Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Quản lý tài chính trường trung học cơ sở thụy phương, bắc từ liêm, hà nội luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.33 KB, 53 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

HỒNG HỒI LINH
LỚP: CQ54/01.04

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THỤY PHƢƠNG BẮC TỪ LIÊM, HÀ Nội

Chuyên ngành : Tài Chính Cơng
Mã số

: 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS BÙI TIẾN HANH

HÀ NỘI – 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt ngiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp



Hoàng Hoài Linh

Hoàng Hoài Linh

i

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

GD – ĐT

Giáo dục – đào tạo

HĐND


Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

QLTC

Quản lý tài chính

TC – KH

Tài chính – Kế hoạch

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân


Hoàng Hoài Linh

ii

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CƠNG LẬP ................................................ 3
1.1. Tài chính trƣờng trung học cơ sở công lập ............................................. 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm trƣờng trung học cơ sở công lập ................ 3
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tài chính trƣờng trung học cơ sở công lập ...... 3
1.1.3. Nguồn tài chính tại trƣờng trung học cơ sở cơng lập ....................... 4
1.1.4. Nội dung sử dụng nguồn tài chính tại trƣờng trung học cơ sở công lập. 4
1.2. Quản lý tài chính tại trƣờng trung học cơ sở cơng lập ........................... 6
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài chính tại trƣờng trung học cơ
sở cơng lập .................................................................................................. 6
1.2.2. Lập dự toán thu, chi tại trƣờng trung học cơ sở cơng lập ................. 6
1.2.3. Chấp hành dự tốn thu, chi tại trƣờng trung học cơ sở .................... 9
1.2.4. Quyết tốn thu, chi tại trƣờng trung học cơ sở cơng lập .................. 9

1.2.5. Kết quả hoạt động tài chính tại trƣờng trung học cơ sở công lập ... 11
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ THỤY PHƢƠNG, BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI .......................... 13
2.1. Khái quát trƣờng trung học cơ sở Thuỳ Phƣơng .................................. 13
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................... 13
2.1.2. Tổ chức bộ máy .............................................................................. 14
2.1.3. Quy mô trƣờng, lớp và học sinh ..................................................... 16
2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng trung học cơ sở Thuỳ Phƣơng ... 17
Hoàng Hoài Linh

iii

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2.2.1. Lập dự tốn thu, chi tại trƣờng trung học cơ sở Thụy Phƣơng ...... 17
2.2.2. Chấp hành dự toán thu, chi tại trƣờng trung học cơ sở Thụy Phƣơng
................................................................................................................... 19
2.2.3. Quyết toán thu, chi tại trƣờng trung học cơ sở Thụy Phƣơng ........ 24
2.2.4. Kết quả hoạt động tài chính tại trƣờng trung học cơ sở Thụy
Phƣơng ...................................................................................................... 24
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý tài chính của trƣờng trung học cơ sở
Thuỳ Phƣơng ................................................................................................ 25
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 25
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế và bất cập ....................................... 29
Chƣơng 3: HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ THỤY PHƢƠNG...................................................................... 31
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý tài chính của trƣờng trung học cơ sở
đến năm 2025 ............................................................................................... 31
3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển trƣờng trung học cơ sở Thuỳ Phƣơng.... 31
3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý tài chính trƣờng trung học cơ sở
Thuỳ Phƣơng............................................................................................. 32
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trƣờng trung học cơ sở
Thụy Phƣơng ................................................................................................ 33
3.2.1. Các giải pháp................................................................................... 33
3.2.2 Các kiến nghị thực hiện giải pháp ................................................... 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ vi

Hoàng Hoài Linh

iv

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nguồn tài chính của đơn vị.............................................................. 20
Bảng 2.2. Số học sinh và giáo viên của nhà trƣờng ........................................ 21
Bảng 2.3. Tình hình chi tiêu của đơn vị .......................................................... 23

Hồng Hoài Linh


v

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Hồng Hồi Linh

Học viện Tài chính

1

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Qua thực tế tìm hiểu về cơng tác quản lý tài chính tại trƣờng THCS
Thụy Phƣơng cho thấy nhiều bất cập (về nguồn thu và nhiệm vụ chi…). Thực
trạng đó đặt ra câu hỏi : Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, nhu
cầu chi tiêu nội bộ ngày càng tăng thì việc quản lý các khoản chi nhƣ thế nào
để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất? Từ mong muốn tìm ra nguyên nhân để lý giải
vấn đề đó,…: tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý tài chính tại trƣờng
THCS Thụy Phƣơng”.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Quản lý tài chính tại trƣờng THCS
Thụy Phƣơng” nhằm trả lời các câu hỏi: Thế nào là quản lý tài chính?;
Trƣờng THCS Thụy Phƣơng đang có những tồn tại nào trong công tác thực
hiện thu, chi?; Đứng từ góc độ quản lý tài chính cơng cần phải làm gì để tháo
gỡ những vƣớng mắc, khó khăn của trƣờng THCS Thụy Phƣơng nhằm nâng
cao hoạt động quản lý thu, chi của trƣờng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản lý tài chính tại các trƣờng THCS công lập.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn:
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản
lý các nguồn thu và quản lý các nội dung chi theo quy trình NSNN, quản lý
kết quả hoạt động tài chính tại trƣờng THCS cơng đƣợc nhà nƣớc đảm bảo
chi phí hoạt động thƣờng xuyên.
Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu tại trƣờng THCS Thuỳ
Phƣơng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội; thực trạng nghiên cứu trong giai đoạn

Hoàng Hoài Linh

1

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2017 - 2019 và phƣơng hƣớng, giải pháp nghiên cứu áp dụng cho giai

đoạn 2021 - 2025.
4. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận văn
Nguồn dữ liệu bao gồm: Nguồn dữ liệu dạng số và là các thông tin từ
khảo sát, phỏng vấn ...
Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn:
Ngoài phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng để nghiên cứu luận văn là
phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì luận văn cịn sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu sử dụng để nghiên cứu viết nội
dung thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng THCS Thụy Phƣơng.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các kết quả sử dụng để nghiên cứu viết
nội dung đánh giá chung thực trạng quản lý tài chính của trƣờng THCS Thụy
Phƣơng.
Phƣơng pháp so sánh sử dụng để nghiên cứu nội dung thực trạng quản
lý tài chính giữa dự tốn và thực hiện.
5. Kết cấu chi tiết của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục… và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CƠNG LẬP
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỲ PHƢƠNG, BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI
Chương 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỲ PHƢƠNG, BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Hoàng Hoài Linh

2

CQ54/01.04



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ CƠNG LẬP
1.1. Tài chính trƣờng trung học cơ sở công lập
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm trường trung học cơ sở công lập
1.1.1.1. Khái niệm
Trƣờng THCS công lập là pháp nhân do Nhà nƣớc thành lập, thực hiện
chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhằm
phục vụ quản lý nhà nƣớc và sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.
1.1.1.2. Đặc điểm
Trƣờng THCS là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, trên
Tiểu học (cấp 1) và dƣới Trung học phổ thơng (cấp 3), đƣợc bố trí tại từng xã,
phƣờng, thị trấn. Trƣờng THCS gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, thông
thƣờng bắt đầu từ năm 11 đến năm 14 tuổi. Đây cũng là một cấp học phổ cập,
một cấp học bắt buộc để cơng dân có thể có một nghề nghiệp nhất định. Tốt
nghiệp cấp II có thể học trung cấp nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà
không cần học tiếp bậc Trung học phổ thơng.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tài chính trường trung học cơ sở cơng lập
1.1.2.1. Khái niệm
Tài chính trƣờng THCS công lập là các hoạt động thu, chi bằng tiền
do nhà nƣớc tiến hành để thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.1.2.2. Đặc điểm
Hoạt động thu, chi NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính
trị của nhà nƣớc, và việc thực hiện các chức năng của nhà nƣớc, đƣợc nhà

nƣớc tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó
thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi NSNN.

Hoàng Hoài Linh

3

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

NSNN ln gắn chặt với sở hữu nhà nƣớc, ln chứa đựng những lợi
ích chung, lợi ích cơng cộng.
Hoạt động thu, chi NSNN đƣợc thực hiện theo ngun tắc khơng hồn
trả là chủ yếu.
1.1.3. Nguồn tài chính tại trường trung học cơ sở cơng lập
Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp chi thƣờng xuyên trên cơ sở số lƣợng
ngƣời làm việc và định mức phân bổ dự tốn đƣợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt;
Nguồn thu khác theo quy định; các khoản thu hộ, chi hộ là các khoản
thu từ học sinh và chi luôn cho học sinh nhƣ: tiền gửi xe, tiền ăn bán trú của
học sinh, tiền nƣớc uống,...
Ngân sách nhà nƣớc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khơng thƣờng
xun nhƣ: kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn
vị…
Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật: Trong các hoạt

động xây dựng cơ bản đƣợc các tổ chức, đơn vị tài trợ; hội phụ huynh tài trợ
cho các hoạt động của nhà trƣờng,...

1.1.4. Nội dung sử dụng nguồn tài chính tại trường trung học cơ sở cơng lập
Q trình sử dụng NSNN chỉ đƣợc thực hiện khi đã có trong dự tốn
ngân sách đƣợc giao, đƣợc hiệu trƣởng quyết định chi và đáp ứng điều kiện
sau:
Chi thƣờng xuyên: Đơn vị đƣợc chủ động sử dụng các nguồn tài
chính nhƣng khơng đƣợc phép chi vƣợt mức quy định. Nội dung chi đƣợc quy
định cụ thể nhƣ sau:
Chi thường xuyên = Chi thanh toán cá nhân + Chi hoạt động dạy và học
- Chi thanh toán cá nhân:
Chi thanh toán cá nhân = Chi lương + Chi khoản đóng góp theo lương

Hồng Hồi Linh

4

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

+ Chi có các khoản bổ sung thu nhập khác (nếu có)
Đơn vị chi trả tiền lƣơng theo lƣơng ngạch, bậc, chức vụ và các khoản
phụ cấp do Nhà nƣớc quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nƣớc
điều chỉnh tiền lƣơng, đơn vị tự bảo đảm tiền lƣơng tăng thêm từ các nguồn
theo quy định; (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp bổ sung nếu

trƣờng hợp còn thiếu). Các khoản chi khác theo lƣơng bao gồm một số khoản
chi cho BHXH, BHYT,....
- Chi hoạt động dạy và học:
Chi hoạt động dạy và học = Số học sinh trong trường × Định mức
phân bổ cho từng học sinh
Căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị
đƣợc quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhƣng tối đa
không vƣợt quá mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Bao
gồm các khoản chi các dịch vụ mua ngoài, chi tiền văn phòng phẩm, tiền điện,
tiền nƣớc, vệ sinh mơi trƣờng, mua vật tƣ văn phịng, dịch vụ cơng cộng, cơng
tác phí, hội nghị phí, thơng tin liên lạc, tuyên truyền, cƣớc phí điện thoại mua
sắm các thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động dạy và học, chi sửa
chữa thƣờng xuyên,....
Chi nhiệm vụ không thƣờng xuyên:
Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và pháp
luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí theo quy định bao gồm kinh phí
thực hiện tinh giảm biên chế; vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; kinh phí mua sắm
sữa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi khơng thƣờng xun khác thì
cấp trên chủ quản giao dự toán cho đơn vị theo quy định hiện hành. Nếu sử
dụng cịn thừa thì đơn vị phải nộp lại cho NSNN.

Hoàng Hoài Linh

5

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

1.2. Quản lý tài chính tại trƣờng trung học cơ sở cơng lập
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài chính tại trường trung học cơ sở
cơng lập
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý tài chính là việc sử dụng các biện pháp, cách thức làm nhƣ thế
nào để đảm bảo hoạt động thu, chi ngân sách trong nhà trƣờng đƣợc tiến hành
thơng suốt và có hiệu quả nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đào tạo mà
Nhà nƣớc đã giao.
1.2.1.2. Nguyên tắc
- Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; hoạt động dịch vụ phải phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, khả năng chuyên mơn và tài chính của đơn vị.
- Cơng khai, dân chủ.
- Quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lí
cấp trên trực tiếp và trƣớc pháp luật; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân.
1.2.2. Lập dự toán thu, chi tại trường trung học cơ sở công lập
Đây là khâu đầu tiên trong việc quản lý tài chính, do đó việc lập dự
tốn phải gắn liền với việc lập kế hoạch về các hoạt động của nhà trƣờng
trong một năm ngân sách.
Trƣớc ngày 20 tháng 7, theo hƣớng dẫn của UBND quận, các trƣờng
THCS lập dự tốn chi ngân sách gửi phịng TC-KH để xem xét, tổng hợp.
Nguyên tắc lập dự toán: Nhà trƣờng có nhiệm vụ lập dự tốn và đƣợc
hiệu trƣởng ký tên và đóng dấu thì dự tốn mới có giá trị pháp lý. Dự toán
vừa phải đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ vừa thể hiện đƣợc yêu cầu tiết kiệm.
Các căn cứ để lập dự tốn:

Hồng Hồi Linh


6

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Lập dự tốn hằng năm phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động sự
nghiệp và mức thu do Nhà nƣớc quy định của đơn vị và số ngân sách nhà
nƣớc cấp cho đơn vị hàng năm. Bên cạnh đó cần phải căn cứ theo các nội
dung sau:
- Hƣớng dẫn của UBND quận.
- Các chính sách; chế độ tiền lƣơng; nghị quyết, định mức chi tiêu, định
mức phân bổ của HĐND thành phố trong từng giai đoạn.
Tình hình thực hiện dự tốn thu, chi trong 6 tháng đầu năm và dự

-

kiến cả năm hiện hành; kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; những khó
khăn, vƣớng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính
sách, chế độ chi tiêu và đề xuất biện pháp xử lý.
Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính tốn, chi
tiết theo từng nội dung thu, chi gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
của kế hoạch chi ngân sách 03 năm, đặc biệt là phù hợp với định hƣớng phát
triển và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ
tƣớng Chính phủ và UBND quận, giải thích rõ sự cần thiết phải ƣu tiên chi
tiêu cơ sở và chi tiêu mới để gửi phòng TC-KH xem xét tổng hợp gửi UBND

quận phê duyệt.
Quy trình lập dự tốn:
(1)

Phịng TC – KH hƣớng dẫn giao số kiểm tra.

(2)

Nhà trƣờng lập dự toán gửi lên phịng TC – KH.

(3)

Sau đó phịng TC – KH và nhà trƣờng sẽ thảo luận về bản dự toán

để đi đến thống nhất về bản dự tốn cuối cùng.
(4)

Phịng TC – KH gửi cho UBND quận để trình lên UBND thành phố.

(5) Sau khi có quyết định từ UBND thành phố xuống UBND quận
quyết định giao phân bổ dự tốn cho nhà trƣờng.
Phƣơng pháp lập dự tốn:

Hồng Hồi Linh

7

CQ54/01.04



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Chuẩn bị: Nắm bắt tình hình, phân tích, đánh giá việc thu, chi và kết
quả hoạt động của năm trƣớc; xác định phƣơng hƣớng và những biến động
của năm kế hoạch; các chỉ tiêu cơ bản (số học sinh, số lớp); các chỉ tiêu điều
kiện (biên chế, cơ sở vật chất, tài chính); kế hoạch nguồn tài chính (ngân sách
nhà nƣớc, nguồn thu sự nghiệp, đóng góp của nhân dân,..)
- Xây dựng dự toán: Nhằm xây dựng đƣợc sự cân đối giữa yêu cầu và
khả năng của nguồn tài chính, bám sát các chỉ tiêu cơ bản, các định mức thu,
chi theo mục lục NSNN. Dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị đƣợc xác định
nhƣ sau:
Kinh phí hoạt động của đơn vị = Chi thường xuyên+ Chi không
thường xuyên
Thông thƣờng các khoản chi thƣờng xuyên là kinh phí thực hiện tự chủ
Chi thƣờng xuyên = ∑ Chi thanh toán cá nhân + ∑ Chi hoạt động dạy
và học
Trong đó:
∑ Chi thanh tốn cá nhân = Chi lƣơng + Các khoản trích nộp theo lƣơng
Chi lƣơng = Số biên chế giáo viên × hệ số lƣơng, ngạch, bậc, phụ cấp ×
Mức lƣơng × 12 tháng (số biên chế có thể là biên chế định mức hoặc biên chế
thực tế)
Các khoản trích nộp theo lƣơng = Tỷ lệ % theo quy định × Tổng lƣơng
∑ Chi hoạt động dạy và học = Số học sinh trong trƣờng × Định mức
phân bổ cho từng học sinh
Đối với chi thƣờng xuyên: Bảo đảm đúng chế độ, định mức chi NSNN,
ƣu tiên cho các chính sách gắn với thực hiện mục tiêu trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm sau.
Chi không thƣờng xuyên đƣợc xây dựng dựa trên các nhiệm vụ không

thƣờng xuyên của đơn vị trong năm ngân sách.

Hoàng Hoài Linh

8

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.2.3. Chấp hành dự toán thu, chi tại trường trung học cơ sở
Chấp hành dự tốn là một trong ba khâu của chu trình ngân sách: đó là q
trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính nhằm thực hiện các chỉ
tiêu thu, chi ghi trong bản dự toán năm của nhà trƣờng trở thành hiện thực.
Sau khi dự toán đƣợc cấp trên xét duyệt, kế toán nhà trƣờng phải trình
Hiệu trƣởng nhà trƣờng xét duyệt để phân phối kinh phí cho từng phần cơng
việc cụ thể và thơng báo cho từng bộ phận của nhà trƣờng thực hiện.
Phải đảm bảo tiến độ chi tiêu, phải đi đôi với việc thực hiện tiến độ công
tác chuyên môn. Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách; sử dụng
minh bạch nguồn tài chính. Đối với các khoản ngân sách cấp, học phí phải
đƣợc thực hiện theo đúng dự tốn. Với các khoản chi phải đƣợc thực hiện
theo nội dung, định mức chi.
Chủ tài khoản là hiệu trƣởng có trách nhiệm kiểm sốt chung. Kế tốn có
trách nhiệm kiểm sốt; phối hợp; thực hiện hạch toán, kế toán; ghi chép, báo cáo
với cơ quan tài chính định kì; thực hiện giao dịch với kho bạc, ngân hàng để rút
tiền về chi cho đơn vị. Bên cạnh đó kế tốn cịn phải theo dõi diễn biến thu, chi;
tham mƣu cho hiệu trƣởng để từ đó có quyết định cho tiêu hợp lí.

Đối với các khoản chi phát sinh theo tháng phải đảm bảo:
(1) Có trong dự tốn.
(2) Đúng theo quy định của Nhà nƣớc hoặc theo Quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị.
(3) Có đầy đủ chứng từ, hóa đơn.
(4) Đƣợc chuẩn chi của hiệu trƣởng.
1.2.4. Quyết toán thu, chi tại trường trung học cơ sở cơng lập
Quyết tốn ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách.
Đó là việc tổng hợp lại tồn bộ q trình thực hiện dự tốn ngân sách khi năm
ngân sách kết thúc.

Hồng Hồi Linh

9

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Báo cáo tài chính của đơn vị bao gồm;
+) Bảng cân đối kế toán
+) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
+) Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Kết thúc năm ngân sách thì nhà trƣờng phải lập báo cáo tài chính theo
mẫu quy định gửi cho phịng TC – KH xem xét, thẩm tra, báo cáo. Sau khi
thẩm tra sẽ ra thơng chi phê duyệt quyết tốn của UBND quận.

Trƣờng THCS công lập là đơn vị dự tốn cấp dƣới có trách nhiệm phải
lập, nộp báo cáo tài chính – quyết tốn ngân sách q, năm cho đơn vị kế tốn
cấp trên, cơ quan tài chính.
Tổ chức lập báo cáo tài chính – quyết tốn ngân sách:
- Báo cáo tài chính của trƣờng học phải đƣợc lập theo chế độ hiện hành
và kế toán là ngƣời chịu trách nhiệm tham mƣu. Lập báo cáo số liệu để đảm
bảo về thời gian và sự chính xác cho việc lập báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính – quyết toán ngân sách phải đƣợc lập theo đúng biểu
mẫu, phản ánh đầy đủ nhất các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn,
nộp đúng thời hạn và đầy đủ.
- Báo cáo tài chính – quyết tốn ngân sách dùng để tổng hợp tình hình
tiếp nhận tài sản và sử dụng kinh phí của Nhà nƣớc, tình hình thu – chi và kết
quả hoạt động là căn cứ quan trọng giúp cho các cơ quan nhà nƣớc, hiệu
trƣởng nhà trƣờng có thể giám sát các hoạt động của nhà trƣờng.
- Hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo tài chính - quyết tốn ngân sách phải
phù hợp với chỉ tiêu dự tốn năm tài chính để có thể thực hiện so sánh giữa số
dự toán và số thực hiện giữa các kỳ với nhau. Báo cáo quyết toán của đơn vị
phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với

Hoàng Hoài Linh

10

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Số liệu quyết toán chi thƣờng xuyên
NSNN của đơn vị sử dụng phải đối chiếu, xác nhận với KBNN nơi giao dịch.
- Báo cáo tài chính – quyết tốn ngân sách phải đảm bảo sự trung thực,
khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi của đơn vị
cũng nhƣ tình hình sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị.
- Các khoản dự toán chi thƣờng xuyên NSNN, bao gồm cả các khoản bổ
sung trong năm, chƣa đƣợc thực hiện hoặc chƣa chi hết phải hủy bỏ, trừ các
trƣờng hợp đƣợc chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện sau khi hết
thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.
- Số dƣ tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị mở tại
KBNN đến cuối ngày 31 tháng 12 đƣợc tiếp tục thanh toán trong thời gian
chỉnh lý quyết toán. Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán cịn dƣ, thì phải nộp
trả NSNN, trừ trƣờng hợp đƣợc chuyển nguồn sang năm sau theo quy định.
1.2.5. Kết quả hoạt động tài chính tại trường trung học cơ sở công lập
Thông thƣờng các trƣờng THCS công lập là đơn vị sự nghiệp đƣợc Nhà
nƣớc đảm bảo chi thƣờng xuyên. Sau khi hạch tốn đầy đủ các khoản chi phí,
nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc khác theo quy định, phần
chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thƣờng xuyên, đơn vị đƣợc sử dụng theo
trình tự nhƣ sau:
- Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lƣơng
ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lƣơng do Nhà nƣớc quy định;
- Trích lập Quỹ khen thƣởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 01 tháng
tiền lƣơng, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại sau khi đã trích lập các quỹ
theo quy định đƣợc bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Hoàng Hoài Linh


11

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Trƣờng hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ
tiền lƣơng ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị đƣợc quyết định
sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác.
Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
Quy chế chi tiêu nội bộ là thực hiện chế độ dân chủ của đơn vị sự
nghiệp, quy chế đƣợc thảo luận cơng khai và có ý kiến đóng góp của cán bộ
công nhân viên trong đơn vị, thực hiện quy chế nhằm tạo quyền chủ động
trong việc quản lý chi tiêu tài chính của thủ trƣởng, tạo quyền chủ động và
khuyến khích cán bộ, viên chức trong đơn vị hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu
trong đơn vị đƣợc công bằng và thống nhất, khuyến khích tăng thu tiết kiệm
chi, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện
tiết kiệm chống lãng phí.
Quy chế chi tiêu nội bộ cũng là căn cứ kiểm soát của KBNN và các cơ
quan thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Việc chi tiêu trong nhà trƣờng phải đƣợc tính tốn thật kỹ và phải tuân
theo một số yêu cầu nhất định :
- Hiệu trƣởng cần nắm vững chế độ thu chi và tình hình dự tốn đã đƣợc
duyệt để có quyết định sáng suốt, linh động vừa đảm bảo chấp hành dự toán
vừa đạt yêu cầu nhà trƣờng.

- Đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và đặt lợi ích học tập, giảng dạy lên hàng
đầu. Sử dụng minh bạch các nguồn kinh phí. Yêu cầu chi tiêu phải đạt hiệu
quả cao, mang tính thực tiễn và tính lâu dài, vừa đem lại lợi ích cá nhân vừa
có lợi ích cho tập thể.

Hoàng Hoài Linh

12

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THỤY PHƢƠNG, BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI
2.1. Khái quát trƣờng trung học cơ sở Thuỵ Phƣơng
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.1.1. Chức năng
Trƣờng THCS Thụy Phƣơng là đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập, có
tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trực thuộc Phòng GD-ĐT
quận Bắc Từ Liêm.
Trƣờng có chức năng tổ chức giảng dạy cho học sinh trên địa bàn
phƣờng Thụy Phƣơng nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông cho đối tƣợng học
sinh bậc THCS theo quy định.
Tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo Điều lệ trƣờng
phổ thông ban hành theo quy định [12] và các quy định hiện hành của Nhà

nƣớc.
Trƣờng THCS Thụy Phƣơng là cơ quan chuyên môn, giúp UBND quận
thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở địa phƣơng theo quy định của chính
phủ. Đồng thời trƣờng chịu sự quản lý của phịng GD-ĐT về chun mơn,
nghiệp vụ theo quy định của luật giáo dục và điều lệ trƣờng phổ thông của Bộ
GD-ĐT.
Giúp cho học sinh phát triển những kết quả của giáo dục cơ sở, nắm
đƣợc kiến thức cơ sở để từ đó có những hiểu biết cơ bản. Phát triển toàn diện
mọi lĩnh vực nhằm hoàn thiện bản thân mỗi học sinh.
2.1.1.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thơng dành cho cấp THCS do Bộ trƣởng Bộ
GD – ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục,
nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lƣợng giáo dục.
Hoàng Hoài Linh

13

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trƣờng; quản lý học
sinh theo quy định của Bộ GD – ĐT. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục
trong phạm vi phƣờng Thụy Phƣơng.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của
Nhà nƣớc.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lƣợng giáo dục. Thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Tổ chức bộ máy
Theo nhƣ phân cấp quản lý ở tại quận Bắc Từ Liêm về mặt tài chính,
nhà trƣờng khơng trực thuộc phịng GD – ĐT quản lý mà trực thuộc sự quản
lý của UBND quận.
Trong trƣờng THCS công lập, mối quan hệ giữa các bộ phận trong đơn
vị với bộ phận kế toán rất khăng khít với nhau. Trƣờng hoạt động dƣới sự
quản lý của cơ quan chủ quản cấp trên. Các bộ phận trong trƣờng hoạt động
dƣới sự quản lý của hiệu trƣởng. Bộ máy quản lý của trƣờng là những cán bộ
có rất nhiều năm kinh nghiệm quản lý, đƣợc tập thể giáo viên, công nhân viên
của trƣờng tin tƣởng và chấp hành đúng nội quy đề ra.
Cụ thể hiệu trƣởng, kế tốn, thủ quỹ với các nhiệm vụ đƣợc phân cơng
nhƣ sau:
 Hiệu trưởng
Là ngƣời xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tài chính trong nhà trƣờng, có
trách nhiệm trực tiếp với nguồn tài chính: huy động, phân phối, quản lí tài
chính trong nhà trƣờng:

Hồng Hồi Linh

14

CQ54/01.04



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. Tổ chức bộ máy của
trƣờng, thành lập và bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ chun mơn, tổ hành chính.
- Phân cơng quản lý kiểm tra công tác giáo viên, nhân viên đề nghị giám
đốc phòng giáo dục về quyết định tuyển dụng, đề đạt giáo viên, nhân viên của
trƣờng; khen thƣởng; thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy
định của Nhà nƣớc.
- Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc kế toán thực hiện báo cáo
đúng, kịp thời cho cấp trên.
- Theo dõi, đôn đốc thủ quỹ thực hiện việc thu, chi và kiểm quỹ tiền mặt
theo đúng qui định.
- Ký duyệt các dự toán thu chi, các hố sơ tài chính trong nhà trƣờng.
 Kế tốn
Kế tốn là ngƣời giúp hiệu trƣởng tổ chức chỉ đạo, thực hiện tồn bộ
cơng tác kế tốn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trƣởng đồng thời chịu sự
chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của kế toán cấp trên, của cơ quan tài
chính, thống kê cung cấp.
Kế tốn có các nhiệm vụ sau:
Thiết lập đầy đủ hồ sơ để ghi chép nhằm thu thập, phản ánh, xử lý và
tổng hợp thơng tin về nguồn kinh phí đƣợc cấp, đƣợc tài trợ, đƣợc hình thành
và tình hình sử dụng các khoản kinh phí.
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm sốt tình hình chấp hành dự tốn thu – chi;
tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các định mức – tiêu chuẩn của nhà
nƣớc; kiểm tra việc quản lý sử dụng các loại vật tƣ, tài sản công ở nhà trƣờng
; kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật
thanh toán và các chế độ, chính sách.
Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lí cấp

trên và cơ quan tài chính theo qui định việc xây dựng dự tốn, xây dựng các
định mức chi tiêu.
Hồng Hoài Linh

15

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính

Thủ quỹ

Thủ quỹ là ngƣời giữ tiền mặt của các loại quỹ trong nhà trƣờng. Tuy
nhiên, tiền mặt trong nhà trƣờng chỉ vừa đủ để chi tiêu thông thƣờng trong
tháng. Đối với khoản tiền lớn phải đƣợc gửi ở ngân hàng hoặc kho bạc. Thủ
quỹ chỉ xuất tiền khi có chứng từ hợp lệ theo quy định của thủ tục tài chính.
Thủ quỹ thực hiện việc kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo
quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị. Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn
quỹ tiền mặt của Nhà nƣớc quy định. Hạch tốn chính xác đầy đủ các nghiệp
vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo về quỹ tiền mặt.
Thủ quỹ phải nắm vững các điều lệ hoặc nội dung hoạt động nghiệp vụ
của đơn vị để hiểu nội dung hoạt động của quỹ tiền mặt; am hiểu các chế độ,
thể lệ thu chi tài chính của đơn vị, chế độ quản lý tiền mặt của Nhà nƣớc.
Thủ quỹ phải mở sổ quỹ tiền mặt để phản ảnh tình hình thu, chi, tồn
quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của trƣờng và dựa trên các phiếu thu, phiếu

chi đã đƣợc thực hiện nhập, xuất quỹ để ghi vào các sổ này.
2.1.3. Quy mô trường, lớp và học sinh
Trƣờng đƣợc thành lập năm 1965 với 5 lớp học tạm tại đình Chèm.
Năm 1977 trƣờng chuyển về khu đất rộng 1 mẫu 3 sào thuộc xóm Ơ tô, xã
Thụy Phƣơng (nay thuộc Tổ dân phố Hồng Ngự - phƣờng Thụy Phƣơng Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội).
Từ khi thành lập, trƣờng THCS Thụy Phƣơng đã vƣợt qua mn vàn
khó khăn, từng bƣớc vƣơn lên. Trong những năm chống Mỹ cứu nƣớc mặc dù
bị bom đạn tàn phá, nhƣng thầy và trị vẫn ln bám lớp, bám trƣờng duy trì
các lớp học.
Hịa bình lập lại, mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các thầy
giáo, cô giáo vẫn luôn nỗ lực cố gắng vƣợt qua mọi khó khăn vì các thế hệ
học sinh thân u.

Hồng Hoài Linh

16

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Từ năm 1994-2002, trƣờng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố trên diện
tích 5324 m2 với 3 dãy nhà 2 tầng, đảm bảo tốt các điều kiện cho công tác dạy
và học. Đã nhiều năm liền nhà trƣờng phấn đấu và đạt danh hiệu trƣờng tiên
tiến cấp Quận.
Trƣờng luôn luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Quận ủy,
HĐND, UBND, Phòng GD&ĐT Quận Bắc Từ Liêm, Đảng ủy, UBND

Phƣờng Thụy Phƣơng, Hội cha mẹ học sinh và các đơn vị kết nghĩa.
Năm 2015 trƣờng đã đƣợc UBND quận Bắc Từ Liêm đầu tƣ xây dựng
trƣờng đạt Chuẩn Quốc gia với tổng diện tích hơn 8.000 m2 với đầy đủ các
phịng học, phịng bộ mơn, thƣ viện, khu hiệu bộ, nhà thể chất…khuôn viên
luôn xanh, sạch, đẹp. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên nhiệt
tình, trách nhiệm, u nghề, mến trẻ, trƣờng THCS Thụy Phƣơng luôn là một
môi trƣờng học tập và rèn luyện tốt của các em học sinh.
Tiếp tục 2015 đến nay, trƣờng ổn định với số lớp là 16 lớp, số học sinh
từ 650 đến 670 học sinh; đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ổn định từ 36
đến 40 ngƣời.
Hiện nay: Trƣờng có 16 lớp
+) Khối lớp 6 có 4 lớp, 165 học sinh
+) Khối lớp 7 có 4 lớp, 167 học sinh
+) Khối lớp 8 có 4 lớp, 168 học sinh
+) Khối lớp 9 có 4 lớp, 170 học sinh
2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại trường trung học cơ sở Thuỵ Phương
2.2.1. Lập dự toán thu, chi tại trường trung học cơ sở Thụy Phương
Ngày 6 tháng 1 hằng năm, kế tốn có nhiệm vụ lập dự tốn thu, chi do
hiệu trƣởng của nhà trƣờng ký tên, đóng dấu để gửi phịng TC-KH quận phê
duyệt. Căn cứ lập dự tốn: Dựa vào các chính sách, chế độ; hƣớng dẫn của
UBND quận.

Hoàng Hoài Linh

17

CQ54/01.04


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

Nguồn tài chính của đơn vị gồm:
- NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên trên cơ sở số biên chế đƣợc giao,
định mức phân bổ cho từng học sinh và cấp cho các nhiệm vụ không thƣờng
xuyên.
Số biên chế đƣợc giao xác định theo vị trí việc làm, số lƣợng ngƣời làm
việc.
Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên cho từng học sinh theo [6] quy
định là 7.200.000 đồng/học sinh/năm.
- Thu sự nghiệp: các khoản thu học phí. Đƣợc xác định nhƣ sau:
Số học sinh trong trƣờng×Tiền học một tháng×12 tháng
= 665×155.000×12
= 915.124.000 đồng
Tiền học một tháng tính theo [7] quy định là 155.000 đồng/tháng/học
sinh.
- Nguồn thu khác: các khoản tài trợ, các khoản thu hộ chi hộ cho học
sinh gồm tiền gửi xe, tiền nƣớc uống, tiền đồng phục học sinh, tiền học thêm.
∑ Kinh phí = Kinh phí tự chủ + Kinh phí khơng tự chủ
Trong đó:
Kinh phí tự chủ = ∑ Tiền lƣơng + ∑ Chi hoạt động dạy và học
- Tiền lƣơng = Số biên chế giáo viên đƣợc giao×hệ số lƣơng, ngạch, bậc,
phụ cấp
- Chi hoạt động dạy và học = Định mức phân bổ cho từng học sinh×Số
học sinh trong nhà trƣờng
[10] quy định hệ số lƣơng mới của cán bộ, công chức viên chức trong
các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc dựa trên mức lƣơng cơ sở từ
ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng.
[5] quy định mức lƣơng cơ sở từ ngày 01/7/2018 là 1.390.000

đồng/tháng.
Hoàng Hoài Linh

18

CQ54/01.04


×