Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu Luận Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.12 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài: Vai trị của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát
triển kinh tế Việt Nam hiện nay
Họ và tên: Bùi Vũ Mai Xuân
Lớp: Anh 13 – KTKT – K59
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Vinh

QUẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2021

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN
1.1, ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.1, KHÁI NIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.2, BẢN CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.3, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.2, VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.1, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN
1.1.2, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1, THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2.2, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC
2.3. THÀNH TỰU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2.3.1, THÀNH TỰU
2.4, XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2.4.1, ĐỐI VỚI NHÂN DÂN
2.4.2, ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU


Đối với mọi quốc gia, khu vực kinh tế tư nhân đang giữ vai trò hết sức quan
trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Đối với nước Việt Nam ta, mặc dù
trong quá trình phát triển trải qua nhiều khó khăn song khi bước vào thời kỳ đổi
mới kinh tế tư nhân đã khẳng định là một bộ phận cấu thành và doanh nghiệp tư
nhân đang từng bước có vị trí quan trọng và lâu dài trong nền kinh tế nước ta cả
hiện nay và mai sau.
Nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ.
Trong q trình đó, kinh tế Nhà nước vẫn giữ một vai trị quan trọng, chủ đạo
nhưng ngồi ra doanh nghiệp tư nhân cũng đang phát triển và có những đóng
góp tích cực. Doanh nghiệp tư nhân với các loại hình đa dạng, hoạt động linh
hoạt góp phần giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó nổi lên là
vấn đề giải quyết việc làm cho những lao động mà kinh tế Nhà nước chỉ giải
quyết một cách hạn hẹp. Doanh nghiệp tư nhân làm đa dạng hóa nền kinh tế,
đáp ứng các nhu cầu vốn rất lớn về cả phía người tiêu dùng lẫn chủ sở hữu, tính
đa dạng đó là ưu thế rất lớn để đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất

hàng hóa lớn như nước ta. Doanh nghiệp tư nhân với phạm vi hoạt động roọng
lớn trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,...
cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước. Nhận định vai trị của kinh tế tư
nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nhà nước đã đổi mới cơ chế
chính sách để phát triển thành phần kinh tế này. Trong những năm gần đây nhờ
quan điểm đổi mới tích cực với cơ chế tác động rõ ràng, dứt khoát đã thúc đẩy
doanh nghiệp tư nhân đã góp phần làm phát triển nền kinh tế Việt Nam như
hiện nay.
Do vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với
sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay” để phân tích rõ các đặc điểm, thực
trạng của doanh nghiệp tư nhân, từ đó rút ra kinh nghiệm, cũng như những biện


pháp hiệu quả để phát triển đến mức tối đa cho các doanh nghiệp tư nhân cũng
như là đòn bẩy để phát triển kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN
1.1, ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.1) Khái niệm:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2) Bản chất phát lý của doanh nghiệp tư nhân:
- Thứ nhất: Một doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân hoặc một nhóm làm chủ.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân
hoặc một hộ kinh doanh cá thể hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp
danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh cịn lại có thoả thuận khác. Với tính
chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu do một cá nhân làm chủ nên toàn bộ vốn thành
lập doanh nghiệp tư nhân đầu tư do đó tài sản được sử dụng vào doanh nghiệp, vốn
đầu tư của doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Nghĩa vụ của
chủ doanh nghiệp là đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư và ghi chép đầy đủ vào

sổ kế tốn và các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó. Trong suốt q trình vận
hành, chủ các doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầy tư nhưng
vẫn phải ghi chép đầy đủ vào các tư liệu để có thể sốt một cách chính xác hơn.
Cũng vì trên nền tảng lí luận chung về các quyền của doanh nghiệp tư nhân với vật
chất và tài sản của mình thì chủ doanh nghiệp có quyền quyết định tất cả các cơ
cấu của doanh nghiệp, họ không phải chua sẻ quyền năng “định đoạt, sử dụng” cho
bất kì tổ chức, hay cá nhân nào. Tất cả các quyền đều tuân theo pháp luật của Nhà
nước đối với doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người có quyền quyết


định tất cả trong doanh nghiệp tư nhân vì chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy
nhất đầu tư toàn bộ vốn để hình thành lên doanh nghiệp đó.
- Thứ hai: Doanh nghiệp tư nhân khơng có quyền pháp nhân.
Vì doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân đầu tư và làm chủ nên doanh
nghiệp có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân, nhưng các doanh
nghiệp tư nhân đó cũng khơng có tài sản độc lập nên họ cũng khơng có đủ các điều
kiện được công nhân là pháp nhân. Dựa trên Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015
chúng ta sẽ thấy rõ được một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có những
điều kiện sau:
+) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
+) Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có
liên quan
+) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình
+) Có cơ cấu tổ chức theo quy định của tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự.
- Thứ 3: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, trách nhiệm tài sản trong kinh doanh thường được đặt

ra


với doanh nghiệp và chủ sở hữu. Nó được dùng để chỉ khả năng chịu trách nhiệm
tài sản giữa các doanh nghiệp với khách hàng, chủ nợ của doanh nghiệp. Do ở
doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân nên tất cả các trách nhiệm tài
sản thì chủ doanh nghiệp phải hồn tồn chịu trách nhiệm. Vì chủ doanh nghiệp
chịu trách nhiệm vô hạn nên tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh không
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Nhưng chủ doanh nghiệp
vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng các tồn
sản thuộc quyền ở hữu của mình. Cũng có thể nói, trong trường hợp doanh nghiệp
tuyên bố phá sản mà số tài sản, số vốn đầu tư đã đăng ký khơng đủ để thanh tốn


các khoản nợ và tài sản của mình khơng đầu tư vào doanh nghiệp thì vẫn phải chịu
trách nhiệm.
- Thứ tư: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng
khốn nào.
Vì chỉ có một chủ sở hữu nên họ không cần chia bất cứ lợi nhuận cho ai cả. Vận
hành, hoạt động được bao nhiêu là của họ.
 Từ những phân tích bản chất pháp lý của doanh nghiệp tư nhân nói trên, chúng
ta có thể thấy được ngồi những ưu điểm thì vẫn cịn những mặt hạn chế cần được
khắc phúc để hướng tới một thành phần doanh nghiệp tư nhân phát triển hoàn thiện
và toàn diện hơn về mọi mặt. Đây cũng chính là nội dung tiếp theo em muốn đề
cập đến.
1.1.3) Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:
*) Ưu điểm:
- Vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu nên họ có quyền quyết
định tất cả mọi hoạt động, cách thức vận động, đàm phán của doanh nghiệp mà
không cần thông qua bất kỳ ý kiến của ai. Chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh
nghiệp đã xây dựng được vững chắc niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng
và đối tác, khiến họ tin tưởng trao đổi và hợp tác lâu dài, Giúp doanh nghiệp ít chịu

sự ràng buộc của pháp luật đó cũng là một trong những ưu điểm rất lớn để họ có
thêm khơng gian sáng tạo và phát triển theo nhiều cách mới lạ nhưng vẫn đảm bảo
được đúng với quy định của pháp luật. Thêm một điểm sáng nữa, do vì các doanh
nghiệp tư nhân hoạt động độc lập, cá nhân nên họ không cần chia lợi nhuận cho ai,
làm bao nhiêu hưởng từng đấy, và đặc biệt là không bị lộ bí mật kinh doanh do họ
là người nắm bắt tất cả trong toàn doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư
nhân lại gọn gàng, dễ kiểm soát.


Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế, nhược điểm mà
qua đó chúng ta thấy được những lỗ hổng của nền kinh tế tư nhân nói chung và
doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
*) Nhược điểm:
- Đôi lúc việc huy động vốn cũng rơi vào tình trạng khó khăn do doanh nghiệp tư
nhân khơng đủ điều kiện để phát hành bất kì một loại chứng khốn nào nên khi gặp
biến cố nào q lớn thì khơng có sự đảm bảo hay giúp đỡ nào sẽ dẫn đến sự phá
sản. Cũng giống như việc không được phát hành một loại chứng khốn nào, thì
việc khơng có tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vơ hạn về tài sản cũng
dẫn đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu nếu không có những
dự định, điều chỉnh hợp lí.
1.2, VAI TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.1, Các nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân
a) Nhân tố địa lý:
- Đây là nhân tố giống như con dao hai lưỡi, vì nếu chọn được vị trí tốt thì nó
khơng chỉ có tác động đến cơng tác nâng cao hiệu quả kinh doanh mà cịn có
những tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh như: vận chuyển,
tầm nhìn, giao thơng, sản xuất,... Nhưng khi khơng có được vị trí đắc địa thì chúng
ta sẽ rất khó khăn trong việc giới thiệu doanh nghiệp hay là trao đổi.
b) Môi trường kinh tế:
- Những diễn biến về kinh tế lúc nào cũng chứa đựng những thử thách cũng như là

cơ hội dành cho các doanh nghiệp muốn trải nghiệm và phát triển lớn mạnh doanh
nghiệp hơn.
c) Các yếu tố văn hóa – xã hội:
- Mọi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa đặc trưng, nổi bật,
khơng bị trộn lẫn vào đâu và đó cũng là đặc điểm đặc trưng của người tiêu dùng
khu vực đó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần bỏ thời gian, tâm trí để nghiêm cứu


những đặc trưng đó để đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng nơi. Bên cạnh văn
hóa, các đặc điểm về xã hội cũng được các chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân quan
tâm. Vì xã hội bao gồm: tuổi thọ, thu nhập, lối sống, học thức, các quan điểm về
thẩm mỹ, tâm lý sống,... đó đều là những điều cơ bản và quan trọng để các doanh
nghiệp có thể nắm bắt và nghiêm cứu sao cho phù hợp với sức mua, thói quen tiêu
dùng. Đây là yêu tố có tá đọng gián tiếp vào q tình sản xuất của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
d) Khách hàng:
- Khách hàng là người quyết định sản phẩm hàng hóa, trên thực tế doanh nghiệp
chỉ có thể bán hàng khi mà khách hàng có nhu cầu mua. Trên thực tế, doanh nghiệp
chỉ bán được hàng khi người tiêu dùng cảm thấy giá đó là phù hợp. Với nền kinh tế
phát triển như hiện nay, người tiêu dùng có quyền lựa chọn doanh nghiệp và hàng
hóa dựa trên ý thích của họ. Nên có thể nói, khách hàng là một trong những nhân
tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
e) Nhân tố thị trường, các mối quan hệ giao lưu, hợp tác và sự uy tín:
- Thị trường ở đây chính là: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Đó cũng chính
là đầu mối quan trọng có tác động trực tiếp và mang tính quyết định vào q trình
sản xuất tạo ra sản phẩm và nói cũng quyết định giá thành của sản phẩm cao hay
thấp. Còn thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, quay vòng vốn nhanh hay
chậm.
- Có những mỗi quan hệ trong việc làm ăn là điều không thể thiếu, khi chúng ta tạo
ra được những mối quan hệ tốt thì tất nhiên cơ hội sẽ mở ra cho doanh nghiệp, từ

đó có nhiều sự lựa và cuối cùng sẽ chọn được phương án mà doanh nghiệp cho là
tốt nhất.
- Một thương hiệu có hình ảnh, uy tín đi đơi với chất lượng tốt, sẽ là sự lựa chọn
hàng đầu của người tiêu dùng. Khi doanh nghiệp tư nhân họ nắm bắt được điều đó,


thì sẽ là cơ sở tạo dựng sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng dẫn đến sự phát
triển của doanh nghiệp.
f) Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp:
- Đây là các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, mà họ phải tự nhìn nhận và
thay đổi để có thể phát triển doanh nghiệp hơn. Một số ảnh hưởng phổ biến như là:
hoạt động marketing, tình hình tài chính, nhân lực, q trình sản xuất, dịch vụ tư
vấn,... đây là chính những yếu tố tất yếu để đưa hàng hóa đến gần với người tiêu
dùng hơn, và thái độ của nhân viên cũng biểu hiện rất nhiều về bộ mặt của công ty
nên cần trau truốt hơn.
1.1.2, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT
NAM HIỆN NAY
- Bà Phan Ngọc Phương Mai, Phó Viện trưởng Viện Chiến lượng phát triển (Bộ
kế hoạch và Đầu tư), dùng từ “ngồi sức tưởng tượng” để nói về sự lớn mạnh của
các doanh nghiệp tư nhân tính từ khi bắt đầu đổi mới đến nay. Bà nhấn mạnh từ
chỗ nền kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, đến nay, doanh nghiệp tư nhân
đã đóng góp khoảng 42% vào GDP (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) và tạo ra
ngày càng nhiều việc làm. Năm 2019, số lao động trên 15 tuổi đang làm việc cho
khu vực tư nhân chiếm 83,3%, khoảng 45,2 triệu người. Là một trong những lãnh
đạo chủ chốt của Quảng Ninh những năm 2000, ơng Nguyễn Duy Hưng, Ngun
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. Ơng Hưng đánh giá đó là bước tiến lớn khi tận dụng
được kinh tế tư nhân tham gia một lĩnh vực khó mà xưa nay ai cũng nghĩ chỉ Nhà
nước mới làm được.
Dưới đây chính là dự đóng góp vào GDP của các loại hình doanh nghiệp từ
năm 2016-2018, chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp tư nhân có dự vượt trội

rất lớn so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Vậy nên ta có thể thấy


được, doanh nghiệp tư nhân có vai trị và đóng góp rất lớn vào kinh tế chung của
Việt Nam.

Một số đóng góp nổi bật của doanh nghiệp tư nhân phải kể đến việc xây dựng
sân bay Vân Đồn, hầm đường bộ Đèo Cả (26.000 tỷ đồng), hầm Hải Vân 2 (7.200
tỷ đồng), cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (45.000 tỷ đồng), cầu Bạch Đằng (7.200 tỷ
đồng)… Không chỉ các dự án hạ tầng và ơtơ, một ngành "khó xơi" khác là hàng
không cũng mang đậm dấu ấn của các doanh nghiệp tư nhân.
Kể từ khi bắt đầu cất cánh vào cuối năm 2011, Vietjet Air đã giúp định vị lại
ngành này và vươn lên trở thành hãng hàng không lớn thứ hai Đông Nam Á.
Vietjet cũng nổi tiếng trên thị trường thế giới với hàng loạt hợp đồng mua máy bay
trị giá lên đến cả chục tỷ USD.


Nhiều doanh nghiệp sản xuất của tư nhân cũng đạt kim ngạch xuất khẩu hàng
triệu USD, đóng góp lớn vào tăng trưởng, thu ngân sách và giải quyết việc làm.
Một số doanh nghiệp khác thì vươn ra tầm quốc tế, có vị trí cao trong chuỗi giá trị
tồn cầu.
Theo thống kê, hiện tại đã có 29 doanh nghiệp Việt Nam có giá trị vốn hóa trên 1
tỷ USD trên thị trường chứng khốn. Trong số đó có 9 doanh nghiệp tư nhân như
Vingroup, Masan, Vietjet, Techcombank, Thế Giới Di Động, Novaland, Hịa Phát...
9 doanh nghiệp tư nhân này đang có giá trị vốn hóa khoảng 1,2 triệu tỷ đồng,
chiếm 44% tổng giá trị của 29 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khốn. Việt
Nam cũng đã có những tỷ phú USD đầu tiên như ông Phạm Nhật Vượng
(Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet), ông Trần Bá Dương (Thaco),
ông Nguyễn Đăng Quang (Masan)...
Theo Sách Trắng Việt Nam 2019, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra

khoảng 42% GDP, 30% thu ngân sách Nhà nước. Khối tư nhân cũng đang thu hút
khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nghĩa là cứ 100 lao động, thì 85 người
làm việc trong khối tư nhân.
 Với những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy được trong mấy năm
quan doanh nghiệp tư nhân đóng vai trị rất quan trọng vào nền kinh tế của Việt
Nam. Nâng tầm kinh tế của Việt Nam trong thời kì phát triển, đổi mới kinh tế
được đặt lên hàng đầu. Nếu giữ vững sự phát triển như hiện tại, cùng với
những chiến lược hợp lý, em tin rằng các doanh nghiệp tư nhân sẽ cịn phát
triển lớn mạnh hơn nữa. Góp phần giúp kinh tế đất nước vững mạnh, người dân
được sống ấm lo, hạnh phúc, và tiến bộ hơn.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1, THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂT:
- Bộ phận doanh nghiệp đối với Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như là địn bẩy
ni dưỡng, thúc đẩy và mở rộng nền kinh tế, có những đóng góp quan trọng vào
kinh tế Việt Nam và chủ yếu là vào nguồn ngân sách của Nhà nước. Song song,
chúng ta cũng có thể thấy được các doanh nghiệp tư nhân có những đóng góp rất to
lớn vào việc tham gia đầu tư xây dựng các cơng trình lớn như: Thaco, Vingroup,....
hay sự xuất hiện của Vietjet Air, Bamboo Airway đã phá vỡ thế độc quyền của
Vietnam Airline chúng ta có thể thấy được sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng
lớn, sẽ tạo ra áp lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải có những sáng tạo và tầm nhìn
nếu muốn đứng vững trên thị trường. Đặc biệt, đã có những doanh nghiệp tư nhân
thực hiện đầu tư ra nước ngồi với quy mơ vốn ngày càng tăng. Điển hình như
Cơng ty cổ phần Tập đồn Hồng Anh Gia Lai cùng với Cơng ty cổ phần ôtô
Trường Hải (THACO) và Công ty cổ phần Golf Long Thành, thực hiện đầu tư ra
nước ngoài với vốn đăng ký vượt 1 tỉ USD.
Bên cạnh những điểm sáng tích cực trên, chúng ta vẫn có thể thấy được dù
Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân nhưng giá trị đóng góp vẫn chỉ là do

một số doanh nghiệp tư nhân lớn nên có thể thấy rõ sự chênh lệch, khơng đồng đều
trong cả nhóm doanh nghiệp tư nhân này. Ngoài các doanh nghiệp tư nhân lớn có
những sự đầu tư, xây dựng nổi bật, thì cịn rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ
vẫn đang loay hoay tìm một chỗ đứng, cũng có thể hiểu là do họ chưa có đủ nguồn
vốn cũng như năng lực để làm việc. Một điều ngăn cản sự phát triển, đó chính là
lối tư duy vẫn cịn bảo thủ, và chưa có nhiều đột phá của các doanh nghiệp tư nhân.
Theo số liệu thống kê thì cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp tư nhân vay vốn ngân
hàng chủ yếu để phục vụ cho mục đích trang trải hoạt động, chứ chưa chú trọng
vào đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thiết bị máy móc hay cơng nghệ. Lực lượng lao


động dồi dào, nhưng trình độ học vấn chưa cao và chưa được đào tạo nhiều kể cả
thứ cơ bản nhất. Do đó, dù doanh nghiệp tư nhân có những đóng góp to lớn vào
nền kinh tế chung của Việt Nam, nhưng mà quy mô của các doanh nghiệp tư nhân
vẫn mãi cầm chừng, không phát triển đồng đều và chưa có nhiều sự đột phá. Việc
các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phát triển thành các doanh nghiệp lớn là rất
thấp. Ngoài ra các điều kiện bên trong và bên ngồi doanh nghiệp cũng có những
tác động khơng hề nhỏ vào tình hình của doanh nghiệp.
2.2, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
*) Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ
chức, cá nhân nước ngoài). Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Có hình thức tồn tại: Công ty cổ
phần; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên; Công ty hợp
danh danh. Quy mô đang dạng nhưng vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và
không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà
nước.
*) Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do

Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Có hình thức tồn tại: Công ty cổ phần; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty
TNHH 2 thành viên. Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như
cơng ty mẹ - cơng ty con, tập đồn kinh tế. Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề
kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: Hệ thống truyền
tải điện quốc gia; Nhà máy thủy điện có quy mơ lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt
nhân; In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng,....


2.3, THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2.3.1, Thành tựu:
- Trong nhiều năm gần đây, doanh nghiệp tư nhân là một nhóm ngành khơng
thể thiếu cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân đã có được
những thành tựu to lớn góp phần nâng tầm vị thế. Có những đóng góp to lớn vào
tăng trưởng kinh tế quốc gia, không chỉ tăng trưởng GDP mà doanh nghiệp tư nhân
còn giúp giải quyết vấn về công ăn việc làm của người dân một cách nhanh chóng
và hiệu quả. Khơng chỉ đầu tư trong nước mà các doanh nghiệp tư nhân còn đang
vươn tầm ra thế giới khi được ghi nhận thương hiệu ở nước ngồi.
2.4, XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2.4.1, Đối với nhân dân:
- Nguời dân cần có những suy nghĩ hiện đại, tích cực hơn về doanh nghiệp tư
nhâ. Cần đánh giá khách quan và đưa ra những ý kiến hợp lý để cùng phát triển.
Doanh nghiệp tư nhân đảm bảo công việc cho người lao động, giúp họ thốt khỏi
tình trạng thất nghiệp, tránh khỏi các tệ nạn xã hội, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó
nhà nước cũng cần đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức cho
các doanh nghiệp tư nhân để có đường lối phát triển đúng đắn.Cụ thể là định
hướng phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, đổi mới căn
bản hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng gắn với hoạt động thực tiễn, … Nâng
cao tình độ dân trí, văn hóa, nhận thức của người dân. Xây dựng lên một nhóm
doanh nghiệp tư nhân chất lượng, tạo sự tin tưởng và giúp đỡ người dân ta.

2.4.2, Đối với đất nước:
- Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành địa phương vào cuộc tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân trong quá trình phát triển. Đây chính là vấn
đề cần thiết và cấp bách được đặt ra. Chính phủ cần lắng nghe những tâm tư,
nguyện vọng của doanh nghiệp tư nhân từ đó giúp đỡ họ phát triển một cách triệt


để và hoàn thiện nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển đã thường xuyên ban hành
văn bản, hướng dẫn về việc thực hiện chính sách một cửa, xây dựng thái độ thân
thiện, cởi mở trong làm việc với doanh nghiệp tư nhân; đặc biệt là tìm kiếm đầu ra,
bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu
ra thị trường ngoại địa; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, gặp gỡ, trao đổi giữa các
doanh nghiệp với chính quyền địa phương tìm ra tiếng nói chung. Quan tâm đến
các doanh nghiệp nhỏ, yếu thế tạo nhiều cơ hội cho họ phát triển. Tăng cường kiêm
tra các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
đa phần hoạt động hiệu quả đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, chấp hành nghiêm
các quy định, yêu cầu của của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số
doanh nghiệp chấp hành khơng nghiêm, hoạt động trá hình, chậm thích ứng với
tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, chèn ép doanh nghiệp khác, cạnh tranh không
lành mạnh, thuê phần tử xã hội đen đến doanh nghiệp làm ăn phát triển để đập phá,
quấy rối, đe doạ… Vì vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra cần đi vào những hiện
tượng trên để xử lý nghiêm minh hành vi đó, bảo đảm quyền lợi cho các doanh
nghiệp, đối với doanh nghiệp nào có biểu hiện bảo kê, đập phá, gây rối doanh
nghiệp khác thì đình chỉ hoạt động, tuỳ theo tính chất, mức độ có thể đưa ra xét xử
hình sự để cảnh tỉnh, răn đe với các doanh nghiệp tư nhân khác.
KẾT LUẬN
Sau gần 35 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều khởi sắc
đáng khen ngợi đem đến những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế nước nhà, với
những gì mà doanh nghiệp tư nhân đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam là điều
khơng thể chối cãi được. Doanh nghiệp tư nhân từng bước phát triển, đi lên con

đường xã hội chủ nghĩa làm giàu mạnh thêm cho đất nước ta và khẳng định vị thế
trên trường đấu quốc tế. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói:


kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt. Đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công
bằng, đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí
phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân. Để không phụ sự tin tưởng
của nhà nước và người dân, doanh nghiệp tư nhân luôn phải đổi mới bản thận với
sự sáng tạo là vô hạn. Họ phải làm chủ được bạn thân, tin vào những gì họ đã làm
được ở quá khứ và hiện tại, để tiếp bước vào con đường tương lai. Vận hội để biến
nguy thành cơ, đặt lợi ích của dân tộc, của tập thể lên trên hết, tất cả phải vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nghị quyết Trung ương 10NQ/ TW khoá XII, ngày 3 tháng 6 năm 2017 về phát
triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
2, Quyết định 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về kế
hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025.
3, Loạt bài 5 kỳ “Sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân và câu chuyện phát triển Đảng”
của nhóm tác giả Hiếu Cơng – Hồi Thu.
( />4, />


×