Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CHUYÊN đề KĨ NĂNG LÀM đề đọc HIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ: KĨ NĂNG LÀM ĐỀ ĐỌC HIỂU
A. PHẠM VI CỦA ĐỀ ĐỌC HIỂU
1. Văn bản văn học (Văn bản nghệt huật):
- Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
- Văn bản ngồi chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương
trình).
2. Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước
mắt của con người và cộng đồngtrong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên
nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể
dùng tấtcả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại vănbản
nghị luận và văn bản báo chí).
B. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHẦN ĐỌC HIỂU
I. Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu như sau:
Thứ nhất:
- Đưa ra một văn bản: văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xi hoặc thơ, có thể là
một văn bản hồn chỉnh hoặc một đoạn trích...
Thứ hai: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông hiểu ->
vận dụng thấp -> vận dụng cao.
1. Câu hỏi nhận biết : Thường là:
+ Chỉ ra các phương thức biểu đạt,
+ Xác định thể thơ (đối với thơ), Ngôi kể( đới với văn xuôi)
+ Phép liên kết,
+ Các thành phần câu
+ Biện pháp tu từ,
+ Thao tác lập luận,
+ Hình thức đoạn văn
2- Câu hỏi thông hiểu: Thường hỏi học sinh
+ Hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản;
+ Vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng
quan điểm hay không);
+ Theo tác giả/ Theo em


3- Câu hỏi vận dụng thấp: thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ mà đoạn ngữ liệu
nêu ra

1


4- Câu hỏi vận dụng cao thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế
đời sống (liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp).
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
NHẬN DIỆN PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. Khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt
1. Khái niệm
- Phương thức biểu đạt trong văn bản là cách mà người viết truyền tải những thông điệp đến
với người đọc, thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người viết đối với
đối tượng đang đọc tác phẩm của mình.
- Mỗi văn bản thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt, tuy nhiên bao giờ cũng có phương
thức biểu đạt chính.
2. Các phương thức biểu đạt đã học
- Phương thức tự sự
- Phương thức miêu tả
- Phương thức biểu cảm
- Phương thức nghị luận
- Phương thức thuyết minh
II. Cách NHẬN DIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. ( Có 6 phương thức biểu đạt )
Phương

Đặc điểm

Dấu hiệu


thức biểu
đạt
Tự sự

Kể lại diễn biến sự việc đã xảy ra

Hồi, khi, lúc; có mở đầu, diễn

Dựng lại chân dung người, cảnh
Bộc lộ cảm xúc
Dùng lí lẽ, lập luận thuyết phục

biến, kết thúc
Sử dụng từ láy, tính từ gợi tả
Các thán từ; thường ở thơ
Một là, hai là; trước hết, không

Thuyết

Nêu đặc điểm của đối tượng

những…
Các số liệu

minh
Hành

Các loại văn bản hành chính của nhà

Miêu tả

Biểu cảm
Nghị luận

chính CV
nước
III. Sơ đồ tư duy PTBĐ

2


Ví dụ 1
Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng
ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là
người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng
bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta
đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết
mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)A
- PTBĐ: Nghị luận
Ví dụ 2
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sốngchỉ sau khơng khí, vì vậy con người khơng thể sống
thiếu nước. Nước chiếmkhoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên
tới 70 -75%, đồng thời nước quyết định tới tồn bộ q trình sinh hóa diễn ra trong cơthể con
người.
Khicơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme
sẽkhông đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giảimất đi và cơ
thể khơng thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do khônguống đủ hàng ngày cũng sẽ
ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thànhphần mơ não được cấu tạo từ nước,
điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung,tinh thần và tâm lý giảm sút…”.
– PTBĐ: Thuyết minh


3


Ví dụ 3:
Đị lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sơng cịn đó bạn tơi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
(Lê Bá Dương, Lời người bên sơng)
- PTBĐ: Biểu cảm
Ví dụ 4:
(1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép
miệng bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3) Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực
lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm.
(5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6)Rừng say ngây và ấm nóng. (7)Thảo
quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui
mắt.
-

PTBĐ: Miêu tả

VD 5.
MÙA GIÁP HẠT...
... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên.
Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng
tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi
thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tơi khơng để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm,
thường có một bát mắm tơm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ
và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết

mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao
lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tơi cứ thế lớn lên
trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu,
đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai
sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lịng khơng khỏi cảm
thấy rưng rưng.
Q tơi khơng cịn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tơi vẫn nhớ lắm những mùa
giáp hạt...
(Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành,
Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)

4


THỂ THƠ, NGÔI KỂ
I- THỂ THƠ:
- Các thể thơ Việt Nam có thể phân loại thành 3 nhóm chính:
+ Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói.
+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngơn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú).
+ Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp. tự do, thơ - văn xi...
I- NGƠI KỂ
1. Ngơi thứ nhất: Cảm xúc chân thực, tăng tính chân thực cho câu chuyện
2. Ngơi thứ 3: Đảm bảo tính khách quan; sự việc được quan sát dưới nhiều góc độ
PHÉP LIÊN KẾT
1. Liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong bài văn phải hướng vào làm
nổi bật chủ đề của văn bản
2. Liên kết hình thức: Phép lặp, phép thế, phép nối...

VD:

1- Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (lặp từ ngữ)
“Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt,
biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dơng gió,
biển đục ngầy giận dữ.” (Vũ Tú Nam)

5


2- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
“Một chú nhái con màu xanh lục nhảy dưới chân em. Em định bắt nó. Nó thốt được. Em đuổi
theo nó vồ hụt ba lần liền. Cuối cùng em túm lấy hai đầu chân sau của nó và em bật cười nhìn
con vật cố giãy giụa thốt thân”. (Mô pa xăng)
3- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa,
trái nghĩa, hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
“Tơi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tơi là một cơ gái khá. Hai bím tóc dài, tương
đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tơi thì anh lái xe bảo: “Cơ
có cái nhìn sao mà xa xăm”. (Lê Minh Khuê) -> Phép liên tưởng.
4- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
“Trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đồn thể là phải xem trọng những phê bình và
những lời đề nghị của quần chúng.
Nhưng vẫn có nhiều cán bộ khơng làm đúng như vậy”. (Hồ Chí Minh)

CÁC THÀNH PHẦN CÂU
1. Thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ
2. Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ, các thành phần biệt lập
CÁC BIỆN PHÁP TU TƯ
1. Nhân hóa
2. So sánh
3. Ẩn dụ
4. Hốn dụ

5. Liệt kê
6. Nói giảm nói tránh
7. Khoa trương
8. Điệp ngư

6


CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:
1. Thao tác lập luận giải thích
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Thao tác lập luận chứng minh
4. Thao tác lập luận so sánh
5. Thao tác lập luận bình luận
6. Thao tác lập luận bác bỏ
II. Bảng thống kê các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Thao
tác
Giải
thích

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng
Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận
một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu
đúng ý của mình

Cách làm
- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái
niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ

- Trên cơ sở đó giải thích tồn bộ vấn đề,
chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Phân

- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng - Khám phá chức năng biểu hiện của các

tích

thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ chi tiết
lưỡng nội dung và mối liên hệ.

- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội

- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự dung ý nghĩa- Các cách phân tích thơng

7


Thao
tác

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng
vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức
với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận
thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi
giá trị của đối tượng.
- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của
đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau
phân tích chi tiết phải tởng hợp khái qt lại

để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc

Cách làm
dụng
+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận
để xem xét
+ Phân loại đối tượng
+ Liên hệ, đối chiếu
+ Cắt nghĩa bình giá
+ Nêu định nghĩa
- Đưa lí lẽ trước

Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần
Chứng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết thiết phải phân tích dẫn chứng để lập
minh

phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn luận chứng minh thuyết phục hơn. Đơi
đề

khi em có thể thuyết minh trước rồi trích
dẫn chứng sau.

- Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện
tượng ... đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi /
hại...; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử
Bình

phù hợp và có phương châm hành động đúng.

luận


- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng,
nhìn nhận vấn đề tồn diện, khách quan và
phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ

Bình luận ln có hai phần:
- Đưa ra những nhận định về đối tượng
nghị luận.
- Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn
và nhất thiết phải có tiêu chí).

ràng"
- Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay
nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của
một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau
hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của
So

từng sự vật

sánh

- Có so sánh tương đồng và so sánh tương
phản.
- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc
điểm nởi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu
biết được hai hay nhiều đối tượng.

- Xác định đối tượng nghị luận, tìm một
đối tượng tương đồng hay tương phản,

hoặc hai đối tượng cùng lúc.
- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các
đối tượng.
- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra
điểm khác biệt giữa các đối tượng.
- Xác định giá trị cụ thể của các đối
tượng.

8


Thao
tác

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng

Cách làm
- Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện

- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác
đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết
kiến lập trường đúng đắn của mình.

hợp cả ba cách.

- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng a. Bác bỏ luận điểm: thơng thường có hai
Bác bỏ

để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai.


cách bác bỏ

* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi - Dùng thực tế
có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc - Dùng phép suy luậnb. Bác bỏ luận cứ:
khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý
để tránh tình trạng khẳng định chung chung lẽ và dẫn chứng được sử dụng.
hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.

c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn,
phi lơgíc trong lập luận của đối phương.

III. Sơ đồ từ duy thao tác lập luận

II. Ví dụ minh hoạ về các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Ví dụ về thao tác lập luận giải thích
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta khơng háo hức cái tráng lệ, huy hồng, khơng say mê cái
huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa
khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức,

9


món ăn đều khơng chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên
dáng và có quy mơ vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Ví dụ về thao tác lập luận chứng minh
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và
công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn
giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm
này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ

nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn
1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có
cơ sở hạ tầng thơng tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng
VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết– Theo Báo Hà Nội
mới, ngày 16/5/2014)
Ví dụ về thao tác lập luận lập luận phân tích
“… Nói tới sách là nói tới trí khơn của lồi người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng
bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới
mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vơ tận với những qui
luật của nó, hiểu được trái đất trịn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những
thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người
trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền
thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của
con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ,
những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách cịn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu
rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người
khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho
người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống
cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là
một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến

10


thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều

càng tốt”.(Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Ví dụ về thao tác lập luận bình luận
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng
nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói
của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam
các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là
vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên
khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nịi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối
từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Ví dụ về thao tác lập luận lập luận so sánh
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ
khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc
tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt
ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngồi, chủ yếu là tiếng
Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng
thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn
vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài
lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
Ví dụ về thao tác lập luận bác bỏ
“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng
nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này khơng có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông
dụng của ngơn ngữ và cịn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An
Nam nào. Ngơn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại
khơng thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

11


CÂU HỎI THƠNG HIỂU
-Em hiểu thế nào về câu nói:
- Giải thích từ ngữ
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Đề 1.
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng
bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3) Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên
những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm.
(5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6)Rừng say ngây và ấm nóng. (7)Thảo
quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui
mắt.
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung của văn bản
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích thành phần câu sau và cho biết xét về cấu tạo, đó là kiểu câu gì:
Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy
vui mắt.
Câu 4 (0,5 điểm). Đoạn văn: Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới
đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng sử dụng phép liên kết nào? Chỉ ra phương tiện liên kết
Câu 5 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ trong câu văn:
Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa
lửa, chứa nắng

Gợi ý:
Câu 1. - PTBĐ chính: Miêu tả
(Sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm giàu hình ảnh để gợi ra trước mắt người đọc một cách
cụ thể và sinh động vẻ đẹp của rừng thảo quả) .
Câu 2- Nội dung: Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa khi vào mùa.
Câu 3.
- Phân tích thành phần câu: Thảo quả (chủ ngữ) Như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày
lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt (VN)
Câu 4.
- Phép liên kết: lặp
- Phương tiện liên kết: Rừng

12


Câu 5
- Biện pháp tu từ: so sánh: thảo quả- như chứa lửa, chứa nắng
- Tác giả so sánh như vậy gợi màu sắc sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người. Ban đầu chỉ
là một vài quả chín tựa như vài đốm lửa mới nhen và rồi thời gian trơi đi, mỗi ngày lại có thêm
nhiều quả chín như những đốm lửa được thắp thêm lên, lan dần ra cho đến khi thảo quả chín
rộ. Chúng ẩn hiện thấp thoáng dưới tầng đáy rừng như những dây đèn nhấp nháy ai đó đã khéo
léo chăng lên tạo nên vẻ sinh động hấp dẫn cho rừng thảo quả.
Đề 2. PHẦN ĐỌC HIỂU(4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như
một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn
búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào
mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trị
chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và
đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền lành.
Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm
quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm trạng ngữ trong câu: “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp
đèn khổng lồ”.
Câu 3 (1,0 điểm): Từ “xuân” trong câu “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng
nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.” được dùng theo nghĩa gốc hay
nghĩa chuyển? Câu văn gợi tả vẻ đẹp nào của cây gạo?
Câu 4 (1,0 điểm): Tìm phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong hai câu:
“Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn
ánh nến trong xanh.”
Câu 5 (1,0 điểm): Những vai trị nào của cây gạo được nói tới trong đoạn trích trên?

Gợi ý:
Câu
Nội dung
1
Đoạn trích được viết theo phương thức: Miêu tả
2
Trạng ngữ trong câu: Từ xa nhìn lại

Điểm
0,5
0,5

13



3

- Từ xuân trong câu được dùng theo nghĩa chuyển.

0,5

- Câu văn gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, trẻ trung, đầy sức sống của cây gạo vào 0,5
4

mùa xuân.
- Phép liên kết: phép lặp

5

- Phương tiện liên kết: hàng ngàn
Những vai trị của cây gạo được tác giả nói tới trong đoạn trích:

0,5
0,5

- Là nơi tụ hội của những đàn chim; là dấu hiệu, là vẻ đẹp của mùa xuân 0,5
rực rỡ, ấm áp, sum vầy, tràn đầy sức sống.
- Là tín hiệu vẫy gọi những người con đi xa trở về quê mẹ.

* Về nội dung:

0,5

1,0


- Triển khai được câu chủ đề: Mùa xuân là mùa của yêu thương, hy vọng.
- Bài làm có thể có nhiều hướng triển khai, miễn là hợp lí, đúng đắn. Các câu
triển khai làm sáng tỏ nội dung của câu chủ đề. Có thể tham khảo gợi ý sau:
+ Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, vạn vật căng tràn nhựa sống.
+ Là mùa của sự đoàn tụ, mọi người sum vầy, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn
trong cuộc sống.
+ Là thời điểm khởi đầu của những mong ước, dự định đẹp đẽ cho cuộc sống,
cho tương lai.
+ Mỗi người nên và cần có những tình cảm, ước vọng đẹp đẽ để góp mùa xn
riêng của mình vào mùa xn chung rộng lớn.

14



×