũng khác nhau. Higiins, D.A (1988) đã nhấn mạnh chương trình phịng
chống bệnh Newcastle ở các nước khơng giống nhau mà nó phụ thuộc ñiều kiện
kinh tế - xã hội, ñiều kiện khí hậu. Tùy thuộc từng quốc gia mà vacxin sử dụng
có khác nhau, có nước sử dụng vacxin nhược độc nhóm Lentogen và vacxin vơ
hoạt, có nước lại dùng vacxin nhược độc của cả hai nhóm Lentogen, Mesogen và
vacxin vơ hoạt.
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam bệnh được Phạm Văn Huyến ñề cập ñến lần ñầu tiên vào năm
1933 và gọi là bệnh dịch tả gà ðông Dương.
Năm 1956 ở Sài Gịn, Notter và cộng sự đã phân lập ñược chủng virus
Newcastle. Miền Bắc từ cuối năm 1955 – 1957 qua điều tra tình hình dịch bệnh
ở 20 tỉnh thành, kiểm tra 189 bệnh phẩm (óc gà ốm) các tác giả thấy có 58 mẫu
có virus Newcastle, chưa có virus dịch tả gà.
Năm 1995, trong một hội nghị về virus ở khu vực châu Á Thái Bình
Dương tại Australia, ðào Trọng ðạt và Phạm Văn Chức đã thơng báo bệnh
Newcastle ở Việt Nam thường xảy ra từ tháng 12 ñến tháng 3 năm sau.
Năm 1957, lần ñầu tiên nước ta cho nhập vacxin Hệ 1 để phịng bệnh
Newcastle cho ñàn gà. Vacxin Hệ 1 chỉ dùng cho gà trên 2 tháng tuổi nên việc
phịng dịch chưa tạo được miễn dịch khép kín cho đàn gà ở mọi loại hình chăn

ni. Vì vậy, dịch bệnh vẫn xảy ra thường xun gây ra tổn thất lớn cho ngành
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

10


chăn ni. Từ năm 1968 đã có nhiều cơng trình nghiên cứu việc sử dụng vacxin
trong phòng bệnh Newcastle. Theo Nguyễn Bá Huệ và cộng sự (1976) ñã nghiên
cứu thành cơng việc sử dụng vacxin Lasota để phịng bệnh cho ñàn gà bằng
phương pháp cho ăn, cho uống và nhỏ mắt, mũi.
Năm 1980 sự kết hợp giữa bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Trường
đại học Nơng nghiệp Hà Nội với cơng ty giống gia cầm trung ương đã nghiên
cứu việc sử dụng hai loại vacxin Lasota và vacxin Hệ 1 do xí nghiệp thuốc thú y
trung ương I sản xuất theo lịch phịng của hội đồng Chính phủ ngày 08/10/1979
(Nghị quyết 317 - CP). Việc sử dụng vacxin Lasota cho ñàn gà con và vacxin
Newcastle Hệ 1 chủng cho gà trên 2 tháng tuổi ñã trở thành tập quán, số gà chết
hàng năm ñã giảm nhiều lần so với trước. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn xảy ra ở
nhiều nơi và làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến ngành chăn nuôi nước nhà.
Nguyễn Thu Hồng và cộng sự (1993) dùng vacxin Lasota và Hệ 1 cho gà
thấy có thể chống ñược các chủng virus.
Phan Văn Lục và cộng sự (1996) ñã theo dõi 6 cơ sở nuôi gà ở các tỉnh
phía Bắc, từ năm 1980 – 1991, tác giả đã ñề xuất lịch sử dụng vacxin thích hợp
là: 7 ngày tuổi, 21 – 28 ngày tuổi, 50 – 58 ngày tuổi và 133 – 140 ngày tuổi.
Vacxin sử dụng là Lasota và Hệ 1, bằng con ñường nhỏ mũi và tiêm dưới da.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại vacxin ñược nhập và
như Avinew, vacxin nhị giá Gumboro - Newcastle, IB - ND và vacxin ña giá...
2.2.2. Căn bệnh
2.2.2.1. khái niệm về bệnh

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..


11


Bệnh Newcastle hay bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan
mạnh ở gà do một loại virus thuộc nhóm paramixoviridae gây ra với đặc điểm
xuất huyết và chảy máu ở hệ thống hơ hấp, tuần hồn và tiêu hố.
2.2.2.2. Hình thái - phân loại - độc lực

Hình thái và cấu trúc của Virus Newcastle
Virus Newcastle thuộc nhóm Paramixoviridae (cịn Virus dịch tả gà cổ
điển thuộc nhóm mixo, phân nhóm A1) là một ARN virus có cấu tạo hình xoắn,
có vỏ bọc virus bên ngồi nên virion mẫn cảm với các chất làm tan mỡ như ete,
clorofoc..., kích thước virion chưa thống nhất, nhưng nói chung có thể từ 120130nm
Virus Newcastle có 6 loại protein cấu trúc:
- Haemagglutinin-Neuraminidaza(HN): Có đặc tính ngưng kết hồng cầu
và có hoạt tính của men Neuraminidaza có tác dụng cắt đứt các thụ thể hồng cầu.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

12


- Fusion protein(F): Có tác dụng liên hiệp các tế bào bị nhiễm virus với
nhau ñể tạo thành tế bào khổng lồ ña nhân.
- Large protein(L): Chưa rõ chức năng
- Matrice protein(M): Có tác dụng gắn ARN của virus với vỏ bọc.
- Phospho nucleoprotein(NP): Hình ống dài và xoắn ốc nhiều vòng, cũng
chưa rõ chức năng.
-


Nucleoprotein(N): Là một protein kiềm có tác dụng bảo vệ ARN của

virus
Những đơn vị cấu trúc của protein sắp xếp quanh một trục, ở giữa rỗng
theo hình xoắn ốc, bên trong là acid nucleic quyết định hình dạng của virus. Vỏ
bọc ngồi của virus là lipit nên virion rất mẫn cảm với các chất hoà tan mỡ như
ête, cồn, clorofoc…
Virus có thể qua được các màng lọc Berkerfeld, Chamberland và màng lọc
Seitz.
Virus Newcastle có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà, bò, người, chuột
bạch, chuột lang nhưng không gây ngưng kết hồng cầu ngựa, ñây là một trong
những ñặc tính ñể phân biệt với virus cúm gia cầm.
Khả năng gây ngưng kết hồng cầu của virus Newcastle là do trên capxit có
một bán kháng ngun HN (Haemaggutination Neuraminidaza) có khả năng kết
dính các hồng cầu lại rồi sau đó cắt đứt các thụ thể hồng cầu để chúng lại rời
nhau ra.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

13


Virus gây bệnh Newcastle có cấu trúc kháng nguyên giống nhau nhưng có
rất nhiều chủng, các chủng này chỉ khác nhau ở ñộc lực. Căn cứ vào ñộc lực và
khả năng gây bệnh, người ta xếp các chủng virus Newcastle thành 3 nhóm sau:
- Nhóm Velogen: Là các chủng cường ñộc, có ñộc lực cao. ðây là những
chủng virus gây ra bệnh Newcastle trong tự nhiên hay còn gọi là virus Newcastle
đường phố.
- Nhóm Mesogen: Gồm những chủng có độc lực vừa, chúng chỉ có thể

gây bệnh nhẹ cho gà dưới 60 ngày tuổi.
Ví dụ: Chủng H (Herfoshire); chủng M (Mukteswar).
Hầu như các chủng virus Newcastle thuộc nhóm Mesogen đều ñược tạo ra
bằng phương pháp nhân tạo như tiếp truyền liên tiếp nhiều đời qua phơi gà.
Người ta thường dùng các chủng virus này chế tạo vacxin để tiêm phịng
bệnh cho gà gọi là vacxin Newcastle Hệ 1.
- Nhóm Lentogen gồm những virus có độc lực thấp, chúng khơng có khả
năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ ở gà con mới nở.
Ví dụ: Chủng Lasota, chủng B1, chủng V4…
ðây là các chủng virus yếu tự nhiên và có thể xâm nhập qua niêm mạc gà.
Người ta dùng chế vacxin ñể phòng bệnh cho gà con dưới 2 tháng tuổi và gọi là
vacxin Hệ 2.
* ðể ñánh giá ñộc lực của Virus Newcastle, theo FAO (Food Agriculture
Organization: Tổ chức lương thực thế giới) cần căn cứ vào các chỉ số sau ñây:
- MDT (Mean Deal Time): Chỉ số thời gian gây chết phơi trung bình.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

14


- EID50 (Embryo Infective Dose): Chỉ số liều gây nhiễm cho 50% phôi gà.
- ICPI (Intra-Cerebral-Pathogencity-Index): Chỉ số gây chết khi tiêm vào
gà một ngày tuổi.
- IVPI (Intra-Veina-Pathogencity-Index): Chỉ số chết khi tiêm vào tĩnh
mạch gà 6 tuần tuổi.
2.2.2.3. ðặc tính ni cấy
- Virus Newcastle có thể ni cấy trên phơi gà ấp 9-11 ngày tuổi, đường
gây nhiễm tốt nhất là xoang niệu. Phơi có thể chết sau 48-96 giờ tuỳ ñộc lực của
từng chủng virus. Ở những chủng virus yếu tự nhiên, thời gian gây chết có thể

tới trên 100 giờ sau khi gây nhiễm. Bệnh tích trên phơi chủ yếu là xuất huyết
điểm ở đầu và cánh có khi tụ máu và xuất huyết khắp phôi. Phôi càng non thì
khả năng gây nhiễm và khả năng gây chết phơi nhanh hơn, tỷ lệ chết phơi cũng
cao hơn.
ðặc điểm quan trọng là sau khi cấy truyền nhiều lần qua phơi gà, người ta
thu được giống Virus Newcastle nhược độc để chế tạo vacxin phịng bệnh.
- Virus Newcastle có thể nhân lên tốt trong môi trường nuôi tế bào thận
lợn, thận khỉ và tế bào sơ phôi gà một lớp, sau 24-72h gây nhiễm virus làm huỷ
hoại tế bào, làm cho tế bào biến đổi hình thái, tế bào co tròn lại hoặc vỡ ra tạo
thành các tế bào khổng lồ.
- Trên động vật: Có thể dùng gà giị để tiêm truyền nuôi cấy virus sẽ phát
triển và gây bệnh cho gà giống như gà mắc bệnh tự nhiên.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

15


2.2.2.4. Sức đề kháng

- Virus Newcastle có sức đề kháng yếu:
* Với nhiệt ñộ: ðun 600C virus chịu ñược 30 phút, ở 1000C virus bị tiêu
diệt sau 1 phút. Nhiệt ñộ lạnh là ñiều kiện ñể bảo tồn virus: ở 40C virus sống
hàng tháng, nhiệt ñộ âm càng sâu, virus tồn tại lại càng lâu.
- Khả năng chịu nhiệt của các chủng virus Newcastle là một đặc tính di
truyền. Các chủng khác nhau có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Các chủng chịu
nhiệt có thể tồn tại ở nhiệt độ 25-300C từ 2-3 tháng, ở 560C những chủng virus
này có thể chịu được 6h. Ví dụ chủng virus chịu nhiệt V4.
* Với hố chất: Virus Newcastle có vỏ bọc ngồi là Lipit nên rất mẫn cảm
với các chất làm tan dầu mỡ như cồn, ê te, chlorofoc…

Các chất sát trùng thơng thường diệt virus nhanh chóng.
2.2.3. Truyền nhiễm học
2.2.3.1. Tính gây bệnh

- Trong tự nhiên: Virus Newcastle gây bệnh cho các loài: Gà, gà tây, bồ
câu, chim sẻ và một số những loài chim trời khác cũng cảm thụ bệnh. Trong các
loài thuỷ cầm vịt, ngan, ngỗng là loài dễ mắc bệnh nhưng ở mức ñộ nhẹ
hơn…Gà ở lứa tuổi nào cũng mắc nhưng mắc nhiều nhất là gà từ 2-5 tháng tuổi.
Tuổi càng tăng tính cảm thụ càng giảm. Gà con nở từ trứng gà mẹ khỏi bệnh
thường có tính kháng bệnh trong vài tuần lễ đầu. Trong những trứng gà này sau
khi ấp ñến ngày thứ 15 ñã có khả năng kháng virus vì kháng thể mẹ truyền cho
lịng đỏ đã bắt đầu đi vào máu. Cịn 15 ngày ấp ñầu tiên loại trứng này cũng cảm
thụ với bệnh như tất cả trứng gà bình thường khác. Bào thai gà 9-12 ngày tuổi
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………………………..

16


×