Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá khả năng sản xuất của đàn bò holstein friesian trong mô hình nhân giống mở tại tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 91 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
………….***………..

VƯƠNG QUỐC TUẤN

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ðÀN BỊ
HOLSTEIN FRIESIAN TRONG MƠ HÌNH NHÂN
GIỐNG MỞ TẠI TUN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số

: 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. MAI THỊ THƠM

HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã


được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…..tháng…..năm 2012
Tác giả luận văn

Vương Quốc Tuấn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực tập tốt nghiệp, tơi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình
của nhiều tập thể và cá nhân. ðến nay nhân dịp hoàn thành khóa luận cho
phép tơi được gửi lời biết ơn chân thành nhất ñến PGS.TS. Mai Thị Thơm,
người ñã ñầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn tôi trong q trình
thực hiện đề tài, đánh giá kết quả và hồn thành khóa luận.
Lời cảm ơn chân thành của tơi cũng xin được gửi tới các thầy cơ trong Bộ
mơn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.Ths Nguyễn Hữu Lương. Gð Trung
tâm nghiên cứu Bị và đồng cỏ Ba Vì đã giúp đõ tơi trong thời gian thực hiện
đề tài.
Lãnh đạo, tập thể cán bộ cơng chức, viên chức của Trung tâm Phát triển bò
Yên Sơn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang.
Các thầy cô, các bạn sinh viên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành khóa luận này.
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới tất cả những sự giúp đỡ q báu đó.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2012


Vương Quốc Tuấn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………...vii
Danh mục ñồ thị…………………………………………………………….viii
Danh mục viết tắt………………………………………………………….....ix
I.

MỞ ðẦU..................................................................................................................1

1.1.

ðặt vấn ñề....................................................................................................... 1

1.2.

Mục ñích, u cầu ......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ...........................................................................................2


1.2.2.

u cầu .............................................................................................2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3

2.1.

Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu. ........................................................ 3

2.1.1.

Sự hình thành đàn bị HF ở Tun Quang .........................................3

2.1.2.

ðặc điểm của giống bò Holstein Friesian ..........................................3

2.1.3.

Khái niệm về nhân giống hạt nhân theo sơ đồ hình tháp....................4

2.1.4.

Hệ thống nhân giống hạt nhân mở.....................................................4

2.2.


Các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh sản ................................................... 5

2.2.1.

Tuổi phối giống lần ñầu ....................................................................5

2.2.2.

Hệ số phối giống ...............................................................................6

2.2.3.

Tuổi ñẻ lứa ñầu .................................................................................7

2.2.4.

Khoảng cách lứa ñẻ...........................................................................8

2.3.

Những nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản .................................. 9

2.3.1.

Di truyền ( Nhân tố bên trong ) .........................................................9

2.3.2.

Nhân tố bên ngồi. ..........................................................................10


2.4.

Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất sữa và chất lượng sữa ........... 13

2.4.1.

Thời gian cho sữa............................................................................13

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


2.4.2.

Sản lượng sữa..................................................................................14

2.4.3.

Chất lượng sữa ................................................................................15

2.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa ......................................... 17

2.5.1.

Giống ..............................................................................................17


2.5.2.

Tuổi có thai lần ñầu.........................................................................18

2.5.3.

Tuổi và lứa ñẻ .................................................................................19

2.5.4.

Dinh dưỡng .....................................................................................19

2.5.5.

Khối lượng cơ thể ...........................................................................20

2.5.6

Mơi trường......................................................................................20

2.5.7.

Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại.................................................21

2.5.8.

Bệnh tật...........................................................................................21

2.5.9.


Kỹ thuật vắt sữa ..............................................................................22

2.5.10. Chăm sóc quản lý............................................................................22
2.6.

Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng sữa.............................................. 22

2.6.1.

Giống và Tuổi .................................................................................22

2.6.2.

Giai ñoạn của chu kỳ sữa ................................................................22

2.6.3.

Thức ăn ...........................................................................................23

2.6.4.

ðiều kiện mơi trường ......................................................................23

2.7.

Tình hình chăn ni bị sữa trên thế giới ................................................ 23

2.7.1.

Sơ lược tình hình chăn ni bị sữa trên thế giới .............................23


2.7.2.

Sự phát triển của giống bò Holstein Friesian ở các nước ơn đới.............25

2.7.3.

Sự phát triển của bị Holstein Friesian ở các nước nhiệt đới ............26

2.8

Tình hình chăn ni bị sữa ở Việt Nam ................................................. 27

III.

ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 32

3.1.

ðối tượng nghiên cứu................................................................................ 32

3.2.

ðịa ñiểm nghiên cứu .................................................................................. 32

3.3.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 32

3.3.1.


Khả năng sinh sản của đàn bị Holstein Friesian..............................32

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


3.3.2.

Khả năng sản xuất sữa của đàn bị Holstein Friesian ở trong
tầng tháp giống................................................................................33

3.3.3.

Khối lượng cơ thể của đàn bị Holstein Friesian ..............................33

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 33

3.4.1.

Cơ cấu ñàn bò HF trong nghiên cứu...............................................33

3.4.2.

Phương pháp cân khối lượng cơ thể. ...............................................34

3.4.3.


Xác ñịnh sản lượng sữa ...................................................................34

3.4.4.

Các số liệu ñánh giá khả năng sinh sản............................................35

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 35

4.1.

Khả năng sinh sản của đàn bị Holstein Friesian ni tại Tun Quang ....37

4.1.1.

Tuổi phối giống lần đầu ..................................................................37

4.1.2.

Tuổi đẻ các lứa của đàn bị Holstein Friesian trong mơ hình
tháp giống hạt nhân mở ...................................................................40

4.1.3.

Tuổi đẻ các lứa của đàn bị HF trong các tầng tháp của mơ hình
nhân giống hạt nhân mở ( Hạt nhân, nhân giống, sản xuất) .............43

4.1.4.


Khoảng cách lứa đẻ của đàn bị Holstein Friesian ...............................45

4.2.

Sản lượng sữa của đàn bị sữa Holstein Friesian trong mơ hình
tháp giống hạt nhân mở .............................................................................. 51

4.2.1.

Sản lượng sữa của đàn bị trong các tầng tháp giống (chu kỳ 305 ngày)..51

4.2.2.

Sản lượng sữa chu kỳ thực tế theo các lứa đẻ của đàn bị
Holstein Friesian trong tồn bộ tháp giống.....................................53

4.2.3.

Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bị trong các lứa của
các tầng tháp giống .........................................................................55

4.2.4.

Sản lượng sữa của đàn bị Holstein Friesian trong các tầng tháp
giống qua các năm 2006 - 2010.......................................................57

4.2.5.

Sản lượng sữa của đàn bị trong các tầng tháp giống( hạt nhân,

nhân giống, sản xuất ) qua các năm 2006 - 2010 (kg/chu kỳ) ..........60

4.2.6.

Năng suất sữa theo 100 kg khối lượng cơ thể của bị HF.................62

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


4.2.7.

Chất lượng sữa trong các ñàn của tháp giống hạt nhân. ...................64

4.3.

Khối lượng cơ thể của đàn bị sữa Holstein Friesian............................ 67

4.3.1.

Khối lượng cơ thể của đàn bị trong tồn bộ tháp giống ..................67

4.3.2.

Khối lượng cơ thể trung bình của ñàn bò trong tháp giống theo các
năm 2006 - 2010...............................................................................68

4.3.3.


Khối lượng cơ thể trung bình của đàn bị trong tháp giống theo lứa ñẻ....70

V.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................................... 71

5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 71

5.2.

ðề nghị .......................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Số lượng bò, sản lượng sữa, tốc ñộ tăng trưởng hàng năm............31
Bảng 4.2: Tuổi phối giống lần đầu của đàn bị trong tháp giống và đàn con

của chúng so với đàn bị ngồi tháp giống ( ñvt:tháng tuổi)....................38
Bảng 4.3: Tuổi phối giống lần ñầu của ñàn bò trong các tầng tháp giống
(tháng tuổi)....................................................................................40
Bảng 4.4. Tuổi đẻ các lứa của đàn bị trong mơ hình tháp giống hạt
nhân mở (tháng tuổi) .....................................................................42
Bảng 4.5. Tuổi ñẻ các lứa trong các tầng tháp của mơ hình tháp giống
hạt nhân mở của đàn bị HF ( tháng tuổi).....................................44
Bảng 4.6. Khoảng cách lứa đẻ của tồn đàn bị, và khoảng cách lứa đẻ giữa
các lứa của đàn bị trong mơ hình tháp giống hạt nhân mở....................47
Bảng 4.7. Khoảng cách lứa ñẻ giữa các lứa của ñàn bò trong các tầng
của tháp giống hạt nhân mở tại ......................................................49
Bảng 4.8 Khoảng cách lứa đẻ của đàn bị trong mơ hình tháp hạt nhân
mở (2006-2010).............................................................................50
Bảng 4.9. Sản lượng sữa của đàn bị trong các tầng tháp giống (kg) .............52
Bảng 4.10. Sản lượng sữa của đàn bị qua các lứa sữa (kg/chu kì) ................53
Bảng 4.11. SLS trung bình của các lứa trong từng tầng tháp giống (kg) .......55
Bảng 4.12. Sản lượng sữa chu kỳ của đàn bị Holstein Friesian trong tồn bộ
mơ hình tháp giống hạt nhân mở qua các năm 2006 - 2010
(kg/chu kì)......................................................................................58
Bảng 4.13. Mức độ tăng năng suất sữa .........................................................59
Bảng 4.14. Sản lượng sữa của đàn bị trong các tầng tháp giống qua các
năm 2006-2010 (kg/chu kỳ) ............................................................61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


Bảng 4.15. Năng suất sữa theo 100 kg khối lượng cơ thể các tầng tháp
của bò HF......................................................................................62
Bảng 4.16. Tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa và vật chất khơ của bị trong các

tầng tháp giống HF (%) .................................................................64
Bảng 4.17. Khối lượng cơ thể đàn bị trong các tầng tháp giống (kg) ..........67
Bảng 4.18. Khối lượng cơ thể đàn bị trong tháp giống theo các năm
2006-2010 (kg)..............................................................................69
Bảng 4.19. Khối lượng cơ thể đàn bị qua các lứa đẻ (kg).............................70

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

TÊN BIỂU ðỒ

TRANG

Sơ ñồ 1: Tháp giống hạt nhân .........................................................................5
Biểu ñồ 4.1. Tuổi phối giống lần ñầu của đàn bị trong tháp giống và đàn
con của chúng ............................................................................39
Biểu đồ 4.2. Tuổi phối lần đầu của đàn bị trong các tầng tháp giống................40
Biểu ñồ 4.3. Tuổi ñẻ các lứa của đàn bị trong mơ hình tháp giống...............43
Biểu đồ 4.4. Tuổi đẻ các lứa của đàn bị trong tháp giống.............................44
Biểu ñồ 4.5. Khoảng cách lứa ñẻ giữa các lứa của đàn bị trong mơ
hình tháp giống (tháng tuổi)…………………………...………48
Biểu đồ 4.6. Khoảng cách lứa đẻ của đàn bị trong các tầng tháp giống
hạt nhân mở ...............................................................................49
Biểu ñồ 4.7. Khoảng cách lứa đẻ trung bình của các năm 2006-2010 ...........50
Biểu đồ 4.8. Sản lượng sữa của đàn bị trong các tầng tháp giống.................53

Biểu ñồ 4.9. sản lượng sữa từng lứa của ñàn bò trong tháp giống .................55
Biểu ñồ 4.10. Sản lượng sữa chu kỳ của đàn bị Holstein Friesian trong tồn
bộ mơ hình tháp giống hạt nhân mở qua các năm 2006 - 2010 )......59
Biểu ñồ 4.11.Mức tăng sản lượng sữa và tỷ lệ % tăng qua các năm xây
dựng mô hình .............................................................................60
Biểu đồ 4.12. SLS trung bình của từng tầng tháp giống qua các năm xây
dựng mơ hình .............................................................................62
Biểu đồ 4.13. Năng suất sữa theo 100 kg khối lượng cơ thể trong các tầng
tháp giống của đàn bị HF ..........................................................63
Biểu ñồ 4.14. Tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa và vật chất khơ của bị trong các
tầng tháp giống HF (%)..............................................................66
Biểu ñồ 4.15. Khối lượng cơ thể của ñàn bò trong các tầng tháp ..................68
Biểu ñồ 4.16.Khối lượng cơ thể của ñàn bò qua các năm thực hiện ..............69
Biểu ñồ 4.17. Khối lượng cơ thể qua các lứa ñẻ............................................70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TPGLð

Tuổi phối giống lần ñầu

KL

Khối lượng

VCK


Vật chất khơ

KCLð

Khoảng cách lứa đẻ

ðVT

ðơn vị tính

LSM

Least square mean

SLS

Sản lượng sữa

Cs
VCKKM

Cộng sự
Vật chất khô không mỡ

h2

Hệ số di truyền

CTV


Cộng tác viên

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

HF

Holstein Friesian

HSSS

Hệ số sinh sữa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

x


I. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Chăn ni bị sữa là một trong những mục tiêu phát triển vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn ln được ðảng và Nhà Nước
ta ñặc biệt quan tâm chú trọng và đầu tư. Trong đó chính phủ đã có quyết ñịnh
167/2001/Qð- TTg ngày 26/10/2001 về “Một số biện pháp và chính sách phát
triển chăn ni bị sữa Việt Nam thời kỳ 2001- 2010”. Với mục tiêu phát triển
chăn ni bị sữa nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước, từng
bước giảm tỷ trọng sữa nhập khẩu, tăng tỷ trọng nguồn sữa nguyên liệu trong
nước, nhằm hạ giá thành sản phẩm sữa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
nơng dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp và nơng thơn.

Trong chăn ni bị sữa, hệ thống giống hạt nhân mở là mơ hình quản lý
nhân giống thuận tiện, việc chăm sóc, quản lý, ni dưỡng và nhân giống
thích hợp sẽ tạo ra đàn bị cái có chất lượng tốt và mang lại hiệu quả cao. ðối
với một số cơ sở chăn ni bị sữa của Việt Nam như Tun Quang, chăn
ni bị Holstein Friesian thuần mới phát triển nên kỹ thuật, kinh nghiệm chăn
nuôi, công tác chọn lọc và nhân giống, chưa ñáp ứng tốt cho bị Holstein
Friesian thuần, vì vậy mà chăn ni bị sữa ở Tuyên Quang chưa mang lại
hiệu quả cao và bền vững.
ðể góp phần nâng cao chất lượng giống bị Holstein Friesian thuần nuôi tại
Tuyên Quang, một trong những giải pháp tích cực là đánh giá khả năng sản
xuất của ñàn bò trong tháp giống hạt nhân mở ñể tuyển chọn những cá thể tốt
ñưa vào ñàn hạt nhân của hệ thống giống. Từ những cá thể tốt đó, chúng ta
tiến hành xây dựng chương trình ghép phối giống thích hợp. ðồng thời, với
việc ñánh giá khả năng sản xuất của đàn bị sữa sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho
việc quản lý, chăm sóc ni dưỡng một cách phù hợp là một biện pháp hữu
hiệu nâng cao sản lượng sữa một cách nhanh chóng.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Phương pháp đánh giá chất lượng đàn bị sữa để tuyển chọn cá thể tốt vào
ñàn hạt nhân của tháp giống hạt nhân mở là một giải pháp giống hữu hiệu,
làm tăng sản lượng sữa lên trên 10% so với trung bình quần thể. ðể đánh giá
đúng chất lượng đàn bị sữa Holstein Friesian ni tại Tun Quang, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“ ðánh giá khả năng sản xuất của đàn bị cái Holstein Friesian trong
mơ hình nhân giống mở tại Tun Quang”
1.2. Mục đích, u cầu
1.2.1. Mục đích

ðánh giá khả năng sản xuất của đàn bị sữa Holstein Friesian thuần ở trong
các tầng tháp giống trong mô hình tháp giống hạt nhân mở tại Tuyên Quang.
1.2.2. Yêu cầu
ðánh giá chính xác các chỉ tiêu nghiên cứu, thu thập số liệu thông qua
hệ thống ghi chép theo dõi chính thức kết hợp với điều tra xác minh trực tiếp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu.
2.1.1.Sự hình thành đàn bị HF ở Tun Quang
ðể tạo lập đàn bị sữa, tỉnh Tun Quang đã chủ trương phát triển bị sữa
bằng 2 con đường là lai tạo trong nước và nhập nội bị ngoại thuần để nhanh
chóng có sản phẩm sữa và bê con. Từ tháng 5 năm 2002 ñến tháng 9 năm 2005,
Tuyên Quang thực hiện nhập 3 đợt bị sữa giống HF thuần từ Australia với tổng
số 3.279 con, trong đó 3.274 con là bị cái và 5 con đực. Tồn bộ số bị nhập đề
có đầy đủ hồ sơ, lý lịch cá thể do hiệp hội giống bò HF của bang Queensland Australia chứng nhận chất lượng (Nguồn tư liệu từ các ñồng nghiệp).
2.1.2.ðặc điểm của giống bị Holstein Friesian
Bị Holstein Friesian (HF) là giống bị chun sữa nổi tiếng Thế giới được
tạo ra từ thế kỷ XIV ở tỉnh Fulixon của Hà Lan, là nơi có khí hậu ơn hịa,
khơng ngừng được cải thiện về phẩm chất, năng suất và hiện nay ñược phân
bố trên khắp Thế Giới nhờ có khả năng cho sữa cao và cải tạo được các giống
bị khác theo hướng sữa rất tốt. Cũng chính vì vậy mà các nước thường dùng
giống bị HF thuần để lai tạo với bị địa phương tạo ra giống bị lang trắng đen
của nước mình và mang tên gọi khác nhau.
Bị HF có 3 dạng màu lơng chính: Lang trắng đen ( chiếm ưu thế ), Lang
trắng đỏ (ít), và tồn thân đen riêng đỉnh trán và ở chót đi trắng. Các ñiểm

ñặc trưng là: ñiểm trắng ở trán; vai có vệt trắng kéo xuống bụng; 4 chân và
chót đi trắng; tồn thân có dạng hình nêm đặc trưng của bị sữa; trán phẳng
hoặc hơi lõm; cổ thanh dài vừa phải, không có yếm; vai – lưng – hơng - mơng
thẳng hàng; bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau dỗng; bầu vú rất phát triển,
tĩnh mạch vú ngoằn ngèo, nổi rõ, tính tình hiền lành.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


2.1.3. Khái niệm về nhân giống hạt nhân theo sơ ñồ hình tháp
Nhân giống hạt nhân theo sơ ñồ hình tháp là mơ hình nhân giống được
chia thành ba bậc tương ứng là: ñàn hạt nhân, ñàn nhân giống và ñàn sản xuất
( ñàn thương phẩm ).
- ðàn hạt nhân là đàn di truyền ưu tú thường được ni trong các trạm, trại
hạt nhân của một hệ thống nhân giống. Chức năng ñầu tiên của ñàn hạt nhân
là sản xuất những con ưu tú theo mục tiêu chọn giống và phân phối chúng ñến
các ñơn vị nhân giống. Những ñực giống sinh ra từ ñàn cái hạt nhân sau khi
ñược chọn lọc sẽ tham gia vào hệ thống thụ tinh nhân tạo (TTNT) và có thể
phối (tinh) cho con cái ở tất cả các ñàn từ hạt nhân ñến thương phẩm.
- ðàn nhân giống thường được ni ở các trại nhân giống hay do những hộ
nơng dân có trình độ quản lý. Chức năng chủ yếu của ñàn nhân giống là mở
rộng vật liệu di truyền của ñàn hạt nhân ưu tú thành số lượng lớn hơn ñể
chuyển tới ñàn thương phẩm. Như vậy, ñàn nhân giống là một sự sao chép
của ñàn hạt nhân gốc phát triển thành hai bậc: một bậc là đàn hạt nhân thật sự
cịn bậc kia là các vệ tinh của ñàn hạt nhân.
- ðàn sản xuất là những đàn được ni với số lượng lớn ñển sản xuất ra gia
súc thương phẩm (cho thịt, sữa). Những con ñực từ ñàn nhân giống sẽ ñược phối
cho những ñàn này ñể cải tiến di truyền bằng con ñường thụ tinh nhân tạo. ðực

giống phối trực tiếp cho những đàn này có thể mua từ đàn hạt nhân, đàn nhân
giống và cũng có thể được mua ngay từ chính trong đàn sản xuất.
2.1.4. Hệ thống nhân giống hạt nhân mở
Có hai hệ thống nhân giống hạt nhân là hệ thống nhân giống hạt nhân đóng
và hệ thống nhân giống hạt nhân mở. Trong nghiên cứu này chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đàn bị trên cơ sở mơ hình hệ thống nhân giống hạt nhân mở.
Trong hệ thống nhân giống hạt nhân mở việc thay thế vật liệu gốc cho
ñàn hạt nhân ñược lựa chọn từ cả ñàn hạt nhân và các ñàn nhân giống. Tương
tự, khi phát hiện thấy những con giống tốt ở các ñàn thương phẩm người ta có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


thể chuyển chúng về đàn nhân giống. Thường thì chỉ có những con cái là
được di chuyển giữa các bậc, cịn con đực thay thế, chỉ được tạo ra từ ñàn hạt
nhân. Những con cái tốt nhất ñược phát hiện từ bậc dưới có thể được chuyển
lên bậc trên. Như vậy, trong hệ thống giống mở này, con vật (gen) ñược phép
di chuyển trong tất cả mọi hướng giữa ñàn hạt nhân và các ñàn nhân giống
(hoặc ñàn thương phẩm). Hệ thống này cho phép ñạt ñược tốc ñộ cải tiến di
truyền nhanh hơn, giảm ñược nguy cơ giao phối cận huyết. Tuy nhiên, hệ
thống giống này địi hỏi việc quản lý con giống và lây lan bệnh tật phải tốt.
ðàn hạt
nhân
ðực và
cái
ðàn nhân
giống

ðực và cái tốt

nhất

ðực và
cái

ðàn cái

ðàn

ðàn sản xuất

ðực và cái tốt nhất ở
ñàn sản xuất

a. Hệ thống giống hạt nhân
đóng: Nguồn gen tốt ở tầng
dưới khơng được quay trở lại
tầng trên

cái

b. Hệ thống giống hạt nhân
mở: Nguồn gen tốt ở tầng
dưới ñược phép ñưa quay trở
lại tầng trên

Sơ ñồ 1: Tháp giống hạt nhân
2.2.Các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh sản
Trong chăn ni bị sữa, sinh sản khơng những để duy trì nịi giống mà cịn
để tạo ra các sản phẩm như thịt, sữa. Vì vậy, sinh sản là một trong những tính

trạng được chú ý cải tiến vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong
chăn ni bị sữa. Các chỉ tiêu ñánh giá sinh sản bao gồm:
2.2.1. Tuổi phối giống lần ñầu
Thành thục về tính thường sớm hơn thành thục về thể vóc, bị sữa có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


thể thành thục về tính khi khối lượng cơ thể ñạt 30-34% khối lượng trưởng
thành. Tuổi phối giống lần ñầu quá sớm sẽ ảnh hưởng ñến khối lượng bê sinh
ra, kìm hãm về thể vóc nói chung và tuyến vú nói riêng, vì vậy, nó ảnh hưởng
tới khả năng sản xuất sữa và sản lượng sữa của cả đời bị, thậm chí ảnh hưởng
tới cả tuổi sử dụng của bị cái. Chỉ phối giống cho bò cái hậu bị khi khối
lượng ñạt 65-70% khối lượng cơ thể lúc trưởng thành, chỉ tiêu này do người
chăn ni quyết định Tăng Xn Lưu (1990).
Theo Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), tuổi phối giống của bò
vàng Việt Nam vào khoảng 20-24 tháng. Nghiên cứu của Tăng Xn Lưu (1999)
trên đàn bị lai hướng sữa ở Ba Vì cho thẩy, tuổi phối giống lần ñầu khá muộn
của F1 là 26,4 tháng, F2 là 27,4 tháng. Nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cộng sự
(2001) trên đàn bê lai hướng sữa F2, F3 ni trong hộ gia đình chăn ni có
điều kiện chăn ni khá ở Thành phố Hồ Chí Minh và Ba Vì cho kết quả; ở Ba
Vì tuổi phối giống lần đầu từ 16,6 đến 18,6 tháng, ở Thành Phố Hồ Chí Minh từ
14,8 ñến 15,8 tháng. Chỉ tiêu này ñối với bị Laisind là 18 đến 24 tháng và bị HF
dao ñộng từ 15-20 tháng, Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004).
2.2.2. Hệ số phối giống
Hệ số phối giống là số lần phối/ thụ thai, ñây là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật khá quan trọng trong chăn nuôi bị, phụ thuộc vào chất lượng của từng
phẩm giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật ni dưỡng, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo,
phẩm chất tinh dịch. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc ðạt (1998) trên đàn

bị lai ( HF) Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết hệ số phối giống của con lai có
khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bị ơn đới. Hệ số phối giống thấp
nhất ở bị F1(1/2 HF) là 1,68; sau đó ñến bò F2(3/4 HF) là 1,94 và cao nhất ở F3
(7/8 HF) là 2,07; sự khác biệt giữa các phẩm giống là rõ rệt. Hệ số phối giống
trung bình của các phẩm giống là 1,81, Mai Thị Thơm (2004), nghiên cứu trên
bò lai hướng sữa ở Vĩnh Thịnh cho kết quả phù hợp với khuynh hướng trên
nhưng cao hơn, hệ số phối giống của F1 là 2,13, F2 là 2.37.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


2.2.3. Tuổi ñẻ lứa ñầu
Tuổi ñẻ lứa ñầu là một trong những chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh sản
của gia súc cái, là thước ño tái sản xuất của từng cá thể. Tuổi đẻ lứa đầu càng
ngắn, vật ni càng sớm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội, tuổi đẻ
lứa đầu càng muộn sẽ có nhiều trường hợp đẻ khó gây thiệt hại cho nghành
chăn ni.
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh; chế độ
chăm sóc, ni dưỡng bê, khí hậu, khả năng sinh trưởng và phát dục của
giống. Vì vậy nó là tính trạng phản ánh đặc điểm sinh lý của từng giống, cũng
như đặc điểm của mơi trường sống và quá trình chọn lọc. Vì thời gian mang
thai của bị ít biến đổi nên tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần
đầu có chửa, Nguyễn Xuân Trạch và Cs (2006).
Tuổi ñẻ lứa ñầu của giống bị lai có khuynh hướng tăng dần theo sự gia
tăng tỷ lệ ‘máu’ bị ơn đới. Các tác giả như Trần Doãn Hối, Nguyễn Văn
Thiện (1979); Trần Trọng Thêm (1986) cho rằng tuổi đẻ lứa đầu của các thế
hệ bị lai giữa HF với bò Lai Sind ở Việt Nam từ 32,5- 45,8 tháng. Tăng Xuân
Lưu (1999) nghiên cứu ñàn bị lai hướng sữa ở Ba Vì thơng báo tuổi ñẻ lứa
ñầu của bò F1 là 38,47; F2 là 38,87 tháng. Theo Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị

Thơm (2004), tuổi ñẻ lứa đầu của bị là F1, F2, F3 Hà- Ấn vào khoảng 27- 28
tháng. Trong khi đó Nguyễn Quốc ðạt ( 1998) nghiên cứu trên đàn bị sữa lai
(HF x Lai Sind) ni ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết tuổi lứa ñẻ lần ñầu
của F1 là 26,88 tháng. Mai Thị Thơm ( 2004) nghiên cứu trên đàn bị lai
( Lai Sind x HF) ở xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho kết
quả tuổi ñẻ lứa ñầu của F1 là 31,60 tháng và F2 là 30,30 tháng. Như vậy tỉ lệ
“máu” HF trong con lai không ảnh hưởng ñến tuổi ñẻ lứa ñầu, kết quả nghiên
cứu của tác giả cho thấy: tuổi ñẻ lứa ñầu của con lai (HF x Lai Sind) muộn
hơn so với bố, mẹ chúng và có khoảng biến thiên khá rộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


2.2.4. Khoảng cách lứa ñẻ
Khoảng cách lứa ñẻ là một trong những chỉ tiêu chính đánh giá khả
năng sinh sản. thời gian mang thai là một hằng số sinh lý và khơng thể rút
ngắn được. Cho nên khoảng cách lứa ñẻ chủ yếu do thời gian có chửa lại sau
khi ñẻ quyết ñịnh.
Bò thời gian mang thai thường ổn ñịnh trong khoảng 270 - 285 ngày,
thơng thường chu kì khai thác sữa là 10 tháng, thời gian cạn sữa là 2 tháng, do
vậy khoảng cách lứa ñẻ là lý tưởng là 12 tháng. Tuy nhiên trong thực tế do
nhiều nguyên nhân như chế độ chăm sóc, ni dưỡng, đặc điểm phẩm giống,
thời gian ñộng dục trở lại sau khi ñẻ, kỹ thuật phối giống, vắt sữa, cạn
sữa…làm cho khoảng cách lứa ñẻ thường ké dài 390 - 420 ngày hoặc hơn,
Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004). Khoảng cách lứa ñẻ kéo dài ảnh
hưởng ñến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản lượng sữa và số bê
con sinh ra trong cùng một ñời gia súc.
Sadar và cộng tác viên (1967) ñưa ra chỉ tiêu ñánh giá năng suất bị cái
bằng khoảng cách giữa hai lứa đẻ: bị có khoảng cách giữa hai lứa đẻ dưới

410 ngày là rất tốt, khoảng cách lứa ñẻ 410 - 460 ngày là tốt, và khoảng cách
lứa đẻ trên 461 là khơng tốt .
Trần Trọng Thêm (1986) nghiên cứu trên đàn bị sữa lai Hà - Ấn ở nông
trường Phù ðổng từ 1978 - 1986, cho biết khoảng cách giữa hai lứa ñẻ của bò
F1 (1/2 HF) là 503 ± 33,77 ngày, bò F2 (3/4 HF) là 539 ± 41,14 ngày và bị
11/16 HF là 593 ± 37,14 ngày. Trong khi đó, cùng đàn bị này (bị Hà - Ấn ở
nơng trường Phù ðổng) vào những năm 1974 - 1978 do ñiều kiện thức ăn tốt
hơn, khoảng cách lứa ñẻ của chúng là 411 - 475 ngày. Nguyễn Xuân Trạch
(2003) cho biết, khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bị sữa lai HF ni tại
Phù ðổng ngắn nhất ở bị F1 là 475,6 ngày, sau đến bị F2 là 480,3 ngày và
dài nhất ở bò F3 là 497,8 ngày. Mai Thị Thơm (2004) nghiên cứu trên đàn bị
lai ( HF x Lai Sind) ở Vĩnh Thịnh cho biết khoảng cách lứa đẻ ở bị F1 là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


466,27 ngày, ở bò F2 là 492,23 ngày; khoảng cách lứa đẻ ở bị F1 ngắn hơn ở
bị F2 và sự khác nhau giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như vậy khi
lai cấp tiến giữa bị sữa ơn đới với bị nhiệt đới thì khoảng cách lứa đẻ gia tăng
theo tỉ lệ " máu" bị ơn đới trong con lai. Cùng một phẩm giống lai, điều kiện
chăm sóc, ni dưỡng kém làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) hệ số di truyền khoảng cách lứa ñẻ h2=
0,10, Trần Trọng Thêm (1979) h2 = 0,089. Hệ số di truyền về khoảng cách
giữa các lứa ñẻ rất thấp. Do đó có thể rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ
thơng qua việc chăm sóc, ni dưỡng.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của bị sữa có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào
hai yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính
con giống. Các giống bị khác nhau thì tính năng sản xuất khác nhau. Yếu tố

ngoại cảnh bao gồm thức ăn và dinh dưỡng, chuồng trại, vệ sinh thú y. Mặt
khác năng suất sinh sản của bị sữa được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tuổi
phối giống lần ñầu, tuổi ñẻ lứa ñầu. Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp
nên chúng chịu sự tác ñộng mạnh của các yếu tố ngoại cảnh. Việc xác ñịnh
mức ñộ ảnh hưởng của mỗi nhân tố riêng biệt trong sự chi phối chung là rất
khó khăn.
2.3.1. Di truyền ( Nhân tố bên trong )
Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính các giống. Theo nghiên cứu của
Tăng Xn Lưu (1999) trên đàn bị lai hướng sữa ở Ba Vì, thì tuổi phối giống
lần đầu ở F1 là 26,4 tháng; F2 là 27,4 tháng. Theo Nguyễn Xuân Trạch và
Mai Thị Thơm (2004) nghiên cứu trên đàn bị lai (Lai Sind x HF ) ở xã Vĩnh
Thịnh cho biết tuổi ñẻ lứa ñầu của F1 là 31,6 tháng và F2 là 30,6 tháng, khả
năng sinh sản của bị có hệ số di truyền rất thấp. Theo Nguyễn Văn Thiện
(1995) hệ số di truyền về khoảng cách giữa hai lứa ñẻ của bị h2 = 0,1.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2 ) rất thấp. Ở bò hệ số
di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ có h2 = 0.05- 0.10, khả năng đẻ sinh
đơi = 0.08- 0.10, và độ dài thời gian sử dụng bị cái có h2 =0.15- 0.2. Các phát
hiện này ñã giúp cho ngành chăn ni khơng đầu tư vào những khâu ít sinh
lợi. Hầu hết các biến ñổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản ñều
do ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung những nghiên cứu về gen
ảnh hưởng ñến sinh sản chưa ñược ñề cập ñến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng
ñến sinh sản bằng 3 con ñường:
- Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi
chết.
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng ñến các hormone hướng

sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản.
- Các gen hoạt động chi phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau
(do tác động của mơi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm kém sinh
sản hoặc gây chết.
2.3.2. Nhân tố bên ngoài.
Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản gồm có dinh dưỡng, chăm sóc,
quản lý và khí hậu thời tiết.
a. Dinh dưỡng
Là yếu tố ảnh hưởng ñến sinh sản rất ña dạng, chậm chạp, phải phân tích
tỷ mỉ và tồn diện mới phát hiện ñược. Mức ñộ dinh dưỡng của khẩu phần ăn
có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng kém phát triển kìm hãm sinh
trưởng của bị cái tơ làm chậm thời gian ñưa vào sử dụng và giảm khả năng
sinh sản và giảm khả năng sinh sản về sau, ñồng thời kèm theo sự kém phát
triển về bầu vú, vì thế sau này năng suất sữa thấp. ðối với những bị trưởng
thành, mức dinh dưỡng thấp, dẫn đến kéo dài thời gian phục hồi sau khi đẻ,
làm bị gầy yếu dễ bị mắc bệnh tật, làm giảm khả năng sinh sản, thiếu năng
lượng bị phải huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể sản xuất sữa, cho nên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


khẩu phần thiếu năng lượng trong thời dài là nguyên nhân ảnh hưởng ñến
năng xuất sữa và sức khỏe của bò giảm sút. Ngược lại nếu dinh dưỡng quá
cao, nhiều gluxit sẽ làm cho bò quá béo, buồng trứng bị tích mỡ nên giảm
hoạt động chức năng sinh sản Nguyễn Xuân Trạch và Cs (2006). Thiếu thức
ăn thô khô trong khẩu phần ăn cũng làm giảm năng suất sữa và tỷ lệ mỡ sữa.
Mức protein trong khẩu phần ăn không hợp lý ảnh hưởng xấu ñến sự tiết sữa,
thiều protein làm cho chu kỳ sinh dục khơng đều, tế bào trứng hình thành
khơng đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng ñến thế hệ sau.

Các loại khoáng trong khẩu phần thức ăn rất quan trọng, khẩu phần ăn
thiếu khoáng hoặc vi lượng cũng ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản, gây rối
loạn sinh sản và ức chế ñộng dục, nhất là thiếu photpho. Bò cái thường thiếu
phốt pho do việc cung cấp cho nhu cầu tiết sữa. Buồng chứng những con này
nhỏ lại, sau khi ñẻ thường chỉ ñộng dục một lần, nếu khơng kịp thì sau cai sữa
mới động dục trở lại.
Kẽm (Zn) tham gia kích thích sự chuyển hóa carotene thành vitamin A
trong cơ thể, niêm mạc mắt, niêm mạc ruột và niêm mạc sinh dục có hiện
tượng sừng hóa, hợp tử khó làm tổ, khó bám ở sừng tử cung. Kẽm và Phốt
pho có ảnh hưởng đến sự sinh sản hormone sinh dục . Khi thiếu những những
nhân tố này buồng trứng thường nhỏ lại, một lượng kẽm ñầy ñủ sẽ làm tăng
ñộ mắn ñẻ làm giảm tỷ lệ chết của phôi, Nguyễn Trọng Tiến (1991).
Số lượng những nhân tố khác nhau tham gia vào thành phần cơ thể ñộng
vật dao ñộng trong phạm vi rộng. Những loại có mặt trong cơ thể bằng 1020% được gọi là nguyên tố ña lượng, từ 5- 10% là các nguyên tố vi lượng, ít
hơn 5% là các nguyên tố siêu vi lượng. Người ta cũng nghiên cứu vai trò của
sắt, magie, ñồng, coban, mangan, iod, canxi, photpho, natri, kali và một số
nguyên tố khác trong quá trình sinh sản ở động vật. magiê tham gia vào q
trình co bóp của cơ trơn, cơ vân. Thiếu magie nội bào làm giảm hoạt động
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


tính bắp thịt, từ đó làm kéo dài q trình ñẻ của gia súc, nhau chậm ra, sinh
viêm tử cung dẫn ñến chậm sinh.
ðồng và sắt vào trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. ðồng giúp
hấp thu sắt vào sinh tổng hợp Hemoglobin tham gia vào chuyển hóa sắc tố
điều tiết chức phận lơng, da. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm
sinh dục bằng cách thay ñổi hoạt lực oxytoxin máu và bảo ñảm một biểu hiện
động dục hồn chỉnh.

Khi thiếu mangan, sự thành thục về tính dục bị chậm, có những chu kỳ
khơng rụng trứng. Do động vật có chửa có thể chết thai trong bụng, ñẻ con
chết hoặc thai sinh ra sức sống kém, Nguyễn Trọng Tiến (1991).
Như vậy, cần xác ñịnh mức dinh dưỡng phù hợp và ñiều chỉnh sao cho
khẩu phần ñược cân ñối về protein, các axit amin, ñường và khống cho gia
súc trong từng giai đoạn cụ thể.
b. Thời tiết khí hậu
Các yếu tố mơi trường như nhiệt độ, ñộ ẩm, bức xạ ánh sáng mặt trời, áp
suất khí quyển, lượng mưa đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức
sản xuất sữa, sinh sản của bị. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua kích
thích thần kinh - hormon điều chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzim và các
hormon khác. ðối với trâu, bò, nếu được ni dưỡng phù hợp, đảm bảo thức
ăn đủ số lượng, chất lượng, chu kỳ ñộng dục xuất hiện ñều ñặn trong năm.
Ngoài những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa
ở bị cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản giảm thấp.
c. Chăm sóc quản lý
Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004), chăm sóc và quản lý
nếu khơng tốt ñể bò gầy yếu, sẩy thai, mắc bệnh, ñặc biệt là các bệnh sản
khoa sẽ làm giảm khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa. Khơng phát hiện
động dục kịp thời, phối giống khơng đúng kỹ thuật, phẩm chất tinh dịch kém,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sản của bị, kéo dài
thời gian khơng có chửa sau ñẻ.
2.4. Một số chỉ tiêu ñánh giá khả năng sản xuất sữa và chất lượng sữa
Trong chăn nuôi bị sữa sản phẩm chính thu được là sữa và bê. Sữa tạo ra
lợi nhuận tức thì, thu nhập từ sữa chiếm phần lớn tổng thu bán sản phẩm còn

lợi nhuận thu được từ bê hoặc bị thịt là hoạt ñộng dài 2 - 3 năm. Do vậy, sản
phẩm chính mà người chăn ni bị sữa quan tâm là sữa. Khả năng sản xuất
sữa của bị được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu:
2.4.1. Thời gian cho sữa
Thời gian cho sữa trong chu kỳ tiết sữa là chỉ tiều thể hiện sức sản xuất
dẻo dai của gia súc hướng sữa. Thời gian cho sữa thực tế và sản lượng cùng
với năng suất sữa/ngày quyết định sản lượng sữa. Bình thường thời gian cho
sữa của bị sữa được quy định 300 - 305 ngày, nhưng biến ñộng trong khoảng
rất lớn, bởi vì chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, mơi trường trong đó các yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp nhất là ñặc ñiểm sinh vật của cá thể, thức ăn, thời gian
có chửa lại sau khi đẻ…
Rege (1997) khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên thế giới nhận thấy ở
các vùng nhiệt đới, thời gian cho bị sữa lai cấp tiến giữa bị sữa ơn đới với bị
nhiệt đới với các tỉ lệ "máu" ơn đới khác nhau tăng dần từ bò F1 là 309 ± 3,6
ngày, lên 317 ± 5,7 ngày ở bị F2, sau đó giảm dần từ 313 ± 12,4 ngày ở bò
F3 còn 312 ± 5,7 ngày ở bò F4. Nguyễn Xuân Trạch (2003), nghiên cứu trên
đàn bị lai HF ở Hà Nội cũng cho kết quả tương tự, thời gian cho sữa dài nhất
ở bị F2 326,8 ngày, sau đó bị F3 là 320,9 ngày, ngắn nhất ở bò F1 là 303,7
ngày. Nguyễn Quốc ðạt (1998) nghiên cứu đàn bị lai hướng sữa (HF x Lai
Sind) ni ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng thời gian cho sữa dài nhất ở bò
F2 là 307,54 ngày, sau đó đến bị F1 là 306,2 ngày, còn ngắn nhất ở bò F3 là
302,40 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


Madalena (1990) nghiên cứu bị lai HF cho thấy, đối với cùng một
phẩm giống nếu điều kiện chăm sóc, ni dưỡng và trình độ quản lý tốt, thời
gian cho sữa kéo dài từ 283 ngày lên 309 ngày.

Khan (1998) nghiên cứu đàn bị lai HF và Jersey với bị lai Sahiwal và Red
Sind ở Pakistan cho biết hệ số di truyền về thời gian cho sữa từ 0,2 ñến 0,76.
Tajane và Rai (1989) khi nghiên cứu trền đàn bị lai HF với Sahiwal ở Ấn ðộ
lại cho rằng hệ số di truyền về thời gian cho sữa chỉ bằng 0,01 - 0,16 tùy
thuộc vào tỷ lệ "máu" HF trong con lai. Như vậy thời gian cho sữa của bị sữa
có hệ số di truyền biến đơng lớn, các nhân tố bên ngồi, chăm sóc, dinh
dưỡng, khí hậu, quản lý.. ảnh hưởng lớn ñến thời gian cho sữa.
2.4.2. Sản lượng sữa
Sản lượng sữa là chủ tiêu quan trọng nhất ñể ñánh giá khả năng sản
xuất sữa của bị sữa vì nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn ni bò
sữa. Sản lượng sữa còn là chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá sản phẩm
giống con. Do đó, sản lượng sữa là tính trạng được các nhà chăn ni rất quan
trọng. Tính trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( di truyền, điều kiện mơi
trường, điều kiện chăm sóc, ni dưỡng, chế độ quản lý…), cho nên sản
lượng sữa của từng giống, từng cá thể, từng chu kỳ và từng lứa đẻ ở những
mơi trường sống khác nhau đều khác nhau.
Bị HF ni ở Cuba có sản lượng sữa bình qn đạt 4.099 kg, ở Mộc Châu
đạt 3.766 kg còn ở Lâm ðồng là 3.315 kg theo Trịnh Công Thành (2000).
Madalena (1990) cho biết, sản lượng sữa của bị lai cấp tiến HF với bị
địa phương ở các vùng nhiệt ñới Châu Mỹ La tinh trong ñiều kiện chăm sóc,
ni dưỡng và quản lý tốt, sản lượng sữa có khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ
gia tăng "máu" HF từ 3.000kg ñến 3.500kg; trường hợp ngược lại, ñiều kiện
ngoại cảnh và quản lý kém, sản lượng sữa có xu hướng giảm dần theo tỷ lệ
gia tăng "máu" HF từ 2.700kg xuống 2.000kg.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14



×