Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá một số giải pháp môi trường trong quy hoạch khu công nghiệp vũng áng 1 tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 87 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

NGUYỄN XUÂN TÀI

ðÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG TRONG QUY
HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VŨNG ÁNG 1, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
: 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC THỤY

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng
ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.


Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñều ñã ñược cám ơn và các thơng tin trích trong luận văn này ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Thành phố Hà Tĩnh, ngày

tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Tài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

i


LỜI CẢM ƠN

ðể hồn thành, tơi đã được PGS.TS Phạm Ngọc Thụy hướng dẫn tận tình,
được các thầy cơ giáo trong Bộ môn Quy hoạch, Khoa Tài nguyên & Môi
trường, Viện ðào tạo Sau đại học tận tình giúp đỡ. Nhân dịp này, cho phép tơi
được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy Phạm Ngọc Thụy và
tồn thể các thầy cơ giáo trong Bộ mơn Quy hoạch, Khoa Tài ngun&Mơi
trường, Viện ðào tạo Sau đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Trung tâm dịch vụ và
hạ tầng Khu công nghiệp Vũng Áng 1, Sở Tài nguyên & Môi trường, Chi cục
Môi trường tỉnh Hà Tĩnh; UBND huyện Kỳ Anh, UBND xã Kỳ Thịnh tỉnh Hà
Tĩnh ñã tạo ñiều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Thành phố Hà Tĩnh, ngày


tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Tài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................vii
1. MỞ ðẦU ........................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu của kết quả nghiên cứu ñề tài .................................................................... 3
1.4 Giới hạn của ñề tài.................................................................................................... 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................4
2.1 Môi trường - Phát triển và Phát triển bền vững....................................................... 4
2.2 Ô nhiễm môi trường từ công nghiệp ..................................................................... 11
2.3 Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam........................................... 14
2.3.1 Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải công nghiệp ................................14
2.3.2 Ơ nhiễm khí thải cơng nghiệp ..................................................................17
2.3.3 Chất thải rắn khu công nghiệp..................................................................19
2.3.4 Hiện trạng về ô nhiễm môi trường từ công nghiệp ở một số khu vực Việt

Nam ......................................................................................................20
2.4 Vấn đề mơi trường trong quy hoạch khu cơng nghiệp ở một số nước trên Thế
giới và ở Việt Nam.......................................................................................... 22
2.4.1 Môi trường trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở một số nước
trong khu vực ........................................................................................22
2.4.2 Môi trường trong quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam ................27

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

iii


3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................36
3.1 ðối tương, ñịa ñiểm nghiên cứu ............................................................................ 36
3.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................39
4.1 ðiều kiện tự nhiên, ñịnh hướng phát triển và giải pháp môi trường khu công
nghiệp .............................................................................................................. 39
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên....................................................................................39
4.1.2 ðịnh hướng phát triển Khu công nghiệp Cảng biển Vũng Áng ................41
4.1.3 Quy hoạch và giải pháp môi trường Khu công nghiệp Cảng biển Vũng
Áng .......................................................................................................41
4.2 ðánh giá về một số yếu tố môi trường trong quy hoạch Khu công nghiệp Vũng
Áng 1 ............................................................................................................... 50
4.2.1 Về pháp lý................................................................................................50
4.2.2 Về vị trí tự nhiên ......................................................................................50
4.2.3 Về kinh tế xã hội ......................................................................................51
4.2.4 Về phân bổ q đất và bố trí nhà máy xí nghiệp trong khu cơng nghiệp ..52

4.2.5 Về vùng đệm xung quanh khu công nghiệp..............................................53
4.3 ðánh giá về hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Vũng Áng 1 .................... 53
4.3.1 ðánh giá về hiện trạng nguồn nước..........................................................54
4.3.2 ðánh giá về hiện trạng môi trường khơng khí ..........................................61
4.4 Dự tính tải trọng ơ nhiễm Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1 ................................... 63
4.4.1 Dự tính tải trọng ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp .....................63
4.4.2 Dự tính tải trọng ơ nhiễm khơng khí Khu công nghiệp Vũng Áng 1........66
Các chất ô nhiễm ..............................................................................................68
4.5 Dự báo môi trường Khu công nghiệp Vũng Áng 1 .............................................. 68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

iv


4.5.1 Dự báo tác động mơi trường đến khu cơng nghiệp ...................................69
4.5.2 Dự báo ô nhiễm môi trường của Khu công nghiệp Vũng Áng 1...............69
4.6 ðề xuất một số giải pháp môi trường khu công nghiệp....................................... 71
4.6.1 Giải pháp bổ sung quy hoạch ...................................................................71
4.6.2 Giải pháp về quản lí .................................................................................73
4.6.3 Giải pháp về công nghệ, sản xuất, kĩ thuật ...............................................73
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ...........................................................................75
5.1 Kết luận................................................................................................................... 75
5.2 ðề nghị ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thành phần nước thải của một số ngành cơng nghiệp (trước xử lí) [13] ..... 15
Bảng 2. Tổng lượng nước thải và thải lượng chất ô nhiễm ước tính từ các khu cơng
nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009 [3].................................. 16
Bảng 3. Ước tính thải lượng và các chất gây ơ nhiễm khơng khí từ các KCN thuộc
các tỉnh của 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009 ......................................... 18
Bảng 4. Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN các tỉnh
phía Nam Việt Nam. ....................................................................................... 19
Bảng 5. Phân bổ sử dụng đất Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1..................................... 46
Bảng 6. Mật ñộ xây dựng, hệ số sử dụng đất Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1 ......... 46
Bảng 7. Chỉ tiêu quy hoạch xây dựng của Khu khu công nghiệp [6] ........................ 47
Bảng 8. Chất lượng nước ngầm Khu công nghiệp Vũng Áng 1 ................................ 54
Bảng 9. Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực dự án............................................ 57
Bảng 10. Chất lượng nước thải sau xử lí đổ ra mơi trường ........................................ 59
Bảng 11. Chất lượng khơng khí Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1 ................................ 62
Bảng 12. Dự tính tải trọng ô nhiễm nguồn nước Khu công nghiệp Vũng Áng 1...... 65
Bảng 13. Chỉ số các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO ............................. 67
Bảng 14. Chỉ số các chất ơ nhiễm trong khí thải động cơ chạy xăng......................... 68
Bảng 15. Dự tính tải trọng ơ nhiễm khơng khí Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1......... 68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Mối liên quan giữa Mơi trường tự nhiên- Môi trường xã hội- Môi
trường nhân tạo................................................................................................. 5

Hình 2. Vị trí Khu cơng nghiệp Cảng biển Vũng Áng trong qui hoạch phát triển
của tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................. 37
Hình 3. Vị trí khơng gian Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1 trong qui hoạch Khu
công nghiệp Cảng biển Vũng Áng .................................................................. 38
Hình 4. Qui hoạch chi tiết sử dụng đất Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1 ............ 44
Hình 5. Một số hình ảnh về hiện trạng Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1 ............ 45
Hình 6. Vị trí lẫy mẫu nước ngầm tại giếng khoan doanh nghiệp Thùy Dương....... 54
Hình 7. Vị trí lấy mẫu nước mặt tại Sơng Quyền cách điểm tiếp nối nguồn thải
500m về phía thượng nguồn............................................................................ 56
Hình 8. Vị trí lấy mẫu nước thải khu cơng nghiệp tại chân Cầu mương............58
Hình 9. Vị trí lấy mẫu khơng khí và tiếng ồn tại nhà điều hành Khu công nghiệp
Vũng Áng 1 .................................................................................................... 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

vii


1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam, trong thập niên cuối của thế kỉ 20, ñặc biệt là những năm
ñầu thế kỉ 21, ñã bước vào giai ñoạn phát triển công nghiệp. Với mục tiêu
phấn ñấu trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020, Việt Nam đang tập
trung mọi nguồn lực, kêu gọi ñầu tư ñể phát triển công nghiệp. ðặc trưng ở
Việt Nam hiện nay là: bùng nổ về phát triển công nghiệp, bùng nổ về phát
triển đơ thị. Hai q trình này giữ vai trị quyết định trong chiến lược Cơng
nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước mà ðảng và Nhà nước đã khởi xướng, đã
đưa Việt Nam thốt khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới.
Sự phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp ñã tạo ñộng lực to lớn cho phát triển công nghiệp,

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích các thành phần kinh tế phát
triển, tạo công ăn việc, tăng thu nhập, tạo ñà tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế
đất nước. Cùng với sự hình thành khu cơng nghiệp, các khu đơ thị mới được
mọc lên kéo theo sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ.
Trong giai ñoạn từ năm 1991 ñến 2009, cả nước đã thành lập 223 khu
cơng nghiệp, trải rộng trên 56/63 tỉnh thành, sử dụng quỹ ñất 57.264 ha [3].
Sự phát triển nhanh chóng các khu cơng nghiệp trong một giai ñoạn ngắn ñã
phát sinh nhiều bất cập, trong ñó nhiều yếu tố ñảm bảo cho phát triển bền
vững bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, ñặc biệt là các yếu tố về mơi trường. Bên cạnh
đó, trong những năm đầu của thời kì này, do chính sách ưu tiên phát triển
những ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động, ngành sử dụng ít tài
ngun thiên nhiên; ngành khơng gây tác động mơi trường nghiêm trọng,
được Nhà nước cho phép khơng phải lập dự án đánh giá tác động mơi trường.
Các dự án này chỉ phải đăng kí cam kết về về các tiêu chuẩn môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

1


Cũng trong giai ñoạn này, ñối với các dự án phải đánh giá tác động mơi
trường, do yếu tố mơi trường chưa thực sự được quan tâm, nên nhiều khu
cơng nghiệp các giải pháp về quy hoạch, về kĩ thuật mơi trường hầu như chỉ
là thủ tục để được phê duyệt hoặc vay vốn [4]. Vì những lí do trên, nên hiện
nay nhiều khu cơng nghiệp khi đi vào hoạt ñộng ñã bộc lộ nhiều vấn ñề về
môi trường, không ñảm bảo phát triển bền vững.
Khu công nghiệp Vũng Áng 1 ra ñời vào năm 2002, theo quyết ñịnh số
577/Qð - TTg, ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, có diện
tích 116 ha. ðây là khu cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh, vị trí nằm
sát bờ biển, là khu vực chịu tác ñộng của nhiều yếu tố thời tiết khí hậu cực

đoan, bất thường. Vì vậy việc khảo sát các yếu tố mơi trường có liên quan đến
quy hoạch và những giải pháp kĩ thuật mơi trường khu cơng nghiệp, để đề
xuất những giải pháp về mơi trường, đảm bảo phát triển bền vững là rất có ý
nghĩa cả về phương diện khoa học và thực tiễn.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tơi ñã nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá
một số giải pháp môi trường trong quy hoạch Khu công nghiệp Vũng Áng
1, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những yếu tố mơi trường trong quy
hoạch; những giải pháp kĩ thuật về xử lí, quản lí nguồn thải của Khu cơng
nghiệp Vũng Áng 1, tỉnh Hà Tĩnh, ñề tài sẽ ñưa ra những đánh giá về:
- Tính phù hợp về phương diện mơi trường trong quy hoạch của khu
cơng nghiệp;
- Sự đáp ứng của giải pháp kĩ thuật, quản lí, xử lí mơi của khu cơng
nghiệp khi các dự án đi vào hoạt ñộng;
- ðề xuất một số giải pháp về môi trường nhằm hướng tới phát triển
bền vững.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

2


1.3 Yêu cầu của kết quả nghiên cứu ñề tài
- Những nội dung nghiên cứu sẽ ñược cập nhật ñến năm 2010;
- ðề tài sẽ ñưa ra những ñánh giá về yếu tố môi trường hiện tại và dự
báo về môi trường của khu công nghiệp trong tương lai;
- Những giải pháp đề xuất được dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tế về khu
cơng nghiệp, có tính khả thi.
1.4 Giới hạn của đề tài

- Về khơng gian. ðề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi khơng
gian là Khu cơng nghiệp Vũng Áng 1, theo quyết định số 577/Qð- TTg ngày
16 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Việc mở rộng khu cơng
nghiệp ngồi quyết định 577/Qð - TTg khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của
đề tài này.
- Về thời gian. ðề tài nghiên cứu trong giới hạn từ khi có Quyết định
phê duyệt thành lập khu cơng nghiệp đến hết năm 2010.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Môi trường - Phát triển và Phát triển bền vững
Môi trường - Phát triển
Môi trương - Phát triển là hai khái niệm song hành với nhau. Bởi vì sự
phát triển đều phải có mơi trường và mơi trường ln chịu tác động của mọi
q trình phát triển. Như vậy mơi trường là nhân tố đảm bảo hoặc hạn chế và
có thể trở thành nhân tố quyết định sự phát triển [10]. Mơi trường vừa là nền
tảng ñể phát triển lại vừa chịu hậu quả của chính q trình phát triển. Sự phát
triển cơng nghiệp cần mơi trường tự nhiên để lấy ngun liệu và lại thải vào
môi trường tự nhiên phế thải, làm cho môi trường tự nhiên bị ô nhiễm.
ðể nghiên cứu mơi trường, các nhà mơi trường đã phân chia mơi
trường thành 3 khu vực: Môi trường thiên nhiên, Môi trường xã hội, Môi
trường nhân tạo [10].
- Môi trường thiên nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: đất đai,
sơng suối, biển khơi, khơng khí, sinh học. Mơi trường thiên nhiên tồn tại
khách quan ngoài ý thức của con người.
- Môi trường xã hội, bao gồm các yếu tố xã hội, con người. Môi trường

xã hội là tập hợp mọi hành vi, ý thức của con người trong cộng ñồng.
- Môi trường nhân tạo là khu vực giao nhau giữa môi trường thiên
nhiên và môi trường xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con
người tạo nên một cách có ý thức hay khơng ý thức; trực tiếp hay gián tiếp.
Mơi trường nhân tạo chính là kết quả của q trình tích luỹ các hoạt động tích
cực hay tiêu cực của con người tạo nên và ñể lại trên “ñịa bàn môi trường”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

4


Mơi trường nhân tạo

Mơi trường
tự nhiên

Mơi trường
xã hội

Hình 1. Mối liên quan giữa Môi trường tự nhiên- Môi trường xã hội- Mơi
trường nhân tạo
Ba khu vực mơi trường đan xen nhau, cùng tồn tại và tương tác với
nhau trong mọi phạm vi không gian và thời gian. Khi nghiên cứu môi trường
cần phải nhận thức: Môi trường chịu hậu quả của q khứ, mơi trường tác
động đến cuộc sống hiện tại, mơi trường quyết định tương lai [14].
Vì vậy trong q trình phát triển, chúng ta phải ln ý thức rằng: những
gì chúng ta làm tổn hại đến mơi trường hơm nay, thì ngày mai chính chúng ta
hoặc các thế hệ con cháu chúng ta sẽ chịu hậu quả. Tương lai của các thế hệ
sau này ñang phụ thuộc vào hành ñộng của chúng ta!

Phát triển bền vững
Hơn 35 năm trước (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy ðiển, Liên hợp
quốc (LHQ) ñã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại hội
nghị này những người ñứng ñầu thế giới đã nhất trí rằng “việc bảo vệ và cải
thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu
cấp bách của nhân lọai”. Hội nghị này ñã ñánh dấu sự ra ñời của nhận thức về
môi trường và phát triển.
Năm 1987, Ủy ban thế giới về Mơi trường và Phát triển đã công bố báo
cáo “Tương lai chung của chúng ta”, trong đó đã phân tích mối liên hệ chặt
chẽ giữa mơi trường và phát triển. Báo cáo này cũng ñưa ra ñịnh nghĩa về
phát triển bền vững là “sự phát triển ñáp ứng ñược các nhu cầu của hiện tại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

5


mà khơng làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương
lai”. Năm 1987 ñược coi là thời ñiểm hình thành khái niệm phát triển bền
vững [10].
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Mơi trường và Phát triển họp vào
tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro ñã thành lập Ủy ban phát triển bền vững.
Thành quả lớn nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 - Một kế
hoạch hành ñộng chi tiết cho phát triển bền vững toàn cầu của thế kỳ 21 và
đánh dấu sự cam kết tồn cầu vì sự phát triển bền vững [25].
Tại Diễn đàn tồn cầu cấp Bộ trưởng Mơi trường đầu tiên tổ chức tại
Malmo tháng 05/2000 ñã ra Tuyên bố Malmo kêu gọi biến các cam kết vì sự
phát triển bền vững thành hành động. Tại Hội nghị thượng ñỉnh Thiên niên kỷ
vào tháng 9/2000, Tổng thư ký Liên hợp quốc ñã nêu ra những thách thức và
những khó khăn trong việc thực hiện các cam kết vì phát triển bền vững. Diễn

đàn Malmo - 2000 được coi là lời kêu gọi hành động vì phát triển bền vững [26].
Hội nghị Thượng ñỉnh thế giới về phát triển bền vững ñược tổ chức tại
Johannesburg, Nam Phi, tháng 9/2002 ñánh dấu một mốc quan trọng của loài
người trong nỗ lực tiến tới phát triển bền vững tồn cầu. Hội nghị đã khẳng
định trách nhiệm chung xây dựng 3 trụ cột của phát triển bền vững là: phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường ở cấp độ địa phương,
quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Ở cấp khu vực ASEAN, trong thời gian qua đã có nhiều tun bố cấp
Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại
Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala
Lumpur

(19/06/1990);

Banda

Seri

Begawan

(26/04/1994);

Jakarta

(18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000) [24].
Trong thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới ñã xây dựng và thực
hiện Chương trình nghị sự 21 của quốc gia mình. Mặc dù cách tiếp cận của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………


6


mỗi quốc gia khác nhau, nhưng tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện
thực tế của mỗi nước và ñề xuất các vấn ñề ưu tiên nhằm ñảm bảo phát triển
bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong thời gian gần 20 năm qua, ñất nước ta ñã tiến hành công cuộc ñổi
mới mà trọng tâm là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nhằm
hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ñất nước ñến năm 2020. ðể phát triển bền vững trong bối cảnh
Việt Nam vẫn chú trọng vào khai thác tài ngun thiên nhiên, áp dụng cơng
nghệ lạc hậu, đây là bài tốn khó. Phát triển kinh tế dựa vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên như: mở rộng các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
phát triển các ngành sản xuất cơng nghiệp, khai thác tài ngun khống sản
khơng thể tránh khỏi tạo ra những hệ luỵ xấu về môi trường tự nhiên. Về mặt
môi trường xã hội, cần phải giải quyết sự công bằng về quyền lợi cho những
cộng ñồng trực tiếp chịu tác ñộng của khai thác tài nguyên thiên nhiên, ñặc biệt
những cộng ñồng ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng nông thôn nghèo,
những người này phải ñược hưởng thụ lợi nhuận từ nguồn tài nguyên mang lại.
Phát triển bền vững bao gồm cả 3 nội dung: Kinh tế - Xã hội - Môi trường là
quan ñiểm phát triển bền vững mà Việt Nam ñang phấn đấu thực hiện [10].
Hiện nay, q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hố đã, đang và sẽ làm
tăng các nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Một số hệ thống thiên nhiên
ñã bị khai thác vượt quá khả năng tái tạo và phục hồi. Việc sử dụng các thành
phần môi trường phục vụ phát triển không hợp lý, lãng phí, khơng thân thiện
với mơi trường, thiếu quan tâm đến tính bền vững đã làm suy thối mơi trường.
Do chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác quy hoạch, kế hoạch phân
bổ hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế ngay từ những giai
ñoạn ñầu ra quyết định phát triển, đã làm mất tính ổn ñịnh lâu dài. Theo
nguyên tắc thì, quy hoạch cần phải làm trước và các hành ñộng phát triển diễn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

7


ra sau. Khi đã có quy hoạch hợp lý và cam kết thực hiện quy hoạch sẽ giảm
thiểu ñược những tác động tiêu cực đến mơi trường. Một ngun nhân khác
làm cho phát triển khơng bền vững là q trình phát triển khơng được giám
sát hợp lý để có đủ thơng tin phản hồi cần thiết phục vụ việc điều chỉnh và
nâng cao hiệu quả hoạt ñộng về bảo vệ mơi trường, rất nhiều trường hợp chỉ
đến khi sẩy ra sự cố mơi trường thì nhà quản lí mới vào cuộc.
ðồng hành với những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, hội
nhập toàn cầu, quốc tế và khu vực, đã tạo nên khối lượng khí thải khổng lồ
làm biến đổi khí hậu, gia tăng thiên tai. Mơi trường hành tinh chúng ta nói
chung và của Việt Nam nói riêng ngày càng xấu đi cả ở quy mơ và mức độ
nguy hiểm. Vì vậy địi hỏi phải có những chính sách mới gắn kết chặt chẽ
giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới phát
triển bền vững.
Trong thời gian qua, ðảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản
pháp lý làm cơ sở ñẩy mạnh phát triển bền vững tại Việt Nam. Trong đó, phải
kể đến những văn bản pháp lý quan trọng như: Quyết ñịnh số 256/2003/QðTTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
bảo vệ mơi trường quốc gia đến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020;
Nghị quyết số 41/NQ - TU ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ mơi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật
bảo vệ mơi trường sửa đổi năm 2005. ðặc biệt, ngày 17 tháng 04 năm 2004,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/Qð - TTg phê duyệt
“ðịnh hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị
sự 21). ðây là một chiến lược khung bao gồm những ñịnh hướng lớn làm cơ
sở pháp lý ñể các bộ, ngành, ñịa phương, các tổ chức và cá nhân phối hợp

hành ñộng nhằm ñảm bảo phát triển bền vững ñất nước trong thế kỷ 21.
ðịnh hướng chiến lược phát triển bền vững ñã nêu lên những thách

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

8


thức mà Việt Nam ñang phải ñối mặt; những chủ trương, chính sách, cơng cụ
pháp luật về mơi trường và những lĩnh vực hành ñộng ưu tiên.
ðịnh hướng chiến lược phát triển bền vững không thay thế các chiến
lược phát triển, quy hoạch tổng thể, kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể
hố Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ñịnh hướng ñến năm 2020. Dựa trên
các nguyên tắc cơ bản, các nội dung cần ưu tiên về phát triển bền vững, các
ñịa phương, các cấp, ngành cần phải triển khai ñiều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch để áp dụng vào thực tiễn.
Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài ngun và mơi trường đang
được xây dựng nhằm triển khai thực hiện Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành ðịnh hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Với cách tiếp cận: mỗi Bộ chủ chốt liên quan ñến tài nguyên và môi trường,
và mỗi tỉnh sẽ soạn thảo các hợp phần của mình trong chương trình Nghị sự
21 nhằm đảm bảo mọi hoạt ñộng kinh tế - xã hội phải ñược xem xét ñầy ñủ
các yếu tố tài nguyên và mơi trường.
Mục tiêu và hành động ưu tiên theo ðịnh hướng chiến lược phát triển
bền vững là:
Mục tiêu
- Về kinh tế: Mục tiêu phát triển bền vững là ñạt ñược sự tăng trưởng
ổn ñịnh với cơ cấu kinh tế hợp lý, ñáp ứng ñược yêu cầu nâng cao ñời sống
của nhân dân, tránh được sự suy thối hoặc đình trệ trong tương lai, tránh ñể
lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

- Về xã hội: Mục tiêu phát triển bền vững là ñạt ñược kết quả cao trong
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo ñảm chế ñộ dinh dưỡng và
chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người
đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn
chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

9


nạn xã hội, nâng cao mức độ cơng bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các
thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính
đa dạng và bản sắc văn hố dân tộc, khơng ngừng nâng cao trình độ văn minh
về ñời sống vật chất và tinh thần.
- Về môi trường: Mục tiêu thực hiện nguyên lí của phát triển bền vững
“phát triển ñể ñáp ứng với nhu cầu hiện tại mà khơng làm tổn hại đến thế hệ
tương lai”. Phát triển đi đơi với bảo vệ mơi trường, cùng với sự phát triển mơi
trường ln được bảo vệ, gìn giữ. [29]
Hành ñộng ưu tiên
Về kinh tế: Các hoạt ñộng ưu tiên phát triển ñã hướng tới việc tăng
trưởng theo chiều sâu bằng cách cải tiến cơng nghệ để đạt hiệu quả cao, giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trường. Trong chính sách ưu tiên, cần chú trọng các hoạt
ñộng trong ngành du lịch - dịch vụ (ngành kinh tế này hiện nay ñang phát
triển mạnh mẽ, là nguồn thu GDP lớn và tạo nhiều việc làm cho người dân
vì vậy ưu tiên phát triển cho ngành du lịch - dịch vụ là góp phần duy trì sự
tăng trưởng kinh tế bền vững).
Về xã hội: Các hoạt ñộng ưu tiên ñã hướng tới việc phát triển tồn diện,
đồng đều chất lượng của người dân cả về vật chất và tinh thần. Là một nước
đa dân tộc, giàu truyền thống văn hóa, Việt Nam ñã tạo nên một dấu ấn rất

riêng trong cách nhìn của người nước ngồi. Vấn đề đặt ra là trong quá trình
hội nhập, Việt Nam cần phải giữ vững truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình,
thay đổi những hủ tục lạc hậu và những thói quen sinh hoạt, sản xuất gây cản
trở cho sự phát triển bền vững của đất nước. ðiều đó địi hỏi vấn đề giáo dục
cần phải được đầu tư, chú trọng.
Về mơi trường: ðể phát triển kinh tế bền vững cần phải dìn giữ mơi
trường: ưu tiên phát triển công nghệ sử dụng những nguồn năng lượng mới,
nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái sinh. Có thể nhận thấy rằng sử

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

10


dụng các nguồn năng lượng tái sinh sẽ có tính ổn ñịnh, bền vững cao hơn,
giảm thiểu ñược các tác động gây suy thối mơi trường. ðặc biệt, điều kiện tự
nhiên nước ta có nhiều lợi thế về năng lượng sạch như năng lượng nước, gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều... nên nếu áp dụng được những
cơng nghệ này trong sản xuất và sinh hoạt sẽ tạo ra một hình ảnh mới của Việt
Nam trên thế giới. ðối với quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng ñất nói
riêng, cần ñặc biệt chú trọng các yếu tố mơi trường. Khơng thể để tồn tại
những vấn đề khơng ñảm bảo môi trường ngay trong quy hoạch ban ñầu [9].
2.2 Ơ nhiễm mơi trường từ cơng nghiệp
Trải qua hàng ngàn năm phát triển của xã hội loài người, con người đã
tác động vào mơi trường hành tinh chúng ta ở các mức độ khác nhau.
Thời kì nơng nghiệp và tiền cơng nghiệp, những tác động của con
người vào mơi trường thiên nhiên khơng lớn.
Thời kì cơng nghiệp, đặc biệt từ những năm cuối của thế kỉ 20 ñến nay,
quá trình cơng nghiệp diễn ra rộng khắp trên tồn cầu và cường độ mãnh liệt
ở các nước phát triển, mơi trường ñang bị tác ñộng mạnh hơn bao giờ hết.

Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các hoạt
động sản xuất cơng nghiệp là ngun nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất.
Các chất thải công nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường lớn là:
nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Nước thải cơng nghiệp có thành phần rất đa dạng, trong đó bao gồm
chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và kim loại nặng.... Nước thải công nghiệp
gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và ơ nhiễm đất. Ơ nhiễm nguồn
nước gây hậu quả trực tiếp cho con người khi sử dụng làm nguồn nước sinh
hoạt. Nguồn nước ô nhiễm từ các khu cơng nghiệp đã ảnh hưởng đến sản xuất
nơng nghiệp như hủy hoại môi trường nước nuôi trồng thủy sản, làm giảm
năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi. ðặc biệt nước thải công

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

11


nghiệp phần lớn bị ơ nhiễm kim loại nặng, đây là nguyên nhân gây nhiều
chứng bệnh hiểm nghèo cho con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng
nguồn nước ô nhiễm này [11].
Ở nhiều nước công nghiệp trước ñây, do đã sử dụng cơng nghệ cũ,
khơng có quy trình xử lí nước thải, đã thải thẳng vào nguồn nước mặt, hậu
quả đã làm ơ nhiễm nguồn nước mặt. Ở Nhật Bản, năm 1953 ñã gây nên vụ
ngộ ñộc thực phẩm nổi tiếng ở vịnh Manimata: do các nhà máy ñã thải thủy
ngân (Hg) vào nước biển, do hoạt ñộng của tảo biển đã chuyển hóa thủy ngân
thành thủy ngân metyl (CH3)2Hg tích tụ trong tảo, tơm cá ăn tảo ñã trở thành
thực phẩm ñộc hại, gây ngộ ñộc cho người [17].
Gần ñây những vụ ngộ ñộc kim loại nặng cũng ñã sẩy ra ở nhiều nước.
Bệnh Itai - Itai ở Nhật Bản cũng bắt nguồn từ nước thải chứa nguyên tố
cadimi. Sự nhiễm nguyên tố cadimi qua ñường thức ăn đã tích tụ ngun tố

này trong gan, thận và xương gây rối loạn chức năng trao ñổi chất, ức chế
enzym đã gây bệnh về máu heamatopoiesis [23].
Q trình tích lũy kim loại nặng trong cơ thể con người dễ dàng hơn
q trình đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể. ðể ñánh giá thời gian ñào thải
kim loại nặng ra khỏi cơ thể, người ta sử dụng khái niệm chu kì bán thải sinh
học (biological half- life): là thời gian mà lượng kim loại năng còn lại trong
cơ thể bằng một nửa lượng ban ñầu, ñối với cadimi thời gian này là 10 năm,
với thủy ngân khoảng 80 ngày. Những ngun tố có chu kì bán thải sinh học
ngắn thường gây độc cấp tính, cịn ngun tố có thời gian bán thải sinh học
dài thường gây chứng bệnh hiểm nghèo mãn tính. Nói chung nhiễm độc kim
loại nặng biểu hiện thành bệnh lí rất đa dạng, điều trị rất khó khăn, phức tạp.
Khí thải cơng nghiệp bao gồm các oxít thể khí như: các bon oxít (CO,
CO2), ni tơ oxít (NO, NO2), lưu huỳnh oxít (SO2, SO3); các hydro các bon,
halogenua các bon (CH4, CFC, CClC); sunfuhydro (H2S), amoniac (NH3);

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

12


VOCs, bụi, muội khói. Hiện nay tổng lượng khí thải cơng nghiệp trên thế giới
đã tăng gấp 4 lần so với những năm thập kỉ 50 của thế kỉ trước [21].
Khí thải cơng nghiệp khơng qua xử lí thải vào mơi trường gây ơ nhiễm
khơng khí, tác hại trực tiếp ñến con người, mô trường sinh thái. Hậu quả khôn
lường của khí thải cơng nghiệp là tạo nên hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí
hậu, phá hủy tầng Ơzơn. Các nhà khoa học ñã dự báo nếu thế giới khơng hành
động kịp thời cắt giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, thì đến năm 2025
nhiệt độ trái đất sẽ tăng 1oC, ñến cuối thế kỉ này sẽ tăng thêm 4oC.
Biến đổi khí hậu sẽ đưa đến bốn hậu quả ñối với hành tinh của chúng ta:
- Tác ñộng ñến các hệ sinh thái, làm thay ñổi ñiều kiện sống bình

thường của sinh vật trên trái đất.
- Khi khí hậu biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu sẽ thay đổi - có xu
hướng dịch chuyển về phía hai cực. Tồn bộ điều kiện sống bị thay đổi, các
hoạt ñộng sản xuất bị xáo ñộng.
- Mực nước biển dâng cao.
- Bệnh tật, dịch bệnh phát sinh.
Chất thải rắn công nghiệp ngày một gia tăng về lượng và về tính chất
độc hại. Nhiều tài liệu cơng bố đã cảnh báo nguy cơ về chất thải rắn. Sự tích
tụ chất thải rắn trong mơi trường nước, đất đe dọa mơi trường sinh thái trên
phạm vi tồn cầu.
Nguy cơ ơ nhiễm gián tiếp do phế thải rắn công nghiệp là các loại bao
bì, túi màng polime tổng hợp. Loại phế thải rắn ñặc biệt này ñã phá hủy môi
trường sinh thái và ñể lại hậu ô nhiễm môi trường lâu dài. Hàng năm con
người đã sản xuất và thải vào mơi trường khoảng 500 tỷ các loại bao bì, túi
nhựa polime tổng hợp. ðể phân hủy ñược lượng polime trên phải mất 1000
năm. Polime sau khi sử dụng chỉ có khoảng 0,1% ñược thu hồi tái chế, số còn
tại ñược ñi vào rác thải chơn lấp, phần khơng nhỏ đi vào sơng suối và chảy ra
đại dương. Các nhà khoa học mơi trường ñã phát hiện bãi rác thải khổng lồ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

13


trên biển xích đạo Thái Bình Dương. Trên vùng này ñã hình thành một bãi rác
phế thải polime tổng hợp lớn nhất thế giới, với diện tích xấp xỉ nước Anh,
chứa khoảng 400.000 tấn rác thải polime trôi nổi giữa ñại dương [10]. Nguy
hại của rác thải polime ñối với hệ sinh thái biển là hủy diệt ñời sống hoang giã
của sinh vật biển.
Trên mặt ñất phế thải polime ñã phá hủy mơi trường đất, nước. Phế thải

polime lẫn vào thức ăn của ñộng vật gây nguy hiểm cho ñộng vật khi ăn phải.
Tái chế các sản phẩm polime tổng hợp tốn kém hơn nhiều lần sử dụng
hạt polime nguyên liệu. Vì vậy nếu khơng được hỗ trợ kinh phí việc tái chế sẽ
không khả thi. Chôn lấp phế thải polime cùng với rác thải khác sẽ tạo nên môi
trường yếm khí làm cho các phế thải hữu rất khó bị phân hủy. Khi polime bị
nát vụn sẽ làm cho ñất mất khả năng thấm, mất tính mao dẫn, làm ô nhiễm ñất
nghiêm trọng [19]. Hiện nay nhiều nước trên thế giới ñã cấm sử dụng túi nhựa
tổng hợp - polime làm bao bì đựng hàng hóa [28].
2.3 Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam
Theo báo cáo về hiện trạng môi trường các khu công nghiệp Việt Nam
năm 2009 [3], thì ơ nhiễm do sản xuất cơng nghiệp tập trung vào 3 nguồn
chính. ðó là ơ nhiễm nước thải, ơ nhiễm khí thải và ơ nhiễm phế thải rắn.
2.3.1 Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải cơng nghiệp
Ở nước ta trong những năm gần đây, nước thải từ các khu cơng nghiệp
đổ vào nguồn nước mặt ngày một gia tăng cả về khối lượng và về tính chất
độc hại. Thành phần nước thải cơng nghiệp phụ thuộc vào ngành sản xuất. ðể
ñánh giá các yếu tố gây ơ nhiễm, thường quy về các nhóm chỉ tiêu sau: nhóm
gây ơ nhiễm sinh học: sử dụng chỉ tiêu COD, BOD, coliform; nhóm hóa học:
dùng các chỉ tiêu axít, bazơ, pH, P, N, phenol... ; nhóm vật lí: sử dụng chỉ tiêu
độ đục, SS; nhóm các kim loại độc hại như Hg, As, Pb, Cd, Cr... sử dụng chỉ
tiêu kim loại nặng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

14


Bảng 1. Thành phần nước thải của một số ngành cơng nghiệp
(trước xử lí) [13]
Ngành cơng nghiệp Chất ơ nhiễm chính


Chất ơ nhiễm phụ

Chế biến nơng sản, COD, BOD, pH, SS

mầu, tổng P, N

thực phẩm
Sản xuất rượu bia, COD, BOD, pH, SS, P, N

TDS, mầu, độ đục

nước uống
Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN- , sơn, dầu, hóa chất mạ, đánh
KLN

Thuộc gia

bóng.

COD, BOD, SS, KLN, N, P, Coliform
phenol, sufua, NH4+

Vải sợi

SS, COD, BOD, KLN, dầu, mầu, ñộ ñục, các hợp chất
mỡ, chất tẩy rửa, hóa chất, lưu huỳnh, phụ gia
phẩm nhuộm


Phân bón

axít, kiềm, KLN, P, N

Hóa chất

axít,

kiềm,

SS,

SS, hợp chất chứa lưu huỳnh
KLN, COD, phenol, silicat

halogenua, các hợp chất
chứa lưu huỳnh
Sản xuất giấy

COD, BOD, kiềm, phenol, ñộ ñục, mầu, chất tẩy rửa
tanin, lignin, hợp chất chứa
nhơm

Nguồn: Lê Trình (2005), Quan trắc và kiểm sốt mơi trường nước, NXB KHKT, 2005

Tính chất độc hại của nước thải ñầu ra ở các KCN phụ thuộc vào việc
nước thải có được xử lí hay khơng. Theo công bố của Trung tâm Công nghệ
Môi trường, Bộ Tài ngun Mơi trường tháng 5 - 2009 [3], thì tỉ lệ các KCN
đi vào hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung chỉ chiếm 43%. Như vậy

chí ít vẫn cịn 57% lượng nước thải cơng nghiệp chưa được xử lí đảm bảo tiêu
chuẩn đổ ra mơi trường.
Bảng 2, thống kê ước tính khối lượng nước thải và thải lượng các chất ô
nhiễm trên 4 vùng kinh tế trọng ñiểm của nước ta. Lượng nước thải và thải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

15


lượng khổng lồ này, nếu mới xử lí được 40% , thì nguồn nước mặt trên tồn
lãnh thổ Việt Nam chỉ trong tương lai ngắn sẽ trở thành ô nhiễm.
Bảng 2. Tổng lượng nước thải và thải lượng chất ô nhiễm ước tính từ các
khu cơng nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009
T
T

Khu vực

Lượng
nước thải

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TSS

BOD

COD

Tổng N Tổng P


m3/ngày
155.055

34.112 21.243

49.463

9.993

12.404

A

Khu vực Bắc Bộ

1
2
3
4
5
6
7
B
1
2
3
4
5
C


Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
Hải Dương
Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Khu vực miền Trung
ðà Nẵng
Thừa thiên Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình ðịnh
Khu vực phía Nam

36.577
14.026
8.050
23.806
12.350
21.300
38.946
58.808
23.792
4.200
13.024
3.950
13.842
413.400


8.047 5.011
3.086 1.922
1.771 1.103
5.237 3.261
2.717 1.692
4.686 2.918
8.568 5.336
12.937 8.057
5.234 3.260
924
575
2.865 1.784
869
541
3.045 1.896
90.948 56.636

11.668
4.474
2.568
7.594
3.940
6.795
12.424
18.760
7.590
1.340
4.154
1.260

4.416
131.875

2.112
814
467
1.381
716
1.235
2.259
3.411
1.380
244
755
229
803
23.977

2.926
1.122
644
1.904
988
1.704
3.116
4.705
1.903
336
1.042
316

1.107
33.072

1
2
3
4
5
6
7
D
1
2

TP HCM
ðồng Nai
Bà Rịa- Vũng Tầu
Bình Dương
Tây Ninh
Bình Phước
Long An
Khu vực ðB sông CL
Cần Thơ
Cà Mau

57.700
179.066
93.550
45.900
11.700

100
25.384
13.700
11.300
2.400

12.694 7.905
39.395 24.532
20.581 12.816
10.098 6.288
2.574 1.063
22
14
5.585 3.478
3.014 1.877
2.486 1.548
528
329

18.406
57.122
29.842
14.642
3.732
32
8.098
4.370
3.605
765


3.347
10.386
5.426
2.662
679
6
1.472
795
655
139

4.616
14.325
7.484
3.672
936
8
2.031
1.096
904
192

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường khu công nghiệp năm 2009, Tổng cục Môi trường,
Bộ Tài nguyên và Môi trường [3].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

16



2.3.2 Ơ nhiễm khí thải cơng nghiệp
Trước những năm 1990 (thời kì bao cấp), cơng nghiệp Việt Nam mang 3
đặc ñiểm: kém phát triển, công nghệ lạc hậu và tập trung ở khu đơ thị. Sau
những năm 1990 (thời kì ñổi mới) và nhất là những năm gần ñây, nước ta
chuyển sang giai đoạn cơng nghiệp hố. Sự bùng nổ về cơng nghiệp hố
khơng chỉ tác động xấu đến mơi trường nước mà cịn tác động đến mơi trường
khơng khí. Tuy nhiên mức độ tác động của các hoạt đơng cơng nghiệp đến
mơi trường khơng khí cịn chưa lớn. Theo số liệu thống kê của Cục Mơi
trường [4], thì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN ñã lắp đặt hệ
thống xử lí ơ nhiễm khí trước khi thải ra mơi trường. Mặt khác do đa số các
KCN ñều nằm tách biệt với khu dân cư, mật ñộ nhà xưởng sản xuất cịn thấp,
nên tình trạng ơ nhiễm chưa nghiêm trọng, chưa tạo nên khiếu kiện về ô
nhiễm mơi trường khơng khí KCN như nước thải. Khí thải KCN gây ơ nhiễm
chủ yếu từ 2 nguồn: khí thải sinh ra từ đốt nhiên liệu (nguồn điểm) và khí rị
rỉ từ q trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên hiện nay trong các KCN, các
cơ sở sản xuất chỉ mới khống chế được nguồn điểm, khí độc rị rỉ (nguồn
diện) nhiều loại có độc tính cao, khả năng lan truyền rộng vẫn chưa khống chế
được. Loại khí thải này ñang tác ñộng mạnh ñến môi trường và sức khỏe con
người. ðiển hình loại này là các khí CFC trong cơng nghiệp điện lạnh; dung
mơi hữu cơ trong cơng nghệ sơn, mạ kim loại; oxít lưu huỳnh, oxít ni tơ trong
cơng nghiệp sản xuất hóa chất, phân bón.
Theo kết quả quan trắc (nguồn Trung tâm Công nghệ MT - ENTEC,
tháng 5 năm 2009)[12] , chất lượng khơng khí khu vực xung quanh KCN nhìn
chung vẫn đảm bảo tiêu chuẩn an tồn - đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN).
ðối với các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp cũ, hoặc cơ sở sản xuất thủ
cơng, chất lượng khơng khí đều khơng đảm bảo QCVN, đặc biệt tại nơi sản
xuất, mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nặng.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………


17


×