Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Công nghệ kính LOWE ỨNG DỤNG VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KÍNH LOWE TRONG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 56 trang )

[Type the document title]

TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ VẬT LIỆU MỚI
ĐỀ TÀI: KÍNH LOW-E
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU MỚI-KÍNH LOW-E
I.1_Giới thiệu về vật liệu kính trong xây dựng:
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ kiến trúc đã mang đến cho chúng ta nhiều
loại vật liệu mới, điển hình nhất phải kể đến kính xây dựng. Chúng ta đang sống
và làm việc trong những ngơi nhà mà ít nhiều đều có kính. Sự hiện diện của kính
trong kiến trúc tưởng như là một yếu tố bình thường, tất yếu phải có. Nhưng
ngược dịng lịch sử, thì vật liệu kính đi sau lịch sử kiến trúc – xây dựng khá lâu.
Sự ra đời và xuất hiện của vật liệu kính trong kiến trúc – một loại vật liệu trong
suốt – là một thành tựu to lớn, là cuộc cách mạng vật liệu nhân tạo. Và nó cũng
tác động lớn lao đến sự phát triển của kiến trúc và kỹ thuật xây dựng từ đó tới
nay, và mãi về sau. Vật liệu kính ra đời và được sử dụng trong xây dựng vào
khoảng thế kỷ 16. Có thể hiểu một cách đơn giản, kính là một loại vật liệu trong
cho ánh sáng đi qua, mà kết cấu bề mặt kín đặc, ngăn được gió, bụi. Về mặt lý
thuyết, kính trong suốt cho ánh sáng đi qua 100%. Trước khi có kính, cửa sổ,
cửa đi thường được dán bằng giấy trên khung gỗ, rất mỏng manh, dễ hư hỏng;
những hình ảnh này ta vẫn có thể thấy trên những bộ phim lịch sử trên truyền
hình.
Trong kết cấu xây dựng hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại kính
xây dựng, cả sản xuất trong nước và cả kính nhập khẩu. Mỗi loại có những đặc


[Type the document title]
tính kỹ thuật khác nhau, giá thành khác nhau (phụ thuộc cả vào nhà sản xuất).
Các loại kính đặc biệt sản xuất bằng cơng nghệ hiện đại với những ưu điểm nổi
trội khơng cịn là độc quyền của những cơng trình lớn, cơng trình đặc biệt hay


những tồ nhà cao tầng nữa. Các loại kính này đi vào từng cơng trình nhỏ, cả với
khối lượng thi cơng cũng nhỏ. Ở nước ta, trong những năm gần đây vật liệu kính
mới được sử dụng rộng rãi và các kiến trúc sư mới nghiên cứu ứng dụng cho
hình thức kiến trúc và các hiệu quả khác cho công năng, thẩm mỹ kiến trúc.
Trước đó kính đa phần chỉ được sử dụng làm cửa để lấy sáng. Nguyên do là yếu
tố kinh tế và công nghệ. Mặc dù vật liệu sản xuất kính có gốc từ silicat, khơng
phải là một loại nguyên liệu quý hiếm nhưng giá thành của kính vẫn cao do yếu
tố công nghệ, nhất là đối với những loại kính đặc biệt như kính cường lực. Bên
cạnh đó sự nhập khẩu và làm chủ cơng nghệ của ta cũng chậm cùng với công
nghệ xây dựng và cả nền kinh tế nói chung. Cũng khơng thể khơng nhắc tới yếu
tố song hành - chính là sự phát triển của kiến trúc. Một nền kiến trúc mới, một
diện mạo kiến trúc mới địi hỏi những cơng nghệ và vật liệu mới, cũng như
những yếu tố này tác động ngược lại cho kiến trúc phát triển.
-Hiện nay, kính là một loại vật liệu khơng thể thiếu trong các cơng trình xây
dựng. Các kiến trúc sư tận dụng tối đa những ưu điểm cả cơng năng và thẩm mỹ
do kính mang lại. Khơng dừng lại ở việc kính dùng lấy sáng cho cửa, mà kính có
mặt ở khắp nơi trong cơng trình, trong các bộ phận kiến trúc với nhiều cách thức
và vai trò khác nhau, với những hiệu quả khác nhau. So với nền kiến trúc hiện
đại thế giới, chúng ta cách một quãng xa, nhưng không phủ nhận rằng kính đang
góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Việt Nam - đặc biệt là ở các đô thị.

I.2 Thực trạng và xu hướng sử dụng kính Low-E hiện nay:
Kính Low-E đầu tiên được ra đời tại Phịng thí nghiệm quốc gia Lawrence
Berkeley của Bộ Năng lượng Mỹ ở California từ năm 1976 đến 1983, sau cuộc
khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Nhưng do giá thành đầu tư kính Low-E cao hơn


[Type the document title]
tối thiểu khoảng 50% so với kính thông thường, không nhiều nhà đầu tư dám
“chịu chơi”, mạnh tay sử dụng kính Low-E trong dự án của mình.

Có một KTS đã phải thốt lên rằng: “Dùng kính khơng đúng khiến cuộc sống con
người giống như những con cá trong bể cá. Tại sao không hướng đến sử dụng
những chủng loại kính tiên tiến, thân thiện với mơi trường như hầu hết các nước
tiên tiến trên thế giới và khu vực hiện đã và đang thực hiện?”.
Được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc hiện đại, mang lại vẻ đẹp sang trọng, uy
nghi cho các cơng trình xây dựng mà hiếm có loại vật liệu nào sánh kịp. Với
tồn bộ không gian phủ Low- E cao cấp, được lắp đặt bởi các nhà thầu uy tín
nhất Việt Nam hiện nay, khơng chỉ trở nên sang trọng mà cịn tận dụng tối đa vẻ
đẹp tầm nhìn panorama, đem tới khơng gian ngập tràn ánh sáng và đầy tính nghệ
thuật cho tới từng căn hộ….
Sử dụng vật liệu kính cho cơng trình kiến trúc đang là xu thế trên tồn thế giới
nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Ngày càng nhiều các cơng trình kiến
trúc, đặc biệt là các cơng trình nhà cao tầng, sử dụng kính làm kết cấu bao che
thay cho vật liệu truyền thống khác như bê tơng, gạch, kim loại, gỗ…Trong các
cơng trình kiến trúc hiện đại, tổn thất nhiệt qua phần vật liệu bằng kính chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các dạng tổn thất nhiệt qua lớp vỏ bao che cơng trình. Nếu
sử dụng kính khơng hợp lý rất dễ dẫn đến những bất lợi cho cơng trình kiến trúc,
nóng vào mùa hè lạnh vào mùa đông, hoặc phải tốn rất nhiều năng lượng trong
quá trình vận hành. Theo các tiêu chuẩn Kiến trúc xanh, việc tiết kiệm năng
lượng trong các cơng trình ln ln được chú trọng, đặc biệt là các cơng trình
có sử dụng kính. Vì vậy, xu hướng sử dụng vật liệu kính hướng tới tiết kiệm
năng lượng trong cơng trình kiến trúc là cực kỳ cần thiết, với hai nội dung chính
cần quan tâm là: sử dụng linh hoạt bề mặt kính trong cơng trình kiến trúc và lựa
chọn kính tiết kiệm năng lượng phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Tuy nhiên, việc sử dụng kính Low-E hiện nay vẫn còn hạn chế. Bởi phần lớn các
chủ đầu tư thiếu kiến thức về sử dụng kính nói chung và kính Low-E nói riêng.


[Type the document title]
Với vai trò tư vấn cho chủ đầu tư nhưng người thiết kế chưa làm được nhiều bởi

sự thiếu thốn dữ liệu thông tin về vật liệu kính. Nhiều nhà thiết kế tại Việt Nam
chưa làm chủ những kiến thức về điều kiện khí hậu, thiếu những kiến thức sử
dụng vật liệu kính, thiếu các cơng cụ (mơ phỏng, tính tốn...) trong q trình
thiết kế. Một nhóm nhỏ còn dễ dãi trong việc tư vấn sử dụng vật liệu kính khiến
tác phẩm của họ hào nhống nhưng lại không đạt về tiện nghi sử dụng và hiệu
quả kinh tế lâu dài cho cơng trình.
Ngồi ra, hiện nay người sử dụng các cơng trình xây dựng đều chưa được cung
cấp kiến thức đầy đủ để hiểu một cách rõ ràng về vận hành cơng trình hiệu quả
và tiết kiệm năng lượng. Chính vì vậy, khi vận hành thường mắc rất nhiều sai
lầm khiến cho các cơng trình sử dụng kính rất nhanh bị xuống cấp hoặc khơng
đạt hiệu quả sử dung mong muốn.


[Type the document title]

PHẦN II
NỘI DUNG CHÍNH
II.1 Khái niệm chung:
-Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt như
các oxit kim loại, lớp bạc, lớp chống thấm… giúp kính có tính năng phát xạ
nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá
trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Điều này
khẳng định tính năng ưu việt của sản phẩm, giúp cho căn phịng bạn ấm áp vào
mùa đơng và mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm tối đa chi phí cho cơng viêc giữ nhiệt
trong phịng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa. Kính Low-E đặc
biệt thân thiện với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam và hiện đang được phát
triển để giảm thiểu lượng ánh sáng cực tím và hồng
-Phủ cứng là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn
lọc, hợp chất này có tính năng kiểm sốt nhiệt tốt với công nghệ kỹ thuật nhiệt
luyện (phủ cứng). Quá trình nhiệt kính đến điểm kính nóng chảy hoặc trong quá

trình sản xuất, người ta thường phủ lên bề mặt lỏng kính một hợp chất kiểm sốt
nhiệt, thành phẩm kính Low-E phủ cứng chính là một lớp nguyên tấm.
-Phủ mềm là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn
lọc, có tính năng kiểm sốt nhiệt tốt với công nghệ kỹ thuật điện giải trong chân


[Type the document title]
khơng (phủ mềm). Đây là q trình gia cơng kính nên người ta phủ lên bề mặt
kính hợp chất kiểm soát nhiệt để tạo ra thành phẩm kính Low-E phủ mềm là
kính gồm hai hay nhiều lớp.
– Tính năng cách nhiệt: Làm giảm Tỷ lệ nhiệt xuyên qua tấm kính (W/m2.K).
Tỷ lệ nhiệt xuyên qua chính là lượng nhiệt di chuyển qua kính từ vùng có nhiệt
độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp. Tỷ lệ này càng nhỏ thì tính năng cách nhiệt
càng cao.
– Tính năng chặn nhiệt: Làm giảm Tỷ lệ thẩm thấu nhiệt qua kính vào trong
phịng (%). Tỷ lệ này càng nhỏ thì tính năng ngăn chặn nhiệt càng cao


[Type the document title]

II.2 Phân loại kính Low-E:


[Type the document title]
-Kính phủ cứng Low-E, Kính phủ cứng Low-E với tính năng kiểm sốt nhiệt:
+ Mức độ phản chiếu ánh sáng vừa phải.
+ Đạt độ thấu quang tối đa.
+ Thích hợp mọi sử dụng và thiết kế kiến trúc.
+ Giá vừa phải phù hợp cho mọi sự lựa chọn.
+ Mặt phủ cứng bền vĩnh viễn, có thể gia công tôi uốn dễ dàng.

+ Màu sắc, chủng loại đa dạng và phong phú.
+ Sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng.
-Kính phủ mềm Low-E, Kính phủ mềm Low-E với tính năng kiểm sốt nhiệt:
+Mức độ phản chiếu ánh sáng cao.
+ Thích hợp mọi sử dụng và thiết kế kiến trúc.
+ Giá vừa phải phù hợp cho mọi sự lựa chọn.
+ Mặt phủ mềm dễ bị trầy, xước, không thể gia công tôi uốn.
+ Màu sắc, chủng loại đa dạng và phong phú (thường màu đậm).
+ Sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng với lớp phủ quay vào
trong.
+ Hiệu năng tốt.
- Kính Low –E thụ động:
+ Kính Low-E thụ động được thiết kế nhằm mục đích đưa nhiều nhiệt
lượng mặt trời vào nhà nhất, nhằm mục đích làm cho bên trong tịa nhà được
ấm áp hơn từ đó tiết kiệm được năng lượng nhân tạo như lị sưởi…
+ Kính Low - E thụ động được ứng dụng ở các nước xứ hàn đới, ơn đới,
các nước có khí hậu giá lạnh….
- Kính Low – E kiểm soát năng lượng mặt trời:


[Type the document title]
+Kính Low – E kiểm sốt năng lượng mặt trời được thiết kế để hạn chế
nhiệt lượng mặt trời đi vào nhà nhằm mục đích giữ cho bên trong tịa nhà
được mát mẻ hơn nhờ đó tiết kiệm được điện năng dùng cho điều hịa làm
lạnh.
+Kính Low – E kiểm soát năng lượng mặt trời được dùng nhiều ở các
nước nhiệt đới, các vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam.

II.3 Nguyên liệu chế tạo kính:
- Kính Low-E là vật liệu được làm từ kính và được phủ một loại hợp chất đặt

biệt, nên nguyên vật liệu chế tạo kính Low-E cũng giống như các loại kính khác
được gọi là thủy tinh.
+ Thủy tinh, đơi khi trong dân gian cịn được gọi là kính hay kiếng, là một
chất rắn vơ định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các
tạp chất để có tính chất theo ý muốn.
+ Trong vật lý học, các chất rắn vơ định hình thơng thường được sản xuất
khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế khơng có đủ thời
gian để các mắt lưới tinh thể thơng thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng
được sản xuất như vậy từ gốc silicat.
+ Silicat là Silic đioxit (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là
thành phần hóa học của thạch anh. Silicat có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C
(3.632 °F), vì thế có hai hợp chất thơng thường hay được bổ sung vào cát trong
công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng
1.000 °C.Một trong số đó là natri cacbonat (Na2CO3) hay kali cacbonat (K2CO3.
Tuy nhiên, natri cacbonat làm cho thủy tinh bị hịa tan trong nước đây là điều
người ta khơng mong muốn, vì thế người ta cho thêm vơi sống (Canxi oxit,
CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính khơng hịa tan.


[Type the document title]

Silicat- ngun liệu chính làm thủy tinh

Vơi sống – chất phụ gia

+ Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một
chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mịn, rất trơ hóa học và không hoạt
động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn.
Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác
dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ hay

thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung vào thành phần khi nấu thủy tinh
hay xử lý nhiệt.


[Type the document title]

II.4 Cấu tạo cấu trúc:
- Kính Low-E được phủ một lớp mỏng hợp chất tương tự giống với dịng kính
Solar Control nhưng đặc biệt hơn là thêm một lớp phủ bạc mỏng giúp giảm hệ
số truyền nhiệt U_value giúp kính Low-E giữ nhiệt độ ln ổn định, cho căn
phòng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.


[Type the document title]


[Type the document title]

II.5 Đặc điểm, tính chất:
a/ Đặc tính chung:
Kính Low-E là loại kính đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những đặc
tính vượt trội trong việc làm giảm sự hấp thụ nhiệt và quá trình truyền tải nhiệt
lượng. Loại kính này được phủ lên bề mặt lớp metalic siêu mỏng có khả năng
làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng của ánh sáng mặt trời, nên nó
đặc biệt phù hợp với các cơng trình xây dựng tại khu vực có khí hậu nhiệt đới
gió mùa như ở Việt Nam trong việc chống nóng vào mùa hè và giữ nhiệt vào
mùa đơng. Với tính năng hạn chế sự truyền nhiệt từ ngồi vào và từ trong ra
ngồi, kính Low-E sẽ là một giải pháp tối ưu cho việc giữ nhiệt độ trong phịng
ln ổn định theo ý muốn mà không cần mất quá nhiều chi phí. Ngồi ra, ta cịn
có thể gia tăng tính năng của kính Low- E bằng cách ghép dán thành kính dán an

tồn, tơi cường lực hay ghép hộp…
b/ Đặc điểm kỹ thuật:
-Thơng số kỹ thuật của kính Low – E:
Hệ số truyền sáng:
Độ truyền qua tia UV:
Hệ số hấp thụ mặt trời:
Độ truyền năng lượng mặt trời:
Hệ số U-value:
Chi phí điện cho hệ thống điều hịa nhiệt độ giảm tới 48%
Độ dày: 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 12mm
Màu sắc: trung tính (xám nhạt)
Có thể sử dụng ở dạng kính hộp và kính dán

= 68% – 70%
< 23%
= 43% – 52%
< 48%
< 1.4 W/m2.K

- Kính Low-E khi qua xử lý nhiệt màu của kính có thể bị nhạt đi.


[Type the document title]
- Màu sắc của kính sẽ thay đổi khi ghép với các loại kính có màu sắc và độ dày
khác nhau.
- Không được để rèm, màn che, đồ đạc…chạm trực tiếp kính, cần tạo cho kính
có đủ khoảng trống cho sự khuếch tán nhiệt.
- Không để thông gió điều hịa thổi trực tiếp vào bề mặt kính.
- Khơng sơn hoặc dán giấy trang trí lên bề mặt kính.
- Khơng dán phim phản quang lên bề mặt kính.



[Type the document title]


[Type the document title]
c/ Ưu và nhược điểm của kính Low- E như sau:
*Ưu điểm:
-

Kính Low-E ngăn tia UV xâm nhập vào phịng và do đó ngăn cản sự phai

-

màu của vải trên đồ nội thất, da, thảm, ... do ánh nắng trực tiếp.
Chúng cho phép ánh sáng nhìn thấy đi qua chúng, vì vậy việc sử dụng đèn

-

nhân tạo cũng được tối ưu hóa.
Chúng giúp giảm hóa đơn tiền điện, vì chúng duy trì nhiệt độ trong phịng

-

ở mức mong muốn.
Kính Low-E cung cấp hiệu suất tốt hơn so với kính một lớp và kính hai
lớp. Vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các mặt tiền bằng kính ở những

-


vùng có khí hậu lạnh.
Lớp phủ Low-E bổ sung làm tăng độ bền của kính, vì nó bảo vệ khỏi bụi

-

bẩn và cát.
Dễ dàng bảo quản kính Low-E vì nó ngăn các hạt nước bám vào bề mặt

-

kính trong mùa mưa.
Kính Low -E giảm sự ngưng tụ hơi nước vào mùa hè do tiếp xúc với
khơng khí ấm để làm mát khơng khí bên trong; do đó các giọt nước khơng
dính vào kính cửa sổ.
*Nhược điểm:

-

Nhược điểm lớn của kính Low - E là đắt hơn so với kính thông thường.
Đối với mặt tiền, nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, kính Low-e

-

sẽ giữ nhiệt tỏa ra từ các vật bên trong, dẫn đến nội thất q nóng.
Kính Low-E đơi khi cung cấp một cái nhìn mờ ảo so với kính thơng
thường, do đó độ rõ ràng của tầm nhìn qua cửa sổ kính bị giảm.

Với những ưu điểm của mình, kính Low-E hiện nay được sử dụng phổ biến làm
mặt dựng kính trong các cơng trình thương mại và cơng nghiệp. Do nhận thức
ngày càng tăng, việc sử dụng nó trong các tịa nhà dân cư dưới dạng cửa sổ kính

đã tăng lên. Chi phí lắp đặt kính Low-E ban đầu tuy cao nhưng về lâu dài sẽ tiết
kiệm hơn so với kính nổi thơng thường.
d/ Tính năng của kính Low-e


[Type the document title]
Kính Low-E là kính có 2 lớp, ở giữa hai lớp có khoảng khơng khí. Kính Low-E
có bề mặt thực hiện được tính năng phản xạ lại ánh nắng mặt trời. Với tính năng
này giúp khơng gian bên trong được giữ nhiệt ổn định. Không chỉ vậy, Low-E
có tính năng phát xạ nhiệt chậm, do vậy làm giảm được sự phát tán, hấp thụ
nhiệt lượng. Độ hấp thụ nhiệt và quá trình truyền tải nhiệt diễn ra chậm nhưng
vẫn luôn đảm bảo độ sáng cho không gian bên trong. Với tính năng ưu việt như
vậy, Kính Low-E giúp tiết kiệm chi phí làm mát và sưởi ấm rất nhiều. Bên cạnh
đó, kính Low-E cịn đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho kiến trúc.


[Type the document title]
II.6 Công nghệ sản xuất:

Bằng phương pháp phủ mềm trong môi trường chân không cao, bề mặt tấm kính
được phủ lên một lớp Bạc và nhiều lớp kim loại siêu mỏng.
Hiện trên thế giới đang có hai dạng cơng nghệ phủ cho loại kính này là phủ cứng
và phủ mềm. Công nghệ phủ cứng (phủ online) là phủ bằng cơng nghệ bay hơi
lắng đọng hóa học (CVD) tức tạo ra một lớp màng mỏng nhờ liên kết dưới dạng
khuyếch tán, là kết quả của phản ứng giữa các pha khí với bề mặt được nung
nóng. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra là một lớp màng phủ cứng và chịu mài
mịn có liên kết rất mạnh với vật liệu nền.
* Kính phủ cứng Low-E:
- Nguyên lý phủ cứng là lớp phủ được hình thành khơng dùng kích thích bên
ngồi mà chỉ nhờ vào tác động nhiệt hoặc hóa học nên nhiệt độ xử lý thường

phải cao từ 800 - 1000oC để tăng tốc độ của quá trình phản ứng. Do đó, thiết bị
sử dụng cho cơng nghệ phủ cứng thường được lắp đặt ngay ở vị trí cuối của bể
thiếc trên chuyền sản xuất kính nổi khi kính cịn đang nóng chảy và trước khi
đưa sang lị ủ đề làm nguội. Với cơng nghệ phủ cứng, kính tiết kiệm năng lượng
sẽ có được lớp phủ với độ bền cao, dễ dàng cắt, khoan, mài, tôi nhiệt hay dán mà
không ảnh hưởng đến lớp phủ và nhược điểm là chủng loại sản phẩm bị hạn chế,
chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng không cao, không linh hoạt trong chuyển đổi sản


[Type the document title]
phẩm, khó điều chỉnh chiều dày lớp phủ, hơn nữa độ dày của lớp phủ lớn dễ gây
ảnh hướng đến độ truyền sáng cũng như độ trong suốt của kính.
* Kính phủ mềm Low-E:
- Cơng nghệ phủ mềm (phủ offline) là phương pháp phủ bằng công nghệ bốc
bay chân không lắng đọng trong vật lý (PVD). Công nghệ phủ này là một tập
hợp các quá trình phủ một lớp màng mỏng được thực hiện dưới điều kiện chân
không, bao gồm sự phát ra các ion dương của nhiều kim loại khác nhau. Các ion
kim loại này tác động với các ion của các loại khí cơng nghệ như Argon, Nitơ và
Oxy tạo ra các hỗn hợp khác nhau mà kết quả là tạo ra một liên kết cơ học giữa
lớp màng phủ với nền. Do quá trình phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng vật
lý diễn ra trong mơi trường chân khơng vì thế cơng nghệ này được gọi là quá
trình phún xạ.
* Phủ mềm - Sự lựa chọn tối ưu cho ngành công nghệ cao
Với hai dạng cơng nhệ này, thì hầu hết các nước trên thế giới đang sử dụng các
sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng được sản xuất theo công nghệ phủ mềm bởi
những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với kính được phủ cứng. Bên cạnh đó,
cơng nghệ phủ mền cũng rất phù hợp với xu thế chung của nhu cầu thị trường về
kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.



[Type the document title]


[Type the document title]
II.7 Cách thi cơng, quy trình lắp đặt:
Kính Low E thường được sử dụng trong các cơng trình tồ nhà cao tầng như
khách sạn, chung cư, văn phịng, được làm mặt dựng nhơm kính bao quanh cơng
trình. Mặt dựng nhơm kính là một trong những bộ phận quan trọng của nhà cao
tầng đáp ứng được yếu tố như: che chắn, thẩm mỹ, giá thành, môi trường…
Thông thường vách kính mặt dựng thường làm từ các thanh profile được ép đùn
từ hợp kim nhơm cao cấp. Kính mặt dựng thì được dùng là các loại kính đơn,
kính an tồn, kính cường lực, kính bán cường lực, kính hoa văn, kính hộp (có ít
nhất 2 lớp, được bơm thêm khí trơ giữa các lớp để cách âm và cách nhiệt) Hệ
gioăng được làm từ vật liệu EPMD chống lão hố đảm bảo được độ kín khít.
-Có 4 hệ mặt dựng chính:
+ Hệ mặt dựng Stick: Hệ mặt dựng Stick được dùng cho mọi loại bề mặt
bên ngoài của toà nhà, phù hợp với các tồ nhà có kiến trúc phức tạp
nhiều điểm nối
+ Hệ mặt dựng Unitized: Hệ mặt dựng Unitized được sử dụng cho các
cơng trình có mặt ngồi đồng nhất và có tầng có chiều cao như nhau
+ Hệ mặt dựng Semi-Unitized: Hệ mặt dựng Semi-Unitized được sử dụng
cho những tồ nhà có khoảng cách giữa các tầng lớn. Những cơng trình
cần đảm bảo tính an tồn tuyệt đối, những cơng trình lớn và phức tạp
+ Hệ mặt dựng Spider: Hệ mặt dựng Spider là hệt mặt dựng kính cường
lực. Được sử dụng cho các cơng trình cao tầng, các showroom, các trung
tâm thương mại… Ưu điểm là thi công nhanh, tạo ra sự sang trọng cho
công trình, là sự lựa chọn hồn hảo cho các showroom và trung tâm
thương mại.



[Type the document title]
-Quy trình thi cơng và lắp đặt
*Hệ mặt dựng Stick
1.Tiến hành lắp dựng bản mã - Tiến hành lắp bản mã liên kết với hệ thống bản
mã được lắp dựng sẵn từ trước - Kiếm tra lại hệ thống bản mã liên kiết sau khi
lắp dựng.
2.Lắp dựng khuôn mặt dựng - Lắp thanh đố đứng - Lắp thanh đố ngang liên kết
với thanh đố đứng - Tuỳ vào đặc trưng kết cấu của hệ mặt dựng Stick mà tiến
hành lắp dựng khn mặt dựng
3.Lắp dựng mặt kính
-Vật liệu dụng cụ: giàn giáo dây đu, cao su kê kính, xốp trịn chèn xung
quanh vách kính,silicone, gioăng cao su
-Cách thức lắp: kính được lắp từ phía ngồi. Sử dụng các dụng cụ nâng
kính, sự dụng giàn giáo dây đu đối với vị trí lặp đặt kính cao. Các khu vực
sau khi lắp kính hồn thiện sẽ được dán băng dính chéo để báo hiệu khu
vực lắp kính
4.Bơm Silicone
-Bơm Silicone xung quanh giữa khung bao ngoài và tường để đảm bảo
việc chống thấm
-Vệ sinh sạch sẽ các vị trí bơm keo Silicone
-Tiến hành bơm keo SIlicone tại các vị trí phải đảm bảo chất lượng và mỹ
thuật
5.Vệ sinh nghiệm thu bàn giao


[Type the document title]
-Tiến hành tổng vệ sinh tổng thể mặt dựng khi đã hồn thành tồn bộ các
cơng đoạn lắp đặt căn chỉnh phụ kiện. Sau khi hoàn thành công tác vệ
sinh, nhà thầu thông báo bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
*Hệ mặt dựng Unitized


1. Lắp đặt các móc neo:
- Các móc neo liên kết được định vị trước trên sàn thép trong q trình đổ
bê tơng
- Nhà thầu thi công mặt dựng sẽ phải cung cấp các móc neo liên kết đến
cơng trường theo tiến độ đổ bê tơng của nhà thầu xây dựng.
- Các móc neo liên kết là căn bản của vấn đề định vị thang cho mặt dựng
kính Unitized, nếu chúng lắp đặt khơng đúng thì cơng việc định vị thang
cho mặt dựng kính khó khăn hơn.


[Type the document title]
- Các đường trục hoặc đường cơ sở trên mỗi đường chuẩn trên các cột sẽ
được vạch bởi nhà thầu xây dựng.

2. Lắp Pat cố định:
- Việc lắp pat cố định thanh đứng được thực hiện trước khi lắp panel và là
1 quá trình riêng biệt. Các pat liên kết mặt dựng kính được gá tạm thời lên
móc neo. Hai pat cố định ở 2 đầu được lắp trước và siết chặt vào vị trí.
3. Cơng tác chuẩn bị lắp dựng mặt dựng Unitized
- Tấm panel kính được nâng lên ở vị trí xuất phát từ ngay dưới chân mặt
dựng kính và hạ vào vị trí lắp pat cố định.
- Phương pháp căn bản để lắp các tấm panel là dùng 1 tời điện đặt ở tầng
trên để nâng tấm panel kính vào vị trí.
4. Trình tự lắp dựng:
- Mặt dựng Unitized được thiết kế để lắp dựng theo trình tự từ tầng dưới
trở lên, lắp từ trái sang phải, hoặc từ phải sang trái theo mỗi tầng giữa các
đường trục quy định. Không thể lắp dựng theo trình tự khác.
- Người vận hành phải đứng ở vị trí cao hơn vị trí lắp đặt với bộ điều
khiển từ xa.

- Khi tấm panel đã được nâng lên tiến đến vi trí lắp đặt, các cơng nhân ở
tầng trên sẽ kéo tấm panel vào bằng 1 cái tời tay. Cùng lúc này, cơng nhân
ở vị trí lắp sẽ kéo tấm panel bằng các hít kính.
- Khi tấm panel đã vào đúng vị trí, người vận hành tời sẽ ra tín hiệu để hạ
tấm panel vào vị trí lắp lên tấm panel bên dưới. Các cơng nhân trong
nhóm lắp sẽ phối hợp với nhau để đưa vào vị trí và cố định vào các pat
liên kết ở phía trên trước khi tời lùi ra.


[Type the document title]
5. Lắp đặt tấm nối, đi keo & vệ sinh:
- Tấm nhôm nối được chèn vào thanh ngang trên của tấm panel trước khi
nó được nhấc lên.
- Đặt lỗ khoan trước của tấm nối và thanh ngang vào lắp tự khoan, vít này
sẽ khóa 1 đầu tấm nối vào 1 tấm panel. Bắn keo bịt đầu vít này.
6. Nghiệm thu, bàn giao & đưa vào sử dụng:
- Tiến hành vệ sinh tổng thể mặt dựng khi đã hồn thành tồn bộ các cơng đoạn
lắp đặt căn chỉnh phụ kiện (sử dụng sàn thao tác Gondola hoặc dây đu cho công
tác vệ sinh mặt dựng).
- Sau khi vệ sinh mời nghiệm thu tiến hành công việc bàn giao cho chủ đầu tư.
*Hệ mặt dựng Semi-Unitized

1. Gia công vách kính mặt dựng và lắp modul khung phụ tại nhà máy:


×