Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông intracom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 88 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÕNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG CÔNG TÁC
VĂN PHÕNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
HẠ TẦNG VÀ GIAO THƠNG INTRACOM
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Người hướng dẫn

: THS. NGUYỄN TIẾN THÀNH

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ TRANG LINH

Mã số sinh viên

: 1605QTVA035

Khóa

: 2016-2020

Lớp

: 1605QTVA

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài khóa luận của mình sau khi đi thực tế tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thơng Intracom. Em xin
chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ điều khơng trung thực nào trong bài khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Đỗ Trang Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt bài khóa luận này, em đã vận dụng những kiến thức cơ
bản được trang bị trong quá trình học tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tư
liệu thực tế về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phịng
tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom thu thập
trong thời gian thực tập tại Công ty và sự giúp đỡ từ các thầy cô.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ trong Khoa Quản trị
Văn phịng đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên
ngành về quản trị văn phòng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Thành đã nhiệt tình định hướng và hướng dẫn để em có thể
triển khai bài khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Hạ tầng và Giao thông Intracom đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu, khai thác tài
liệu và thực tế cơng tác văn phịng tại Cơng ty.
Song, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những nhận xét, ý kiến
đóng góp từ các thầy cơ để em có thể hồn thiện bài khóa luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!


Danh mục chữ viết tắt
STT

Chữ viết tắt

Nội dung

01

CNTT

Công nghệ thông tin


DANH MỤC ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Ảnh 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức – quản lý điều hành Intracom .......................... 19
Ảnh 2.2: Giao diện phần mềm Microsoft Office Word 2007 ............................ 34
Ảnh 2.3: Giao diện phần mềm UniKey............................................................. 35
Ảnh 2.4: Giao diện phần mềm Microsoft Office Excel 2007 ............................ 35
Ảnh 2.5: Giao diện khi truyền file tại ứng dụng Zalo ....................................... 37
Ảnh 2.6: Kho lưu trữ hồ sơ tại tầng 13 của Intracom ........................................ 43
Ảnh 2.7: Giao diện phầm mềm Google Hangouts Meet ................................... 45
Ảnh 2.8: Header sử dụng trong các văn bản tại Intracom (trừ Quyết định) ....... 53
Ảnh 3.1: Hệ thống quản lý và điều hành văn bản được xây dựng bởi VNPT .... 60
Ảnh 3.2: Phần mềm Quản lý văn bản CloudOffice ........................................... 61
Ảnh 3.3: Phần mềm Quản lý tài sản QLTS.VN ................................................ 62
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Văn phịng Cơng ty Intracom ......................... 23

Bảng 2.1:Thống kê về năng lực của đội ngũ nhân viên làm việc trực tiếp tại Văn
phòng Intracom năm 2019 ................................................................................ 24
Bảng 2.2: Thống kê về độ tuổi của đội ngũ nhân viên làm việc trực tiếp tại Văn
phòng Intracom năm 2019 ................................................................................ 25
Bảng 2.3: Thống kê trang thiết bị tại Văn phòng Intracom năm 2019 ............... 26
Bảng 2.4: Phần mềm soạn thảo văn bản tại Văn phòng Công ty Intracom ........ 27
Bảng 2.5: Phần mềm quản lý và trao đổi thơng tin tại Văn phịng Cơng ty ....... 27
Bảng 2.6: Số lượng văn bản ban hành tại Công ty từ năm 2017-2019 .............. 31
Biểu đồ 2.1: Số lượng văn bản ban hành tại Công ty từ năm 2017-2019 .......... 32


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 4
8. Bố cục của đề tài .................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÕNG ...................................................... 6
1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm “văn phịng” .................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm “cơng tác văn phịng” ...................................................... 7

1.1.3. Khái niệm “cơng nghệ thơng tin” ...................................................... 7
1.1.4. Khái niệm “ứng dụng công nghệ thông tin” ...................................... 9
1.1.5. Khái niệm “ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác văn phịng” . 9
1.2. Vai trị của ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phịng ..... 9
1.3. Nội dung ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác văn phịng ...... 10
1.4. Điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng . 14
* Tiểu kết chương 1: ................................................................................. 14
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÕNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG INTRACOM ........................ 15
2.1. Giới thiệu chung về Công ty .............................................................. 15


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 15
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty............................................... 17
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 19
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Văn phịng Cơng ty ............................ 20
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Văn phịng Cơng ty .......................................... 22
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Văn phịng
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom ....... 23
2.2.1. Đội ngũ nhân sự của trong ứng dụng CNTT vào cơng tác văn phịng
tại Công ty ................................................................................................ 23
2.2.2. Trang thiết bị, cở sở vật chất trong Văn phịng Cơng ty .................. 25
2.2.3. Cơng tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn
phịng Cơng ty .......................................................................................... 27
2.2.4. Tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác văn phịng
Cơng ty ..................................................................................................... 29
2.2.4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu – tổng hợp .. 29
2.2.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư – lưu trữ .. 30
2.2.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức hội họp, sự

kiện .......................................................................................................... 43
2.2.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập và xử lý
thông tin ................................................................................................... 46
2.2.4.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài sản ...... 48
2.2.4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ an ninh Công
ty .............................................................................................................. 49
2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn
phòng tại Intracom.................................................................................... 52
2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................... 52
2.3.2. Hạn chế........................................................................................... 54
2.3.3. Nguyên nhân................................................................................... 55
* Tiểu kết chương 2: ................................................................................. 55


Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÕNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG VÀ HẠ TẦNG
INTRACOM ................................................................................................... 56
3.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác
văn phịng tại Cơng ty............................................................................... 56
3.2. Chuẩn hóa đội ngũ nhân sự văn phòng .............................................. 57
3.3. Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng............................... 59
3.4. Xây dựng phần mềm phục vụ cho cơng tác văn phịng ...................... 59
* Tiểu kết chương 3: ................................................................................. 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 65


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự
phát triển của thế giới ngày nay. Cụm từ “công nghệ thông tin” do vậy xuất hiện
ngày một nhiều trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo đài.
CNTT được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực từ thương mại, giải trí đến kinh
tế, văn hóa, xã hội và nó đã chứng minh lợi ích khơng tưởng mà nó đem lại. Đặc
biệt, 2020 mở ra với những ảnh hưởng khá năng nề từ dịch bệnh. Do đó, CNTT
một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của nó đối với tất cả các mặt trong cuộc
sống. Đi cùng với cơ hội, CNTT phát triển cũng tạo ra vô vàn thách thức cho các
cơ quan, tổ chức hiện nay.
CNTT phục vụ cho các mục tiêu của cơ quan, tổ chức như hỗ trợ việc ra
quyết định quản lý, hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh
cho cơ quan, tổ chức,… Việc thu thập và xử lý thông tin trước đây yêu cầu sự di
chuyển để tìm kiếm thơng tin, tổng hợp thơng tin thì nhờ có CNTT, việc này trở
nên nhanh chóng hơn bao giờ hết. CNTT cho phép cơ quan, tổ chức có thể lập
danh sách tất cả các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng, tài liệu. Việc quản lý hoạt
động của cơ quan, tổ chức cũng thuận tiện hơn.
Công tác văn phòng là hoạt động thiết yếu của tất cả cơ quan, tổ chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cơng tác văn phịng có tầm quan trọng đặc
biệt, giúp cho cán bộ Lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ văn phịng nắm tình
hình sai thì Lãnh đạo sẽ giải quyết không đúng”.
Ứng dụng CNTT trong công tác văn phịng giúp tăng cường tính tự động
trong văn phịng, cơng việc được giải quyết nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu
thông tin trong cơ quan, tổ chức. Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng
khơng chỉ có ý nghĩa lớn đối với cơ quan, tổ chức mà nó cịn có ý nghĩa đối với
chính nhân viên thực hiện công việc. CNTT được ứng dụng giúp cơ quan, tổ
chức tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và góp phần thúc đẩy cơng việc nhanh
chóng, chính xác. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng giúp
giảm thiểu giấy tờ, tiến tới “văn phịng xanh”, góp phần bảo vệ môi trường sinh
1



thái. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng đang là vấn đề quan
tâm hàng đầu của các nhà quản trị.
Thực tế cho thấy rằng, không phải tất cả các cơ quan, tổ chức đã thật sự
ứng dụng được CNTT vào hoạt động văn phịng của mình. Đa phần các cơ quan,
tổ chức mới bước đầu ứng dụng CNTT do các thói quen làm việc trên giấy tờ
truyền thống vẫn còn tồn tại. Điều này là bước cản cho sự phát triển của cơ
quan, tổ chức.
Từ những cơ sở trên, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nay, tôi
xin chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác văn phịng tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom” làm đề
tài bài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề ứng dụng CNTT trong công tác văn phịng là vấn đề thu hút được
đơng đảo sự quan tâm của các tác giả và sinh viên. Do đó, có tương đối nhiều tài
liệu về vấn đề này. Cụ thể như
- Sách, giáo trình:
Cuốn sách “ Tin học và đổi mới quản lý công tác văn thư – lưu trữ” của
TS. Dương Văn Khảm, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản
năm 1994.
“Tin học ứng dụng trong quản lý hành chính”, NXB Khoa học Kỹ thuật
Hà Nộinăm 2008 của tác giả Nguyễn Đăng Khoa.
- Một số khóa luận:
Khóa luận số 231 “Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại Ủy ban
nhân dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” của tác giả Lý Hồng Thơ, Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội.
“Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I”, khóa luận số 462 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.

- Một số luận văn:
Luận văn cử nhân: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn
2


thư tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin Sông Đà” do Nguyễn Anh Tuấn ,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chủ biên.
- Báo cáo khoa học:
Báo cáo khoa học của Nguyễn Thị Huyền với đề tài “Tìm hiểu về ứng
dụng cơng nghệ thơng tin ở một số cơ quan nhà nước trung ương”.
Bên cạnh đó cịn một số bài báo, tạp chí và các trang web điện tử khác.
Các tài liệu trên đã đưa ra nhiều phương diện nghiên cứu khác nhau về
ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại các cơ quan, đơn vị cụ thể. Nó là
những đóng góp bổ ích cho các cơ quan, đơn vị đó để cải thiện tình hình ứng
dụng CNTT trong cơng tác văn phịng.
Tuy nhiên, ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại Cơng ty Cổ
phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom vẫn là vấn đề mới, chưa
được khai thác. Vì vậy, tơi chọn đề tài này để tìm hiểu sâu hơn về ứng dụng
CNTT trong cơng tác văn phịng tại Intracom.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong công tác văn phịng tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom;
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Văn phịng Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và
Giao thông Intracom;
Thời gian: Từ năm 2017 đến 2019;
Phạm vi nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT trong công tác văn phịng tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom và đưa ra
một số giải pháp khắc phục.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong công tác văn phịng tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom;
- Đánh giá ưu điểm và hạn chế từ thực trạng ứng dụng CNTT trong cơng
tác văn phịng và đề xuất một số biện pháp khắc phục giúp nâng cao hiệu quả
3


việc ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom.
Về nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Đưa ra cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng;
- Nêu thực trạng ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại Cơng ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong cơng tác văn phịng tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và
Giao thơng Intracom.
5. Giả thuyết khoa học
Bài khóa luận về vấn đề ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thơng Intracom được hồn
thiện có thể làm cơ sở cho sự phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
cơng tác văn phịng tại Intracom nói chung mà cả những Cơng ty con thuộc
Intracom nói riêng. Qua đó, góp phần cải thiện việc ứng dụng CNTT trong cơng
tác văn phòng, nâng cao chất lượng hoạt động tại Văn phịng Cơng ty.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu là:
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu thực tế, tài liệu và một
số hình ảnh từ Văn phịng Cơng ty Intracom;
- Phương pháp phân tích: qua nguồn thơng tin thu thập được chắt lọc,
thống kê, sắp xếp trình tự hợp lý;

- Phương pháp so sánh đối chiếu: từ những tài liệu thực tế thu thập được
đối chiếu với các nội quy, quy định của Công ty để đưa ra một số nhận xét cụ
thể;
- Phương pháp đọc tài liệu: bên cạnh những tài liệu thu thập được tại
Cơng ty, tìm hiểu thêm các văn bản quy định của Nhà nước về các vấn đề có
liên quan.
7. Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về lý luận: Bài khóa luận đưa ra xâu chuỗi những cơ sở lý
4


luận về cơng tác văn phịng, CNTT và ứng dụng CNTT trong cơng tác văn
phịng. Từ đó góp phần đưa ra nhìn nhận để tìm hiểu thực trạng vấn đề ứng dụng
CNTT.
- Đóng góp về thực tiễn: Đưa ra thực trạng ứng dụng CNTT trong cơng
tác văn phịng tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Giao thông
Intracom. Đánh giá thực trạng qua 2 mặt ưu điểm – hạn chế và đề xuất một số
hững giải pháp giúp khắc phục tồn đọng từ thực tiễn hiện nay tại Cơng ty.
8. Bố cục của đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm
có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong công tác văn phịng;
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom;
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong cơng tác văn phịng tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và
Giao thông Intracom.

5



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÕNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm “văn phòng”
Văn phòng là thuật ngữ phổ biến trong tất cả các cơ quan bao gồm cả khối
nhà nước và khối doanh nghiệp. Nó được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Tại Cambridge Dictionary, văn phòng (tiếng Anh: office) được giải thích:
“Văn phịng là một căn phịng, một phần của tòa nhà nơi mọi người làm việc,
đặc biệt là ngồi làm việc tại bàn với máy tính, điện thoại,… Thường là một phần
của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác”.
“Văn phịng là bộ phận phụ trách cơng việc giấy tờ, hành chính trong một
cơ quan”1. Đó là nhận định của Viện Ngôn ngữ học trong cuốn “Từ điển Tiếng
Việt”.
Theo “Quản trị hành chính văn phịng”, tác giả Vương Thị Kim Thanh
đưa ra quan điểm về văn phòng theo hai góc độ: rộng và hẹp. Cụ thể:
“- Nghĩa rộng: văn phòng là bộ máy làm việc tổng hợp và trực tiếp trợ
giúp cho việc điều hành của ban Lãnh đạo của một cơ quan, đơn vị. Theo quan
niệm này thì ở các cơ quan thẩm quyền chung , cơ quan đơn vị có quy mơ lớn
thì thành lập văn phịng (ví dụ Văn phịng Quốc hội, Văn phịng Chính phủ, Văn
phịng Tổng Cơng ty…) cịn ở các cơ quan, đơn vị có quy mơ nhỏ thì văn phịng
là phịng Hành chính Tổng hợp.
- Nghĩa hẹp: Văn phịng là trụ sở làm việc của một cơ quan, đơn vị, là địa
điểm giao tiếp đối nội, đối ngoại của cơ quan, đơn vị đó.”2
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thành Độ cũng đề cập đến văn phịng tại
“Giáo trình quản trị văn phòng”: “Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của
cơ quan, đơn vị; là nơi thu thập, xử lý, cung cấp, truyền đạt thông tin trợ giúp
cho hoạt động quản lý; là nơi chăm lo dịch vụ hậu cần đảm bảo các điều kiện vật
chất cho hoạt động của cơ quan, đơn vị”.3
1


Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr 1101
Vương Thị Kim Thanh,Quản trị hành chính văn phịng, NXB Thống Kê, 2009,tr 6
3
Nguyễn Thành Độ, Giáo trình quản trị văn phịng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012, tr 9
2

6


Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, văn phòng là bộ phận trực thuộc
cơ quan, tổ chức; có trách nhiệm xử lý và truyền tải thông tin, tham mưu tổng
hợp và làm nhiệm vụ hậu cần để hoạt động cơ quan, tổ chức diễn ra trôi chảy và
là đầu mối của cơ quan, tổ chức.
1.1.2. Khái niệm “công tác văn phịng”
Cơng tác văn phịng là cụm từ ám chỉ những hoạt động, những cơng việc
trong văn phịng của cơ quan, tổ chức.
Tại cuốn “Mấy vấn đề về công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ trong
thời kỳ đổi mới”, tác giả Nghiêm Hồng Kỳ cho rằng: “Công tác văn phòng chỉ
các hoạt động tham mưu, tổng hợp, thu nhận và xử lý thông tin phục vụ quản lý
và đảm bảo điều kiện vật chất cho cơ quan do bộ phận văn phòng của cơ quan
thực hiện trong một khơng gian văn phịng nhất định với những con người làm
cơng tác văn phịng chun trách, có nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn nghiệp
vụ được quy định đối với chức danh cơng chức, viên chức văn phịng (chánh văn
phịng, trưởng phịng hành chính, thư ký văn phịng, nhân viên văn thư, cán sự
văn thư, chuyên viên văn thư, cán sự lưu trữ, chuyên viên lưu trữ, nhân viên
đánh máy, kỹ thuật viên đánh máy,…)”4.
Tóm lại, cơng tác văn phịng là những nghiệp vụ của văn phòng phục vụ
cho hoạt động của cơ quan, tổ chức như tổ chức và xây dựng nội quy, quy chế;
tiếp nhận và truyền tải thơng tin; xây dựng chương trình, kế hoạch; thực hiện

cơng tác văn thư, lưu trữ; đảm bảo trang thiết bị vật chất; nâng cao, củng cố bộ
máy và duy trì hoạt động văn phòng cho cơ quan, tổ chức.
1.1.3. Khái niệm “công nghệ thông tin”
Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là
cụm từ rất phổ biến trong thời đại hiện nay. Nhất là khi các nước đang trong q
trình hội nhập, tồn cầu hóa, cụm từ này lại càng được nhắc đến nhiều hơn trên
truyền hình, trang thơng tin đại chúng và giáo dục.
Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1958 trong một bài viết tại tạp chí Havard

4

Nghiêm Hồng Kỳ, Mấy vấn đề về cơng tác văn phịng, văn thư và lưu trữ trong thời kỳ đổi mới, NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014

7


Business Review, thuật ngữ “CNTT” được Levitt và Whisler được nhắc đến như
sau: “Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ
thông tin”.
Theo dòng thời gian, các khái niệm đưa ra về CNTT ngày một nhiều và
ngày một hoàn thiện hơn.
“CNTT là khoa học và hoạt động của việc sử dụng máy tính và các thiết
bị điện tử khác để lưu trữ và gửi thông tin”, theo Cambridge Dictionary.
Theo cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, “CNTT là thuật ngữ chỉ
chung cho các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thơng tin
và quy trình xử lý thơng tin. CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm và
phương pháp, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại chủ yếu là
các máy vi tính và phương tiện truyền thống nhằm tổ chức khai thác có hiệu quả
các nguồn tài ngun thơng tin trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh tế, văn

hóa của con người”.5
Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ngày 4 tháng 8 năm 1993 đã đưa ra định
nghĩa về CNTT đầu tiên ở Việt Nam: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính
và viễn thông – nhằm tổ chức kahi thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội”6.
CNTT cịn được giải thích tại Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao
đổi thông tin số”7.
Từ các khái niệm trên, CNTT là những phương pháp khoa học, phương
tiện và trang thiết bị tân tiến để phục vụ cho việc xử lý thông tin, lưu trữ, bảo
mật và số hóa thơng tin.

5

Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, tr586
Chính phủ, Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ngày 4 tháng 8 năm 1993
7
Quốc hội, Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, điều 4, khoản 1
6

8


1.1.4. Khái niệm “ứng dụng công nghệ thông tin”
CNTT ngày càng phát triển tạo ra vô vàn cơ hội và thách thức. Ứng dụng
CNTT là điều kiện cần thiết để một cơ quan, tổ chức phát triển bền vững và
nâng cao năng suất lao động cũng như bắt kịp xu hướng hội nhập với thế giới.

Theo Điều 4, Luật số 67/2006/QH11 Luật CNTT ngày 29 tháng 6 năm
2006: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh
vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này8”.
1.1.5. Khái niệm “ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác văn
phịng”
Ứng dụng CTT và cơng tác văn phịng có mối quan hệ qua lại, bổ trợ, tác
động lẫn nhau. Ứng dụng CNTT giúp cơng tác văn phịng trở nên có hệ thống và
ngược lại, cơng tác văn phòng là nhân tố giúp khai thác, phát triển CNTT.
Do vậy, ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng là đưa vào sử dụng
các trang thiết bị, máy móc và hệ thống CNTT vào các nghiệp vụ văn phòng như
thu thập, xử lý thông tin, quản lý và giải quyết văn bản, quản lý tài sản,… nhằm
duy trì và quản lý tốt hoạt động của cơ quan, tổ chức để đạt được mục tiêu của
cơ quan, tổ chức.
1.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng
Hiện nay, CNTT đang trên đà phát triển cao. Chính vì thế, việc ứng dụng
CNTT vào mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả
to lớn.
Văn phòng là đơn vị đảm bảo sự vận hành của một cơ quan, tổ chức. Việc
ứng dụng CNTT vào cơng tác văn phịng là việc làm thiết yếu, hỗ trợ tối đa cho
các khâu nghiệp vụ.
Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng giúp thơng tin được tiếp cận
một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. CNTT cũng giúp cho nhân viên
văn phịng có thể tiếp cận được nhiều luồng thông tin khác nhau cùng một thời
điểm, từ đó tổng hợp được thơng tin đa chiều và khách quan.
8

Quốc hội, Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, điều 4, khoản 5

9



Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng khơng chỉ giúp
cho các nghiệp vụ văn phịng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng mà cịn hỗ trợ cho
việc quản lý công việc trở nên sát sao và nghiêm túc hơn. Các hoạt động trong
văn phịng được kiểm sốt tốt, tính minh bạch được nâng cao.
Cũng nhờ ứng dụng CNTT, Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có thể dễ dàng
nắm bắt các tình huống. Từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn, chỉ đạo kịp thời các
công việc cần giải quyết.
CNTT tạo một môi trường liên kết, tiếp cận được nhiều đối tác. Không
chỉ thế, ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng giúp tạo mơi trường làm việc
chuyên nghiệp và khoa học với các hệ thống tự động, khâu nghiệp vụ được thực
hiện dễ dàng.
Ứng dụng CNTT giúp giảm chi phí trong hoạt động văn phịng như giảm
chi phí giấy, bưu phẩm do sự chuyển giao văn bản điện tử, giảm chi phí đi lại, tổ
chức hội họp vì các cuộc hội họp trực tuyến diễn ra đan xen,…
Cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức có thể làm việc mọi lúc, mọi
nơi, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng. Nhờ đó, cơng việc giải quyết nhanh chóng,
nhất là những việc khẩn cấp.
Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng là điều kiện tiên quyết để trở
thành một văn phòng chuyên nghiệp, hiện đại. Nó cũng là bước cơ bản nhất để
hiện đại hóa văn phịng.
1.3. Nội dung ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác văn phịng
Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng gồm:
- Ứng dụng CNTT trong cơng tác tham mưu – tổng hợp
Văn phòng là bộ phận giúp việc cho Lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Do
đó, văn phịng cũng chính là bộ phận thực hiện cơng tác tham mưu – tổng hợp
chính trong cơ quan, tổ chức. Tham mưu và tổng hợp luôn đi liền với nhau, hỗ
trợ nhau. Tham mưu dựa trên kết quả của tổng hợp.
Tham mưu là việc đề xuất, đóng góp ý kiến hoặc đề nghị, kiến nghị về nội

dung của một chủ trương, một lĩnh vực, một công đoạn, một dự án, một nội
dung cụ thể trong hoạt động, có mang tính chất chỉ đạo cho Lãnh đạo của cơ
10


quan, tổ chức.
Từ những thông tin đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, văn
phịng tổng hợp, phân tích, sàng lọc, đánh giá thơng tin và trình Lãnh đạo.
Văn phòng tham mưu cho Lãnh đạo của cơ quan, tổ chức về lập chương
trình kế hoạch theo tuần, quý, tháng; xây dựng nội quy, quy chế cơ quan; tổ
chức các cuộc họp, hội nghị, lễ ký kết;…
“Tổng hợp là sự xâu chuỗi, liên kết các hiện tượng, các yếu tố riêng rẽ
nào đó hoặc các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ thành một chỉnh thể”
[7;125]. Việc tổng hợp ra một chỉnh thể nội dung đều hướng đến mục tiêu hoạt
động của cơ quan, tổ chức.
Văn phòng là bộ phận tổng hợp các cuộc họp, hội thảo, ký kết hợp
đồng,… của cơ quan, tổ chức theo tuần, quý, tháng. Ngồi ra, văn phịng thơng
báo và truyền đạt ý kiến chỉ đạo từ ban Lãnh đạo và tổng hợp các ý kiến phản
hồi của các phòng, ban để báo cáo lại với Lãnh đạo cơ quan, tổ chức.
Công tác tham mưu – tổng hợp thật sự thuận tiện hơn nhờ ứng dụng
CNTT. Việc soạn thảo các văn bản về chương trình, kế hoạch, chương trình
cơng tác, thuyết minh dự án,… được thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng,
đặc biệt là Microsoft Office Word.
Bên cạnh đó, việc thu thập và xử lý thông tin cũng được thực hiện chủ
yếu trên các phần mềm hoặc ứng dụng trên máy tính. Ví dụ một vài phần mềm
và ứng dụng như Hòm thư điện tử (Gmail), Zalo, Facebook, Youtobe,… Khi sử
dụng chúng, nhân viên văn phịng khơng những tiết kiệm thời gian làm việc mà
thơng tin thu thập được cịn sống động dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Ứng dụng CNTT trong cơng tác văn thư – lưu trữ
Công tác văn thư – lưu trữ là công tác không thể thiếu trong cơ quan, tổ

chức. Dù là cơ quan nhà nước cấp trung ương hay doanh nghiệp nhỏ muốn duy
trì hoạt động của tổ chức mình đều phải sản sinh văn bản để phổ cập những quy
chế, chính sách, cách thức hoạt động của tổ chức mình. Do đó, văn thư – lưu trữ
lài càng trở nên quan trọng hơn.
Công tác văn thư – lưu trữ nhằm đảm bảo cung cấp, bảo mật giữ gìn
11


thông tin để nâng cao hiệu suất và chất lượng làm việc của cơ quan, tổ chức.
Văn bản sản sinh trong cơ quan, tổ chức đều phải dựa trên cơ sở thơng tin
từ những chủ trương, chính sách của nhà nước, luật và các điều lệ của cơ quan,
tổ chức đó. Thơng tin càng đầy đủ, chính xác thì văn bản ban hành ra càng đúng
đắn và chi tiết hơn và thơng tin chính xác nhất chính là thơng tin thu thập được
từ các văn bản. Vì vậy, việc tổ chức lưu trữ hồ sơ, giấy tờ cần sự cẩn thận, chu
đáo và tỉ mỉ.
CNTT đã được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả công tác
văn thư – lưu trữ. Ứng dụng CNTT vào công tác văn thư – lưu trữ là nhu cầu
khách quan. Nó đã hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển mình từ văn thư – lưu trữ thủ
cơng sang tự động.
Qua đó, các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư – lưu trữ nhanh chóng
hơn, tiết kiệm thời gian hơn và đảm bảo chính xác cao, hạn chế tối đa việc mất
mát, khơng tìm thấy tài liệu, hồ sơ.
- Ứng dụng CNTT trong công tác tổ chức hội họp, sự kiện
Hội họp và sự kiện cũng là một hoạt động không thể thiếu trong cơ quan,
tổ chức. Nó cũng là việc thực hiện cơng việc nhằm hồn thành chức năng tham
mưu, tổng hợp của văn phòng.
Hội họp và sự kiện thường được tổ chức theo tuần, quý, tháng nhằm báo
cáo, trao đổi tình hình với Lãnh đạo trog cơ quan, tổ chức, tham mưu đóng góp
ý kiến để đưa ra hướng giải quyết. Đây cũng là nơi mọi thành viên trong cơ
quan, tổ chức có thể thực hiện quyền dân chủ, nói ra ý kiến của mình.

Hội họp và sự kiện cịn được tổ chức nhằm thơng báo, phối hợp và học
hỏi lẫn nhau giữa các phòng, ban trong cơ quan, tổ chức. Nó được diễn ra theo
một trình tự nhất định.
Ứng dụng CNTT vào công tác tổ chức hội họp , sự kiện là việc sử dụng
các trang thiết bị như máy chiếu, loa, máy tính,… hay các phần mềm như
Microsoft Office PowerPoint, video,… để buổi họp, sự kiện được sinh động và
thu hút sự quan tâm hơn.
- Ứng dụng CNTT trong công tác thu thập và xử lý thông tin
12


Trong cơ quan, tổ chức, thông tin là yếu tố tác động trực tiếp đến việc ra
quyết định của Lãnh đạo. Thơng tin đúng thì quyết định đưa ra chính xác, giải
quyết công việc trôi chảy. Ngược lại, thông tin sai dẫn tới việc quyết định lệch
hướng, giảm chất lượng công việc trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Do tính chất đa dạng và đa chiều của thơng tin, văn phịng sẽ thu thập và
xử lý thơng tin, đưa ra những thơng tin chính xác và cụ thể nhất để trình Lãnh
đạo cơ quan, tổ chức.
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng và phần mềm hỗ trợ cho việc truy tìm, tra
cứu thơng tin. Vì vậy, ứng dụng CNTT vào trong công tác thu thập và xử lý
thông tin là việc cần thiết giúp thông tin được cập nhật thường xuyên, đáp ứng
được nhu cầu thông tin trong cơ quan, tổ chức.
- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài sản
Văn phịng là bộ phận đảm đương cơng tác quản lý tài sản của cơ quan, tổ
chức. Đây là việc hết sức quan trọng. Toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật
dụng trong cơ quan, tổ chức đều do văn phòng trực tiếp mua, quản lý và tổ chức
sử dụng.
Văn phịng có trách nhiệm kiểm tra, thống kê những cơ sở vật chất, trang
thiết bị vật dụng này khi đến kỳ. Từ đó đưa ra đánh giá, kế hoạch sử dụng hoặc
thay mới chúng khi đến kỳ tiếp theo.

Do sự phát triển của CNTT, ngày nay có rất nhiều phần mềm giúp cơ
quan, tổ chức có thể sử dụng để quản lý tài sản như phần mềm Misa, phần mềm
DTSoft,… Nhân viên văn phịng nên tìm hiểu những phần mềm thuận tiện khi
sử dụng để công tác quản lý tài sản trở nên hiệu quả hơn.
- Ứng dụng CNTT trong công tác bảo vệ an ninh cơ quan
Công tác bảo vệ an ninh là công tác cần được chú trọng và đảm bảo tuyệt
đối trong mọi cơ quan, tổ chức. Nếu công tác bảo vệ an ninh chặt chẽ thì người
lao động trong cơ quan, tổ chức mới có thể yên tâm làm việc, mọi tài sản của cơ
quan, tổ chức được bảo đảm.
Công tác này khơng chỉ có việc tuần tra, kiểm sốt khách ra vào cơ quan
mà cịn có những thiết bị có thể theo dõi hoạt động trong cả cơ quan, điều khiển
13


từ xa để đảm bảo an ninh tốt nhất cho cơ quan, tổ chức.
1.4. Điều kiện để ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng tác văn
phịng
Để việc ứng dụng CNTT vào cơng tác văn phịng đạt hiệu quả cao nhất,
cơ quan, tổ chức cần phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản.
Thứ nhất là về nguồn nhân sự văn phịng. Muốn ứng dụng CNTT vào
cơng tác văn phịng thì nhân viên văn phịng cần thành thạo máy tính, có kiến
thức cơ bản về tin học. Họ có thể tìm hiểu, nắm bắt việc sử dụng các phần mềm
để ứng dụng tốt vào từng công việc cụ thể.
Thứ hai là về trang thiết bị, cơ sở vật chất. Trước tiên ở phần cứng, một
vài thiết bị phần cứng cơ bản như máy tính, điện thoại, máy chiếu, máy in, máy
photocopy,… Ở phần mềm có các phần mềm nổi bật như Microsoft Office, hịm
thư điện tử, cổng thơng tin trực tuyến,… Phần cứng và phần mềm phải được
trang bị đồng bộ, bổ trợ nhau để phát huy hết chức năng của mình.
Đường truyền mạng cũng rất quan trọng trong quá trình nhận và truyền
tin. Có các loại mạng như mạng Internet, mạng WAN, mạng LAN. Mỗi loại

mạng có tính chất sử dụng khác nhau để phù hợp với từng công việc khi lắp đặt
chúng. Đường truyền mạng ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý công việc ổn
định, không bị đứt đoạn.
* Tiểu kết chƣơng 1:
Ở chương 1, tôi đã đưa ra một số khái niệm và vai trị của ứng dụng
CNTT trong cơng tác văn phịng. Bên cạnh đó, tơi cũng nêu nội dung của ứng
dụng CNTT trong cơng tác văn phịng và điều kiện cơ bản để ứng dụng CNTT
đạt hiệu quả. Đây là những cơ sở lý luận giúp tôi nghiên cứu thực trạng ứng
dụng CNTT trong cơng tác văn phịng tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ
tầng và Giao thông Intracom ở chương 2 tốt hơn.

14


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÕNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG INTRACOM
2.1. Giới thiệu chung về Cơng ty
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông
Tên giao dịch quốc tế: Infastructure Investment and Transportations
Contruction Join Stock Company
Tên viết tắt: Intracom
Logo:

Giấy phép kinh doanh: 0101911295 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp
Vốn điều lệ: 180.000.000.000 VNĐ
Mã số thuế: 0101911295
Văn phòng giao dịch: Tòa nhà Intracom 2, phường Phúc Diễn, quận Bắc

Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: +842437914111
Fax: +842437914112
Website: www.intracom.com.vn
Lĩnh vực hoạt động chính của Cơng ty là:
- Đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy thủy điện, sản xuất kinh doanh
điện;
- Kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản;
- Đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án phát
triển nhà và khu đô thị mới, san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống cấp nước,
thoát nước;
15


- Xây dựng các cơng trình giao thơng và giao thông đô thị;
- Lập các dự án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
- Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, thủy lợi và các cơng
trình ngầm;
- Lập quản lý thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư
trong và ngoài nước; tư vấn và dịch vụ cho các chủ đầu tư về giải phóng mặt
bằng;
- Xây dựng và lắp đặt các cơng trình đường dây có điện áp 110KV và
trạm có điện áp 110KV, trạm biến áp có dung lượng đến 2500KVA;
- Lập và quản lý thực hiện dự án các cơng trình cầu, hầm, đường bộ, cầu
cảng, kè sơng biển;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư máy móc, thiết bị chuyên
ngành xây dựng;
- Khai thác, sản xuất chế biến và kinh doanh đá xây dựng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom)
[Phụ lục 1] thành lập ngày 21/12/2002 với 100% vốn nhà nước, hoạt động trong

lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, năng lượng sạch, vật liệu xây dựng, thi
công xây lắp.
Năm 2006, Intracom được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước theo
Quyết định số 311/QĐ-UB ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội; hoạt động theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số
0103010756 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội
cấp ngày 23 tháng 01 năm 2016. Trên đà phát triển, hơn 15 năm qua, Intracom
không ngừng đổi mới chất lượng sản phẩm, dịch vụ để làm hài lòng khách hàng,
tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập.
Hiện nay, Intracom đang là chủ đầu tư của nhiều tổ hợp nhà cao tầng và
văn phòng gồm: Intracom 1, Intracom 2, Intracom Riverside góp phần tạo khơng
gian sống an lạc, giải quyết nhu cầu nhà ở cấp thiết của người có thu nhập trung
bình tại Hà Nội.
Trong lĩnh vực năng lượng sạch, Intracom cũng là chủ đầu tư, vận hành
16


của nhiều dự án lớn như Nhà máy thủy điện Tà Lơi 1, Tà Lơi 2, Tà Lơi 3, Pờ
Hồ, Nậm Pung tại Lào Cai; thủy điện Cẩm Thủy tại Thanh Hóa, góp phần cung
cấp điện năng ổn định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và cả
nước.
Một vài năm trở lại đây, Intracom tiếp tục mở rộng vốn đầu tư sang lĩnh
vực y tế với việc thành lập Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để phục vụ nhu
cầu chăm sóc sức khỏe người Việt.
Tiến tới, Intracom cịn đẩy mạnh đầu tư phát triển mảng nơng nghiệp
sạch, dịch vụ nghỉ dưỡng,… để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống của mọi người.
Điểm đặc biệt trong phương thức hoạt động của Intracom chính là văn
hóa “Từ bi - Trí tuệ - Vị tha” được xây dựng trên nền tảng Phật giáo: “Cuộc
sống cũng như kinh doanh, con người không khinh ghét, không cạnh tranh thiếu

lành mạnh mà che chở, tạo giá trị cho nhau để cùng đạt được mục đích là ấm no,
hạnh phúc”.
Intracom đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như
Bằng khen của Bộ Xây dựng, Cúp vàng sản phẩm ưu tú hội nhập WTO 2009,…
Những công trình của Intracom ln đáp ứng được u cầu về kỹ thuật và mặt
thẩm mỹ.
Intracom chọn định hướng quản lý theo kết quả và theo dự án. Vì vậy,
“Quản trị theo mục tiêu” là phương pháp quản lý chủ đạo của Công ty.
Kể từ khi thành lập đến nay, Intracom dần khẳng định được vị thế, xây
dựng thương hiệu của mình trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Intracom có
sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam.
Với đội ngũ nhân viên năng động, tập thể Lãnh đạo trẻ trung đầy kinh nghiệm
và các cộng tác viên uy tín, mọi thành viên trong gia đình Intracom cùng gắn bó
hoạt động vì lợi ích chung của Cơng ty.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Thứ nhất, về chức năng của Intracom. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Hạ tầng và Giao thông (Intracom) là đơn vị đầu tư xây dựng, kinh doanh bất
17


×