Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá khả năng sản xuất của dê boer thế hệ 3 và 4 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.44 KB, 74 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

TRỊNH THỊ HẠNH

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BOER
THẾ HỆ 3 VÀ 4 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN
CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN TÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số

Người hướng dẫn khoa học:

: 60 - 62 - 40

1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI
2. PGS.TS. ðINH VĂN BÌNH

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


Tơi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành bản luận văn, tơi xin chân thành cảm ơn Viện ðào
tạo sau ñại học, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản - Trường ðại học
Nơng nghiệp Hà Nội, nơi tơi được đào tạo, cùng các thầy cơ giáo đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ của mình.
Hồn thành luận văn này tơi ln nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cơ trong Bộ mơn Hố sinh - Sinh lý động vật, Khoa Chăn ni và Nuôi
trồng thuỷ sản. ðặc biệt là thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi
và PGS. TS. ðinh Văn Bình đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình xây
dựng, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc, các CBCNV Trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các
Thầy (Cơ) trong hội đồng chấm bảo vệ luận văn đã chỉ bảo giúp tơi hồn thiện
luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể gia ñình, bạn bè, anh em ñồng
nghiệp ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi


Danh mục đồ thị - biểu đồ

vii

1

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

3

2.1


Một số thông tin về con dê

3

2.2

Tình hình chăn ni dê trên thế giới và trong nước

18

3

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1

ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

27

3.2

Nội dung nghiên cứu

27

3.3


Phương pháp nghiên cứu

28

3.4

Phương pháp xử lý số liệu

32

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

4.1

Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của dê Boer thế hệ 3 và 4

33

4.1.1

Khối lượng dê Boer thế hệ 3 qua các tháng tuổi

34

4.1.2


Khối lượng dê Boer thế hệ 4 qua các tháng tuổi

35

4.1.3

So sánh tốc ñộ sinh trưởng của dê Boer thế hệ 3 và 4

36

4.2

Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 3 và 4

38

4.2.1

Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 3

39

4.2.2. Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 4

40

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii


4.2.3. So sánh khả năng tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 3

và 4

42

4.3

Tăng khối lượng tương ñối của dê Boer thế hệ 3 và 4

44

4.3.1

Tăng khối lượng tương ñối của dê Boer thế hệ 3

44

4.3.2

Tăng khối lượng tương đối của dê Boer thế hệ 4

45

4.4

Kích thước một số chiều đo chính của dê Boer thế hệ 3 và 4

46

4.4.1


Kích thước một số chiều đo của dê Boer thế hệ 3

47

4.4.2. Kích thước một số chiều đo của dê Boer thế hệ 4

48

4.4.3

So sánh kích thước một số chiều đo chính của dê Boer thế hệ 3
và 4

49

4.5

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của dê Boer thế hệ 3 và 4

49

4.6

ðặc ñiểm sinh sản của dê cái Boer thế hệ 3 và 4

50

4.7

ðặc ñiểm sinh sản của dê ñực Boer thế hệ 3 và 4


53

4.8

Khả năng cho thịt của dê và chất lượng thịt dê

55

4.8.1. Khả năng cho thịt của dê ñực Boer thế hệ 3 và 4

55

4.8.2

Chất lượng thịt của dê ñực Boer thế hệ 3 và 4

57

4.9

Tình hình dịch bệnh của đàn dê

58

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

60


5.1

Kết luận

60

5.2

ðề nghị

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv

62


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Al

Dê Alpine

Ba

Dê Barbari

Be


Dê Beetal

Bo

Dê Boer

Ju

Dê Jumnapari

Sa

Dê Saanen

Bt

Dê Bách Thảo

VCK

Vật chất khơ

CV

Cao vây

VN

Vịng ngực


DTC

Dài thân chéo

TB

Trung bình

Cs

Cộng sự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Phân bố số lượng ñàn dê trên thế giới năm 2009

19

3.1


Số lượng dê ban ñầu sử dụng trong nghiên cứu

27

4.1

Khối lượng của dê Boer thế hệ 3 và 4 qua các tháng tuổi (kg)

33

4.2

Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 3 và 4 qua các giai
ñoạn (g/con/ngày)

39

4.3

Tăng khối lượng tương ñối của dê Boer thế hệ 3 và 4 (%)

44

4.4

Kích thước một số chiều ño của dê Boer thế hệ 3 và 4 (cm)

47


4.5

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của dê Boer thế hệ 3 và 4

50

4.6

ðặc ñiểm sinh sản của dê cái Boer thế hệ 3 và 4

51

4.7

ðặc ñiểm sinh sản của dê ñực Boer thế hệ 3 và 4

54

4.8

Khả năng cho thịt của dê ñực Boer thế hệ 3 và 4

56

4.9

Chất lượng thịt dê đực Boer thế hệ 3 và 4

57


4.10

Tình hình dịch bệnh của đàn dê Boer thế hệ 3 và 4

58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi


DANH MỤC ðỒ THỊ - BIỂU ðỒ
TT

Tên ñồ thị, biểu ñồ

Trang

ðồ thị 4.1: Khối lượng của dê Boer thế hệ 3 qua các tháng tuổi

34

ðồ thị 4.2: Khối lượng của dê Boer thế hệ 4 qua các tháng tuổi

36

ðồ thị 4.3. Khối lượng của dê Boer thế hệ 3 và 4 qua các tháng tuổi

37

Biểu ñồ 4.1. Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 3


40

Biểu ñồ 4.2: Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 4

42

Biểu ñồ 4.3: Tăng khối lượng tuyệt ñối của dê Boer thế hệ 3 và 4

43

Biểu ñồ 4.4: Tăng khối lượng tương ñối của dê Boer thế hệ 3

45

Biểu ñồ 4.5: Tăng khối lượng tương ñối của dê Boer thế hệ 4

46

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Dê là con vật được ni rộng rãi khắp thế giới với mục đích lấy thịt,
sữa, lơng và Devendra (1980) [33] cho rằng: Thịt dê chứa ít mỡ và được ưa
thích ở nhiều nơi trên thế giới, ñặc biệt là ở các vùng nhiệt đới, châu Á, châu
Phi, Trung Cận ðơng, Ấn ðộ, Bangladesh... Thịt dê ñược sử dụng phổ biến ở
nhiều nước, ở nhiều nơi giá thịt dê thường cao hơn các loại thịt khác, đồng
thời ngành chăn ni dê thịt khá phát triển ñã mang lại lợi nhuận ñáng kể cho
người chăn ni.

Chăn ni dê khơng địi hỏi đầu tư ban ñầu lớn, mặt khác dê tận dụng
ñược nhiều loại cỏ lá khác nhau, thậm trí chúng ăn được cả một số loại lá cây
mà các gia súc khác không ăn ñược. ðây là nguồn thức ăn rẻ tiền, sẵn có, dồi
dào trong tự nhiên.
Dê Boer phát triển từ đầu những năm 1900, khi những chủ trang trại
ở Châu Phi bắt đầu ni dê với mục đích cho sản xuất thịt. Ngày nay có
sấp xỉ khoảng 5 triệu con dê Boer ở Châu Phi trong đó chỉ có 1,6 triệu con
đã được cải thiện tầm vóc. Cuối những năm 80 dê Boer ñược nhập khẩu
vào Úc và Mỹ.
Ở Việt Nam nghề chăn ni dê có từ lâu đời, nhưng theo phương thức
quảng canh tự túc tự phát. Các giống dê hiện có chủ yếu là dê thịt và kiêm
dụng sữa thịt với tầm vóc nhỏ bé và cho năng suất thấp: như dê cỏ tỷ lệ thịt
ñạt 33%, khối lượng trưởng thành của dê Bách Thảo, dê Jumnapari con cái
ñạt 42-46 kg, con đực 70-80 kg. Trong khi đó trên thế giới như Châu Phi,
Anh, Úc, Mỹ rất thành công với chăn ni dê siêu thịt Boer. Thực hiện
chương trình giống dê sữa thịt, năm 2002 ba giống dê: Boer, Saanen, Alpine
ñược nhập từ Mỹ vào Việt Nam và ñược nuôi tại Trung Tâm nghiên cứu Dê
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1


và Thỏ Sơn Tây. Giống dê Saanen, Alpine là hai giống dê chuyên sữa cao sản
nhập vào nước ta nhằm khảo nghiệm ñể làm phong phú các giống dê hướng
sữa hiện nay. Dê Boer là giống dê chuyên thịt, có nguồn gốc từ Châu Phi,
được ni nhiều ở Mỹ. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ
thịt cao và chất lượng tốt.
ðể sử dụng có hiệu quả cao nhất ñàn dê chuyên thịt cao sản này, chúng
tơi tiến hành đề tài: “ðánh giá khả năng sản xuất của dê Boer thế hệ 3 và 4
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây”
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống dê

Boer thế hệ 3 và 4 trong điều kiện chăn ni tại trại giống Trung tâm nghiên
cứu dê và thỏ Sơn Tây - Hà Nội.
- So sánh, ñánh giá khả năng sản xuất của các thế hệ này từ đó đề xuất
hướng sử dụng phát triển giống dê chuyên thịt Boer cung cấp cho sản xuất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Một số thông tin về con dê

2.1.1. Nguồn gốc, vị trí và phân loại dê
Theo các tác giả Nguyễn ðình Rao, Thanh Hải và Nguyễn Thiệu
Trường (1979) [14] dê là một trong những động vật đầu tiên được thuần hố ở
quanh vùng Tây Á cách ñây vào khoảng 2000 - 6000 năm trước Cơng
ngun. Dê nhà ngày nay có nguồn gốc từ dê rừng Capra aegagrus và Capra
Falcoweri, hiện còn sống trong núi của các vùng Trung Á, Capcazo và các
nước cận đơng. Tổ tiên của dê nhà cịn gọi là dê rừng Prisca, cùng với tiến
trình phát triển của lịch sử, con dê đã gắn bó với đời sống con người. Nó cung
cấp cho họ những sản phẩm cần thiết như thịt, lơng, da…
Về phân loại động vật học, Nguyễn ðình Rao và cs (1979) [14],
Nguyễn Văn Thiện, (1996) [20] cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân
loại ñộng vật như sau:
- Giới (Kingdom): Animal

- Họ (Family): Bovidae

- Ngành (phylum): Chordata

- Họ phụ dê cừu: Caprare vance


- Lớp (class): Mamamlia

- Chủng: (Genus): Capra

- Bộ (oder): Atiodactyla

- Lồi (Species): Caprahircus

- Bộ phụ nhai lại (Ruminantia)

2.1.2. ðặc điểm sinh học của con dê
ðặc ñiểm sinh học của dê có nhiều ưu thế hơn so với các lồi gia súc
khác nên chúng ngày càng ñược con người ñầu tư và phát triển.
Theo Sharma (1993) [38], dê là loài gia súc có thể sống trong những
điều kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác
nhau. Chúng sống được ở những vùng sa mạc khơ cằn như sa mạc Thar, Sahel
hoặc những vùng có độ cao so với mặt nước biển 2.500m như vùng Hindu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3


Kush, Himalaya cho tới những vùng rừng rậm nhiệt ñới có nhiệt độ, ẩm độ
cao và lượng mưa lớn (3.000 - 5.500mm/năm).
Dê nhanh nhẹn, dẻo dai và linh hoạt hơn những gia súc khác. Với sự
khéo léo phi thường chúng có thể di chuyển trên những mỏm núi đá cao mà
trâu và bị khơng bao giờ tới được. Dê ưa sống ở những vùng núi cao nhất là
những vùng núi ñá, khô ráo, sạch sẽ, thức ăn tươi không dập nát. Khả năng
tiêu hoá chất xơ của dê tới 64% nên chúng có thể ăn được nhiều loại thực vật
khác nhau, trong đó có nhiều loại thực vật là cây thuốc, cây có nhiều chất
tanin nên tạo cho dê có khả năng chống bệnh tốt, ít mắc bệnh hơn những gia
súc khác (Nguyễn ðình Rao và cs, 1979) [14].

Dê ăn ñược nhiều loại lá cây cỏ hơn trâu, bò, cừu và thỏ. Chăn ni dê
cần vốn đầu tư ban đầu thấp, thu hồi vốn nhanh, tận dụng ñược lao ñộng và
sản phẩm phụ nông nghiệp. ðối với một số vùng sâu, vùng xa chăn ni dê
cịn đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác xố đói giảm nghèo. Thịt và
sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng, thịt dê thơm
ngon, sữa dê rất bổ, ñặc biệt thích hợp với người già và trẻ em. Khác với các
động vật khác, dê ít mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Phạm Sỹ Lăng và
Nguyễn ðăng Khải, 2001) [22].

2.1.3. Khả năng sinh trưởng của dê
2.1.3.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là sự tăng lên về thể tích, khối lượng, kích thước của từng
bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật.
Phát dục là q trình thay đổi tăng thêm hoặc hồn thiện thêm tính chất,
chức nămg của các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
Mỗi cơ thể sinh vật sinh ra và lớn lên đều có q trình hình thành và
phát triển. Sự hình thành, phát triển này khơng phải xảy ra hồn tồn trong tế
bào sinh dục, cũng khơng phải hồn chỉnh đầy đủ trong q trình hình thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4


phơi thai. Mà nó được hình thành, phát triển hồn thiện trong quá trình phát
triển cơ thể của con vật. ðặc ñiểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng
của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên
và phát triển. Q trình phát triển khơng chỉ phụ thuộc vào các đặc tính di
truyền của bố mẹ, tổ tiên, mà cịn phụ thuộc vào sự thay đổi của mơi trường
sống. Q trình phát triển đó gồm hai mặt sinh trưởng và phát dục.
ðối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, q trình sinh trưởng
và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này khơng có
ranh giới. Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay ñổi về chất

lượng. Tại một thời điểm nào đó có thể hai q trình này diễn ra song song
với nhau nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình
phát dục lại mạnh và ngược lại.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật
có tính giai ñoạn. Mỗi giai ñoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục
khác nhau. Giai đoạn đầu của thời kì bào thai, q trình phát dục mạnh và
nhanh để hình thành nên các tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời q
trình sinh trưởng diễn ra cũng rất khẩn trương. ðến cuối giai đoạn bào thai thì
q trình phát dục chậm lại và quá trìmh sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng
khối lượng, kích thước cho cơ thể. Như vậy hai q trình này có một mối liên
hệ chặt chẽ. Nếu phát dục khơng đầy đủ sẽ trở nên dị tật. Ngược lại, nếu sinh
trưởng khơng đầy đủ cơ thể sẽ cịi cọc, chậm lớn.
Trong chăn ni, để ñánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc
người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và ño kích thước các
chiều ño của cơ thể. Ở các cơ sở chăn nuôi, phương pháp chủ yếu là cân ñịnh
kỳ gia súc vào những thời ñiểm nhất ñịnh, ngoài ra cịn dùng phương pháp đo
gia súc phụ thuộc vào tuổi, lồi, giống và mục đích của việc nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp cân ñịnh kỳ gia súc để xác định sự sinh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5


trưởng phát dục thì khơng chính xác. Vì nếu chỉ dựa vào trọng lượng để đáng
giá thì khơng đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn vẫn giữ nguyên trọng lượng
hoặc bị giảm ñi nhưng chiều cao, chiều dài, chiều ngang của cơ thể vẫn có thể
tăng lên. Chính vì vậy, tốt nhất tùy từng lồi gia súc mà ta sử dụng kết hợp cả
hai phương pháp ñể cho kết quả chính xác hơn.
ðối với dê thường tiến hành cân ño vào các thời ñiểm: sơ sinh, 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng tuổi ñể ñánh giá
tốc ñộ sinh trưởng. ðây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi vì trong
cùng một điều kiện sống, điều kiện chăm sóc ni dưỡng như nhau thì những

gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
thấp hơn những gia súc có tốc độ sinh trưởng chậm.
2.1.3.2. Một số chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh trưởng
ðể biểu thị tốc ñộ sinh trưởng, người ta thường dùng các ñại lượng sau:
- Cường ñộ sinh trưởng tích lũy: là thể tích, kích thước, khối lượng của
toàn cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể vật ni tích lũy được tại các thời điếm
sinh trưởng, nghĩa là tại thời ñiểm tiến hành cân ñong ño ñếm.
- Cường ñộ sinh trưởng tuyệt ñối: là sự tăng thêm về thể tích, kích
thước, khối lượng của tồn cơ thể hoặc của tưng bộ phận cơ thể vật nuôi trong
một đơn vị thời gian.
Cơng thức tính:
A=
Kí hiệu:

W 2 − W1
t 2 − t1

A: Cường ñộ sinh trưởng tuyệt ñối, ñơn vị tính g/con/ngày
+ W1 là khối lượng đầu kỳ
+ W2 là khối lượng cuối kỳ khảo sát
+ t1 là thời gian ñầu kỳ
+ t2 là thời gian cuối kỳ khảo sát

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6


- Cường ñộ sinh trưởng tương ñối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước,
khối lượng của cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể tại thời ñiểm sinh trưởng
sau so với thời ñiểm sinh trưởng trước và được tính theo phần trăm.
Cơng thức tính:

R(%) =

W2 − W1
x 100
(W2 + W1 ) / 2

Kí hiệu: R : Cường ñộ sinh trưởng tương ñối (%)
+ W1 là khối lượng ñầu kỳ
+ W2 là khối lượng cuối kỳ khảo sát
- Hệ số sinh trưởng: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về thể tích, kích thước,
khối lượng ở thời điểm cuối khảo sát so với thời điểm đầu khảo sát.
Cơng thức tính: ( % ) hay (lần )
C % ={ V2/V1}*100
V1, V2: thể tích, kích thước, khối lượng đo ở lần khảo sát ñầu và cuối.
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng
Mỗi cơ thể khác nhau, mỗi lồi khác nhau hay trong điều kiện mơi
trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng. Các yếu tố chính
ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng của dê:
- Yếu tố giống - di truyền: Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ
bố mẹ đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di
truyền về sức sản xuất cao hay thấp, chun mơn hóa hay kiêm dụng đều ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng ñến những bộ
phận trực tiếp ñến sức sản xuất. Theo Acharaya (1992) [32], hệ số di truyền
về tính trạng khối lượng của dê như sau:
Tính trạng

Hệ số di truyền

- Khối lượng cai sữa


0,3 - 0,5

- Khối lượng 12- 16 tháng tuổi

0,5

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7


Như vậy, hệ số di truyền tính trạng khối lượng của dê tương đối cao.
ðể tạo tính di truyền trong sự phát triển ta phải chon những cá thể ñực và cái
mang những tính trạng di truyền mong muốn (sinh trưởng phát dục nhanh,
sức sản xuất cao…) cho giao phối, cần củng cố các đặc tính di truyền tốt ở
các cá thể.
- ðiều kiện khí hậu: ðiều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể gia súc và ảnh hưởng ñến sự phát triển của các bộ phận trong
cơ thể. Khí hậu nóng q làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng.
Khi thời tiết thay ñổi theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn ñến cây thức ăn
xanh là nguồn cung cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
của gia súc. Vì vậy, cần chú ý cung cấp ñầy ñủ và cân ñối thức ăn cho dê con
trong giai ñoạn sinh trưởng, ñể ñảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt
nhất, ñặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm thức ăn.
- Mức ñộ dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển bào thai, nếu cung cấp
lượng dinh dưỡng khơng đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và
phát triển bào thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra ñời. Dê con sẽ cịi
cọc, chậm lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài ñến khi con vật trưởng thành
gọi là tình trạng suy dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự sinh trưởng của con vật. ðối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa
dinh dưỡng sẽ làm con vật tích lũy mỡ. Từ đó, sẽ khơng tốt cho hoạt động
sinh sản và sức sản xuất cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở

mức dinh dưỡng thấp trong giai ñoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển
chậm, sức ñề kháng kém, dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần cung cấp ñầy ñủ thức ăn
và cân ñối về thành phần dinh dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức
ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ giảm và ñảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt.
- Loại hình thức ăn: Thức ăn, dinh dưỡng là tiền ñề tạo nên năng suất
vật ni, tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà số lượng và chất lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8


thức ăn cũng khác nhau ñể ñạt ñược mức ñộ dinh dưỡng thích hợp. Mặt khác,
con vật có bản tính di truyền khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng
chống chịu sự thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nào đó, nếu coi sự thiếu hụt
một chất dinh dưỡng nào đó là yếu tố khơng thuận lợi của mơi trường ngoại
cảnh thì những cá thể có kiểu di truyền có sức chống chịu cao với sự thiếu hụt
đó khi phải sống trong mơi trường khó khăn sẽ có sức chống chịu tốt hơn so
với những cá thể khác.
Nếu cho dê con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển của bộ máy tiêu
hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hồn thiện hệ vi sinh vật nhanh chóng, có
lợi cho tiêu hóa. Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại thức ăn tốt hơn.
- Chăm sóc: Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng chuồng ni, khơng khí,
sự vận động có ảnh hưởng trực tiếp ñến sự phát triển của gia súc. Nếu ñiều
kiện chăm sóc kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn,
dễ mắc bệnh. Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy
nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng
lượng thu nhận thức ăn ở giới hạn nhiệt ñộ thấp. Nhiệt ñộ quá cao hay quá
tháp ñều ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của dê con. Nhiệt độ thích hợp về mùa
đơng là 10 - 12 ñộ, với ẩm ñộ là 75- 85%.
Dê con rất cần ánh sáng, ñặc biệt là tia tử ngoại ñể phát triển. Thiếu ánh
sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và
cịi xương, con vật dễ bị bại liệt.

Mặt khác, dê con rất cần sự vận ñộng, vận ñộng giúp dê tổng hợp vitamin D
và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể. Nhưng nếu
vận ñộng quá nhiều làm tăng trọng giảm do phải huy ñộng năng lượng cho
hoạt ñộng. Tốt nhất cho dê vận ñộng 2 - 3 giờ/ngày.

2.1.4. Khả năng sinh sản của dê
- Sinh sản là một đặc tính quan trọng của động vật nhằm duy trì và bảo
tồn nịi giống. So với các lồi gia súc ăn cỏ khác, dê được coi là con vật có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9


khả năng sinh sản cao.
- Sự thành thục về tính dục ở dê được xác định khi dê có hiện tượng thải
trứng (ở con cái) và tinh trùng (ở con ñực). Tuổi thành thục tính dục ñến
muộn hơn là tuổi mà con vật đã phát triển đầy đủ để có thể sinh sản và nhân
giống ñược, sau khi thành thục tính dục thực sự dê bước vào thời kỳ sinh sản.
- Thời kỳ sinh sản của dê theo Devendra và Marca Burns (1983) [34]
kéo dài 7 - 10 năm. Trong thời kỳ sinh sản, con đực có hoạt động sinh dục
thường xun và liên tục, con cái có hoạt động sinh sản theo chu kỳ từ ñộng
dục, chửa ñẻ, tiết sữa ni con rồi lại động dục trở lại.
- Dê là gia súc đa thai có khả năng đẻ từ 1 - 4 con/lứa, nên có khả năng
tăng đàn nhanh hơn các gia súc nhai lại khác như trâu, bò.
Sinh sản là một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống,
là khả năng sinh sản ñể ñảm bảo tồn tại của lồi. Ở gia súc q trình sinh sản
không chỉ là sự di truyền thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn liên
quan ñến sự ñiều chỉnh nội tiết, ñến cả quá trình hoạt động sinh lý diễn ra
trong cơ thể. Hình thức sinh sản ở gia súc là sinh sản hữu tính. Ban ñầu là sự
kết hợp giữa tế bào trứng của con cái với tế bào tinh trùng của con ñực ñể tạo
nên hợp tử. Hợp tử tiến hành phân chia ngun nhiễm liên tiếp để tạo thành
phơi. Các tế bào phơi này cùng với sự chun biệt hóa của các tế bào con ñể

tạo nên các lớp mầm và cơ quan trong cơ thể. Và cơ thể mới được hình thành,
trải qua q trình mang thai nhất định cơ thể này phát triển và được sinh ra
tiếp xúc với mơi trường ngồi. Khi ở mơi trường ngồi, cơ thể gia súc non sẽ
dần dần thích nghi và phát triển với tốc ñộ chậm hơn. ðến một giai ñoạn nhất
ñịnh, con vật sẽ có biểu hiện về tính dục và sả sinh ra các giao tử hoạt ñộng.
Như vậy, sự thành thục về tính dục của gia súc phải có đủ ñiều kiện: con vật
bắt ñầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Theo Devandrra và
Mcleroy (1987) [33], tuổi thành thục tính dục trung bình của dê là 4 - 12
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10


tháng tuổi. Gia súc có sự thành thục về tính trước, sau đó mới thành thục về
thể vóc. Mỗi lồi gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về thể vóc khác
nhau. Ở trâu đối với con cái là 30 - 36 tháng tuổi, con ñực là 36 - 42 tháng, bò
sữa là 18 tháng tuổi, ở dê là 12 - 18 tháng. Thời kỳ sinh sản của dê là 7- 10
năm (ðinh Văn Bình, 1994 [3]). Trong thời kì động dục con vật có hoạt động
sinh dục. ðối với con đực thì hoạt động sinh dục thường xun nhưng với con
cái lại hoạt động theo chu kì gọi là chu kì động dục. Chu kì động dục, thời
gian ñộng dục cũng như các biểu hiện của hành vi sinh dục ở các lồi có sự
khác nhau, ngồi ra cịn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chu kì ñộng dục như
chế ñộ chiếu sáng, nhiệt ñộ, pheremon, tiếng kêu của con ñực, sự tiếp xúc
giữa cá thể ñực và cái, mùa vụ, ñặc biệt là dinh dưỡng. Chu kì động dục của
dê là 19 - 21 ngày, chia làm 4 giai ñoạn. Biểu hiện của các giai ñoạn như sau:
- Giai ñoạn trước ñộng dục: là giai ñoạn từ khi thẻ vàng tiêu hủy tới lần
ñộng dục lần tiếp theo, chuẩn bị ñiều kiện cho ñường sinh dục cái và buồng
trứngđể tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Màng nhầy tử cung,
âm ñạo tăng sinh, mạch quản tăng cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm ñạo, âm
hộ bắt ñầu xung huyết, các tuyến sinh dục phụ tiết dịch nhầy, âm đạo tiết ra
dịch nhầy lỗng làm trơn ñường sinh dục.
- Giai ñoạn ñộng dục: gồm 3 thời kì liên tiếp là: hưng phấn, chịu đực và

hết chịu ñực. Biểu hiện: âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển từ màu hồng
nhạt sang hồng ñỏ rồi chuyển sang màu mận chín. Âm đạo tiết nhiều niêm
dịch. Thần kinh hưng phấn cao độ vào cuối thời kì này, con vật ít ăn bồn chồn
hoặc kêu la phá chuồng, nhảy lên lưng con khác. Lúc ñầu chưa cho con đực
nhảy, sau đó mới chịu đực và cho con ñực nhảy. Trong giai ñoạn này, nếu
ñược thụ tinh thì chuyển sang thời kì chửa. Nếu khơng được thụ tinh thì
chuyển sang giai đoạn sau động dục. Thời gian động dục của dê khoảng 24 48 giờ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11


- Giai ñoạn sau ñộng dục: bắt ñầu sau khi kết thúc ñộng dục và kéo dài
vài ngày. Thể vàng ñược hình thành, thể vàng tiết progesteron, hoocmon này
tác ñộng lên hệ thần kinh trung ương và tuyến yên làm thay đổi tính hưng
phấn và kết thúc giai đoạn động dục. Biểu hiện về hành vi sinh dục là không
muốn gần con đực, khơng cho con khác nhảy. Con vật dần dần trở lại trạng
thái bình thường.
- Giai đoạn n tĩnh: là giai ñoạn dài nhất, thường bắt ñầu vào ngày
thứ tư sau khi trứng rụng và không thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu
hủy. Khơng có các biểu hiện về hành vi sinh dục. ðây là giai ñoạn nghỉ
ngơi yên tĩnh ñể khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho
chu kì tiếp theo.
Devandra và Mcleroy (1987) [33] cho biết, dê cái ñộng dục có những
biểu hiện sau: kêu kéo dài, đi ve vẩy qua trái qua phải, âm hộ sưng ñỏ, chảy
dịch nhầy, nhảy lên lưng con khác hoặc chịu cho con khác nhảy lên lưng, ít
quan tâm đến ăn uống, giảm năng suất sữa ở một số cá thể.
Trong giai ñoạn ñộng dục, nếu dê cái ñược phối giống ñạt kết quả thì sẽ
xảy ra quá trình thụ tinh. Sự thụ tinh ñược diễn ra khi trứng và tinh trùng găp
nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và gồm 3 giai ñoạn:
- Giai ñoạn 1: Tinh trùng sau khi vào ống dẫn trứng sẽ vận ñộng hướng
về tế bào trứng. Khi gặp tế bào trứng, tinh trùng bao vây quanh trứng và tiết

ra enzim hyaluronidaza để phá vỡ màng phóng xạ. Enzim này khơng đặc
trưng cho lồi, nhưng nếu lượng enzim q ít sẽ khơng đủ để phá vỡ màng
phóng xạ, nếu nhiều quá sẽ phá hủy tế bào trứng.
- Giai ñoạn 2: Sau khi phá vỡ ñược màng phóng xạ, ñầu tinh trùng tiết
enzim Zonalizin phân hủy màng trong suốt. Enzim này đặc trưng cho lồi, vì
vậy chỉ có những tinh trùng cùng loài mới phát huy tác dụng và tiếp cận
trứng. Sau đó, những tinh trùng nào có sức sống cao nhất mới có thể qua
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12


màng trong suốt tiếp cận với màng nỗn hồng.
- Giai ñoạn 3: Ở giai ñoạn này, ñầu tinh trùng tiết enzim muraminidaza,
cỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xun qua màng nỗn hồng, đầu tinh
trùng tự tách khỏi thân, cổ ñể vào gặp tế bào trứng. Tại đây diễn ra q trình
đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và nhân của tế bào trứng, sau đó nhân của
tinh trùng và nhân của trứng đồng hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n,
hợp tử làm tổ ở 2 sưng tử cung và sau khi bám chắc vào niêm mạc tử cung sẽ
phát triển thành phôi.
Sau khi giao phối, thụ tinh có kết quả, con cái chuyển sang giai đoạn
mang thai. Giai đoạn này được tính từ khi trứng ñược thụ tinh ñến khi ñẻ.
Thời gian mang thai của dê trong khoảng 143 - 154 ngày (ðinh Văn Bình,
1994 [3]).
Khi gia súc mang thai sẽ có những biến ñổi ở cơ quan sinh dục và cơ
thể xuất hiện nhiều biến đổi sinh lí khác nhau. Tồn bộ những biến đổi đó rất
cần thiết cho bào thai hình thành và phát triển, q trình sinh đẻ diễn ra bình
thường.
Sau 1 thời gian mang thai, ở gia súc sẽ xảy ra q trình đẻ. ðể chuẩn bị
cho lần mang thai tiếp theo, gia súc phải cần 1 thời gian nhất ñịnh ñể hồi phục
lại cơ quan sinh dục. Thời gian ñộng dục trở lại sau ñẻ phụ thuộc vào quá
trình hồi phục của buồng trứng. ðồng thời, tỉ lệ thụ thai lần sau phụ thuộc rất

lớn vào bản thân con vật, sự hồi phục ñường sinh dục và hoạt động chu kì sau
khi đẻ. Vì vâỵ cần chăm sóc, ni dưỡng tốt gia súc cái để nâng cao sức ñề
kháng và sức khỏe cho con vật.
2.1.4.1. Một số chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh sản
ðể ñánh giá khả năng sinh sản của dê cái, người ta thường dựa vào một
số chỉ tiêu sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 13


- Tuổi ñộng dục lần ñầu: là thời ñiểm dê cái ñã thành thục chức năng
sinh dục và xuất hiện sự ham muốn giao phối lần ñầu. Tuổi ñộng dục lần đầu
được tính bằng ngày hoặc tháng tuổi. Theo ðinh Văn Bình (1998) [4] cho biết
tuổi động dục lần đầu của dê Ấn ðộ lần lượt là: dê Barbari là 313,1 ngày; dê
Jumnapari là 406,5 ngày và dê Beetal là 372,7 ngày. Lê Văn Thông và cs
(1999) [10] theo dõi ở Thanh Ninh - Thanh Hóa cho biết, dê Cỏ có tuổi động
dục lần đầu là 176,81 ngày. Theo Mai Hữu Yên (1998) [11] ở Thái Nguyên là
198,3 ngày và Từ Quang Hiển (1996) [31] cho biết là 186 ngày. Trong chăn
ni, khi dê cái động dục lần đầu nên bỏ qua 1 chu kì động dục đầu tiên, tốt
nhất cho dê cái phối ở 2 - 3 chu kì ñộng dục sau ñể ñảm bảo sức khỏe cho dê
cái và ñời con của chúng.
- Tuổi phối giống lần ñầu: Chỉ tiêu này chủ yếu do người chăn ni
quyết định. Mặc dù dê hậu bị có tuổi động dục lần ñầu sớm là 5 - 7 tháng
nhưng ñến 7 - 8 tháng tuổi mới cho phối giống, khi đó dê ñạt khoảng 70%
khối lượng trưởng thành. Theo tác giả Chu ðình Khu (1998) [1] cho biết cho
biết, tuổi phối giống lần ñầu trên dê Ấn ðộ như sau: dê Barbari là 246,5 ngày;
dê Jumnapari là 415,3 ngày và dê Beeltal là 401,3 ngày. Còn ở dê Bách Thảo
là 202,81 ngày (ðinh Văn Bình (1994) [3]). Theo dõi trên dê cỏ, Lê Văn
Thông và cs (1999) [10] cho biết, dê Cỏ có tuổi phối giống lần đầu là 186,26
ngày. Trong thực tế sản xuất thường bỏ qua 1 - 2 lần ñộng dục ñầu tiên sau ñó

mới phối giống.
- Tuổi ñẻ lứa ñầu: Là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, phản ánh
thời gian ñưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Nó được tính từ khi con
vật sinh ra ñến ngày ñẻ lứa ñầu tiên. Tuổi ñẻ lứa ñầu chủ yếu phụ thuộc vào
tuổi thành thục, ñồng thời cịn phụ thuộc vào việc phát hiện động dục và kỹ
thuật phối giống. Ngồi ra, nó cịn liên quan ñến ñiều kiện ngoại cảnh, di
truyền, chế ñộ chăm sóc ... Theo Sing và Sengar (1985) [39] cho biết, ở dê
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 14


Beetal có tuổi đẻ lứa đầu là 675 ngày, dê Jumnapari là 735ngày, dê Black
Bengan là 483 ngày. ðặng Xuân Biên (1979) [2] cho biết, tuổi ñẻ lứa ñầu của
dê Cỏ Việt Nam là 300 ngày, Lê Văn Thông (2005) [9] là 336,44 ngày, còn
theo Mai Hữu Yên (1998) [11] là 387 ngày và Từ Quang Hiển (1996) [31] là
362 ngày.
- Chu kì động dục: Là thời gian hoạt động sinh dục xuất hiện một cách
đều đặn và có tính chu kì. Chu kì động dục của dê khoảng 19 - 21 ngày, ñộng
dục kéo dài 1 - 3 ngày. Khi ñộng dục, âm hộ hơi sưng ñỏ hồng, chảy dịch
nhờn, kêu la, bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu dê đang tiết sữa thì giảm đột
ngột. Cho dê giao phối sau 16 - 38 giờ phát hiện ñộng dục là tốt nhất. Trong
thực tế chăn nuôi, nếu phát hiện động dục ngày hơm nay thì ngày hơm sau
cho phối 2 lần sáng, chiều là phù hợp. Lê Văn Thơng và cs (1999) [10] cho
biết, dê Cỏ có chu kì động dục là 22,35 ngày, cịn Mai Hữu n (1998) [11]
là 20,35 ngày. Theo Từ Quang Hiển (1996) [31] là 20 ngày, còn ðặng Xuân
Biên (1979) [2] là 17 - 19 ngày.
- Khoảng cách lứa ñẻ: Là khoảng thời gian giữa lần ñẻ trước và lần ñẻ
tiếp. ðây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá khả năng
sinh sản của dê cái. Khoảng cách lứa ñẻ phụ thuộc vào các yếu tố như: giống,
thức ăn, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc…Khoảng cách lứa đẻ chủ yếu là do
thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vì độ dài thời gian mang thai

là một hằng số sinh lý và không thể rút ngắn ñược. Tuy nhiên trong thực tế,
khoảng cách lứa ñẻ thường kéo dài hơn do nhiêu nguyên nhân. ðặng Xuân
Biên (1979) [2] cho biết dê Cỏ có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 270 ngày, Chu
ðình Khu (1996) [1] là 275,6 ngày.
- Thời gian ñộng lại sau khi ñẻ: Là khoảng thời gian gia súc cái ñộng
dục lại sau ñẻ. Khoảng thời gian ñộng dục lại của dê phụ thuộc vào q trình
hồi phục của cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng. Những dê cái ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 15


ni dưỡng kém trước và sau khi đẻ hay đang cho con bú thường ñộng dục
trở lại muộn hơn. Theo tác giả ðinh Văn Bình (1998) [4] theo dõi trên ñàn dê
Ấn ðộ cho kết quả là dê Barbari: 52,5 ngày; dê Jumnapari: 86,5 ngày và dê
Beetal: 105,9 ngày.
- Tỷ lệ thụ thai: Tỷ lệ thụ thai một mặt phụ thuộc vào bản thân con vật,
nhất là sự hồi phục của ñường sinh dục và hoạt ñộng chu kỳ sau khi đẻ. Mặt
khác, cịn phụ thuộc vào kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Cùng với việc ñộng dục
trở lại sớm, tỷ lệ phối giống thụ thai cao góp phần rút ngắn thời gian có chửa
lại sau đẻ và khoảng cách lứa đẻ.
- Thời gian mang thai: Là thời gian tính từ lúc gia súc cái thụ thai ñến
khi ñẻ. Từ Quang Hiển (1996) [31] là 149 ngày, còn theo ðặng Xuân Biên
(1979) [2] là 146 - 156 ngày. Nguyễn Văn Thiện và cs (1996) [19] theo dõi
trên dê Ấn ðộ thấy dê Barbari là 148,1 ngày, Jumnapari là 149,61 ngày, dê
Beetal là 148,1 ngày. Tại Ấn ðộ, Singh và Sangar (1985) [39] cho biết dê
Barbari là 146 ngày, dê Jumnapari là 149 ngày, dê Beetal là 148 ngày.
- Số con sơ sinh/lứa: ðây là chỉ tiêu cho biết số dê con sơ sinh ñẻ ra
trong một lứa ñẻ của dê mẹ. Tác giả Lê Văn Thông và cs (1999) [10] theo dõi
ở Thanh Hóa cho biết dê Cỏ đẻ 1,61 con/ lứa, Mai Hữu Yên (1998) [11] là
1,52 con/ lứa, Từ Quang Hiển (1996) [31] là 1,58 con/ lứa. ðinh Văn Bình
(1998) [4] cho biết trên dê Ấn ðộ là: dê Barbari: 1,45 con/lứa; dê Jumnapari:

1,36 con/ lứa; dê Beetal: 1,3 con/ lứa.
- Số con sơ sinh/cái/năm: Là số con sơ sinh ñược sinh ra trong một năm
của một dê cái. Chỉ tiêu này phản ánh số dê con ñẻ ra hàng năm của dê mẹ.
Theo nghiên cứu của một số tác giả cho biết chỉ tiêu này ở dê Cỏ là 1,97 con/
cái/ năm, dê Bách Thảo là 3,07 con/cái/năm (ðinh Văn Bình, 1994 [3]).
- Số lứa đẻ/cái/năm: Chỉ tiêu này xác ñịnh số lứa ñẻ của một dê cái
trong một năm. Các giống dê khác nhau thì số lứa đẻ cũng khác nhau trong
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 16


một năm. Dê Jumnapari là 1,3 lứa/năm, dê Barbari là 1,4 lứa/năm (ðinh Văn
Bình (1998) [4])
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản
- Di truyền và giống: Các giống khác nhau, các cá thể khác nhau trong
cùng một giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên hệ số di
truyền về khả năng sinh sản rất thấp sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do
ngoại cảnh chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và
cá thể. Các dị tật bẩm sinh, ñặc biệt là về ñường sinh dục sẽ làm ảnh hưởng
ñến khả năng sinh sản của dê.
- Ni dưỡng: Ni dưỡng có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng sinh sản
của dê cái. Nếu nuôi ở mức dinh dưỡng thấp, ñối với dê hậu bị sẽ làm dê phát
triển chậm và thời gian ñưa vào sử dụng muộn, làm giảm khả năng sinh sản
sau này. Mặt khác, thiếu dinh dưỡng ñố với dê trưởng thành sẽ kéo dài thời
gian hồi phục lại sau ñẻ. Dinh dưỡng thấp sẽ làm gia súc gầy yếu, giảm sức ñề
kháng, dễ mắc bệnh tật. Dinh dưỡng cao ñặc biệt là nhiều gluxit làm gia súc
dễ béo phì, buồng trứng tích mỡ giảm khả năng sinh sản.
Cùng với mức dinh dưỡng, thì loại hình thức ăn cũng làm ảnh hưởng
tới khả năng sinh sản. Thức ăn kiềm tính thích hợp cho sự phát triển của hợp
tử và bào thai. Thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai do các yếu tố axit cao
gây nên sự nghèo kiềm, một mặt do sự mất cân bằng trong bản thân thức ăn.

Mặt khác, kiềm bị thải ra ngoài cùng với các yếu tố axit thừa dưới dạng muối
gây toan huyết, không tốt cho sự hình thành hợp tử.
Mặt khác, sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần cũng có
ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt ñộng sinh sản của con cái. Ví dụ, thừa phơtpho sẽ
tạo photphat Ca, Na, K thải ra ngồi dẫn đến mất kiềm, toan huyết. Thiếu P sẽ
ảnh hưởng cơ năng buồng trứng: buồng trứng nhỏ lại. nỗn bao ít, sau đẻ chỉ
động dục lại 1 - 2 lần, nếu khơng kịp phối thì phải đến sau khi cạn sữa mới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 17


×