Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM”

Chuyên ngành Tài Chính- Ngân Hàng
( Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Viết Tiến



TP. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ
ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” là
mợt cơng trình nghiên cứu kinh tế, luận văn cao học do chính tôi thực hiện. Những
thông tin, bài báo, bài nghiên cứu và số liệu được trích dẫn và sử dụng trong bài
nghiên cứu này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
TP. HCM, ngày … tháng 09 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .............................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................2

1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
1.5. Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ..............................3
1.6. Kết cấu bài nghiên cứu .....................................................................3
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................4
2.1. Giới thiệu sơ lược về Vietcombank ..................................................4
2.2. Khái quát năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL của Vietcombank
giai đoạn 2012 – 2018.......................................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu trước đây......................................................10
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........12
3.1. Cơ sở lý thuyết về NLCT dịch vụ NHBL của NHTM ...................12
3.1.1. Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ ........................12
3.1.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh ........................12
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NLCT DỊCH VỤ NHBL CỦA
VIETCOMBANK .....................................................................................................25
4.1. Thực trạng NLCT dịch vụ NHBL của Vietcombank .....................25


4.1.1 Năng lực tài chính đáp ứng NLCT mảng dịch vụ NHBL ........25
4.1.1.1 Các chỉ số tài chính ..............................................................25
4.1.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh ...............................27
4.1.1.3 Chi tiêu đo lường mức độ quản trị rủi ro..............................28
4.1.2 Năng lực đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ .................................29
4.1.2.1 Dịch vụ thẻ tín dụng .........................................................29
4.1.2.2 Dịch vụ cho vay bán lẻ .....................................................29
4.1.2.3 Dịch vụ huy động và thu phí ............................................31
4.1.2.4 Chỉ tiêu đa dạng hóa nguồn thu nhập ...............................32
4.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực......................................................33
4.1.4 Nền tảng khoa học công nghệ ..................................................37
4.1.5 Năng lực tiếp cận và thu hút khách hàng .................................38

4.1.6 Danh tiếng, sự uy tín và khả năng hợp tác ...............................40
4.2 Kết quả phân tích định lượng..........................................................41
4.2.1 Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha ............................41
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................43
4.2.3 Kết quả phân tích tương quan Pearson và mô hình hồi quy tuyến
tính ...........................................................................................44
4.3 Phân tích SWOT về NLCT dịch vụ NHBL tại Vietcombank ........47
4.3.1 Điểm mạnh ...............................................................................47
4.3.1.1 Thương hiệu mạnh, có uy tín và đợ tín nhiệm cao ...........47
4.3.1.2 Năng lực tài chính vững mạnh và định hướng kinh doanh
rõ ràng 48
4.3.1.3 Mạng lưới giao dịch quốc tế rộng lớn ..............................48
4.3.2 Điểm yếu ..................................................................................48
4.3.2.1 Cơ chế lãi suất tiền gửi thấp ...............................................48
4.3.2.2 Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả tơí
đa .....................................................................................................49
4.3.2.3 Mức đợ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ chưa cao ...............49
4.3.3 Cơ hội .......................................................................................49
4.3.3.1 Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam
tương đối cao ..................................................................................49


4.3.3.2 Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế .................................49
4.3.4 Thách thức ...............................................................................50
4.4 Hạn chế về NLCT dịch vụ NHBL của Vietcombank .....................50
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NLCT VỀ DỊCH VỤ NHBL CỦA
VIETCOMBANK .....................................................................................................52
5.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank 52
5.1.1. Mô hình hoạt động, chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ
máy và mạng lưới phân phối ...................................................52

5.1.2. Các hoạt động kinh doanh khác: ..............................................52
5.1.3. Kiểm soát rủi ro .......................................................................52
5.1.4. Quản trị nguồn nhân lực ..........................................................52
5.1.5. Một số nội dung khác...............................................................53
5.1.6. Một số chỉ tiêu hoạt động cơ bản .............................................53
5.2. Kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao NLCT dịch vụ NHBL của
Vietcombank ...................................................................................53
KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
AEC
: Cộng đồng kinh tế Asean
ATM
: Máy rút tiền tự động
BPM
: Nền tảng quản lý quy trình kinh doanh
CAR
: Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro
CNTT
: Cơng nghệ thông tin
DNNVV
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EFA
: Exploratory Fator analysis
IRAs
: Tài khoản hưu trí cá nhân
KH
: Khách hàng

KHCN
: Khách hàng cá nhân
M&A
: Mua bán và sáp nhập
NHBB
: Ngân hàng bán buôn
NHBL
: Ngân hàng bán lẻ
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NLCT
: Năng lực cạnh tranh
ROA
: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE
: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
SME
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TMCP
: Thương mại cổ phần
TPKT
: Thành phần kinh tế
TPP
: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UPL

: Sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng
VCB
: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
VCBS
: Công ty CP Chứng Khoán ngân hàng Vietcombank
Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
VNR
: Vietnam Report
WTO
: Tổ chức thương mại Thế Giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo khách hàng (2013 -2018) ......7
Bảng 2.2. Chỉ số tài chính của Vietcombank (2012 – 2018) ......................................8
Bảng 2.3. Tỷ trọng dư nợ theo loại hình khách hàng ..................................................9
Bảng 4.1. Vị thế tài chính của VCB trên thị trường ngân hàng ................................25
Bảng 4.2. Xếp hạng tỷ suất sinh lợi của VCB trên thị trường ..................................27
Bảng 4.3. Xếp hạng năng lực QTRR của VCB trên thị trường ngân hàng...............28
Bảng 4.4. Cơ cấu nhóm nợ của VCB (2013 – 2018) ................................................28
Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ của Vietcombank (2013 – 2018) ..........................................29
Bảng 4.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB (2013 -2018) ...............................31
Bảng 4.7. So sánh tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của VCB và các
TCTD khác ................................................................................................................32
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha .............................................41
Bảng 4.9. Ma trận xoay của nhóm nhân tố ...............................................................43
Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett ...................................................................44
Bảng 4.11. Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa các nhóm nhân tố..............44
Bảng 4.12. Thống kê mô tả các biến nhân tố đại diện ..............................................45
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến .........................................................46

Bảng 4.14. Kiểm định R và tự tương quan bậc 1 ......................................................47
Bảng 4.15. Kiểm định ANOVA ................................................................................47


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Cơ cấu cổ đông của Vietcombank (2018) ...................................................4
Hình 2.2. Mô hình quản trị của Vietcombank (2018) ...............................................5
Hình 2.3. Biểu đồ quy mô vốn CSH và vốn điều lệ 2012 – 2018...............................6
Hình 2.4. Biểu đồ ROA và ROE (2012 – 2018) .........................................................7
Hình 2.5. Biểu đồ tổng tài sản (2012 – 2018) .............................................................9
Hình 4.1. Kết quả khảo sát KHCN về năng lực tài chính của VCB .........................26
Hình 4.2. Kết quả khảo sát KHCN về sự đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của VCB 33
Hình 4.3. Số lượng nhân sự các NHTM tại 31/12/2017 ..........................................34
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ cho vay bán lẻ trên mỗi nhân viên của các TCTD 2017 .....35
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ huy động bán lẻ trên mỗi nhân viên của các NHTM (2017)
...................................................................................................................................36
Hình 4.6. Ý kiến KHCN về chất lượng nguồn nhân lực của VCB ...........................36
Hình 4.7. Ý kiến KHCN về nền tảng KHCN của VCB ............................................38
Hình 4.8. Biểu đồ số lượng điểm giao dịch của các NHTM (2017) .........................39
Hình 4.9. Ý kiến KHCN về năng lực tiếp cận thu hút khách hàng ...........................40
Hình 4.10. Ý kiến KHCN về danh tiếng và uy tín của VCB ....................................41


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này nhằm đến mục tiêu phân tích thực trạng về NLCT về dịch
vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); từ đó đề
xuất, kiến nghị các nhóm giải pháp nhằm nâng cao NLCT so với các ngân hàng
thương mại khác trong hệ thống. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh,
thống kê và khảo sát ý kiến 200 khách hàng của Vietcombank, phân tích nhân tố
khám phá (EFA) và phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Từ đó, bài nghiên

cứu nêu các giải pháp đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL của
Vietcombank bao gồm năng lực tài chính, năng lực đáp ứng tiếp cận khách hàng,
năng lực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học kỹ
thuật công nghệ hiện đại và danh tiếng, sự uy tín.
Từ khóa: Vietcombank, NLCT, dịch vụ NHBL, phân tích nhân tố khám phá (EFA),
hồi quy tuyến tính.


ABSTRACT
The paper aims to analyze the current situation of Competitive capability in
banking service of Vietnam Foreign Trade Joint Stock Bank (Vietcombank); then,
propose solutions to improve the competitive competence compared to other
commercial banks in the system. The paper uses statistical methods, comparisons,
surveys of customers' opinions of Vietcombank, exploratory factor analysis (EFA)
and multivariate linear regression analysis. Then, the proposal to improve the
competitiveness of Vietcombank's banking services including financial capacity,
ability to meet customer access, capacity to diversify products and services, quality
of human resources, scientific foundation, technology and reputation, prestige.
Key words: Vietcombank, competitiveness, retail banking, Exploratory Factor
Analysis (EFA), linear regression.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh hoạt động


NHBL, đây cũng là xu hướng, điểm chung của các TCTD trên thế giới. Số liệu được
cơng bố bởi Vụ thanh tốn trực tḥc NHNN Việt Nam: Đến cuối năm 2018, số lượng
TKTT của các cá nhân đạt hơn 70 triệu, cao gấp bốn lần so với số liệu công bố năm
2012 (với 16.8 triệu TKTT). Toàn quốc đã có đến 18,557 điểm đặt máy rút tiền tự
động (ATM) với giá trị giao dịch hơn 653 ngàn tỷ đồng và 286,831 điểm đặt máy
POS với giá trị giao dịch hơn 96 nghìn tỷ đồng đi vào hoạt động. Số lượng thẻ do
NHTM phát hành đạt mức 134 triệu thẻ. Vụ thanh tốn trực tḥc NHNN Việt Nam
nhận định rằng thị trường tài chính tiêu dùng có nhiều chuyển biến rõ rệt và mạnh
mẽ; cũng như có sự cải thiện tích cực trong thói quen và nhận thức của người dân về
việc hạn chế hoặc không dùng tiền mặt trong thanh toán. Điều này cho thấy, Việt
Nam đã và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và rõ nét các dịch vụ ngân hàng
thương mại, trong đó đặc biệt là hoạt động NHBL và ngân hàng số. Do đó, vấn đề
nâng cao NLCT trong mảng hoạt động NHBL là một xu hướng tất yếu và mang tính
chiến lược đối với một số NHTM Việt Nam.
Ngân hàng thương mại CP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là một
trong số các ngân hàng hàng đầu và thường xuyên giữ vai trò đầu tàu của hệ thống
NHTM của Việt Nam. Trước đây, hoạt động kinh doanh của Vietcombank tập trung
phần lớn vào các hoạt động cho vay, huy động truyền thống và tập trung vào phân
khúc khách hàng doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn. Trong khi đó, hoạt động
NHBL chưa thực sự được chú trọng và chưa phát huy hết tiềm năng mà Vietcombank
đang sở hữu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây thì hoạt động NHBL đang dần
trở thành chiến lược trọng điểm của ngân hàng Vietcombank. Do vậy, việc nâng cao
NLCT trong mảng hoạt động NHBL là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối
với chiến lược kinh doanh của Vietcombank. Vì vậy, đề tài luận văn cao học thạc sĩ
được tác giả lựa chọn là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng bán
lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”.


2
1.2.


Xác định vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của

Vietcombank tiến hành phân tích thực trạng, điểm mạnh và điểm yếu về NLCT mảng
dịch vụ NHBL của Vietcombank so với các TCTD khác; đồng thời đề xuất các giải
pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL tại
Vietcombank. Không gian nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank). Dữ liệu tài chính được tổng hợp và phân tích trong khoảng thời gian 7
năm (2012 – 2018). Dữ liệu khảo sát các khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ
của Vietcombank được thực hiện trong năm 2019.
1.3.
-

Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và kiểm định các nhóm yếu tố cấu thành nên NLCT mảng dịch vụ
NHBL của Vietcombank;

-

Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank trong
việc nâng cao NLCT trong mảng dịch vụ NHBL;

-

Khuyến nghị nhóm các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao NLCT trong mảng
dịch vụ NHBL của Vietcombank.

1.4.


Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện phối hợp các phương pháp nghiên cứu gồm phân

tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu được thu thập từ kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng Vietcombank và một số NHTM khác trong hệ thống liên quan đến NLCT
trong mảng dịch vụ NHBL để làm rõ thực trạng, phân tích SWOT để làm nổi bật các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank so với các NHTM khác.
Bài nghiên cứu tiến hành phương pháp lấy ý kiến khảo sát các khách hàng cá
nhân đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank. Tác giả sử dụng thang
đo “Linkert 5 mức độ” trong bảng câu hỏi khảo sát được trích dẫn từ các công trình
nghiên cứu đáng tin cậy trước đây, sau đó tiến hành kiểm định độ tin cậy của các
nhóm nhân tố thông qua hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha. Tiếp theo, tác giả tiến
hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với phân tích tương quan Pearson
và mô hình hồi quy đa biến tuyến tính với việc thỏa mãn các kiểm định có liên quan
nhằm xác định yếu tố nào quan trọng và có ý nghĩa thống kê trong việc cấu thành
NLCT dịch vụ NHBL của Vietcombank.


3
1.5.

Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Phân tích làm rõ thực trạng về NLCT mảng NHBL của ngân hàng Vietcombank,

bao gồm phân tích SWOT một cách chi tiết để chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu trong
quá trình nâng cao NLCT mảng dịch vụ NHBL. Bên cạnh đó, đánh giá vị thế về NLCT
mảng NHBL của Vietcombank so với các NHTM khác. Xác định nhóm các yếu tố quan
trọng cấu thành nên NLCT mảng dịch vụ NHBL của Vietcombank. Từ đó, có cái nhìn
rõ ràng, hệ thống hơn về NLCT mảng dịch vụ NHBL của Vietcombank.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị về các nhóm giải pháp thiết

thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mảng dịch vụ NHBL tại Vietcombank. Từ đó,
giúp cho các nhà quản lý, điều hành có thêm những sáng kiến, những giải pháp mới
nhằm nâng cao NLCT mảng dịch vụ NHBL một cách hiệu quả.
1.6.

Kết cấu bài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu. Trình bày về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục

tiêu và câu hỏi nghiên cứu; giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng,
trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp về ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu. Giới thiệu khái quát về ngân hàng
Vietcombank, quá trình hình thành phát triển và hoạt động trong mảng NHBL của
Vietcombank. Đồng thời, căn cứ trên các công trình nghiên cứu trước đây để tìm ra
những điểm thiếu sót cần bổ sung, làm rõ trong bài nghiên cứu này.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Tổng hợp cơ sở lý
thuyết về dịch vụ NHBL và NLCT dịch vụ NHBL của NHTM. Trình bày về phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích thực trạng NLCT về dịch vụ NHBL của Vietcombank.
Tác giả tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành nên NLCT trong dịch vụ ngân hàng
bán lẻ của ngân hàng Vietcombank một cách chi tiết. Sau đó, tác giả thực hiện phân
tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến để xác định nhóm yếu tố
quan trọng cấu thành NLCT mảng NHBL của Vietcombank. Thông qua phân tích
SWOT, tác giả trình bày chi tiết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyên
nhân nhằm nâng cao NLCT dịch vụ NHBL của Vietcombank.
Chương 5: Đề xuất và kiến nghị. Kiến nghị nhóm giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao NLCT của dịch vụ BHBL tại Vietcombank.


4


CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.

Giới thiệu sơ lược về Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank (01/04/1963) với tiền thân là “Cục Ngoại hối trực

thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Sau hơn 50 năm hoạt động, ngân hàng
Vietcombank hiện đang là NHTM có quy mô lớn nhất Việt Nam. Vietcombank có
mơ hình là mợt ngân hàng thương mại cổ phần, do NHNN nắm cổ phần lớn và chi phối
các quyết định chiến lược, trọng yếu (Năm 2018, Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cao nhất
77.11%; Mizuho Bank Ltd nắm giữ 15.00% và các cổ đông khác nắm giữ 7.89%).

Hình 2.1. Cơ cấu cổ đông của Vietcombank (2018)
Ngân hàng Vietcombank có mô hình quản trị gồm: Các công ty con, liên doanh,
liên kết (Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng thương mại, dịch vụ tài chính và bảo hiểm) đóng
vai trò và nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tài chính; Các công ty con, liên doanh, liên kết
(Bất động sản) cung cấp dịch vụ phi tài chính.


5

Hình 2.2. Mô hình quản trị của Vietcombank (2018)
Nằm trong định hướng, chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới thì mảng
dịch vụ ngân hàng bán lẻ là mợt phần quan trọng và được tập trung củng cố, phát
triển mở rộng. Trong thời gian qua, mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang đóng
góp với tỷ trọng ngày càng gia tăng và chiếm phần lớn trong tổng thu nhập và tài sản
của Vietcombank. Với sự tập trung đầu tư, mở rợng thì mảng dịch vụ ngân hàng bán
lẻ đang dần vượt qua mảng hoạt động kinh doanh bán buôn và trở thành trọng tâm
trong định hướng, chiến lược dài hạn của Vietcombank.

2.2.

Khái quát năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL của Vietcombank giai
đoạn 2012 – 2018
Vốn điều lệ của ngân hàng Vietcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở mức

1.57 lần từ 23.2 (nghìn tỷ đồng) và đạt 36.3 (nghìn tỷ đồng); bên cạnh đó, vốn CSH
cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng với mức tăng 1.5 lần từ 42.5 (nghìn tỷ đồng) đến
mức 63.9 (Nghìn tỷ đồng). Xét về quy mô vốn CSH, hiện Vietcombank đang xếp thứ
1 trong hệ thống các NHTM. Đây là một thành tựu rất đáng tự hào của Vietcombank
nhằm thể hiện tầm vóc, quy mô của một ngân hàng hàng đầu của Viêt Nam và trong
khu vực.


6

Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC KT của Vietcombank

Hình 2.3. Biểu đồ quy mô vốn CSH và vốn điều lệ 2012 – 2018

Kênh huy động và cho vay khách hàng luôn đóng góp vai trò quan trọng trong
việc hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, huy động tiền gửi tiết kiệm
hoặc tiền gửi có kỳ hạn từ khách hàng tăng trưởng 2.82 lần từ khoảng 284.4 nghìn tỷ
đồng lên đạt khoảng 802.2 nghìn tỷ đồng; đồng thời số dư nợ tín dụng cho vay tăng
2.68 lần từ khoảng 235.9 nghìn tỷ đồng lên đạt 632.6 nghìn tỷ đồng.
Kết quả huy động vốn: Cuối năm 2018, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn
của Vietcombank đạt đến con số 802.2 nghìn tỷ đồng, tương ứng mức tăng lên đến
13.2% so với năm trước. Trong đó, tiền gửi từ đối tượng khách hàng cá nhân đạt mức
421.8 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52.6% tiền gửi khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm và

tiền gửi có kỳ hạn đóng vai trò lớn nhất, chiếm khoảng 70% nguồn vốn hoạt động
của Vietcombank. Thị phần huy động của Vietcombank tiếp tục gia tăng, ở mức
khoảng 10% dựa trên nền tảng thương hiệu mạnh và khách hàng trung thành.


7

Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC kiểm toán Vietcombank

Hình 2.4. Biểu đồ ROA và ROE (2012 – 2018)

Trong 6 năm từ 2012 đến 2018, Vietcombank khơng chỉ hồn thành x́t sắc
các chỉ tiêu kinh doanh mà còn đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
chung, đặc biệt là công tác giảm rủi ro cho vay và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.
Các chỉ số thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh phổ biến là ROE, ROA ổn định,
tăng trưởng đều đặn và liên tục nằm trong top dẫn đầu của các NHTM trên thị trường
tài chính ngân hàng Việt Nam.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo khách hàng
(2013 -2018)

Chỉ tiêu
Theo

2013

2014

2015


2016

2017

2018

đối

tượng khách 332,245,598 422,203,780 500,528,267 590,451,344 708,519,717 802,222,944
hàng
Tiền gửi cá
nhân
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi tổ
chức
Tỷ trọng (%)

173,151,726 226,232,361 276,432,066 326,963,703 392,031,177 421,839,193
52.1%

53.6%

55.2%

55.4%

55.3%

52.6%


159,093,872 195,971,419 224,096,201 263,487,641 316,488,540 380,383,751
47.9%

46.4%

44.8%

44.6%

44.7%

47.4%

Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Vietcombank, BCTC & BCTN từ 2013 đến 2018


8
Theo bảng 2.1 về tỷ trọng tiền gửi huy động theo loại hình khách hàng, tỷ trọng
số dư tiền gửi huy động từ nhóm khách hàng cá nhân luôn ở mức cao (Hơn 52%) và
duy trì liên tục trong giai đoạn 2013 – 2018 so với tỷ trọng số dư tiền gửi huy động
từ nhóm khách hàng doanh nghiệp. Qua đó cho thấy xu hướng tập trung khai thác tiền
gửi tiết kiệm từ nhóm phân khúc khách hàng cá nhân vẫn là chiến lược kinh doanh
của Vietcombank. Xét về mảng huy động vốn thì Vietcombank vẫn đang tập trung
phát triển mảng huy động bán lẻ với khách hàng chính là cá nhân. Đây cũng chính là
chiến lược phát triển trong giai đoạn mới của Vietcombank nhằm hiện thực hóa mục
tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Kết quả tín dụng cho vay: Tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng Vietcombank
tính đến cuối năm 2018 đạt mức 632.6 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng 16.4%
so với năm trước. Hiện Vietcombank đang duy trì vị thế cho rất tốt trên thị trường

với khoảng 9% thị phần. Vietcombank có xu hướng gia tăng dư nợ cho vay bán lẻ
(Chiếm 37.3%); trong đó gia tăng số dư nợ cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ lệ 46%
tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.2. Chỉ số tài chính của Vietcombank (2012 – 2018)

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Số tổng tài sản bên Có

414,670

468,994

576,989

674,395


787,907

1,035,293

1,072,983

Vốn chủ sở hữu

42,489

42,536

43,498

45,172

48,101

52,558

63,889

Vốn của TCTD

23,174

32,421

32,421


32,421

36,003

36,322

36,332

Huy động khách hàng

284,415

332,245

422,204

500,528

590,451

708,520

802,223

Dư nợ cho vay

235,989

267,863


316,289

378,542

460,808

543,434

632,633

LN trước thuế

5,761

5,743

5,876

6,827

8,523

11,341

18,300

LN sau thuế

4,425


4,377

4,611

5,332

6,851

9,111

14,658

ROA

1.13%

1.13%

0.99%

0.88%

0.85%

0.88%

1.37%

ROE


12.61%

12.61%

10.33%

10.76%

12.03%

17.33%

22.94%

Đơn vị: %/ Tỷ đồng
Nguồn: BCTC kiểm toán của Vietcombank


9

Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC KT của Vietcombank

Hình 2.5. Biểu đồ tổng tài sản (2012 – 2018)

Trong giai đoạn năm 2012 – năm 2018, số dư tổng tài sản của Vietcombank
tăng trưởng gần 2.59 lần, từ mức 414.7 ngàn tỷ đồng lên đạt 1,072.9 ngàn tỷ đồng.
Vietcombank hiện đang xếp vị trí thứ 2 trong hệ thống NHTM sau Vietinbank về quy
mô Tổng tài sản.

Chỉ tiêu
Dư nợ theo

Bảng 2.3. Tỷ trọng dư nợ theo loại hình khách hàng
2013

2014

2015

2016

2017

2018

loại KH

274,314,209 323,332,037 387,722,937 460,808,468 543,434,460 632,632,508

Doanh nghiệp

133,605,161 168,126,871 205,887,662 226,055,177 236,037,505 237,541,810

Tỷ trọng (%)

48.7%

52.0%


37,258,614

51,754,732

13.6%

16.0%

53.1%

49.1%

43.4%

37.5%

Cá nhân. hộ
gia đình
Tỷ trọng (%)
Khác

78,384,841 116,463,257 177,778,008 236,216,207
20.2%

25.3%

32.7%

37.3%


103,450,434 103,450,434 103,450,434 118,290,034 129,618,947 158,874,491

Tỷ trọng (%)

37.7%

32.0%

26.7%

25.7%

23.9%

25.1%

Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Vietcombank, BCTC & BCTN từ 2013 đến 2018

Theo bảng 2.2, tỷ trọng số dư nợ cho vay phân loại theo nhóm khách hàng, thì
dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh có sự tăng trưởng mạnh và
duy trì liên tục trong giai đoạn 2013 – 2018 từ mức 13.6% lên mức 37.3%. Trong khi
đó, số dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm dần từ mức cao nhất là 53.1% năm 2015


10
xuống mức 37.5% trong năm 2018. Qua đó cho thấy xu hướng dịch chuyển mục tiêu
từ nhóm phân khúc khách hàng doanh nghiệp sang khách hàng bán lẻ (cá nhân và hộ
gia đình) trong những năm gần đây. Do đó, vấn đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh về
dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Vietcombank trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trong

mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay đóng vai trò quan trọng và cấp thiết.
Kết quả hoạt động phi tín dụng: Vietcombank luôn dẫn đầu thị trường ngân
hàng thương mại trong nước về việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế và tài
trợ thương mại với thị phần lên đến 16.3% trên tổng thị phần nhờ vào nền tảng và
quan hệ thân thiết với các khách hàng là các công ty xuất-nhập khẩu hàng đầu Việt
Nam. Bên cạnh đó, Vietcombank có lợi thế rất lớn khi có quan hệ ngân hàng đại lý
(RMA) rộng khắp với hơn 2000 ngân hàng lớn trên khắp thế giới. Ngoài ra, các sản
phẩm, dịch vụ thẻ cũng là mảng kinh doanh dẫn đầu thị trường của Vietcombank.
Trong đó, ngân hàng Vietcombank hiện đang sở hữu lên đến 28% thị phần thẻ tín
dụng, 15% thị phần thẻ ghi nợ và 45% thị phần về doanh số thanh toán thông qua thẻ
tín dụng. Ngân hàng Vietcombank có được thành tựu này do Vietcombank là đối tác
chiến lược, uy tín đồng hành với các tổ chức thẻ quốc tế (China Union Pay, Master,
Visa, JCB, Amex,…) và sở hữu mãng lưới ATM lớn nhất với hơn 2,400 máy ATM và
hơn 47,000 máy POS trên toàn quốc.
2.3.

Tình hình nghiên cứu trước đây
Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (2012)” của tác giả Đào Lê Kiều Oanh
trường Đại học Ngân Hàng TPHCM đã hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về dịch vụ
ngân hàng bán buôn và bán lẻ; đồng thời đi sâu vào đánh giá, phân tích thực trạng,
tiềm năng phát triển dịch vụ bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng BIDV, những thành
tựu, hạn chế trong những năm 2006 -2010, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch
vụ bán lẻ tại BIDV trong giai đoạn đến năm 2020.
Ngoài ra, còn một số các công trình nghiên cứu khác, đa phần tập trung vào
phân tích, đánh giá hoạt động NHBL và đưa ra các nhóm giải pháp thiết thực nhằm
phát triển mảng dịch vụ NHBL tại các NHTM tại Việt Nam mà chưa tập trung vào
phân tích NLCT về dịch vụ NHBL của NHTM tại một ngân hàng cụ thể. Trong khi
đó, việc nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL là một vấn đề còn đang gây tranh

cãi, cấp thiết và quan trọng đối với các NHTM trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày


11
nay. Do đó, thông qua bài nghiên cứu này tác giả mong muốn tóm tắt khung lý thuyết
cơ bản về năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL; từ đó đánh giá phân tích thực trạng về
NLCT dịch vụ NHBL của Vietcombank và đề xuất, kiến nghị các nhóm giải pháp
thiết thực, hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực tranh mảng dịch vụ này của
Vietcombank trong thời gian tới.
Tóm tắt chương 2: “Bài nghiên cứu nêu khái quát về quá trình hình thành,
phát triển và đặc biệt là kết quả hoạt động kinh doanh NHBL của Vietcombank trong
thời gian gần đây và chiến lược trong thời gian tới. Trên cơ sở phân tích năng lực
cạnh tranh của Vietcombank trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Cho vay, huy
động,..) cho thấy Vietcombank đã, đang và sẽ định hướng chú trọng phát triển mảng
khách hàng bán lẻ với mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam trong năm 2020.”


12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.

Cơ sở lý thuyết về NLCT dịch vụ NHBL của NHTM

3.1.1. Năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến nhiều trong các công trình
nghiên cứu trước đây chủ yếu đề cập đến loại hình doanh nghiệp kinh doanh thuần
túy, trong khi đó, đối với loại hình ngân hàng thì chưa phổ biến. Tuy nhiên, một số
tác giả cho rằng “Năng lực cạnh tranh mảng dịch vụ NHBL là tập hợp của một hoặc

một nhóm các ́u tớ giúp NHTM có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng
cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp SME tớt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Nhờ có năng lực cạnh tranh, ngân hàng có thể đạt được lợi nhuận cao hơn, thu hút
được nhiều khách hàng hơn, có được những khách hàng trung thành, hoặc đạt được
vị thế mạnh hơn trên thị trường. Một sản phẩm hàng hoá nói chung được coi là có
năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về giá cả, chất
lượng, kiểu dáng, tính năng, thương hiệu,... so với những sản phẩm hàng hoá cùng
loại.”
3.1.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh
Để tăng cường năng lực cạnh tranh yêu cầu xác định các nhân tố đầu vào để
giúp cho doanh nghiệp đạt được vị thế tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường. Do đó, việc xác định lợi thế cạnh tranh cũng tương đương với việc xác định
các nguồn lực cải tiến. Wheelright (1984) xác định bốn yếu tố chiến lược bao gồm
chi phí thấp, chất lượng hàng hóa dịch vụ, Khả năng đáp ứng tiếp cận khách hàng và
sự linh hoạt. Lợi thế cạnh tranh đạt được theo Passemard và Kleiner (2000) từ năm
nguồn lực cải tiến bao gồm: Công nghệ mới, sự cái tiến về nhu cầu hoặc nhu cầu mới,
phát sinh khân khúc mới, sự thay đổi chi phí và sự thay đổi của quy trình. Bên cạnh
đó, Helms (1996) xem xét rằng chất lượng và năng suất chính là các vũ khí chiến
lược giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Ông tranh luận rằng các doanh
nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc gia tăng chất lượng và hỗ trợ sản xuất,
nếu không họ sẽ đánh mất thị phần. Gần đây, Cardy và Selvarajan (2006) xem xét về
năng lực như là mợt ́u tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh. Khái niệm về năng lực
được xác định bởi Hitt và cộng sự (2005) như là một sự kết hợp giữa các nguồn lực


13
và khả năng của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu thực nghiệm của Molina và cộng
sự (2004), tác giả đã tham khảo các bài nghiên cứu khác và kết luận rằng năng lực
cạnh tranh được tiếp cận một cách khác nhau. Lý thuyết nguồn lực nền tảng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng đến từ các nguồn lực bên trong để duy trì lợi thế cạnh tranh

bền vững; có mối tương quan tích cực giữa những nguồn lực vơ hình (Nghiên cứu và
phát triển, sở hữu trí tuệ, thương hiệu,…) đối với lợi thế cạnh tranh; người quản lý
đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh. Tác giả đã sử
dụng các nhóm yếu tố sau để xác định năng lực cạnh tranh của cấp độ doanh nghiệp
gồm: Năng lực tài chính (Gồm các yếu tố doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, năng
lực quản trị tài chính,…); Chất lượng và sự đa dạng sản phẩm dịch vụ; Chất lượng
nguồn nhân lực; Sự cải tiến về khoa học công nghệ, Khả năng đáp ứng và tiếp cận
khách hàng và Sự uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.
3.1.2.1.

Năng lực tài chính

a. Vớn chủ sở hữu và hệ sớ an tồn vớn tới thiểu (CAR)
Trong bối cảnh hoạt đợng kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam
đang ngày càng phát triển, mở rộng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì yêu
cầu về việc đảm bảo an tồn trong hoạt đợng kinh doanh của ngân hàng càng được
chú trọng và kiểm sốt chặt chẽ. Bởi vì hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò
huyết mạch đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, cũng như sự tăng trưởng
hài hòa, bền vững của nền kinh tế. Chỉ cần một ngân hàng thuơng mại trong hệ thống
xảy ra sự cố thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của cả hệ thống tài
chính vĩ mô. Một trong những chỉ số đại diện cho năng lực tài chính và quan trọng
nhất của mỡi ngân hàng thương mại để có thể chống chịu với rủi ro đó chính là vốn
chủ sở hữu. Ngân hàng nào có vốn chủ sở hữu càng cao thì càng có năng lực tài chính
tốt và chống chịu với những biến động của thị trường và những rủi ro đến từ hoạt
động kinh doanh. Vốn điều lệ chiếm một phần lớn trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của
mỗi NHTM. Theo quy định hiện hành, vốn điều lệ của mỗi ngân hàng thương mại
do bản thân ngân hàng quản lý, kiểm soát đảm bảo mức vốn pháp định. NHTM được
phép tăng vốn điều lệ khi phát sinh các giao dịch đặc biệt như tăng số vốn góp của
cổ đơng bằng cách phát hành thêm cổ phần và được sự chấp thuận của NHNN.NHNN
kiểm sốt an tồn trong hoạt đợng kinh doanh của NHTM bằng cách quy định tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu (CAR) không thấp hơn mức 8% căn cứ theo Hiệp ước Basel.


14
Hệ số CAR theo Basel được tính theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có rủi ro và
hiện đang được các NHTM gấp rút triển khai áp dụng theo quy định của NHNN cũng
như nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ số này đối với việc kiểm sốt
an tồn hoạt đợng kinh doanh.
b. Chất lượng tài sản có
Chỉ tiêu chất lượng tài sản có thể hiện đặc tính của các khoản mục nằm bên
trái của bảng cân đối kế toán của ngân hàng; các khoản mục này là các khoản đầu tư,
cho vay góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng nhưng đi kèm với đó là rủi
ro trong quá trình hoạt đợng. Mợt bảng cân đối tài sản có chất lượng khi các khoản
mục cho vay, đầu tư được kiểm sốt rủi ro mợt cách chặt chẽ, hiệu quả. Rủi ro của
ngân hàng được phân chia thành nhiều loại bao gồm rủi ro hoạt động, rủi ro thanh
khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động,... nhưng trong đó rủi ro phổ biến nhất và chiếm
tỷ trọng lớn nhất chính là rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến khoản mục cho vay
khách hàng. Rủi ro tín dụng dẫn đến nguy cơ phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, từ đó
ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng do việc trích lập dự phịng và các chi phí
phát sinh trong cơng tác thu hồi nợ. Để có thể kiểm sốt rủi ro tín dụng, mỡi ngân
hàng cần đề ra chiến lược và giải pháp thiết thực trong công tác quản lý, kiểm soát
trước và sau khi cho vay. Cụ thể, trước khi cho vay, ngân hàng cần thẩm định chặt
chẽ thơng tin pháp lý, tình hình tài chính của khách hàng đủ đáp ứng điều kiện cho
vay, thực hiện thẩm định, kiểm tra chéo bởi nhiều phòng ban khác nhau trước khi cho
vay. Sau cho vay, ngân hàng vẫn cần tiếp tục theo dõi, kiểm sốt tình hình tài chính,
kinh doanh của khách hàng định kỳ, cùng với đó công tác nhận biết, cảnh báo sớm
rủi ro đến từ khách hàng là một động tác cần thiết để ngăn chặn sớm rủi ro hoặc giảm
thiểu thiệt hại khi rủi ro phát sinh. Sissy (2016), Kotler (2013) nghiên cứu về rủi ro
của NHTM đã sử dụng chỉ số Z-Score để đo lường mức độ rủi ro. Nếu Z-score càng
lớn thì rủi ro là càng thấp và chứng tỏ năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng tốt và

ngược lại. Công thức đo lường Z-score như sau:
𝒁 − 𝑺𝒄𝒐𝒓𝒆 =
c. Khả năng huy động vốn

̅̅̅̅̅̅
𝑬/𝑨
𝑹𝑶𝑨 + ̅̅̅̅̅̅
𝝈𝑹𝑶𝑨


×