Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và kỹ thuật hái đến sinh trưởng năng suất và chất lượng búp của giống chè LDP1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 136 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TẠ QUANG TƯỞNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN
VÀ KỸ THUẬT HÁI ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG BÚP CỦA GIỐNG CHÈ LDP1

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số

: 60.62.01.01

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. NGUYỄN ðÌNH VINH
2. PGS.TS. LÊ TẤT KHƯƠNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn đã được


cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Tạ Quang Tưởng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
ðình Vinh, PGS. TS Lê Tất Khương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
tơi trong q trình thực tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công
nhân viên chức trong Bộ môn Cây công nghiệp, cây làm thuốc, Khoa Nông học;
Viện Sau đại học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu khoa học và hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo - Trung tâm nghiên cứu
và phát triển Chè - Viện khoa học kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học và Cơng nghệ
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới những người thân
trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên và khuyến khích tơi trong suốt
thời gian học tập và hồn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Tạ Quang Tưởng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục đồ thị

x


1

MỞ ðẦU

1

1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

2

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

2

2.1

Mục ñích

2

2.2

Yêu cầu

2


3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.

3

3.1

Ý nghĩa khoa học

3

3.2

Ý nghĩa thực tiễn

3

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

4

2.1

Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu

4


2.1.1

Cơ sở của việc bón phân cho chè

4

2.1.2

Cơ sở khoa học xác định biện pháp kỹ thuật hái

5

2.1.3

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng máy hái chè

8

2.2

Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam

8

2.2.1

Tình hình sản xuất chè trên thế giới

9


2.2.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

2.3

Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới và
Việt Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10
12
iii


2.3.1

Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới

12

2.3.2

Tình hình nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè ở Việt Nam

16

2.4


Tình hình nghiên cứu về hái chè

23

2.4.1

Tình hình nghiên cứu về hái chè trên thế giới

24

2.4.2

Tình hình nghiên cứu về hái chè và cơ giới hóa trong hái chè tại
28

Việt Nam
3

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

35

3.1

ðối tượng nghiên cứu


35

3.1.1

Giống chè LDP1

35

3.1.2

Các loại phân bón

35

3.1.3

Máy hái chè

35

3.2

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

36

3.3

Nội dung nghiên cứu


36

3.3.1

Nội dung 1 ðiều tra, ñánh giá một số kỹ thuật có liên quan đến
việc áp dụng kỹ thuật thu hái chè bằng máy tại vùng nghiên cứu.

36

3.3.2

Nội dung 2: Các thí nghiệm

36

3.4

Phương pháp nghiên cứu

39

3.4.1

Phương pháp điều tra thu thập số liệu

39

3.4.2


Các chỉ tiêu nghiên cứu

39

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

43

4.1

Kết quả điều tra đánh giá một số kỹ thuật có liên quan ñến việc
áp dụng kỹ thuật thu hái chè bằng máy tại vùng nghiên cứu

4.2

43

Kết quả ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh
trưởng cho năng suất và chất lượng chè nguyên liệu trên nương

4.2.1

chè thu hái bằng máy

47

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới ñộ dày tán chè


47
iv

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4.2.2

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất búp chè

4.2.3

49

Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến mức độ sâu bệnh
hại chè

57

4.2.4

Ảnh hưởng của cơng thức bón phân tới thành phần sinh hóa búp chè

58

4.2.5

Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến các chỉ tiêu hóa tính
của đất sau thí nghiệm


61

4.2.6

Hiệu quả kinh tế của các cơng thức bón phân

62

4.3

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng chè nguyên liệu

66

4.3.1

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây chè

66

4.3.2

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến các yếu tố cấu thành năng suất

67

4.3.3


Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến phẩm cấp búp

73

4.3.4

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái tới hiệu quả kinh tế

74

4.4

Ảnh hưởng của khoảng thời gian hai lứa hái bằng máy tới sinh
trưởng và năng suất chè LDP1

4.4.1

Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái máy tới ñộng
thái tăng trưởng búp chè

4.4.2

80

Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái máy ñến một số
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của nương chè

4.4.4

77


Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái máy ñến sinh
trưởng cây chè

4.4.3

77

81

Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái máy tới ñến
phẩm cấp chè nguyên liệu

83

4.4.5

Hiệu quả kinh tế

84

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

86

5.1

Kết luận


86
v

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5.2

ðề nghị

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO\

88

PHỤ LỤC

95

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết ñầy ñủ


BVTV

Bảo vệ thực vật

C



CHT

Chất hồ tan

CS

Cộng sự

CT

Cơng thức

ð/C

ðối chứng

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NSTT


Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nơng thơn

STN

Sau thí nghiệm

T

Tơm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTN

Trước thí nghiệm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii



DANH MỤC BẢNG

STT
2.1

Tên bảng

Trang

Diện tích, năng suất và sản lượng chè một số nước trồng chè
chính năm 2010

9

2.2

Thành phần cơ giới búp chè

30

2.3

Tỷ lệ tanin và chất hoà tan trong búp chè Trung Du

30

2.4


Quy trình hái chè của Viện Nghiên cứu chè Phú Hộ

30

4.1

Kết quả ñiều tra về kỹ thuật có liên quan đến việc áp dụng kỹ
thuật thu hái chè tại vùng nghiên cứu

4.2

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới độ dày tán chè của nương
chè thu hái bằng máy

4.3

58

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thành phần sinh hóa
búp

4.8

55

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sâu bệnh hại của nương
chè thu hái bằng máy tại vụ xuân năm 2012

4.7


53

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến các yếu tố cấu thành
năng suất giống chè LDP1 trong vụ thu và cả năm

4.6

50

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống chè LDP1 trong vụ hè

4.5

47

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống chè LDP1 trong vụ xuân

4.4

45

60

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thành phần hóa học của
đất sau khi thí nghiệm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


61

viii


4.9

Hạch tốn hiệu quả kinh tế của các cơng thức bón phân khác
nhau

4.10

Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến ñộ dày tán, ñộ rộng tán và
khối lượng ñốn cuối năm

4.11

68

Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái ñến các yếu tố cấu thành năng
suất trong vụ hè

4.13

66

Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái ñến các yếu tố cấu thành năng
suất trong vụ xuân

4.12


65

69

Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái ñến các yếu tố cấu thành năng
suất trong vụ thu

70

4.14

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến năng suất thực thu

71

4.15

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến phẩm cấp búp

73

4.16

Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái tới hiệu quả kinh tế

76

4.17


ðộng thái tăng trưởng búp của giống chè khi áp dụng thời gian
giữa hai lần hái máy

4.18

Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái máy ñến sinh
trưởng cây chè

4.19

4.21

80

Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái máy ñến các
yếu tố cầu thành năng suất và năng suất nương chè

4.20

78

81

Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần hái ñến phẩm cấp
chè nguyên liệu

83

Ảnh hưởng của thời gian hái tới hiệu quả kinh tế


84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


DANH MỤC ðỒ THỊ

STT
4.1

Tên biểu ñồ

Trang

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới độ dày tán chè của nương
chè thu hái bằng máy

4.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mật ñộ búp chè của
nương chè thu hái bằng máy

4.3

49
56

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất chè của nương

chè thu hái bằng máy

57

4.4

Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái ñến năng suất chè

73

4.5

ðộng thái sinh trưởng búp của giống chè LPD1 khi áp dụng thời
gian giữa 2 lần hái máy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

77

x


1. MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis O. Kuntze, là cây cơng
nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh doanh từ 30 - 40 năm, nhanh cho sản phẩm,
ñem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn ñịnh. Từ lâu, chè ñã ñược biết ñến như là
một thức uống có giá trị và ñã trở thành tập tục mang ñậm bản sắc dân tộc.
Ngoài hiệu quả về kinh tế, nghề trồng và chế biến chè cịn đem lại hiệu
quả lớn về xã hội, tạo việc làm và ñảm bảo thu nhập cho hàng triệu người.

ðặc biệt, nghề trồng chè ñã giúp cho ñồng bào dân tộc vùng cao ñịnh canh,
ñịnh cư, ổn ñịnh cuộc sống, giảm bớt nạn chặt phá rừng, ñốt nương rẫy, bảo
vệ sinh thái góp phần phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc.
Việt Nam ñược ñánh giá là nước có ngành sản xuất chè phát triển
nhanh với nhiều vùng chè ñặc sản nổi tiếng. Chè Việt Nam ñược xuất khẩu
sang thị trường của hơn 110 nước trên thế giới trong đó có 68 thị trường thuộc
các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với trên 100
nghìn tấn, kim ngạch đạt 200 triệu USD vào năm 2011 [5].
Trong những năm qua, nhờ việc ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất chè như: giống, kỹ thuật canh tác, bón phân,… đã làm
cho năng suất chè tăng cao, nhiều nương chè ñạt năng suất từ 15-20 tấn/ha, có
nương chè đạt trên 25 tấn/ha. Vì vậy, nhu cầu lao động trong khâu thu hái
ngày càng lớn. Theo tính tốn thì đối với chè kinh doanh ñạt từ 15 - 20 tấn
búp/ha cần tiêu tốn lượng nhân công lớn từ 500 - 600 công/ha (trong đó, khâu
hái chè chiếm từ 55 – 60%, khâu ñốn chè chiếm khoảng 10% trên tổng số
công lao ñộng). Mặt khác, do điều kiện khí hậu ở vùng trung du miền núi phía
Bắc, chè thường cho thu hoạch tập trung từ tháng 5 ñến tháng 10 hàng năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


nên gây ra việc mất cân ñối về nhu cầu lao ñộng giữa các tháng trong năm.
Do vậy trong mùa thu hái chè, nhiều nương chè thu hái không kịp thời ñã làm
cho chất lượng chè nguyên liệu giảm, ñồng thời do khan hiếm lao động nên
giá th nhân cơng cao ñã làm cho giá thành sản xuất chè tăng. Những yếu tố
trên có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của sản xuất chè.
ðể giảm công thu hái, hiện ñã có nhiều cơ sở sản xuất và các hộ nông
dân áp dụng thiết bị cơ giới trong thu hoạch búp chè. Tuy nhiên, do đặc tính
kỹ thuật các loại máy và do chưa làm chủ ñược kỹ thuật trồng trọt nên việc áp

dụng máy chưa ñạt hiệu quả cao gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu, chè thành phẩm và sự sinh trưởng của cây bị mất cân đối.
Khi áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hái thì kỹ thuật bón phân và
thời gian hái phù hợp với nương chè thu hái bằng máy là ñiều cần quan tâm.
Tuy nhiên, trong thực tế tại nhiều địa phương nơng dân chỉ bón theo kinh
nghiệm. Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể, cũng
như chưa ñưa ra ñược các khuyến cáo về kỹ thuật bón phân và thời gian hái
hợp lý cho các nương chè thu hái bằng máy. ðiều này có ảnh hưởng lớn tới
năng suất cũng như phẩm chất chè.
ðể giải quyết một số tồn tại trên, cũng như hoàn thiện quy trình trồng
trọt hợp lý cho nương chè thu hái bằng máy, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn ðình Vinh và PGS.TS. Lê Tất Khương, tơi thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và kỹ thuật hái ñến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng búp của giống chè LDP1".
2. Mục đích và u cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định liều lượng phân bón và kỹ thuật hái thích hợp nhằm góp phần
hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng cho nương chè thu hái bằng máy.
2.2. Yêu cầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


- ðiều tra hiện trạng áp dụng các kỹ thuật canh tác cho nương chè thu
hái bằng máy tại vùng nghiên cứu.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng cho
năng suất và chất lượng chè nguyên liệu trên nương chè thu hái bằng máy.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của thời vụ hái bằng máy, thời gian giữa
hai lần hái máy ñến năng suất và chất lượng chè nguyên liệu.

- ðánh giá ñược hiệu quả kinh tế của kỹ thuật hái chè bằng máy so với
hái tay trên giống chè LDP1.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hồn thiện quy trình canh tác hợp lý cho nương chè thu hái
bằng máy.
- Kết quả của ñề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho sản xuất trong thời gian tới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được lượng phân bón và kỹ thuật hái hợp lý cho nương chè
hái bằng máy tại ñịa phương nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm nâng cao năng suất, chất lượng
chè búp cũng như tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng chè khi áp dụng cơ
giới hóa.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở của việc bón phân cho chè
Cây trồng nói chung và cây chè nói riêng hút dinh dưỡng từ đất để sinh
trưởng và phát triển. Ngồi các bộ phận thu hoạch, trong các sản phẩm phụ
cũng chứa ñựng các chất dinh dưỡng mà cây lấy từ ñất. Sau mỗi vụ thu hoạch,
cây trồng ñể lại cho ñất một lượng lớn các phụ phẩm hữu cơ. Thông qua các
q trình chuyển hóa vật chất trong đất mà các sản phẩm này trở thành nguồn
dinh dưỡng ñáng kể cho cây trồng vụ sau.

Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 - 13% tổng lượng chất khô mà
cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo các nghiên cứu
ở Ấn ðộ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh dưỡng là 4kg N;
1,15kg P2O5; 2,4kg K2O; 0,42kg MgO; 0,8kg CaO; 100g Al; 6gCl; 8g Na (ðỗ
Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 1997; Nguyễn Tử Siêm và cs, 1997) [26, 29].
Ngoài lượng dinh dưỡng này, cây còn lấy một lượng lớn dinh dưỡng
cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành
thân cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè thương phẩm cây
lấy ñi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phân trên là: 16,9 kg N; 5,68 kg
P2O5; 8,8 kg K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và 74g Na. Ngồi ra
cây cịn lấy ñi một lượng các nguyên tố vi lượng như 38g Zn; 26g B; 38g Cu;
241g Fe và 479g Mn (Nguyễn Tử Siêm và cs, 1997) [29]. Vì vậy, để đảm bảo
năng suất búp chè thì cần phải bổ sung dinh dưỡng cho nương chè.
ðối với nương chè thu hái bằng máy, lượng cành, lá và búp bị lấy ñi
nhiều hơn so với hái tay, vì vậy cũng cần được bón phân nhiều hơn nhằm đảm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


bảo năng suất búp chè.
2.1.2. Cơ sở khoa học xác ñịnh biện pháp kỹ thuật hái
Trong quá trình sản xuất chè, hái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hái
chè vừa là sự kết thúc giai ñoạn trồng trọt (thu hoạch), vừa là sự khởi ñầu của
giai ñoạn chế biến (nguyên liệu). Do vậy, mỗi giai ñoạn sinh trưởng của cây
chè, mỗi loại hình phẩm cấp búp địi hỏi có biện pháp hái và thời gian giữa
hai lứa hái thích hợp để vừa thu được sản lượng cao, vừa ni chừa ñược tán
lá ñảm bảo cho cây sinh trưởng tốt. Mỗi loại sản phẩm chè cần ñược chế biến
từ một phẩm cấp búp nhất ñịnh từ một kỹ thuật hái tương ứng, sẽ khơng có
hiệu quả khi áp dụng một kỹ thuật hái ñể cung cấp nguyên liệu chế biến cho

mọi sản phẩm chè.
a. Mối quan hệ của hái búp với sinh trưởng của cây chè
+ Trong ñiều kiện tự nhiên, sự sinh trưởng của búp hàng năm thường
có 3 – 4 đợt sinh trưởng do chỉ có mầm đỉnh và một hoặc hai mầm nách trên
cùng là có ưu thế sinh trưởng đỉnh, những mầm phía dưới ở trạng thái ngủ
nghỉ và bị mầm ñỉnh lấn át. Hái búp tức là phá vỡ ưu thế sinh trưởng ngọn ñể
tăng khả năng phân cành, phân nhánh. Với cây chè, năng suất có tương quan
chặt với số lượng búp trên cây và khối lượng búp. Nếu chiều dày tán chè bị
hạn chế bởi khoảng cách trồng cây trong hàng thì việc hái búp sẽ tăng khả
năng sinh trưởng của các cành chè phía dưới. Do vậy, hái búp sẽ làm tăng
chiều rộng tán, tăng diện tích mặt tán, tăng số lượng búp là cơ sở cho việc
tăng năng suất chè. Ngoài ra, hái chè còn phá vỡ cân bằng giữa bộ phận trên
mặt ñất và bộ phận dưới mặt ñất tạo ñiều kiện cho bộ phận trên mặt ñất luôn ở
trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng khỏe tạo ra các búp non. Vì vậy, cần căn cứ
vào tuổi cây và tình trạng sinh trưởng để có chế độ hái hợp lý.
+ Búp chè trong q trình sinh trưởng cần có một lượng lớn vật chất
dinh dưỡng mà lá non giữ một vai trò quan trọng trong việc quang hợp, tạo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5


thành chất hữu cơ. Khi hái, nếu ñể lưu số lá non lại càng nhiều thì càng có lợi
cho quang hợp tạo thành vật chất dinh dưỡng cho cây. Song, ñối với nương
chè thu hoạch búp là chính, cho nên giữa hái và sinh trưởng của cây tồn tại
một mâu thuẫn nhất định. Nếu hái khơng hợp lý, khơng chừa lại một số lá
thích hợp thì q trình quang hợp không thể tiến hành thuận lợi, cây sinh
trưởng kém, giảm sản lượng. Số lá trên cây càng ít thì mức ñộ hái càng nhẹ,
thường phải áp dụng cho các ñồi chè suy yếu, sâu bệnh gây hại nặng. Thực tế
chứng minh rằng các phương pháp hái khác nhau (chủ yếu là để chừa lại số lá
nhiều hay ít khác nhau) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của cây,

chiều rộng của tán và sức sinh trưởng của cây.
b. Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái búp với năng suất búp
Năng suất búp chè phụ thuộc vào số lượng búp và khối lượng búp. Số
lượng búp phụ thuộc vào mật ñộ búp trên tán và số lần hái. Cùng một kỹ thuật
thu hái như nhau, nếu số lứa hái càng nhiều sẽ cho năng suất càng cao. Tiêu
chuẩn hái khác nhau sản lượng thu ñược sẽ khác nhau. Hái già do số lượng lá
trên búp nhiều, khối lượng búp lớn nên năng suất thu ñược sẽ cao.
c. Quan hệ giữa kỹ thuật hái và phẩm cấp, chất lượng chè
Chất lượng của chè phụ thuộc vào thành phần hoá học trong búp chè
như: chất hồ tan, catechin, cafein, đường khử… Những chất này thường tập
trung chủ yếu vào bộ phận non của búp chè. Vì vậy, hái búp càng non phẩm
chất càng tốt. Hái già có khối lượng búp lớn, sản lượng tăng song tỷ lệ xơ gỗ
cao sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng sản phẩm. ðộ non già của búp phụ
thuộc vào số lá hái ñi và thời gian sinh trưởng của búp. Thời gian giữa hai lứa
hái càng dài thì số lượng búp già nhiều làm cho chất lượng nguyên liệu càng
kém. Trong thực tế, không thể ngày nào cũng quan sát búp của từng cây chè
để thu hái những búp đủ tiêu chuẩn vì quá tốn kém, mà chỉ quay lại vườn chè
sau một số ngày nhất định khi có nhiều búp đủ tiêu chuẩn hái. Mặt khác, do
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6


ñặc ñiểm của quá trình chế biến và phẩm chất của từng loại chè, tiêu chuẩn
hái búp cũng khác nhau. Do vậy, khoảng cách ngày giữa hai lứa hái biến ñổi
theo từng ñồi chè, khí hậu và sức sinh trưởng của cây chè cũng như nguyên
liệu cho chế biến và phương pháp hái. Trong cùng một giống, nếu lấy nguyên
liệu cho chế biến chè Olong và chè xanh cần hái non hơn so với nguyên liệu
dùng chế biến chè ñen.
d. Quan hệ giữa kỹ thuật hái với các giống chè
Do ñặc ñiểm sinh trưởng của các giống chè khác nhau nên cần có chế

độ hái hợp lý tương ứng với từng giống chè. Những giống có khả năng sinh
trưởng khoẻ, số lượng búp nhiều, búp to cần có chế độ hái ñể hạn chế ảnh
hưởng xấu ñến chất lượng nguyên liệu chế biến và hệ số tiêu hao nguyên liệu
cho nhà máy.
ñ. Quan hệ giữa kỹ thuật hái với hiệu suất lao động
Hái chè có liên quan mật thiết với hiệu suất lao ñộng. Hái san trật (hái
khi trên mặt tán có khoảng 30% số búp đủ tiêu chuẩn hái) có số lứa hái nhiều
và khi hái cịn phải lựa chọn ñể hái những búp hái ñủ tiêu chuẩn nên mất thời
gian và hiệu suất lao ñộng hái thấp. Hái lứa có số lứa hái ít, có thể sử dụng cơ
giới hoá nên hiệu suất hái cao. ðây là kỹ thuật ñang ñược sử dụng hiện nay tại
nhiều vùng chè trong cả nước.
e. Mối quan hệ giữa hái với các biện pháp kỹ thuật khác
+ Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với kỹ thuật ñốn chè: ðốn chè và hái
chè rất giống nhau vì cùng lấy đi những phần non nhất của cây chè. Phản ứng
của cây chè là sự tái sinh bằng các hiện tượng sinh trưởng. Nếu phần hái đi
q ít, số lá để lại nhiều thì làm tán chè chóng mọc cao, như vậy phải đốn
sớm, ñốn nhiều. ðốn chè tạo cho cây chè có bộ khung tán to rộng, vừa ngang
tầm người hái, nâng cao hiệu suất lao ñộng hái.
+ Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với phòng trừ sâu bệnh: Hái san trật có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7


số lứa hái nhiều, trên nương chè luôn tồn tại búp chè là thức ăn nên số lượng
sâu bệnh hại vượt ngưỡng phịng trừ cao dẫn đến trong sản xuất phải áp dụng
kỹ thuật phun thuốc ñịnh kỳ sau mỗi lứa hái. Mà thời gian giữa hai lứa hái
ngắn nên khơng đảm bảo thời gian cách ly, dư lượng thuốc tồn tại trong sản
phẩm sẽ khơng an tồn cho người sử dụng. Hái lứa làm cho số lứa hái trong
năm ít, ñảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật trong chè nguyên liệu.

+ Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với công nghệ chế biến: Mỗi công nghệ
chế biến yêu cầu phẩm cấp nguyên liệu khác nhau với ñộ non già khác nhau. Hái
non thì thời gian giữa hai lứa hái ngắn hơn, số lượng lá hái đi ít hơn. Do vậy tuỳ
theo từng loại hình chế biến mà có kỹ thuật thu hái cho phù hợp.
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng máy hái chè
Do ñặc ñiểm sản xuất của cây chè, sản phẩm thu hoạch là búp và lá non
ñều tập trung trên mặt tán nên có thể áp dụng các biện pháp cơ giới hóa vào
khâu thu hái.
Ở vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung và Phú Thọ nói riêng, chè
thường cho thu hoạch tập trung từ tháng 5 ñến tháng 10 nên gây ra việc mất
cân ñối về nhu cầu lao ñộng. Do mất cân ñối giữa cung và cầu lao ñộng trong
mùa thu hái chè, nhiều nương chè thu hái khơng kịp thời đã làm cho chất lượng
chè ngun liệu giảm, ñồng thời do khan hiếm lao ñộng nên giá th nhân cơng
cao đã làm cho giá thành sản xuất chè tăng. Bên cạnh đó, trong thực tiễn sản
xuất, cơng nghệ chế biến chè ñen yêu cầu chất lượng nguyên liệu khơng khắt
khe như chế biến chè xanh, chè Ơ long,... là điều kiện để áp dụng máy hái (Lê
ðình Giang và cs, 2005) [13]. Vì vậy, việc áp dụng máy hái chè là một bước
đột phá trong cơng nghệ thu hoạch chè, giảm sức ép về lao ñộng, tiết kiệm
ñược thời gian, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
2.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo ðỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000) [27], quốc gia ñầu tiên trên
thế giới phát triển sản xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang
Nhật Bản vào năm 805 sau Công nguyên, vào Indonesia năm 1654, vào Ấn
ðộ năm 1780, vào Nga năm 1833, vào Malaisia năm 1914, ñến năm 1920 tiến

tới các nước Châu Phi như: Kenia, Malavi, Ghine… Trên thế giới, cây chè
ñược phát triển với tốc ñộ rất nhanh, ñặc biệt là từ thế kỷ 18 trở lại đây. ðến
nay, có trên 50 quốc gia trồng chè, cây chè ñược phân bố từ 30 vĩ ñộ Nam ñến
45 vĩ ñộ Bắc, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Theo số liệu thống kê
của FAO (2011) thì tình hình sản xuất chè tính ñến năm 2010 như sau:
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè một số nước trồng chè
chính năm 2010
Chỉ tiêu
Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất (Tạ

Sản lượng

khơ/ha)

(Tấn/năm)

Trung Quốc

1.437.873

10,338

1.467.467

Ấn ðộ


583.000

17,001

991.180

Indonexia

107.800

13,915

150.000

Việt Nam

113.200

17,532

198.466

Mianma

76.800

4,219

32.400


Nhật Bản

46.800

18,162

85.000

Bangladest

59.700

10,050

60.000

Kenya

171.900

23,211

399.000

Thế giới

3.117.531

14,441


4.502.160

(Nguồn: theo FAO Satistics Division 2011)[69]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


Theo FAO (2011), tính đến năm 2010 diện tích chè thế giới ñạt
3.117.531 ha, tăng 401.056 ha, tương ñương với 14,77% so với năm 2005.
Trong đó, Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện tích
là 1.437.873 ha, tương đương với 47,7% diện tích chè tồn thế giới. Ấn ðộ là
nước đứng thứ 2 với diện tích là 583.000 ha, tiếp điến là các nước Việt Nam,
Nhật Bản, Indonesia,…[69]
Về năng suất: các nước trên thế giới ở mức năng suất khá ổn định.
Trong đó Kenya là nước có năng suất chè cao nhất 23,211 tạ khơ/ha, vượt
năng suất bình qn của thế giới 60,73%. Nhật Bản là nước đứng thứ 2, có
năng suất chè là 18,162 tạ khô/ha, vượt 25,77% năng suất thế giới và Mianma
là nước có năng suất chè thấp nhất 4,219 tạ khơ/ha tương đương với 29,28%
năng suất chè thế giới.
Sản lượng: trên toàn thế giới năm 2010 là 4.502.160 tấn tăng 24,84%
so với năm 2005. Trung Quốc là nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới ñạt
1.467.467 tấn, chiếm 32.59% tổng sản lượng thế giới. Sản lượng chè thấp
nhất là nước Mianma ñạt 32.400 tấn, chiếm 0,72% tổng sản lượng chè thế
giới. Sản lượng chè Việt Nam ñạt sản lượng 198.466 tấn, chiếm 4,41% tổng
sản lượng chè thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
a. Về sản xuất:
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt – Bộ Nơng nghiệp và PTNT [5], diện
tích chè cả nước năm 2011 đạt khoảng 126,3 nghìn ha giảm 2,8%, diện tích

chè kinh doanh là 114,8 nghìn ha tăng 1,4% so với năm 2010. Năng suất chè
cả nước năm 2011 bình quân ñạt 77,4 tạ búp tươi/ha, tăng 5,0% so với năm
2010. Sản lượng chè búp tươi năm 2011 cả nước ñạt xấp xỉ 888,6 nghìn tấn,
tăng 6,5% so với năm 2010.
Theo thống kê của Cục Chế biến Thương mại Nông lâm sản và Nghề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10


muối – Bộ Nơng nghiêp và PTNT[4], đến hết năm 2007, cả nước có: 31 nhà
máy có quy mơ sản xuất lớn (30 tấn búp tươi/ngày) chiếm 47% tổng công
suất chế biến cơng nghiệp; 103 nhà máy có quy mơ sản xuất vừa (10-28 tấn
búp tươi/ngày) chiếm 43,26% tổng công suất chế biến cơng nghiệp; cịn lại là
các cơ sở chế biến nhỏ tổng công suất 356 tấn búp tươi/ngày chiếm 9,7% tổng
cơng suất chế biến. Ngồi ra cịn lại các cơ sở chế biến nhỏ lẻ và các hộ gia
đình tự chế biến hoặc sơ chế. Hiện, cả nước có hơn 450 cơ sở chế biến chè có
quy mơ công suất từ 1.000 kg chè búp tươi/ngày trở lên. Tổng công suất theo
thiết kế là 4.646 tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm.
Nhìn chung sản phẩm chè Việt Nam chưa ñồng ñều, chất lượng chè
trung bình, chè chất lượng cao cịn chiếm tỷ lệ nhỏ, hiệu quả sản xuất chè
chưa cao [4].
b. Về tiêu thụ
ðến nay, thị trường xuất khẩu chè Việt Nam ñã mở rộng ñến 110 quốc
gia và khu vực trên thế giới với 10 thị trường lớn ñáng tin cậy là: Pakistan,
ðài Loan, Trung Quốc, Nga, Afganistan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất, Indonexia, Ba Lan, ðức, Thổ Nhĩ Kỳ (trong ñó Pakistan, Nga, Trung
Quốc ñạt trên 10 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu chè có sự tăng trưởng khá,
đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 200 triệu USD (tương ñương năm
2010), bằng với chỉ tiêu ñặt ra tại Quyết ñịnh số 43/1999/Qð-TTg, cao gấp
3,4 lần so với năm 2000 [4].

ðến hết tháng 9 năm 2012, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Lượng chè xuất khẩu 9 tháng ñầu năm ước ñạt 105 ngàn tấn,
với kim ngạch 161 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,8% về lượng
và 8,3% về giá trị. Giá bình qn 8 tháng đạt 1.508 USD/tấn, ổn định so với
mức giá xuất khẩu của năm 2011 là 1.505 USD/tấn. Tình hình tiêu thụ chè
khá khả quan, Pakixtan tiếp tục giữ vị trí thứ nhất với 16,5% thị phần, tăng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11


trưởng ñược thấy ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và ðức [4].
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới và Việt
Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới
ðiều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng
chè, do vậy ngồi việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất, thì việc
bón phân cho chè là một biện pháp mang lại hiệu quả cao. Mục đích của việc
bón phân là nhằm bảo ñảm dinh dưỡng cân ñối cho cây trồng và khơng để các
chất dự trữ trong đất giảm xuống dưới mức cây cần. Trên ngun tắc duy trì
độ phì sẵn có trong đất dễ dàng và đỡ tốn kém hơn là khơi phục độ phì của đất
do hậu quả của việc bón phân khơng hợp lý trong thời gian dài (Andre Gros,
1967) [1]. Chính vì vậy đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phân
bón cho chè là cơ sở khoa học cho việc triển khai trong sản xuất.
- Nghiên cứu về ñạm:

Cây chè là cây trồng thu hoạch lá nên ñạm là chất dinh dưỡng quan
trọng nhất. Năng suất búp phụ thuộc chặt chẽ vào lượng bón N (Grice, 1982;
Marwaha và Sharma, 1977; Sandanam và Rajasingham, 1987) [44, 49, 59].
Kết quả khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón N đến năng suất chè đã cho
thấy: trong 3 lượng bón 300N, 500N và 700N trên cùng nền bón P205, K20,

trong 3 năm đầu năng suất tăng 10,16% ở cơng thức bón 500N và 700N. Từ
năm thứ 4, thứ 5 cơng thức bón 500N năng suất giảm đi 6 - 7%, với lượng
bón 700N hầu như năng suất khơng tăng (so với cơng thức bón 300N).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân ñạm khác nhau ñến sự
phát triển của bộ rễ của cây chè, với 3 loại phân đạm đưa vào nghiên cứu
(NH4)2SO4, (NH4)NO3, CaCN2 thì dạng phân (NH4)NO3 có tác dụng tốt nhất
đến khối lượng bộ rễ, mà nhất là rễ dẫn (khối lượng bộ rễ tăng gấp 3 lần so
với bón P và K). Cịn dạng CaCN2 làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


bộ rễ (khối lượng bộ rễ giảm 3 lần so với bón P, K).
Theo nghiên cứu của Othieno (1994) [56] thì việc bón N đơn độc kéo
dài nhiều năm (từ những năm 1960 ñến những năm 1990) ñã gây ra sự thiếu
hụt các chất dinh dưỡng ñặc biệt là P và K trong đất. Qua việc phân tích đất
và lá chè cho thấy cây chè ở Kenya cần lượng phân bón có N, P, K, S với tỉ lệ
phối hợp 25:5:5:5 hoặc N, P, K với tỉ lệ 20:10:10.
Tác giả Wang Xia Ping (1989) [42] cho biết ñất trồng chè ở Trung
Quốc rất nghèo và thiếu dinh dưỡng nên ngay từ những năm 1960 Trung
Quốc đã chú trọng bón đủ N, P, K và tăng cường phân bón trên những diện
tích đất thiếu hụt dinh dưỡng.
Ở ðơng Phi, khi nghiên cứu hiệu suất của việc sử dụng N cho cây chè
kết quả cho thấy: 1kg N tạo ñược từ 4 – 8kg chè khô. Nếu như hiệu suất dưới
4kg chè khơ/1kg N thì đã xuất hiện yếu tố hạn chế P hoặc K. Tác dụng ñầy ñủ
của ñạm ñược thể hiện chỉ trên nền ñảm bảo yếu tố khác (Willson K.C, 1992)
[68].
Willson K.C (1992) [68] cũng ñã xác ñịnh rằng cây chè ở giai ñoạn ñầu
sau trồng (1 – 3 tuổi) sang giai ñoạn cho thu búp (4 – 6 tuổi) lượng đạm được

bón nhiều lần, bón từ 30kg N/ha tăng dần nhưng không quá 100kg N/ha. Hiệu
lực của lượng ñạm 100kg N/ha cao nhất ở ñộ tuổi 7 – 8 ñến 10 – 12 tuổi. Thời
kỳ 10 – 12 tuổi lượng đạm bón có hiệu lực nhất khơng q 200 – 300kg N/ha,
nhưng năng suất búp của 1kg N cao nhất khơng q 200kg N/ha ở những
nương chè có mức năng suất 5 – 8 tấn búp tươi/ha, còn những nương chè có
năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư ñến 300kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả
các liều lượng bón trên 300kg N/ha khơng làm tăng năng suất chè và hiệu suất
giảm. Các nương chè trên 20 tuổi hiệu lực phân đạm tốt nhất với liều lượng
khơng quá 200kg N/ha.
White Head và Temple (1990) [66] cho biết việc bón N có ảnh hưởng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13


xấu đến chất lượng là do: khi bón N đơn ñộc với liều lượng nhiều (trên
200N/ha) hàm lượng N tích lũy nhiều trong lá non và búp làm ảnh hưởng ñến
quá trình tổng hợp axit amin, làm giảm các hợp chất như: Chlorophyll,
Catesin, Caffein… dẫn ñến làm giảm chất lượng chè.
Theo Nixwell F. Mudau (2005) [52], khi nghiên cứu các mức bón N, P
K ở các mức 100, 200, 300, 400, 500 kg/ha cho thấy mức bón 300 (N, P) và
200 K là thích hợp nhất cho năng suất và chất lượng ñảm bảo.
- Nghiên cứu về lân
Lân chứa trong búp khá lớn, cứ thu hoạch 1 tấn búp, tức ñưa ra khỏi ñất
4 – 5 kg P2O5, mà lân có trong đất, cây trồng khó sử dụng do đất có khả năng
hấp thụ lân cao (ở đất sét 73% lượng lân bị hấp phụ, ñất nâu rừng là 56%, đất
podzolic 69%, đất nâu bạc 86%...) vì thế khi bón lân cho chè cần bón với
lượng cao hơn nhiều so với yêu cầu của cây (Nguyễn Tử Siêm và Cs,
1997)[29].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón N, P, K đến năng suất búp đã kết
luận: khi bón P đơn độc hoặc P kết hợp với K (khơng có đạm), hiệu lực của 2

loại phân này hầu như khơng có tác dụng, chỉ làm tăng năng suất búp ñược 2
– 3% so với cơng thức khơng bón phân, thí nghiệm lặp lại nhiều năm (5 năm)
ñều cho kết quả tương tự. Khi bón P, K trên nền N (300N) năng suất tăng
14% so với bón N đơn độc (Othieno, 1994). [56]
Theo nghiên cứu của F. Hurisa (Liên Xô) (dẫn theo ðường Hồng
Dật, 2004) [6]) thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 126
- 196 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng chỉ
bón N, K song hiệu quả tăng bình quân 21 năm về sau là 60-78%. Ở Liên
Xơ (cũ) trên đất đỏ hiệu quả phân lân ở những năm sau thường cao hơn
năm trực tiếp bón.
- Nghiên cứu về kali
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


×