Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.54 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay việc phát triển
nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều thành phần được đặt ra như một nhu
cầu tất yếu đối với nền kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành nên cơ cấu
kinh tế đó. Sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư nhân đã góp phần không
nhỏ đóng góp vào sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam theo hướng ngày
càng tích cực như hiện nay mặc dù trước dố bộ phận kinh tế tư nhân được
coi là bộ phận đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nằm trong diện
cải tạo và tiến tới xoá bỏ, song thực tế đã chứng minh rằng như vậy là cực
đoan là đi ngược với hướng phát triển. Cùng với chủ trương chuyển nền
kinh tế sang kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh
tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Bắt đầu từ đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta
đã thấy được tầm quan trọng của bộ phận kinh tế tư nhân và chú trọng phát
triển kinh tế tư nhân. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng dịnh:
“Sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là sự tồn tại khách quan
chúng ta phải chấp nhận, mà nó còn rất cần thiết trong nền kinh tế của thời
kỳ phát triển, hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay”
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Nền kinh tế Việt
Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển
đang mở rộng ra trước mắt và đang dần rút ngắn lại, với mục tiêu phấn đấu
đưa Việt Nam về cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020 không
phải là không tưởng mà có thể trở thành hiện thực với ự đóng góp tích cực
của tất cả các thành phần kinh tế. Và kinh tế tư nhân tất nhiên không thể
đứng ngoài cuộc chơi đó. Trong bối cảnh hiện nay xây dựng một nền kinh
tế nhiều thành phần và coi kinh tế tư nhân là một động lực để phát triển là
một khuynh hướng đã hoàn toàn đúng đắn của các nhà lãnh đạo kinh tế
Việt Nam. Mặc dù, sự phát triển của kinh tế tư nhân của Việt Nam trong
những năm vừa qua là vô cùng lớn và không thể không nhắc đến nhưng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


kinh tế tư nhân vẫn còn chưa phát triển hết tiềm năng sẵn có của nó để
xứng đáng với vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Chính vì tính cấp thiết của vấn đề như thế nên em đã chon đề tài:
“ Kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện
nay” để làm đề tài tiểu luận môn kinh tế chính trị với mong muốn có một
cái nhìn khái quát, tổng quan hơn về bộ phận kinh tế tư nhân.
Do còn hạn chế nhiều về vấn đề trong một đề tài kinh tế mang tính
nóng bỏng này nên vẫn còn có những sai sót nhất định mong cô chỉ đạo và
hướng dẫn thêm để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thu Hiền
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG CHÍNH
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm các thành phần kinh tế
dựa trên sở hữu ta nhân về tư liệu sản xuất kinh tế tư nhân là khái niệm chỉ
khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
thuộc nhóm các thành phần kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân không phải là một thành phần kinh tế mà là phạm trù
để chỉ nhóm thành phần kinh tế vừa có đặc trưng chung lại vừa có bản chất
khác nhau.
I.Kinh tế tư nhân có những quan hệ kinh tế cơ bản sau:
Thứ nhất là quan hệ sở hữu : Kinh tế tư nhân thể hiện quan hệ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất cũng như phần của cải vật chất được tạo ra từ tư
liệu sản xuất. Nó bao gồm sở hữu tư nhân nhỏ, là sở hữu của những người
lao động tự do, sản xuất ra sản phầm nhờ lao động chính mình và các thành
viên trong gia đình (như thợ thủ công, cá thể, tiểu thương) và sở hữu tư
nhân lớn của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước ngoài
đầu tư ở Việt Nam.

Thứ hai là quan hệ quản lý : Xuất phát từ quan hệ sở hữu của kinh tế
tư nhân, quan hệ quản lý của khu vực kinh tế này gồm các quan hệ quản lý
dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân
lớn. Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ là quan hệ dựa trên sự tổ
chức, điều hành hay tổ chức. Quan hệ quaảnlý dựa trên sở hữu tư nhân lớn
là quan hệ quản lý giữa nguời quản lý và người bị quản lý.
Thứ ba là quan hệ phân phối : Trong kinh tế tư nhân, quan hệ phân
phối dựa trên cơ sở các loại hình sở hữu khác nhau. Trong các chế độ chính
trị xã hội khác nhau thì quan hệ phân phối của kinh tế tư nhân cũng có
những sự khác biệt nhất định.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân là một trong những nhân tố
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Song nếu để tự phát, không có
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
định hướng cụ thể cho khu vực kinh tế tư nhân thì tất yếu sẽ dẫn đến tác
động tiêu cực, gây nên bất ổn định về kinh tế xã hội. Vì thế chúng ta cần
xác định rõ những xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân và có sự định
hướng cho khu vực này.
II. Các xu hướng vận động của kinh tế tư nhân
1.Một là: Kinh tế tư nhân gắn liền với phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Mỗi thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường không thể vận hành
một cách bình thường nếu không thực hiện những mối quan hệ kinh tế
giữa các thành phần kinh tế với nhau. Các thành phần kinh tế, khu vực
kinh tế vừa cạnh tranh với nhau, vừa hợp tác hỗ trợ, thúc đẩy nhau là tiền
đề phát triển của nhau theo cơ chế thị trường trong một nền kinh tế thống
nhất. Đối với khu vực kinh tế tư nhân cần xác định phương hướng phát
triển về ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, phải đặt sự phát triển của kinh tế tư
nhân trong quan hệ phân công lao động xã hội phù hợp với trình độ thực tế
của nó. Phải chú trọng chiến lược lựa chọn quy mô kinh nghiệm các nước
và thực tiễn phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam thưòi gian qua

cho thấy “quy mô vừa và nhỏ là phù hợp hơn cả trong điều kiện về vốn,
năng lực tổ chức kinh doanh, tiế cận thị trường của khu vực kinh tế này.
Đồng thời, thực hiện chiến lược sản phẩm hướng vào xuất khẩu và thay thế
nhập khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân nói riêng nền kinh tế nói
chung để có khả năng hoà nhập nền kinh tế thế giới và khu vực.
2. Hai là: Phát triển kinh tế tư nhân phải kết hợp với các mục tiêu độc
lập, tự chủ XHCN trong cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế.
Những thành tựu to lớn của những năm đổi mới phát triển kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Vì
vậy, phát triển kinh tế tư nhân cần phải quán triệt mục tiêu độc lập, dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Cần phải làm rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước
tạo điều kiện đảm bảo chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh tế thị trường. Không nên chỉ dừng lại ở việc đưa ra một quan niệm
đúng đắn về bản chất của kinh tế tư nhân mà còn phải xác định các chỉ tiêu
số lượng, hình thức vận động của khu vực kinh tế tư nhân mà còn phải xác
định các chỉ tiêu số lượng, hình thức vận động của khu vực kinh tế này
trong cơ cấu chung của nền kinh tế. Quan niệm đó còn thể hiện rõ lập
trường, thái độ đối với khu vực kinh tế tư nhân. Không được coi lợi ích
kinh tế, mục tiêu kinh tế lên trên hết trong chiến lược phát triển đất nước.
Mở cửa hội nhập nhưng không được hoà tan. Trái lại phải làm cho kinh tế
nước ta độc lập, tự chủ hơn, giữ vững con đường định hướng XHCN.
3. Ba là: Phát triển kinh tế tư nhaâ phải nhằm đạt tới các mục tiêu:
Huy động vốn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư, tăng GDP
và tăng thu ngân sách cho Nhà nước.
Quan điểm này thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân
không ngoài mục đích khai thác, phát huy tốt nhất mọi năng lực sản xuất
của họ để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo ra nhiều
của cải cho xã hội.
4.Bốn là: Phát triển kinh tế tư nhân theo hướng đa dạng hoá sở hữu

đan xen các hình thức sở hữu theo các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước.
- Muồn làm như vậy chúng ta cần khuyến khích kinh tế tư nhân phát
triển theo hướng tiến bộ như tăng mức độ xã hội hoá sở hữu, hiện đại hoá
công nghệ, hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân đi vào con đường chủ
nghĩa tư bản Nhà nước dưới hình thức thích hợp, có sự kiểm kê, kiểm soát
điều tiết của Nhà nước.
Trên đây là tất cả xu hướng chủ yếu nhằm phát triển mạnh mẽ và có
hiệu quả khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
Những điều chúng ta cần chú ý là phải liên kết các lực lượng trong nước
thành một lực lượng kinh tế dân tộc trong quá trình mở cửa, hội nhập với
khu vực và thế giới, phải lấy hiệu qủa kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn quan

×