Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dieu van thay Nguyen Hiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.79 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐIẾU VĂN TANG LỄ THẦY NGUYỄN HIỆT


(Nguyên Thanh niên xung phong, Công nhân giao thông, Công nhân xí nghiệp
gạch ngói huyện Hồi Ân, là Giáo viên giáo viên, Chủ tịch cơng đồn cơ sở
trường THCS Ân Hữu)


Hơm nay, trong khơng khí ướt đẫm nỗi buồn, chúng ta có mặt tại đây để tiễn đưa
một giáo viên mẫu mực của trường, một người ông, một người cha, một người anh
em tốt của gia đình và một người bạn chí tình. Thầy Nguyễn Hiệt đã ra đi vĩnh
viễn, để lại cho gia quyến một nỗi đau khơng gì bù đắp được, Thầy và trò trường
THCS Ân Hữu chịu một sự mất mát, một tổn thất lớn và để lại trong lòng mỗi
người chúng ta đứng ở nơi đây một nỗi niềm thương nhớ không biết đến bao giờ
nguôi ngoai!


Vẫn biết rằng sinh- tử là lẽ thường tình, là quy luật của tạo hóa, song trong
lịng mỗi chúng ta vẫn khơng thể nào kìm nén được hết nỗi bồi hồi, xúc động, đau
đớn, thương tiếc vơ hạn. Bởi vì chỉ mới hôm qua, hôm kia đây thôi, thầy Nguyễn
Hiệt vẫn còn ở bên chúng ta vẫn cùng đồng hành, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn
với chúng ta. Thế mà giờ đây thầy đang rời xa chúng ta mãi mãi. Ơi! xót xa và đau
đớn thay! Ngày mai mặt trời lại mọc, một ngày mới sẽ lại bắt đầu nhưng ngày mai
sẽ khơng cịn nữa bóng dáng thầy, thầy ơi!


“Âm vang những giờ lên lớp, thong dong lối nhỏ đi về”


Ngày mai này gia đình sẽ quạnh quẽ bước chân thầy ra vào trước ngõ, ngơi
trường vắng bóng thầy lui tới. Người xưa đâu rồi?


“ Đất phủ màu tang- Trời nghiêng bóng xế”


Dù biết đau đớn là vậy, thương tiếc là vậy, nhưng chúng ta biết làm gì đây khi
số phận đã an bài mà đời người khơng sao tránh khỏi: giữa cịn và mất; giữa đi và


ở; giữa sinh li tử biệt đầy nước mắt. Chúng ta hãy tìm lại bóng dáng thầy với đôi
lời tri ân


Thầy giáo Nguyễn Hiệt sinh ngày 03 tháng 10 năm Quý Tỵ tại thôn Hà đông,
xã Ân Hữu ,Huyện Hồi Ân , Tỉnh Bình Định. Quê quán: xã Ân Hữu ,Huyện Hoài
Ân , Tỉnh Bình Định, Từ khi rời mái trường cấp III và cũng là thời điểm nước
nhà thống nhất năm 1975 thầy cùng gia đình về quê.


Tháng 2/1976 đến 12/1977 tham gia Thanh niên xung phong ở cơng trình hồ
Thạch Khê huyện Hoài Ân.


Năm 1978 đến 1981 là công nhân đơn vị phịng giao thơng Hồi Ân
Năm 1982 đến 1986 Cơng nhân xí nghiệp gạch ngói Hồi Ân.


Năm 1986 đến năm 2013 là giáo viên trường THCS Ân Hữu.


Từ khi được chuyển về công tác tại trường PTCS Ân Hữu, Thầy từng đạp xe,
mang cơm nắm đi hàng trăm cây số tham gia lớp học bồi dưỡng cao đẳng sư phạm
Nghĩa Bình, tại Thi xã Quảng Ngãi để học, vượt bao khó khăn trong học tập rồi
cũng đến ngày thành đạt: từ bằng Cao đẳng sư phạm ở quảng Ngãi rồi đến bằng
Đại học sư phạm ngành Ngữ Văn của Đại học Huế


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vụ: giáo viện dạy lớp, Ủy viên ban chấp hành cơng Đồn trường, Chủ tịch cơng
đồn trường .. . Nhưng dù ở vị trí nào thầy vẫn nhiệt tình, vẫn chan hịa cùng mọi
người, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp lúc khó khăn.


Với lịng tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp giáo dục, đã có cơng lao đối
với sự nghiệp giáo dục của đất nước thầy đã được Bộ giáo dục trao tặng kỉ niệm
chương “Vì sự nghiệp giáo dục”



Cuộc đời nhiều nỗi thăng trầm, Tại ngôi trường này, mọi người xem thầy
như bậc cha, anh bởi thầy là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm về chun mơn
cũng như kinh nghiệm sống. và bằng sự nhiệt tình thầy đã đóng góp một phần lớn
cho các hoạt động của trường.


Để ghi nhận công lao của thầy, nhiều năm thầy được UBND huyện Hoài Ân
tặng giấy khen và các danh hiệu khác


Những ngày gần đây, dù sức khoẻ của thầy thật kém nhưng khoẻ lúc nào thầy
lại vào trường lúc ấy, xem có giúp gì cho trường cho các đồng nghiệp hay khơng,
dù hình thể héo gầy mà tinh thần vẫn lên cao thật đúng là


“Còn một phút là còn sống nữa


Đem yêu thương dâng trọn cả cho đời”


Nhìn lại chặng đường thầy đã đi qua làm sao chúng ta có thể quên được hình
ảnh một người con hiếu thảo, một người cha đầy ấp yêu thương? Làm sao chúng ta
có thể quên được một người bạn tài hoa mà giản dị, sẵn sàng đồng cam cộng khổ,
chia ngọt sẻ bùi cùng bạn bè, đồng chí thẳng thắn mà chân tình.


Làm sao chúng ta có thể qn được những năm gian khó, ngày đến trường
giảng dạy đêm chong đèn soạn từng trang giáo án. Nhà tranh vách đất xiu vẹo
muốn có ngơi nhà tươm tấc hơn thầy từng gánh từng hòn đá trên nương về vác
từng bao cát dưới sơng lên để làm nhà (vì nhà giáo nghèo đâu đủ tiền thuê)


Làm sao chúng ta có thể qn được hình ảnh một người thầy nghiêm khắc
mà bao dung sẵn sàng


“Cống hiến trọn đời vì lớp trẻ



Chút tàn hơi cũng thở với sân trường”


Và cuối cùng với họ tộc, bà con lối xóm gần xa thầy đã trọn nghĩa vẹn tình ,
với cha mẹ, anh em thầy có đầy hiếu thuận, và với chúng tôi thầy đã sau trước
đồng hành, với học trò thầy đã dâng trọn trái tim mình. Thơi thì việc nhà việc nước
thầy đã hai vai chu tất, dẫu vẫn còn nhiều ước muốn nhưng xin người hãy ra đi
thanh thản, ở đây đã có chúng tơi tiếp nối những trang đời cịn dang dở.


“Âm dương chia cắt - Dâu bể đổi dời
Giận hố cơng gây nỗi tang thương
Trách con tạo bày chi sinh tử


Để kẻ ở người đi muôn trùng xa cách”


Tất cả chúng tôi vô cùng thương tiếc, vĩnh biệt thầy


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×