Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Những tư tưởng, học thuyết chính trị mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.14 KB, 29 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Học phần: Lịch sử các học thuyết chính trị

ĐỀ TÀI: Những tư tưởng, học thuyết chính trị
mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng vào
thực tiễn cách mạng Việt Nam

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 3
I. Phần lý luận......................................................................................... 6
1. Tìm hiểu chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh........................................ 6
2. Những tư tưởng, học thuyết chính trị tiêu biểu mà Hồ Chí Minh đã
tiếp thu trong hành trình tìm đường cứu nước...................................... 7
2.1. Những tư tưởng, học thuyết chính trị tại phương Đơng...............7
2.2. Những tư tưởng, học thuyết chính trị tại phương Tây................14
II. Phần liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân.....................................17
1. Hồ Chí Minh đã vận dụng những tư tưởng, học thuyết chính trị vào
thực tiễn cách mạng Việt Nam như thế nào........................................ 17
1.1. Đối với tư tưởng, học thuyết chính trị phương Đơng.................17
1.2. Đối với tư tưởng, học thuyết chính trị phương Tây....................20
2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc phát triển và gìn giữ những giá
trị và cơng lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại............................. 22
KẾT LUẬN............................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................25



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 19/5/2021 vừa qua, Nhà nước ta đã tổ chức các hoạt động kỉ niệm 131
năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021). Trong số đó, nổi
bật lên là tuyên truyền về thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Chủ
tịch Hồ Chí Minh; tơn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp
cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế; thể hiện lịng thành kính tưởng nhớ, tri ân sâu sắc của nhân dân Việt Nam
và tình cảm u mến, kính trọng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đất nước ta đang trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng
tới hội nhập quốc tế, phát triển để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, để
được như ngày hôm nay, không thể quên đi công lao vĩ đại của Hồ Chủ Tịch ngày
ấy đã khơng ngại gian khó mà tìm đường cứu nước.
Theo PGS, TS. Huỳnh Thị Gấm, trên hành trình tìm đường giải phóng dân
tộc, với sự học hỏi, nghiên cứu, khảo nghiệm bền bỉ trên tinh thần độc lập, tự chủ,
Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa phương Đơng,
phương Tây, khơng ngừng bồi bổ tri thức, đồng thời góp phần bổ sung, phát triển
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hình thành tư tưởng khoa học, cách mạng, tiến bộ, chân
chính thuộc hệ tưởng giai cấp công nhân - tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cụ
thể và chi tiết các tư tưởng, học thuyết ấy là gì thì nhiều người nói chung hay sinh
viên nói riêng có thể chưa biết hoặc chưa nắm vững. Để giải quyết khúc mắc ấy,
sinh viên đã quyết định chọn “Những tư tưởng, học thuyết chính trị mà Hồ Chí
Minh đã tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam” làm đề tài cho
tiểu luận kết thúc học phần của mình.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là góp phần cung cấp hiểu biết, kiến thức về những tư

tưởng, học thuyết chính trị trên thế giới mà cụ thể ở đây là những tư tưởng, học
thuyết chính trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam thời bấy giờ như vai trò của những học thuyết ấy cịn có giá
trị như thế nào đối với thời hiện đại ngày nay.
Để hồn thành mục đích như vậy, tiểu luận đã thực hiện các nhiệm vụ bao
gồm giới thiệu khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu định nghĩa, phân tích chi
tiết các học thuyết, tư tưởng chính trị nổi bật từ phương Đơng đến phương Tây mà
Người đã học hỏi và tiếp thu cũng như vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt
Nam. Từ đó liên hệ tới vai trò, trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong việc gìn
giữ những giá trị tốt đẹp, bài học kinh nghiệm quý giá Người đã để lại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu xoay quanh các tư tưởng, học thuyết chính trị nổi bật của
phương Đông (bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) và phương Tây (Chủ nghĩa Mác –
Lênin) mà Hồ Chủ Tịch đã tiếp cận và tiếp thu, vận dụng. Ngoài ra cịn tập trung
phân tích chi tiết về hồn cảnh Người tiếp cận những tư tưởng, học thuyết ấy như
thế nào.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu vấn đề dựa vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật với các phương pháp như: thống nhất lơgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái
qt hóa và hệ thống hóa.


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài giải quyết được vấn đề lý luận liên quan đến những tư tưởng, học
thuyết chính trị phương Đơng, phương Tây, tìm ra nguyên nhân và cách thức tiếp

cận của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những học thuyết ấy.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài giúp mang đến kiến thức một cách chi tiết, hệ
thống hoá các chức năng và vai trị của các học thuyết chính trị trong lịch sử, nêu
được sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến thực tiễn cách mạng Việt Nam trong
bối cảnh thời bấy giờ.
Sinh viên thực hiện


I. Phần lý luận
1. Tìm hiểu chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy
tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc. Người sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2/9/1969 ở Hà Nội.
Người vốn xuất thân trong một gia đình nhà Nho, có cha là Nguyễn Sinh Sắc
- một nhà Nho lớn và cũng là người thầy dạy đầu tiên của Người, mẹ là Hoàng Thị
Loan - một người phụ nữ khi còn trẻ đã nổi tiếng thông minh, thuỳ mị, nết na, rất
chăm chỉ làm việc đồng áng, đêm đến luôn miệt mài bên khung cửi se tơ, dệt lụa.
Từ lúc sinh ra đến khi năm tuổi, Người sống trong sự chăm sóc đầy tình thương
u của gia đình, đặc biệt là ơng bà ngoại. Sau này lớn lên, khi mẹ qua đời, Người
đã theo cha trở về Nghệ An, đổi tên sang Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán
và cịn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều.
Trên hành trình tìm đường cứu nước của mình, Người đã có một số hoạt
động nổi bật như tháng 6/1919 đã gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân
dân An Nam đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết cho dân tộc Việt
Nam. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng
Châu (Trung Quốc) nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời mở
lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, chủ yếu để truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, giác ngộ và nâng cao ý thức chính trị cho giai
cấp cơng nhân, thúc đẩy phong trào công nhân đấu tranh tự phát thành đấu tranh tự

giác. Ngày 6/1/1930, Người triệu tập Hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) và thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,..
do Người soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt


Nam. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo
cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ, lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc.
Như vậy, có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của
cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính u của giai cấp cơng nhân và của cả dân
tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào
cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc 1.

2. Những tư tưởng, học thuyết chính trị tiêu biểu mà Hồ Chí
Minh đã tiếp thu trong hành trình tìm đường cứu nước
2.1. Những tư tưởng, học thuyết chính trị tại phương Đơng
2.1.1. Trung Quốc
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống học về Nho giáo, khơng lấy gì
làm lạ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta được ảnh hưởng bởi các học thuyết
về Nho giáo ngay từ khi cịn trẻ. Ngồi việc có cha là người thầy dạy về Nho giáo
đầu tiên của mình, quê hương xứ Nghệ là một vùng văn hóa có nhiều ảnh hưởng
của Nho giáo. Bên cạnh đó, Người cịn có thời gian sống và học tập ở Huế - kinh
đô của triều Nguyễn và cũng là nơi Nho giáo thâm nhập rất sâu rộng. Chính Người
từng chỉ rõ: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử
có nhiều điều khơng đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học 2”.
Vậy để hiểu được tại sao Người lại nói vậy, ta cần tìm hiểu sâu hơn về Nho giáo,
đặc biệt là về khía cạnh chính trị của nó.

1

2

Chính phủ Việt Nam 1945-1998, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.356.


Ở Trung Quốc, các học thuyết tư tưởng chính trị và triết học hình thành từ
rất sớm. Tuy nhiên, tư tưởng chính trị và triết học ở đây thường lẫn lộn với nhau,
rất khó chia tách. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, thời Đơng Chu là thời kì
xuất hiện nhiều nhất các học thuyết tư tưởng hình thành cục diện “trăm nhà đua
tiếng” (bách gia tranh minh), trong đó có cả học thuyết tư tưởng Nho gia. Chỉ
phương diện học thuyết, học phái, phân biệt với các "gia" khác. Nho gia, có tên
tiếng Anh là Confucianism theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc không bao hàm
chỉ nghĩa nhà Nho (Nho sĩ), cho nên ngày nay Nho gia là thuật ngữ phổ biến nhất
mà người Trung Quốc sử dụng. Thế nhưng, ở Việt Nam, thuật ngữ này, vừa được
hiểu tương tự như Nho giáo đồng thời cũng chỉ nhà Nho với tư cách là Nho sĩ.
Người sáng lập học phái Nho giáo là Khổng Tử (551 – 479 TCN). Ông là
người nước Lỗ, tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni. Tư tưởng của Khổng Tử bao gồm
bốn lĩnh vực: triết học, luân lý, chính trị và giáo dục. Ở đây, ta sẽ đi sâu về mặt
chính trị nhiều hơn. Khổng Tử cho rằng muốn ổn định lại tình hình chính trị thời
Đơng Chu thì trước hết phải khơi phục quyền uy của Thiên tử, ngăn chặn việc vượt
quyền của các chư hầu, đại phu và q tộc. Vì thế, ơng chủ trương phải “chính
danh”, nghĩa là mỗi người phải biết giữ đúng danh phận của mình: vua có danh
phận vua, tơi có danh phận tơi, cha có danh phận cha, con có danh phận con,…
khơng được lạm quyền, mượn quyền. Ơng nói: “Danh khơng chính thì ngơn khơng
thuận. Ngơn khơng thuận thì việc khơng thành. Việc khơng thành thì mọi điều lễ
nhạc không gây lại được 3”. Để thực hiện được chính danh, chỉ có thể dựa vào sự
tự giác và sự tu dưỡng đạo nhân của mỗi người. Khổng Tử chủ trương nhà nước
cai trị phải dựa vào đạo đức, tức là cai trị bằng cách phát huy tác dụng đức độ của
người cầm quyền, và lễ giáo (giáo dục, thuần hố dân chúng bằng lễ). Chủ trương

đó một mặt nhằm ổn định trật tự xã hội, thuần hoá dân chúng; mặt khác, nhằm
3

Nguyễn Văn Ánh (2015), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 154.


phản đối sự cai trị hà khắc, tàn bạo, dễ làm dân chúng ốn giận mà nổi lên chống
lại. Ơng nói: “làm chính sự bằng đức cũng ví như sao Bắc Đẩu cứ đứng nguyên
một chỗ mà các sao khác phải hướng về chầu”,“Cai trị dân mà dùng đạo đức,
đưa dân vào khn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lịng quy phục
4

”.

Theo ơng, phương thức căn bản để thống trị phải là sự giáo dục hằng ngày, dùng
hình phạt chỉ là thứ yếu, khơng bóc lột nhân dân vơ hạn độ, hơn nữa phải thương
yêu dân, cải thiện hoàn cảnh kinh tế của dân và cho họ được học hành. Đồng thời,
ông chủ trương tơn trọng người có đức độ, lựa chọn và tiến cử những người tài giỏi
để họ tham gia quản lí nhà nước.
Khổng Tử nói về mình rằng ơng chỉ trình bày những tư tưởng truyền thống,
chứ không nghĩ được điều gì mới. Quả đúng là như vậy, Khổng Tử bảo vệ những
trật tự chính trị lỗi thời, tuyên truyền tư tưởng sùng bái tổ tiên, duy trì sự điều hành
dựa trên cơ sở lễ nghi, tập tục. Thêm vào đó, chiếu theo lễ nghi, việc điều hành nhà
nước phải tiến hành sao cho “nhân dân khơng có khả năng bàn luận việc quốc sự”.
Chỉ bằng cách đó mới có thể duy trì được sự thống trị của giới quý tộc gia truyền
và tránh được những thay đổi bất lợi cho nó. Khổng Tử đã xuất phát từ quan niệm
về sự phụ thuộc của con người vào số phận dường như là thiện định. Bằng cách đó,
ơng khẳng định sự phân chia con người thành người “sang” kẻ “hèn”. Ông đã từng
nói: “Nếu xố bỏ sự cách biệt giữa q tộc với dân thường thì lúc đó làm thế nào
để chứng tỏ uy tín và sự cao cả của quý tộc? Hơn nữa, khi đó quốc gia sẽ ra sao,

nếu khơng có sự phân biệt giữa người quyền quý với kẻ thường dân 5”. Những tư
tưởng này hết sức phản động. Điểm trung tâm trong học thuyết chính trị - mỹ học
của Khổng Tử là khái niệm “nhân”, theo cách hiểu của ơng thì một bộ phận của
nó là ngun tắc tôn trọng và phục tùng tuyệt đối bề trên. Nguyên tắc này đưa vào
chính trị cả tình u, sự phục tùng và lòng trung thành cảu thần dân với quân
4

Nguyễn Văn Ánh, Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 155.


5

Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 50.


vương. Tư tưởng “nhân” trước hết khẳng định sự cần thiết phải đoàn kết tầng lớp
quý tộc thượng đẳng trên cơ sở truyền thống cổ xưa. Việc bảo vệ những trật tự cũ
và đấu tranh chống cái mới - mục đích chính của Khổng Tử - là hết sức phản động.
Tóm lại, học thuyết của nhà tư tưởng này đầy mâu thuẫn. Những tư tưởng
phản động và bảo thủ kết hợp trong đó với những nét tiến bộ. Sau này, những yếu
tố phản động của đạo Khổng được các giai cấp thống trị Trung Quốc sử dụng.
Không phải ngẫu nhiên khi mà vào thế kỉ II tr. CN, đạo Khổng được thừa nhận là
hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị và được sử dụng rộng rãi trong các
nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, bên cạnh học thuyết chính trị được đúc kết từ Nho giáo của
Khổng Tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm những trào lưu tư tưởng
mới, điển hình trong số đó phải kể đến Chủ nghĩa của Tơn Dật Tiên hay cịn gọi là
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa tam dân là một học thuyết
nằm trong phạm trù cách mạng tư sản khi phong trào duy tân nổi lên ở Nhật Bản,
Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng chủ nghĩa Tam dân của Tôn

Trung Sơn, học thuyết dân quyền với những nội dung dân sinh, dân trí, dân khí đã
được các nhà ái quốc trong phong trào Duy Tân đề xướng. Hồ Chủ Tịch ngưỡng
mộ Tôn Dật Tiên không chỉ ở chủ thuyết dân tộc, dân quyền, dân sinh mà cịn tìm
hiểu chủ trương “Liên Nga, liên cộng, phù trợ cơng” này của ơng.
Nói đến Tơn Trung Sơn, ơng sinh ngày 12/11/1866 ở tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc và mất ngày 12/3/1925 tại Bắc Kinh. Khi còn nhỏ tên là Đế Tượng,
lớn lên lấy tên là Văn. Ở Nhật Bản năm 1897, ông lấy tên là Trung Sơn Tiều,
người ở đó gọi là Tơn Trung Sơn (Tơn Dật Tiên). Tháng 11 – 1905, tờ Dân báo, cơ
quan ngôn luận của Đồng Minh Hội phát hành số đầu tiên. Trong “Lời nói đầu của
Dân báo”, Tơn Trung Sơn đã khái qt Cương lĩnh chính trị của Đồng Minh Hội
thành ba chủ nghĩa “Dân tộc – Dân quyền – Dân sinh”, gọi tắt là Chủ nghĩa Tam


dân. Từ đó, phong trào cách mạng tiến mạnh hơn trước. Các cuộc khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc ngày càng lan rộng và
đến ngày 10-10-1911, khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi, cách mạng Tân Hợi thành
công, đạp đổ chế độ phong kiến hàng nghìn năm thống trị Trung Quốc. Chính phủ
Dân quốc lâm thời ra đời do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống, thủ đô đặt tại Nam
Kinh 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất kính trọng ơng, Người từng nói: “chủ nghĩa của
Tơn Dật Tiên có ưu điểm là thích hợp với điều kiện nước chúng tôi… Tôi cố gắng
làm người học trị nhỏ của ơng 7”. Khi cịn sống, Tơn Trung Sơn ủng hộ Lênin và
Cách mạng tháng Mười Nga.
Trước hết, ơng cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tơng
tộc, khơng có chủ nghĩa dân tộc. Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn bốn trăm triệu
người, có lịch sử văn minh hơn bốn nghìn năm nhưng Trung Quốc chỉ có những
gia tộc và tơng tộc, khơng có tinh thần dân tộc. Vì vậy, dù là nước lớn đông dân
nhưng lại là một mảng rời rạc, một nước nghèo nhất, yếu nhất trên thế giới, có địa
vị thấp nhất trên trường quốc tế. Đó là lí do tại sao Trung Quốc phải đề xướng Chủ
nghĩa Dân tộc và Tôn Trung Sơn đã đưa ra hai giải pháp để khôi phục chủ nghĩa
ấy. Thứ nhất, phải làm cho bốn trăm triệu người dân Trung Quốc biết mình đang

đứng ở đâu. Ông cho rằng từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi
xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc. Thứ hai,
người Trung Quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của người nước
ngồi. Vì người Trung Quốc khơng chịu tu thân nên không tề gia, trị quốc được
dân đến việc người nước ngồi liền địi tới chia nhau cai trị.

6

Chương Thâu (2006), Từ ba chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn đến ba tiêu ngữ của Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Lịch
sử Việt Nam: Tạp chí Xưa & Nay, truy cập 28/5/2021.
7
Dẫn lại theo trang bìa 3 cuốn sách Chủ nghĩa Tam dân, Viện Thông tin Khoa học Xã hội xuất bản, Hà Nội, 1995.


Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đã đưa ra định nghĩa: “Có thể nói chủ nghĩa
dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh
mệnh của quần chúng 8”. Khi đặt vấn đề Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì
khác biệt với Chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vấn đề
kinh tế - xã hội; Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường; Có thể nói chủ nghĩa
dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ Tơn Trung Sơn có
hiểu biết về chủ nghĩa xã hội nhưng cịn mang tính chủ quan. Ơng khẳng định hiện
nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân
của Chủ nghĩa xã hội nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp, ông lại phê phán quan
điểm của Mác. Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương hai biện pháp là
bình quân địa quyền và tiết chế tư bản 9. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải
chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, phải làm cho bốn trăm triệu người dân
Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ vì chủ nghĩa dân sinh của ơng mưu cầu cho bốn
trăm triệu người đều hạnh phúc.
2.1.2. Ấn Độ
Nước Việt Nam ta và Ấn Độ từ xưa đã có một mối quan hệ vơ cùng thân

thiết, thậm chí Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ) đã có những
đóng góp quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ngay từ những
năm 20 của thế kỷ XX. Sau khi trở thành chiến sĩ cộng sản, Người đã quan tâm
nhiều đến phong trào cách mạng thuộc địa ở châu Á, trong đó có Ấn Độ. Đây cũng
chính là tiền đề để Người tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng mới ở đây mà nổi
bật nhất chính là Chủ nghĩa Găngđi - Mahatma Gandi.
Ganđi tên đầy đủ là Mohandas Koranchand Gandhi, sinh năm 1869 và mất
năm 1948, có biệt hiệu là Mahatma – có nghĩa là “Tâm hồn vĩ đại”. Ơng khơng chỉ
8

Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Tác phẩm Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Viện thông tin khoa
học xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 317.
9
Nguồn đã dẫn, tr. 345.


được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Thánh” mà còn là một nhà triết học, văn học và
hoạt động cách mạng nổi tiếng của Ấn Độ, lãnh tụ của Đảng Quốc Đại, người có
chủ trương thực hiện đường lối hợp tác, bất bạo động để giành độc lập cho Ấn Độ
khỏi sự thống trị của thực dân Anh. Hồ Chí Minh cho rằng con đường đấu tranh
này phản ánh sự nhận thức và cách đi riêng của người Ấn Độ để đi đến độc lập tự
do, được quy định bởi truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Ấn Độ. “Sau vụ
thảm sát Amritxa (14-4-1919), thực dân Anh đã tàn sát hàng vạn người Ấn Độ,
Mahatma Ganđi đã phát động phong trào bất hợp tác toàn diện với chính quyền
thực dân Anh. Nhân dân Ấn Độ tẩy chay dùng hàng hóa của Anh, tự kéo sợi và dệt
vải may quần áo, không làm việc ở các công sở của Anh, không học tập tại các
trường học của Anh, khơng đi lính cho chính quyền Anh... 10”. Ganđi đã định ra
đường lối đấu tranh cách mạng thích hợp xuất phát từ đặc điểm của dân tộc. Ông
phấn đấu cho sự đoàn kết dân tộc nhưng bằng phương pháp cách mạng độc đáo
dựa trên hai nguyên tắc “Ahimsa” (tư tưởng “bất bạo lực”) và “Satyagraha” (lý

thuyết “bất hợp tác”). Với hai nguyên tắc này, ông đã xây dựng lên đường lối của
mình.
Ganđi đã sáng lập nên một học thuyết chính trị - xã hội và triết học tôn giáo
mang tên mình hay cịn gọi là Chủ nghĩa Ganđi. Đó là hệ tư tưởng của phong trào
giải phóng dân tộc Ấn Độ nhằm chống lại sự thống trị của đế quốc Anh. Về cơ
bản, tư tưởng Ganđi mang dấu ấn giai cấp của tầng lớp tư sản Ấn Độ. Học thuyết
này chủ trương đồn kết mọi nhân dân trong nước, khơng phân biệt tôn giáo, dân
tộc hay giai cấp, dưới sự lãnh đạo của Nghị viện Dân tộc Ấn Độ, giành độc lập
bằng con đường hồ bình, khơng sử dụng bạo lực. Mặt khác, khơng đóng thuế,
khơng hợp tác, khơng tn lệnh trong tư cách công dân. Trong lĩnh vực các quan
hệ xã hội, Ganđi khẳng định một khả năng có thể đạt tới một xã hội giai cấp ổn
10

Đặng Đức An (2002), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.213.


định và giải quyết các mâu thuẫn giai cấp bằng con đường trọng tài mà trong đó,
địa chủ phải bảo hộ nông dân, nhà tư bản phải bảo vệ công nhân. Trong lĩnh vực
nghề nghiệp, ông kêu gọi phục hồi các công xã nông nghiệp, nghê thủ công và đặc
biệt là nghề kéo sợi bằng tay và dệt vải. Trong lĩnh vực tinh thần, ơng kêu gọi tình
cảm tơn giáo truyền thống của quần chúng. Trong lĩnh vực triết học, đồng nhất
Thượng đế với chân lí, cho rằng muốn đạt đến chân lí, con người phải tự hồn
thiện về đạo đức, khơng làm hại sinh linh, phải tự mình nhận lấy sự đau khổ và sự
hi sinh trên cơ sở của “luật tình thương”. Những quan niệm triết học và chính trị
của Ganđi được nhiều người đương thời chấp nhận ở Ấn Độ.

2.2. Những tư tưởng, học thuyết chính trị tại phương Tây
Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa phương Tây khá sớm và trên hành trình tìm
đường giải phóng dân tộc, Người đã tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ của văn
minh phương Tây. Việc lựa chọn đi đến phương Tây trong hành trình đầu tiên đi

tìm đường cứu nước của Hồ Chủ Tịch khi ấy được xem là một hướng đi đúng đắn,
là sự đột phá mới trong tư duy chính trị, thể hiện bản lĩnh độc lập, sáng tạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở ra cơ hội lớn cho dân tộc Việt Nam với việc tích hợp
tinh hoa văn hóa nhân loại, mở đường cho dân tộc phát triển đi lên.
2.2.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân, Người đã gặp được ánh sáng
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tháng 7/1920, qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp,
Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa” của V.I. Lênin. Luận cương đã khẳng định một số nội dung cơ bản
như: Quyền tự quyết, độc lâp, tự chủ của các dân tộc; các đảng cộng sản ở các
nước đế quốc phải ủng hộ, giúp đỡ tích cực đối với phong trào giải phóng của các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc; các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có nhiệm vụ
đánh đổ ách thống trị của nước ngồi và các lực lượng phản động trong nước; đoàn


kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa với các nước đã làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, phải liên minh, thống nhất giai cấp vô sản
tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, Quốc tế III là bộ tham
mưu chung của cách mạng thế giới, nước Nga Xơ - viết là thành trì của cách mạng
thế giới. Bản luận cương ấy đã giúp Người tìm thấy đường lối cơ bản của cách
mạng giải phóng dân tộc. Nguyên Cố Tổng bí thư Trường Chinh đã khẳng định:
“Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh
sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà
Người hằng nung nấu 11”.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lí luận khoa học thống nhất của ba
bộ phận cấu thành không thể tách rời là Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị
học Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Bởi lẽ các nhà sáng lập chủ nghĩa
này đã kế thừa toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư duy của nhân loại. Chủ nghĩa Mác
– Lênin cịn có căn cứ cơ sở, tiền đề khoa học; có giai cấp vô sản và thực tiễn đấu
tranh cách mạng của giai cấp này và các phương pháp khoa học, khách quan trong

nhận thức tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Học thuyết giá trị thặng dư của
Kinh tế chính trị học Mác - Lênin chỉ rõ sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là mục
đích và quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính mâu
thuẫn giữa tính xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn
với tính chất tư bản tư nhân chủ nghĩa của sự chiếm hữu tư liệu sản xuất là nguyên
nhân của mọi mâu thuẫn trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu
thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân - giai
cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ với giai cấp tư sản - giai cấp
đại diện cho giai cấp bảo thủ, phản tiến bộ. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết
11

Hành trình tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
(2011), Báo điện tử: Đảng Cộng sản Việt Nam, , truy cập 28/5/2021.


thông qua cách mạng xã hội do giai cấp công nhân thực hiện. Giai cấp cơng nhân
có vai trị lơi cuốn các tầng lớp lao động khác vào cuộc đấu tranh đập tan xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới khơng cịn người bóc lột người mà Chủ nghĩa xã hội khoa học
đã phân tích chỉ ra12.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người với việc xác định rõ con đường, lực lượng, phương thức để
đạt mục tiêu đó. Chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ con người hiện thực và cũng
nhằm mục đích giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin khơng có mục tiêu
nào khác là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nơ dịch, áp bức, bóc lột.
Nhưng để giải phóng con người, trước hết phải giải phóng giai cấp cơng nhân rồi
tiến tới giải phóng nhân loại, giải phóng xã hội. Con đường giải phóng này là con
đường đấu tranh cách mạng đập tan nhà nước tư sản bóc lột, xây dựng một nhà
nước mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa và sau này là cộng sản chủ nghĩa - mà ở đó
khơng cịn bất kỳ sự nơ dịch, áp bức, bóc lột con người nào. Muốn vậy, giai cấp
cơng nhân phải đồn kết, tập hợp giai cấp nơng dân và những người lao động khác

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng này.
Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ ý nghĩa nhân văn to lớn của
mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Cả về phương diện lý luận, cả về phương diện thực tiễn đều
chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa nhân đạo nhất.
Rõ ràng ta có thể thấy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích học chủ nghĩa
Mác - Lênin là để phụng sự lợi ích chung, chứ khơng có gì cao xa, nếu khơng hết
lịng, hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi là trái với chủ nghĩa
Mác - Lênin.
12

Bài 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Phước, truy cập 28/5/2021.


II. Phần liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân
1. Hồ Chí Minh đã vận dụng những tư tưởng, học thuyết
chính trị vào thực tiễn cách mạng Việt Nam như thế nào
1.1. Đối với tư tưởng, học thuyết chính trị phương Đơng
1.1.1. Trung Quốc
Qua q trình tiếp xúc lâu dài với Nho giáo của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từ sáng tạo tư tưởng dựa trên di sản Nho học đến hiện thực hoá tư tưởng ấy
trong thực tiễn cách mạng và từ sự khai thác mang tính cá nhân, đến đúc rút các
quan điểm mang tính định hướng cho việc khai thác di sản tư tưởng Nho giáo.
Người đã từng nói rằng: “Mn việc thành cơng hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém 13” và “Khổng Tử nói: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là
việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được. Trị
quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ hịa bình thế giới. Muốn cải tạo xã hội thì lịng mình phải
cải tạo. Nếu lịng mình khơng cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lịng mình

cịn tham ơ, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được 14”. Điều ấy chứng tỏ
phương pháp tư duy triết học – chính trị của Nho giáo với các nguyên tắc như: Coi
trọng tính chủ thể của con người; Coi trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức,
coi đức là gốc; Tự cải tạo con người đi đến cải tạo xã hội,… cũng được Người kế
thừa, sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong tư duy, trong thực tiễn cách mạng.

13
14

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 280.
Sách đã dẫn, t.8, tr. 113.


Tuy nhiên, Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho giáo cũng phải dựa
trên cơ sở quán triệt quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử. Người quan niệm
bất cứ một hệ thống tư tưởng nào cũng ra đời trong những điều kiện lịch sử cụ thể,
chịu sự chi phối, quy định của những điều kiện ấy nên ngay từ đầu, Người đã chỉ
ra: “nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những
quan điểm ấy thì ơng sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Cũng có khả năng là
siêu nhân này chịu thích ứng với hồn cảnh và nhanh chóng trở thành người kế
tục trung thành của Lênin 15”. Vì vậy mà vận dụng quan điểm duy vật biện chứng
về lịch sử, Hồ Chủ tịch cũng xem xét các di sản tư tưởng quá khứ trước những yêu
cầu mới của thời đại mới, để từ đó kế thừa một cách biện chứng các di sản này.
Bên cạnh đó, sự gặp gỡ giữa tư tưởng của Tôn Trung Sơn với Hồ Chí Minh
là gặp ở quan điểm về chủ nghĩa dân tộc bởi lẽ trong chủ nghĩa tam dân, Tôn Trung
Sơn quan tâm sâu sắc đến quyền lợi dân tộc. Hồ Chủ Tịch khi còn tên là Nguyễn
Ái Quốc đã dịp tiếp xúc với chủ nghĩa Tam dân nhưng người cũng ý thức được
rằng Việt Nam khác Trung Quốc, chủ nghĩa gia tộc và tông tộc không nặng như
Trung Quốc, trái lại, do lập quốc sớm, nên chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
đoàn kết dân tộc phát triển rất mạnh, Người khơng nói chủ nghĩa dân tộc mà đề ra

mục tiêu dân tộc độc lập. Khơng giống với hồn cảnh của Trung Quốc thời bấy
giờ, Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên Người mới khơng nói chủ nghĩa dân
quyền như Tôn Trung Sơn mà nhấn mạnh phải giành lại quyền độc lập mới có tự
do. Khi hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã giới thiệu nhiều thanh
niên Việt Nam yêu nước vào học trường quân sự Hồng Phố để học tập qn sự và
có học cả lý luận chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Tiêu ngữ mà chúng ta có ngày hơm nay: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc chính
là tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ ba chủ nghĩa “Dân” của Tơn
15 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.
18


Trung Sơn vì Người tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam trong cả
quá trình đấu tranh giải phóng giành Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do và Dân sinh
Hạnh phúc. Trong lời kêu gọi Thi đua ái Quốc ngày 11/6/1946, Người viết: “Mỗi
người dân Việt Nam bất kỳ già trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ, đều cần
phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị,
Văn hóa… để: Tồn dân đủ ăn đủ mặc; Toàn dân biết đọc, biết viết, Toàn bộ đội
đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm. Tồn quốc sẽ thống hat độc lập
hoàn toàn. Thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh
hạnh phúc. Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tơn Văn đã nêu ra 16”. Như vậy,
ta có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí đã học theo, biết cách mô phỏng nhưng không hề
sao chép nguyên văn mà biến đổi, chọn lọc sao cho phù hợp với thực tiễn của nước
Việt Nam ta.
1.1.2. Ấn Độ
Tại Hội đồng quan hệ văn hoá Ấn Độ (ICCR) ở Kolkata vào ngày
24/11/2019, Ủy ban đoàn kết Ấn-Việt bang Tây Bengal đã tổ chức hội thảo với chủ
đề “Quan hệ ngày càng phát triển và dấu ấn Hồ Chí Minh.” Các đại biểu đã thảo
luận về những điểm tương đồng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của
hai lãnh tụ Mahatma Gandhi và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiến sỹ Nguyễn Trần Tiến,

Giảng viên Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khẳng
định tư tưởng của Gandhi về chân lý, hịa bình và phi bạo lực đã truyền cảm hứng
cho nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trên thế giới, trong đó có cuộc cách
mạng ở Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Sự lãnh đạo và các thông điệp về tự
do và nhân loại của Gandhi và Hồ Chí Minh đã đưa hai tộc đến độc lập tự do. Trên
con đường giải phóng dân tộc của mình, Gandhi và Hồ Chí Minh đã “gặp nhau” ở

16

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 445.

19


tư tưởng triết học với cùng một mục tiêu cao cả: đấu tranh giải phóng nhân dân
khỏi áp bức bóc lột của đế quốc và thực dân 17.
Gandhi chủ trương chính sách “khơng bạo lực”, thực hiện cuộc đấu tranh
tinh thần và chính trị để chống lại sự cai trị của thực dân Anh. Hiểu rõ giá trị đạo lý
và tinh thần to lớn của đường lối giải phóng dân tộc mà Gandhi theo đuổi, khi trả
lời báo Times của Ấn Độ năm 1955, Hồ Chí Minh đã suy tơn vị lãnh tụ tinh thần vĩ
đại này của nhân dân Ấn Độ là thầy, một bậc tiền phong trong cuộc đấu tranh
những chủ nghĩa đế quốc ở châu Á.

1.2. Đối với tư tưởng, học thuyết chính trị phương Tây
1.2.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
Không phải ngẫu nhiên mà Đảng ta ln khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh
và Chủ nghĩa Mác – Lênin không thể nào tách rời. Hồ Chủ Tịch từng chỉ rõ rằng:
“Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác – Lênin được 18”. Người đã tiếp nhận một cách sâu sắc những bài
học từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng không hề sao chép hay rập

khuôn những tư tưởng ấy mà tiếp thu, vận dụng cái tinh thần của Chủ nghĩa Mác –
Lênin. Từ nhu cầu thực tiễn của Cách mạng Việt Nam, từ những hiểu biết sâu sắc
văn hóa phương Đơng, văn hóa Pháp, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển Chủ
nghĩa Mác – Lênin, Người cho rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa khơng hồn tồn phụ thuộc vào
cách mạng ở chính quốc. Khơng chỉ vậy, Người còn xem Chủ nghĩa Mác – Lênin
như một kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn
mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang thần kỳ” đó. Đồng thời, Người
đã có
17

Thơng tấn xã Việt Nam (2019), Hội thảo về quan hệ Việt Nam-Ấn Độ và dấu ấn Hồ Chí Minh,
,
truy
cập ngày 28/5/2021.

20


18

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.15, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 668.

21


những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin
trong vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước phương Đông, thuộc địa nửa phong
kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên phải kể đến của Hồ Chủ Tịch là luận điểm
về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Qua tác phẩm “Đây công lý
của thực dân Pháp ở Đông Dương” và “Bản chất chế độ thực dân Pháp” (1925),
Người đã vạch trần bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc
lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc
địa; nêu rõ những nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa. Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí
Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mát – xít đề cập đến. Người đã
nêu lên những luận điểm sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng khơng hồn tồn phụ thuộc
vào cách mạng chính quốc.
Ngồi ra, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến sáng tạo về tư tưởng quân sự,
đặt nền móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại.
Người đã xác định: Phải giành chính quyền bằng bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang
và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí xuất phát từ
nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong
kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Nếu như theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên
nền chun chính vơ sản thì ở Hồ Chí Minh lại hình thành và phát triển một hệ
thống các quan điểm sáng tạo về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người đã vận
dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách
mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên. Hồ Chủ Tịch trong suốt quá trình


lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc
và giai cấp Hồ Chí Minh đã có các quan điểm sáng tạo về chiến lược đại địan kết
dân tộc theo phương châm: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; Thành cơng,
thành cơng, đại thành công”. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải
phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Quan những luận điểm sáng tạo nêu trên, rõ ràng rằng Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại cho nhân loại những tài sản vô giá kết tinh những giá trị truyền
thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Như thế Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng
có tham vọng làm một nhà lý luận, sáng tạo tư tưởng, sáng tạo lương tri, nhưng
thực tế Cụ đã góp phần đáng kể vào việc làm phong phú thêm học thuyết MácLênin trong khi vận dụng được thành công xuất sắc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc
cách mạng và kháng chiến Việt Nam 19.

2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc phát triển và gìn giữ
những giá trị và cơng lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại
Trong bài nói chuyện tại Đại hội sinh niên lần thứ hai, ngày 7/5/1958, Người
đã khẳng định rằng: “Thanh niên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy nên phải tự giác
tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của
mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà khơng có đức ví như một
anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng
làm được gì ích lợi cho xã hội, mà cịn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
khơng có tài ví như ơng bụt khơng làm hại gì, nhưng cũng khơng có ích gì cho lồi
người...”. Quả thực là như vậy, những giá trị và bài học kinh nghiệm được đúc kết
từ những tư tưởng, học thuyết chính trị mà Người được tiếp xúc, được học hỏi
19

Trần Văn Giàu, Hồ Chí Minh vĩ đại một con người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014.


chính là động lực cho thế hệ sinh viên ngày nay và tương lai duy trì, phát triển
những giá trị quý giá ấy.
Hồ Chủ Tịch luôn nhấn mạnh rằng đối với các dân tộc phương Đơng giàu
tình cảm, trọng đạo lý thì việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân có vai trị vơ
cùng quan trọng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Chính vì thế, sinh viên trên đất nước
Việt Nam nói chung và sinh viên Học viện Ngoại giao nói riêng trước hết phải
nâng cao tính tự giác trong việc học tập, bởi lẽ, học tập và giáo dục chính là con

đường ngắn hat để phát triển bản thân trong xã hội hiện đại ngày nay. Không thể
phủ nhận vai trị, lợi ích mà việc học tập siêng năng mang đến trong quá trình gìn
giữ những giá trị Người để lại nhưng bên cạnh đó, sinh viên cũng cần có một tấm
lịng u nước chân chính để từ đó biết cách tạo ra sức lao động, ra sức tăng gia
sản xuất, có chí tiến thủ, cố gắng đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc
năm châu.
Tuy nhiên, một số bộ phận sinh viên thời nay vẫn còn quá thụ động, ỷ lại,
lười biếng trong việc rèn luyện bản thân và học tập. Để thúc đẩy tính tích cực của
nhân dân trong lao động, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong xã hội ta, khơng có
nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ 20”. Do vậy,
sinh viên cần tự tạo động lực, tìm hiểu những vấn đề trong và ngoài nước, nâng
cao kiến thức về hội nhập quốc tế, góp phần đem những giá trị, truyền thống tốt
đẹp của nước nhà đến với thế giới, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, dân chủ,
và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

20

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.13, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 69.

23


×