Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THÚY HÀ

CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THÚY HÀ

CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LAN

Hà Nội – 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, các tham khảo có nguồn
trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn vừa mang tính kế thừa các
cơng trình khoa học trước đây nhưng chưa từng được cơng bố trong các cơng trình
khoa học khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy
định cho lời cam đoan của tôi./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐỖ THÚY HÀ

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO
DỤC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TRƢỜNG HỢP
ĐƢỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .. 7
1.1. Khái quát về người dưới 18 tuổi phạm tội .......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................ 10

1.2. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới
18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam 14
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm ........................................................................................................ 16
1.3. Cơ sở của việc quy định các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình
sự Việt Nam. ............................................................................................................ 20
1.3.1. Cơ sở chính trị ................................................................................................ 20
1.3.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 21
1.3.3. Cơ sở kinh tế - xã hội ..................................................................................... 26
1.3.4. Cơ sở tâm lý học ............................................................................................ 26
1.4. Kinh nghiệm lập pháp từ lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình
sự nước ngồi ........................................................................................................... 28
1.4.1. Kinh nghiệm lập pháp từ pháp luật hình sự Việt Nam .................................. 28
1.4.2. Kinh nghiệm lập pháp từ lịch sử pháp luật hình sự nước ngồi .................... 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 39

ii


Chƣơng 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM
2015 VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC MIỄN TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ .................................................................................................. 40
2.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi
trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam ........... 40
2.1.1. Điều kiện chung ............................................................................................. 40
2.1.2. Điều kiện cụ thể ............................................................................................. 41
2.2. Nguyên tắc, chủ thể thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình

sự Việt Nam ............................................................................................................. 43
2.2.1. Nguyên tắc thi hành ....................................................................................... 43
2.2.2. Chủ thể thi hành ............................................................................................. 43
2.3. Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong
trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam ..................... 45
2.3.1. Biện pháp khiển trách ..................................................................................... 45
2.3.2. Biện pháp hòa giải tại cộng đồng ................................................................... 48
2.3.3. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ................................................... 53
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 58
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO
DỤC ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC .... 59
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM,
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................... 59
3.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi
trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam ........... 59
3.1.1. Tình hình áp dụng pháp luật ........................................................................... 59
3.1.2. Tình hình giám sát, giáo dục phục hồi người dưới 18 tuổi bị áp dụng các biện
pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự ............ 67
3.1.3. Một số thành tựu ............................................................................................ 69
3.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp giám sát,

iii


giáo dục đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình
sự theo luật hình sự Việt Nam .................................................................................. 71
3.2.1. Biện pháp khiển trách ..................................................................................... 73
3.2.2. Biện pháp hòa giải tại cộng đồng ................................................................... 75
3.2.3. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ................................................... 76
3.3. Nguyên nhân của một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các

biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự ......................................................................................... 78
3.3.1. Do những hạn chế của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế. ............... 78
3.3.2. Trình độ lập pháp, hành pháp của Việt Nam còn chưa cao ........................... 79
3.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất, chế độ đãi độ nước ta cịn khó khăn ...................... 80
3.3.4. Công tác áp dụng pháp luật xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi
còn hạn chế. .............................................................................................................. 80
3.3.5. Công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, phòng ngừa người dưới 18 tuổi một số
địa phương còn hạn chế. .......................................................................................... 81
3.4. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp giám sát, giáo
dục đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
theo luật hình sự Việt Nam ...................................................................................... 82
3.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp giám sát, giáo dục áp
dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự .... 82
3.4.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục
đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự ........ 84
3.4.3. Tăng cường các hoạt động theo dõi, giám sát; thường xuyên đánh giá tổng kết
về áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi trong trường
hợp được miễn trách nhiệm hình sự ......................................................................... 86
3.4.4. Tăng cường các biện pháp giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội tái hòa nhập
cộng đồng ................................................................................................................. 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 92

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


LHS

: Luật Hình sự

BLHS

: Bộ Luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ Luật Tổ tụng Hình sự

CP

: Chính phủ

CƯQTE

: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em



: Nghị định

HĐTP

: Hội đồng Thẩm phán

TNHS


: Trách nhiệm hình sự

TAND

: Tịa án nhân dân

QH

: Quốc hội

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VPHC

: Vi phạm hành chính

QLXPVPHC

: Quản lý xử lý vi phạm hành chính

TDTHPL

: Theo dõi thi hành pháp luật

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thống kê số vụ vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện theo
hình thức xử lý giai đoạn 2010 -2018 ...................................................................... 59
Bảng 3.2: Thống kê tỷ lệ người dưới 18 tuổi bị khởi tố theo 4 tội danh phổ biến nhất
và các tội danh khác giai đoạn 2011-2015 ............................................................... 60
Bảng 3.3: Thống kê kết quả áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người
dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn TNHS giai đoạn 2015-2019 .................. 61
Bảng 3.4: Thống kê việc áp dụng hình phạt chính đối với ...................................... 64
người dưới 18 tuổi phạm tội giai đoạn 2015-2019 .................................................. 64

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thống kê tỷ lệ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
giai đoạn 2015-2019 (Tỷ lệ %) ................................................................................ 65
Biểu đồ 3.2: Thống kê số liệu người dưới 18 tuổi bị quản lý .................................. 66
tại gia đình giai đoạn 2014-2017 .............................................................................. 66

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) là đối tượng ln được Đảng,
Nhà nước Việt Nam quan tâm và có những chính sách riêng nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các em, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật quốc tế. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong
các quan hệ hình sự, Bộ luật Hình sự Việt Nam (BLHS) năm 2015 đã xây dựng một
chương riêng quy định chính sách hình sự nhằm xử lý chuyển hướng đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội. Chính sách này dựa trên sự phân tích tâm sinh lý của người

dưới 18 tuổi, họ còn hạn chế về trình độ nhận thức, ít kinh nghiệm sống, dễ bị lơi
kéo, dụ dỗ bởi nhóm người xấu và các hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, chưa có khả
năng phân tích vấn đề và chưa có khả năng tự lập, từ đó Đảng, Nhà nước đã pháp
điển hóa nhiều nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có
việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và áp dụng các
biện pháp giám sát, giáo dục hoặc các biện pháp tư pháp. Với tinh thần đó, BLHS
năm 2015 đã xây dựng hoàn thiện các nội dung về xử lý chuyển hướng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
(TNHS) được quy định tại Mục 2 Chương XII, từ Điều 93 đến Điều 95, bao gồm
các biện pháp: Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã, phường, thị
trấn. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp giám
sát, giáo dục, ngày 10 tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
37/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục
người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Những hướng dẫn cụ
thể của pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp giám
sát, giáo dục trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
dưới 18 tuổi.
Thời gian qua, việc áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp
được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo BLHS

1


Việt Nam đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần xử lý chuyển
hướng và đạt được mục đích giáo dục, răn đe đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
nhằm giúp họ tu dưỡng, rèn luyện, sửa chữa những sai phạm trở thành người có ích
cho xã hội; bảo đảm tốt quyền con người, quyền của trẻ em theo đúng chủ trương,
đường lối của Đảng và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
góp phần giảm gánh nặng cho các cơ sở giam giữ, cải tạo xã hội…Tuy nhiên, bên

cạnh những kết quả đạt được việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục trong
trường hợp được miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo luật hình sự
thời gian qua cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do những hạn chế của pháp luật,
hiệu quả áp dụng các biện pháp chưa cao, đối tượng bị áp dụng và gia đình người bị
áp dụng cũng như địa phương nơi người phạm tội dưới 18 tuổi sinh sống còn chưa
chấp hành tốt, xuất hiện nhiều khe hở để các băng nhóm tội phạm chun nghiệp lợi
dụng chính sách pháp luật hình sự của nhà nước để thuê, tuyển lựa người dưới 18
tuổi phạm tội…Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu có hệ thống các vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục
trong trường hợp được miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của
BLHS năm 2015 là cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng áp dụng các biện pháp
trên, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực
hiện biện pháp này theo quy định pháp luật hình sự. Do đó, việc tác giả chọn đề tài:
“Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường
hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” làm Luận văn
thạc sĩ luật học là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới
18 tuổi trong trường hợp được miễn TNHS theo LHS Việt Nam là một trong những
vấn đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của học giả, các nhà nghiên cứu, nhà hoạt
động thực tiễn pháp luật ở tất cả các quốc gia trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế.
Hiện có một số cơng trình nghiên cứu sau:
Đề tài khoa học cấp trường “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư pháp

2


hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”, của các tác giả Đỗ Thị Phượng, Bùi
Đức Lợi – Trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005;
Sách chuyên khảo “Áp dụng chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội” của tác giả Trịnh Đình Thể, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;
Sách chuyên khảo “Đấu tranh phòng, chống tội phạm là người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của tác giả Trịnh Quốc Toản, do
Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007.
Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017” do GS.TS Trần Ngọc Hòa chủ biên, xuất bản năm 2017.
Sách chuyên khảo “Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trẻ em phạm
tội” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh, Nxb Tư pháp, 1992.
Sách “Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải pháp” của
tác giả Trần Đức Châm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2002)
- Dưới góc độ luận văn, luận án luật học có các cơng trình tiêu biểu như:
Vũ Thị Thu Qun (2011), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm
tội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đinh Thanh Sơn (2011), Cơng tác phịng ngừa tội phạm do người chưa
thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện
Cảnh sát nhân dân.
Đỗ Xuân Hồng (2014), Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, khoa luật Đại học quốc gia
Hà Nội.
Trần Thị Ngọc Thu (2017), Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
luật học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Trần Thị Hồng Nhung (2017), Biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư
pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội.

3


Đỗ Thị Bảo Ngọc (2019), Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị, Luận văn
Thạc sĩ luật học, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
Ngồi ra cịn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngồi
nước như: “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên; Những khía cạnh pháp
lý hính sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học (Phần thứ I, những
khía cạnh pháp lý hình sự)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm và TS. Đỗ Thị Phượng
đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 20-10/2004; “Thay đổi chính sách hình sự
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” của Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh
đăng trên báo điện tử Công an nhân dân (2017),…
Các cơng trình nêu trên đã tiếp cận nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp
xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy
nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp giám sát,
giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (do đây là các quy định mới của Bộ
luật hình sự năm 2015). Chính vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp giám sát, giáo dục
áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp được miễn TNHS là
một vấn đề mới, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng các biện pháp giám sát,
giáo dục đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn TNHS theo quy
định của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) trong thời gian qua. Từ đó,
đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các biện pháp này
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ các quy định của BLHS năm 2015 và các quy định khác
về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường
hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

4



- Nghiên cứu và đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục
đối với người dưới 18 trong trường hợp được miễn TNHS theo LHS Việt Nam từ
năm 2015 đến nay.
- Chỉ ra một số nguyên nhân của vướng mắc, hạn chế trong áp dụng pháp
luật trên thực tế. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả áp
dụng các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong
trường hợp được miễn TNHS thời gian tới.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về các biện pháp
giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn
TNHS theo LHS Việt Nam; thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam; các quy định
pháp luật tương tự của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới và thực tiễn áp
dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp
được miễn TNHS ở Việt Nam trong thời gian áp dụng bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đến nay.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện
pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 trong trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam.
- Về khơng gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2019.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính
sách hình sự kết hợp với phương pháp luận của Khoa học luật hình sự có liên quan
tới nội dung nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra đề tài sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp tổng kết
thực tiễn; phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh; phương pháp nghiên cứu điển
hình, và một số phương pháp khác.


5


5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận và thực tiễn về
các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường
hợp được miễn TNHS theo quy định của BLHS năm 2015. Sau khi bảo vệ thành
công, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ích trong nghiên cứu về áp dụng các biện
pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi trong trong trường hợp được
miễn TNHS, đồng thời đóng góp giúp các nhà tham mưu nghiên cứu trong đấu
tranh, phòng ngừa tội phạm là người dưới 18 tuổi.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 03 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về các biện pháp giám sát, giáo dục áp
dụng đối với người dưới 18 trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo
luật hình sự Việt Nam
Chƣơng 2: Các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các biện pháp
giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự.
Chƣơng 3: Thực trạng áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối
với người dưới 18 tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo luật
hình sự Việt Nam, nguyên nhân và một số kiến nghị.

6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái quát về ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu rõ các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, cần làm rõ
các khái niệm có liên quan:
- Thứ nhất về khái niệm người dưới 18 tuổi:
Tuổi được định nghĩa là: “Năm, dùng làm đơn vị đo thời gian sống của
người, là khoảng thời gian từ khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó”[30]. Như
vậy, “tuổi của một người được tính theo đơn vị năm, phù hợp với quy luật tự nhiên
một vòng quay trái đất quanh mặt trời, cách tính tuổi của một người sẽ dựa vào thời
gian khi người đó được sinh ra đến thời điểm xác định nào đó”[62].
Thơng thường, tuổi được hiểu theo cách thống nhất là khoảng thời gian từ
khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó, tuy nhiên cách tính tuổi trên thực tế lại
khơng được thống nhất như vậy. Cách tính tuổi thực tế ở các nước trên thế giới vốn
không đồng nhất như nhau và khơng phải lúc nào cũng tính theo tuổi trịn và tính
theo năm. Phong tục tập quán người Việt tính theo tuổi mụ là một ví dụ chứng minh
cho sự khơng đồng nhất này. Một người nếu tính theo thơng lệ quốc tế - tính tuổi
trịn và theo năm – thì anh ta mới 29 tuổi. Tuy nhiên, khi làm những việc hệ trọng
trong cuộc đời như kết hôn, cưới hỏi, làm nhà, ma chay,...thì anh ta ln được coi là
30 tuổi để tính tốn ngày lành tháng tốt mà tổ chức sự kiện. Ở Hàn Quốc, cách tính
tuổi truyền thống cũng được tính thời gian bào thai trong bụng mẹ và được làm tròn
thành một năm. Nghĩa là một đứa trẻ vừa chào đời đã đạt một tuổi. Thêm vào đó, cứ
bước sang năm dương lịch mới thì mỗi người lại được cộng thêm một tuổi chứ
không phải cứ đủ 12 tháng mới trịn một năm tuổi. Cách tính này dẫn đến một

7



nghịch lý là đứa trẻ vừa chào đời chưa đầy một tuần tuổi đã được người Hàn Quốc
tính là 02 tuổi. Ví dụ đứa trẻ A sinh ngày 29/12/2018, ngày bé chào đời là bé đã
được 01 tuổi (do cách tính tuổi thai, tuổi mụ), chỉ ba ngày sau bước sang năm mới,
bắt đầu từ ngày 01/01/2019 bé A đã thêm tuổi mới và được tính là 02 tuổi. Chuyện
tính tuổi của Hàn Quốc ngày càng trở nên phức tạp khi Nhà nước thừa nhận song thai
tại quốc gia này rất coi trọng phong tục truyền thống. Việc tính tuổi theo cách cổ
truyền được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong cách lĩnh vực của đời sống. Điều
này dẫn đến những phiền toái trong các giao dịch của người Hàn Quốc vì họ ln
phải giải thích tuổi đang được sử dụng là “tuổi Hàn Quốc” hay “tuổi quốc tế”[62].
Dù có những cách tính tuổi khác nhau theo phong tục, tập quán của từng
quốc gia và vùng lãnh thổ song về cơ bản xét trên phương diện pháp lý, cách tính
tuổi được pháp luật các nước trên thế giới quy định đều thống nhất theo tuổi trịn và
được tính theo năm. Trên cơ sở cách tiếp cận này thì “người dưới 18 tuổi” theo tác
giả sẽ được hiểu là “người đã lọt lòng mẹ mà kể từ khi sinh ra tính đến thời điểm
hiện tại vẫn chưa trịn 18 năm”.
- Thứ hai, khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội:
Tại điều 8 BLHS Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nước ta
quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự”[35, tr.11]. Như vậy, theo quan điểm của BLHS năm
2015, tội phạm được quy định rõ về hành vi hoặc nhóm hành vi, chủ thể thực hiện,
về năng lực chịu trách nhiệm hình sự, về lỗi, về các lĩnh vực phạm tội cụ thể. Đối
với tội phạm khi xảy ra, cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án)
phải thực hiện nhiều biện pháp tố tụng và nghiệp vụ cụ thể nhằm điều tra làm rõ tội


8


phạm và xử lý theo quy định. Tuy nhiên, khi tội phạm đã hồn thành thì hậu quả
mang lại cho xã hội là khó khắc phục. Do đó, quan trọng nhất là các chủ thể cần làm
tốt cơng tác phịng ngừa tội phạm.
Tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra cũng có đầy đủ 4 dấu hiệu của cấu
thành tội phạm nhưng nó có đặc điểm khác biệt cơ bản với tội phạm nói chung là
chủ thể thực hiện tội phạm có phạm vi hẹp hơn bao gồm những người từ đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi. Điều 12, BLHS năm 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm
hình sự: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc phân định 2 mức độ tuổi trên
cho thấy độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi tâm sinh lý phát triển hơn, thể chất và tinh
thần hoàn thiện hơn độ tuổi dưới 16 tuổi.
Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội hiện còn nhiều quan điểm khác nhau.
Theo GS.TSKH Lê Cảm và TS. Đỗ Thị Phượng đưa ra khái niệm người chưa thành
niên phạm tội: “Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 18
tuổi, có năng lực trách nhiệm Hình sự chưa đầy đủ, do hạn chế bởi các đặc điểm về
tâm sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm” [8, tr.9].
Theo tác giả Đỗ Thị Bảo Ngọc (2019) đưa ra khái niệm: “Người dưới 18 tuổi
phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự, có
lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm
trong BLHS” [27, tr.12]. Người phạm tội theo quy định của luật hình sự các nước
cũng được thừa nhận chung trong khoa học pháp lý hình sự phải là người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó người này
phải thỏa mãn ba điều kiện sau: một là người có khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi; hai là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình
sự; ba là người này đã thực hiện một hành vi bị luật hình sự quy định là tội phạm.

Điều 12 BLHS Việt Nam năm 2015 quy định tuổi chịu TNHS: “1. Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội

9


phạm mà Bộ luật này có quy định khác./2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa
đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản,
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, về tội phạm rất nghiệm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiệm trọng…”[35]. Như vậy, theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành,
người phạm tội chỉ có thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi, đã thực hiện một tội phạm do BLHS quy định.
Từ những phân tích trên, tác giả định nghĩa người dưới 18 tuổi phạm tội theo
pháp luật hình sự Việt Nam như sau: “Người dưới 18 tuổi là người có khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi mà kể từ khi sinh ra tính đến thời điểm thực hiện
tội phạm do BLHS quy định đã tròn 14 năm nhưng chưa đủ 18 năm”.
1.1.2. Đặc điểm
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của những người dưới 18 tuổi, đây là
giai đoạn trẻ đang phát triển mọi mặt, là giai đoạn chuyển từ trẻ em sang người
lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm sống cũng như trình độ nhận thức cịn hạn chế.
Vì vậy, tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện mang những đặc điểm sau:
Một là, đa số người dưới 18 tuổi phạm tội đều là người có trình độ nhận
thức thấp, ít hiểu biết về pháp luật, thường có quan niệm sai lệch về quyền và nghĩa
vụ cơng dân.
Người dưới 18 tuổi đang trong q trình phát triển cả về tâm sinh lý và ý
thức. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột, còn chưa nhận thức đầy đủ
về thế giới xung quanh, chưa có kỹ năng sống và hiểu biết pháp luật nên tự xem
mình là “cái rốn của vũ trụ”, là nhân vật có tầm quan trọng nhất, đề cao cái “tơi”, dễ

tự ái khi bị nói nặng lời, đơi khi dẫn đến hành động nông nổi dẫn đến các hành vi
phạm tội. Một phần không nhỏ người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội chỉ để
thỏa mãn nhu cầu, hứng thú không đúng đắn của cá nhân, gây nên hậu quả và dư luận
xã hội; chỉ khi được giải thích, phân tích thì các em mới hiểu được hành vi của mình
là phạm tội.

10


Hai là, người dưới 18 tuổi thường có nhu cầu độc lập và hành động bồng bột
theo bản năng.
Nhu cầu độc lập có thể hiểu là việc cá nhân tự hành động và tự đưa ra quyết
định theo ý riêng mà không muốn bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào người khác. Nhu
cầu độc lập khơng chỉ có mặt tích cực mà cịn có mặt tiêu cực nếu nó phát triển theo
hướng thái quá. Người dưới 18 tuổi mặc đang sống phụ thuộc vào gia đình, tuy
nhiên, họ thường muốn tách khỏi gia đình, muốn tự mình trưởng thành và học hỏi
mà khơng muốn kiểm sốt từ phía cha mẹ. Đôi khi nhu cầu độc lập thái quá thường
biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi ương bướng, cố chấp, dễ tự ái, phô
trương, gây gổ… Bên cạnh đó, người dưới 18 tuổi ln có nhu cầu khám phá cái
mới, tò mò với thế giới xung quanh, ham thích tìm hiểu cái mới lạ do đó sự tác động
trở lại của thế giới khách quan là tất yếu, tác động trực tiếp đến nhận thức và sự
phát triển của trẻ. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của
người duới 18 tuổi.
Ba là, trong xác định TNHS người dưới 18 tuổi cũng được phân chia
thành các độ tuổi khác nhau và từ sự phân chia này có thể xác định được tư cách
tham gia tố tụng tại Tòa án, xác định được tội danh, xác định được có phải chịu
TNHS hay khơng.
Người dưới 18 tuổi chỉ được coi là chủ thể của tội phạm khi có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi sai trái của mình. Do vậy năng lực
trách nhiệm hình sự phải đạt đến độ tuổi nhất định được quy định trong BLHS. Điều

12 BLHS năm 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này
có quy định khác/2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiệm trong, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định
của BLHS”[35, tr.14].
Việc xác định độ tuổi đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia tố tụng rất
quan trọng. Trong một số trường hợp độ tuổi của bị can, bị cáo quyết định họ có
phải chịu TNHS hay khơng; độ tuổi của người bị hại cũng có thể quyết định đó là

11


tội gì, khung hình phạt nào. Khi chưa có đầy đủ chứng cứ về độ tuổi thì cơ quan
truy tố cũng như Tòa án phải yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ (chẳng hạn chứng cứ
về giấy khai sinh khác nhau về ngày tháng năm sinh). Chỉ trong trường hợp khơng
thể xác định được tuổi, ngày, tháng sinh thì mới phải xác định theo hướng có lợi
cho bị cáo.
Bốn là, những tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra thường có những
đặc điểm riêng biệt; động cơ, mục đích phạm tội thường bột phát, nhất thời và
khơng rõ ràng.
Về hành vi phạm tội: Người dưới 18 tuổi nếu thực hiện hành vi kiếm lợi bất
chính thì cách thức, thủ đoạn tiến hành thường được chuẩn bị trước, có khi rất tinh
vi, phức tạp và quyết tâm hoàn thành hành vi dù có trở ngại khách quan. Trái lại,
đối với người dưới 18 tuổi có hồn cảnh đặc biệt như mồ côi, bỏ nhà sống lang
thang, là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của tệ nạn xã hội hoặc có thói
quen đua địi mua sắm, tiêu xài hoang phí...thì cách thức, hành vi phạm tội đơn giản
hơn nhiều. Các em thường bị lệ thuộc về vật chất nên dễ bị người lớn sai khiến hoặc
tự mình thực hiện những việc làm trái pháp luật như mua bán ma túy, trộm cắp,
cướp tài sản,…Khi thực hiện hành vi phạm tội thường đơn giản, nhanh lẹ, vội vã và
ít có quyết tâm thực hiện đến cùng nếu bị ngăn trở.

Về địa bàn gây án: theo các nghiên cứu người dưới 18 tuổi thường thực hiện
hành vi phạm tội ở thành phố, trung tâm thương mại, thị trấn, thị xã thì mang tính
chất táo bạo, phức tạp, các tội phạm điển hình như: cố ý gây thương tích, cướp giật,
lừa đảo, giết người, gây rối trật tự cơng cộng,…Cịn nếu như ở nông thôn, tội phạm
chủ yếu là cướp giật, trộm cắp tài sản và thường thực hiện ở nơi vắng vẻ, ít người.
Đối tượng xâm hại: Thường tập trung vào những đồ vật gọn nhẹ có giá trị
cao như tiền bạc, điện thoại,...sau đó mới là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các
quan hệ khác…Thiệt hại của tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra thường khơng
đáng kể nhưng ảnh hưởng đến xã hội thì khơng lường hết được.
Nguyên nhân dẫn tới phạm tội: Đa phần người dưới 18 tuổi phạm tội thường là
những trẻ có hồn cảnh đặc biệt, cha mẹ ly hơn hoặc thiếu sự chăm sóc, giáo dục từ gia
đình; trẻ em bỏ học, lang thang; trẻ em nghiện ma túy, nhiễm HIV, trẻ em có lối sống

12


lệch lạc trong nhận thức dẫn đến hành vi trái với chuẩn mực chung của xã hội. Có thể
tổng hợp một số ngun nhân sau:
Từ phía gia đình: Đây là nguyên nhân chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến
nhận thức và quá trình phát triển nhân cách của người dưới 18 tuổi. Vai trị giáo
dục của gia đình đặc biệt là cha mẹ là hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, gia
đình tạo dựng được nề nếp, kỷ cương tốt thì con cái có lối sống lành mạnh.
Ngược lại gia đình nào có mơi trường giáo dục khơng tốt sẽ là nguyên nhân dẫn
đến hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Những thiếu sót, sai lầm từ phía
gia đình có thể là do lựa chọn phương pháp giáo dục không đúng như: đáp ứng đầy
đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này khơng chính đáng, khơng phù
hợp với lứa tuổi và điều kiện kinh tế gia đình. Sự nng chiều thái q, không bắt
làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm từ đó tạo ra thói quen, tâm lý địi hỏi, hưởng
thụ, sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết, trình độ thấp
khi con mắc lỗi không khuyên răn, dạy bảo con mà lại đánh đập, hành hạ. Đây là

một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của người dưới 18
tuổi [48, tr.168]. Bên cạnh đó, một số gia đình thiếu trách nhiệm, khơng quan tâm đến
sự phát triển của trẻ như: bố mẹ làm ăn, phải đi công tác xa thường xuyên hay bố mẹ
đau ốm không quan tâm giáo dục con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng mà
bố mẹ không hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng
xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn. Một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt
như bố mẹ ly hôn; bố (mẹ) đang chấp hành án phạt tù; bố mẹ đã chết, con cái sống
với dì ghẻ hoặc bố dượng hoặc sống một mình, lang thang. Những trẻ em rơi vào
hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý, tự ti, mặc cảm, thiếu điều kiện học
tập, vui chơi, thiếu sự quan tâm dẫn đến mất phương hướng nên dễ bị lôi kéo bởi
bạn bè xấu và thực hiện các hành vi lệch chuẩn.
Từ phía nhà trường: Hầu hết các trường học trên cả nước đều tổ chức cho
học sinh tham gia ký kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ là
hình thức. Trong khi đó, nhiều trường lại khơng có phương pháp giáo dục các học
sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Thông thường khi phát hiện các học sinh vi phạm

13


pháp luật nhà trường chủ yếu áp dụng hình thức kỷ luật là đuổi học. Hình thức này
vơ tình lại tạo ra khoảng trống, sự thiếu trách nhiệm giữa nhà trường với gia đình
học sinh. Bên cạnh đó, sự phối hợp, trao đổi thơng tin từ phía nhà trường với phụ
huynh học sinh còn còn chưa được quan tâm nên việc các em nghỉ học đi chơi
điện tử, xem phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường cũng như gia đình
khơng hay biết, tạo điều kiện cho kẻ xấu lôi kéo, rủ rê các em vào con đường vi
phạm pháp luật.
Từ phía xã hội: Đầu tiên phải nói đến các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến người
dưới 18 tuổi như: sách báo, băng đĩa văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh bạo lực,...gây
sự tò mò, bắt chước của các em. Hơn nữa, ngày nay mạng internet được phổ biến
rộng rãi và sự quản lí của cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ đối với nguồn tin trên

internet tạo kẽ hở cho người dưới 18 tuổi khai thác thông tin, ảnh hưởng tiêu cực tới
sự phát triển của trẻ. Mặt khác, vai trị của các đồn thể xã hội, đặc biệt là Đồn
Thanh niên trong cơng tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của người dưới
18 tuổi chưa được làm tốt cũng là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Sự mờ nhạt
của các tổ chức đồn cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thanh
niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm.
Nguyên nhân từ chính bản thân người phạm tội: Do bản thân người dưới 18
tuổi có những đặc thù riêng chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên ở độ
tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích cái mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện bản
thân mà đơi khi chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay một lời nói khơng ưa mà các em
thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây
thương tích, giết người. Đặc biệt có một số em lại có suy nghĩ pháp luật của Việt
Nam có chính sách xử lí khoan hồng người dưới 18 tuổi phạm tội nên việc mình
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ln được xử lí nhẹ hơn người trên 18 tuổi
khác nên cố ý phạm tội.
1.2. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với
ngƣời dƣới 18 tuổi trong trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm hình sự theo luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Khái niệm

14


Về khái niệm giáo dục, theo nghĩa chung, từ “giáo dục” dịch ra tiếng Anh là
“Education”. Từ “giáo dục” trong tiếng Việt gồm từ “giáo” nghĩa là dạy dỗ, từ
“dục” nghĩa là ni dưỡng. Vậy từ “giáo dục” có nghĩa là dạy dỗ, ni dưỡng bao
gồm trí - dục, thể - dục, đức - dục.
Theo TS Nguyễn Văn Tuấn “Giáo dục là một quá trình đào tạo con người
một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao
động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã

hội của loài người [48]. Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể hiểu là một q trình hoạt
động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người) gọi là giáo viên - nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để làm phát
triển trí thơng minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan,
và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người mới, có
những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra.
Theo Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
năm 2015 định nghĩa: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh
giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo
thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [39]. Giám sát là
một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể
hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những
quy tắc chung nào đó.
Theo cuốn Thuật ngữ tư pháp người dưới 18 tuổi của Bộ Tư pháp phối hợp
cùng tổ chức UNICEF thì khơng chính thức có khái niệm biện pháp giám sát, giáo
dục nhưng lại có thuật ngữ “biện pháp khơng chính thức”. Theo đó, biện pháp
khơng chính thức (Informal Measures) là biện pháp xử lý vi phạm pháp luật khơng
áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự hoặc thủ tục xử lý vi phạm hành chính mà dựa
vào cộng đồng để giáo dục, răn đe người có hành vi vi phạm. Ở Việt Nam có những
biện pháp xử lý khơng chính thức như hịa giải, giám sát, phê bình, kiểm điểm, nhắc

15


nhở, giáo dục tại dòng họ, kỷ luật tại nhà trường,...Ở nhiều nước trên thế giới,
những biện pháp xử lý khơng chính thức đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
thường được gọi là “biện pháp xử lý chuyển hướng” vì người dưới 18 tuổi được
đưa ra khỏi hệ thống tố tụng chính thức để xử lý tại cộng đồng [54].
Theo Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 về Quy định

chi tiết thị hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự nêu rõ: “Biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (sau đây gọi là biện pháp giám sát, giáo
dục) là các biện pháp được quy định tại Mục 2 Chương XII của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13, đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 12/2017/QH14
(sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự năm 2015), bao gồm: khiển trách, hịa giải
tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn” [3, tr.1].
Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ, người được giám sát, giáo dục là người
dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp
giám sát, giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 91 của BLHS năm 2015. Người
trực tiếp giám sát, giáo dục là người có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng
về cơng tác xã hội, công tác trẻ em hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý trẻ em
hoặc được đào tạo, tập huấn về tư pháp đối với người chưa thành niên, được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện việc giám sát,
giáo dục.
Từ những khái niệm trên, theo tác giả: “Giám sát, giáo dục người dưới 18
tuổi phạm tội là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động đào
tạo, theo dõi, xem xét, đánh giá người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự nhằm giúp người dưới 18 tuổi thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình theo quy định của pháp luật và phòng ngừa tái phạm”.
1.2.2. Đặc điểm
Thứ nhất, các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18
tuổi trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự là một dạng của biện pháp
cưỡng chế hình sự.

16


×